Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG KHÁNH CHI

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số

: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TUYẾT MAI

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Hoàng Khánh Chi


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT



Bộ luật hình sự: BLHS
Hình sự sơ thẩm: HSST
Tòa án nhân dân: TAND
Viện kiểm sát nhân dân: VKSND


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
CHƢƠNG I. TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2006 – 2012 .............................. 5
1.1 Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian
từ năm 2006 – 2012 ........................................................................................... 5
1.1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời
gian từ năm 2006 – 2012 xét về mức độ ....................................................... 5
1.1.2 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời
gian từ năm 2006 - 2012 xét về tính chất ................................................... 17
1.2 Diễn biễn của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian
2006 – 2012....................................................................................................... 31
1.2.1 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ 2006 – 2012
xét về mức độ ................................................................................................ 31
1.2.2 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ 2006 – 2012
xét về tính chất. ............................................................................................. 35
CHƢƠNG II. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2006 – 2012 ....... 43
2.1 Nguyên nhân về kinh tế - xã hội .............................................................. 43
2.2 Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục – tuyên truyền. ............................... 46

2.3 Nguyên nhân trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự, an
toàn xã hội........................................................................................................ 51
2.4 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án hình sự. .............................................................................................. 53
CHƢƠNG III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT
NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG THỜI GIAN TỚI .. 59


3.1 Dự báo tình hình tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời
gian tới.............................................................................................................. 59
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết ngƣời trên địa
bàn tỉnh Lào Cai ............................................................................................. 61
3.2.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội ............................................................... 61
3.2.2 Giải pháp về văn hóa, giáo dục........................................................... 63
3.2.3 Giải pháp trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an
toàn xã hội .................................................................................................... 65
3.2.4 Giải pháp đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
hình sự. ......................................................................................................... 66
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc cách Hà
Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà
Giang, phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc

giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên là
8057,08 km2. Tổng dân số trong toàn tỉnh là 653 567 người (Năm 2012). Trên địa
bàn tỉnh Lào Cai có 27 dân tộc anh em chung sống hòa thuận, trong đó có các dân
tộc thiểu số như H’Mông, Tày, Dao, Giáy, Nùng, Hà Nhì, La Chí, Sán Chay, Phù
Lá...Lào Cai có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên
khoáng sản (Apatit, đồng, sắt, vàng...) và nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như Sa Pa,
Bắc Hà...Trên địa bàn tỉnh có các khu công nghiệp, khu thương mại như khu thương
mại Kim Thành, khu công nghiệp Tằng Loỏng, khu công nghiệp Sơn Mãn...thu hút
vốn đầu tư khá lớn. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trở thành cầu nối trên tuyến hành
lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và cửa khẩu Mường
Khương. Giao thông thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Lào Cai. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Lào Cai đứng đầu cả nước
năm 2011 và đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu trong năm 2012. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) trên 14%, tổng thu nhập bình quân đầu người là 25 triệu/năm.
Bên cạnh những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội trên, tỉnh Lào Cai
cũng tồn tại những hiện tượng xã hội tiêu cực trong đó có tội phạm. Một trong
những tội phạm có tính chất nguy hiểm là tội giết người. Mặc dù số vụ phạm tội giết
người chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số tội phạm nói chung (khoảng 3%) nhưng tính
chất và hậu quả của nó thì lại rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống
tâm tý xã hội, gây nỗi bất an cho nhân dân, đe dọa đến tình hình trật tự an toàn xã
hội. Nhất là trong những năm gần đây, tình hình tội giết người có xu hướng gia
tăng, tuy không nhiều và không ổn định nhưng có chứa những yếu tố đặc biệt
nghiêm trọng và phức tạp. Điều này đòi hỏi các cơ quan phòng ngừa tội phạm xác
định những nguyên nhân và dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong thời gian tới. Quan trọng hơn các cơ quan phòng ngừa tội phạm cần xây dựng
các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người. Việc nghiên cứu đề tài
“Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai” dưới góc độ tội phạm học là


2

cơ sở để các cơ quan phòng ngừa tội phạm đánh giá tình hình tội giết người đã, đang
và sẽ xảy ra trên thực tế cũng như đưa ra các biện pháp phòng ngừa một cách khoa
học, khả thi, sát với thực tế diễn ra của tội phạm này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài
“Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai” có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu vể tội giết người dưới góc độ
luật hình sự cũng như dưới góc độ tội phạm học trong số đó có:
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Ngô Hữu Long, “Đấu tranh phòng,
chống tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Hà Nội, năm 1996.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Công Huân, “Tội giết người
theo luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội giết người”, Hà Nội, năm
1997.
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, “Tội giết người trong
luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này”, Hà Nội, năm
2006.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà, “Đấu tranh
phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Hà Nội, năm 2007.
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Thúy Phượng, “Đấu tranh phòng
chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, Hà Nội, năm 2009.
- Luận văn thạc sỹ luât học của tác giả Nguyễn Thị Thương, “Phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Hà Nội, năm 2012.
Các công trình nghiên cứu này đã khái quát được tình hình tội giết người trên
phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn nhất định để từ đó giải thích nguyên nhân của
tội giết người và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm
này. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu tội giết người chuyên sâu dưới góc
độ tội phạm học và trong phạm vi tỉnh Lào Cai. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài
“Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai” là đề tài cho luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là nội dung được xem xét, làm rõ trong quá trình
nghiên cứu bao gồm: Tình hình tội giết người; nguyên nhân của tội giết người; dự


3
báo tình hình tội giết người và biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết
người.
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học trên phạm vi tỉnh Lào Cai từ năm
2006 – 2012.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
4.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội giết người cũng như nguyên nhân của tội
giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra dự báo và
các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội giết người phải được xây dựng có tính khả thi, làm hạn
chế và vô hiệu hóa nguyên nhân của tội này.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện được mục đích trên, tác giả đã xác định những nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong thời gian từ năm 2006 – 2012
- Giải thích nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong
thời gian từ năm 2006 – 2012
- Đưa ra các dự báo về tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong
thời gian tới
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội giết người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học được tác giả sử dụng để
làm sáng tỏ “bức tranh” về tình hình tội giết người tạo cơ sở phân tích nguyên nhân
của tội phạm này. Với các phương pháp cụ thể như :
- Phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp tiếp cận tổng thể 92 bản án
hình sự XXST về tội giết người, phương pháp tiếp cận quan sát để tiếp cận thu thập
thông tin.


4
- Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu: Dựa trên các số liệu thống kê của
Công an tỉnh Lào Cai, các số liệu thống kê và các bản án của tòa án nhân dân tỉnh
Lào Cai, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai và một số cơ quan chức năng để
phân tích và đưa ra các dữ liệu về thực trạng và diễn biến của tội giết người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012
- Phương pháp thống kê mô tả sử dụng các đại lượng thống kê như số tuyệt
đối, số tương đối, số trung bình, các bảng số liệu và biểu đồ để xử lý số liệu mô tả
về tình hình tội giết người.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác đan xen, xuyên suốt
quá trình nghiên cứu là phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp, phương pháp chứng minh.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương
Chương 1: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian
từ năm 2006 – 2012
Chương 2: Nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Chương 3: Dự báo tình hình tội giết người và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.



5
CHƢƠNG I
TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2006 – 2012
Tình hình tội phạm là một trong những khái niệm quan trọng của tội phạm học.
Nếu như tội phạm là hiện tượng đã xảy ra trên thực tế và trong tổng thế số đông mà
không phải là từng hiện tượng riêng lẻ thì tình hình tội phạm là “bức tranh tổng thể”
của hiện tượng – tội phạm đã xảy ra. Theo giáo trình Tội phạm học trường Đại học
Luật Hà Nội, tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra
trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định. Từ định nghĩa này có thể thấy
tình hình tội phạm có hai yếu tố là thực trạng và diễn biến của tội phạm. Trong đó,
“Thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội
phạm xét trong tổng thể vận động” [9;Tr 100]. Tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai là “bức tranh tổng thể” về tội giết người đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào
Cai trong thời gian từ năm 2006 – 2012. Trong đó tác giả nghiên cứu và làm rõ hai
yếu tố thực trạng và diễn biến của tội phạm này.
1.1 Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian
từ năm 2006 – 2012
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian từ năm
2006 – 2012 chính là tình trạng thực tế của tội giết người đã xảy ra trong thời gian
nghiên cứu. Thực trạng của tội giết người cần được xét đồng thời cả về mức độ và
tính chất. Xét về mức độ, thực trạng của tội giết người được phản ánh qua số tội
phạm giết người cũng như số người phạm tội giết người trong giai đoạn nghiên cứu.
Xét về tính chất, thực trạng của tội giết người được phản ánh qua các cơ cấu của tội
phạm cũng như người phạm tội
1.1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời
gian từ năm 2006 – 2012 xét về mức độ
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian từ năm

2006 – 2012 xét về mức độ được phản ánh qua các thông số: Tổng số vụ phạm tội
giết người đã xảy ra và tổng số người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong thời gian nghiên cứu này. Tội phạm đã xảy ra trên thực tế gồm tội phạm rõ và


6
tội phạm ẩn. Do đó, thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét về
mức độ bao gồm mức độ của tội phạm rõ và mức độ của tội phạm ẩn.
 Thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống
kê tội phạm” [9;Tr 102]. Ở đây, tội phạm rõ được thể hiện qua các số liệu về số vụ
và số người bị khởi tố, truy tố và xét xử xơ thẩm về tội giết người.
Bảng số liệu 1.1: Bảng thống kê số vụ và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử
sơ thẩm về tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 – 2012
Năm

Khởi tố
Truy tố
Xét xử
Vụ
Đối tượng
Vụ
Bị can
Vụ
Bị cáo
2006
13
15
13
15

9
11
2007
15
20
13
19
13
19
2008
14
14
11
11
10
10
2009
22
31
20
29
16
27
2010
19
21
17
20
13
18

2011
17
23
17
23
16
22
2012
23
30
22
28
15
24
Tổng
123
154
113
145
92
131
(Nguồn: Phòng hành hính – tổng hợp công an tỉnh Lào Cai và phòng thống kê - tổng
hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai)
Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự xã hội – công an tỉnh Lào Cai đã điều tra, khởi tố 123 vụ giết người với 154 đối
tượng. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã truy tố 113 vụ giết người với 145 bị
can và Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử sơ thẩm 92 vụ giết người với 131 bị
cáo. Tính trung bình tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử sơ thẩm 13 vụ/năm với
18 bị cáo/năm và có 1,4 bị cáo/vụ phạm tội giết người. Các con số này phản ánh về
mức độ rõ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong 7 năm trên là không

thấp.
Ta có biểu đồ 1.1 và biểu đồ 1.2 thể hiện số vụ và số người bị khởi tố, truy tố,
xét xử về tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai dưới đây


7
Biểu đồ 1.1: Số vụ khởi tố, truy tố, xét xử về tội giết người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai từ năm 2006 – 2012
25

22

20

20
15

15

13 13

13 13 14

9

10

23 22
19
16


11

17

17 17 16

15

13
10

5

0
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Khởi tố

Truy tố

Xét xử

Biểu đồ 1.2: Số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội giết người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai từ năm 2006 – 2012.
35

31

29


30
25

20

21 20

20 19 19
15 15

15

14

11

30

27

28
24

23 23 22
18

11 10

10

5
0
Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Khởi tố

Năm
2009

Truy tố

Năm
2010

Xét xử

Năm
2011

Năm
2012

Bảng số liệu 1.1, biểu đồ 1.1 và biểu đồ 1.2 cho thấy có sự chênh lệch về số

vụ và số người bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
từ năm 2006 – 2012 . Số vụ xét xử luôn thấp hơn số vụ khởi tố và truy tố. Số vụ xét
xử so với số vụ khởi tố là 92/123 vụ bằng 74,8%. Số vụ xét xử so với số vụ truy tố là
92/113 bằng 81,4%. Số người bị xét xử thấp hơn số người bị khởi tố và truy tố. Số
người bị xét xử so với số người bị khởi tố về tội giết người là 131/154 người bằng
85%. Số người bị xét xử so với số người bị truy tố về tội giết người là 131/145 người
bằng 90,3%.


8
Nhìn chung, số vụ và số người bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội giết người
đều ở mức cao hơn vào năm giữa và năm cuối thời gian nghiên cứu (năm 2009 và
năm 2012) so với các năm khác. Đây cũng là một điểm cần lưu ý khi xem xét tình
hình tội giết người trên địa bản tỉnh Lào Cai.
Tội giết người là một trong các tội thuộc Chương XII – Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội thực hiện hành
vi tướt đoạt tính mạng của người khác. Đây là hành vi dã man, tàn ác, xâm phạm
quyền sống của con người. Chính vì vậy tội giết người được quy định ở điều đầu tiên
của Chương XII. So sánh giữa tội giết người với nhóm tội trong Chương XII – Các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người bị xét xử sơ
thẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012 cho thấy số vụ giết người chiếm
92 vụ trên tổng số 414 vụ phạm tội thuộc Chương XII bằng 22,2%, số bị cáo phạm
tội giết người chiếm 131 trên tổng số 652 bị cáo phạm tội thuộc Chương XII bằng
20,1%.
Bảng số liệu 1.2: Số vụ và số bị cáo phạm tội giết người và số vụ, số bị cáo
phạm tội thuộc Chương XII bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006
- 2012
Tội giết ngƣời

Các tội thuộc Chƣơng

XII

Năm

Tỷ lệ (%)

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(2)/(4)x100

(3)/(5)x100

2006


9

11

33

54

27,3%

20,3%

2007

13

19

59

98

22%

19,4%

2008

10


10

45

69

22,2%

14,5%

2009

16

27

68

116

23,5%

23,3%

2010

13

18


55

80

23,6%

22,5%

2011

16

22

72

107

22,2%

20,5%

2012

15

24

82


128

18,3%

16,4%

92

131

414

652

22,2%

20,1%

(Nguồn: TAND tỉnh Lào Cai)


9
Trên cơ sở số liệu của bảng 1.3, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.3: Số vụ, số bị cáo phạm tội giết người và số vụ, số bị cáo phạm tội
thuộc Chương XII bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012.
652

800

400


Tội giết người

414

600
92

131

Các tội thuộc chương XII

200
0
Số vụ

Số bị cáo

Qua bảng số liệu 1.3 và biểu đồ 1.4 cho ta thấy, số vụ giết người chiếm tỷ lệ
tương đối cao trong tổng số vụ phạm tội thuộc Chương XII – Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (92/414 vụ bằng 22,2%).
Tuy vậy, so với các tội khác trong nhóm tội thuộc Chương XII bị xét xử sơ
thẩm thì số vụ giết người cao thứ ba sau số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác (Điều 104 – BLHS) và số vụ mua bán người (Điều 119
– BLHS) và cao hơn hẳn số vụ dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 – BLHS) (Xem phụ
lục I). Số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
chiếm 132/414 tổng số vụ phạm tội thuộc Chương XII bằng 31,9%, cao hơn số vụ
giết người là 9,7%. Số vụ mua bán người chiếm 109/414 tổng số vụ phạm tội thuộc
Chương XII bằng 26,3%, cao hơn số vụ giết người là 4,1%. Số vụ dâm ô đối với trẻ
em là thấp nhất trong nhóm tội này với 5/414 vụ bằng 1,2% thấp hơn số vụ giết

người là 21%. Như vậy có thể thấy rằng, tội giết người tuy không phải là tội chiếm tỉ
lệ cao nhất trong nhóm tội thuộc Chương XII nhưng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể,
qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm của tội phạm này.
Tội giết người nằm trong tổng thể các tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào
Cai. Do vậy sự so sánh tương quan giữa tội giết người với tội phạm nói chung là cần
thiết để có thể thấy mức độ của tội phạm rõ của tội giết người. Dựa trên số liệu thống
kê của tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai, ta có bảng số liệu sau:


10
Bảng số liệu 1.3: Số vụ và bị cáo phạm tội giết người và tội phạm chung bị
xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012
Năm

Tội giết ngƣời
Vụ
Bị cáo

(1)

(2)

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012


9
13
10
16
13
16
15
92

(3)

Tội phạm chung
Vụ
Bị cáo
(4)

(5)

11
362
515
19
404
619
10
423
624
27
407
605

18
406
598
22
422
623
24
516
813
131
2940
4397
(Nguồn: TAND tỉnh Lào Cai)

Tỷ lệ (%)
(2)/(4)x100

(3)/(5)x100

2,4%
3,2%
2,3%
3,9%
3,2%
3,7%
2,9%
3,1%

2,1%
3%

1,6%
4,4%
3%
3,5%
2,9%
2,9%

Theo số liệu thống kê hình sự xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Lào
Cai, từ năm 2006 - 2012, số vụ giết người là 92 vụ trên tổng số 2940 tổng số vụ
phạm tội đã xét xử sơ thẩm tương đương với 3,1%; số bị cáo phạm tội giết người là
131 bị cáo trên tổng số 4397 bị cáo bị xét xử sơ thẩm, tương đương với 2,9%.
Trong giai đoạn nghiên cứu, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử sơ thẩm
32 loại tội thuộc các nhóm tội là: các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm sở hữu,
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và các tội
phạm khác. Cụ thể, số vụ phạm tội thuộc nhóm các tội phạm về ma túy là 1148/2940
vụ phạm tội nói chung chiếm 39%. Số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu
là 1042/ 2940 vụ phạm tội nói chung chiếm 35,4%. Số vụ phạm tội thuộc nhóm các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 414/2940
vụ phạm tội chung chiếm 14,1% và đứng thứ 3 trong nhóm tội bị xét xử nhiều nhất
sau số vụ phạm tội về ma túy và số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu. Có thể thấy số vụ
phạm tội thuộc chương XII khá phổ biến. Trong đó, số vụ giết người đứng thứ 3
trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người (chiếm 22,2%). Như vậy, số vụ và số người phạm tội giết người chiếm tỉ lệ
không nhỏ trong tổng số vụ và số người phạm tội nói chung bị xét xử sơ thẩm trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trên cơ sở số liệu của bảng 1.2 ta có biểu đồ sau:


11
Biểu đồ 1.4: Số vụ, số bị cáo phạm tội giết người và số vụ, số bị cáo phạm tội

chung trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 – 2012.
4397

5000
4000
3000
2000
1000
0

2940
Tội giết người
131

92

số vụ

Tội phạm nói chung

số bị cáo

Các thông số trên đã phản ánh “bức tranh” tội giết người xét về mức độ.
Nhưng “bức tranh” đó càng thể hiện rõ nét khi đặt trong mối quan hệ với dân cư. Chỉ
số tội phạm và chỉ số người phạm tội phản ánh mức độ phổ biến của tội phạm trong
dân cư. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội giết người tính trên 100.000 dân
trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012 được xác định như sau:
Bảng số liệu 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội giết người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012 .
Năm


Số vụ

Số bị cáo

Số dân cƣ
(ngƣời)

(1)

(2)

(3)

(4)

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Trung bình

Chỉ số tội
phạm

Chỉ số ngƣời
phạm tội


(2)/(4)x100.000

(3)/(4)x100.000

9
11
585.620
1,5
13
19
594.900
2,2
10
10
606.500
1,6
16
27
615.840
2,6
13
18
626.720
2,1
16
22
637.520
2,5
15

24
653.567
2,3
13,1
18,7
617.809
2,1
(Nguồn: TAND tỉnh Lào Cai; Cục thống kê tỉnh Lào Cai)

1,9
3,2
1,6
4,4
2,9
3,5
3,6
3

Qua bảng số liệu có thể thấy chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội giết
người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian nghiên cứu không cao. Chỉ số tội
phạm giết người trung bình trong 7 năm là 2,1 về số vụ và 3 về số người phạm tội
nghĩa là trung bình cứ 100.000 dân thì xảy ra 2,1 vụ giết người và có 3 người phạm
tội này.


12
Tội giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012 cũng là bộ
phận của tội giết người xảy ra trên cả nước. Nhưng phạm vi không gian khác nhau
nên sự so sánh dựa trên chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội. Dựa trên số liệu về
số vụ, số bị cáo phạm tội giết người và dân số cả nước từ năm 2006 – 2012 (Xem

Phụ lục II), Ta có bảng số liệu sau:
Bảng số liệu 1.5: Chỉ số tội phạm giết người trung bình và chỉ số người phạm
tội giết người trung bình trên địa bàn tỉnh Lào Cai và cả nước từ năm 2006 - 2012 .
Chỉ số tội phạm giết ngƣời
trung bình
Lào Cai
2,1
Cả nước
1,7
Trên cơ sở bảng số liệu 1.5 ta có biểu đồ sau

Chỉ số ngƣời phạm tội giết
ngƣời trung bình
3
3,1

Phạm vi

Biểu đồ 1.5: Chỉ số tội phạm giết người trung bình và chỉ số người phạm tội
giết người trung bình trên địa bàn tỉnh Lào Cai và cả nước từ năm 2006 - 2012

3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0


3.1

3

2.1
1.7

Cả nước
Lào Cai

Chỉ số tội phạm giết
người trung bình từ
2006 - 2012

Chỉ số người phạm
tội giết người trung
bình từ 2006 - 2012

Qua biểu đồ 1.5 cho thấy, chỉ số tội phạm giết người trung bình của địa bàn
Lào Cai cao hơn chỉ số tội phạm giết người trung bình của cả nước trong cùng thời
gian nghiên cứu từ năm 2006 - 2012 là 0,4. Chỉ số người phạm tội giết người trung
bình của địa bàn Lào Cai thấp hơn 0,1 chỉ số người phạm tội giết người trung bình
của cả nước. Điều này có nghĩa là đặt trong mối quan hệ với dân cư thì tội giết người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai phổ biến hơn tội giết người trên cả nước. Nếu cùng trên
100.00 dân, ở địa bàn tỉnh Lào Cai trung bình xảy ra 2,1 vụ giết người thì cả nước
trung bình có 1,7 vụ giết người. Nhưng về số người phạm tội giết người trong dân cư


13
thì trên địa bàn tỉnh Lào Cai thấp hơn cả nước. Nếu cùng trên 100.000 dân, ở địa bàn

tỉnh Lào Cai trung bình có 3 người phạm tội giết người thì cả nước trung bình có 3,1
người phạm tội này.
Cùng là các tỉnh miền núi nhưng chỉ số tội phạm giết người trung bình và chỉ
số người phạm tội giết người trung bình trên các địa bàn Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn
cũng khác nhau. Dựa trên số liệu thống kê về số vụ và số người phạm tội giết người
và số dân cư trên địa bàn các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn từ năm 2006 – 2012 (Xem phụ
lục III – A, III – B) ta có bảng số liệu sau:
Bảng số liệu 1.6: Chỉ số tội phạm giết người trung bình và chỉ số người phạm
tội giết người trung bình trên địa bàn Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn từ năm 2006 2012 .
Chỉ số tội phạm giết ngƣời
trung bình
1,2
2,1
2,7

Phạm vi
Yên Bái
Lào Cai
Lạng Sơn

Chỉ số ngƣời phạm tội giết
ngƣời trung bình
1,5
3
4,2

Trên cơ sở bảng số liệu 1.6, ta có biểu đồ sau
Biểu đồ 1.6: Chỉ số tội phạm giết người trung bình và chỉ số người phạm tội
giết người trung bình trên địa bàn Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn từ năm 2006 - 2012
4.2

5
4
3
2
1
0

1.2

2.1

3

2.7

1.5

Yên Bái
Lào Cai
Lạng Sơn

Chỉ số tội phạm giết Chỉ số người phạm tội
người trung bình từ giết người trung bình
2006 - 2012
từ 2006 - 2012

Qua biểu đồ 1.6 cho thấy, chỉ số tội phạm giết người trung bình và chỉ số
người phạm tội giết người trung bình trên địa bàn tỉnh Lào Cai cao hơn so với các
chỉ số này ở tỉnh Yên Bái nhưng thấp hơn các chỉ số tương tự của tỉnh Lạng Sơn. So
sánh trên cùng 100.000 dân, ở Yên Bái trung bình xảy ra 1,2 vụ và 1,5 người phạm

tội giết người, ở Lào Cai trung bình xảy ra 2,1 vụ và 3 người phạm tội giết người còn


14
ở Lạng Sơn trung bình xảy ra 2,7 vụ giết người với 4,2 người phạm tội này. Như vậy
số vụ và người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra phổ biến hơn
trong dân cư so với tỉnh Yên Bái nhưng mức độ thấp hơn tỉnh Lạng Sơn. Qua đây
cho thấy, mức độ rõ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai cao hơn mức độ rõ
của tội giết người trên địa bàn tỉnh Yên Bái và thấp hơn mức độ rõ của tội giết người
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Thực trạng xét về mức độ rõ của tội giết người còn được phản ánh qua các
thông số về số vụ và số người phạm tội giết người đã bị xét xử sơ thẩm trong thời
gian nghiên cứu trong đơn vị không gian là cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai.
Khảo sát 92 bản án HSST về tội giết người từ năm 2006 – 2012 trong phạm vi 9
huyện và thành phố thuộc tỉnh Lào Cai, tác giả đã thống kê được như sau:
Bảng số liệu 1.7: Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết
người tại 9 huyện và thành phố Lào Cai trong thời gian từ năm 2006 – 2012.
Năm

Tổng

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Vụ/bị

cáo
9/11
13/19
10/10
16/27
13/18
16/22
15/24

Tổng

92/131

Thành
Bảo
Bảo
phố
Thắng Yên
Lào
Cai
Vụ/bị
Vụ/bị Vụ/bị
cáo
cáo
cáo
2/2
3/5
1/1
3/5
3/5

1/1
2/2
1/1
0
8/15
2/3
0
2/2
1/1
1/1
3/3
3/5
0
2/5
6/9
0
22/34

19/29

3/3

Bát
Xát

Bắc


Mƣờng
Khƣờng


Vụ/bị
cáo
1/1
2/2
1/1
1/2
2/2
1/3
2/4

Vụ/bị
cáo
0
1/3
2/2
2/2
2/3
1/1
0

Vụ/bị
cáo
0
1/1
1/1
0
1/1
1/1
0


10/15

8/11

4/4

Sima
cai

Văn
Bàn

Vụ/bị Vụ/bị
cáo cáo
1/1
0
1/1
0
2/2
0
1/1
0
0
2/4
1/2
2/2
1/1
0


Vụ/bị
cáo
1/1
1/1
1/1
2/4
2/4
4/5
4/5

Sa
pa

7/8

4/6

15/21

(Nguồn: Tác giả tự thống kê)
Bảng số liệu 1.7 cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2006 – năm 2012, ở
mỗi huyện và thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai đã xảy ra số vụ và số người
phạm tội giết người là khác nhau: Thành phố Lào Cai xảy ra 22 vụ và 34 người phạm
tội; huyện Bảo Thắng xảy ra 19 vụ và 29 người phạm tội, huyện Bảo Yên xảy ra 3 vụ
và 3 người phạm tội; huyện Bát Xát xảy ra 10 vụ và 15 người phạm tội; huyện Bắc
Hà xảy ra 8 vụ và 11 người phạm tội; huyện Mường Khương xảy ra 4 vụ và 4 người


15
phạm tội; huyện Sapa xảy ra 7 vụ và 8 người phạm tội; huyện Simacai xảy ra 4 vụ và

6 người phạm tội và huyện Văn Bàn xảy ra 15 vụ với 21 người phạm tội giết người.
Bằng các con số cụ thể về số vụ và số người phạm tội giết người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai trong thời gian nghiên cứu 7 năm (2006 – 2012) cũng như so sánh với
các thông số của tội phạm chung, các tội trong Chương XII – các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, đặt trong mối quan hệ với dân
cư trong tỉnh để xác định mức độ phổ biến của tội phạm, đồng thời so sánh các chỉ số
tội phạm giết người trung bình và chỉ số người phạm tội giết người trung bình với
các chỉ số tương ứng của cả nước, Yên Bái và Lạng Sơn, xác định số vụ và số người
phạm tội này trong phạm vi từng huyện và thành phố Lào Cai cho thấy thực trạng
của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét về mức độ của tội phạm rõ là không
thấp.
Thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ mới chỉ phản ánh một phần “bức
tranh” về tội giết người. Thực trạng xét về mức độ còn bao gồm thực trạng xét về
mức độ của tội phạm ẩn còn lại.
 Thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn
Không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình
sự mà có tội phạm xảy ra nhưng do nhiều lí do khác nhau nên không bị phát hiện,
không bị xử lý hình sự cũng như không có trong thống kê hình sự chính thức. Đây
chính là tội phạm ẩn. Để có thể thấy được toàn cảnh bức tranh về tình hình tội giết
người trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì cần nghiên cứu, nhìn nhận tội phạm ẩn trong tổng
thể tình hình tội này. Từ đó có thể xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội giết người, hướng vào việc ngăn chặn, hạn chế phần tội phạm ẩn.
Mức độ ẩn của tội giết người được hiểu là mức độ không bị phát hiện, không
bị xử lí hình sự cũng như không được thể hiện trong thống kê của tội phạm này. Nó
có thể được xác định dựa vào mức độ bộc lộ của sự phạm tội, mối quan hệ giữa số
tội phạm xảy ra trên thực tế với số tin báo, số sai lệch trong thống kê xét xử... Nói
một cách khác, các yếu tố chi phối tới độ ẩn của tội giết người liên quan tới nạn
nhân, phương thức, thủ đoạn thực hiện và che dấu tội phạm cũng như tính chất nguy
hiểm của loại tội này. Đối với nạn nhân của tội giết người, sự mất tích của một người
cũng dễ bộc lộ do người thân của họ có sự quan sát và lo lắng cho người nhà và có



16
sự thông báo với chính quyền về sự mất tích đó. Mức độ ẩn của tội giết người rất nhỏ
vì tội giết người thường khó che giấu, mức độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng lan
truyền thông tin nhanh bởi hậu quả nghiêm trọng của nó gây nên nỗi bức xúc, bất
bình cho nhân dân. Hơn nữa, hiện trường gây án thường để lại nhiều vết tích hoặc
hành vi phạm tội trong nhiều trường hợp có sự lộ liễu, công khai. Tính chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì sự quan tâm của cộng đồng càng lớn, khả
năng phát hiện càng lớn thì mức độ ẩn càng thấp và tội giết người nằm trong loại tội
phạm này.
So với các tội phạm khác thì tội giết người ở Lào Cai có mức độ ẩn thấp
khoảng 5%. Mức độ ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai tuy là con số suy
đoán nhưng nó cũng dựa trên những cơ sở nhất định sau:
Thứ nhất: Dựa trên số người mất tích được cho là nạn nhân của tội giết người.
Có những trường hợp phạm tội giết người đã xảy ra trên thực tế nhưng không được
phát hiện bởi người dân và cơ quan chức năng. Nhưng có thông tin về sự mất tích
của những người này từ phía gia đình hoặc thân nhân của họ hoặc từ sự quản lý
người vắng mặt tại địa phương của cơ quan công an. Khi một người được cho là mất
tích thì gia đình và người thân của họ thường báo tin cho các cơ quan chức năng.
Điều này khiến khả năng bị phát hiện của tội giết người là rất cao, mức độ ẩn thấp.
Đây cũng là một đặc điểm riêng của tội giết người. Khác với các tội phạm khác có độ
ẩn cao như tội trộm cắp tài sản. Nhiều trường hợp người bị trộm cắp tài sản không
báo cơ quan chức năng do đó mà số vụ cũng như số người phạm tội trộm cắp tài sản
có mức độ ẩn là cao. Theo thống kê của Công an tỉnh Lào Cai, từ năm 2006 - 2012
trên địa bàn tỉnh có khoảng 1124 người vắng mặt khỏi địa phương không có lí do.
Trong số những người vắng mặt này, chủ yếu được phán đoán trở thành nạn nhân
của tội mua bán người hoặc đơn thuần là bỏ nhà ra đi, khả năng trở thành nạn nhân
của tội giết người là có nhưng rất thấp.
Thứ hai: Dựa vào sự chênh lệch giữa số vụ giết người đã bị xử lý với số vụ

giết người trong thống kê tội phạm hay còn gọi là tội phạm ẩn do sai số thống kê.
Đây là trường hợp tuy đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật nhưng không được
đưa vào thống kê tội phạm. Trong trường hợp người phạm tội phạm nhiều tội, ví dụ
ngoài việc phạm tội giết người, bị cáo còn phạm tội khác như hiếp dâm, cướp tài sản,


17
các tội phạm về ma túy... Khi thống kê, nhà thống kê sẽ thống kê các trường hợp
phạm nhiều tội này chỉ về tội nặng nhất mà hầu hết thống kê về tội giết người. Do
vậy, mức độ ẩn thống kế của tội giết người là rất thấp và gần như không có.
Việc nghiên cứu thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét về
mức độ phản ánh qua số vụ phạm tội và số người phạm tội không chỉ góp phần thể
hiện bức tranh về tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai mà còn là cơ sở đánh giá
hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng ngừa tội phạm.
1.1.2 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời
gian từ năm 2006 - 2012 xét về tính chất
Nếu như thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét về mức độ
là đánh giá về mặt định lượng thì thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai xét về tính chất là đánh giá về mặt định tính của tội phạm này. Thực trạng của tội
giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở
nghiên cứu các cơ cấu của tội giết người. “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức
nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm. Cơ cấu tội phạm thể
hiện rõ nội dung bên trong của tình hình tội phạm cũng như tạo cơ sở cho việc xem
xét nguyên nhân của tội phạm” [5;Tr 223].
Để đánh giá được thực trạng xét về tính chất của tội giết người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2012 cần dựa trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu của tội phạm
này theo các tiêu chí sau:
 Cơ cấu của tội phạm giết người theo loại tội phạm (Phân loại theo điều 8
BLHS)
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội giết người được quy định tại điều 93,

phân hóa tính chất và mức độ nguy hiểm ở 2 khung hình phạt chính (khoản 1 và
khoản 2). Khoản 1 quy định mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình. Khoản 2 quy định mức hình phạt từ 7 năm đến 15 năm. Theo quy định
tại khoản 3 điều 8 BLHS 1999 dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt để xác
định loại tội phạm thì tội giết người ở khoản 1 điều 93 thuộc loại tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng và giết người ở khoản 2 điều 93 thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Qua khảo sát toàn bộ 92 bản án đã xét xử sơ thẩm về tội giết người trong giai đoạn
nghiên cứu, tác giả đã thống kê được số người phạm tội theo loại tội phạm như sau:


18
Bảng số liệu 1.8: Số người phạm tội theo loại tội phạm đã bị xét xử sơ thẩm
về tội giết người.

Năm

Số ngƣời
phạm tội

(1)

(2)

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Tổng

11
19
10
27
18
22
24
131

Tội đặc biệt nghiêm trọng
(Khoản 1)
Số ngƣời
Tỉ lệ (%)
(3)

Tội rất nghiêm trọng
(Khoản 2)
Số ngƣời
Tỉ lệ (%)

(3)/(2)x100

4
36,4%
5
26,4%
4
40%

11
40,7%
10
55,5%
13
59,1%
14
58,3%
61
46,5%
(Nguồn: Tác giả tự thống kê)

(4)

(4)/(2)x100

7
14
6
16
8
9
10
70

63,6%
73,6%
60%
59,3%
44,5%

40,9%
41,7%
53,5%

Dựa trên bảng số liệu 1.8 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu người phạm tội theo loại tội phạm đã bị xét xử sơ thẩm
về tội giết người

53.5 %

46.5 %

Tội phạm đặc
biệt nghiêm
trọng

( Nguồn: tác giả tự thống kê)
Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2006 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, trong tổng số 131 bị cáo phạm tội giết người thì số bị cáo bị xét xử ở khoản
1điều 93 BLHS có 61 bị cáo chiếm tỉ lệ 46,5%, còn lại số bị cáo bị xét xử ở khoản 2
điều 93 BLHS có 70 bị cáo chiếm tỉ lệ 53,5%. Như vậy, số bị cáo phạm loại tội rất
nghiêm trọng chiếm tỉ lệ cao hơn số bị cáo phạm loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nhưng số bị cáo phạm loại tội đặc biệt nghiêm trọng cũng chiếm tỉ lệ khá cao
(46,5%). Có thể nói, cơ cấu theo loại tội phạm trên phản ánh mức độ nguy hiểm, tính
chất nghiêm trọng của tội giết người cũng như hậu quả của tội phạm này gây ra trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.


19
 Cơ cấu của tội giết người theo loại và mức hình phạt đã tuyên

Loại và mức hình phạt mà tòa án quyết định đối với người phạm tội giết
người là cơ sở quan trọng để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi giết người do người phạm tội đó gây ra. Nghiên cứu 92 bản án HSST về tội
giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy các loại và mức hình phạt được áp
dụng cho bị cáo như sau:
Bảng số liệu 1.9: Loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với số bị cáo
phạm tội giết người

Năm

Số bị
cáo

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng
Tỉ lệ

11
19
10
27
18
22
24

131
100%

Hình phạt tù có thời hạn
Tù trên 3
Tù trên 7
năm đến 7 năm đến 15
năm
năm


chung
thân

Tử
hình

1
1
5
3
1
0
11
3
4
1
0
4
3

1
2
0
1
23
0
1
1
2
6
5
2
0
5
7
4
3
1
8
9
5
1
2
32
56
22
11
2,3%
24,4%
42,7%

16,8%
8,4%
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Lào Cai)

0
0
0
2
2
3
0
7
5,3%

Tù từ 3
năm trở
xuống

Tù trên
15 năm

Từ số liệu thống kê này ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo hình phạt áp dụng đối với bị cáo phạm tội giết
người

(Nguồn: số liệu thống kê của TAND tỉnh Lào Cai)


20
Qua nghiên cứu số liệu thống kê án HSST của TAND tỉnh Lào Cai về tội giết

người từ năm 2006 – 2012, tác giả nhận thấy loại hình phạt mà tòa án áp dụng đối
với bị cáo phạm tội này chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn chiếm tỉ lệ 86,3%
(113/131 bị cáo), còn lại các hình phạt khác là 13,7% (18/131 bị cáo). Trong số các
bị cáo bị áp dụng loại hình phạt tù có thời hạn, tập trung nhiều ở mức án từ 7 năm
đến 15 năm chiếm 38,2%. Tiếp đó là mức phạt tù trên 3 năm đến dưới 7 năm chiếm
25,2 %. Chỉ có một trường hợp được TAND tỉnh Lào Cai cho hưởng án treo chiếm tỉ
lệ 0,76%. Số bị cáo bị áp dụng loại hình phạt tù không thời hạn (tù chung thân)
chiếm tỉ lệ 8,4%. Đáng chú ý là số bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình có 7 người
trong số 131 bị cáo chiếm 5,3%. Đây là một tỷ lệ thấp so với số bị cáo phạm tội giết
người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân. Nhưng so với tổng số án
tử hình mà Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai áp dụng đối với bị cáo phạm các tội nói
chung thì số án tử hình đối với bị cáo phạm tội giết người chiếm tỷ lệ đáng kể. Từ
năm 2006 đến năm 2012, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã tuyên án tử hình đối với
18 bị cáo, trong đó 11 bị cáo phạm các tội về ma túy, 7 bị cáo phạm tội giết người
(chiếm 39%). Qua đây cho thấy tính chất nghiêm trọng của tội giết người xảy ra trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
 Cơ cấu theo hình thức phạm tội (Phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm)
Qua nghiên cứu 92 bản án HSST về tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ
năm 2006 – 2012 cho thấy số vụ giết người dưới hình thức phạm tội riêng lẻ có
71/92 vụ chiếm 77,2%, còn lại 21/92 vụ bằng 22,8% là phạm tội dưới hình thức đồng
phạm. Trong số các vụ giết người dưới hình thức đồng phạm chủ yếu là đồng phạm
giản đơn, không có sự câu kết chặt chẽ chuẩn bị từ trước mà tức thời cùng nhau thực
hiện hành vi phạm tội. Có 4/92vụ là phạm tội có tổ chức chiếm 4,3%. Có thể thấy, so
với các trường hợp phạm tội riêng lẻ thì các trường hợp phạm tội dưới hình thức
đồng phạm có tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm hơn từ phương thức thủ đoạn phạm
tội đến công cụ, phương tiện phạm tội cũng như hậu quả gây ra.


×