MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA LAO ĐỘNG. .1
1.1.Khái niệm Thanh tra lao động.........................................................................1
1.2. Vị trí, chức năng của Thanh tra lao động.......................................................1
1.3. Mục đích của Thanh tra lao động...................................................................1
1.4.Nguyên tắc của Thanh tra lao động.................................................................1
1.5.Cơ cấu tổ chức của Thanh tra lao động...........................................................2
1.6. Hình thức hoạt động.......................................................................................2
1.7. Phương thức Thanh tra...................................................................................2
1.8.Nội dung Thanh tra lao động...........................................................................2
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG..........................4
2.1.Giới thiệu sơ lược tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh....4
2.1.1. Vị trí, địa điểm:...........................................................................................4
2.1.2. Lực lượng lao động.....................................................................................4
2.1.3.Tăng trưởng kinh tế......................................................................................5
2.1.4. Khái quát về thực trạng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương...5
2.2.Thực trạng công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương.....................5
2.2.1. Cơ chế, chính sách và Cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra..................5
2.2.2. Lực lượng Thanh tra lao động tỉnh Hải Dương...........................................6
2.2.3.Hình thức Thanh tra lao động.......................................................................6
2.2.4. Phương thức Thanh tra lao động.................................................................7
2.2.5.Nội dung Thanh tra.......................................................................................7
2.2.6. Kết quả thực hiện Thanh tra........................................................................8
2.3. Đánh giá chung...............................................................................................8
2.3.1. Những mặt đạt được....................................................................................8
2.3.2. Những mặt hạn chế......................................................................................9
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO
ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.....................................................10
3.1. Một số đề xuất..............................................................................................10
3.2. Kiến nghị......................................................................................................10
KẾT LUẬN............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................
PHỤ LỤC...............................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho
nền kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng, thu hút nhiều nguồn vốn
đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho hàng
trăm doanh nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên bên
cạnh những tích cực trong việc phát triển kinh tế, tại nhiều tỉnh thành cũng phát
sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm tại nhiều Doanh nghiệp đóng trên địa bàn như
vấn đề An toàn vệ sinh lao động, thực hiện pháp luật lao động…và đặc biệt là
vấn đề thực hiện pháp luật tại các Doanh nghiệp ở nhiều các tỉnh thành. Ở tỉnh
Hải Dương, một trong những tỉnh thành có nguồn vốn đầu tư lớn thì tình trạng
nhiều Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động cũng là vấn đề
nhức nhối đối với nhiều cơ quan quản lí.
Để việc quản lí về vấn đề thực hiện pháp luật lao động trong các Doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay một cách có hiệu quả thì cần phải
có những biện pháp nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm những vi phạm, đảm
bảo lợi ích của nhiều bên liên quan trong quan hệ lao động. Trước thực tế còn
nhiều điểm bất cập và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm
pháp luật của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, em đã lựa
chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
tại các Doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải
Dương “ làm đề tài nghiên cứu cho môn học Thanh tra lao động.
Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác thanh tra lao động
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
LAO ĐỘNG
1.1.Khái niệm Thanh tra lao động
Theo điều 3, chương 1, Luật Thanh tra , số 56/2010/QH12 :
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện
pháp luật của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao
động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động
quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và các tổ
chức, cá nhân khác
1.2. Vị trí, chức năng của Thanh tra lao động
- Vị trí :Theo quy định tại khoản 1, điều 3, công ước số 81:
Thanh tra lao động là một phần thiết yếu của hệ thống quản lý lao động
thực hiện các chức năng cơ bản của việc thực thi và tuân thủ pháp luật, giám sát
việc thi hành pháp luật lao động bao gồm các điều kiện làm việc và an toàn sức
khỏe nghề nghiệp, mặt khác Thanh tra lao động đóng vai trò quan trọng để đảm
bảo sự công bằng tại nơi làm việc và quản lí tốt thị trường lao động.
- Chức năng: Theo điều 1, quyết định số 614/2013/QĐ- LĐTBXH ngày
16/4/2013 :
Giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra;
tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm
vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo theo quy định của pháp luật.
Chức năng thực thi pháp luật lao động
Chức năng cung cấp, tư vấn thông tin kĩ thuật
1.3. Mục đích của Thanh tra lao động
Theo điều 2, chương 1, Luật Thanh tra, số 56/2010/QH12:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4.Nguyên tắc của Thanh tra lao động
Theo điều 4, chương 1, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP:
Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
1
khai, dân chủ, kịp thời.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
đối tượng thanh tra.
Hợp tác với người sử dụng lao động và người lao động
Phối hợp, hợp tác với cơ quan tổ chức có liên quan trong công tác Thanh
tra lao động .
1.5.Cơ cấu tổ chức của Thanh tra lao động
Theo điều 5, chương 2, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ( Xem phụ lục số 1)
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
1.6. Hình thức hoạt động
Theo điều 37, chương 4, Luật Thanh tra số 56/2010/QH12:
Thanh tra theo kế hoạch: là hoạt động Thanh tra được tiến hành căn cứ trên
cơ sở Thanh tra đã được phê duyệt
Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi cơ quan, tổ chức cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng
chống tham nhũng hoặc do tổ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
giao.
1.7. Phương thức Thanh tra
Theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH:
- Thanh tra theo đoàn thanh tra
- Thanh tra do thanh tra viên, công chức, thanh tra tiến hành độc lập ( quyết
định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH) về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra
Nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, tránh
tình trạng chồng chéo thanh tra vùng và thanh tra Sở)
1.8.Nội dung Thanh tra lao động
Theo điều 20,21,22, chương 2, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP:
Thanh tra việc thực hiện các loại báo cáo định kì ( báo cáo lao động,...)
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Bảo hiểm xã hội
2
- Việc thực hiện các quyết định đối với lao động nữ, lao động người cao
tuổi, lao động người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người nước
ngoài
Kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Việc thực hiện các quy định khác của Pháp luật lao động
Dựa trên yêu cầu của quản lý Nhà nước mà có thể tiến hành thanh tra một,
một số hoặc tất cả các nội dung trên.
3
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1.Giới thiệu sơ lược tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh.
2.1.1. Vị trí, địa điểm:
Hải Dương là một bộ phận lãnh thổ nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm
phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), có các tuyến đường bộ, đường
sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như các quốc lộ 5, 18, 183, 37.
Hải Dương là điểm trung chuyển giữa thủ đô Hà Nội và thành phố cảng
Hải Phòng theo trục quốc lộ 5 (cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà
Nội 57 km về phía tây). Phía bắc của tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua,
nối sân bay quốc tế Nội Bài với biển qua cảng Cái Lân. Quốc lộ 18 tạo điều kiện
giao lưu hàng hóa từ nội địa (vùng Bắc Bộ) và từ tam giác tăng trưởng kinh tế
phía Bắc ra biển, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời tạo
cơ sở hạ tầng cho việc phát triển hành lang công nghiệp.Đó chính là những điều
kiện thuận lợi về vị trí địa lí để phát triển nhanh nền kinh tế – xã hội của tỉnh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) là:
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ
vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên
doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
2.1.2. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động năm 2016 của tỉnh là 971.000 người . Ta có bảng sau:
Bảng 1. Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh Hải Dương năm 2016
Đơn vị tính: %
Lực lượng lao động
Tỷ lệ
Chưa qua đào tạo
50
Sơ cấp nghề
15
Công nhân kĩ thuật
19
Trung cấp nghề
5
Cao đẳng, Đại học
11
Nguồn: Thống kê lực lượng lao động Tỉnh Hải Dương năm 2016
Nhìn vào bảng số 1 cho thấy cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh Hải
Dương có sự chênh lệch khá lớn về trình độ đào tạo, số lượng người lao động
4
chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn cao ( 50%) điều đó cho thấy Hải Dương cần
chú trọng đào tạo cho người lao động nâng cao tay nghề, từ đó nâng cao nâng
suất lao động.
2.1.3.Tăng trưởng kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội trong và ngoài nước khó khăn, bằng sự cố
gắng và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh,kinh tế của tỉnh đạt
được mức tăng trưởng ngày càng cao, cụ thể nhất là đối với ngành sản xuất công
nghiệp hoạt động của doanh nghiệp, trong đó:
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 theo gốc so sánh với năm 2015
giảm 1,1% so với cùng kì năm trước, trong đó:
+ Công nghiệp khai khoáng giảm 14,9%
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,7%
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa tăng 1,9%
+ Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
tăng 42,3%
2.1.4. Khái quát về thực trạng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh
Hải Dương
Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt ,
tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút vốn đầu
tư nước ngoài FDI. Tính đến thời điểm tháng 5/2017 , trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đã có 299 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ,
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6.676,2 triệu USD (trong Khu công nghiệp là
153 dự án với số vốn 3.284,2 triệu USD, ngoài Khu công nghiệp là 146 dự án
với số vốn 3.392 triệu USD). Cụ thể:
Kết quả thu hút đầu tư tỉnh Hải Dương những tháng đầu năm 2016 tiếp tục
được đánh dấu bằng các con số thu hút FDI. Tổng lũy kế vốn đầu tư thực hiện
của các doanh nghiệp FDI ước đạt 3.050 triệu USD. Thu hút trên 142.000 lao
động trực tiếp tại các Doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.
Như vậy việc lựa chọn thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài FDI có chất
lượng, công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sản phẩm có
sức cạnh tranh cao, quy mô vốn lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho tỉnh,
giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh.
2.2.Thực trạng công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.2.1. Cơ chế, chính sách và Cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra
5
- Cơ chế, chính sách: Thanh tra tỉnh Hải Dương có đầy đủ, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong thông tư liên tịch số:
03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của thanh tra Chính phủ và bộ nội vụ
ngày 8 tháng 9 năm 2014.
- Đơn vị thanh tra: Thanh tra Sở lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh
Hải Dương
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở, giúp giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng theo quy định của Pháp luật.
Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương là một
phòng chức năng trong cơ cấu tổ chức của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng thanh tra:
Theo số liệu thống kê tỉnh Hải Dương tính đến quý II năm 2016 có hơn
6.478 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, với hơn
90.000 lao động làm việc; lao động các hộ kinh doanh cá thể và làng nghề làm
việc trong các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và
Dịch vụ khác khoảng 916.356 lao động.
2.2.2. Lực lượng Thanh tra lao động tỉnh Hải Dương
- Số lượng, cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Cơ quan Thanh tra Sở Lao động- Thương binh
và Xã hội tỉnh Hải Dương gồm 5 đồng chí:
+ Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
sau khi thống nhất với chánh Thanh tra tỉnh
+ Chánh Thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản lý chung
+ 2 Phó Chánh Thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Sở và
nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo giao. Tuy nhiên chưa có sự phân công hợp lý
+ Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra trong
quá trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
- Chất lượng tổ chức:
Về trình độ chuyên môn: tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao đẳng,
Đại học trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hiểu Pháp luật.
Tuy nhiên mới chỉ có một Thanh tra viên có kiến thức sâu về chuyên ngành
lao động, còn lại là được luân chuyển công tác từ vị trí chức danh tương đương
chuyển sang.
6
2.2.3.Hình thức Thanh tra lao động
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã
hội ra quyết định thanh tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các
doanh nghiệp
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã
hội ra quyết định thanh tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các
doanh nghiệp.
- Ưu điểm: các chủ thể tiến hành thanh tra đã tuân thủ chặt chẽ các quy
định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra,
bao gồm các bước tổ chức thực hiện quyền, việc ban hành các văn bản như
quyết định, biên bản
- Nhược điểm :trong quá trình thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra,
còn gặp gặp khó khăn do sự thiếu hiểu biết về hoạt động thanh tra hoặc có sự
chống đối, che dấu những sai phạm từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, các chủ thể tiến hành thanh
tra chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền
trong hoạt động thanh tra.
2.2.4. Phương thức Thanh tra lao động
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh Thanh tra Sở phụ trách
thanh tra làm Trưởng đoàn.
- Ưu điểm: đa số thanh tra lao động phụ trách vùng đã phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan chính quyền thực hiện tốt việc giám sát, thanh tra, theo dõi
những sai phạm, hành vi chống đối trong quá trình thực hiện thanh tra.
- Nhược điểm: Trong quá trình thực hiện các quyền trong hoạt động thanh
tra, còn có tình trạng một số thanh tra viên phụ trách vùng trong tỉnh còn bị động
chưa thường xuyên giám sát, theo dõi các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
tỉnh ,tiến hành hoạt động thanh tra chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình
tự, thủ tục thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra.
2.2.5.Nội dung Thanh tra
Theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
Hải Dương về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra việc thực hiện
pháp luật lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về các vấn đề cụ thể sau:
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về hợp đồng lao động
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về tiền lương
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thời giờ làm việc
7
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về kỷ luật lao động
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thảo ước lao động tập thể
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về kỉ luật lao động, trách
nhiệm vật chất
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về an toàn, vệ sinh lao động
2.2.6. Kết quả thực hiện Thanh tra
2.2.6.1.Kết quả chung
Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã triển
khai, thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao năm 2016. Kết quả thực
hiện việc thanh tra, kiểm tra: đã hoàn thành 126/126 cuộc Thanh tra
- Tổ chức tiến hành 126 cuộc Thanh tra, kiểm tra, xác minh nội dung khiếu
nại, tố cáo; điều tra vụ tai nạn lao động nặng, chết người.
2.2.6.2. Thanh tra lao động
Đã triển khai thực hiện được 35 cuộc thanh tra ( trong đó 32 cuộc theo kế
hoạch và 3 cuộc đột xuất)
- Số cuộc thanh tra theo kế hoạch 32/35 cuộc thanh tra theo kế hoạch dược
phê duyệt.
- Số cuộc đột xuất: 03 cuộc thanh tra, xác minh việc hưởng tuất của thân
nhân bệnh binh từ trần, 01 cuộc hưởng tuất vợ liệt sĩ tái giá, 01 cuộc về việc
chấp hành bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
- Tổng số cuộc thanh tra kết thúc 35/35 cuộc thanh tra được tiến hành:
+ Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động là 26 cuộc/26 doanh nghiệp
+ Thanh tra về lĩnh vực Người có công với cách mạng là 02 cuộc
+ Thanh tra lĩnh vực Bảo hiểm xã hội là 03 cuộc,…
2.2.6.3. Về kiểm tra
- Tổ chức thực hiện 75/75 cuộc kiểm tra đã hoàn thành ( trong đó 73 cuộc
về thực hiện pháp luật, 02 cuộc về phòng chống tham nhũng). Cụ thể:
+ Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau Kết luận Thanh tra về việc thực
hiện pháp luật lao động tại 29 doanh nghiệp FDI đã thanh tra năm 2016
+ Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại 15 doanh nghiệp khai thác
đá, khoáng sản tại 10 doanh nghiệp xây dựng và xây lắp theo sự chỉnh đạo của
chính phủ, của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và của Ủy ban nhân dân
Tỉnh Hải Dương.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những mặt đạt được
8
Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã thược
hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện cức năng
quản lý Nhà nước theo thẩm quyền, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng công tác
quản lý của ngành.
Quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đúng trình tự quy định
theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất các
thành viên trong đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, hoạt động
thanh tra, kiểm tra và giám sát đã thực sự góp phần tích cực trong quá trình quản
lý, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý phù hợp
với thực tế.
Về thời gian thanh tra, mỗi doanh nghiệp chỉ cần tiến hành dưới 1 ngày do
sử dụng hệ thống phiếu tự kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống phiếu do ngành ban
hành. Phiếu đó thể hiện tất cả quy định trong pháp luật lao động.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu trong khi đó số lượng doanh nghiệp
cần thanh tra còn nhiều gây nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Với số lượng thanh tra ít trong khi lượng doanh nghiệp cần thanh tra nhiều
dẫn đến việc chỉ thanh tra được một phần , bỏ sót các vi phạm pháp luật mà khó
có thể tiến hành thanh tra cùng lúc tất cả các doanh nghiệp FDI. Thanh tra vẫn
còn bị động hay chỉ khi có đơn từ tố cáo của nhân dân.
Qua thanh tra, đoàn đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp không xây dựng thang lương,
bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương và quy chế thưởng trong
doanh nghiệp hoặc nếu có xây dựng thì cũng không thực hiện đúng các nguyên
tắc theo quy định của pháp luật.
Nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Nguyên nhân do các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh,
người lao động không có việc làm và thu nhập không ổn định.
9
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG
3.1. Một số đề xuất
Từ thực tế thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại địa
phương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh đã đề xuất,
yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động, thực
hiện nghiêm túc các kiến nghị trong kết luận.
Để kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của pháp luật lao
động,
bảo hiểm xã hội đảm bảo sự tồn tại lâu dài và ổn định, hài hòa tại các Doanh p;
nghiệp trên địa bàn. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp tục tăng
cường hướng dẫn các phòng chuyên môn, Phòng Lao động – Thương binh và
Xã
huyện, thị xã, thành phố
Đề nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai
tuyên truyền, phổ biến thực hiện Pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội đến
hầu khắp các Doanh nghiệp
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần ban hành văn bản hướng dẫn
một số nội dung tại Bộ luật Lao động năm 2012 như giải quyết khiếu nại, tố cáo
về lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất…, xem xét và hướng dẫn
cụ thể để giải quyết cho một số Doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến chậm
đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện chốt sổ Bảo hiểm
xã hội, cấp thẻ Bảo hiểm y tế… cho người lao động, đảm bảo quyền lợi và
lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn.
3.2. Kiến nghị
Từ những thực trạng về công tác thanh tra tại các doanh nghiệp FDI, để
nâng cao hiệu quả công tác thanh tra cần đưa ra một số kiến nghị sau:
Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự thủ tục của pháp
luật khi có đơn từ khiếu nại và quyết định thanh tra của cấp trên.
Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị tiên tiến trong công
việc thanh tra giúp thanh tra viên có thể xử lí nhanh chóng, kịp thời các nghiệp
vụ trong công tác Thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện có.
Bổ sung lực lượng thanh tra cả về số lượng đội ngũ thanh tra và chất lượng
của cả cán bộ đặc biệt là thanh tra về lao động. Để thực hiện được việc này trước
10
tiên cần tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra lao động một
cách bài bản, chuyên nghiệp không chỉ cho các Thanh tra viên lao độn, mà cần
đào tạo cho cả đội ngũ là nguồn bổ nhiệm Thanh tra viên lao động. Để gia tăng
số lượng đội ngũ thanh tra phải dựa trên sự tham gia của Nhà nước, có thể mở
thêm 1 số ngành chuyên đào tạo Thanh tra viên, những người trực tiếp làm công
tác thanh tra
Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật , quy định về hoạt động
thanh tra một cách rõ ràng cụ thể
Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử dụng lao động
và tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra
Tại các doanh nghiệp FDI cần tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho
người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Việc tuyên
truyền phổ biến có thể tiến hành vào các buổi sinh hoạt, buổi gặp gỡ trao đổi ý
kiến giữa người lao động với người sử dụng lao động
Các doanh nghiệp đầu tư kinh phí trong việc cải thiện điều kiện làm việc
của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an
toàn- vệ sinh lao động, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người
lao động , hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động
11
KẾT LUẬN
Thanh tra là một hoạt động đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhà
nước nói chung, quản lý lao động nói riêng trong bất kỳ quốc gia nào. Thanh tra,
kiểm tra là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, là phương thức bảo đảm cho
quyền lực nhà nước được thực hiện đúng quy định. Thanh tra Lao động Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó
Thanh tra lao động là một nội dung, một hoạt động thanh tra. Được thành lập từ
những ngày đầu thành lập nước, trải qua rất nhiều lần tách, nhập, chuyển đổi tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ và đã nhiều lần cải cách. Tuy nhiên, đến nay, Thanh
tra lao động nói riêng và thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung
chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới mà một trong những nguyên
nhân của tình trạng này là hệ thống pháp luật về thanh tra và pháp luật về Thanh
tra lao động chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ.
Việc nghiên cứu đề tài: "Thực trạng công tác thanh tra lao động thực
hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI
tại địa bàn tỉnh Hải Dương " góp phần tạo ra một cái nhìn tổng quan về hệ
thống pháp luật về Thanh tra lao động, về thực trạng tổ chức và hoạt động của
Thanh tra lao động. Trên cơ sở đó, đã phân tích, đánh giá thực tiễn, đưa ra
những giải pháp đồng bộ trong việc hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động
nói riêng và pháp luật về thanh tra nói chung cũng như các pháp luật liên quan
khác (Luật Dạy nghề, Luật Đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, Luật Khiếu nại, tố cáo, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính…),
góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách,
pháp luật về Thanh tra lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động
2. Luật Thanh tra, số 56/2010/QH12
3. Nghị định số 39/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội
4. Nghị định số 614/2013/NĐ- LĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra Bộ
5. Báo cáo số 1259/BC-KHĐT- ĐKKD báo cáo tình hình phát triển doanh
nghiệp, nhu cầu tư vấn, thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
6. Một số website:
/>
PHỤ LỤC
1. Phụ lục số 1:
Nguồn :http:// thanhtralaodong.gov.vn