Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.06 KB, 15 trang )

Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN THỨ NHẤT
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Đầu tư cho giáo dục là cách đầu tư sinh lãi nhiều nhất”. Quả là không sai khi
có người nói như thế. Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là
Quốc sách hàng đầu trong việc phát triển toàn diện kinh tế đất nước. Chính giáo dục
đã đào tạo cho đất nước những thế hệ tương lai đầy đủ đức, trí, thể, mĩ mà bậc Tiểu
học chính là cái nôi, là nền tảng vững chắc nhất. Thấy được tầm quan trọng của
chính mình, trong những năm qua, Bộ giáo dục đã không ngừng cải tiến đổi mới
phương pháp giáo dục nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học. Hàng loạt
vấn đề cập nhật thời sự nóng bỏng được đưa vào nội dung chương trình bài học như
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, chấp hành tốt ATGT, kĩ năng
xử lí trong cuộc sống hàng ngày rồi tình yêu đối với biển đảo,…mà giáo viên là
người chủ chốt truyền tải những vấn đề đó một cách sâu rộng đến học sinh nhằm
giúp các em bước đầu có những hiểu biết khá toàn diện về nhiều lĩnh vực và thực sự
trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên trong tương lai.
Ngoài việc tuyên truyền những việc làm hay, những cách sống đẹp qua các
bài dạy thì việc tổ chức hội thi cũng là cách thể hiện nhằm phổ biến, tuyên truyền
sâu rộng đến tất cả mọi người. Hội thi không chỉ là sân chơi bổ ích thú vị cho học
sinh, là nơi phát hiện năng khiếu vốn có của các em mà nó trở thành thước đo chuẩn
mực nhất đánh giá thực chất chất lượng hoạt động phong trào của từng trường.
Trong nhiều năm liền, trường tiểu học Liên Hương I luôn chấp hành tốt các
chủ trương, chỉ thị của cấp trên, tham gia các hội thi của ngành, địa phương phát
động. Các hội thi được tất cả CB - GV - CNV ủng hộ nhiệt tình, sẵn sàng nhận
nhiệm vụ khi được phân công và phần đông được phụ huynh hổ trợ, tạo điều kiện
cho con em tham gia tích cực. Đây chính là động lực cơ bản chủ yếu giúp trường đạt
kết quả cao trong các hội thi.
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.

1



Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------Với những kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều năm nay, chúng tôi muốn trao
đổi với đồng nghiệp qua sáng kiến: “Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các
hội thi” nhằm nâng cao chất lượng của từng phần trong các hội thi của ngành, địa
phương như: Hội thi An toàn giao thông, Nước sạch và vệ sinh môi trường, Kể
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,.. và nhất là việc phát huy hết sở trường
sẵn có của học sinh, tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn khi được biểu diễn trước
bạn bè khác trường.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Kế hoạch chính là kim chỉ nam để hoàn thành công việc một cách suôn sẻ, là
đường hướng vạch ra để đi đến cái đích cuối cùng.
Những hội thi như : ATGT, nước sạch và vệ sinh môi trường hay kể chuyện về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thường mang tính truyền thống, năm nào cũng tổ
chức. Vì thế khi xây dựng kế hoạch trong đại hội đầu năm bao giờ BGH cũng định
sẵn để các trưởng các ban ngành đều có sự chuẩn bị khi được phân công giao nhiệm
vụ.
Tuỳ theo kế hoạch triển khai thực hiện của ngành, địa phương, trường sẽ cụ
thể hoá kế hoạch theo từng tháng, tuần và lúc nào kế hoạch cũng có thời gian dự
kiến bắt đầu, sơ tổng duyệt và kết thúc.
2. Nắm chắc các văn bản được triển khai:
Bất cứ một hội thi nào thì việc nắm chắc các nội dung luôn là vấn đề then chốt
để thực hiện đúng yêu cầu, mục đích của hội thi đề ra. Cùng một hội thi, một thời
điểm như nhau nhưng ở mỗi năm mỗi văn bản lại có sự hướng dẫn khác nhau về nội
dung, cách thức thể hiện từng phần cũng như thời lượng từng mục.
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.

2



Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------Ví dụ: Hội thi tuyên truyền về Nước sạch và Vệ sinh môi trường:
- Năm 2009: Nội dung thi gồm 4 phần: Tự giới thiệu, ghép tranh, đoán câu ca
dao tục ngữ, tiểu phẩm (không quá 15 phút).
- Năm 2011: Nội dung thi gồm 5 phần: Tự giới thiệu, ghép tranh, nốt nhạc
xanh, đoán ý đồng đội, tiểu phẩm (không quá 10 phút).
BGH nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn, cùng phân tích và thống nhất những
điểm mấu chốt trọng tâm, dùng bút gạch dưới những điểm chính về nội dung, thời
gian qui định của từng phần thi cũng như số lượng tham gia thi của toàn đội. Sau khi
triển khai còn photo thêm văn bản giao cho những thành viên được phân công từng
phần.
3. Phát huy năng lực sở trường của thành viên được phân công:
Thống nhất quan điểm: Đoàn kết là sức mạnh tạo nên chiến thắng, phát huy
hết tiềm năng sẵn có của mỗi giáo viên nên trong bất kì phong trào, hội thi nào
trường đều thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện công việc. Không như các phong trào
mũi nhọn nâng chất lượng học tập của học sinh đòi hỏi giáo viên phải giỏi về
chuyên môn vững về nghiệp vụ mà dường như các hội thi mang tính chất tuyên
truyền thường thiên nhiều về năng khiếu nghệ thuật. Chính vì thế dựa trên năng lực
của mỗi giáo viên, BGH phân công cụ thể từng phần thi cho các thành viên.
Ví dụ:
- Phần thi nốt nhạc xanh: giáo viên dạy âm nhạc và trưởng Ban văn thể.
- Ghép tranh: giáo viên Mĩ thuật và giáo viên viết văn hay để hướng dẫn học
sinh cách đặt tên tranh sao cho đúng nội dung, từ ngữ cô đọng, ngắn gọn, tạo thành
khẩu hiệu hành động.
- Chào hỏi, tiểu phẩm: Giáo viên có năng khiếu về diễn xuất, biết xử lí nhanh
một số tình huống trên sân khấu.
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


3


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------- Khâu kĩ thuật: giao cho giáo viên nam, hiểu biết nhiều về âm thanh, ánh
sáng, biết thiết kế một số đạo cụ cần thiết.
4. Duy trì việc tổ chức các hội thi tại trường:
Ngoài việc đầu tư nâng chất lượng dạy và học, nhà trường cần chú ý đến các
hoạt động ngoài giờ lên lớp, đó là chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Thông
qua các hoạt động ngoài giờ giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần
thoải mái sau những giờ học căng thẳng.
Bao giờ BGH cũng dự tính các cuộc thi sẽ được tổ chức trong năm và cách
thức cuộc thi dựa trên các nội dung của văn bản hướng dẫn những năm trước, để khi
bước vào hội thi chính thức, học sinh phần nào đỡ bỡ ngỡ vì đã được làm quen với
một số phần có cách thức thi tương tự.
Ví dụ:
- Đầu tháng 9: Tổ chức thi tiếng hát Chim Hoạ Mi – tuyển chọn những giọng
ca hay, thành lập đội Ca khúc Măng Non.
- Tháng 9: Thi vẽ về ATGT – vừa phục vụ cho chủ điểm của tháng, vừa phát
hiện năng khiếu hội hoạ và tổ chức thi ATGT giữa các khối lớp, giúp các em nắm
được một số kiến thức về luật và biển báo giao thông, đồng thời biết xử lí một số
tình huống giao thông thường gặp.
- Tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các khối lớp
từ lớp 3  5 vào sáng thứ hai đầu tuần, để tuyển chọn giọng kể hay, truyền cảm.
Rõ ràng nếu chúng ta duy trì tổ chức đều đặn các cuộc thi tại trường thì chắc
chắn chúng ta sẽ tạo được nguồn học sinh thực sự khá toàn diện về mọi mặt, đã
được cọ xát va chạm thực tế tại cuộc thi của trường. Nếu không chất lượng học sinh
tham gia hội thi sẽ không đồng đều, chệch choạch, khó cho giáo viên trong khi tập
dợt, rồi một số học sinh có năng khiếu tiềm ẩn lại chẳng được phát huy.
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


4


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------5. Sưu tầm tài liệu, tìm kiếm thông tin:
Việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh cũng như các câu ca dao tục ngữ hay những
khẩu hiệu hành động, những bài viết hay, những thông tin có liên quan,….để phục
vụ cho việc chuẩn bị các phần thi là điều hết sức cần thiết, nó giúp cho nội dung
thêm phần phong phú, các minh chứng đưa ra có tính thuyết phục hơn.
Như đã nói, các hội thi thường mang tính truyền thống nên ngay từ thời điểm
hè, BGH đã phân công một số giáo viên phụ trách việc thu thập một số tài liệu có
liên quan theo chủ đề, có như thế chúng ta mới chủ động trong việc soạn phần giới
thiệu, viết tiểu phẩm cũng như việc phát hoạ ý tưởng về cách thức thể hiện.
Ví dụ:
a. Hội thi về môi trường:
- Sưu tầm tranh ảnh chụp và vẽ về hành động giữ vệ sinh môi trường.
- Một số thông điệp về môi trường như:
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
+ Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
+ Nước là máu của chúng ta.
+ Hãy chung tay bảo vệ môi trường,….
b. Hội thi An toàn giao thông: một số biển báo giao thông, tranh ảnh về việc
chấp hành hoặc không chấp hành luật ATGT, một số dạng bài tập trắc nghiệm, các
tình huống để học sinh xử lí.
c. Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: nhân viên phụ trách thư viện
sẽ phân loại truyện theo các nội dung: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; tấm
lòng bao dung độ lượng;… đọc, chọn những chuyện hay. Khi hội thi yêu cầu kể
chuyện theo nội dung gì thì trường sẽ một bước chọn lại.
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


5


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------6. Chuẩn bị thật chu đáo về đạo cụ:
Để chiếc áo thêm đẹp phải cài thêm chiếc nơ, phải điểm những hạt cườm lóng
lánh. Một tiết dạy hay phải có đồ dùng dạy học, biết khai thác triệt để thì hiệu quả
tiết dạy mới cao. Một tiết mục không thể là xuất sắc nếu không có sự chuẩn bị về
trang thiết bị để minh hoạ.
Tuỳ theo tiết mục, BGH sẽ dự tính trang phục, đạo cụ cho phù hợp như tạo
tiếng suối chảy, tiếng xe đụng nhau, nhạc nền,…tất cả thu vào đĩa hay làm phông
màn vẽ nhà, biển, núi rừng,… di chuyển được để thuận tiện cho việc thay cảnh, cần
tận dụng cả hai mặt trên một phông.
7. Thành lập đội tuyển:
Đội tuyển tham gia hội thi là nhân tố mang tính quyết định đến một nửa thành
công hay thất bại. Nếu kịch bản hay, đạo diễn giỏi nhưng diễn viên không lột tả
được hết tính cách nhân vật thì tiểu phẩm cũng không gây được ấn tượng sâu sắc đối
với người xem, không bật được hết ý nghĩa mà kịch bản muốn truyền tải, nhắn nhủ
đến mọi người. Hầu hết các hội thi thường bao gồm nhiều nội dung khác nhau như
hát, đóng kịch, vẽ tranh,…và các em tham gia đều phải thể hiện tất cả các nội dung
đó. Chính vì thế việc chọn lọc đội tuyển là việc làm hết sức vất vả, phải cẩn thận,
đòi hỏi chọn lựa kĩ càng, có tính toán.
Từ hội thi được tổ chức thường niên của trường, BGH có sự theo dõi và luôn
đưa vào tầm ngắm của mình những học sinh bộc lộ năng khiếu. Trong quá trình
tham gia các hoạt động ngoài giờ, BGH luôn có kế hoạch, định hướng trong việc bồi
dưỡng, rèn luyện cho những học sinh này. Khi hội thi của ngành phát động, trường
sẽ tổ chức cho học sinh thử sức ở nhiều lĩnh vực để chọn lại số học sinh xuất sắc
nhất và phải chú ý đội tuyển cần có nam có nữ để dễ phân vai khi thực hiện tiểu
phẩm.

------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.

6


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------8. Đầu tư, nâng chất lượng cho từng tiết mục:
Kết quả chung của toàn đội là điểm tổng của tất cả các phần. Để mang lại kết
quả cao trong hội thi bắt buộc cả các phần phải được đầu tư đúng mức. Dường như
trong các hội thi phần thi tự giới thiệu và diễn tiểu phẩm là tương đối khó. Làm thế
nào để tiết mục mang một màu sắc riêng, một phong cách riêng, đem lại không khí
mới mẻ cho hội thi ?
- Phần tự giới thiệu: Nên có phần các thành viên trong đội tự giới thiệu về
mình bằng giọng hóm hỉnh, pha trò để gây tiếng cười.
Ví dụ: Khi giới thiệu vài nét tiêu biểu về đơn vị cũng như phong trào xây
dựng trường “Xanh – Sạch – Đẹp” cần tìm hình thức thể hiện phù hợp như: Hình
ảnh đoàn tàu thống nhất Bắc Nam, mỗi toa tàu ghi những việc làm, những thành tích
về phong trào của trường, mỗi thành viên cầm một toa tàu đang xập xình trong tiếng
nhạc “Nào anh em ta lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không thích
sao…..’. Hay có thể xây dựng một bài múa trên nền nhạc vui về chủ đề “Xanh –
Sạch – Đẹp” và đạo cụ là những cánh hoa lớn, mỗi cánh hoa là hình ảnh về phong
trào của trường. Kết bài múa, 5 cánh hoa hợp thành một bông hoa và đại diện đội
thuyết trình sơ về các hình ảnh.
Dù chúng ta chọn hình thức thể hiện nào đi chăng nữa thì các thành viên trong
đội phải có sự chuyển động trên sân khấu, kết hợp với nói cười, đối đáp giao lưu với
nhau; tránh lối nói thuyên thuyên, thụ động gây sự nhàm chán.
- Phần diễn tiểu phẩm: Cần chọn một tiểu phẩm mang nhiều kịch tính, có
nhiều đất diễn. Đối với tiểu phẩm, BGH bàn bạc, thống nhất lựa chọn nội dung, nội
dung phải có chút hài vừa đan xen một chút xúc động với người xem. Nếu kịch bản
chỉ toàn hài gây cười thì ít để lại ấn tượng sâu sắc, còn nếu bi thương nhiều sẽ tạo

phản cảm trong việc giáo dục học sinh, cần vui tươi trong sáng, kết thúc có hậu,
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.

7


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------mang tính giáo dục cao. Có thể biến tấu một số kịch bản có sẵn hoặc tự viết có sự
đóng góp của tập thể. Cần tránh những kịch bản đơn điệu, quá ngắn gây sự hụt hẫng
cho người xem.
Giáo viên luôn là hình mẫu của học sinh, để học sinh diễn tốt bắt buộc giáo
viên phụ trách phải thực hành làm mẫu cho học sinh xem từ giọng nói, điệu bộ đi
đứng đến việc khóc cười. Khi học sinh diễn tả không được, cần làm đi làm lại nhiều
lần kết hợp phân tích từng động tác, cách diễn để các em hiểu thấu đáo.
Thời gian diễn tiểu phẩm bao giờ cũng dự tính ít hơn so với thời gian qui định
từ 2 đến 3 phút nhằm dự trù những sự cố không lường trước có thể xảy ra làm cháy
thời gian bị trừ điểm như mất bình tĩnh quên lời thoại, trục trặc về kĩ thuật,…Nếu
phần diễn thử thời gian bằng hoặc hơn thời gian qui định, chúng ta có thể gọt bớt lời
thoại hoặc cho diễn viên di chuyển ít lại trên sân khấu.
Giáo viên nam phụ trách âm thanh, dàn dựng cảnh trí cần nắm chắc nội dung
của tiểu phẩm, cần tập dợt nhiều lần việc lồng ghép âm thanh cho khớp với từng
đoạn, từng cảnh, cách sắp xếp bài trí đạo cụ trên sân khấu đúng vị trí một cách
nhanh nhất để không lấn nhiều thời gian cho diễn viên diễn.
- Đối với các phần thi khác: các thành viên tập dợt trên sự định hướng của
BGH, tìm các biện pháp thực hiện sao cho khả thi nhất.
Ví dụ: Phần thi nốt nhạc xanh: nếu để học sinh học thuộc bài hát của cả năm
khối lớp thì chắc chắn khó lòng các em hoàn thành. Cần dàn trải, phân công như
giao 1em chỉ cần thuộc bài hát, tên tác giả của hai khối( để hổ trợ nhau khi có bạn
không nhớ bài) như thế sẽ nhẹ nhàng hơn, chúng ta sẽ rút ngắn thời gian, đầu tư cho
các phần khác.

9. Giáo dục tinh thần cho đội tuyển:

------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.

8


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------Một học sinh tham gia nhiều nội dung thi, thời gian tập luyện nhiều gây sự
mệt mỏi, đôi khi dễ làm các em chán nản. Trước khi bước vào tập luyện, BGH phải
giáo dục cho học sinh nắm được ý nghĩa của hội thi cũng như niềm vinh dự của các
em khi được chọn tuyển vào đội, phân tích cho học sinh thấy những khó khăn trong
quá trình tập dợt để các em cố gắng vượt qua.
Học sinh Tiểu học thường dễ giận dỗi, hay mất bình tĩnh, không tập trung khi
bị la rầy. Trong quá trình tập luyện không nên nóng vội, hạn chế quát tháo học sinh,
tăng cường sự động viên, khuyến khích, tạo khí thế là chính.
Trước khi thi giúp học sinh thấy được: việc tập luyện chiếm thời gian dài, lại
khá vất vả bỏ nhiều công sức, chẳng nhẽ đi thi về tay không, hãy vì màu cờ sắc áo,
cố gắng phát huy hết khả năng đem vinh quang về cho trường.
Cần phải có sự hứa hẹn được khen thưởng khi các em đạt giải (như đi chơi
biển, được ăn kem,….) để tạo thêm niềm thích thú của các em.
10. Linh hoạt, chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên tập dợt:
Học sinh Tiểu học thường dễ nhớ mau quên, việc tập luyện phải tiến hành
thường xuyên, liên tục. Trường học 2 buổi/ngày, giáo viên và học sinh không có thời
gian tập luyện. Sau một ngày học tập nếu dồn ép thêm ở cuối buổi chiều hoặc tập
thêm tối sẽ gây cho các em mệt mỏi, khó tập trung. BGH cần linh động, chỉ đạo rút
học sinh trong buổi học (thời gian tập được dài, tinh thần học sinh phấn chấn hơn),
phân lịch cho giáo viên trong trường dạy giúp những buổi lên lớp của các thành viên
trong Ban chỉ đạo. Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm truyền đạt lại kiến
thức đối với học sinh lớp mình được tham gia trong những buổi vắng (mỗi lớp

thường chỉ có 1, 2 em). Bên cạnh đó BGH ưu tiên, gia giảm những công việc khác
để các thành viên dồn sức cho việc tập luyện.
11. Phát huy năng lực quản lí:
------------------------------------------------------------------------------------------------Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.

9


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------BGH phải là người giữ lửa, luôn khấy động phong trào, luôn đặt ra mục tiêu
cao nhất và bằng mọi biện pháp phải phấn đấu đạt được, đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy
huy động nhiều lực lượng ban ngành trong trường cùng trợ giúp. Không chỉ là
người vạch ra kế hoạch, điều động nhân lực, nếu được hãy xâm nhập vào việc tập
luyện các phần thi, có như thế mới hiểu sâu hơn những khó khăn, tâm trạng của
người tập, đồng thời tạo thêm động lực mạnh mẽ cho cả giáo viên và học sinh noi
theo. Đừng chủ quan, hãy tham mưu, học hỏi, trau đổi cùng các thầy cô lớn tuổi có
nhiều kinh nghiệm đã từng dấn thân vào các phong trào.
BGH cần lắng nghe những ý kiến đóng góp của giáo viên, của các thành viên
trong Ban chỉ đạo để có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng
phần thi. Biết nhìn xa trông rộng, dự đoán, lường trước những tình huống có thể
xảy ra và dự kiến cách giải quyết hiệu quả nhất.
BGH phải có sự giám sát, nhắc nhở, lên lịch sơ duyệt, tổng duyệt để góp ý
chỉnh sửa, hoàn thiện. Tuyệt đối không được bỏ bê, giao khoán trách nhiệm cho các
thành viên, tránh trường hợp đến cận kề ngày thi mới vỡ lẽ tiết mục không như ý
muốn thì lúc ấy đã muộn chẳng còn thời gian để chỉnh sửa. Luôn có sự động viên,
khuyến khích tinh thần các thành viên trong khi tập luyện và nhận xét tuyên dương
cụ thể trong giao ban đầu tuần.
12. Tìm sự hỗ trợ từ phụ huynh học sinh:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.

Nếu tìm được sự đồng thuận từ phía phụ huynh thì trở ngại khó khăn thứ nhất
chúng ta đã vượt qua. Sau khi thành lập đội tuyển, giáo viên cần thông báo tên học
sinh được tuyển chọn tham gia hội thi trước buổi họp chi hội lớp, để phụ huynh tự

------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------hào về con em mình, từ đó cùng cộng đồng trách nhiệm đối với thành tích của lớp,
trường.
Ngay từ đầu BGH cần có buổi gặp mặt với phụ huynh có con em tham gia để
bày tỏ những khó khăn vướng mắc và tìm sự đồng cảm, giúp đỡ từ phụ huynh như
đưa đón học sinh khi tập đêm (những hôm cận kề ngày thi), nhắc nhở học bài, bồi
dưỡng sức khoẻ cho con em,…Có thể trao đổi những nội dung phần thi với phụ
huynh, đôi khi trường sẽ được phụ huynh hổ trợ về tài vật cũng như được góp ý, bổ
sung thêm những ý tưởng mới lạ, sáng tạo, độc đáo.
13. Tổng kết khen thưởng:
Sau mỗi hội thi, BGH bao giờ cũng tổ chức họp để rút kinh nghiệm nhất là
phân tích những hạn chế của từng phần thi từ cả phía giáo viên và học sinh.
Khi đạt kết quả cao, BGH sẽ khen thưởng cho giáo viên và học sinh dưới cờ
bằng hiện vật từ chính hội thi hoặc những phần quà của trường của ban đại diện
CMHS, đồng thời nhân điển hình những cá nhân xuất sắc trong hội thi cũng như
giáo dục sự nổ lực của toàn thể học sinh toàn trường trong những lần thi khác.
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN

1. Một số kết quả đạt được :
- Thông qua các hội thi của trường, ngành, BGH đã triển khai đến toàn bộ GV
– CNV và tuyên truyền sâu rộng trong học sinh, phụ huynh về ý thức, hành động đối

với những vấn thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, được sự đồng tình ủng hộ của
chính quyền, tất cả giáo viên và đông đảo phụ huynh.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết bày tỏ những suy nghĩ
của mình trong một số vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống của các em.

------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------- Học hỏi nhiều điểm hay từ trường bạn, đúc kết, tích luỹ nhiều kinh nghiệm
cho các hội thi sau (nhất là những hội thi cấp Tỉnh) qua việc đánh giá, nhận xét của
Ban tổ chức hội thi.
- Nhiều năm liền trường luôn đạt kết quả cao trong các hội thi của ngành, góp
phần tạo nên thành tích chung của trường:
Năm học 2010-2011:
- Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận tặng bằng khen tập thể lao động xuất sắc.
- Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận tặng cờ thi đua xuất sắc khối Tiểu học.
- Bộ GD& ĐT tặng bằng khen “ Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học
2010-2011”.
Năm học 2011 -2012:
- UBND Tỉnh khen trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
- UBND Tỉnh tặng bằng khen “ Đã đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi
đua yêu nước từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2011 – 2012.”
- Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen “Đã có thành tích trong công tác GD &
ĐT từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2011 – 2012, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”
Thống kê những kết quả đã đạt được về các hội thi:
Nội dung


Hội thi Tuyên truyền về
Nước sạch và Vệ sinh môi
trường.

Năm học

Năm học

Năm học

2009-2010

2010-2011

2011-2012

Nhất toàn đoàn Không tổ chức
cấp Huyện

Hội thi giao lưu An toàn Không tổ chức
giao thông.

Nhất toàn đoàn
cấp Huyện

Nhất toàn đoàn cấp Không tổ chức
Huyện; Nhì đồng
đội cấp Tỉnh

------------------------------------------------------------------------------------------------- 12

Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------Kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh

Không tổ chức

Nhất toàn đoàn

Nhất toàn đoàn

2. Bài học kinh nghiệm:
- Hội thi tại trường luôn là bước đệm, là cơ sở vững chắc nhất dẫn đến thành
công cho những hội thi lớn của ngành.
- BGH cần tuyên truyền đến giáo viên và học sinh về ý nghĩa đích thực của
hội thi để tất cả cùng thông cảm và chung tay với những khó khăn của trường.
- Để hội thi thực sự trở thành một phong trào sâu rộng và đạt hiệu quả cao,
BGH cần biết huy động mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường để phát động thi
đua khen thưởng trong các phong trào của trường, tạo động lực để phụ huynh và học
sinh tham gia các hội thi tốt hơn.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, tránh việc tuỳ hứng, nghĩ đâu làm đó.
Một khi thay đổi kế hoạch cần có sự bàn bạc, thống nhất trong Ban chỉ đạo.
- BGH biết lắng nghe ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm cho công việc.
3. Hiệu quả phổ biến:
Có thể vận dụng thực hiện trong việc bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi
của các cấp học.
Đạt kết quả cao khi tham gia hội thi là một việc làm khó, duy trì vị trí dẫn
đầu nhiều năm liền lại càng khó hơn, đó là sự nổ lực làm việc hết mình của toàn thể

Hội đồng trường dưới sự định hướng, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu. Những
việc chúng tôi thực hiện được nêu trong sáng kiến, có thể kết quả không như mong
muốn. Kính mong các cấp quản lí giáo dục, các đồng nghiệp góp ý để chúng tôi làm
thật tốt hơn nữa việc nâng chất lượng các phong trào của ngành, địa phương.
Liên Hương, ngày 06 tháng 4 năm 2013
------------------------------------------------------------------------------------------------- 13
Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------Người viết
Người viết

Nguyễn Thị Thái Hiền

Phạm Thị Nghĩa

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HS THAM GIA HỘI THI VÀ NHẬN GIẢI THƯỞNG

PHẦN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
* Ý KIẾN NHẬN XẾT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:

------------------------------------------------------------------------------------------------- 14
Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.


Đề tài: Một số biện pháp để đạt hiệu quả trong các hội thi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

* Ý KIẾN NHẬN XẾT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN:

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------------------------------- 15
Người thực hiện:Phạm thị Nghĩa–Nguyễn Thị Thái Hiền-BGH Trường Tiểu học Liên Hương 1.



×