Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới nam đường vành đai 3 quận hoàng mai thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.14 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN VĂN RIỄM

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ
TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3
QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN VĂN RIỄM
KHÓA 2012 - 2014

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ
TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3
QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LƯƠNG TÚ QUYÊN

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Lương Tú Quyên
đã tận tình hướng dẫn, cho tôi nhiều kiến thức và đã động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học, Bộ môn Quy hoạch Vùng
& Đô thị - Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan
tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên
gia, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp cho tôi nhiều ý
kiến trong quá trình nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và chia
sẻ những khó khăn với tôi.

Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Trần Văn Riễm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Trần Văn Riễm


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 4
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn .................................... 4
Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 5
NỘI DUNG.............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU
ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ............................................... 7

1.1. Tổng quan về không gian đi bộ trong một số khu đô thị mới tại Hà
Nội .......................................................................................................... 7
1.1.1. Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính ...................................... 7
1.1.2. Khu đô thị mới Linh Đàm.............................................................. 8
1.1.3. Khu đô thị mới Định Công ............................................................ 11
1.1.4. Khu đô thị mới Mỹ Đình II ............................................................ 12

1.2. Thực trạng tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam
đường vành đai 3 ................................................................................... 13


1.2.1. Khái quát về phương án quy hoạch khu đô thị mới Nam đường vành
đai 3 ........................................................................................................ 14
1.2.2. Thực trạng tổ chức giao thông và không gian đi bộ trong khu đô thị
mới Nam đường Vành đai 3 .................................................................... 20
1.3. Vấn đề cần giải quyết của luận văn ............................................... 21
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG
KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ...................................... 23

2.1. Các cơ sở pháp lý ............................................................................ 23
2.1.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế tuyến phố đi bộ ....................... 23
2.1.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế cảnh quan ............................................. 26
2.1.3. Các cơ sở pháp lý cho việc tổ chức không gian đi bộ trong khu

đô

thị Nam đường vành đai 3 ....................................................................... 32
2.2. Các cơ sở lý luận ............................................................................. 35
2.2.1. Lý thuyết về đơn vị ở..................................................................... 35
2.2.2. Lý thuyết hình ảnh đô thị ............................................................... 37
2.2.3. Đặc tính và các loại hình không gian đi bộ .................................... 39
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian đi bộ .................... 41
2.3.1. Yếu tố tự nhiên .............................................................................. 41
2.3.2. Yếu tố văn hoá, xã hội ................................................................... 44
2.3.3. Yếu tố kinh tế ................................................................................ 45
2.3.4. Những ảnh hưởng của đặc điểm hiện trạng .................................... 46
2.3.5. Những hoạt động của con người .................................................... 46

2.4. Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước..................................... 48
2.4.1. Tổ chức không gian đi bộ ở một số nước trên thế giới ................... 48
2.4.2. Tổ chức không gian đi bộ ở Việt Nam ........................................... 55


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ
TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ......................... 60

3.1. Nguyên tắc tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam
đường vành đai 3 ................................................................................... 60
3.2. Giải pháp tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam
đường vành đai 3 ............................................................................... ... 61
3.2.1. Giải pháp tổ chức hệ thống giao thông đi bộ .............................. ... 61
3.2.2. Giải pháp tổ chức cây xanh........................................................ ... 75
3.2.3. Giải pháp ánh sáng, vật liệu, màu sắc ........................................ ... 82
3.2.4. Trang thiết bị đô thị và hạ tầng kỹ thuật..................................... ... 87
3.2.5. Giải pháp quản lý ...................................................................... ... 92
3.2.6. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................... ... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ . 95
I. Kết luận ............................................................................................. . 95
II.Kiến nghị ........................................................................................... . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình
Hình 1.1.

Tên hình

Không gian đi bộ trong khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính

Hình 1.2.

Giao thông đi bộ giao cắt với giao thông cơ giới trong
khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính

Hình 1.3.

Không gian đi bộ kết hợp với khu cây xanh trong khu đô
thị mới Linh Đàm

Hình 1.4.

Không gian đi bộ trong khu đô thị mới Định Công

Hình 1.5.

Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông khu đô thị mới
Định Công

Hình 1.6.

Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông khu đô thị mới
Mỹ Đình II

Hình 1.7.

Không gian đi bộ là các vỉa hè hẹp trong khu đô thị mới
Mỹ Đình II


Hình 1.8.

Sơ đồ liên hệ vùng khu đô thị mới Nam đường vành đai 3

Hình 1.9.

Khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 trong quy hoạch
chi tiết quận Hoàng Mai, quận Thanh Xuân và huyện
Thanh Trì

Hình 1.10.

Hiện trạng giao thông, công trình công cộng và cây xanh
khu đô thị Nam đường vành đai 3.

Hình 2.1.

Mô hình đơn vị ở của Clarence Perry

Hình 2.2.

Mặt bằng chi tiết một khu trong Redburn

Hình 2.3.

Năm yếu tố hình ảnh đô thị của Kevin Lynch

Hình 2.4.


Không gian đi bộ theo tuyến phố

Hình 2.5.

Không gian đi bộ tập trung


Hình 2.6.

Không gian đi bộ trong khu cây xanh, mặt nước

Hình 2.7.

Khu phố đi bộ ở Hội An

Hình 2.8.

Hội An với những không gian văn hóa đặc trưng

Hình 2.9.

Đường Nguyễn Đình Chiểu và những hoạt động nghệ
thuật

Hình 2.10.

Giới hạn tuyến phố Hàng Ngang- Hàng Đào

Hình 2.11.


Xe cơ giới hoạt động trên tuyến phố vào ban ngày

Hình 2.12.

Tuyến phố đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào vào ban đêm

Hình 2.13.

Sơ đồ vị trí 3 tuyến phố đi bộ khu vực lăng Bác

Hình 2.14.

Người dân dắt xe vào cơ quan

Hình 2.15.

Phố đi bộ La Rambla và các loại hình không gian nghệ
thuật

Hình 2.16.

Phố đi bộ Swanston và các loại hình không gian nghệ
thuật

Hình 2.17.

Một góc tuyến phố đi bộ Huchette

Hình 2.18.


Phố đi bộ Third street đầy màu sắc vào buổi tối

Hình 2.19.

Hình ảnh phố đi bộ Third street ngày và đêm

Hình 3.1.

Sơ đồ tổ chức các tuyến đi bộ

Hình 3.2.

Mặt cắt tuyến phố đi bộ thương mại

Hình 3.3.

Minh họa tuyến phố đi bộ thương mại

Hình 3.4.

Mặt cắt trục đi bộ trong các khu ở

Hình 3.5.

Minh họa trục đi bộ trong các khu ở

Hình 3.6.

Mặt bằng và mặt cắt trục đi bộ dọc đường phố


Hình 3.7.

Minh họa trục đi bộ dọc đường phố

Hình 3.8.

Tuyến đi bộ trong công viên

Hình 3.9.

Không gian đi bộ kết hợp các công trình dịch vụ nhỏ


Hình 3.10.

Các chức năng của tuyến đi bộ trên cao

Hình 3.11.

Mặt bằng tuyến đi bộ trên cao và các cầu bộ hành

Hình 3.12.

Minh họa tổ chức tuyến đi bộ trên cao

Hình 3.13.

Mặt cắt tuyến đi bộ trên cao

Hình 3.14.


Không gian chuyển tiếp từ trên cao xuống mặt đất

Hình 3.15.

Những vị trí giao cắt của tuyến đi bộ với giao thông cơ
giới

Hình 3.16.

Minh họa cầu bộ hành

Hình 3.17.

Mặt cắt cầu bộ hành

Hình 3.18.

Minh họa cầu bộ hành

Hình 3.19.

Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, dẫn dắt điểm nhìn
theo đường dạo của liên kết cây xanh

Hình 3.20.

Các cách bố cục cây xanh trong khu đi bộ

Hình 3.21.


Cây xanh khu phố đi bộ đẹp và an toàn

Hình 3.22.

Cây xanh kết hợp với công trình kiến trúc nhỏ, tiểu cảnh
trang trí trong khu đi bộ

Hình 3.23.

Một số loại cây thân thẳng, tạo tầm nhìn tốt

Hình 3.24.

Cây xanh trên tuyến phố đi bộ

Hình 3.25.

Một số loại cây bám bờ kè

Hình 3.26.

Một số loại cây trồng ven sông

Hình 3.27.

Mặt bằng tổ chức cây xanh tuyến phố đi bộ dọc theo trục
đường giao thông

Hình 3.28.


Tổ chức cây xanh tuyến phố đi bộ dọc theo trục đường
giao thông

Hình 3.29.

Chiếu sáng với các hoạt động khác nhau

Hình 3.30.

Đèn chiếu sáng lên cây xanh


Hình 3.31.

Đèn chiếu sáng cho tác phẩm điêu khắc

Hình 3.32.

Minh họa chiếu sáng tuyến phố đi bộ

Hình 3.33.

Minh họa một số dạng gạch lát vỉa hè và đường dạo

Hình 3.34.

Hệ thống trang thiết bị trên tuyến phố đi bộ dọc các trục
đường giao thông


Hình 3.35.

Minh họa ghế ngồi trên tuyến phố đi bộ

Hình 3.36.

Minh họa các loại đèn

Hình 3.37.

Một số loại đèn chiếu sáng thấp

Hình 3.38.

Các vật dụng hạ tầng trong tuyến phố đi bộ

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng
Bảng 1.1.

Tên bảng
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc


Bảng 2.1.

Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố

Bảng 2.2.


Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công
cộng

Bảng 2.3.

Kích thước dải cây xanh đường phố

Bảng 2.4.

Tiêu chuẩn chiếu sáng các khu vực dành cho người đi bộ

Bảng 2.5.

Tổng công suất bóng và quang thông tối đa của bộ đèn
chiếu sáng đường hầm

Bảng 2.6.

Tiêu chuẩn chiếu sáng cầu và đường hầm dành cho
người đi bộ

Bảng 2.7.

Những đặc điểm của hoạt động đi bộ theo các nhóm tuổi


1

MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài
Không gian đi bộ là một bộ phận cấu thành cấu trúc không gian đô thị
đồng thời góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc của mỗi thành phố, mỗi khu
phố; nó giải quyết vấn đề giao thông, tiện nghi, an toàn, tổ chức môi
trường sống trong đô thị và làm phong phú đời sống của dân cư. Vì thế,
không gian đi bộ ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với các đô thị hiện
đại.
Nhìn chung tại các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, nhu
cầu về không gian đi bộ ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc tổ chức không
gian đi bộ đến nay vẫn còn thiếu và chưa được quan tâm nhiều trong quy
hoạch các khu đô thị. Những lý thuyết và phương pháp quy hoạch, thiết kế
không gian đi bộ phù hợp với điều kiện và con người Việt Nam chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống.
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2011. Cùng với việc triển khai
quy hoạch phân khu các vùng phát triển mới, thành phố cũng đã tiến hành
triển khai quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới phát triển hiện đại và đồng
bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các không gian mở, không
gian cảnh quan đường phố, không gian đi bộ giao tiếp cộng đồng không
những nhằm nâng cao chất lượng, tiện ích cho cư dân đô thị mà còn là yếu
tố hấp dẫn người dân di chuyển từ trung tâm chật chội ra sinh sống tại các
khu đô thị mới, xứng với vị thế của thành phố thủ đô của cả nước.
Khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 nằm tại phía nam Hà Nội, thuộc
quận Hoàng Mai, cách trung tâm Hà Nội 8 km về hướng nam. Quy hoạch
chi tiết xây dựng khu đô thị Nam đường vành đai 3 đã được UBND Thành


2


phố Hà Nội phê duyệt năm 2010, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu đô thị
Nam đường vành đai 3 được phê duyệt năm 2012 và đang từng bước được
triển khai. Tuy nhiên việc tổ chức không gian đi bộ trong đồ án vẫn còn
nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian đi bộ trong công tác điều
chỉnh quy hoạch khu đô thị mới nam đường vành đai 3 là rất cần thiết góp
phần tạo nên bộ mặt kiến trúc của đô thị, giải quyết vấn đề giao thông, tiện
nghi, an toàn, tổ chức môi trường sống thoải mái trong đô thị, làm phong
phú đời sống hoạt động xã hội của dân cư xứng tầm là một khu đô thị hiện
đại chất lượng cao của thành phố Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống không gian đi bộ trong khu đô
thị mới Nam đường vành đai 3 góp phần làm tăng chất lượng cho khu đô
thị, tạo bộ mặt đô thị văn minh hiện đại phù hợp với quy hoạch mở rộng
thủ đô.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống không gian đi bộ trong khu đô thị
mới Nam đường vành đai 3.
- Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp tổ chức không gian đi bộ khu đô
thị mới Nam đường vành đai 3 với ranh giới nghiên cứu có diện tích
89,8ha đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc
Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc là phương pháp nghiên cứu
chủ đạo được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn.


3


Đối tượng nghiên cứu được xem xét như một hệ thống, bao gồm
những bộ phận cấu thành, mối quan hệ tương tác và mục tiêu.Phương pháp
tiếp cận hệ thống và cấu trúc cho phép phân chia vấn đề phức tạp thành
các vấn đề đơn giản để xử lý, từ đó rút ra được những đặc trưngnnổi trội
và quy luật của đối tượng làm cơ sở hình thành các đối sách hợp lý
cho từng trường hợp cụ thể.
- Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, nhiều cuộc điều tra, khảo
sát thực tế về tổ chức không gian đi bộ trong các khu đô thị mới đã được
thực hiện tại Hà Nội. Các số liệu thực tế và nhiều thông tin đã được thu
thập, lồng ghép và sử dụng trong nghiên cứu này như: kinh nghiệm trên
thế giới về tổ chức không gian đi bộ, thông tin từ các chuyên gia quy
hoạch trong nhiều lĩnh vực, hệ thống văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu
chuẩn và hệ thống quy hoạch Việt Nam.
- Phương pháp kế thừa
Luận văn kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã có cả trong nước và
quốc tế. Các tài liệu trong nhiều lĩnh vực liên quan như: hệ thống quy
hoạch, văn bản pháp lý, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, các
luận văn, luận án...đã được tham khảo, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn
toàn diện về tổ chức không gian đi bộ trong các khu đô thị mới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước, luận văn áp dụng phương
pháp tổng hợp để nhận diện những xu hướng hiện có trong lý thuyết cũng
như trong thực tế xây dựng. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, phân
tích làm nền tảng cho các đề xuất phù hợp với các điều kiện của Hà Nội.


4

- Phương pháp chuyên gia

Luận văn sử dụng một số thông tin thu thập từ phỏng vấn các chuyên
gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc bao gồm các cán bộ thiết kế, cán bộ
làm công tác quản lý, các chuyên gia tư vấn và các nhà khoa học.
- Phương pháp thực chứng, ứng dụng
Trên cơ sở kết quả của các phương án trên, luận văn áp dụng các
phương pháp mô hình hóa, khái quát hóa nhằm đưa ra những kết quả mang
tính lý thuyết cao, nhưng vẫn có thể áp dụng trong thực tiễn, cụ thể giải
quyết những tồn tại trong việc tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị
mới Nam đường vành đai 3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần bổ sung lý luận về tổ chức không gian đi bộ trong các khu
đô thị của các thành phố lớn và làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
chuyên môn.
- Các giải pháp đề xuất tổ chức không gian đi bộ cho khu đô thị mới
Nam đường vành đai 3 trên cơ sở khoa học mang tính khả thi theo nội
dung nghiên cứu và trình tự logic của luận văn là tài liệu tham khảo cho
công tác quy hoạch các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và
có thể tham khảo sử dụng cho các thành phố khác.
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn.
- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ trong đô thị bao gồm
phố, đường ôtô thông thường và các đường chuyên dụng khác. [5]
- Phố: là đường trong đô thị, mà dải đất dọc hai bên đường được xây
dựng các công trình dân dụng với tỉ lệ lớn. [5]
- Đường đi bộ: là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết
kế chuyên dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường. [5]


5

- Hè đi bộ: là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được

gọi là phần đường đi bộ trên hè. Hè đi bộ được xem như một bộ phận
không thể thiếu trên mặt cắt ngang phố trong đô thị. [5]
- Không gian đi bộ:
Là không gian giao thông phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển mà không
sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới. Đồng thời không gian đi bộ là
những không gian mở công cộng đáp ứng nhu cầu giao tiếp nghỉ ngơi, giải
trí...của người dân. [3]
- Người đi bộ:
Là bất kỳ người nào đi bộ hay sử dụng xe lăn hoặc các phương tiện đi
lại khác được điều khiển bởi sức người trừ xe đạp. [3]
- Hoạt động đi bộ:
Là hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển từ địa
điểm này sang địa điểm khác mà không sử dụng các phương tiện giao
thông. Hoạt động đi bộ không chỉ có tác động tới thể lực mà còn tác động
đến tinh thần của người đi bộ. Hoạt động đi bộ gắn với thời gian ngắn
thường là đi học, đi làm, đi chợ, giao tiếp. Hoạt động đi bộ gắn với thời
gian dài thường là hoạt động hoạt động giao tiếp, đi dạo, nghỉ ngơi, thư
giãn, thể thao, giải trí, và các hoạt động mua sắm, dã ngoại. [3]
- Phạm vi hoạt động đi bộ:
Là phạm vi mà trong đó con người cảm thấy thoải mái khi đi bộ. Theo
quy phạm, bán kính tối ưu cho phạm vi hoạt động đi bộ không quá 500m.
[3]
Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: Bao gồm 3 chương


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận
Phát triển trở lại các không gian đi bộ, đi xe đạp trong đô thị đang là xu
hướng của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay không gian đi bộ trong các khu
đô thị mới chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết là giao cắt, đan xen với
giao thông cơ giới, hình thức đơn giản.
Sự phát triển của mạng lưới phương tiện giao thông công cộng là yếu tố
rất quan trọng khi tổ chức không gian đi bộ.
Tại một số khu đô thị mới không gian đi bộ hiện bị lấn chiếm để xe,
kinh doanh dẫn đến không gian này bị thu hẹp không đảm bảo chức năng vốn
có của nó. Việc cải tạo và phát triển không gian đi bộ trong các khu đô thị
mới ở Hà Nội là rất cần thiết.
Việc nghiên cứu tổ chức không gian đi bộ trong công tác điều chỉnh
quy hoạch khu đô thị mới nam đường vành đai 3 là rất cần thiết góp phần tạo
nên bộ mặt kiến trúc của đô thị, giải quyết vấn đề giao thông, tiện nghi, an
toàn, tổ chức môi trường sống thoải mái trong đô thị, làm phong phú đời sống
hoạt động xã hội của dân cư xứng tầm là một khu đô thị hiện đại chất lượng
cao của thành phố Hà Nội.
Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới nam đường vành đai 3

cần phải đáp ứng các đối tượng sử dụng khác nhau, các nhu cầu, mục đích sử
dụng khác nhau...của người dân trong khu đô thị. Không gian đi bộ phải tạo
được không khí sinh hoạt ấn tượng về không gian và thời gian, có mối quan
hệ gắn bó với môi trường thiên nhiên, khuyến khích giao tiếp cộng đồng.


96

II. Kiến nghị
Với các khu đô thị đã xây dựng cần trả lại không gian đi bộ vốn có, xây
dựng thêm các cầu đi bộ trên cao. Với đô thị mới Nam đường vành đai 3 giải
pháp tách biệt giao thông đi bộ với giao thông cơ giới là phù hợp.
Đảm bảo tổ chức và áp dụng thành công các giải pháp cho không gian
đi bộ cần có các thể chế quản lý, quy chế... và sự chỉ đạo của Chính phủ về
tuân thủ phát triển giao thông vận tải trong Chương trình phát triển đô thị tổng
thể thủ đô Hà Nội.
Công tác quy hoạch, tổ chức không gian đi bộ cần phải được quan tâm
nhiều hơn nữa trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới ở Hà Nội.
Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới cần phải được giải
quyết đồng bộ cùng với việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường,
nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng, thống nhất trong công tác quản
lý của các ngành có liên quan.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Ashui.com, Các mô hình quy hoạch đơn vị ở.
2. Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB
Xây dựng.

3. Bộ giao thông Mỹ, Sách hướng dẫn tiện nghi đi bộ.
4. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (phần Quy
hoạch xây dựng), QCXDVN 01:2008/BXD.
5. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 104: Đường đô thị - yêu cầu thiết kế,
Nhà xuất bản Xây dựng.
6. Bộ Xây dựng (2006), TCXDVN 362: Quy hoạch cây xanh đô thị Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản Xây dựng.
7. Bộ Xây dựng (2005), TCXDVN 333 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài
các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế,
Nhà xuất bản Xây dựng.
8. Bocharov.IU.P- Kudriavxev.O.K (2006), Cơ cấu quy hoạch thành
phố hiện đại, (người dịch Lê Phục Quốc), Nhà xuất bản Xây dựng.
9. Vũ Duy Cừ (1999), Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, Nhà
xuất bản Xây dựng.
10. Phạm Hùng Cường (chủ biên) (2006), Phân tích và cảm nhận
không gian đô thị , Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.
11. David Mangin, Philippe Panerai (2008), Thiết kế đô thị, Nhà xuất
bản Parentheses, Dự án IMV hợp tác giữa UBND Thành phố Hà Nội và
vùng Ile de France.


12. Đặng Việt Dũng (2006), Tổ chức quy hoạch không gian các đường
phố chính trong khu vực đang phát triển của thành phố Hà Nội giai đoạn
2005 – 2020, Luận văn Thạc sĩ .
13. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2007), Tổ chức hệ thống không gian đi
bộ trong các khu đô thị mới thành phố Hà Nội, áp dụng thí điểm tại khu đô
thị mới Tây hồ Tây, Luận văn thạc sỹ.
14. Đặng Thái Hoàng (1992), Lịch sử nghệ thuật quy hoạch đô thị,
Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật
15. Đặng Thái Hoàng (1999), Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX - thế kỷ XX,
Nhà xuất bản Hà Nội.

16. Hồ Ngọc Hùng (2007), Quy hoạch, tổ chức không gian đi bộ trong
đô thị lớn Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sỹ Kiến trúc.
17. Jan Gehl (2009), Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc, Nhà
xuất bản Xây dựng.
18. Nguyễn Cao Lãnh (2005), Quy hoạch phát triển các business park
- Mô hình tất yếu cho đô thị hiện đại.
19. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, Nhà xuất bản
Xây dựng.
20. Pierre Clement, Nathalie Lancret (2005), Hà Nội chu kỳ của
những đổi thay - Hình thái kiến trúc và đô thị, Nhà xuất bản Khoa học và
kĩ thuật.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, Hà
Nội.
22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô
thị, Hà Nội.
23. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái
Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.


24. Tài liệu báo cáo Chính phủ (2009), Quy hoạch chung xây dựng
thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050.
25. Tạp chí Quy hoạch (số 52/2011), Quy hoạch chung xây dựng thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
26. Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ
chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận án Tiến
sỹ.
27. Hà Nhật Tân (2006), Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan, Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin.
28. Đàm Thu Trang (2003), Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các
khu ở của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng sống môi trường đô thị, Luận

án Tiến sĩ.
29. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Đồ án Quy hoạch
chi tiết khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 tỉ lệ 1/500.
30. Viện quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn
xây dựng thiết kế quy hoạch cây xanh đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng.
Tài liệu nước ngoài
1. Banz (1970),

Elements of Urban Form, Mcgraw Hill Book

Company, New York.
2. Catanese, Anthony J, Snyder, James C (1979), Introduction to
Urban Design, Mcgraw Hill Book Company, New York.
3. Christopher Alexander, Hajo Neis, Artemis, Igrid King (1987), A
New Theory of Urban Design, Oxford University Press, New York.
4. Emund N. Bacon (1995), Design of City, Thames Hudson, Mexico.
5. Environmentally – Sustainable Transport (EST) (2006), Tranning
Workshop, Viet Nam.


6. Institure of transport Engineers (ITE) (1998), Design and Safety
of Pedestrian Facilities, Washington DC.
7. Jozef Brath (2000), Pesie Zóny, Slovenskas Technickas Univerzita
Bratislave.
8. J. Kavan, F. Trunkus (1998), Urbainisticky priestor, ALFA,
Bratislava.
9. Jim Antoniou (1994), Cities Then & Now, Macmillan USA.
10. Kevin Lynh (1996), Good City Form, The MIT Press,Cambridge,
Massachusettts, and London.
11. Kevin Lynh (1998), Image of the City, The MIT Press, Cambridge

Massachusetts.
12. Washington State Department of Transportation (1997),
Pedestrian Facilities Guidebook, Washington.



×