Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.34 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI TIẾN THÀNH

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH
Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số

: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN NGỌC HOÀ

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Tiến Thành


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC

6

GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HOÀ BÌNH

1.1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006
đến năm 2010
1.2. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm
2006 đến năm 2010
1.3. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006
đến năm 2010
1.4. Những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn

tỉnh Hoà Bình

6

18

26

28

CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH

33

2.1. Nguyên nhân về kinh tế-xã hội
2.2. Nguyên nhân thuộc về những yếu kém trong lĩnh vực văn hoá,
giáo dục và tuyên truyền pháp luật
2.3. Nguyên nhân là những yếu kém thuộc về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực văn hoá, trật tự, an toàn xã hội
2.4. Nguyên nhân thuộc về yếu kém trong hoạt động phát hiện, xử lý
tội phạm

33
37

CHƢƠNG 3: DỰ BÁO VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI
CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ
CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH


48

3.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đến năm 2015

48

41
44


3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
3.2.1. Biện pháp về kinh tế-xã hội
3.2.2. Biện pháp về văn hoá, giáo dục và tuyên truyền pháp luật
3.2.3. Biện pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, trật tự,
an toàn xã hội
3.2.4. Biện pháp liên quan đến hoạt động phát hiện và xử lý hành vi
phạm tội

51
51
54
56
57

KẾT LUẬN

61


TÀI LIỆU THAM KHẢO

63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

BC

Bị cáo

CA

Công an

CQĐT

Cơ quan điều tra

CSĐT


Cảnh sát điều tra

CYGTT ...

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác

NPT

Người phạm tội

TAND

Toà án nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM, SK, …

Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm

TP


Tội phạm

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Là tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Bắc, Hoà Bình có diện tích tự nhiên là
4.662,5 km2 với dân số khoảng 789.000 người (số liệu tổng điều tra dân số năm
2009), được cơ cấu theo 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 10 huyện. Trong
xu thế phát triển của cả nước, Hoà Bình đã dần khai thác được những tiềm năng của
mình để thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc
trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, Hoà Bình vẫn là tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn so với cả nước (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010-PCI-chỉ xếp
hạng 60/63 tỉnh thành cả nước), cùng với những tiêu cực do mặt trái của quá trình
phát triển kinh tế xã hội đem lại như tình trạng thất nghiệp, sự tha hoá đạo đức, tệ
nạn xã hội ... Đó là một trong những nguyên nhân của tội phạm nói chung cũng như
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng trên
địa bàn tỉnh Hoà Bình. Mặc dù các ngành, các cấp địa phương đã có nhiều nỗ lực để
ngăn ngừa sự phát sinh và gia tăng, nhưng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác xảy ra trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua
vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tội phạm đã xảy ra (trong 5 năm-2006 đến
2010, Toà án các cấp của tỉnh Hoà Bình đã xét xử sơ thẩm 294 vụ với 432 bị cáo
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, chiếm
10,95% về số vụ và 10,69% về số bị cáo trong tổng số tội phạm). Với diễn biến
ngày càng phức tạp, tội phạm này không chỉ xâm hại sức khoẻ của con người mà

còn làm mất trật tự, trị an, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện tình hình tội phạm, phân tích
nguyên nhân và đề xuất những biện pháp hữu hiệu, góp phần làm giảm thiểu và


2
từng bước đẩy lùi tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là việc làm cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác cũng đã được một số tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh khác
nhau.
Dưới góc độ Tội phạm học, trên bình diện cả nước có công trình nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Hữu Cầu "Đặc điểm tội phạm học của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa" (Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát
nhân dân, Hà Nội 2002); trên bình diện địa phương, gần đây có các công trình
nghiên cứu của tác giả Ngô Việt Hồng "Đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội"
(Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2005), của tác giả
Nguyễn Quang Thưởng "Biện pháp đấu tranh ngăn chặn làm giảm tội phạm cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác của lực lượng Cảnh
sát nhân dân - Công an thành phố Hà Nội" (Luật văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội 1999) ...
Các công trình kể trên đã làm rõ tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói chung hoặc ở một số địa phương, góp phần
nhất định vào phòng ngừa và chống tội phạm này. Tuy nhiên, hiện chưa có công
trình nào nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.



3
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
- Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài:
+ Đánh giá thực trạng, cơ cấu và tính chất, diễn biến của tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà
Bình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010;
+ Phân tích nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình;
+ Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới (2011–2015);
+ Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà
Bình.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà
Bình từ năm 2006–2010. Luận văn tập trung phân tích tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên cơ sở số liệu thống kê (tội
phạm rõ). Nguồn số liệu chính được sử dụng trong đề tài là số liệu thống kê của
TAND tỉnh Hoà Bình và các toà án cấp huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó có sự so


4

sánh, đối chiếu với số liệu thống kê của các ngành có liên quan và so sánh với số
liệu thống kê của ngành TAND các tỉnh Sơn La, Yên Bái.
Bên cạnh đó, để có tiêu chí đánh giá phục vụ cho mục đính nghiên cứu mà
chưa có trong số liệu thống kê của ngành toà án, tác giả tiến hành khảo sát 160 bản
án sơ thẩm với 226 bị cáo. Theo chúng tôi, số lượng bản án nói chung và tỉ lệ bản án
của tỉnh và từng địa bàn cấp huyện được sử dụng để khảo sát đã đảm bảo tính đại
biểu cho tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đã
xảy ra trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
thống kê hình sự, v.v.. để thực hiện các nhiệm vụ của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đưa ra những đánh giá mới nhất về thực trạng, cơ cấu và tính chất,
diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010,
đồng thời lý giải một cách khoa học nguyên nhân của tội đó.
Luận văn cũng đưa ra một số dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian
tới và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội này trên địa bàn tỉnh
Hoà Bình.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:


5
Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Chương 2: Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chương 2: Dự báo và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


6
CHƢƠNG I
TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH

Tình hình tội phạm được hiểu là trạng thái, xu thế vận động của tội phạm đã
xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định [9, tr.203]. Nghiên
cứu tình hình tội phạm đòi hỏi phải nghiên cứu thực trạng, cơ cấu và tính chất cũng
như diễn biến của tình hình tội phạm. Mục đích của việc nghiên cứu này là giúp các
cơ quan có thẩm quyền thấy được các nguyên nhân của tội phạm và dựa trên đó có
thể xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp.
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được nghiên cứu chủ yếu thông qua số liệu thống
kê tội phạm đã xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong 5 năm gần đây, từ
năm 2006 đến năm 2010. Trong đó, tác giả tập trung phân tích các thông số của tình
hình tội phạm là thực trạng, cơ cấu và tính chất, diễn biến của tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm
Về thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tình Hoà Bình từ năm 2006 đến năm 2010 tác giả
có các số liệu thống kê sau:


7
Bảng số 1: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ 2006
đến 2010
Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng

Vụ/BC

Vụ/BC

Vụ/BC

Vụ/BC

Vụ/BC

Vụ/BC

TP. Hoà Bình


16/20

14/28

16/20

10/14

5/6

61/88

H. Lƣơng Sơn

4/4

4/5

8/10

12/21

7/14

35/54

H. Kỳ Sơn

2/2


1/1

4/4

4/9

2/2

13/18

0

5/14

3/10

0

0

8/24

H. Đà Bắc

5/5

1/1

3/3


2/2

3/4

14/15

H. Cao Phong

1/1

10/12

4/5

6/7

1/2

22/27

H. Tân Lạc

4/6

2/2

7/10

7/12


3/3

23/33

H. Lạc Sơn

5/5

7/12

2/2

6/8

5/5

25/32

H. Kim Bôi

10/10

3/3

11/18

9/16

6/11


39/58

H. Lạc Thuỷ

1/1

4/4

3/3

2/2

4/4

14/14

H. Yên Thuỷ

3/3

2/3

4/6

2/2

4/4

15/18


Toà án Tỉnh

9/17

12/23

3/10

0

1/1

25/51

Tổng (toàn tỉnh)

60/74

65/108

68/101

60/93

41/56

294/432

Địa bàn


H. Mai Châu

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình, TAND các huyện, thành phố của tỉnh Hoà Bình
Bảng thống kê trên cho thấy từ năm 2006 đến năm 2010, TAND các cấp thuộc
tỉnh Hoà Bình đã xét xử sơ thẩm 294 vụ án phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác với số bị cáo là 432 người. Bình quân hàng
năm có khoảng 59 vụ với khoảng 86 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.


8
Để thấy rõ mức độ nghiêm trọng của thực trạng tội này, chúng ta cần so sánh
số liệu trên với số liệu về số vụ và người phạm tội của nhóm các tội cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trong cùng khoảng thời gian.
Bảng số 2: Số vụ và số bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm TM, SK, ... bị xét xử
sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006 đến 2010
Năm

Số vụ

Số bị cáo

2006

107

150

2007


122

189

2008

108

151

2009

72

111

2010

77

98

Tổng (5 năm)

486

699

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình
Như vậy, bình quân hàng năm có khoảng 97 vụ với khoảng 140 bị cáo phạm

tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần so sánh số liệu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tội phạm nói chung trong cùng
khoảng thời gian
Bảng số 3: Số vụ và số bị cáo phạm tội nói chung đã bị xét xử sơ thẩm trên địa
bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006 đến năm 2010
Năm

Số vụ

Số bị cáo

2006

558

867

2007

546

762

2008

579

847


2009

527

818

2010

476

748

Tổng

2686

4042

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình


9
Như vậy bình quân hàng năm trên toàn tỉnh có khoảng 537 vụ với khoảng 808
bị cáo bị xét xử sơ thẩm.
Từ các số liệu đã nêu trên, ta có thể so sánh theo các nội dung sau:
Bảng số 4: Số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác với số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm và số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm
2006 đến năm 2010
Năm


Nhóm tội xâm
Tội CYGTT
Tội phạm nói Tỷ lệ % (1) so Tỷ lệ % (1) so
phạm TM, SK,
…(1)
chung (3)
với (2)
với (3)
… (2)

2006

60

107

558

56,07

10,75

2007

65

122

546


53,28

11,90

2008

68

108

579

62,96

11,74

2009

60

72

527

83,33

11,39

2010


41

77

476

53,25

8,61

Tổng

294

486

2686

60,49

10,95

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình
Từ bảng trên thấy rằng: Số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (thấp nhất chiếm 53,25% năm 2010, cao nhất
chiếm 83,33% năm 2009, bình quân trong 5 năm chiếm 60,49%). Bên cạnh đó cũng
có thể thấy một tỷ lệ không nhỏ của số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác so với tổng số vụ phạm tội trên toàn tỉnh (thấp

nhất chiếm 8,61% năm 2010, cao nhất chiếm 11,90% năm 2007, các năm còn lại
đều chiếm trên 10%, bình quân trong 5 năm chiếm 10,95%). Nhận xét trên đây được
thấy rõ hơn thông qua biểu đồ sau:


10
Biểu đồ số 1: So sánh số vụ phạm tội CYGTT ... với số vụ phạm tội thuộc nhóm
tội xâm phạm TM, SK, ... và số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ
năm 2006 đến năm 2010

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình
Bảng số 5: Số bị cáo phạm tội CYGTT ... với số bị cáo phạm tội thuộc nhóm tội
xâm TM, SK, ... và số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm
2006 đến năm 2010
Nhóm tội xâm
Tội CYGTT …
Tội phạm nói Tỷ lệ % (1) so Tỷ lệ % (1) so
Năm
phạm TM,
(1)
chung (3)
với (2)
với (3)
SK, … (2)
2006

74

150


867

49,33

8,54

2007

108

189

762

57,14

14,17

2008

101

151

847

66,89

11,92


2009

93

111

818

83,78

11,37

2010

56

98

748

57,14

7,49

Tổng

432

699


4042

61,80

10,69

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình


11
Từ bảng trên có thể đưa ra các nhận xét sau: Thứ nhất, số bị cáo phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ lớn so
với số bị cáo thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm (thấp nhất chiếm 49,33% năm 2006, cao nhất chiếm 83,78% năm 2009, các
năm còn lại đều chiếm trên 50%, bình quân trong 5 năm chiếm 61,80%). Thứ hai, số
bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
chiếm tỷ lệ không nhỏ so với tổng số bị cáo phạm tội trên toàn tỉnh (thấp nhất chiếm
7,49% năm 2010, cao nhất chiếm 14,17% năm 2007, bình quân trong 5 năm chiếm
10,69%). Các nhận xét trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ số 2: So sánh số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác với số bị cáo phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn
tỉnh Hoà Bình từ năm 2006 đến năm 2010

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình
Bảng số 6: Bình quân số vụ và số bị cáo/năm của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ
năm 2006 đến năm 2010



12
Loại

Tội CYGTT …

Nhóm tội xâm
phạm TM, SK, …

Tội phạm nói
chung

59

97

537

86

140

808

Số vụ
bình quân/năm
Số bị cáo
bình quân/năm

Nguồn: Tác giả tự thống kê

Biểu đồ số 3: So sánh số vụ bình quân/năm và số bị cáo bình quân năm của
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; Nhóm tội
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; Tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006 đến năm 2010

Nguồn: Tác giả tự thống kê
Một tiêu chí để đánh giá mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đó là xác định chỉ số tội phạm (số vụ và số
người phạm tội/100.000 dân).
Bảng số 7: Chỉ số tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình qua các năm từ 2006 đến 2010


13
Năm

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Số vụ

60


65

68

60

41

Số bị cáo

74

108

101

93

56

Dân số (*)

858.600

872.800

778.000

789.000


794.870

Chỉ số tội phạm
về số vụ

6,99

7,45

8,74

7,60

5,16

Chỉ số tội phạm
về số ngƣời
phạm tội

8,62

12,37

12,98

11,79

7,05

Nguồn: Tác giả tự thống kê

Ghi chú: (*) Nguồn–Cục thống kê tỉnh Hoà Bình
Từ bảng thống kê trên, thấy rằng chỉ số tội phạm (số vụ, người phạm tội) cao
nhất vào năm 2008, thấp nhất vào năm 2010. Chỉ số bình quân trong 5 năm về số vụ
là 7,18; về số người phạm tội là 10,55. Diễn biến của chỉ số tội phạm được thể hiện
rõ hơn qua biểu đồ sau:
Đồ thị số 1: Chỉ số tội phạm qua từng năm từ 2006 đến 2010

Nguồn: Tác giả tự thống kê


14
Bên cạnh đó, việc xem xét số liệu của CQĐT về tội cố ý gây thương tích trong
cùng khoảng thời gian cũng là một yếu tố để làm rõ tình hình tội phạm và yếu tố này
còn có giá trị trong việc đánh giá hiệu quả xử lý tội phạm của các cơ quan có thẩm
quyền. Do đó, chúng ta có bảng so sánh với số liệu từ Văn phòng cơ quan CSĐT
CA tỉnh Hoà Bình như sau:
Bảng số 8: So sánh số vụ, số người phạm tội đã xét xử sơ thẩm với số vụ bị
khởi tố, số bị can bị khởi tố (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006 đến năm 2010

Số vụ đƣợc

Số vụ/bị can

Số vụ/bị cáo

Tỷ lệ % (2)

phát hiện


(1)

(2)

so với (1)

2006

86

61/79

58/74

95,08/93,67

2007

99

68/112

65/108

95,59/96,43

2008

92


75/119

68/101

90,67/84,87

2009

100

84/118

60/93

71,43/78,81

2010

136

88/107

41/56

46,59/52,34

Tổng (5 năm)

513


376/535

294/432

78,19/80,75

Năm

Nguồn: TAND tỉnh Hoà Bình
VP cơ quan CSĐT CA tỉnh HB
Qua bảng trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trước hết, có thể thấy có sự chênh lệch giữa số vụ việc được phát hiện và số
vụ việc bị khởi tố. Nguyên nhân ở đây có thể do quá trình xác minh thấy không đủ
căn cứ để khởi tố vụ án hoặc do nạn nhân không đề nghị khởi tố, v.v..;
- Thứ hai, có thể thấy rằng từ năm 2006 đến 2010 số vụ bị xét xử sơ thẩm so
với số vụ bị khởi tố chiếm 78,19%; số bị cáo so với số bị can bị khởi tố chiếm


15
80,75%. Như vậy có một phần vụ việc bị khởi tố tại cơ quan điều tra đã không bị
đưa ra xét xử sơ thẩm mà chỉ bị xử lý bằng các biện pháp khác. Đồng thời cũng có
thể thấy, từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ giữa số vụ án được xét xử sơ thẩm với số
vụ khởi tố và tương ứng là số bị cáo bị xét xử sơ thẩm với số bị can bị khởi tố là có
xu hướng giảm dần.
Nhằm làm rõ hơn tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, chúng ta có thể so sánh tình hình
này với với 02 địa phương khác ở khu vực Miền núi phía Bắc là tỉnh Sơn La và tỉnh
Yên Bái.
Trước hết, có thể điểm qua một số nét về tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn hai tỉnh này như sau:

Trong 5 năm (2006-2010), tỉnh Yên Bái đã xét xử sơ thẩm 1991 vụ với 2037 bị
cáo về các tội phạm nói chung, bình quân mỗi năm xét xử sơ thẩm 398,2 vụ với
407,4 bị cáo. Trong đó có 120 vụ với 128 bị cáo về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, bình quân mỗi năm xét xử sơ thẩm 24 vụ
với 25,6 bị cáo; tỷ lệ so với tội phạm nói chung chiếm 6,03% về số vụ và 6,28% về
số bị cáo; bình quân số người phạm tội trong 1 vụ là 1,067. Chỉ số tội phạm (tính số
vụ, số bị cáo/100.000 người dân) của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác (dân số bình quân là 737.580 người) về số vụ là 3,25 và về
số người phạm tội là 3,47 (Theo số liệu thống kê của Văn phòng TAND tỉnh Yên
Bái).
Trong 5 năm (2006-2010), tỉnh Sơn La đã xét xử sơ thẩm 6910 vụ với 10092 bị
cáo về các tội phạm nói chung, bình quân mỗi năm xét xử sơ thẩm 1382 vụ/2018,4
bị cáo. Trong đó có 160 vụ với 223 bị cáo về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác, bình quân mỗi năm xét xử sơ thẩm 32 vụ với 44,6
bị cáo; tỷ lệ so với tội phạm nói chung là 2,32% về số vụ và 2,21% về số bị cáo;
bình quân số người phạm tội trong 1 vụ là 1,394. Chỉ số tội phạm (tính số vụ, số bị


16
cáo/100.000 người dân) của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác (dân số bình quân là 1.064.462 người) về số vụ là 3,01 và về số
người phạm tội là 4,19 (Theo số liệu thống kê của Văn phòng TAND tỉnh Sơn La).
Từ các thống kê trên, ta có bảng so sánh:
Bảng số 9: So sánh tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Yên Bái trong 5
năm (2006-2010)
Bình quân năm

Tỷ lệ % so với TP
nói chung


Số vụ

Số NPT

Số vụ

Số NPT

Sơn La

32

44,6

2,32

2,21

Hoà Bình

59

86

10,95

Yên Bái

24


25,6

6,03

Địa
phƣơng

Chỉ số TP

Bình quân
NPT/Vụ

Vụ

NPT

1,394

3,01

4,19

10,69

1,469

7,18

10,55


6,28

1,067

3,25

3,47

Nguồn: Tác giả tự thống kê

Từ bảng so sánh nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Về số vụ phạm tội bình quân năm: Hoà Bình có số lượng vượt trội (59 vụ) so
với Sơn La (32 vụ) và Yên Bái (24 vụ). Về bình quân số người phạm tội trong 1 vụ,
ở Hoà Bình cũng cao hơn (1,469); Sơn La (1,394) và Yên Bái (1,067).
- Về tỷ lệ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác so với tội phạm nói chung: Hoà Bình có tỷ lệ vượt trội so với Sơn La và Yên
Bái (về số vụ: 10,95% so với 2,32% và 6,03%; về số người phạm tội: 10,69% so
với 2,21% và 6,28%).


17
- Về chỉ số tội phạm: Hoà Bình có chỉ số tội phạm vượt trội so với tỉnh Sơn La
và Yên Bái (về số vụ: 7,18 so với 3,01 và 3,25; về số người phạm tội: 10,55 so với
4,19 và 3,47).
Do đó, có thể thấy so với các địa phương khác là Sơn La và Yên Bái, tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở tỉnh Hoà Bình có
mức độ nghiêm trọng hơn thể hiện ở sự vượt trội về số lượng, về tỷ lệ so với tội
phạm nói chung cũng như về số người phạm tội bình quân trong 1 vụ.
Như vậy, qua xem xét số liệu thống kê tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong 5 năm (2006–
2010) có thể thấy một thực tế là tội này chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm các tội xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm với tỷ lệ bình quân chiếm 60,49%
số vụ và 61,80% số bị cáo. Đặt trong mối quan hệ với tội phạm nói chung thì tội
phạm này cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (bình quân 10,95% số vụ và 10,69% số bị cáo).
Bên cạnh những nhận xét đã nêu, cũng cần phải khẳng định rằng số liệu đã nêu
chưa phản ánh đầy đủ các thông số của tình hình tội phạm bởi có những vụ phạm tội
và người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị phát hiện, chưa bị xử lý (tội phạm ẩn).
Mỗi loại tội phạm có tỷ lệ ẩn riêng ứng với mỗi địa bàn và khoảng thời gian nhất
định. Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác xảy
ra trên địa bàn tỉnh Hoà Bình cũng có một tỷ lệ ẩn nhất định, xuất phát từ các lý do
như: nạn nhân đã thoả thuận với người phạm tội và do đó không tố cáo; nạn nhân sợ
bị trả thù nên không dám tố cáo; cơ quan chức năng bỏ lọt tội phạm do nghiệp vụ,
do không vô tư trong việc giải quyết … Do đó, việc đấu tranh đẩy lùi tội phạm cũng
cần phải nhằm vào việc hạn chế tội phạm ẩn.


18
1.2. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2006 đến
năm 2010
Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm thể hiện đặc điểm bên trong của tình
tình tội phạm. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau, qua phân tích cơ cấu của tình
hình tội phạm sẽ rút ra tính chất của tình hình tội phạm.
Nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm là tìm hiểu tỉ trọng, mối tương quan
giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất
định và trên địa bàn nhất định. Trên cơ sở đó có thể làm sáng tỏ tính chất của tình
hình tội phạm, đó là những đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất trong cơ cấu của tình
hình tội phạm. Từ đó có thể có định hướng tập trung trong việc tìm ra nguyên nhân
của tội phạm cũng như trên cơ sở đó có giải pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp.

Việc phân tích cơ cấu để rút ra tính chất của tình tình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời
gian qua (2006–2010) được tác giả thực hiện thông qua nghiên cứu 160 bản án hình
sự sơ thẩm được chọn ngẫu nhiên theo một số tiêu chí.
- Cơ cấu theo loại tội phạm (Phân loại theo điều 8–BLHS)
Theo tiêu chí này có 27 vụ thuộc loại tội ít nghiêm trọng, chiếm 16,88%; 94 vụ
thuộc loại tội nghiêm trọng, chiếm 58,75%; 39 vụ thuộc loại tội rất nghiêm trọng,
chiếm 24,37%; không có vụ nào thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
Biểu đồ số 4: Cơ cấu theo loại tội phạm

Nguồn: Từ 160 bản án hình sự sơ thẩm


19
Từ cơ cấu này có thể rút ra nhận xét: Phần lớn số vụ án thuộc loại tội nghiêm
trọng (được truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 của BLHS, có khung hình phạt từ
2 năm đến 7 năm tù).
- Cơ cấu theo mức độ hậu quả (tỷ lệ thương tật của nạn nhân)
Theo tiêu chí này, với 188 nạn nhân thì 29 nạn nhân có tỷ lệ thương tật dưới
11%, chiếm 15,43%; 111 nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%, chiếm
59,04%; 33 nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61%, chiếm 17,55%; 5
nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, chiếm 2,66%; 10 nạn nhân bị tử vong,
chiếm 5,32% (không có vụ án nào tử vong hơn 1 nạn nhân).
Biểu đồ số 5 : Cơ cấu theo mức độ hậu quả (tỷ lệ thương tật của nạn nhân)

Nguồn: Từ 160 bản án hình sự sơ thẩm

Từ cơ cấu này có thể rút ra nhận xét: Phần lớn nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ
11% đến dưới 31%.



20
- Cơ cấu theo loại hình phạt
Trong tổng số 226 bị cáo có 01 bị cáo bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, chiếm
0,44%; 225 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm 99,56%. Trong đó,
hình phạt tù đến 3 năm là 178 bị cáo, chiếm 79%; hình phạt tù từ trên 3 năm đến
dưới 7 năm là 38 bị cáo, chiếm 17%; hình phạt tù từ 7 năm trở lên là 9 bị cáo, chiếm
4%. Số bị cáo bị phạt tù và được cho hưởng án treo là 126 bị cáo, chiếm 56%.
Biểu đồ số 6: Cơ cấu theo loại hình phạt được áp dụng

Biểu đồ số 7: Cơ cấu theo các mức của Hình phạt tù có thời hạn


×