PHÒNG GD& ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÈ KS HSG KHXH CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VĂN
I.Trắc nghiệm:(3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án B
C
A
B
A
C
A
B
D
C
II. Tự luận:
Câu 1(2,5 điểm):
- Kết thúc truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là hình ảnh: Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ
nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:
Bài viết tập: Tôi đi học. Đây là một kết thúc truyện rất độc đáo, mới lạ, tự nhiên và gây bất ngờ
cho người đọc.(0,5 điểm)
- Hình ảnh cậu bé “vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc” cho
thấy niềm háo hức rất hồn nhiên, trẻ thơ và cũng rất đáng yêu của cậu bé khi lần đầu tiên được tới
trường, được đánh vần, được viết chữ. Đồng thời nó cũng gợi cho người đọc suy nghĩ về thái độ
nghiêm túc, chủ động trong học tập của cậu bé.(0,75 điểm)
- Dòng chữ “tôi đi học” vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một
không gian mới, một thời gian mới; một tâm trạng mới, một tình cảm mới trong cuộc đời của nhân
vật “tôi”. Đó là một mốc thời gian đáng nhớ, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người ngày đầu tiên đi học. Đó cũng là thế giới của mái trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức vô tận
đang chờ cậu bé và tất cả mọi người khám phá...(0,75 điểm)
- Dòng chữ “tôi đi học” còn góp phần thể hiện chủ đề truyện ngắn: Viết về buổi tựu trường đầu
tiên, ngày đi học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người. Đó là một kỉ niệm đẹp, trong sáng mà ai
cũng ghi nhớ mãi.(0,5 điểm)
Câu 2(3 điểm):
Về kĩ năng:
- Viết được đoạn văn nghị luận mạch lạc, có sức thuyết phục.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Về nội dung: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
- Nguyễn Thiếp đã đưa ra một quan niệm đúng đắn về phương pháp học tập. Đó là phải học
rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải biết kết hợp với hành.
- Giải thích khái niệm: “Học” ở đây là học tập, là sự tiếp thu những tri thức lý thuyết ở tất cả các
lĩnh vực văn hóa, khoa học, kĩ thuật…Còn “hành” là hành động, hoạt động, là sự vận dụng các tri
thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.
- “Học” và “hành” có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Học
phải đi đôi với hành, có nghĩa là phải vừa học văn hóa, lý thuyết, vừa phải thực hành, vận dụng.
Lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lý thuyết làm kim chỉ nam dẫn đường cho thực hành; lấy thực
hành củng cố, khắc sâu lý thuyết. Lý thuyết không có thực hành là lý thuyết suông, thực hành
không có lý thuyết soi đường sẽ dễ dẫn đến thất bại.
- Cần lên án lối học chay, học vẹt, học thuộc lòng mà không hiểu gì, “chữ chứa đầy bụng” mà
thực hành kém, khi vào đời thì “ngu ngơ” trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”.
- Học đi đôi với hành, biết “theo điều học mà làm” là phương châm, phương pháp học tập đúng
đắn giúp học sinh phát huy tinh thần chủ động trong học tập, mở mang tầm hiểu biết, trở thành
người lao động có kĩ thuật, có khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Cách cho điểm:
- Mức tối đa (3 điểm): Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, lập luận chặt chẽ. Có thể còn một
số lỗi nhỏ về chính tả.
/>
1
- Mức chưa tối đa (2 điểm): Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu nêu trên, các ý chưa thật mạch
lạc. Còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Mức chưa tối đa (1 điểm): Hiểu đề nhưng thiếu nhiều ý cần có hoặc viết lan man, diễn đạt
chưa tốt.
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Viết chưa sát yêu cầu. Mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Mưc không đạt (0 điểm): Sai lạc cả về nội dung và cách thức trình bày bài làm.
Câu 3 (1,5 điểm):
- Em không đồng tình với việc làm của Thuỷ vì Thuỷ có quan niệm sai về con đường lây
truyền HIV/AIDS.(0,5 điểm)
- Nếu em là Hiền em sẽ giải thích cho Thuỷ hiểu AIDS không lây qua tiếp xúc thăm hỏi và
thật an toàn thận trọng trong khi tiếp xúc là được.(0,5 điểm)
- Con đường lây truyền HIV/AIDS(0,5 điểm):
+ Lây truyền qua đường máu
+ Lây truyền qua quan hệ tình dục
+ Lây truyền từ mẹ sang con.
LỊCH SỬ:
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,3 điểm
Câu
Đáp án
1
A
2
C
3
B
4
A
5
C
6
C
7
D
8
B
9
C
10
A
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Nội dung trình bày
Câu 11 Trình bày những thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới trong nửa đầu thế kỉ
(3.0
XX? Ngày nay nhân loại đã và đang có những bước phát triển thần kì về khoa
điểm) học – kĩ thuật, là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình
cần phải làm gì để có thể đóng góp vào sự phát triển của khoa học – kĩ thuật
nước nhà?
a. Thành tựu:
- Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt
được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
- Lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết
tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh có ảnh hưởng lớn với sự ra
đời của nhiều phát minh lớn về vật lí.
- Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất...
đều đạt được những thành tựu to lớn.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã được đưa vào
sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh...
- Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ
rệt.
- Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật: những thành tựu khoa học
đó lại được sử dụng để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt.
b. Học sinh liên hệ: bản thân các em phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức,
học tập chăm chỉ; tham gia các cuộc thi như cuộc thi nghiên cứu khoa học; tiếp
thu những thành tựu về khoa học - kĩ thuật, sử dụng các thành tựu của khoa học
- kĩ thuật với mục đích hòa bình; yêu khoa học, say mê, tìm tòi, sáng tạo...
Điểm
3.0
Câu 12 Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ở nước ta
(3.0
vào cuối thế kỉ XIX? Hãy trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa tiêu
điểm) biểu đó?
3.0
/>
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
2
a. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vào cuối thế kỉ
XIX ở nước ta là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
b. Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
- Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. Ông từng làm
quan trong triều đình Huế... Năm 1885, ông hưởng ứng lời kêu gọi của vua
Hàm Nghi và Tô Thất Thuyết đứng ra mộ quân khởi nghĩa. Lãng đạo còn có
nhiều tướng khác, tiêu biểu là Cao Thắng.
- Địa bàn huyện Hương Khê và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) sau lan rộng nhiều
tỉnh khác: Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình.
- Giai đoạn từ năm 1885-1888, nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, xây dựng cộng
sự, rèn vũ khí, tích lương thực... Lực lượng được chia thành 15 quân thứ... Họ
chế tạo được súng trường kiểu Pháp.
- Giai đoạn từ năm 1888-1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân: nghĩa quân
đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Pháp đã tập trung lực lượng, xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, bao vây, cô
lập nghĩa quân. Chúng mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ chính – Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân chiến đấu gian khổ, lực lượng suy yếu. Phan Đình Phùng hi sinh
(28-12-1895), khởi nghĩa dần tan rã.
- Tuy thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần
vương, có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.
Câu 13 Tường thuật diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873 và trận Cầu Giấy năm
(1.0
1883?
điểm) - Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây.
Ngày 21-12-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của
Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gácni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
- Ngày 19-5-1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai
phục của ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra
đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e.
ĐỊA LÝ:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm- Mỗi câu đúng 0.3 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
a
c
b
a
b
a
c
c
b
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu
Nội dung cần đạt
Câu 1
* Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á:
(1,5đ)
+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu quặng kim loại
màu, dầu mỏ, gỗ....)
+ Nguồn nông phẩm nhiệt đới dồi dào (lúa gạo, cao su, cà phê, cọ
dầu, lạc…)
+ Dân số đông, nguồn lao động rồi dào. Tranh thủ được vốn và công
nghệ của nước ngoài.
Câu 2 a/ Điểm khác nhau giữa hai đồng bằng:
/>
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
0.5
0.5
Điểm
1,5 đ
0,5
0,5
0,5
3
(3,0 đ)
Câu 3.
(2,5 đ)
* Đồng bằng sông Hồng:
- Diện tích nhỏ hơn (chỉ 15.000 km2).
- Địa hình cao hơn
- Có hệ thống đê lớn dài 2700 km để ngăn lũ
- Đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô trũng không được bồi đắp phù sa tự
nhiên.
* Đồng bằng sông Cửu Long:
- Diện tích lớn hơn (40.000 km2)
- Địa hình thấp hơn (cao trung bình 2-3 m so với mực nước biển)
- Không có đê lớn để ngăn lũ.
- Thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ. Có các vùng trũng rộng lớn bị ngập
sâu: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc- Hà Tiên – Rạch
Giá)
b. Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ, hẹp và kém phí nhiêu
vì:
- Bị các dãy núi lan ra sát biển chia cắt,
- Sông ngòi ngắn dốc nên vai trò bồi đắp phù sa cho đồng bằng là không
đáng kể.
a. Vẽ biểu đồ:
- Học sinh vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường: Lượng mưa vẽ bằng cột, nhiệt
độ vẽ bằng đường (biểu đồ khác không cho điểm)
- Vẽ chính xác, đẹp
- Có chú thích và tên biểu đồ đúng (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,5 đ).
b. Giải thích: từ tháng 10 đến tháng 4, ở Hà Nội có nhiệt độ giảm mạnh và
lượng mưa thấp là do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
1,0 đ
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0 đ
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0 đ
0,5
0,5
2,0 đ
0,5 đ
------Hết--------
/>
4