Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch sinh thái đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.07 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM XUÂN TRƯỜNG

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH SINH THÁI
ĐẢO QUAN LẠN - HUYỆN VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------------

PHẠM XUÂN TRƯỜNG
KHÓA 2011 – 2013

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH SINH THÁI
ĐẢO QUAN LẠN - HUYỆN VÂN ĐỒN


TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành
Mã số

: Quy hoạch vùng và đô thị
: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRỌNG BÌNH

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Xuân Trường


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. Lê Trọng
Bình, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả
trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Để đạt được kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Vân Đồn, Sở Xây dựng tỉnh
Quảng Ninh, gia đình và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, khích lệ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Xuân Trường


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

DLST

Du lịch sinh thái

KKT Vân Đồn

Khu kinh tế Vân Đồn

KT-XH


Kinh tế - xã hội

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

QHC

Quy hoạch chung

QHCT

Quy hoạch chi tiết

TP Hạ Long

Thành phố Hạ Long

WTO

Worl Trade Oranization
(Tổ chức thương mại Thế giới)


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng, biểu


Bảng 2.1

Tiêu chuẩn phòng nghỉ trong các khu du lịch

Bảng 2.2

Tiêu chuẩn các cơ sở dịch vụ

Bảng 2.3

Dự báo khách du lịch tới Vân Đồn

Bảng 2.4
Bảng 2.5

Dự báo tỷ lệ lượng khách du lịch tới Quan Lạn
và Vân Đồn
Dự báo lượng khách du lịch tới Quan Lạn


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình vẽ

Hình 1.1.

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng khu DLST Quan Lạn

Hình 1.2.


Các bãi biển tự nhiên hoang sơ trên đảo Quan Lạn

Hình 1.3.

Khu rừng thông tự nhiên trên đảo Quan Lạn

Hình 1.4.

Khu rừng ngập mặn trên đảo Quan Lạn

Hình 1.5.

Các khu nhà nghỉ du lịch hiện nay trên đảo

Hình 1.6.

Các khu nhà ở dân cư tại trung tâm đảo

Hình 1.7.

Các công trình di tích văn hóa lịch sử trên đảo

Hình 1.8.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian đảo Quan Lạn

Hình 2.1.

Vị trí quốc đảo Tahiti


Hình 2.2.

Một số hoạt động du lịch tại Tahiti

Hình 2.3.

Một số hoạt động, sản phẩm du lịch tại Tahiti

Hình 2.4.

Vị trí của Maldives

Hình 2.5.

Các khu nhà nghỉ trên biển của Maldives

Hình 2.6.

Các hoạt động du lịch của Maldives

Hình 2.7.

Hệ thống các đảo Cát Bà

Hình 2.8.

Khu khách sạn Cát Bà hướng ra biển

Hình 2.9.


Tổng thể đảo Phú Quốc

Hình 2.10.

Bãi tắm đảo Phú Quốc

Hình 2.11.

Resort trên Đảo Phú Quốc

Hình 3.1.

Sơ đồ phân vùng cảnh quan khu DLST đảo Quan Lạn

Hình 3.2.

Sơ đồ định hướng tổ chức không gian KTCQ
khu DLST đảo Quan Lạn


Hình 3.3.

Minh họa không gian khu vực công viên sinh thái
– quảng trường biển

Hình 3.4.

Sơ đồ bố cục công trình trong khu du lịch nghỉ dưỡng núi


Hình 3.5.

Minh họa công trình trong khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi

Hình 3.6.

Hình 3.7.

Hình 3.8.

Hình 3.9.

Sơ đồ bố cục công trình trongkhu du lịch
nghỉ dưỡng biển cao cấp
Sơ đồ bố cục công trình trong khu vực bãi biển
phía Tây – Tây Nam
Bản đồ tổ chức không gian KTCQ trongkhu du lịch
nghỉ dưỡng biển cao cấp
Minh họa công trình nhà nghỉ trong khu du lịch
nghỉ dưỡng biển cao cấp


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ phân loại du lịch sinh thái


Sơ đồ 2.2.

Mô hình tổ chức không gian khu DLST

Sơ đồ 2.3.

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ quy trình triển khai thực hiện
quy hoạch phát triển du lịch
Sơ đồ nghiên cứu tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan khu DLST Quan Lạn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 6
Các khái niệm (thuật ngữ) ........................................................................... 7

Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO QUAN LẠN . 12
1.1. Khái quát về Quan Lạn ....................................................................... 12
1.1.1. Vị trí của Quan Lạn trong phát triển du lịch ở Việt Nam ................ 12
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của đảo Quan Lạn ................ 14
1.1.3. Tiềm năng về tài nguyên và giá trị du lịch của đảo Quan Lạn ......... 15
1.1.4. Tình hình về đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Quan Lạn .......... 16
1.2. Thực trạng về công tác tổ chức không gian KTCQ khu DLST đảo
Quan Lạn. ................................................................................................... 17
1.2.1. Các loại hình quy hoạch phát triển du lịch ...................................... 17


1.2.2. Các dự án quy hoạch phát triển du lịch ........................................... 18
1.2.3. Thực trạng không gian KTCQ khu DLST đảo Quan Lạn. ............... 19
1.3. Đánh giá chung .................................................................................... 24
1.3.1. Tiềm năng, giá trị cảnh quan, kiến trúc du lịch của Quan Lạn ........ 24
1.3.2. Thành công ..................................................................................... 25
1.3.3. Tồn tại ............................................................................................ 25
1.3.4. Nguyên nhân .................................................................................. 27
1.3.5. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ............................................. 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH SINH THÁI ................................ 29
2.1. Các yếu tố tạo lập không gian KTCQ khu DLST .............................. 29
2.1.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................... 29
2.1.2. Yếu tố nhân tạo............................................................................... 31
2.1.3. Yếu tố phi vật thể ........................................................................... 31
2.1.4. Phân loại du lịch sinh thái ............................................................... 32
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian KTCQ khu DLST ... 34

2.2.1. Yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .......................................... 34
2.2.2. Khách du lịch và các nhu cầu của khách du lịch ............................. 34
2.2.3. Yếu tố kinh tế xã hội....................................................................... 35
2.2.4. Yếu tố hạ tầng kỹ thuật ................................................................... 35
2.2.5. Yếu tố về chính sách ....................................................................... 35
2.2.6. Yếu tố chính trị ............................................................................... 36
2.3. Quy định pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến tổ chức không
gian KTCQ khu du lịch............................................................................. 36
2.4. Nội dung tổ chức không gian KTCQ khu du lịch sinh thái ............... 39
2.4.1. Nguyên tắc, yêu cầu phát triển DLST ............................................. 39


2.4.2. Nội dung tổ chức không gian KTCQ khu du lịch ............................ 41
2.5. Xác định các nhu cầu, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho khu DLST đảo
Quan Lạn .................................................................................................... 43
2.5.1. Xác định sức chứa của khu DLST đảo Quan Lạn ........................... 43
2.5.2. Xác định các nhu cầu về cơ sở vật chất ........................................... 48
2.5.3. Xác định nhu cầu hạ tầng kỹ thuật .................................................. 49
2.5.4. Xác định nhu cầu về đất đai ............................................................ 51
2.5.5. Xác định yêu cầu đối với kiến trúc cảnh quan................................. 51
2.6. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế vể tổ chức không gian KTCQ
khu DLST ................................................................................................... 53
2.6.1. Kinh nghiệm trên Thế giới .............................................................. 54
2.6.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam .............................................................. 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO QUAN
LẠN ............................................................................................................. 64
3.1. Quan điểm, mục tiêu tổ chức không gian KTCQ khu DLST đảo
Quan Lạn .................................................................................................... 64
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................... 64

3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................... 64
3.2. Tổ chức không gian KTCQ khu DLST đảo Quan Lạn ..................... 65
3.2.1. Nguyên tắc chung ........................................................................... 65
3.2.2. Phân khu chức năng ........................................................................ 67
3.2.3. Định hướng tổ chức không gian và sử dụng đất .............................. 69
3.3. Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan đối với khu DLST đảo Quan Lạn . 80
3.4. Tổ chức hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................... 86
3.5. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .......................... 91


3.5.1. Về quản lý quy hoạch khu DLST:................................................... 91
3.5.2. Về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng .................................................. 92
3.5.3. Mô hình quản lý vệ sinh môi trường ............................................... 93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 95
Kết luận....................................................................................................... 95
Kiến nghị..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, là không gian hoạt động du lịch của các tổ chức cá
nhân có liên quan, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về KT - XH và môi trường [15]
Không gian du lịch trên địa bàn khu du lịch luôn gắn với việc bảo tồn,
phát huy giá trị tài nguyên cảnh quan, môi trường du lịch, tổ chức phát triển

các loại hình hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp và có trách nhiệm,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch hợp lý và hiệu quả.
Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, các khu DLST là một trong những động lực thúc đẩy phát
triển bền vững đối với các địa bàn có tài nguyên DLST nổi trội, hấp dẫn.
Quảng Ninh được biết đến với di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ
Long –một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới có những giá trị độc đáo
và khác biệt. Quảng Ninh có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch biển đảo mà ít
nơi nào có được. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả khai thác du lịch biển đảo ở
Quảng Ninh vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Du lịch biển đảo sôi động nhất là vào dịp mùa hè, nhưng tỷ lệ khách du
lịch cao cấp đến Quảng Ninh dịp hè hiện nay còn thấp, chủ yếu vẫn là khách
bình dân. Sự gia tăng ngày càng nhanh lượng khách du lịch bình dân kéo theo
việc xuất hiện tràn lan các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng đòi hỏi của du
khách đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng gây tác động
xấu đến môi trường xung quanh.
Thực tế, ở một số khu du lịch ven biển trên địa bàn tỉnh, việc đảm bảo
môi trường cảnh quan vẫn chưa được các doanh nghiệp đề cao. Ở không ít
các khu du lịch, tình trạng nước và rác thải vẫn đang là một vấn đề nóng.


2

Cùng với vấn đề môi trường, một trong những điểm yếu của đa số các khu du
lịch ven biển hiện nay, đặc biệt là các khu du lịch ở khu vực ngoài đảo xa, là
sự hạn chế về cơ sở hạ tầng du lịch, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, sản
phẩm du lịch biển còn quá đơn điệu, dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu. Ở hầu
hết các khu du lịch ven biển, sản phẩm du lịch đều na ná giống nhau. Ngoài
một số trung tâm du lịch lớn như TP Hạ Long được cho là có sự đầu tư cơ sở
hạ tầng tương đối tốt để phục vụ phát triển du lịch, các khu du lịch ven biển

còn lại của Quảng Ninh vẫn trong tình trạng thiếu các sản phẩm du lịch, khu
vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, dịch vụ du lịch buổi tối…Khách đến Hạ
Long, chiếm đa số chỉ đi tham quan Vịnh Hạ Long, lên bờ tham quan một số
điểm xung quanh TP Hạ Long, sau đó quay trở về. Vì thế, con số khách du
lịch đến Quảng Ninh rất đông, nhưng số ngày lưu trú rất ngắn, doanh thu du
lịch chưa cao.
Hiện nay trên thế giới, một điều xu hướng du lịch đang được yêu thích
đó là du lịch thám hiểm, khám phá những vùng sinh thái hoang sơ nhưng
đồng thời vẫn có thể đáp ứng các dịch vụ du lịch cao cấp. Rà soát các khu vực
du lịch trong tỉnh Quảng Ninh, có thể thấy rõ chỉ có khu vực huyện đảo Vân
Đồn là nơi có tiềm năng phát triển đáp ứng loại hình du lịch này.
Nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50km - liền kề phía Đông vịnh
Hạ Long, vịnh Bái Tử Long thuộc huyện đảo Vân Đồn được thiên nhiên ưu ái
ban tặng nhiều cảnh đẹp tự nhiên độc đáo với hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ.
Thực hiện Chiến lược phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, đưa Việt
Nam thành nước công nghiệp hiện đại hội nhập kinh tế Thế giới. Khu vực ven
biển nước ta được ưu tiên và tập trung đầu tư, phát triển: Hiện cả nước có 12
Khu kinh tế trọng điểm các vùng miền tạo động lực phát triển khu vực bao
gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh); Đình Vũ-Cái Hải (Hải Phòng); Nghị Sơn
(Thanh Hóa); Đông Nam-Nghệ An (Nghệ An); Vũng Áng (Hà Tĩnh); Chân


3

Mây-Lăng Cô (Huế); Chu Lai (Quảng Nam); Dung Quất (Quảng Ngãi); Nhơn
Hội (Bình Định); Nam Phú Yên (Phú Yên); Vân Phong (Khánh Hòa); Phú
Quốc (Kiên Giang) tương lai đến là Hòn La (Quảng Bình). Khu kinh tế Vân
Đồn ra đời trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, tạo ra một hình thái bản sắc
riêng tạo dựng một thương hiệu đặc thù Vân Đồn trong khu vực và quốc tế.
Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009. Theo đó, KKT Vân Đồn với
tính chất là: Là khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng nhằm
phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải
Bắc Bộ; Là trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải
trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và các thành phố phía Đông Trung
Quốc; Là đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính để phát triển vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đảm bảo
an ninh, quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc [20].
Khu vực đảo Cảnh Cước (hay còn gọi là đảo Minh Châu – Quan Lạn)
với địa hình vừa có núi đá, núi đất, bên trên là những cánh rừng nguyên sinh,
phía dưới là những bãi cát trắng mịn, dốc thoải ra biển, tạo nên nhiều bãi tắm
lý tưởng, không khí trong lành, yên tĩnh của một vùng đất tự nhiên hoang sơ,
thuận lợi để phát triển DLST biển đảo chất lượng cao, do đó định hướng phát
triển không gian của KKT Vân Đồn đối với khu vực đảo Cảnh Cước là hình
thành một số khu nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch biển-đảo, gắn với khu trung
tâm đảo và nằm dọc ven biển để khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên
đặc sắc.
Theo số liệu thống kê, năm 2011, Vân Đồn đã đón hơn 44 vạn lượt
khách du lịch, tăng 11,66% so với năm 2010. Dự báo về lượng khách du lịch


4

lên đến 1,7 triệu lượt khách vào năm 2020. Khi lượng khách du lịch tới Vân
Đồn cũng đảo Quan Lạn ngày càng lớn thì một vấn đề cần được quan tâm
nhất hiện nay đó là việc bảo vệ cảnh quan môi trường biển đảo. Bởi môi
trường được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn
của sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự

tồn tại của các hoạt động du lịch. Việc khai thác hợp lý, giữ gìn, phục hồi, tái
tạo các tài nguyên du lịch biển sẽ nâng cao chất lượng môi trường du lịch,
tăng sự hấp dẫn của các điểm du lịch.
Tuy nhiên, Vân Đồn nói chung và Quan Lạn nói riêng còn đang gặp
nhiều thách thức để phát triển du lịch xứng đáng với tiềm năng. Sự cạnh tranh
khốc liệt trong vùng và khu vực về du lịch: loại hình DLST biển phát triển
tràn lan, trùng lặp về sản phẩm du lịch biển đảo, chất lượng dịch vụ kém,…
Tất cả những thách thức trên bắt nguồn do thiếu quy hoạch du lịch biển đảo
chất lượng, QHC Vân Đồn chưa cụ thể hóa yêu cầu, nội dung phát triển du
lịch biển đảo. Quy hoạch xây dựng các khu du lịch còn nặng về quy hoạch vật
thể, xây dựng bất động sản; các yếu tố cảnh quan, tài nguyên du lịch biển, đảo
chưa được phát huy; thiếu sự liên kết hữu cơ giữa tổ chức sản phẩm dịch vụ
du lịch, loại hình du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên tự nhiên và nhân văn
trong trong quy hoạch xây dựng, đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đảo.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan khu DLST đảo Quan Lạn- huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh”
nhằm cụ thể hóa nội dung QHC Khu kinh tế Vân Đồn, phát huy giá trị tài
nguyên du lịch đặc sắc, phát triển cùng các đảo Trà Bản, Cái Lim, Ngọc
Vừng thành khu du lịch biển đảo hấp dẫn du lịch, góp phần đưa Vân Đồn trở
thành trung tâm DLST biển đảo chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ vui chơi
giải trí cao cấp và là trung tâm thương mại, tài chính quốc tế thông qua việc
tạo ra cơ chế cho phát triển KT-XH bền vững, hấp dẫn đối với cộng đồng, nhà


5

đầu tư trong khi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của Vân Đồn và phô bày
được vẻ đẹp Di sản văn hóa Việt Nam là rất cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu
- Tổ chức không gian KTCQ khu DLST đảo Quan Lạn nhằm phát huy

giá trị tài nguyên, cảnh quan biển đảo phục vụ phát triển du lịch gắn với gìn
giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; tạo lập một không gian thích hợp theo
hướng phát triển DLST; thực hiện chiến lược phát triển bền vững khu vực
Vân Đồn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Không gian kiến trúc cảnh quan đảo Quan Lạn phục vụ hoạt động du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển đảo.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là toàn đảo Quan Lạn bao gồm
vùng mặt nước ven bờ có tiềm năng tổ chức DLST biển, các khu rừng tự
nhiên, rừng ngập mặn, các khu dân cư và không gian kiến trúc công trình du
lịch khu DLST theo QHC Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Tổ chức không gian du lịch xuất phát từ điều
kiện và giá trị hấp dẫn, sức chứa của tài nguyên du lịch, nhu cầu của khách
du lịch, điều kiện tiếp cận, điều kiện của sở hạ tầng dịch vụ du lịch, khả năng
chi trả của khách du lịch; nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, du lịch có
trách nhiệm.
- Phương pháp điều tra thực địa: Công tác điều tra thực địa có mục đích
cơ bản là kiểm tra, chỉnh lý, thu thập tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng,các
điều kiện có liên quan đến tổ chức hoạt động sinh thái nói chung, tổ chức


6

không gian nói riêng, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại
liên quan đến du lịch. Sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành
tổ chức không gian DLST cho một khu vực cụ thể.

- Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp: Phương pháp này được sử
dụng rất hiệu quả cho việc nghiên cứu tự nhiên và khai thác du lịch vì trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan DLST luôn song hành nghiên cứu các
điều kiện tự nhiên, KT-XH. Đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu được
dùng trong đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo có ý nghĩa quan trọng
trong việc nghiên cứu, tổ chức khai tác tuyến, điểm DLST và sử dụng nguồn
tài nguyên DLST hiệu quả, dự báo lượng khách du lịch tham gia sử dụng các
sản phẩm DLST. Dự báo về khả năng đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch bổ
trợ, dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng. Dự báo về tốc độ phát triển của du lịch
trên khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kế thừa có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu, tài liệu có liên quan đã thực hiện: tìm tòi, phân tích, chọn lọc
những vấn đề liên quan, kế thừa, phát triển và mở rộng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu, định hướng và đề xuất các giải pháp tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho công tác quy
hoạch, quản lý các khu DLST trên đảo Quan Lạn.
Đề tài làm sáng tỏ tầm quan trọng của công tác tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan góp phần nâng cao hiệu quả trong việc khai thác DLST trên
đảo.


7

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để triển khai các mô hình tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu DLST trên đảo, góp phần
xác định phương hướng quy hoạch, xây dựng, khai thác sử dụng hiệu quả

tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có đảm bảo theo các tiêu chí: Bảo tồn đã
dạng sinh học - Đặc trưng văn hóa bản địa – Gắn liền với dân cư cộng đồng.
Các khái niệm (thuật ngữ)
1) Du lịch: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[15]
2) Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con
người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch. [15]
Tài nguyên du lịch là cơ sở phát triển các loại hình du lịch.
3) Loại hình du lịch: là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những
điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch
tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có
cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung
theo một mức giá bán nào đó [11].
- Loại hình du lịch gồm:
+ Du lịch chữa bệnh;
+ Du lịch văn hóa;
+ Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí;
+ Du lịch hội thảo;


8

+ Du lịch biển: là loại hình du lịch được phát triển ở khu vực ven biển,
nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,
khám phá mạo hiểm,...trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm:
tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

+ Du lịch có trách nhiệm: là sự hoạt động và quản lý hoạt động du lịch
đúng đắn, hiệu quả mà mục tiêu là bảo đảm toàn vẹn môi trường, công bằng
và hòa nhập xã hội, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, hướng tới phát triển
bền vững.
4) Du lịch sinh thái (DLST): là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái gồm: DLST rừng, biển đảo, hồ...[4]
5) Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [15].
6) Dịch vụ du lịch: là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [15].
7) Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch [15].
8) Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về KT-XH và môi trường
[15].
- Theo quy định của Luật Du lịch khu du lịch gồm:
+ Khu du lịch quốc gia: là khu du lịch có tài nguyên du lịch đặc biệt
hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách
du lịch cao; Có diện tích tối thiểu 1000 héc ta, trong đó có diện tích cần thiết


9

để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi
trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,

quyết định; Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có
khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong
đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu
du lịch [15].
+ Khu du lịch địa phương là khu du lịch có tài nguyên du lịch hấp dẫn,
có khả năng thu hút khách du lịch; Có diện tích tối thiểu 200 héc ta, trong đó
có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch; Có
kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du
lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm
phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm [15].
- Yếu tố tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch trên cơ sở yếu tố tài
nguyên du lịch quyết định đến tính chất của khu du lịch.
Do đó, khu du lịch sinh thái là nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên đặc
sắc, có tính đa dạng sinh học cao, thường nằm trong các khu bảo tồn thiên
nhiên, có khả năng khai thác phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu học tập
và nâng cao nhận thức về môi trường thiên nhiên của khách du lịch.
- Điều kiện để phát triển khu du lịch, khu DLST:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hấp dẫn.
+ Các loại khách du lịch và nhu cầu du lịch;
+ Cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch;
+ Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động sinh thái;
9) Không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch:
- Không gian khu du lịch là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc,
cây xanh, mặt nước trong khu du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan.


10

- Cảnh quan khu du lịch là một không gian địa lý của một vùng, một
khu vực, mang tính hình thái, cấu thành từ những đặc điểm nhất định về thiên

nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, môi
trường. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người làm biến đổi một số yếu tố
của cảnh quan tự nhiên hình thành cảnh quan nhân tạo.
- Kiến trúc khu du lịch là quá trình tạo dựng nên môi trường sống của
con người, khai thác các yếu tố cảnh quan trong kiến tạo môi trường sống cho
con người. Việc khai thác cảnh quan này nhằm phục vụ cho cả 3 chức năng:
công năng - cấu trúc - và hình thái của không gian xây dựng khu du lịch.
- Không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch bao gồm các yếu tố:
+ Bình diện nền tức là mặt đất, sự cấu thành hình thái của nó bao gồm
đường xá, quảng trường, cây xanh và mặt nước,...
+ Bình diện thẳng đứng là giới hạn theo chiều đứng. Tập hợp bởi các
mặt đứng kiến trúc, nó phản ánh lịch sử và văn hóa của khu du lịch, nó ảnh
hưởng đến tỷ lệ và tính chất của không gian.
+ Bình diện trên cao là phần đỉnh giới hạn bên trên của các bình diện
thẳng đứng, nó là bình diện biến hóa phong phú nhất, tự nhiên hóa nhất và
cũng là bình diện có thể tạo điều kiện tự nhiên.
10) Tổ chức không gian khu du lịch:
Là việc tổ chức không gian cho các hoạt động du lịch. Vì vậy việc tổ
chức không gian khu du lịch phải xuất phát trên cơ sở các hoạt động du lịch,
loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và tài nguyên du lịch [15].
Luật Du lịch năm 2005 đã xác định tổ chức không gian khu du lịch là
một trong các nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển khu du lịch
11) Quy hoạch phát triển khu du lịch:


11

Quy hoạch phát triển du lịch nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã
hội của một quốc gia, một địa phương theo chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội trong một giai đoạn nhất định.

Quy hoạch du lịch là một phương án tập hợp các yếu tố kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội và công nghệ tác động vào các tài nguyên du lịch để hình
thành các điểm và khu du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đã định trước là thoả
mãn nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách du lịch và nâng cao hiệu quả
KT - XH của địa phương và hoạt động kinh doanh du lịch.Quy hoạch phát
triển ngành du lịch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ
thể phát triển du lịch.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được xây dựng cho phạm vi cả
nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm tỉnh, thành phố [15].
+ Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng
trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có
tài nguyên du lịch tự nhiên [15].
Cấu trúc luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Thực trạng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu
DLST đảo Quan Lạn
Chương II: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu
DLST
Chương III: Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
khu DLST đảo Quan Lạn
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


×