Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn thịt (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.37 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG THỊ VỊNH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ DONG RIỀNG
LÀM THỨC ĂN NUÔI LỢN THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG THỊ VỊNH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ DONG RIỀNG
LÀM THỨC ĂN NUÔI LỢN THỊT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học : TS. Bùi Thị Thơm
PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng

Thái Nguyên - 2014



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, trích dẫn tài liệu trình bày trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Lường Thị Vịnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tôi đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý đào tạo sau
đại học, khoa Chăn nuôi – Thú y, cùng tập thể các thầy cô giáo đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của tập thể
thầy cô giáo hướng dẫn: TS Bùi Thị Thơm, PGS. TS Hoàng Toàn Thắng
đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Các cơ sở sản xuất, chế biến dong riềng và một số hộ nông dân tại tỉnh
Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sở Công thương Bắc Kạn tạo điều kiện giúp đỡ khi tôi thu thập số liệu.
Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ về mọi mặt, khuyến khích, động viên tôi
hoàn thành luận văn khoa học này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Lường Thị Vịnh


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 4
1.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và chế biến dong riềng ở phía Bắc
Việt Nam ............................................................................................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học của bã củ quả nói chung, bã dong riềng nói
riêng trong chăn nuôi.............................................................................. 9
1.1.3. Các phương pháp xử lý, chế biến, bảo quản thức ăn phế phụ phẩm
cho gia súc và cơ sở khoa học của chúng.............................................. 13
1.1.4. Một số vấn đề liên quan đến giống lợn dùng trong thí nghiệm.... 19
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................ 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................... 27

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................... 27
2.1.3 Thời gian nghiên cứu .................................................................. 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp khảo sát tiềm năng nguồn bã thải dong riềng......... 27
2.3.2. Phương pháp chế biến bã dong riềng .......................................... 28


iv

2.3.3. Phương pháp thí nghiệm xác định hiệu quả thử nghiệm của việc sử
dụng bã dong riềng ủ trong khẩu phần ăn nuôi lợn thịt ......................... 29
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm ........................................................ 32
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng .............................................................. 32
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn .................................................. 32
2.4.3. Phương pháp mổ khảo sát và đánh giá năng suất thịt .................. 33
2.4.4. Phương pháp xác định thành phần dinh dưỡng, phân tích mẫu.... 34
2.4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế......................................................... 35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 36
3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất và chế biến dong riềng tại tỉnh Bắc
Kạn năm 2013 .......................................................................................... 36
3.2. Kết quả thí nghiệm xác định công thức chế biến bã dong riềng thích hợp41
3.2.1. Thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng... 41
3.2.2. Biến đổi về cảm quan của bã dong riềng ủ.................................. 45
3.3. Kết quả về khả năng sinh trưởng của lợn lai F1 (♂ Pietrain x ♀ Móng
cái) có sử dụng bã dong trong khẩu phần.................................................. 48
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy .................................................................... 48
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối .................................................................. 50

3.3.3. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm ........................... 52
3.3.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.................................. 54
3.3.5. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng suất, chất lượng của lợn thí
nghiệm.................................................................................................. 55
3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế ................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 61
1. Kết luận................................................................................................ 61
2. Đề nghị................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 63


v

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

DXKĐ

: Dẫn xuất không đạm


ĐVT

: Đơn vị tính

KHSS

: Khoa học sự sống

KL

: Khối lượng

KPTAT : Khẩu phần thức ăn tinh
KTS

: Khoáng tổng số

NEF

: Dẫn suất vô đạm

NLTĐ

: Năng lượng trao đổi

Pr

: Protein


STT

: Số thứ tự

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

: Thí nghiệm

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

VCK

: Vật chất khô

VSV

: Vi sinh vật


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần hóa học của bã dong riềng ......................................... 12

Bảng 1.2: Thành phần hóa học bã dong riềng thu tại huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn .................................................................................. 13
Bảng 2.1: Công thức chế biến bã dong riềng ................................................. 28
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chuồng trại ............................................... 30
Bảng 2.3. Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn thí nghiệm (%/kgTA)......... 31
Bảng 3.1: Sản lượng củ dong riềng chế biến trên địa bàn tỉnh năm 2013....... 36
Bảng 3.2: Sản lượng bã dong riềng thải có thể dùng chăn nuôi (tấn) ............. 39
Bảng 3.3: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 1 tuần ủ (%) ............... 42
Bảng 3.4: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 4 tuần ủ (%) ............... 44
Bảng 3.5: Kết quả xác định sự biến đổi các chỉ tiêu cảm quan về mùi,
màu sắc, pH của bã dong riềng ở các công thức chế biến theo
thời gian ......................................................................................... 46
Bảng 3.6. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) (n = 20 con) ...... 48
Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày).................. 51
Bảng 3.8. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ ngày) ...... 53
Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (Kg).......... 54
Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát lợn thịt (n = 3) ........................................... 56
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm (%) ...... 57
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm .................................................. 58
`


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ tình hình sản xuất cây dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn
năm 2013 ..................................................................................... 37
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy ở lợn thí nghiệm.............................. 50
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối ở lợn thí nghiệm............................ 51



1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là
sự tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực thực phẩm, nghề chăn nuôi lợn ở
nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn đều tăng
khá. Chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá về tổng đàn, chất lượng đàn
cũng như quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 cả nước có 27,8
triệu con, nhưng đến năm 2013 còn có 26,3 triệu con, bằng 94,6% so với năm
2011, nguyên nhân của việc này là do giá thịt lợn hơi giảm, chi phí về con
giống và thức ăn tăng lên do đó người dân không mở rộng quy mô sản xuất.
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2011 là 3,2 triệu tấn, năm 2013 mặc dù tổng đàn
so với năm 2011 có giảm, nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu
tấn tăng 103,12% so với cùng kỳ năm 2011 (Trung tâm Tin học và thống kê,
2011, 2013) [31]. Đối với ngành chăn nuôi lợn, thức ăn thường chiếm 65 –
70% giá thành sản xuất 1 kg thịt hơi. Nhưng nguồn nguyên liệu để chế biến
thức ăn gia súc ở trong nước còn thiếu, hàng năm vẫn phải nhập ngoại với giá
cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi leo thang trong
khi giá thịt lợn lại giảm, điều này làm tăng mối quan tâm của các nhà khoa
học và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi vào việc sử dụng hiệu quả nguồn
thay thế khác, trong đó có việc sử dụng phụ phẩm bã thải ra của ngành chế
biến tinh bột từ các loại củ (sắn, dong riềng...) được coi như nguồn thức ăn
năng lượng có triển vọng.
Cây dong riềng là một loại cây lấy củ có giá trị kinh tế cao, có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, do đó cây dong riềng



2

được đồng bào nhiều vùng quan tâm phát triển, nhất là ở miền núi và được
xem như một loại cây chiến lược cho sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương.
Riêng đối với tỉnh Bắc Kạn, trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng được
chọn là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Năm 2012, tỉnh Bắc
Kạn trồng được 1.840 ha cây dong riềng. Năm 2013 toàn tỉnh trồng tới
2.898,66 ha, sản lượng đạt 187.394 tấn củ. Để chế biến củ dong riềng toàn tỉnh
tính đến tháng 8 năm 2013 đã có 34 cơ sở sản xuất miến dong và 89 cơ sở chế
biến tinh bột dong riềng, cứ 100 kg củ dong riềng tươi đưa vào chế biến thì
thải ra 72 kg bã dong tươi, như vậy mỗi niên vụ sản xuất một hợp tác xã làng
nghề có thể thải ra hàng chục nghìn tấn bã dong tươi. Tuy nhiên, lượng bã này
chỉ mới được tận thu rất ít làm thức ăn chăn nuôi (lợn, ngan, ngỗng) mặc dù bã
thải còn chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng quý mà vật nuôi có thể sử dụng. Số
còn lại bị bỏ thối làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm mặt
đất cũng như bầu không khí làng nghề. Trong khi hoạt động chăn nuôi ở khu
vực này lại thiếu thức ăn.
Từ những lí do trên, cho thấy rằng việc nghiên cứu sử dụng bã dong riềng
làm thức ăn chăn nuôi vừa có thể tận dụng làm thức ăn để phát triển chăn nuôi,
mặt khác đó sẽ là một giải pháp tích cực để chống ô nhiễm làng nghề do tình trạng
bã dong riềng thối hỏng gây ra. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn cho chăn
nuôi lợn thịt”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định thành phần hóa học của các công thức ủ bã dong riềng và tìm ra
công thức phù hợp cho chăn nuôi lợn thịt.
- Xác định được hiệu quả thử nghiệm của việc sử dụng bã dong riềng ủ
trong chăn nuôi lợn thịt.



3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép đánh giá thành phần hóa học và
tiềm năng sử dụng bã dong riềng khi sử dụng làm thức ăn cho lợn, góp phần
cung thêm số liệu khoa học cho chuyên ngành thức ăn dinh dưỡng và những
thông tin cơ bản về việc sử dụng bã dong riềng trong chăn nuôi lợn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần đưa bã dong riềng vào chăn nuôi như một nguồn nguyên liệu
tận thu, có ý nghĩa thúc đẩy chăn nuôi lợn tại địa phương phát triển. Kết quả
đề tài cũng góp thêm giải pháp làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường ở cơ sở
chế biến dong riềng do tình trạng phân hủy bã thải gây ra hiện nay.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×