Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.52 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG QUỐC HƢNG

CĂN CỨ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ DÂN SỰ
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành

: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số

: 60.38.0103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
kết luận khoa học của luận văn chưa


từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Quốc Hưng


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


Luật HN&GĐ

Luật Hôn nhân và Gia đình

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
NỘI DUNG

STT

Trang

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT (theo thứ tự ABC)

Mở đầu
Chƣơng 1 Lý luận chung về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

1
6

1.1

Khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

6

1.1.1

Khái niệm nghĩa vụ dân sự

6

1.1.2

Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

9

1.2

Khái niệm và phân loại các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

14


1.2.1

Khái niệm căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

14

1.2.2

Phân loại căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

16

1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.3.4
1.3.5

Sơ lƣợc lịch sử phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam về căn cứ
chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật thời kỳ
phong kiến (từ năm 905 đến năm 1858).
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật thời kỳ
Pháp thuộc
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật từ năm
1945 đến năm 1995
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật từ năm
1995 đến nay


20
20
21
24
28
30

Nội dung căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ
Chƣơng 2 luật Dân sự năm 2005 và hƣớng hoàn thiện pháp luật về căn cứ
chấm dứt nghĩa vụ dân sự

33


Nội dung căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ

2.1

luật Dân sự năm 2005

33

2.1.1 Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ được hoàn thành

33

2.1.2 Nghĩa vụ dân sự chấm dứt theo thoả thuận của các bên

37


2.1.3
2.1.4

Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa
vụ cho bên có nghĩa vụ
Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ được thay thế
bằng nghĩa vụ dân sự khác

2.1.5 Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường hợp bù trừ nghĩa vụ
2.1.6

Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm
một

2.1.7 Nghĩa vụ chấm dứt khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết

38
40
43
47
48

Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp bên có quyền (hoặc bên có nghĩa
2.1.8

vụ) là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà
quyền (hoặc nghĩa vụ) phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó

51


được hưởng (hoặc phải thực hiện)
2.1.9

Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp vật đặc định là đối tượng của
nghĩa vụ dân sự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác

2.1.10 Nghĩa vụ chấm dứt trong những trường hợp khác do pháp luật quy định
2.2

Một số bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và
hƣớng hoàn thiện pháp luật về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

52
52
53

2.2.1 Về cơ cấu phần “Chấm dứt nghĩa vụ dân sự” trong BLDS 2005

54

2.2.2 Về cơ cấu các điều luật trong phần “Chấm dứt nghĩa vụ dân sự”

54

2.2.3 Hoàn thiện quy định của pháp luật đối với một số căn cứ cụ thể

57

KẾT LUẬN


68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

70


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong đời sống xã hội, con người tham gia vào nhiều quan hệ dân sự,
thương mại khác nhau, đồng thời cũng phải thực hiện nhiều nghĩa vụ khác
nhau phát sinh từ các quan hệ đó. Nghĩa vụ, theo nghĩa thông thường, được
hiểu là xử sự bắt buộc của một chủ thể với một chủ thể khác. Khi quan hệ
nghĩa vụ dân sự được xác lập, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng đầy đủ
nghĩa vụ trước người có quyền theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy
định của pháp luật, nếu bên có nghĩa vụ dân sự vi phạm nghĩa vụ dân sự của
mình trước bên có quyền sẽ phải chịu trách nhiệm trước bên có quyền. Nghĩa
vụ dân sự giống như bất cứ một quan hệ pháp luật dân sự nào khác cũng có
căn các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
dân sự được coi là cơ sở pháp lý để bên có nghĩa vụ thoát khỏi sự “ràng buộc”
đối với bên có quyền.
BLDS 2005 được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2006 với các quy định về các căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự được kế thừa và phát triển từ BLDS 1995. Các qui định cụ
thể của chế định này được quy định tại Mục 6, từ Điều 374 đến Điều 387
BLDS 2005.
Qua bảy năm thực hiện và áp dụng các quy định về các căn cứ chấm
dứt nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2005 vào thực tiễn xét xử, về cơ bản đã giải

quyết được các tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ dân sự, góp phần ổn định các
quan hệ dân sự trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, các qui định về chấm dứt nghĩa
vụ dân sự còn nhiều điểm chồng chéo, chưa rõ ràng nên trong quá trình áp
dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại đã
phát sinh một số vấn đề vướng mắc cần có hướng tháo gỡ. Trên thực tế, việc


2
áp dụng các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự để giải quyết một số tranh chấp
về kinh doanh thương mại của toà án các cấp còn tồn tại cách hiểu và áp dụng
khác nhau dẫn đến việc không nhất quán trong việc viện dẫn pháp luật để giải
quyết cùng một loại án, là một trong những nguyên nhân của khiếu kiện kéo
dài.
Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống, đầy đủ hơn về các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự nhằm góp phần
hoàn thiện BLDS 2005 là một yêu cầu cấp thiết. Với những lý do trên, học
viên đã lựa chọn đề tài “Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Luật
Dân sự và Tố tụng dân sự của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về nghĩa vụ dân sự đã được nhiều
nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Đã
có rất nhiều những bài viết, các công trình khác nhau nghiên cứu về nghĩa vụ
dân sự như bài viết “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt
Nam” của TS. Ngô Huy Cương đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
121 năm 2008; bài “Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế” của tác giả
Nguyễn Ngọc Khánh đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 91 năm
2007… Ngoài ra, có một số sách chuyên khảo, bình luận cũng đề cập đến
nghĩa vụ dân sự và căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự như cuốn “Bình luận

khoa học Bộ luật Dân sự” (phần Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự), Nxb
Lao động, Hà Nội do Trương Anh Tuấn làm chủ biên (2009), Viện nghiên
cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2008) cũng cho ra đời cuốn “Bình luận
BLDS năm 2005”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội... Một số luận văn cao học
chuyên ngành luật cũng đề cập đến căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự như học
viên Nguyễn Thái Mai (1998), “Một số vấn đề cơ bản về nghĩa vụ dân sự”,


3
Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, học viên Vũ
Thị Hoài Phương (1996), “Một số vấn đề cơ bản về nghĩa vụ dân sự trong
BLDS”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trên cơ sở tìm hiểu các tác phẩm nêu trên chúng tôi nhận thấy rằng,
việc nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân
sự dưới góc độ lý luận và thực tiễn thì chưa được thể hiện ở các công trình
này, đặc biệt là sau khi BLDS 2005 ra đời. Với đề tài “Căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” chúng tôi mong muốn
đây sẽ là công trình nghiên cứu một cách tổng thể và cơ bản về tất cả các khía
cạnh pháp lý phát sinh xoay quanh việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự.
3. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
dân sự được quy định trong BLDS 2005 đồng thời xem xét thực tiễn vận dụng
các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự.
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, mục đích của việc nghiên cứu đề tài
được xác định: Phân tích làm rõ các nội dung lý luận về căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự, phân tích các quy định của luật thực định về căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự và thực tiễn vận dụng từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp
luật trong lĩnh vực tương ứng.

* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ dân sự;
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân
sự như khái niệm, phân loại căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự;


4
- Tham chiếu quy định của một số quốc gia trên thế giới về căn cứ chấm
dứt nghĩa vụ dân sự;
- Phân tích và làm rõ các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy định
của BLDS 2005;
- Tìm hiểu thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật về căn cứ chấm
dứt nghĩa vụ dân sự, chỉ ra những bất cập của căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
dân sự và hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân
sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là
cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, tác
giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp,
phân tích, so sánh pháp luật, lô gíc, hệ thống hóa, qui nạp… để làm sáng tỏ
các vấn đề trong nội dung nghiên cứu.
5. Những điểm mới của đề tài
Luận văn được hoàn thành đem lại những điểm mới sau đây:
- Luận văn là công trình khoa học đầu tiên làm rõ các vấn đề lý luận
liên quan đến căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự như khái niệm, phân loại căn
cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự;
- Luận văn khái quát sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật dân sự
Việt Nam về các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự;

- Luận văn phân tích và làm rõ các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
theo quy định của BLDS 2005;
- Luận văn chỉ ra những bất cập của căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
và hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trên cơ sở


5
tìm hiểu thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật về căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Chương 2: Nội dung căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự


6
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CĂN CỨ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1.1.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự
Sống trong xã hội, con người không thể tồn tại một cách độc lập mà
luôn luôn có mối quan hệ với các chủ thể khác. Trong cuộc sống hàng ngày,
để tồn tại và phát triển, con người phải tham gia vào nhiều quan hệ xã hội

khác nhau. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người được thực hiện
bởi nhiều quy phạm khác nhau, trong đó có những quan hệ xã hội được điều
chỉnh bởi pháp luật và có những quan hệ xã hội không được điều chỉnh bởi
pháp luật.
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt thì “Nghĩa vụ”được giải thích1: “Là
bổn phận phải làm đối với xã hội hoặc với người khác: nghĩa vụ nuôi cha già,
mẹ ốm; nghĩa vụ quân sự". Như vậy, theo cách tiếp cận này thì nghĩa vụ được
hiểu là xử sự mang tính bổn phận của một người đối với người khác hoặc đối
Nhà nước.
Nghĩa vụ trong cách tiếp cận của các luật gia La Mã đưa ra: Có thể thấy
các luật gia La Mã đưa ra một loại nghĩa vụ nằm giữa loại nghĩa vụ dân sự và
nghĩa vụ đạo đức – đó là nghĩa vụ tự nhiên. Mặc dù không có định nghĩa
chính thức về loại nghĩa vụ này, nhưng để phân biệt nó với các loại nghĩa vụ
khác, người ta chia nghĩa vụ tự nhiên thành hai loại: Loại thứ nhất là các
nghĩa vụ ban đầu là nghĩa vụ dân sự, sau đó trở thành nghĩa vụ tự nhiên (có
nghĩa là trở nên không có hiệu lực pháp lý nữa). Chẳng hạn nghĩa vụ chi trả
một khoản nợ đã hết thời hiệu hay nghĩa vụ của người vỡ nợ được giải
phóng. Loại thứ hai là những nghĩa vụ đạo đức đúng đắn đặc biệt rõ ràng và
1

Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển tiếng Việt của Nxb Văn hoá – Thông tin, tr. 1196.


7
thúc buộc. Chẳng hạn nghĩa vụ trợ giúp những người nghèo khó trong gia
đình, hoặc bù đắp những thiệt hại gây ra mà không có lỗi về mặt pháp lý,
hoặc thực hiện những dịch vụ đã cam kết mà thiếu nguyên nhân hay thiếu
nghĩa vụ đối ứng có giá trị.
Đối với loại nghĩa vụ nghĩa vụ tự nhiên, nếu người thụ trái (người có
nghĩa vụ) đã tự nguyện thực hiện thì không thể đòi lại. Điều đó có nghĩa là sự

tự nguyện thực hiện đó đã ràng buộc về mặt pháp lý đối với người thụ trái. Từ
đó có thể hiểu pháp luật đã chấp nhận hiệu lực cho trường hợp này vì khi
nghĩa vụ đã được thực hiện thì người thụ trái không thể đưa ra lý do không có
một nghĩa vụ để đòi lại những gì mà mình đã thực hiện. Nói cách khác, người
thụ trái trong nghĩa vụ tự nhiên không bị pháp luật cưỡng bức thực hiện nghĩa
vụ, nhưng nếu đã thực hiện thì pháp luật công nhận nghĩa vụ đó và vì vậy
người thụ trái không thể đòi lại bằng cách nại ra là không có nghĩa vụ, tức là
người được thực hiện có quyền từ chối trả lại sự thực hiện. Nghĩa vụ tự nhiên
có thể biến đổi thành nghĩa vụ dân sự bởi người thụ trái bằng việc cam kết
thực hiện đáp ứng các yêu cầu nhất định (ví dụ về nguyên nhân hoặc nghĩa vụ
đối ứng hoặc về hình thức). Người ta còn biết đến việc bảo đảm đối nhân cho
một nghĩa vụ tự nhiên.
Nghĩa vụ được hiểu là xử sự mang tính bắt buộc của một chủ thể cụ thể
đối với chủ thể khác. Tuy nhiên, tính “bắt buộc” này trong từng trường hợp
khác nhau lại khác nhau: có những nghĩa vụ mà một người có thể thực hiện
hoặc không thực hiện mà không phải chịu bất cứ một hậu quả pháp lý nào
(mặc dù có thể chịu hậu quả về mặt xã hội) nhưng có những nghĩa vụ mà một
người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ phải chịu các hậu quả
pháp lý do pháp luật quy định. Những nghĩa vụ mà chủ thể có thể thực hiện
nhưng nếu không thực hiện cũng không phải gánh chịu hậu quả pháp lý được
gọi là nghĩa vụ thông thường, những nghĩa vụ mà chủ thể buộc phải thực hiện


8
nếu không thực hiện phải gánh chịu hậu quả pháp lý dưới góc độ pháp luật
dân sự được gọi là nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, khi một người được xác định là có nghĩa vụ nhất định đối với
người khác thì họ buộc phải thực hiện nghĩa vụ này một cách đầy đủ, nếu họ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ được xác định là có
hành vi vi phạm nghĩa vụ. Thông thường, hành vi vi phạm nghĩa vụ của người

có nghĩa vụ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi do pháp luật quy định,
điều này có nghĩa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự đã có sự ràng
buộc về mặt pháp lý nhất định.
Điều 280, BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó,
một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Cách tiếp cận nghĩa vụ dân sự theo Điều 280 BLDS 2005 cũng nhận
được nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng:
“Điều 280 nói trên chỉ xuất phát từ hành vi của bên phải
thực hiện một đối tượng vì lợi ích của người khác. Sự định nghĩa
thiếu chính xác này có lẽ là do sự nhầm lẫn về thuật ngữ. “Nghĩa
vụ dân sự”có hai nghĩa. Một nghĩa chỉ hành vi phải thực hiện
của một bên theo yêu cầu của bên kia (nghĩa hẹp). Một nghĩa
khác chỉ một quan hệ mà theo đó một bên có quyền yêu cầu, còn
bên kia phải thực hiện hành vi nhất định theo yêu cầu đó, có
nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định
(nghĩa rộng). Vì vậy, với nghĩa thứ hai này, khi nói hợp đồng là
căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ, thì có nghĩa là hợp đồng làm phát


9
sinh ra quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định.”2
Một cách tiếp cận khác, trong cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước”, Vũ Văn Mẫu định nghĩa: “Nghĩa vụ là mối
liên hệ pháp lý giữa hai người, nhờ đó một người là trái chủ (hay chủ nợ) có
quyền đòi người kia là người phụ trái (hay con nợ) phải thi hành một cung
khoản có thể trị giá bằng tiền”3.
Dù tiếp cận nghĩa vụ dân sự ở góc độ nào thì nghĩa vụ dân sự cũng
được biết đến là mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể, theo đó có sự ràng buộc

về các quyền và nghĩa vụ, các quyền và nghĩa vụ này có thể do pháp luật quy
định nhưng cũng có thể do các bên thỏa thuận.
Qua những nội dung phân tích trên đây, trên cơ sở quy định tại Điều
280 BLDS 2005, có thể đưa ra khái niệm nghĩa vụ dân sự như sau:
Nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa bên có nghĩa vụ
với bên có quyền, theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước bên
có quyền nhằm đem lại lợi ích nhất định cho họ.
1.1.2. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự tồn tại khách quan và tất yếu trong đời sống xã hội.
Dưới sự tác động của các quy phạm pháp luật thì nghĩa vụ dân sự không đơn
thuần chỉ là cách xử sự giữa các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với
nhau mà cách xử sự này đã được điều chỉnh bởi pháp luật. Xét về đặc điểm
của nghĩa vụ dân sự, có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng
nghĩa vụ dân sự có các đặc điểm sau: (i) Nghĩa vụ là một ràng buộc pháp lý,
phát sinh trên có sở thoả thuận hoặc luật định; (ii) Quan hệ nghĩa vụ là một
2

TS. Ngô Huy Cương (2008), “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, 121, tr 6 – 11.
3

Vũ Văn Mẫu (1962), Việt Nam dân luật lược khảo (quyển II Nghĩa vụ và khế ước), Bộ quốc gia giáo dục

xuất bản, Sài Gòn, tr 13.


10
quan hệ pháp luật dân sự tương đối; (iii) Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ trái
quyền; và (iv) Có chế tài dân sự cụ thể kèm theo khi bên có nghĩa vụ không

thực hiện nghĩa vụ4. Chúng tôi cho rằng đặc điểm (iv) đã được bao hàm trong
đặc điểm (i) (bản chất của chế tài chính là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa
bên có quyền với bên có nghĩa vụ).
Khi tiếp cận nghĩa vụ dân sự, TS Ngô Huy Cương cho rằng nghĩa vụ
dân sự có ba đặc điểm sau: Thứ nhất, nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý; Thứ
hai, nghĩa vụ là một quan hệ đối nhân (quyền đối nhân); Thứ ba, nghĩa vụ là
một quyền sản nghiệp5. Chúng tôi thấy rằng các quan điểm trên đây đã phản
ánh được phần nào bản chất của nghĩa vụ dân sự nhưng một số nội dung
không được đề cập như lợi ích của chủ thể trong quan hệ, tính xác định chủ
thể quyền và chủ thể mang nghĩa vụ…
Qua sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng nghĩa vụ dân sự có các đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ dân sự là quan hệ tài sản (quyền sản nghiệp)6: Bên
cạnh quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của Luật
Dân sự. Quan hệ tài sản được hiểu là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể
4

Nguyễn Xuân Quang -Lê Nết -Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh, tr. 277
5

TS. Ngô Huy Cương (2008), “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, 121, tr 6 – 11.
6

Một cách gọi khác cho rằng nghĩa vụ dân sự là quyền sản nghiệp. Tiếp cận góc độ này, TS Ngô Huy Cương

cho rằng: “Đặc điểm này xuất phát từ việc nghĩa vụ có thể trị giá được bằng tiền và liên quan tới các phân

tích ở trên về việc tăng giảm tài sản của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Khi thực hiện nghĩa vụ (kể cả
những nghĩa vụ có đối tượng là làm hoặc không làm một việc gì đấy), thì người thụ trái cũng đều phải bỏ thời
gian, công sức, chi phí tài sản hoặc cơ hội ra để thực hiện; trong khi đó trái chủ được hưởng các lợi ích từ
việc thực hiện đó. Vậy nghĩa vụ là một quan hệ tài sản hay quyền sản nghiệp.” (TS. Ngô Huy Cương (2008),
“Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 121, tr 6 – 11.)


11
khác có liên quan đến tài sản.
Theo quy định tại Điều 280, BLDS 2005 thì trong quan hệ nghĩa vụ,
người có nghĩa vụ phải thực hiện một trong các hành vi: (i) chuyển giao vật,
chuyển giao quyền; (ii) trả tiền hoặc giấy tờ có giá; (iii) thực hiện công việc
khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Như vậy, các hành vi
mà người có nghĩa vụ phải thực hiện đều hướng tới “tài sản”. Nói cách khác,
theo quy định tại Điều 280, BLDS 2005 thì hành vi thực hiện nghĩa vụ của
chủ thể mang nghĩa vụ luôn liên quan đến một lợi ích vật chất cụ thể. Việc
thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ có thể được thể hiện ở các nội
dung: Dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ mua
bán tài sản, thuê tài sản, mượn tài sản...), thực hiện các hành vi liên quan đến
tài sản. Điều đó có nghĩa chủ thể tham gia quan hệ mà một chủ thể sẽ được
hưởng lợi ích về tài sản (dịch vụ, vận chuyển, bồi thường thiệt hại...). Bất cứ
quan hệ nghĩa vụ dân sự nào mà chủ thể tham gia đều liên quan đến sự dịch
chuyển tài sản hay quan hệ mà ít nhất một phía chủ thể được hưởng lợi ích về
tài sản thì quan hệ nghĩa vụ luôn là quan hệ tài sản. Đặc điểm của nghĩa vụ
dân sự là quan hệ tài sản cho thấy đây là vấn đề có ý nghĩa trong việc xác
định trách nhiệm dân sự, xác định các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự mà các chủ thể tham gia (trách nhiệm dân sự luôn liên quan
đến tài sản, đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản...).
Thứ hai, nghĩa vụ dân sự được xác định là một quan hệ pháp luật dân
sự: Nghĩa vụ dân sự trước hết được xác định là quan hệ xã hội, theo đó quan

hệ xã hội này được các quy phạm pháp luật dân sự tác động tới thì trở thành
quan hệ pháp luật về nghĩa vụ. Xác định nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp
luật dân sự vì trong quan hệ nghĩa vụ xác định được cụ thể các yếu của một
quan hệ pháp luật dân sự như yếu tố chủ thể, yếu tố khách thể, nội dung
(quyền và nghĩa vụ của chủ thể), căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa


12
vụ dân sự cũng như các biện pháp cưỡng chế do Nhà nước quy định...
Thứ ba, nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các chủ
thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mà chủ thể tham gia, sự ràng buộc này
được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trong
một quan hệ xã hội thông thường cũng có thể có sự ràng buộc giữa các chủ
thể (tình thương, trách nhiệm...) nhưng sự ràng buộc đó không dựa trên cơ sở
pháp lý. Đối với quan hệ nghĩa vụ dân sự, sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa
các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự là yếu tố quan trọng để đảm bảo
quyền lợi cho bên có quyền.
Khẳng định nghĩa vụ dân sự là một mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể
đã được BLDS 1995 quy định tại Điều 285:
“Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc
nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không
được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là
người có quyền).”
BLDS 2005 khi quy định về nghĩa vụ dân sự đã giản lược nội dung này
với cách tiếp cận nghĩa vụ dân sự có thể được phát sinh theo ý chí của chủ thể
(chứ không chỉ đơn thuần là việc mà theo quy định của pháp luật), tuy nhiên
điều đó không có nghĩa là quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể không
chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý. Mặt khác, theo các căn cứ phát sinh nghĩa
vụ dân sự (Điều 281, BLDS 2005) thì nghĩa vụ dân sự luôn luôn là một mối
liên hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ, các quyền và

nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ cũng như các biện pháp bảo đảm
cho việc thực hiện các nghĩa vụ của người có nghĩa vụ luôn phải phù hợp với
ý chí của Nhà nước và không trái đạo đức xã hội.
Thứ tư, quyền của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là quyền đối nhân.
Quan hệ pháp luật về nghĩa vụ là quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Điều


13
này khác biệt so với quan hệ pháp luật về sở hữu. Trong quan hệ pháp luật về
sở hữu, chủ thể mang quyền muốn thỏa mãn quyền của mình sẽ bằng hành vi
tác động vào tài sản (quyền đối vật), còn trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, chủ
thể mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định cụ thể với
những nội dung của nghĩa vụ, chủ thể muốn thỏa mãn quyền của mình sẽ tác
động vào hành vi của người có nghĩa vụ (quyền đối nhân). Do đó, trong quan
hệ nghĩa vụ dân sự, tương ứng với quyền của chủ thể phía bên này là nghĩa vụ
của chủ thể phía bên kia và ngược lại. Ví dụ: Tương ứng với quyền của bên
bán sẽ là nghĩa vụ của bên mua và ngược lại...
Xuất phát từ sự đa dạng trong các quan hệ nghĩa vụ mà chủ thể tham
gia nên quan hệ nghĩa vụ dân sự rất đa dạng về chủ thể, về sự tác động qua lại
liên quan đến quyền và nghĩa vụ. Có thể có quan hệ nghĩa vụ dân sự chỉ một
phía chủ thể mang quyền và một phía chủ thể mang nghĩa vụ và ngược lại,
nhưng cũng có những quan hệ nghĩa vụ mà chủ thể mang quyền, đồng thời lại
có những nghĩa vụ nhất định và chủ thể mang nghĩa vụ lại có các quyền đối
với chủ thể phía bên kia. Dù ở bất cứ quan hệ nào, quyền của chủ thể phía bên
này cũng chỉ được thoả mãn thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể
phía bên kia, nói cách khác, quyền của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ mang
tính “đối nhân”. Do đó, trong quan hệ nghĩa vụ dân sự nếu người có nghĩa vụ
vi phạm nghĩa vụ thì đây chính là hành vi xâm phạm quyền, cò trong quan hệ
sở hữu thì hành vi của người có quyền có thể dẫn tới tình trạng “lạm quyền”
nếu gây thiệt hại cho chủ thể khác. Xác định tính “đối nhân” hay “đối vật”có

ý nghĩa trong việc xác định phạm vi quyền của chủ thể mang quyền đồng thời
còn có ý nghĩa xác định các hành vi xâm phạm quyền cũng như trách nhiệm
dân sự được áp dụng cho chủ thể xâm phạm trong từng quan hệ cụ thể.
Thứ năm, lợi ích trong quan hệ nghĩa vụ dân sự luôn luôn được các chủ
thể quan tâm. Nói cách khác, lợi ích là khách thể trong quan hệ nghĩa vụ dân


14
sự. Trong quan hệ nghĩa vụ, hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể luôn
mang lại lợi ích cho chủ thể khác. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự,
tham gia quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể luôn nhằm đạt được những lợi ích
nhất định, đó có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Nghĩa vụ dân sự
có thể phát sinh theo ý chí của chủ thể, có thể phát sinh theo ý chí của Nhà
nước nhưng trong các quan hệ đó, lợi ích của chủ thể khác vẫn đạt được thông
qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Hành vi thực hiện
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ có thể đem lại lợi ích vật chất cụ thể (hành vi
được vật chất hóa) nhưng cũng có thể không đem lại lợi ích vật chất cụ thể
(hành vi không được vật chất hóa).
1.2.

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC CĂN CỨ CHẤM DỨT
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.2.1. Khái niệm căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Là một hiện tượng xã hội giống như bất cứ hiện tượng xã hội nào khác,
nghĩa vụ dân sự khi phát sinh sẽ làm xuất hiện sự ràng buộc pháp lý giữa bên
có nghĩa vụ với bên có quyền. Tuy nhiên, sự ràng buộc đó không tồn tại một
cách “vĩnh cửu” mà sẽ chấm dứt khi xuất hiện những căn cứ làm chấm dứt
nghĩa vụ dân sự.
Xét trên phương diện vận động và biến đổi thì sự vật, hiện tượng không

thể tồn tại vĩnh cửu – quan hệ nghĩa vụ dân sự cũng vậy. Nghĩa vụ dân sự
phát sinh dựa trên những căn cứ nhất định và đây chính là sự tiếp nối tự
nhiên, liên tục để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi xuất
hiện những căn cứ do pháp luật quy định thì nghĩa vụ dân sự cũng có thể
chấm dứt.
Xác định căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự làm phát sinh nhiều hậu quả
về mặt pháp lý:


15
(i)

Chấm dứt sự ràng buộc giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ;

(ii)

Xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nếu việc chấm
dứt nghĩa vụ dân sự lại làm phát sinh hậu quả pháp lý khác (trách
nhiệm dân sự);

(iii)

Là căn cứ để Tòa án áp dụng biện pháp chế tài đối với người có
hành vi vi phạm nghĩa vụ nếu việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự
đồng thời là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự.

BLDS 2005 không đưa ra khái niệm về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân
sự mà chỉ liệt kê các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự tại Điều 374.
Liệt kê các các căn chấm dứt nghĩa vụ dân sự có ưu điểm là cụ thể hóa
các căn cứ, dễ cho việc vận dụng và áp dụng pháp luật khi cần viện dẫn căn

cứ chấm dứt nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định này cũng có phần hạn chế nhất
định bởi nếu liệt kê các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự sẽ có thể không tiên
liệu hết các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ trên thực tế. Có lẽ xuất phát từ nguyên
nhân này mà pháp luật còn dự liệu “Các trường hợp khác do pháp luật quy
định”(Khoản 11, Điều 374, BLDS 2005).
Chúng tôi cho rằng việc xác định căn cứ chấm dứt nghĩa vụ phải dựa
trên một số tiêu chí: (i) có một nghĩa vụ dân sự được xác lập (theo ý chí của
chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ hoặc theo ý chí của Nhà nước); (ii) xuất hiện
căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự do luật định.
Qua việc phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về căn cứ chấm
dứt nghĩa vụ dân sự như sau:
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự là những sự kiện pháp lý do pháp
luật quy định mà khi xuất hiện các sự kiện đó thì quan hệ nghĩa vụ được
xác lập giữa các bên chấm dứt.


16
1.2.2. Phân loại căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Dưới góc độ lý luận, có thể có nhiều cách phân loại căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự dựa theo các tiêu chí khác nhau. Việc phân nhóm các căn cứ
chấm dứt nghĩa vụ dân sự cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi có những căn
cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự vừa có thể ở nhóm này nhưng cũng có thể ở
nhóm khác theo các tiêu chí nhất định.
* Dựa vào ý chí của chủ thể trong việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự thì
căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự bao gồm các căn cứ chấm dứt theo ý chí của
chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự và căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
theo ý chí của Nhà nước:
- Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo ý chí của chủ thể tham gia
quan hệ nghĩa vụ dân sự bao gồm: (i) Theo thoả thuận của các bên; (ii) Bên
có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; (ii) Nghĩa vụ được thay thế bằng

nghĩa vụ dân sự khác. Các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường
hợp theo ý chí của chủ thể đều xuất phát từ ý chí của một hoặc hai bên chủ thể
trong quan hệ nghĩa vụ. Tuy nhiên, sự chấm dứt nghĩa vụ theo ý chí của các
bên chủ thể trong trường hợp này phải bảo đảm điều kiện không được trái với
quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, không ảnh hưởng tới lợi ích của các
chủ thể khác. Ví dụ Điều 380 quy định: “Trong trường hợp các bên cùng có
nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải
thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.”
- Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo ý chí của Nhà nước: (i)
Nghĩa vụ được hoàn thành; (ii) Nghĩa vụ được bù trừ; (iii) Bên có quyền và
bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một; (iv) Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã
hết; (v) Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm
dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện; (vi)


17
Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế
hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà quyền yêu cầu không được
chuyển giao cho pháp nhân, chủ thể khác; (vii) Vật đặc định là đối tượng của
nghĩa vụ dân sự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác; (viii) Các
trường hợp khác do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì có
trường hợp căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự có thể theo ý chí của chủ thể
nhưng cũng có thể theo ý chí của Nhà nước. Ví dụ, với căn cứ “Bên có quyền
và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một” nếu bên có quyền và bên có nghĩa vụ
dân sự là pháp nhân Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định sáp
nhập, hợp nhất thì căn cứ chấm dứt nghĩa vụ được xác định là theo ý chí của
Nhà nước (nếu một trong hai hên có nghĩa vụ đối với bên kia trước khi sáp
nhập, hợp nhất), hoặc bên có nghĩa vụ trả nợ lại trở thành bên có quyền đối

với chính chủ nợ của mình khi họ là người thừa kế của người có quyền đối
với người chủ nợ đó. Những trường hợp còn lại thì việc chấm dứt nghĩa vụ do
sáp nhập được thực hiện theo ý chí của chủ thể.
* Dựa vào mức độ phổ biến để chấm dứt nghĩa vụ dân sự thì các căn cứ
chấm dứt nghĩa vụ dân sự được chia thành:
- Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự mang tính phổ biến: Đây là căn cứ
được xảy ra thường xuyên đối với các nghĩa vụ dân sự. Thuộc về trường hợp
này bao gồm các căn cứ: Nghĩa vụ được hoàn thành; nghĩa vụ chấm dứt theo
thoả thuận của các bên; Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực
hiện nghĩa vụ; Nghĩa vụ chấm dứt khi nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ
dân sự khác; Nghĩa vụ chấm dứt khi vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ
dân sự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
- Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự ít phổ biến: Đây là các căn cứ chấm
dứt nghĩa vụ dân sự cũng xảy ra trong thực tế nhưng mức độ phổ biến không


18
nhiều. Ví dụ: Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà
nhập làm một; Nghĩa vụ chấm dứt khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã
hết; Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp
nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân,
chủ thể đó thực hiện; Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền là cá nhân chết mà
quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân, chủ thể khác
chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân, chủ thể
khác; Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
* Dựa vào các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự được chia thành:
- Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự được áp dụng chung cho mọi quan hệ
nghĩa vụ dân sự: Tất cả các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự được quy định
tại Điều 374 BLDS 2005 được áp dụng cho mọi quan hệ nghĩa vụ dân sự

được xác lập.
- Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ đặc thù chỉ có thể không được áp dụng cho
từng trường hợp cụ thể: Ví dụ, căn cứ “thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã
hết” không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Nhà nước.
* Dựa vào yếu tố khách quan, chủ quan trong các căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự, căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự được chia thành:
- Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự mang tính khách quan: Các căn
cứ chấm dứt nghĩa vụ trong những trường hợp này có thể xuất hiện mà không
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ. Ví dụ: (i) Thời
hiệu khởi kiện đã hết; (ii) Bên có nghĩa vụ là các nhân chết hoặc là pháp nhân
chấm dứt, mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; (iii)
Bên có quyền là cá nhân đã chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa
kế hoặc là pháp nhân chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao


19
cho pháp nhân khác; (iv) Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn
và được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác; (v) Căn cứ khác do pháp luật
quy định.
Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong căn cứ này do các điều kiện
khách quan mang đến, chẳng hạn Điều 383 quy định “Chấm dứt nghĩa vụ khi
hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự”. Do việc chấm dứt nghĩa vụ ở các
trường hợp trên là không xuất phát từ ý chí của các bên chủ thể, nên việc
chấm dứt nghĩa vụ đó phải hoàn toàn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật
có như vậy mới bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể
trong quan hệ nghĩa vụ.
- Các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự mang tính chủ quan, phụ thuộc
vào ý chí của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ: Bao gồm các căn cứ như nghĩa
vụ được hoàn thành; Theo thoả thuận của các bên; Bên có quyền miễn việc
thực hiện nghĩa vụ; Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác; Nghĩa

vụ được bù trừ;
Tóm lại, về cơ bản căn cứ chấm dứt nghĩa vụ xuất phát từ sự thoả thuận
của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Đặc điểm này phù hợp với tính
chất chung của quan hệ pháp luật dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thoả
thuận. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định nghĩa vụ dân sự còn chấm
dứt dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Điều đó cho thấy sự can thiệp
nhất định của Nhà nước vào sự phát triển và tồn tại của các quan hệ dân sự
nói chung và quan hệ nghĩa vụ dân sự nói riêng. Sự can thiệp đó là yêu cầu tất
yếu nhằm mục đích tạo sự ổn định cho các quan hệ nghĩa vụ trong giao lưu
dân sự, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và chủ
thể khác trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.


20
1.3.

SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT DÂN
SỰ VIỆT NAM VỀ CĂN CỨ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ DÂN
SỰ

Ở Việt Nam, pháp luật về nghĩa vụ dân sự có quá trình hình thành và
phát triển gắn liền với quá trình và sự phát triển của pháp luật dân sự. Căn cứ
vào các tài liệu mà sử sách để lại có thể chia quá trình hình thành và phát triển
của pháp luật về nghĩa vụ dân sự nói chung, căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
nói riêng ở Việt Nam thành một số giai đoạn chủ yếu sau:
1.3.1. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự thời kỳ Hùng Vƣơng –
An Dƣơng Vƣơng
Thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương với sự ra đời của nhà nước
Văn Lang Âu Lạc đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong tiến
trình lịch sử: Từ thời đại mông muội dã man sang thời đại văn minh. Nhà

nước sơ khai đầu tiên xuất hiện – đã chứng minh rằng: Sự tồn tại của mình
như một quốc gia văn minh có đủ điều kiện và khả năng vững vàng tiến lên
vượt qua mọi thử thách bão táp của lịch sử.
Là một Nhà nước sơ khai – đặt nền móng cho sự hình thành các kiểu
nhà nước sau này ở Việt Nam, việc quản lý xã hội, điều chỉnh các hành vi xử
sự của các thành viên trong xã hội trong thời kỳ này chủ yếu được tiến hành
thông qua việc áp dụng các tập tục, thói quen đã hình thành từ lâu trong các
bộ lạc trước đây. Luật tục trong thời kỳ này, được ban hành chủ yếu là để điều
chỉnh các quan hệ về sở hữu ruộng đất, như xác nhận quyền sở hữu ruộng đất
của các thành viên trong công xã. Các quan hệ về nghĩa vụ trong thời kỳ này
cũng như các quan hệ dân sự khác không được đề cập trong luật tục. Điều này
xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế “tự cung tự cấp” chưa làm phát sinh các
quan hệ về trao đổi là tiền đề để xuất hiện các quan hệ nghĩa vụ trong xã hội.


×