Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CÔNG THƯỞNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CÔNG THƯỞNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Công Thưởng, là sinh viên lớp Cao học kinh tế Kiên Giang
khóa 25. Niên khóa 2015-2017, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi xin cam đoan đề
tài luận văn “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở
nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” là kết quả của cá
nhân Tôi nghiên cứu thực tế vào năm 2016.
Các số liệu phân tích trong luận văn được điều tra, thu thập tại 3 Xã thuộc
huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và xử lý một cách trung thực. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là thành quả của quá trình nghiên cứu của cá
nhân Tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn là Thầy TS. Trương Đăng Thụy.
Những kết luận khoa học của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Thưởng


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” được
phân tích từ số liệu thứ cấp thu thập tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kiên
Giang, Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Vĩnh Thuận, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thuận và các cơ quan khác. Số liệu sơ
cấp được khảo sát từ 03 xã tại huyện Vĩnh Thuận là xã Phong Đông, Tân Thuận và
Bình Minh. Số quan sát thu thập bao gồm 150 hộ nông dân đang sinh sống tại ba xã
nêu trên trong thời 03 năm gần đây, từ đầu năm 2013 đến hết năm 2015.

Phương pháp nghiên cứu dựa vào việc lược khảo các tài liệu có liên quan, dữ
liệu được khảo sát thực tế và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình đơn vị
xác suất logit để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tại địa bàn nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố như tuổi, giới tính, dân tộc,
nhân khẩu, thu nhập, quan hệ xã hội, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm huyện, giá
trị tài sản, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ có tác động như thế nào đến
khả năng tiếp cận tín dụng và hạn chế chính thức ở nông thôn của các hộ nông dân
sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ gợi ý một số chính sách cần thiết
đối với các Bộ, ban ngành Trung ương; Các cơ quan, ban ngành của địa phương,
ngành ngân hàng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và giảm thiểu hạn chế tín
dụng chính thức ở nông thôn: chính sách ổn định giá cả thị trường đầu ra và kiểm
soát chi phí đầu vào cho ngành nông nghiệp, mục đích là tăng thu nhập cho nông
hộ; chính sách chăm lo cho những người trong diện chính sách xã hội như người
cao tuổi, người bệnh tật và gia đình có đông con; tập trung vốn cho đầu tư giáo dục
ở nông thôn; có chính sách khuyến nông nhằm nâng cao trình độ sản xuất, canh tác;
hướng dẫn cho người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, có trách nhiệm hoàn trả
đúng hạn.


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 5
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7
1.5.1. Phương pháp phân tích ................................................................................... 7
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................... 8
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 8
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................. 10
2.1. Các khái niệm chung ............................................................................................. 10


2.2. Các khái niệm liên quan ....................................................................................... 11
2.2.1. Thị trường vốn ở nông thôn ........................................................................... 11
2.2.2. Nông thôn và nông hộ .................................................................................... 11
2.2.3. Tín dụng, tín dụng nông thôn ........................................................................ 12
2.2.4. Tín dụng chính thức ....................................................................................... 14
2.2.5. Thông tin không hoàn hảo của thị trường tín dụng nông thôn ..................... 15
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ............................................................... 16
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................... 21
3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 21
3.2. Vấn đề chọn mẫu ................................................................................................... 21
3.3. Khung phân tích .................................................................................................... 23
3.3.1. Nhu cầu tín dụng và quá trình tiếp cận tín dụng của hộ ............................... 23
3.3.2. Các yếu tố tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng ...................................... 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.4.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của các nông hộ ..................................................................................... 27
3.4.2. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến hạn chế tín dụng chính thức
của các nông hộ ....................................................................................................... 28
3.5. Mô tả dữ liệu và kỳ vọng của các hệ số tương quan .......................................... 28
3.6. Nguồn dữ liệu ......................................................................................................... 33
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 34
4.1. Hệ thống tín dụng chính thức tại tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thuận ...... 34
4.2. Tình hình cho vay vốn của các Ngân hàng ......................................................... 35


4.3. Đặc điểm mẫu khảo sát ......................................................................................... 36
4.3.1. Khả năng tiếp cận tín dụng ........................................................................... 37
4.3.2. Hạn chế tín dụng............................................................................................ 37
4.3.3. Lý do không được vay .................................................................................... 38
4.4. Thông tin phân tích mô hình tiếp cận tín dụng của nông hộ (150 hộ) ............. 39
4.4.1. Tuổi của chủ hộ ............................................................................................. 39
4.4.2. Giới tính của chủ hộ ...................................................................................... 39
4.4.3. Nhân khẩu trong hộ gia đình ......................................................................... 40
4.4.4. Thu nhập và tài sản của hộ gia đình ............................................................. 41
4.4.5. Khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm huyện ...................................... 42
4.4.6. Nghề nghiệp của chủ hộ ................................................................................ 42
4.4.7. Trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................................... 43
4.4.8. Quan hệ xã hội của chủ hộ ............................................................................ 44
4.4.9. Dân tộc của chủ hộ ........................................................................................ 45
4.5. Thông tin phân tích mô hình hạn chế tín dụng của nông hộ (108 hộ) ............. 46
4.5.1. Tuổi của chủ hộ có nộp đơn vay .................................................................... 46
4.5.2. Giới tính của chủ hộ có nộp đơn vay ............................................................. 46
4.5.3. Nhân khẩu trong hộ gia đình có nộp đơn vay ............................................... 47
4.5.4. Thu nhập và tài sản của hộ gia đình có nộp đơn vay .................................... 48

4.5.5. Khoảng cách của hộ gia đình có nộp đơn vay đến trung tâm huyện ............ 48
4.5.6. Nghề nghiệp của chủ hộ có nộp đơn vay ....................................................... 49
4.5.7. Trình độ học vấn của chủ hộ có nộp đơn vay................................................ 49
4.5.8. Quan hệ xã hội của chủ hộ có nộp đơn vay .................................................. 50


4.5.9. Dân tộc của chủ hộ có nộp đơn vay .............................................................. 51
4.6. Kiểm tra sự khác biệt về giá trị trung bình của 2 nhóm ................................... 52
4.6.1. Kiểm tra các biến số của mô hình tiếp cận tín dụng ..................................... 52
4.6.1.1. Kiểm định T-test.......................................................................................... 52
4.6.1.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (Có biến giả) .................................. 53
4.6.2. Kiểm tra các biến số của mô hình hạn chế tín dụng ..................................... 54
4.6.2.1. Kiểm định T-test.......................................................................................... 54
4.6.2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (Có biến giả) .................................. 55
4.7. Phân tích bằng mô hình hồi quy nhị phân Binary logistic:............................... 56
4.7.1. Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của các nông hộ ở nông thôn................................................................. 56
4.7.2. Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính
thức của các nông hộ ở nông thôn........................................................................... 61
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................. 66
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 66
5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................... 67
5.2.1. Chính phủ: ..................................................................................................... 67
5.2.2. Đối với các cơ quan cấp tỉnh ......................................................................... 67
5.2.3. Chính sách cụ thể hỗ trợ cho người nông dân: ............................................. 67
5.2.4. Đối với nông dân: ......................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU CHẠY STATA



DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

Hình 1.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Kiên Giang .......................................................... 3
Hình 3.1. Tính toán mẫu cần điều tra khảo sát .............................................................. 22
Hình 3.2. Kết quả mẫu khảo sát ..................................................................................... 23
Hình 3.3. Sơ đồ phân tích khả năng tiếp cận tín dụng ................................................... 24
Hình 3.4. Sơ đồ phân tích hạn chế tín dụng ................................................................... 25
Hình 3.5. Khung phân tích khả năng tiếp cận và hạn chế tín dụng ............................... 26
Hình 4.1. Các hộ vay vốn tín dụng tại huyện Vĩnh Thuận ............................................ 35
Hình 4.2. Mục đích vay vốn của chủ hộ (95 hộ được vay) ............................................ 36
Hình 4.3. Khả năng tiếp cận tín dụng của 150 hộ .......................................................... 37
Hình 4.4. Hạn chế tín dụng của những hộ có nộp đơn ................................................... 38
Hình 4.6. Độ tuổi của chủ hộ ......................................................................................... 39
Hình 4.7. Giới tính của chủ hộ ....................................................................................... 40
Hình 4.11. Nghề nghiệp của chủ hộ ............................................................................... 43
Hình 4.13. Quan hệ xã hội của chủ hộ ........................................................................... 45
Hình 4.15. Độ tuổi của chủ hộ có nộp đơn vay.............................................................. 46
Hình 4.16. Giới tính của chủ hộ có nộp đơn vay ........................................................... 47
Hình 4.20. Nghề nghiệp của chủ hộ có nộp đơn vay ..................................................... 49
Hình 4.22. Quan hệ xã hội hộ có nộp đơn vay ............................................................... 51
Hình 4.23. Dân tộc của chủ hộ có nộp đơn vay ............................................................. 51
Bảng 3.6. Tóm tắt các biến và kỳ vọng về các hệ số tương quan .................................. 32
Bảng 4.5. Thống kê lý do không được vay .................................................................... 38


Bảng 4.8. Đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình ............................................................. 41
Bảng 4.9. Thống kê thu nhập và giá trị tài sản của hộ ................................................... 42
Bảng 4.10. Thống kê khoảng cách đến trung tâm huyện ............................................... 42

Bảng 4.12. Thống kê về trình độ học vấn của chủ hộ .................................................... 44
Bảng 4.14. Dân tộc của chủ hộ ...................................................................................... 45
Bảng 4.17. Đặc điểm nhân khẩu của hộ có nộp đơn vay ............................................... 47
Bảng 4.18. Thống kê thu nhập và giá trị tài sản của hộ có nộp đơn vay ....................... 48
Bảng 4.19. Thống kê khoảng cách đến trung tâm huyện của hộ có nộp đơn vay.......... 48
Bảng 4.21. Thống kê về trình độ học vấn chủ hộ có nộp đơn vay................................. 50
Bảng 4.24. Kiểm dịnh Ttest trung bình của hai mẫu có biến liên tục ............................ 52
Bảng 4.25. Kiểm định mối quan hệ của các biến (Có biến giả) .................................... 53
Bảng 4.26. Kiểm dịnh Ttest trung bình của hai mẫu có biến liên tục ............................ 54
Bảng 4.27. Kiểm định mối quan hệ của các biến (Có biến giả) .................................... 55
Bảng 4.28. Kế t quả ước lươ ̣ng mô hình hồi quy logit ................................................... 57
Bảng 4.29. Kế t quả ước lươ ̣ng mô hình hồi quy logit .................................................... 62


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
TMCP: Thương mại cổ phần.
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
NH Kiên Long: Ngân hàng Kiên Long.
NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội.
NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân.
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á.
NGO: Các tổ chức phi chính phủ.
GDP: Tổng thu nhập quốc dân.
VHLSS: Dữ liệu điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam (Vietnam
Household Living Stardard Survey).
VARHS: Dữ liệu điều tra khả năng tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình nông

thôn Việt Nam (Vietnam Acces Resource Household Survey).


1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có
hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân. Đối tượng sử
dụng tín dụng nông thôn rất đa dạng, bao gồm: hộ gia đình nông dân, các trang trại,
những người kinh doanh nông sản, các doanh nghiệp ở nông thôn và những người lao
động không có đất canh tác.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có bản chất của nền kinh tế là kinh tế
nông nghiệp. Hiện nay có khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, và nguồn
sinh kế của họ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Trong hơn 20 năm qua, kể từ năm
1986, nền kinh kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng kể, đưa Việt Nam từ
một nước thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới, kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn từng bước được hoàn thiện, đời sống vật
chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn tuy giảm dần vai trò đóng góp vào GDP quốc gia nhưng vẫn là nguồn sống
chủ yếu của phần lớn dân số trong nước. Tuy có những thành tựu phát triển đáng kể
nhưng kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện đang tồn tại một số hạn
chế như: khả năng tài chính quốc gia còn hạn chế, mức đầu tư cơ sở hạ tầng nông
nghiệp nông thôn còn kém, đầu tư cho nông, lâm, thủy sản còn thấp và chưa tương
xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân dẫn đến thiếu
hụt vốn để đầu tư phát triển sản xuất; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ và
đời sống nhân dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Do đó, nhà nước cần phải tập trung
đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp nông thôn, trong đó chính sách ưu đãi tín dụng



2

để đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những chính sách ưu tiên hàng
đầu đang được nhà nước quan tâm nhiều nhất.
Kiên Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện
tự nhiên thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi: vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, biển và
hải đảo, với diện tích tự nhiên là 6.348,78 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ 89,93% tổng diện tích đất của tỉnh. Dân số trung bình của tỉnh là
1.762.281 người, số người trong độ tuổi lao động là 1.101.380 người, chiếm tỷ lệ
62,49%. Trong đó dân số ở khu vực nông thôn là 1.276.773 người, chiếm tỷ lệ 72,45%
trên tổng số dân của tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn là 816.443
người chiếm tỷ lệ 74,13% (Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2015) nên góp phần
cung ứng một lượng lớn lương thực và thủy hải sản cho thị trường trong nước và xuất
khẩu đồng thời cũng là thị trường tiềm năng để tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và sản
phẩm công nghiệp để phục vụ trong ngành nông-ngư nghiệp. Tuy có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển nhưng còn một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang vẫn còn kém phát triển do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là
thiếu nguồn vốn tín dụng chính thức với lãi suất thấp để phát triển nông nghiệp nông
thôn, đặt biệt là nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiệp, đầu tư máy móc, thiết bị
phục vụ sản xuất nông nghiệp; vốn tín dụng phục vụ tiêu thụ, chế biến nông lâm thủy
sản khi vào mùa vụ thu hoạch.


3

Hình 1.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Kiên Giang
(Nguồn cung cấp: internet)
Tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã và thành phố, trong đó huyện Vĩnh Thuận
nằm trong vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm Thành phố Rạch Giá

80 km đường bộ về hướng Đông Nam và cách Tp. Cà Mau 50 km về phía Đông Bắc,
có toạ độ địa lý từ 9022’ đến 10042’ vĩ độ Bắc và từ 10503’ đến 105019’ kinh độ Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Gò Quao. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau. Phía Đông
giáp tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện U Minh Thượng. Huyện Vĩnh
Thuận có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 7 xã: Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh
Bình Nam, Bình Minh, Tân Thuận, Phong Đông, Vĩnh Phong và Vĩnh Thuận. Huyện
Vĩnh Thuận có tuyến đường Quốc lộ 63 chạy qua Huyện đã phần nào giúp thay đổi bộ
mặt nông thôn và tạo ra sự thông thương, vận chuyển hàng hóa từ huyện sang các địa


4

phương khác trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do vị trí nằm ở vùng sâu, vùng xa, cuối
nguồn nước nên gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Huyện Vĩnh Thuận có diện tích tự nhiên là 39.443,9 km2 và diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 31.590 km2 (chiếm tỷ lệ 80,09% tổng diện tích đất của huyện); dân
số trung bình: 92.620 người, trong đó dân số trung bình nông thôn là 77.946 người
chiến 84,16%; giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2015 là 1.467.767
triệu đồng (Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2015).
Huyện Vĩnh Thuận đã dựa vào thế mạnh của địa phương là sản xuất lúa và nuôi
trồng thủy sản để triển khai nhiều mô hình vận động người dân thay đổi phương thức
sản xuất từ độc canh cây lúa sang thâm canh, đa canh tổng hợp: Diện tích sản xuất lúa
2 vụ lúa ổn định 9.243 ha, sản lượng lương thực đạt 173.495 tấn/năm. Mô hình “cánh
đồng mẫu lớn” sản xuất theo hướng VietGAP ở ấp Xẻo Gia (xã Vĩnh Bình Bắc) và ấp
Kênh 1 A (xã Tân Thuận) có tổng diện tích hơn 158 ha, giá trị sản xuất đạt 45 triệu
đồng/ha, thu hút 105 gia đình tham gia.
Ngoài ra huyện cũng chú trọng khai thác tiềm năng thế mạnh về nuôi trồng thủy
sản, phát triển 20.424 ha đất nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao (chủ yếu là nuôi
tôm sú, tôm càng xanh, cua biển và các loại thủy sản khác), sản lượng đạt 30.611 tấn,
chiếm 49% GDP trong lĩnh vực nông nghiệp của toàn huyện.

Muốn thực hiện được định hướng như trên thì người dân phải có nguồn vốn vừa
và đủ để thực hiện việc đầu tư của mình. Vốn có thể có từ nhiều nguồn, có thể là vốn tự
có của người dân hoặc là vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức, phi chính thức.
Đối với người nông dân, đặc biệt là người dân nghèo (hiện nay chiếm phần lớn trong
số hộ nông dân của huyện) thì nguồn vốn vay chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, đặc biệt là vốn tín
dụng chính thức từ các tổ chức tín dụng, vì nguồn vốn này có lãi suất thấp, ổn định,
thời gian vay lâu dài, phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân.


5

Hiện nay, nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức của nông dân thì rất lớn, trong
khi khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thì vẫn còn hạn chế, chính vì thế khả
năng tiếp cận tín dụng của người nông dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ
dân có nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức những vẫn còn nhiều hạn chế tín dụng,
chưa được tiếp cận với nguồn vốn này, dẫn đến họ phải vay tín dụng phi chính thức ở
bên ngoài với lãi suất cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân, từ đó
gây ảnh hưởng đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như chính
sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách xây dựng nông thôn mới và các chính sách hỗ trợ
nông dân khác.
Từ thực trạng khó khăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn
trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, Tôi chọn Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh
Kiên Giang” để nghiên cứu.
Đề tài này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng chính thức và các yếu tố dẫn đến hạn chế tín dụng chính thức của các hộ
nông dân sống ở nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, từ đó đề xuất các giải
pháp, các hàm ý chính sách hỗ trợ tín dụng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn huyện nói riêng và trong tỉnh Kiên Giang nói chung.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và các yếu tố dẫn đến hạn chế tín dụng chính
thức của các hộ nông dân sinh sống tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang để từ đó
gợi ý một số chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và
hạn chế phần nào những yếu dẫn đến hạn chế tín dụng chính thức của các hộ dân tại
huyện Vĩnh Thuận.


6

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
chính thức tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
(ii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hộ nông dân bị hạn chế tín dụng
chính thức tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
(iii) Gợi ý một số chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức và giảm thiểu các yếu tố tác động đến hạn chế tín dụng chính thức tại
huyện Vĩnh Thuận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức và hạn chế tín dụng chính thức của hộ gia đình ở khu vực nông thôn? Để trả lời tốt
câu hỏi này ta cần phải trả lời được những câu hỏi phụ như sau:
(i) Những đặc điểm về nhân khẩu học của hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hạn chế tín dụng chính thức ở khu vực
nông thôn?
(ii) Những đặc điểm về vốn của hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức và hạn chế tín dụng chính thức ở khu vực nông thôn?
(iii) Mối quan hệ tín dụng giữa hộ gia đình với các tổ chức tín dụng có ảnh

hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hạn chế tín dụng
chính thức ở khu vực nông thôn?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức và hạn chế tín dụng chính thức tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang với chủ thể


7

nghiên cứu là các hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh
Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn chính thức và hạn chế tín dụng chính thức của các hộ nông
dân tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ các cơ quan, ban
ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm 2014 và năm 2015; số liệu sơ cấp được
thu thập thông qua phiếu phỏng vấn trực tiếp của 150 hộ dân vào tháng 11 năm 2016
(Số liệu tín dụng lấy từ đầu năm 2013 đến hết năm 2015).
- Về địa bàn nghiên cứu: tại xã Phong Đông, xã Tân Thuận và xã Bình Minh
thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp phân tích
Luận văn này sử dụng chương trình Stata phiên bản 14.0 để phân tích các số liệu
thu thập được qua điều tra khảo sát thực tế tại 3 xã của huyện Vĩnh Thuận. Các số liệu
được xử lý bằng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả, thông qua phương pháp so sánh, đồ thị, sơ đồ,
bảng biểu.
- Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi qui nhị phân Logistic để ước

lượng các tham số và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức và hạn chế tín dụng chính thức của hộ gia đình ở khu vực nông thôn.


8

1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, các
báo cáo thống kê của các Sở, ngành, NHNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các bài
báo, các báo cáo chuyên đề, các tạp chí khoa học đã được công bố.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ dân.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đến các hộ dân thông qua việc trả
lời phiếu câu hỏi phỏng vấn.
- Chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện.
Chọn ngẫu nhiên 03 xã tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang để lấy mẫu: xã
Phong Đông, xã Tân Thuận và xã Bình Minh.
Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 50 hộ để điều tra  3 xã = 150 quan sát.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu, nêu
lên sự cần thiết phải nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết. Tác giả tập trung tổng hợp lý thuyết về
tiếp cận tín dụng và hạn chế của nông hộ như: Các khái niệm; cấu trúc của dịch vụ tín
dụng nông thôn; đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn; lý thuyết về thị trường tín
dụng nông thôn; vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời
lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Thông qua các
nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài và điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên
cứu, tác giả sử dụng mô hình đơn vị xác suất (logit) để phân tích khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức và hạn chế tín dụng chính thức của hộ dân ở nông thôn.



9

Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Qua kết quả phân tích bằng phương pháp
thống kê mô tả, mô hình đơn vị xác suất (logit), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu
tố như tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, nhân khẩu trong hộ gia đình, thu nhập, khoảng
cách từ nơi ở đến trung tâm huyện, giá trị tài sản, nghề nghiệp sản xuất nông nghiệp,
trình độ học vấn của chủ hộ là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức và hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ tại huyện Vĩnh Thuận.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân ở huyện Vĩnh Thuận có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức và
giảm thiểu các nguyên nhân hạn chế tín dụng chính thức nhằm đầu tư mở rộng sản
xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện thắng
lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang, tác giả gợi ý một số chính sách đối với các cơ quan nhà nước, chính quyền địa
phương, các tổ chức tín dụng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và giảm
thiểu các yếu tố gây hạn chế tín dụng chính thức của các nông hộ, thực hiện có hiệu
quả hơn chính sách tín dụng nông thôn hỗ trợ cho người dân trong quá trình sản xuất
kinh doanh, thức hiện thắng lợi chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà
nước.


10

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm chung
- Tài chính vi mô: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) định nghĩa tài chính vi
mô “là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như gửi tiền, cho vay, các dịch vụ thanh
toán, chuyển tiền và bảo hiểm tới các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp

quy mô nhỏ”. Hay nói cách khác tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất
nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia
vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi
mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì
những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính,
nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.
- Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số
hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập
thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ (Luật các tổ chức tín dụng, 2010).
Tổ chức tài chính vi mô chuyên cung cấp những dịch vụ tài chính vi mô- bao
gồm có các khoản vay, tiết kiệm, và có thể là cả bảo hiểm vi mô tới những người
nghèo. Một tổ chức tài chính vi mô có thể hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, ví
dụ như các tổ chức phi chính phủ, hợp tác tín dụng; hoặc cũng có thể được đầu tư bởi
các ngân hàng hoạt động vì lợi nhuận như các ngân hàng thương mại.
- Tài chính nông thôn: là các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Tất cả các dịch vụ tài chính cần
cho nông dân và gia đình nông thôn không chỉ là tín dụng.


11

2.2. Các khái niệm liên quan
2.2.1. Thị trường vốn ở nông thôn
Thị trường vốn ở nông thôn tại các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc biệt
tín dụng chính thức thường ít hơn so với nhu cầu, nên những người cho vay phải phân
phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay. Giới hạn tín dụng là tình trạng
trong đó người muốn vay nhưng không vay được, hay số tiền được vay ít hơn số tiền
xin vay. Các tổ chức tín dụng thường muốn cho vay đối với những người có đủ thông
tin, đáng tin cậy và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ. Thiếu
thông tin là lí do những người cho vay không đáp ứng nhu cầu của người xin vay. Vai

trò quan trọng của thông tin về người vay đối với quyết định chấp thuận của người cho
vay được Hoff & Stiglitz (1993) chỉ ra qua bước đánh giá mức độ tín nhiệm của người
xin vay. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay, người cho vay phải nghiên
cứu nhiều khía cạnh của người xin vay: mục đích sử dụng tiền vay, khả năng tạo ra thu
nhập và khả năng tạo ra đủ tiền mặt từ nguồn thu nhập và tài sản.
2.2.2. Nông thôn và nông hộ
* Theo Điều 3 – Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ Về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn:
- Nông thôn: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
- Nông nghiệp: là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm
các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản.
- Nông hộ: Nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử
dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung, đó là các gia đình sống bằng
thu nhập từ nghề nông, ngoài ra, hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy
nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của


12

các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm
làm tăng thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ (Frank Ellis, 1988).
2.2.3. Tín dụng, tín dụng nông thôn
- Tín dụng: Theo Phạm Hoài Bắc (2003), Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong
tiếng Anh, có nghĩa là lòng tin, sự tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo
ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các
hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: tín dụng chính thức (tín dụng nhà nước, tín dụng
ngân hàng) và tín dụng phi chính thức (tín dụng tư nhân).
- Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Luật các tổ chức tín dụng, 2010).
- Hạn chế tín dụng: là giới hạn loại khách hàng không được cho vay hoặc không
được cho vay với điều kiện ưu đãi và giới hạn mức cho vay tối đa đối với các loại
khách hàng. Hạn chế tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng
mà tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải thực hiện.
Phạm vi hạn chế được Nhà nước quy định tùy thuộc vào điều kiện như: độ an
toàn trong kinh doanh của hệ thống các tổ chức tín dụng, mức độ ổn định của nền tài
chính quốc gia; khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
- Tín dụng nông thôn: Tín dụng nông thôn phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi
nông thôn, điển hình là hỗ trợ lãi suất cho người dân vay vốn để đầu tư, phát triển giao
thông nông thôn. Ngoài ra, tín dụng nông thôn còn được sử dụng để thay đổi công nghệ
và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, để phục vụ cho các hoạt động phi nông trại,
các dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm chống lại rủi ro và các dịch vụ chuyển tiền gửi an toàn
và tin cậy. Dịch vụ tín dụng ở nông thôn rất đa dạng:


13

Phân theo đối tượng vay vốn: cá nhân, hộ gia đình nông dân, hộ kinh doanh; chủ
trang trại, Hợp tác xã, tổ hợp tác; các doanh nghiệp nông thôn, và người lao động
không có đất canh tác.
Phân theo mục đích, chương trình cho vay: cho vay chi phí sản suất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng
cơ bản cơ sở hạ tầng nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm,
ngư, thủy sản và muối; cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông,
lâm, diêm nghiệp và thủy sản; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và
cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm
nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế của
Chính phủ (NHNH chi nhánh Kiên Giang, 2013).
Tín dụng nông thôn được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng

trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Barslund & Tarp (2008) cho rằng có
hai lĩnh vực tín dụng cùng tồn tại trên thị trường tài chính: (1) khu vực chính thức,
thường là các Ngân hàng nhà nước hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp (Hoff & Stiglitz,
1990) như: NHNN&PTNT Việt Nam dành cho người nghèo, NHCSXH Việt Nam,
QTDND, các Quỹ tín dụng Trung ương và các ngân hàng thương mại khác có liên
quan trong việc cho vay ở khu vực nông thôn (Takashi, 2009); (2) khu vực phi chính
thức: nhóm cho vay, người cho vay, hụi, người thân và bạn bè (Pham & Izumida,
2002) đóng một vai trò quan trọng đối với hộ nông dân (Hoff Stiglitz, 1990). Tín dụng
khu vực bán chính thức xuất hiện như là một công cụ thiết yếu nhằm xóa đói giảm
nghèo bằng cách cho khách hàng vay với lãi suất thấp. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
và Hiệp hội Nông dân Việt Nam là hai tổ chức lớn ở Việt Nam trong lĩnh vực bán
chính thức (APEC, 2011).
Tín dụng nông thôn là điều kiện cần thiết và là khâu trung gian để phân bổ
nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tín dụng


14

nông thôn và xóa đói giảm nghèo có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Tín dụng
thúc đẩy phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm cho tăng thu nhập cho người
nghèo từ đó làm cho hệ thống tài chính nông thôn phát triển hơn nhờ quá trình huy
động tiết kiệm và cho vay trong hệ thống tín dụng nông thôn.
2.2.4. Tín dụng chính thức
Theo Zeller (1994), thị trường tín dụng chính thức bao gồm cung và cầu tín
dụng. Cầu tín dụng được xác lập dựa trên các đặc điểm của hộ, như là các đặc điểm
nhân khẩu học và kinh tế - xã hội; và cung tín dụng được định nghĩa là số tiền mà các
nhà cung cấp quyết định cho vay dựa trên những thông tin sẵn có về nhu cầu vay. Các
tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn
bác bỏ yêu cầu xin vay.
Trong các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn ở các nước đang phát

triển, chính sách tín dụng không những là mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định
chính sách mà còn là vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu lý luận
và thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động về chính sách tín dụng ở các nước đang phát triển,
các lý thuyết về tín dụng nông nghiệp nông thôn đã hình thành và phát triển. Vấn đề
trung tâm của các nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp nông thôn là cung - cầu tín dụng
và sự tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
Chủ đề tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ từ lâu đã thu hút được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn ở các nước đang phát triển.
Quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn giả định rằng vốn tín dụng là một đầu
vào hay yếu tố sản xuất quan trọng, bởi vì thiếu vốn là trở ngại chính đối với tăng
trưởng kinh tế ở khu vực nông thôn. Từ giả định này có thể suy luận rằng nhu cầu tín
dụng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm sản xuất của nông hộ, vì vốn tín dụng là một bộ
phận của yếu tố vốn phải được kết hợp với các yếu tố sản xuất khác trong quá trình sản
xuất (Trần Thọ Đạt và Trần Đình Toàn, 1999).


×