Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phòng ngừa các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.47 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƯƠNG VÂN ANH

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN NGỌC HÒA

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

DƯƠNG VÂN ANH



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATCC

: An toàn công cộng

BLHS

: Bộ luật hình sự

TTCC

: Trật tự công cộng

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TAND

: Tòa án nhân dân


VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................... 2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 3
5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn .......................................... 3
6. Kết cấu của luận văn............................................................................... 4
Chương 1: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN 2006 – 2011 ............................ 5
1. 1. Thực trạng các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian 2006 – 2011 ........................................................................ 5
1.2. Diễn biến của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian 2006 – 2011 ........................................................................ 9
1.3. Cơ cấu của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian 2006 – 2011 ...................................................................... 16
1.3.1. Cơ cấu theo tội danh ................................................................... 16
1.3.2. Cơ cấu theo loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng ..................................................................................................... 17
1.3.3. Cơ cấu theo loại hình phạt và mức hình phạt tù được áp dụng .... 17
1.3.4. Cơ cấu theo hình thức đánh bạc .................................................. 19
1.3.5. Cơ cấu theo quy mô thực hiện tội phạm ...................................... 20
1.3.6. Cơ cấu theo tính chất tổ chức thực hiện tội phạm........................ 21
1.3.7. Cơ cấu theo địa bàn xảy ra tội phạm ........................................... 22

1.3.8. Cơ cấu theo động cơ phạm tội..................................................... 22
1.3.9. Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội ......................... 23
1.4. Tính chất của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................. 26


Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC VÀ CÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM
VỀ CỜ BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN
TỚI .............................................................................................................. 31
2.1. Nguyên nhân của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh31
2.1.1. Nhóm nguyên nhân về tâm lý – xã hội ........................................ 31
2.1.2. Nhóm nguyên nhân từ mặt trái của sự phát triển kinh tế – xã hội 33
2.1.3. Nhóm nguyên nhân từ những yếu kém của hoạt động văn hóa, giáo
dục........................................................................................................ 36
2.1.4. Nhóm nguyên nhân từ hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước
về trật tự, an toàn xã hội ....................................................................... 39
2.1.5. Nhóm nguyên nhân từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng .......... 42
2.2. Dự báo tình hình các tội phạm về cờ bạc trong thời gian tới .............. 45
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về cờ bạc
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới ...................................... 47
2.3.1. Các biện pháp về tâm lý - xã hội ................................................. 47
2.3.2. Các biện pháp khắc phục, hạn chế mặt trái của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ...................................................................................... 49
2.3.3. Các biện pháp khắc phục yếu kém của hoạt động văn hóa, giáo dục
............................................................................................................. 52
2.3.4. Các biện pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý
nhà nước về trật tự, an toàn xã hội ........................................................ 54
2.3.5. Các biện pháp khắc phục hạn chế từ phía cơ quan tiến hành tố tụng
............................................................................................................. 56

KẾT LUẬN ................................................................................................ 652
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Là một trọng điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, cửa ngõ quan
trọng của hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có hệ thống
cảng biển nước sâu và hệ thống cửa khẩu phân bố dọc tuyến biên giới với
Trung Quốc cùng với một trữ lượng tài nguyên, thiên nhiên phong phú,
Quảng Ninh hội tụ tất cả những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã
hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm
gần đây, với sự thu hút vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài, Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ, xếp thứ 5 cả
nước về thu ngân sách nhà nước năm 2010 và có chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 của
Quảng Ninh là 12,1%, một mức tăng trưởng cao so với bình quân cả nước và
so với các Tỉnh, Thành phố trong khu vực như Thành phố Hà Nội, Thành phố
Hải Phòng, Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Hải Dương... Với sự phát triển trên, Quảng
Ninh đã thu hút khá nhiều lao động ngoại tỉnh.
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế – xã hội thì Quảng Ninh cũng là Tỉnh
có tỉ lệ tội phạm cao trong cả nước. Đặc biệt là những tội phạm liên quan tới
các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn cờ bạc.
Tệ nạn cờ bạc nói chung và các tội phạm về cờ bạc nói riêng là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của nền
kinh tế mà còn ảnh hưởng tới an toàn công cộng (ATCC), trật tự công cộng
(TTCC). Cờ bạc cũng là một trong những nguyên nhân của các tội phạm khác

như cố ý gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản,...
Do đó, việc nghiên cứu tình hình các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây là rất cần thiết, góp phần làm rõ
“bức tranh” tổng thể về các tội phạm về cờ bạc, từ đó giải thích nguyên nhân
và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này.


2

Với suy nghĩ như vậy tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa các tội phạm về cờ
bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới
tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng chủ yếu dưới góc độ luật
Hình sự, các công trình nghiên cứu về phòng ngừa loại tội phạm này không
nhiều và phần lớn đã được thực hiện cách đây khoảng 10 năm. Trong số đó có
các công trình sau:
+ Đề tài cấp bộ: “Những luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng,
chống các tệ nạn xã hội ở nước ta”, Viện Nhà nước và pháp luật, năm 2000.
+ Luận án tiến sĩ luật học: “Tăng cường đấu tranh phòng chống tệ nạn
xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của Phan Đình Khánh, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001.
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về
cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Cao Thị Oanh, Trường Đại học
luật Hà Nội, năm 2002.
Các công trình nghiên cứu trên hoặc chỉ nghiên cứu vấn đề phòng,
chống các tệ nạn xã hội nói chung trong đó có tệ nạn cờ bạc hoặc là chỉ
nghiên cứu ở một địa phương nhất định và đều được thực hiện vào thời điểm
cách đây khá lâu. Cho đến thời điểm này chưa có một công trình nào nghiên
cứu các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh (dưới góc độ tội

phạm học). Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa các tội phạm
về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh” là không trùng với bất kì một công
trình nào đã có ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu
Đề xuất hệ thống các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về cờ bạc trên
địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.


3

b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận văn có những nhiệm vụ cụ
thể sau:
+ Đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của các tội phạm
về cờ bạc xảy ra trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 2006 – 2011;
+ Giải thích nguyên nhân của các tội phạm này;
+ Dự báo tình hình các tội phạm về cờ bạc trong thời gian tới tại Tỉnh
Quảng Ninh và
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm
này.
c) Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học các tội phạm về cờ bạc
trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong khoảng thời gian 6 năm (2006 – 2011).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp
khác nhau như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp chọn mẫu...

5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên dưới góc độ tội phạm học
các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn đánh giá được tình hình của các tội phạm về cờ bạc trên địa
bàn Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 2006 – 2011, giải thích được nguyên
nhân của các tội phạm này và từ đó dự báo tình hình các tội phạm về cờ bạc
trong thời gian tới, đề xuất hệ thống các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa các tội phạm này ở Tỉnh Quảng Ninh.


4

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:
+ Chương 1: Tình hình các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng
Ninh trong thời gian 2006 – 2011
+ Chương 2: Nguyên nhân của các tội phạm về cờ bạc và các biện pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh


5

Chương 1
TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN 2006 – 2011

1. 1. Thực trạng các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian 2006 – 2011

Để thấy rõ được thực trạng của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 2006 – 2011chúng ta có thể khảo sát qua các
bảng thống kê sau:
Bảng 1: Thống kê số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm của Tòa án
các cấp ở Tỉnh Quảng Ninh trong 6 năm (2006 – 2011):
Các tội phạm về cờ bạc
Năm
Số vụ

Số bị cáo

2006

32

171

2007

41

174

2008

45

338

2009


38

193

2010

18

65

2011

35

232

Tổng

209

1173

Nguồn: Phòng thống kê VKSND Tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở bảng thống kê ta có các biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Số vụ, số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về cờ bạc
trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong 6 năm (2006 – 2011):



6

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy số vụ xét xử về các tội
phạm về cờ bạc ở Tỉnh Quảng Ninh là không nhiều, nhưng số bị cáo bị xét xử
lại khá đông. Tổng 6 năm (2006 – 2011) là 209 vụ với 1173 bị cáo bị xét xử.
Cao nhất trong 6 năm là năm 2008 với 45 vụ và 338 bị cáo và thấp nhất là
năm 2010 với số vụ chỉ là 18 vụ và 65 bị cáo. Trung bình mỗi năm có hơn
34,8 vụ và 195,5 bị cáo bị xét xử, mỗi tháng có hơn 2,9 vụ và xấp xỉ khoảng
16,3 bị cáo bị đưa ra xét xử. So sánh với hai Tỉnh khác cùng khu vực trung
du, miền núi phía bắc là Tỉnh Lạng Sơn và Tỉnh Thái Nguyên thì Tỉnh Quảng
Ninh có số vụ án xét xử nhiều hơn gần gấp ba Tỉnh Lạng Sơn (trong 6 năm
Tỉnh Lạng Sơn xét xử 81 vụ với 593 bị cáo, trung bình 13,5 vụ/năm và 98,8 bị
cáo/năm (1)); nhưng lại ít hơn rất nhiều so với Tỉnh Thái Nguyên (trong 6 năm
Tỉnh Thái Nguyên xét xử 319 vụ với 1566 bị cáo, trung bình 53,2 vụ/năm và
261 bị cáo/năm (2)).
Bảng 2: So sánh số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm
về cờ bạc so với nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC và với tội phạm nói
chung:

1
2

Nguồn: Phòng thống kê VKSND tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Phòng thống kê VKSND tỉnh Thái Nguyên.


7

Các tội
phạm về cờ

bạc

Nhóm tội
xâm phạm

Tội phạm nói

ATCC,

chung

Tỉ lệ phần trăm so với nhóm tội
XP ATCC, TTCC và so với tội
phạm nói chung

TTCC

Năm
Số

Số bị

Số

Số bị

vụ

cáo


vụ

cáo

Số vụ

So với nhóm

So với tội

Số bị

tội XP ATCC,

phạm nói

cáo

TTCC

chung

2/4

3/5

2/6

3/7


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

2006

32

171

265


450

1526

2417

12,5%

38%

2,1%

7,1%

2007

41

174

247

435

1425

2387

16,6%


40%

2,9%

7,3%

2008

45

338

214

532

1437

2593

21,0%

63,5%

3,1%

13,0%

2009


38

193

208

444

1457

2654

18,3%

43,5%

2,6%

7,3%

2010

18

65

210

331


1322

2138

8,6%

19,6%

1,4%

3,0%

2011

35

232

242

528

1595

2801

14,5%

43,9%


2,2%

8,3%

Tổng

209

1173

1386

2720

8762

14990

15,1%

43,1%

2,4%

7,8%

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND Tỉnh Quảng Ninh

Trong 54 Điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC thì các tội
phạm về cờ bạc chỉ quy định ở 2 Điều luật với các tội danh (Tội đánh bạc, tội

tổ chức đánh bạc và tội gá bạc) nhưng trong 6 năm (2006 – 2011), tại Tỉnh
Quảng Ninh, các tội phạm về cờ bạc lại chiếm tới 15,1% số vụ và chiếm tới
43,1% về số bị cáo bị xét xử so với nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC. Trong
đó, năm 2008 chiếm tỉ lệ cao nhất là xấp xỉ 21% số vụ và 63,5% về số bị cáo bị
xét xử; năm 2010 chiếm tỉ lệ thấp nhất là xấp xỉ 8,6% về số vụ và 19,6% về số
bị cáo bị xét xử.
Còn nếu so với các tội phạm nói chung thì trên địa bàn Tỉnh Quảng
Ninh, các tội phạm về cờ bạc bị xét xử trong 6 năm (2006 – 2011) chỉ chiếm
khoảng 2,4% về số vụ bị xét xử và chiếm khoảng 7,8% về số bị cáo bị đưa ra
xét xử (trong đó năm 2008 chiếm tỉ lệ cao nhất 3,1% về số vụ và 13,0% về số


8

bị cáo; năm 2010 chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1,4% số vụ và 3,0% về số bị cáo). Có
thể nói tỉ lệ 2,4% và 7,8% là một con số không cao, tuy nhiên nếu ta xem xét
trên một bình diện tổng thể các tội phạm về cờ bạc chỉ có 3 tội quy định ở 2
Điều luật so với trên 276 tội được quy định trong BLHS (các tội về cờ bạc chỉ
chiếm khoảng 0,72% tổng số điều luật quy định phần các tội phạm) thì con số
này cũng đã là cao. Đặc biệt là số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm về cờ
bạc chiếm tới 7,8% số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm nói chung.
Xem xét thực trạng của tội phạm để thấy được tính nghiêm trọng của
một loại tội phạm nào đó trên một địa bàn nhất định thì không thể không tính
tới chỉ số tội phạm. Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ
biến của một loại tội phạm nào đó trong dân cư. Dưới đây là chỉ số các tội
phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 2006 – 2011.
Bảng 3: Chỉ số các tội phạm về cờ bạc qua các năm (tính trên
100.000 dân)
Năm


2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số vụ/100.000 dân

2,9

3,6

4,0

3,3

1,6

3,0

Số bị cáo/100.000 dân

15,4


15,5

29,8

16,8

5,6

20,0

Nhìn vào bảng 3 thì ta thấy chỉ số các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh là không cao, trung bình mỗi năm cứ 100.000 dân thì có
khoảng hơn 3 vụ phạm các tội phạm cờ bạc với khoảng trên 17 người phạm
tội. Nếu so với các tội khác trên địa bàn Tỉnh như trộm cắp tài sản (trung bình
khoảng 24 vụ/100.000 dân), cướp tài sản (trung bình khoảng 7 vụ/100.000
dân) thì chỉ số tội phạm về số vụ cờ bạc là rất thấp. Tuy nhiên, chỉ số tội phạm
về số bị cáo thì lại khá cao.
Nếu so sánh mức độ phổ biến của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh với một số tỉnh khác như Tỉnh Thái Nguyên và Tỉnh Lạng
Sơn thì mức độ phổ biến của các tội này trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh


9

(khoảng 3 vụ với 17,2 bị cáo trên 100.000 dân) cao hơn so với Tỉnh lân cận là
Tỉnh Lạng Sơn (khoảng 1,8 vụ với 13,5 bị cáo trên 100.000 dân) nhưng lại
thấp hơn so với Tỉnh Thái Nguyên (khoảng 4,8 vụ với 23,2 bị cáo trên
100.000 dân).
Qua các nội dung phân tích, so sánh trên chúng ta đã thấy được thực
trạng của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong mối

tương quan với thực trạng của các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC,
TTCC cũng như của tội phạm nói chung trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh và với
thực trạng của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn một số Tỉnh khác.
1.2. Diễn biến của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian 2006 – 2011
Để xem xét diễn biến của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh, tác giả lấy năm 2006 làm năm gốc và coi là 100% để xác định
mức độ tăng, giảm hàng năm của loại tội phạm này trong những năm tiếp
theo.
Bảng 4: Mức độ tăng, giảm hàng năm của các tội phạm về cờ bạc trên
địa bàn Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2011:

Năm

Các tội phạm về cờ bạc

Mức độ gia tăng hàng năm (%)
(Lấy năm 2006 làm mốc)

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

2006

32


171

100%

100%

2007

41

174

128,1%

101,8%

2008

45

338

140,6%

197,7%

2009

38


193

118,8%

112,9%

2010

18

65

56,3%

38,0%

2011

35

232

109,4%

135,7%

Nguồn: Phòng thống kê VKSND Tỉnh Quảng Ninh



10

Biểu đồ 2: Diễn biến của các tội phạm về cờ bạc theo số vụ phạm tội và
số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm:

Nếu lấy số liệu năm 2006 làm căn cứ thì qua Bảng số liệu 4 và Biểu đồ
2, ta thấy tỉ lệ tăng số vụ và số bị cáo bị xét xử về các tội phạm về cờ bạc là
xu hướng chung, năm tăng cao nhất là năm 2008 (tăng 40,6% số vụ và 97,7%
số bị cáo). Tỷ lệ tăng các năm so với năm 2006 trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
không có sự đột biến đáng kể nào, trừ năm 2008, các năm khác chỉ tăng dao
động dưới 28,1% về số vụ và 35,7% về số bị cáo. Riêng năm 2010 lại có xu
hướng giảm cả về số vụ lẫn số bị cáo (giảm 43,7% số vụ và 62% về số bị
cáo). Sở dĩ năm 2010 có xu hướng giảm là một phần do sự thay đổi của pháp
luật hình sự nước ta theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội cờ bạc. Cụ thể:
Theo BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị Quyết số 01/2010/NQ
- HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn thi hành một số quy định tại các điều
248, 249 BLHS thì giá trị tối thiểu để bị coi là phạm tội cũng như cách tính số
tiền dùng để đánh bạc cũng được xác định theo hướng có lợi hơn nên đã giới
hạn bớt phạm vi các hành vi cờ bạc bị coi là tội phạm.
Nhìn chung tỉ lệ các tội phạm về cờ bạc qua các năm so với năm 2006
đều có xu hướng tăng, ngoại trừ năm 2010, tuy nhiên, nếu so năm trước với
năm sau thì xu hướng tăng loại tội phạm này lại phân chia thành giai đoạn.


11

Diễn biến tăng từ năm 2006 tới năm 2008 và năm 2010 tới năm 2011; còn
giai đoạn 2008 – 2010 lại có xu hướng giảm mạnh.
Năm 2007 so với năm 2006 tăng 9 vụ (tăng 28,1% ) nhưng chỉ tăng 3 bị
cáo (tăng 1,8%).

Năm 2008 so với năm 2007 tăng 4 vụ (tăng 9,8%) nhưng lại tăng mạnh
về số bị cáo bị xét xử: 164 bị cáo (tăng 94,3%).
Tới năm 2009 thì xu hướng lại giảm so với năm 2008 là 7 vụ (giảm
29,6%) với 145 bị cáo (giảm 42,9%).
Năm 2010 tiếp tục giảm so với năm 2009 là 20 vụ (giảm 52,6%) với
128 bị cáo (giảm 66,3%).
Năm 2011 lại tăng đột biến so với năm 2010, tăng 17 vụ (tăng 94,4%)
với 167 bị cáo (tăng 256,9%)
Để nhìn nhận rõ hơn về diễn biến của các tội phạm về cờ bạc trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh chúng ta tiến hành so sánh với diễn biến của nhóm tội
phạm xâm phạm ATCC, TTCC và của tội phạm nói chung trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh.
Biểu đồ 3: Số vụ xét xử sơ thẩm về các tội phạm về cờ bạc, về nhóm
tội xâm phạm ATCC, TTCC và về tội phạm nói chung trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2011:


12

Biểu đồ 4: Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về cờ bạc, về
nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC và về các tội phạm nói chung trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2011

Nhìn vào bảng 2 và biểu đồ 3 ta thấy sự biến động về số vụ phạm các
tội phạm về cờ bạc với số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC,
TTCC và so với số vụ phạm tội nói chung có sự biến động không giống nhau.
Giai đoạn năm 2006 – 2007, khi mà số vụ phạm tội nói chung và số vụ phạm
tội thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC có xu hướng giảm thì số vụ
phạm các tội phạm về cờ bạc lại có xu hướng tăng; giai đoạn 2007 – 2008, khi
số vụ phạm các tội phạm về cờ bạc tiếp tục có xu hướng tăng cùng với số vụ

phạm tội nói chung thì số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC,
TTCC lại có xu hướng giảm; giai đoạn 2008 – 2009, số vụ phạm các tội phạm
về cờ bạc và số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC có xu
hướng giảm thì số vụ phạm tội nói chung lại có xu hướng tăng; giai đoạn
2009 – 2010, lại thay đổi, khi số vụ phạm các tội phạm về cờ bạc và số vụ
phạm tội nói chung có xu hướng giảm thì số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm
phạm ATCC, TTCC lại có xu hướng tăng; giai đoạn 2010 – 2011, số vụ phạm
các tội phạm về cờ bạc có xu hướng tăng tương đồng với số vụ phạm tội
thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC và so với số vụ phạm tội nói chung.


13

Như vậy, ta thấy, số vụ phạm các tội phạm về cờ bạc chỉ tương đồng
với sự biến động số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC
trong giai đoạn 2008 – 2009; giai đoạn 2010 – 2011, còn 3 giai đoạn còn lại
thì chúng có sự biến động ngược chiều nhau.
Số vụ phạm các tội phạm về cờ bạc và số vụ phạm tội nói chung có sự
biến động tương đồng với nhau trong giai đoạn 2007 – 2008 và giai đoạn
2009 – 2011, trong hai giai đoạn 2006 – 2007 và giai đoạn 2008 – 2009 thì lại
có sự biến động ngược chiều nhau.
Nếu xem xét sự biến động số bị cáo bị xét xử về các tội phạm về cờ bạc
với sự biến động của số bị cáo bị xét xử về các tội phạm nói chung thì thấy có
cả sự tương đồng và khác biệt. Cụ thể, có sự tương đồng trong 3 giai đoạn
2007 – 2008 (cùng tăng), 2009 – 2010 (cùng giảm), 2010 – 2011 (cùng tăng)
nhưng lại khác biệt trong giai đoạn 2006 – 2007 và giai đoạn 2008 – 2009.
Trong khi đó, giữa số bị cáo bị xét xử về các tội phạm về cờ bạc và số
bị cáo bị xét xử về nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC luôn có sự tương đồng
về sự biến động, trừ giai đoạn 2006 – 2007 (số bị cáo bị xét xử về các tội
phạm về cờ bạc tăng còn số bị cáo bị xét xử về nhóm tội xâm phạm ATCC,

TTCC lại có xu hướng giảm). Nhưng sự khác biệt này có thể xem là không
lớn lắm. Điều đó cho thấy sự tăng, giảm số bị cáo bị xét xử về các tội phạm
về cờ bạc cũng là xu hướng chung của các tội xâm phạm ATCC, TTCC.
Quá trình xem xét thực trạng các tội phạm về cờ bạc trên đây là quá
trình xem xét thực trạng của tội phạm rõ được xác định qua các số liệu thống
kê hình sự. Trên thực tế, để phản ánh được chính xác thực trạng của các tội
phạm về cờ bạc đòi hỏi ngoài số tội phạm rõ, phải tính đến cả số tội phạm ẩn.
Qua sự nghiên cứu và khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy loại tội phạm
này có số lượng tội phạm ẩn là rất lớn, số tội phạm rõ được phát hiện và xử lý
chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tội phạm xảy ra trên thực tế. Sở dĩ có
thể đưa ra được nhận định trên là do tác giả thấy rằng việc đánh bạc của các bị


14

cáo đều đã thực hiện lặp đi lặp lại trong một thời gian dài mới bị phát hiện.
Trong thời gian chưa bị phát hiện trên thì số vụ phạm tội và số người phạm tội
vẫn được coi là tội phạm ẩn.
Ngoài ra, qua quan sát và tìm hiểu hoạt động của loại tội phạm này trên
khu vực một phường tại Thành phố Hạ Long trong thời gian một tháng tác giả
nhận thấy: Có ít nhất 3 vụ phạm tội cờ bạc có tổ chức/ ngày xảy ra dưới các
hình thức xóc đĩa, chắn, ba cây, liêng,... (với số lượng người dao động trong
khoảng trên dưới 10 người tại một tụ điểm, đặc biệt với tụ điểm xóc đĩa thì số
lượng người có thể lên tới trên 20 người) và một số vụ đánh bạc tự phát xảy ra
nhỏ lẻ hàng ngày tại các địa điểm khác nhau. Riêng đối với hình thức lô đề,
tác giả có đi khảo sát dọc khu vực phường này thì nhận thấy có khoảng trên
10 địa điểm nhận ghi số lô, đề (khoảng trên 10 bảng đề tại những nơi dễ nhìn
thấy) và tác giả có đi phỏng vấn một số chủ bảng thì được biết tỉ lệ ăn chia
giữa chủ bảng và chủ đề là 25%/75% (trước đây tỉ lệ này là 20%/80%), mỗi
ngày chủ bảng có thể nhận được tiền hoa hồng ít nhất là 200.000 đồng tới trên

2.000.000 đồng. Tác giả cũng có phỏng vấn một số con đề chuyên nghiệp thì
được trả lời mỗi ngày các con đề có thể đánh từ vài trăm điểm lô, đề tới vài
nghìn điểm lô, đề, xiên (ít thì khoảng 1 hoặc 2 triệu đồng, nhiều thì khoảng
trên 10 triệu một ngày). Tuy nhiên, tất cả những vụ trên xảy ra đều không
được cơ quan chức năng phát hiện hoặc có được phát hiện thì cũng rất ít
trường hợp bị xử lý hình sự. Đó mới chỉ là nghiên cứu trong phạm vi 1
phường của Thành phố Hạ Long, trong khi trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh có
tới 184 đơn vị hành chính cấp xã, 49 phường và 12 thị trấn thì số lượng này
còn lớn hơn rất nhiều.
Số lượng tội phạm ẩn nhiều có thể lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hành vi phạm tội cờ bạc được đại bộ phận dân cư nhìn nhận
với thái độ bàng quan, điều đó kéo theo hệ quả là quần chúng nhân dân thiếu
tích cực trong việc cung cấp tin báo về các hành vi cờ bạc cho cơ quan nhà


15

nước có thẩm quyền; hơn thế nữa, tâm lý sợ bị trả thù cũng là một yếu tố tác
động tới việc khai báo của quần chúng nhân dân.
Thứ hai, các tội phạm về cờ bạc không có nạn nhân của tội phạm.
Những người phải chịu thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội cờ bạc gây ra
(cả về vật chất hoặc tinh thần) thường là những người có mối quan hệ đặc biệt
(quan hệ gia đình, tình cảm) với người phạm tội do đó họ cũng không lựa
chọn cách giải quyết bằng cách thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Thứ ba, về phía cơ quan nhà nước, với quan niệm về tính nguy hiểm
không cao của loại tội phạm này, cùng với tính phức tạp trong điều tra những
vụ việc liên quan tới nhiều người (đặc biệt là các vụ lô đề, cá độ bóng đá...) đã
dẫn đến tình trạng lực lượng cơ quan điều tra chưa thực sự tích cực trong việc
phát hiện và xử lý các tội phạm này.

Hơn thế nữa, một bộ phận người có thẩm quyền do bị thoái hóa, biến
chất nên đã có hành vi tham ô, nhận hối lộ hoặc do quan hệ quen biết với
người phạm tội hoặc gia đình họ mà có thái độ bao che, bỏ qua cho người
phạm tội.
Thứ tư, không thể không nhắc tới nguyên nhân từ phía những người
phạm tội, những người này thường có sự đề phòng đối với cơ quan chức năng
nên họ thường chọn những nơi kín đáo, vắng vẻ, ít người qua lại, dễ lẩn trốn
hoặc dùng các thủ đoạn khác để qua mắt cơ quan chức năng. Đặc biệt, đối với
hành vi đánh bạc có tổ chức (thường dưới hình thức xóc đĩa) còn có sự cắt cử
người canh giữ xung quanh khu vực đánh bạc có thể kịp thời thông báo nếu
phát hiện có cơ quan Công an đến điều tra, xử lý.
Từ những lý do đó, khi nghiên cứu về thực trạng các tội phạm về cờ
bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây thông qua các số
liệu nêu trên, chúng ta còn cần phải tính đến phần tội phạm ẩn ở mức đáng kể
của chúng.


16

1.3. Cơ cấu của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian 2006 – 2011
Cơ cấu tội phạm thể hiện rõ nội dung bên trong của tội phạm cũng như
tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội phạm [7; 224]
1.3.1. Cơ cấu theo tội danh

Trong thời gian 6 năm (2006 – 2011) tòa án các cấp trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh đã xét xử 209 vụ với 1173 bị cáo phạm các tội phạm về cờ bạc.
Trong số 209 vụ án bị đưa ra xét xử có tới 195 vụ đánh bạc (chiếm 93,3%)
với 990 bị cáo (chiếm 84,4%), chỉ có 14 vụ tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
(chiếm 6,7%) với 183 bị cáo (chiếm 15,6%).

Biểu đồ 5: Cơ cấu của các tội phạm về cờ bạc theo tội danh

(Nguồn: Phòng thống kê VKSND Tỉnh Quảng Ninh)
Ngoài ra, qua nghiên cứu 100 bản án với 558 bị cáo tác giả xác định có
491 bị cáo thực hiện hành vi đánh bạc (chiếm tới 87,99%), 21 bị cáo thực hiện
hành vi tổ chức đánh bạc (chiếm 3,76%), 19 bị cáo thực hiện hành vi gá bạc
(chiếm 3,41%), 17 bị cáo thực hiện cả hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc
(chiếm 3,05%), 10 bị cáo thực hiện hành vi đánh bạc và gá bạc (chiếm
1,79%). Qua những số liệu và kết quả nghiên cứu trên cho thấy tội đánh bạc
chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm tội này. Trong đó, hành vi tổ chức đánh bạc
và gá bạc đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của tội đánh bạc và ngược lại, khi nhu cầu đánh bạc càng phổ biến trên thực tế


17

thì tất yếu cũng kéo theo sự xuất hiện càng đông đảo của đội ngũ những người
dựa vào hoạt động đó để kiếm tiền – những người tổ chức đánh bạc và gá bạc.
1.3.2. Cơ cấu theo loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
Qua khảo sát 100 bản án với 558 bị cáo tác giả xác định có tới 313 bị
cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (chiếm 56,09%) và có 243 bị
cáo phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng (chiếm 43,55%). Chỉ 2 bị cáo
phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng (chiếm 0,36).
Biểu đồ 6: Cơ cấu các tội phạm về cờ bạc theo loại tội phạm

(Nguồn: 100 bản án về các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh)
1.3.3. Cơ cấu theo loại hình phạt và mức hình phạt tù được áp dụng
Như đã phân tích ở trên, tình hình các tội phạm về cờ bạc đang diễn ra
trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh khá nghiêm trọng. Tính nghiêm trọng của các
tội phạm này còn thể hiện qua cơ cấu hình phạt được áp dụng. Ngoài ra, thông

qua cơ cấu về loại hình phạt được áp dụng cũng cho thấy được phần nào thái
độ của Nhà nước đối với các hành vi phạm tội này.
Bảng 5: Thống kê loại hình phạt và mức hình phạt tù được áp dụng đối
với bị cáo phạm các tội phạm về cờ bạc:


18

Tổng số
bị cáo bị
xét xử

Phạt

không

tiền

giam

Tù từ 3 năm

giữ

trở xuống

2006

171


2007

174

2008

338

1

2009

193

5

2010

65

2011

232

Tổng 6
năm
Tỉ lệ

Phạt tù


Cải tạo

2

Tù trên 3

Tù trên 7

năm – 7

năm – 15

năm

năm

163

6

169

5

320

16

6


176

6

2

62

1

2

2

219

8

1

1173

10

10

1109

42


2

100%

0,85%

0,85%

94,55%

3,58%

0,17%

1

Nguồn: Phòng thống kê VKSND Tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 7: Cơ cấu về loại hình phạt và mức hình phạt tù được áp dụng:

Qua bảng thống kê và biểu đồ cho thấy loại hình phạt được áp dụng đối
với các bị cáo phạm các tội phạm về cờ bạc chủ yếu là phạt tù (chiếm tới
98,3%). Trong đó, hình phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tới 94,55%; hình
phạt tù từ trên 3 năm tới 7 năm chiếm 3,58%; hình phạt tù từ trên 7 năm tới


19

15 năm chỉ chiếm 0,17%. Ngoài ra, trong số 1109 bị cáo bị phạt tù từ 3 năm
trở xuống thì có tới 809 bị cáo bị phạt tù cho hưởng án treo (chiếm tới 72,95%

tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống và chiếm tới
68,97% tổng số bị cáo bị xét xử).
Bên cạnh hình phạt chính thì không thể không kể tới hình phạt bổ sung
được áp dụng đối với bị cáo. Trong 1173 bị cáo thì chỉ có khoảng 24,64%
trong số đó là bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. (3)
Theo quy định của BLHS cũng như thực tiễn áp dụng có thể thấy loại
hình phạt và mức hình phạt được áp dụng đối với các tội phạm này ở mức độ
nghiêm khắc không cao. Việc áp dụng hình phạt bổ sung cũng khá hạn chế.
Thực trạng tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng như hiện nay, kéo theo đó
là rất nhiều hệ lụy thì việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo quá nhiều
trong khi lại áp dụng quá ít hình phạt bổ sung là hình phạt tiền cũng cho thấy
phần nào sự nhận thức, đánh giá chưa đầy đủ về tính nguy hiểm cho xã hội
của các tội phạm về cờ bạc.
1.3.4. Cơ cấu theo hình thức đánh bạc
Trong tổng thể, hành vi đánh bạc được thực hiện dưới nhiều hình thức
đa dạng và phong phú. Khó có thể liệt kê được hết các dạng hành vi cờ bạc
trên thực tế mà chỉ có thể kể được một số dạng hành vi cờ bạc như xóc đĩa, lô
đề, chắn cạ, ba cây, tú lơ khơ (phỏm), đầu đít, tiến lên, liêng, chọi gà, cá cược
thể thao, đánh bạc qua máy trò chơi...
Trong số các hình thức đánh bạc trên, hình thức đánh bạc phổ biến trên
địa bàn Tỉnh Quảng Ninh là các hình thức xóc đĩa, lô đề, ba cây. Qua nghiên
cứu 100 bản án xét xử trong thời gian 6 năm (2006 – 2011) tác giả thấy có tới
46 vụ đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa (chiếm 46% về số vụ), 25 vụ đánh bạc
dưới hình thức lô đề (chiếm 25% về số vụ), 18 vụ đánh bạc dưới hình thức ba
3

Theo số liệu thống kê xét xử của VKSND tỉnh Quảng Ninh thì trong 6 năm từ 2006 tới 2011, đối với các tội
cờ bạc thì trong 1173 chỉ có 289 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.



20

cây (chiếm 18% về số vụ). Như vậy, chỉ riêng 3 hình thức này đã chiếm tới
89% trong tổng số vụ phạm tội. Còn lại 11% là các hình thức đánh bạc khác
như: chắn, liêng, tú lơ khơ, đánh bạc qua máy trò chơi...
Biểu đồ 8: Cơ cấu theo hình thức đánh bạc

(Nguồn: 100 bản án về các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh)
1.3.5. Cơ cấu theo quy mô thực hiện tội phạm
Các vụ cờ bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh có quy mô rất đa dạng. Có
vụ chỉ có quy mô nhỏ, số lượng người tham gia ít, nhưng cũng có vụ có quy
mô lớn với số lượng người tham gia đông.
Qua khảo sát 100 bản án tác giả nhận thấy có tới 61% số vụ phạm tội
được thực hiện với quy mô vừa và nhỏ (dưới 10 người), chỉ có 39% số vụ
phạm tội được thực hiện với quy mô lớn (từ 10 người đánh bạc tham gia trở
lên). Nhưng lại có những vụ có tới 30 đến 50, thậm chí tới hàng trăm người
tham gia. Tuy nhiên, số người bị bắt và xét xử trong các vụ án này chỉ chiếm
khoảng 20% đến 30%.
Biểu đồ 9: Quy mô thực hiện tội phạm xác định theo số lượng người
tham gia:


×