Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI MỘT TRẠI NUÔI GÀ GIA CÔNG THEO HƯỚNG VietGAHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

LÊ ANH TÌNH

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI MỘT
TRẠI NUÔI GÀ GIA CÔNG THEO HƯỚNG VietGAHP
Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ TRÀ AN

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ ANH TÌNH
Tên luận văn: ”KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI MỘT TRẠI NUÔI GÀ
GIA CÔNG THEO HƯỚNG VietGAHP”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ngày

tháng



năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

TS. VÕ THỊ TRÀ AN

ii


LỜI CÁM ƠN
Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày nay, tôi đã nhận được sự
yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của nhiều người.
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ kính yêu và gia đình
của mình, đã trải qua bao khó khăn và vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã truyền
đạt kiến thức là hành trang giúp tôi vào đời, luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, cô chú và anh em trong trại gà đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Thị Trà An cô giáo hướng dẫn
trực tiếp khóa luận tốt nghiệp này, đã dành nhiều thời gian quý báu và tận tình giúp
tôi hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Thú Y 33 đã chia sẻ, giúp đỡ và hỗ
trợ cho tôi trong suốt quá trình hoc tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc gia đình quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với cô Trà An và những người thân yêu nhất của tôi
thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Lê Anh Tình

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và một số bệnh thường
gặp trên gà Lương Phượng tại một trại nuôi gà gia công theo hướng VietGAHP”.
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012 tại trại gà của ông
Nguyễn Minh Tuấn địa phận xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
tiến hành khảo sát đàn gà Lương Phượng (4000 con) nuôi trên chuồng nền từ một
ngày tuổi đến xuất chuồng. Kết quả như sau.
Kết quả đánh giá cho thấy trại được đánh giá loại: B theo tiêu chuẩn
VietGAHP
Trọng lượng bình quân qua 8 tuần lần lượt: 111 g; 248 g, 435 g; 550 g;
697 g; 953 g; 1280 g; 1414 g. Trọng lượng trống từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 lần
lượt: 809 g; 1175 g; 1440 g; 1630 g. Trọng lượng mái từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8
lần lượt: 660 g; 896,6 g; 1150 g; 1263,3 g. Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) từ tuần
1 đến tuần 8 lần lượt: 10,34; 19,57; 26,71; 16,42; 16,42; 36,57; 46,71; 19,24. Tăng
trọng bình quân là 24 g/con/ngày. Hệ số chuyển biến thức ăn (FCR) qua các tuần
lần lượt là: 1,42; 1,44; 1,58; 3,43; 2,03; 1,84; 4,46. FCR chung là: 2,45. Tỷ lệ chết
chung là: 7,6 % Tỷ lệ loại thải chung: 1,41 %
Trong quá trình khảo sát có 6 nghi bệnh xảy ra tại trại cụ thể là: thương hàn
gà, hô hấp mãn tính (CRD), hô hấp mãn tính kết hợp với E. coli (CCRD), cầu trùng,
Gumboro, Newcastle.
Từ ngày tuổi thứ 30, có 2 nghi bệnh hô hấp mãn tính kết hợp với E. coli
(CCRD) và Newcastle thể hiện khá rõ trên đàn gà khảo sát cả đại thể lẫn vi thể.


iv


MỤC LỤC

TRANG
TRANG TỰA.............................................................................................................. v
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về giống gà Lương Phượng................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc .......................................................................................................... 3
2.1.2 Ngoại hình .......................................................................................................... 3
2.2 Sơ lược về trại ....................................................................................................... 3
2.2.1 Cơ sở vật chất ..................................................................................................... 3
2.2.2 Phương thức chăn nuôi....................................................................................... 4
2.2.3 Biện pháp tiêu độc khử trùng ............................................................................. 4
2.2.4. Vệ sinh sát trùng................................................................................................ 4
2.2.5 Nuôi dưỡng......................................................................................................... 4


v


2.2.5.1 Giai đoạn úm ................................................................................................... 4
2.2.5.2 Giai đoạn nuôi thịt ........................................................................................... 5
2.2.6 Quy trình tiêm phòng vắc xin ............................................................................ 6
2.3 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa gia cầm ....................................................... 6
2.3.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở gà ............................................................................ 6
2.3.2 Quá trình tiêu hóa thức ăn ở các cơ quan tiêu hóa ............................................. 6
2.3.2.1 Mỏ và xoang miệng......................................................................................... 6
2.3.2.1.1 Mỏ ................................................................................................................ 6
2.3.2.1.2 Xoang miệng ................................................................................................ 7
2.3.2.2 Thực quản và diều ........................................................................................... 7
2.3.2.3 Dạ dày ............................................................................................................. 7
2.3.2.3.1 Dạ dày tuyến ................................................................................................ 7
2.3.2.3.2 Dạ dày cơ ..................................................................................................... 7
2.3.2.4 Ruột: gồm ruột non và ruột già. ...................................................................... 8
2.3.2.4.1 Ruột non: gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng ....................................... 8
2.3.2.4.2 Ruột già ........................................................................................................ 8
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà ............. 8
2.4.1 Dinh dưỡng......................................................................................................... 8
2.4.1.1 Thức ăn............................................................................................................ 8
2.4.1.2 Nước uống ....................................................................................................... 9
2.4.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ................................................................................... 9
2.4.2.1 Nhiệt độ ........................................................................................................... 9
2.4.2.3 Thông thoáng ................................................................................................10
2.4.2.4 Mật độ nuôi ...................................................................................................10

vi



2.4.2.5 Ánh sáng……………………………………………………………………10
2.5 Các bệnh thường gặp trên gà...............................................................................11
2.5.1 Bệnh dịch tả (Newcastle Disease, ND) ............................................................11
2.5.2 Bệnh thương hàn gà .........................................................................................12
2.5.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD do Mycoplasma gallisepticum) .........................12
2.5.4 Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disese, IBD) .............................................13
2.5.5 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis, IB) .......................13
2.5.6 Bệnh cầu trùng .................................................................................................14
2.6 Đánh giá theo tiêu chuẩn VietGAHP tại trại.......................................................14
2.6.1 Các chỉ tiêu .......................................................................................................14
2.7 Tóm tắt các nghiên cứu về năng suất gà Lương Phượng ....................................18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................20
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................20
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm và Đối tượng khảo sát.......................................................................20
3.2 Nội Dung .............................................................................................................20
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................20
3.3.1 Đánh giá tiêu chuẩn VietGAHP tại trại ...........................................................20
3.3.2 Khảo sát sự tăng trưởng của đàn gà .................................................................21
3.3.2.1 Dụng cụ .........................................................................................................21
3.3.2.2 Phương pháp theo dõi sức tăng trưởng cùa đàn ............................................21
3.3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ...............................................................22
3.3.3 Ghi nhận một số bệnh thường gặp trên đàn gà khảo sát ..................................22
3.3.3.1 Dụng cụ mổ khám. ........................................................................................22

vii



3.3.3.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................22
3.3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................24
3.3.3.4 Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên gà bệnh từ 30 ngày tuổi đến khi
xuất chuồng ...............................................................................................................24
3.3.3.4.1 Dụng cụ ......................................................................................................24
3.3.3.4.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................24
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................25
4.1 Đánh giá tiêu chuẩn vietGAHP tại trại ...............................................................25
4.2 Sự tăng trưởng của đàn gà...................................................................................36
4.2.1 Trọng lượng bình quân .....................................................................................36
4.2.2 Trọng lượng trống và mái ................................................................................37
4.2.3 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) ...................................................................38
4.2.4 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................39
4.3 Ghi nhận một số bệnh thường gặp trên gà ..........................................................41
4.3.1 Tỷ lệ chết ..........................................................................................................41
4.3.2 Tỷ lệ loại thải ...................................................................................................42
4.3.3 Tần số xuất hiện của triệu chứng và bệnh tích trên đàn gà khảo sát thể hiện
qua bảng sau ..............................................................................................................43
4.3.4 Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên gà bệnh. ...........................................48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................52
5.1 Kết luận ...............................................................................................................52
5.2 Đề nghị ................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….56

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ac:

Acceptable

BNNPTNT:

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

CRD:

Chronic Respiratory Disease

F:

Fail

HSCBTĂ:

Hệ số chuyển biến thức ăn

IBD:

Infectious Bronchitis Disease

GAHP:

Good Animal Husbandry Practice

LTĂTN:


Lượng thức ăn thu nhận

Mi:

Minor

Ma:

Major

ND:

Newcastle Disease

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

Se:

Serious

TB:

Trung bình

TLBQ:

Trọng lượng bình quân


TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Quy trình chủng ngừa vắc xin tại trại gà của ông Nguyễn Minh Tuấn ....... 6 
Bảng 2.2 Nhiệt độ nuôi dưỡng thích hợp theo ngày tuổi gà ....................................... 9 
Bảng 2.3 Mật độ nuôi qua các kiểu chuồng. .............................................................10 
Bảng 2.4 Giờ chiếu sáng qua các tuần tuổi ...............................................................11
Bảng 2.5 Khối lượng cơ thể chuẩn cần đạt và lượng thức ăn hằng ngày/con của gà
Lương Phượng qua 8 tuần…………………………………………………………18
Bảng 3.1 Hướng dẫn phân loại kết quả đánh giá cơ sở chăn nuôi ............................21 
Bảng 4.1 Đánh giá tiêu chuẩn VietGAHP tại trại .....................................................25 
Bảng 4.2 Trọng lượng gà qua các tuần tuổi ..............................................................36 
Bảng 4.3 Trọng lượng trống mái qua các tuần..........................................................37 
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối của đàn gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)...............39 
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn của đàn gà qua các tuần tuổi (kg TĂ/kg TT) .40 
Bảng 4.6 Tỷ lệ chết của đàn gà qua các giai đoạn tuổi. ............................................41 
Bảng 4.7 Tỷ lệ loại thải của đàn gà khảo sát qua các tuần........................................43 
Bảng 4.8 Tần số xuất hiện của triệu chứng và bệnh tích trên đàn gà khảo sát .........46 
Bảng 4.9 Kết quả xét nghiệm vi thể trên gà bệnh………………………………….48

x



DANH SÁCH CÁC HÌNH 
HÌNH………………………………………………………………………………………..TRANG

Hình 4.1 Triệu chứng gà con bị tiêu chảy phân trắng nghi bệnh thương hàn gà........44 
Hình 4.2 Bệnh tích đại thể gà bị sặc cám (trái) và cầu trùng (phải)...............................45 
Hình 4.3 Triệu chứng và bệnh tích gà bị CRD + E.coli ....................................................47 
Hình 4.4 Bệnh tích đại thể khí quản (trái) và vi thể (phải) gà bị bệnh CCRD.. ..........49 
Hình 4.5 Bệnh tích đại thể ruột (trái) và vi thể (phải) gà bị bệnh CCRD.....................49 
Hình 4.6 Bệnh tích đại thể phổi (trái) và vi thể (phải) gà bị bệnh CCRD. ...................49 
Hình 4.7 Bệnh tích đại thể tim (trái) và vi thể (phải) gà bị bệnh CCRD.. ....................50 
Hình 4.8 Vi thể Túi khí gà bị ND............................................................................................50 
Hình 4.9 Bệnh tích đại thể phổi gà (trái) và vi thể (phải) gà bị ND...............................50 
Hình 4.10 Bệnh tích đại thể gan (trái ) và vi thể (phải) gan gà bị ND. .........................51 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Theo số liệu thông kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về tình
hình chăn nuôi trong cả nước thì tính đến 1/4/2011: Đàn heo cả nước có 26,3 triệu
con giảm 3,71 % so với cùng kỳ, đàn gia cầm có 293,7 triệu con tăng 5,87 % so
cùng kỳ, đàn trâu bò đạt 8,5 triệu con giảm 4,6 % so cùng kỳ. Như vậy ngành chăn
nuôi nước ta muốn phát triển theo hướng bền vững là rất khó khăn.
Chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam, sản phẩm gia
cầm, đặc biệt là thịt gà là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho
con người. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm ở Vệt Nam khá

phát triển, từ năm 2004 tổng đàn gia cầm của cả nước chỉ đạt 254 triệu con thì đến
1/4/2011 tổng đàn gia cầm của cả nước đạt có 293,7 triệu con tăng gần 15 %. Mặc
dù vậy, ở Đồng Nai nói riêng, do điều kiện kinh tế chưa đầy đủ nên các trại nuôi gia
công gia cầm ở Đồng Nai hầu như trang bị rất đơn giản cộng với nước ta nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nên chăn nuôi gà theo hướng công
nghiêp với mật độ cao là vô cùng khó khăn, bệnh tật xảy ra thường xuyên gây hại
nghiêm trọng cho tâm lí các chủ trại.
Để có thể quản lý được chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn
cho sản xuất và cộng đồng, đặc biệt trong tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 tiềm ẩn
như hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cần thiết tổ chức ngành chăn nuôi
gia cầm theo hướng tập trung, khép kín. Một trong những hướng đi hiện nay là nuôi
gà theo hướng VietGAHP: “GAHP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: ‘Good Animal
Husbandry Practice’ có nghĩa là: Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt. GAHP bao gồm
các thủ tục và quy trình được áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo con vật được

1


nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu đặt ra về chất lượng và an toàn đối với sản
phẩm chăn nuôi. Quy trình mô tả các phương pháp, trang thiết bị, dụng cụ và các
biện pháp kiểm soát đối với động vật nuôi. GAHP là một chương trình tiên quyết
đối với kế hoạch sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng cao”.
Từ thực tế đó, theo yêu cầu của trại chăn nuôi của ông Nguyễn Minh Tuấn
được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, dưới sự hướng dẫn của TS.Võ Thị Trà An chúng tôi tiến hành đề tài ”KHẢO
SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI MỘT TRẠI NUÔI GÀ GIA CÔNG THEO
HƯỚNG VietGAHP”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích

Đánh giá năng suất của đàn gà qua việc so sánh với các tiêu chuẩn và một số
bệnh thường gặp trên gà Lương Phượng để có cái nhìn tổng thể về tình hình vệ sinh
và dịch bềnh tại một trại mẫu nuôi gà nuôi theo hướng VietGAHP.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận số liệu của một số chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất
Ghi nhận số lượng và mổ khám bệnh tích gà chết dựa vào triệu trứng, bệnh
tích đưa ra hướng chẩn đoán bệnh gì và ghi nhận cách điều trị tại trại trong quá trình
nuôi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về giống gà Lương Phượng
2.1.1 Nguồn gốc
Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ vùng ven sông Lương Phượng thuộc tỉnh
(Quảng Tây - Trung Quốc). Đây là giống gà thịt lông màu do thành phố Nam Ninh
(Quảng Tây - Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn mười năm nghiên cứu sử
dụng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng là
giống gà kiêm dụng, được du nhập nước ta năm 1997 và hiện nay đang được ưa
chuộng.
2.1.2 Ngoại hình
Gà Lương Phượng có màu lông đa dạng: gà con có màu lông nâu đen hoặc
tro có đốm, nâu, nâu nhạt. Con trống lúc trưởng thành có màu lông nâu đỏ, điểm
mút của lông cánh, lông đuôi và lông cổ có màu đen, ngực nở, chân vàng hoặc xám
nhạt. Con mái có lông màu nâu có đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, điểm mút lông
đuôi có màu đen, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa, mỏ và chân có màu vàng nâu
hay xám. Gà Lương Phượng có phẩm chất thịt thơm dai, vị đậm và tỷ lệ phần thịt có
giá trị cao.

2.2 Sơ lược về trại
2.2.1 Cơ sở vật chất
Tổng diện tích của trại gà của ông Nguyễn Minh Tuấn là: 6000
có 2000

là chuồng trại 600

trong đó

bao gồm nhà ở cho công nhân, kho vật tư, kho

đựng trấu, kho đựng phân, nhà cho cán bộ thú y, khu vệ sinh, trại có tường rào bằng
kẽm bao xung quanh, có hố sát trùng chỗ cổng, cổng luôn đóng kín chỉ người có
phận sự mới được vào.

3


2.2.2 Phương thức chăn nuôi
Sản xuất công nghiệp gà thịt thương phẩm, bố trí chăn nuôi theo từng dãy,
mỗi dãy có công nhân chăm sóc riêng. Thực hiện sản xuất “cùng vào cùng ra” sau
khi xuất bán gà, chuồng để trống từ 15 ngày đến 1 tháng.
2.2.3 Biện pháp tiêu độc khử trùng
Trại có hố tiêu độc khử trùng tại cổng ra vào khu vực chăn nuôi: sử dụng
Stéron, đối với khách tham quan hay liên hệ công tác trước khi vào trại để kiểm tra
trại hay lấy phân, hoặc chuyên chở trấu vào trại. Thì trước tiên phải qua hố sát trùng
và được phun lại sát trùng bằng vòi phun tự động một lần nữa trước khi vào trại.
Tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi định kỳ 01lần/tuần, hóa chất
sử dụng Stéron.
2.2.4. Vệ sinh sát trùng

Chuồng được rửa sạch thật kỹ, phơi khô và sát trùng lần thứ nhất bằng nước
vôi, sau 2 ngày tiếp tục phun sát trùng bằng Formol 3 %, 2 - 3 lần để khô chuồng
trước khi thả gà 1 - 2 ngày phun tẩy uế bằng dung dịch Formalin 3 % và thả bạt che
lại. Sau đó, đưa chất độn chuồng (trấu) vào, chất độn chuồng khô ráo, không mốc
và đã được tiêu độc. Toàn bộ máng ăn, máng uống, rèm che, cót quay, chúp sưởi
đều rửa và sát trùng kỹ trước khi nhập gà.
2.2.5 Nuôi dưỡng
Gà được nuôi thành 2 giai đoạn nuôi úm và giai đoạn nuôi thịt
2.2.5.1 Giai đoạn úm
Tiêu chuẩn quản lý gà con 0 – 3 tuần tuổi: diện tích ô úm
4m×4m=16

/1000 gà, khay ăn: 100 con/khay ăn, bình uống 4 lít: 100 con/bình

Chuẩn bị trước khi úm gà:
Trước khi nhập gà, để nước pha glucose, vitamin C vào nước cho gà uống.
Liều pha: 50g đường + 1 g vitamin C trong 1lít nước. Sau khi, gà uống nước đầy đủ
tiến hành đổ cám cho gà ăn. Cho ăn lượng ít, số lần nhiều, giữ thức ăn khô sạch
ngày sàn thức ăn 4 - 5 lần để loại phân và chất độn chuồng.

4


Quản lý sưởi ấm cho gà con.
Theo sự ghi nhận tại trại thì trại sưởi ấm gà như sau: cứ 1000 gà có 4 bóng
đèn 65w + 1 đèn gas treo cao 1,2 m và độ nghiêng của đèn là 30 độ/mặt nền
chuồng. Trấu lót nền chuồng dày khoảng 5 – 10 cm trong quầy úm, màn che quầy
úm có 2 lớp xung quanh đóng kính hết, màn bên trong phía trên hở một ít để khí ga
thoát ra. Hằng ngày thường xuyên theo dõi kiểm tra theo dõi nhiệt độ chân gà sau
2h nếu thấy lạnh phải đặt gà dưới chum sưởi, theo ghi nhận thì gà lúc 1 - 3 ngày

tuổi nhiệt độ dao động trong khoảng 35 -

C, từ ngày tuổi thứ 4 - 7 ngày tuổi thì

bình quân nhiệt độ dao động trong khoảng 33 động 33 -

C, 8 - 14 ngày nhiệt độ dao

C, từ ngày 15 - 21 ngày tuổi nhiệt độ dao động 30 -

. Cứ 4 ngày

lai nới rộng quầy úm ra 1 lần, đến 21 ngày thì bỏ quầy úm.
Cần lưu ý quan sát nhiệt độ chuồng gà:
Nếu gà tụm lại xung quanh quầy, xa chụp sưởi, là do không khí ngột ngạt
hoặc gió lùa, cần kiểm tra quầy úm cẩn thận.
Nếu gà tụm lại giữa chụp sưởi là gà bị rét, thiếu nhiệt sưởi vì vậy cần hạ thấp
chụp sưởi cho hợp lý.
Nếu gà tản vòng quanh chụp sưởi là do nhiệt độ quầy úm quá nóng cần nâng
cao chụp sưởi hoặc tắt đèn.
2.2.5.2 Giai đoạn nuôi thịt
Giai đoạn này gà được cho ăn một ngày 2 lần: sáng 6h đổ cám 1 lần, chiều
5h đổ cám 1 lần, lưu ý buổi chiều đổ nhiều hơn buổi sáng và phải cho hết cám trong
khoảng 2 tiếng trước khi đổ cám mới. Nước uống cho uống tự do bằng máng nước
tự động. Hằng ngày gà luôn được uống thuốc bổ, điện giải liên tục cho đến lúc gần
bán 1 tuần gà sẽ được thúc bằng cách cho uống thêm đường glucose, vitamin B1 và
Sequ - Vit, còn thuốc bổ Vitalyte, Soluble ADE, Bcomlex + K3 + C, điện giải vẫn
cho uống như vậy.

5



2.2.6 Quy trình tiêm phòng vắc xin
Bảng 2.1 Quy trình chủng ngừa vắc xin tại trại gà của ông Nguyễn Minh Tuấn
Ngày tuổi

Loại vắc xin (Intervet)

Đường cấp

5

Nobilis Ma5 + Clone 30 (ND + IB)

Nhỏ mắt

16

Nobilis Gumboro 228E

Uống

21

Nobilis IB H210

Uống

32


Nobilis ND Clone 30

Uống

2.3 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa gia cầm
Ở gia cầm nói chung và gà nói riêng có đặc điểm tăng trọng nhanh và đẻ
trứng nhiều (gia cầm công nghiệp), do vậy cần luôn có thức ăn đi qua đường tiêu
hóa và tiêu hóa nhanh để kiệp thời cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trọng và
đẻ trứng. Do đó, cơ quan tiêu hóa của gia cầm khác với cơ quan tiêu hóa của động
vật ăn cỏ và dạ dày đơn (heo, chó, thỏ) (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở gà
Cơ quan tiêu hóa gia cầm bao gồm mỏ, xoang miệng, thực quản, diều, dạ dày
tuyến, dạ dày cơ, lá lách, gan, túi mật, tuyến tụy, tá tràng, ruột non, manh tràng
(ruột thừa), ruột già, hậu môn. Mỗi bộ phận cấu tạo có chức năng riêng, hoặc hỗ trợ
cho nhau trong quá trình tiêu hóa (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.2 Quá trình tiêu hóa thức ăn ở các cơ quan tiêu hóa
2.3.2.1 Mỏ và xoang miệng
2.3.2.1.1 Mỏ
Gia cầm có mỏ nhọn được bao bọc bởi một lớp sừng cứng, thích hợp cho
việc mổ, rỉa, lấy thức ăn trên cạn. Mỏ có 3 tác dụng: vừa để lấy thức ăn, vừa đề
kiềm giữ khi tiến hành giao phối, vừa làm vũ khí để chiến đấu tự vệ. Cũng chính vì
lẽ đó, khi nuôi gà theo hướng công nghiệp, mật độ cao, những sơ xuất trong kỹ
thuật như khẩu phần thiếu protein, thiếu muối, thiếu chất xơ…. có thể dẫn đến cắn
mổ lẫn nhau gây tổn thất cho nhà chăn nuôi (Lâm Minh Thuận, 2004).

6


2.3.2.1.2 Xoang miệng
Trong xoang miệng có lưỡi và hệ thống tuyến nước bọt. Hệ thống tuyến

nước bọt phân tiết ra một lượng nước bọt ở gà trưởng thành trung bình khoảng 12ml
trong một ngày đêm (biến động từ 7 – 25 ml tùy theo tính chất và lượng thức ăn ích
hay nhiều). Độ pH của tuyến nước bọt gia cầm khoảng 6,75. Thức ăn được bôi trơn
bằng các dịch nhầy ở khoang miệng, do tuyến nước bọt tiết ra, trong nước bọt có
enzyme tiêu hóa tinh bột nhưng hoạt động yếu ớt. Sau khi thức ăn được tẩm nước
bọt nó được chuyển nhanh xuống diều, qua đường thực quản (Lâm Minh Thuận,
2004).
2.3.2.2 Thực quản và diều
Thực quản có lớp niêm mạc nhày, gấp nếp, tiết dịch và làm trơn viên thức ăn
và đẩy nó xuống diều, diều có chức năng lưu giữ thức ăn và tiết ra một ít dịch diều
từ các tuyến nhày của thành phía trên tiếp giáp với thực quản. Dịch thực quản và
diều có thành phần tương tự nước bọt, có chứa musin và amylase giúp tinh bột trong
thức ăn thủy phân thành đường, trong diều gia cầm độ pH dao động 4,5 - 5,8 (Lâm
Minh Thuận, 2004).
2.3.2.3 Dạ dày
Gồm 2 phần là dạ dày tuyến và dạ dày cơ, thức ăn từ diều vào dạ dày tuyến
rồi sau đó đến dạ dày cơ.
2.3.2.3.1 Dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến là dạng ống ngắn với vách dày, nối với dạ dày cơ bằng một eo
nhỏ. Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa có thành phần tương tự dịch vị chủ yếu là axit
chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch tăng lên khi sức đẻ trứng tăng và giảm khi
gia cầm thay lông.
2.3.2.3.2 Dạ dày cơ
Dạ dày cơ dạng đĩa với 2 khối cơ dày, chắc cùng với lớp niêm mạc gồm lớp
biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức năng cơ học rõ
rệt là nghiền nát thức ăn và trộn đều chung với dịch vị, enzyme và vi khuẩn trong
thức ăn thúc đẩy tiêu hóa thức ăn triệt để hơn (Lâm Minh Thuận, 2004).

7



2.3.2.4 Ruột: gồm ruột non và ruột già.
2.3.2.4.1 Ruột non: gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng
Tá tràng, với tác động của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật, các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được phân giải thành những phân tử có kích thước nhỏ nhất
như axit amin, triglycerit, đường đơn …
Không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống mật đến nơi có vết tích của túi
lòng đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi manh tràng. Ruột non có lớp niêm
mạc dày đặc và hệ thống nhung mao li ti có chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
(Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.2.4.2 Ruột già
Ruột già của gia cầm gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Vai trò tiêu
hóa của manh tràng còn nhiều điều chưa rõ. Tuy vậy, sự có mặt của hệ vi sinh vật
như Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột…. cho thấy manh tràng có
sự tiêu hóa protein, gluxit và lipit. Một lượng nhỏ chất xơ được tiêu hóa ở manh
tràng nhờ hệ vi sinh vật. Động tác thải phân ở gia cầm là kết quả phối hợp giữa sự
co bóp của các túi khí bụng dồn ép gây co bóp cơ vòng trực tràng để đẩy phân ra
ngoài (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà
2.4.1 Dinh dưỡng
Với đặc điểm sinh học như thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạnh, tốc
độ tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, hô hấp mạnh, linh hoạt và rất
nhạy cảm với môi trường nên dinh dưỡng cho gia cầm cần cân đối, không thiếu,
không dư thừa, thức ăn hợp với trạng thái sinh lý và tình trạng năng suất của chúng
(Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.1.1 Thức ăn
Gà cần được cho ăn ngay từ lúc một ngày tuổi để kích thích sự phát triển của
bộ máy tiêu hóa. Nếu như trong tuần đầu tiên gà không được cho ăn đúng với khẩu
phần quy định thì chúng sẽ không phát triển tốt trong những tuần tiếp theo sau đó.
Trong 5 ngày tuổi đầu tiên, các cơ quan thiết yếu giúp cho sự tăng trưởng và đề


8


kháng của gà sẽ phát triển nhanh nhất. Nếu không cho gà ăn tốt trong giai đoạn này
những cơ quan này sẽ kém phát triển, từ đó trong các giai đoạn nuôi dù có cố gắng
chăm sóc tốt thì tăng trọng gà cũng không được cải thiện và không đạt năng suất
cao.
2.4.1.2 Nước uống
Nước uống không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình trao đổi chất. Nước chiếm tỷ lệ 55 – 75 % trong cơ thể gia cầm.
Nước tham gia trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hóa. Thức ăn
của gia cầm, đặc biệt của gà là thức ăn khô chỉ chứa 8 – 12 % nước vì vậy gà phải
được uống nước tự do, liên tục hằng ngày (Lâm Minh Thuận, 2004). Nước uống
phải sạch, hằng ngày phải được uống thoải mái. Gà nuôi thịt tiêu thụ nước gấp 2 lần
lượng thức ăn, vào mùa nóng tăng gấp 3 lần lượng thức ăn. Phải kiểm tra nguồn
nước thường xuyên qua các chỉ tiêu vi sinh khoáng (chủ yếu là sắt). Nếu vượt tiêu
chuẩn quy định phải sử lý vệ sinh nguồn nước uống.
2.4.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
2.4.2.1 Nhiệt độ
Gia cầm trưởng thành có thân nhiệt dao động trong khoảng 40,6 đến
C. Da của gà không có tuyến mồ hôi vì vậy gà thoát nhiệt thực hiện khi gà hô
hấp. Khi nhiệt độ từ

C trở lên, gà ăn ít và uống nước nhiều, sức sản xuất của

đàn gà giảm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Bảng 2.2 Nhiệt độ nuôi dưỡng thích hợp theo ngày tuổi gà
Ngày tuổi


Nhiệt độ

1 - 3 ngày

35 -37 0C

4 - 7 ngày

33 -35 0C

8 - 14 ngày

30 -32 0C

15 - 21 ngày

28 -30 0C

Không khí lạnh và ẩm thúc đẩy quá trình mất nhiệt do đối lưu hoặc truyền
dẫn. Không khí ấm và ẩm tránh được sự mất nhiệt. Do vậy việc điều chỉnh thân

9


nhiệt của gà con trong nhiều trường hợp gặp sự bất lợi do môi trường thay đổi. Từ
50 – 60 % độ ẩm trong chuồng được sinh ra do sự hô hấp của gà (và có thể hạn chế
được nhờ sự thông gió)
2.4.2.3 Thông thoáng
Trong quá trình hô hấp gia cầm hấp thụ oxi và thải khí cacbonic nên trong
chuồng nuôi hàm lượng oxi giảm đi, đồng thời với sự gia tăng của khí cacbonic, hơi

nước. Quá trình lên men phân hủy phân và chất độn chuồng cũng sinh ra một số khí
như ammoniac, methan, hydrosulfit và một số chất khí có hại khác, vì vậy việc
thông thoáng trao đổi khí trong chuồng nuôi là rất quan trọng. Trong các khí độc
trong chuồng nuôi thì ammoniac đáng lưu ý hơn cả, khi nồng độ khí ammoniac lên
đến 15ppm gây cay mắt, chảy nước mắt cho người, tác động xấu đến gia cầm (Lâm
Minh Thuận, 2004).
2.4.2.4 Mật độ nuôi
Mật độ nuôi phù hợp giúp gia cầm giảm được lây lan bệnh tật, tăng khả năng
tiêu thụ thức ăn (Đào Đức Long, 2002).
Mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phương thức nuôi của từng
nước.
Bảng 2.3 Mật độ nuôi qua các kiểu chuồng.
Nuôi nền thông
Tuần tuổi

thoáng tự nhiên

Nuôi lồng

như nước ta
(con/

(con/

)

)

Nuôi nền chuồng kín
(điều hòa tiểu khí hậu

tự động) (con/

)

0-8

11 - 20

10 - 25 (gà nhỏ)

15 - 30 (lúc < 2 tuần

9 - 18

8-9

9 - 10

9 – 10

Sau 18 tuần tuổi

3,5 - 4,0

5-6

5–6

(Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1995)
2.4.2.5 Ánh sáng

Những ngày tuổi đầu gà còn mắt yếu, nên cường độ chiếu sáng cần cao để gà
dễ tìm thức ăn, nước uống. Khi dùng đèn sưởi bóng mờ, hoặc bóng hồng ngoại,

10


phải chú ý dùng đèn chiếu sáng. Công suất 4 watt/
thứ 2 - tuần thứ 18 Công suất 1,5watt/

nền chuồng 40 (lux), từ tuần

nền (10lux).

Bảng 2.4 Giờ chiếu sáng qua các tuần tuổi
Tuần tuổi

Tổng giờ chiếu sáng/ngày đêm

1

22 - 23

2

20

3

18


4

16

5

14

6

12

7

10

8 - 18

9

2.5 Các bệnh thường gặp trên gà
2.5.1 Bệnh dịch tả (Newcastle Disease, ND)
Là do một virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Đặc điểm chủ yếu của
bệnh là gây xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
Gà ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, diều chướng không tiêu, khó thở, phân có
màu trắng ngà, loãng, lẫn xanh. Mào, tích, tai, tím bầm, nhiệt độ cơ thể cao. Vài
ngày sau tỷ lệ chết rất cao: 50 - 90 %, có khi là 100 % (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
Bệnh Newcastle hiện nay chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên nên cung cấp các
chất điện giải và vitamin để nâng cao sức đề kháng. Dùng kháng sinh để chống các

vi khuẩn kế phát như E. coli….
Vệ sinh tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên, chăm sóc nuôi
dưỡng tốt, dùng vắcxin phòng bệnh Newcastle (ND). Nobilis ND la-Sota dùng cho
gà 1 ngày tuổi bằng phương pháp phun sương. Ngoài ra còn có các vắcxin NewBronz TM (Fort Dodge).

11


2.5.2 Bệnh thương hàn gà
Do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Triệu chứng của bệnh thường gặp
là lòng đỏ không tiêu, gà lớn hơn thường tiêu chảy phân trắng, gà đẻ giảm sản
lượng trứng, trứng lẫn máu, vỏ xù xì.
Gà bệnh bị viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, gan sưng bở,
có những đốm hoại tử, lách, thận sưng lớn, viêm màng bụng, màng bao quanh gan,
màng ngoài tim, ruột viêm hoại tử, có thể có loét.
Để phòng bệnh vệ sinh thú y cần chặt chẽ, cần chú ý đến vệ sinh của trạm ấp,
trứng ấp, khay, máy ấp và máy nở phải được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông
formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần), có thể dùng vắcxin Gallivac Se cung cấp trong
nước uống, ngoài ra còn có Nobilis SG9R…..
Dùng kháng sinh để điều trị nhưng chỉ làm giảm tỷ lệ chết mà không tiêu diệt
căn bệnh một cách hoàn toàn kháng sinh có thể sử dụng là streptomycine, nhóm
tetrcycline, enrofloxacin……
2.5.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD do Mycoplasma gallisepticum)
Bệnh mãn tính do Mycoplasma kí sinh nội bào gây ra. Bệnh có thể lây qua
trứng do tiếp xúc trực tiếp vi khuẩn này làm tổn thương lớp lông rung niêm mạc
đường hô hấp và tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập (E.coli, IB, ND) hoặc
các yếu tố stress như mật độ, độ thông thoáng kém, nhiều khí độc.
Trên gà bệnh có biểu hiện âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho, viêm kết
mạc mắt, gà ốm, tiêu thụ thức ăn giảm. Trên gà dò, bệnh thường nổ ra giữa 4 – 8
tuần tuổi với triệu chứng thường nặng hơn những gà trưởng thành và do chúng kết

hợp với các mầm bệnh khác, đặc biệt là E. coli (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Bệnh tích thường thấy là mắt sưng, túi khí viêm, nặng thì có màng fibrin,
niêm mạc thanh, khí phế quản xuất huyết, chứa dịch viêm, sưng khớp.
Có thể phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại và trang thiết bị định kỳ.
Sử dụng vắc xin phòng bệnh do Mycoplasma: Nobilis MG6/85 (intrevet Schering
Plough), F vax MG….

12


2.5.4 Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disese, IBD)
Bệnh do RNA virus gây ra cho gà ở các lứa tuổi nhưng mẫn cảm nhất là gà
3 - 6 tuần tuổi. Virus xâm nhập qua trứng, thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc sẽ tấn
công và làm suy yếu hệ thống miễn dịch (nhất là túi Bursa). Virus này đề kháng cao
với nhiều chất sát trùng như ether, chloroform, iodine.
Thời gian ủ bệnh 2 - 3 ngày, tỷ lệ mắc bệnh cao 20 - 100 %, tỷ lệ chết 4 - 8
% có thể lên tới 37,6 % (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, run rẩy, đi đứng loạng choạng. Gà thường tự mổ
vào lỗ huyệt và cắn mổ lẫn nhau. Gà uống nhiều nước. Tiến trình của bệnh 7 - 8
ngày. Gà chết tối đa vào ngày thứ 3 - 4 của bệnh (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Bệnh tích đại thể thường là mất nước do tiêu chảy, xuất huyết cơ đùi, cơ
ngực, cơ cánh; xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến chỗ tiếp giáp giữa dạ dày
tuyến và dạ dày cơ, viêm túi fabricius (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Phòng bệnh bằng vắc xin: Nobilis Gumboro D78, 228E (Intervet Schering
Plough), Bursine K (Fort Dodge), Bur 706, ....
2.5.5 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis, IB)
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, hết sức lây lan của gà gây rối loạn
nghiêm trọng đường hô hấp, làm viêm thận và giảm sản lượng trứng
Căn bệnh do 1 RNA virus thuộc họ Coronaviridae. Virus này thường xâm
nhập qua đường hô hấp, tấn công khí phế quản, phổi, buồng trứng và thận gây ra

những triệu chứng, bệnh tích trên các cơ quan này.
Gà bệnh thường hắt hơi, chảy dịch mũi, thở khò khè (âm rale), gà sốt với
biểu hiện tụ tập vào một chỗ. Gà đẻ bị xáo trộn hô hấp kèm giảm sản lượng và chất
lượng trứng.
Bệnh tích thường gặp là viêm khí quản, phế quản và phổi có chất nhày tiết ra
quá nhiều, chức năng của ống dẫn trứng bị ảnh hưởng với sự giảm kích thước, thấm
nhập tế bào lympho, tế bào biểu mô thoái triển (trở thành hình lập phương thay vì
hình cột có lông mi) và sự dãn tuyến nhày dẫn đến trứng bị dị hình, vỏ nhám, mềm
và albumin niệu, viêm thận với sự thấm nhập lymphocytes vào mô kẽ.

13


Có thể sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB).
Nobilis 4/91, IB H120 (Intervet Schering Plough), Nobilis Ma5 (Intervet Schering
Plough)…
2.5.6 Bệnh cầu trùng
Do các bào tử thuộc giống Eimeria gây ra. Gà từ 2 - 3 tuần tuổi có thể nhiễm
bệnh qua đường tiêu hóa.
Thể do E. maxima, E. acervulina, E. mivati và E. praecox gây ra với các
triệu chứng thiếu máu, tiêu chảy, phân màu chocolate hoặc có máu , giảm tăng
trọng, giảm sản lượng cấp tính thường do E. tenella (ở manh tràng), E. necatrix, E.
brunetti (ruột non) với triệu chứng đi phân ra máu (nhày, màu chocolate) và gây tỷ
lệ chết cao. Thể mãn tính có thể trứng
Bệnh tích đại thể thường gặp là xác gà rất gầy, hậu môn dính đầy phân đôi
khi có máu. Mào yếm niêm mạc nhợt nhạt. Quan sát rõ ở ruột khi mổ khám, vách
ruột bị bào mòn, có nhiều điểm trắng, đôi khi sưng, đoạn tá tràng dày hơn. Mỗi loại
cầu trùng kí sinh ở những đoạn ruột khác nhau và có nên phân biệt qua bệnh tích ở
các đoạn ruột này (Lê Hữu Khương, 2008)
Có thể phòng bệnh với Anticoc (Bio), Bio Zuricoc, Supercoccid (Thịnh Á)

pha vào nước cho uống với liều phòng lần một trong 2 ngày vào giai đoạn gà 10 12 ngày tuổi, đến giai đoạn gà được 30 - 35 ngày tuổi uống lần 2 cũng uống trong 2
ngày mỗi ngày cho uống (Lê Hữu Khương, 2008).
2.6 Đánh giá theo tiêu chuẩn VietGAHP tại trại
2.6.1 Các chỉ tiêu
Chỉ tiêu 1 Tổng quát về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
1.1 Địa điểm
1 Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương
hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?
2 Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác,
đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?
1.2 Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi

14


×