Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành quy trình tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa khu vực cái nước, cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÂM QUỐC TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THỰC HÀNH QUY TRÌNH TIÊM BẮP, TIÊM
TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CÁI NƢỚC, CÀ MAU
NĂM 2015.

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

ĐỒNG THÁP, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÂM QUỐC TUẤN

LÂM QUỐC

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THỰC HÀNH QUY TRÌNH TIÊM BẮP, TIÊM
TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CÁI NƢỚC, CÀ MAU
NĂM 2015.

TS. BS. TÔ MINH NGHỊ



ThS. DƢƠNG KIM TUẤN

ĐỒNG THÁP, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Y tế Công cộng đến
nay đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu, cùng tất cả Quí thầy cô giáo nhà trƣờng đã không quãng ngại
đƣờng xa, khó khăn cách trở truyền dạy cho tôi kiến thức, kinh nghiệm, tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy Ts. Bs.Tô Minh Nghị và ThS
Dƣơng Kim Tuấn đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học quý báu, định hƣớng và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn này;
Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ và anh chị em đồng
nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin trong cả quá trình hoàn
thiện luận văn;
Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ
về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu;
Sau cùng, tôi xin chia sẻ kết quả nghiên cứu với các bạn đồng nghiệp và
những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn.

Lâm Quốc Tuấn



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

MỤC LỤC .................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. …v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1. 1. Các khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. .................................................. 4
1.1.1. Định nghĩa về điều dƣỡng .................................................................................. 4
1.1.2. Công tác chăm sóc ngƣời bệnh .......................................................................... 4
1.1.3. Chức năng của ngƣời điều dƣỡng ...................................................................... 5
1.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng ....................................................... 5
1.1.5. Nhân lực điều dƣỡng: ......................................................................................... 6
1.1.6. Thực hành điều dƣỡng ....................................................................................... 6
1.1.7. Định nghĩa Tiêm an toàn .................................................................................... 7
1.1.8. Nguyên tắc thực hành tiêm ................................................................................ 9
1.1.9. Hƣớng dẫn thực hành trong quy trình tiêm ..................................................... 11
1.2. Tình hình tiêm thuốc không an toàn và hệ quả................................................... 19
1.2.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 19
1.2.2. Việt Nam .......................................................................................................... 22
1.2.3. Những quy định liên quan đến quy trình chuyên môn tại các bệnh viện ........ 30
1.3. Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đƣờng máu do tiêm không an toàn ....................... 30
1.3.1. Vi rút viêm gan B ............................................................................................. 31

1.3.2. Vi rút viêm gan C ............................................................................................. 32
1.3.3 Vi rút gây Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời .......................... 32
1.4. Đặc điểm bệnh viện ĐKKV Cái Nƣớc. .............................................................. 33
Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 35


iii

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:......................................................................................... 35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................... 35
2.3 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 35
2.4 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................... 35
2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng ..................................................................................... 35
2.4.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 36
2.5 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................... 36
2.5.1. Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu .................................................................... 36
2.5.2. Tổ chức thu thập số liệu ................................................................................... 37
2.6. Điều tra viên ........................................................................................................ 38
2.6.1 Số lƣợng và tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................... 38
2.6.2 Tập huấn cho điều tra viên về nội dung quan sát thực hành tiêm .................... 38
2.7. Các biến số nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá về thực hành tiêm .............................................................. 39
2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................................ 41
2.9.1 Nghiên cứu định lƣợng ...................................................................................... 41
2.9.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 41
2.10. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................... 41
2.11. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ....................................... 42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 44
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu: ...................................................... 44
3.2. Phân bố theo: Tuổi, Giới tính, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc, thời gian

công tác, thời điểm quan sát, cập nhật kiến thức. ...................................................... 46
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành quy trình tiêm: ...................................... 57
3.3.1. Mối liên quan giữa quy trình tiêm bắp với thông tin chung ............................ 57
3.3.2. Mối liên quan giữa quy trình tiêm tĩnh mạch với thông tin chung ................. 58
3.4. Yếu tố cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 59
3.5. Yếu tố về thông tin .............................................................................................. 62
3.6. Yếu tố về phƣơng tiện, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thực hành tiêm ........... 67
3.7. Nhóm yếu tố quản lý, tổ chức ............................................................................. 69


iv

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 74
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 74
4.2.Thực hành quy trình tiêm của điều dƣỡng viên ................................................... 76
4.3. Một số yếu tố liên quan với thực hành kỹ thuật tiêm ......................................... 80
4.4.Yếu tố cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 81
4.5.Yếu tố thông tin .................................................................................................... 81
4.6.Yếu tố phƣơng tiện, dụng cụ tiêm ........................................................................ 82
4.7.Mối liên quan yếu tố quản lý và thực hành quy trình tiêm.................................. 83
4.8.Bàn luận về phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 83
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 85
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 88
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 99
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. 101
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................. 103
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................. 105
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................. 106



v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BKT
BS
BV

CN
CNĐD
CNHS
CTSN
CSNB
ĐDCS
ĐDHC
ĐD-HS
ĐDT
ĐDTH
ĐDV
ĐKKV
ĐTV
HBV

Bơm tiêm, kim tiêm
Bác sỹ
Bệnh viện
Cao đẳng.
Cử nhân
Cử nhân điều dƣỡng.

Cử nhân hộ sinh.
Chất thải sắc nhọn
Chăm sóc ngƣời bệnh
Điều dƣỡng chăm sóc.
Điều dƣỡng hành chánh.
Điều dƣỡng – hộ sinh
Điều dƣỡng trƣởng.
Điều dƣỡng trung học.
Điều dƣỡng viên
Đa khoa khu vực.
Điều tra viên
Vi rút viêm gan B.

HCV
HIV

Vi rút viêm gan C.
Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn
dịch ở ngƣời.
Hộ sinh trung học.
Khám chữa bệnh
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
Ngƣời bệnh
Nghiên cứu viên
Nhân viên y tế
Phƣơng tiện phòng hộ cá nhân
Sát khuẩn
Tiêm an toàn
Tiêm bắp

Tiêm tĩnh mạch
Vật sắc nhọn
Vệ sinh tay
Tổ chức y tế thế giới.

HSTH
KBCB
KSNK
KSNTBV
NB
NCV
NVYT
PPE
SK
TAT
TB
TTM
VSN
VST
WHO


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu sai lầm và sự cố y khoa các nƣớc: ............................................... 20
Bảng 1.2: Nghiên cứu tổn thƣơng nghề nghiệp do vật sắt nhọn ở nhân viên y tế
.................................................................................................................................... 28
Bảng 3.1: Phân bố theo khoa lâm sàng: .................................................................... 44
Bảng 3.2: Tuổi, Giới tính, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc, thời gian công tác,

thời điểm quan sát, cập nhật kiến thức...................................................................... 45
Bảng 3.3: Thực hành chuẩn bị ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng theo từng tiêu chí quy
trình tiêm bắp:............................................................................................................. 46
Bảng 3.4: Thực hành chuẩn bị ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng theo từng tiêu chí quy
trình tiêm tĩnh mạch: .................................................................................................. 47
Bảng 3.5: Thực hành chuẩn bị thuốc và dụng cụ khi tiêm theo từng tiêu chí quy
trình tiêm bắp:............................................................................................................. 48
Bảng 3.6: Thực hành chuẩn bị thuốc và dụng cụ khi tiêm theo từng tiêu chí quy
trình tiêm tĩnh mạch: .................................................................................................. 49
Bảng 3.7: Thực hành kỹ thuật tiêm theo từng tiêu chí quy trình tiêm bắp: .............. 50
Bảng 3.8: Thực hành kỹ thuật tiêm theo từng tiêu chí quy trình tiêm tĩnh mạch: .... 51
Bảng 3.9: Thực hành thu dọn dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm bắp: ......... 52
Bảng 3.10: Thực hành thu dọn DC theo từng tiêu chí quy trình tiêm tĩnh mạch: .... 53
Bảng 3.11: Mức độ đạt thực hiện quy trình ............................................................... 54
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa quy trình tiêm bắp với thông tin chung ................... 57
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa quy trình tiêm tĩnh mạch với thông tin chung ......... 58


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả đạt thực hành chuẩn bị ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng theo từng tiêu
chí quy trình tiêm bắp .......................................................................................................... 46
Biểu đồ 3.2: Kết quả đạt thực hành chuẩn bị ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng theo từng tiêu
chí quy trình tiêm tĩnh mạch ................................................................................................ 46
Biểu đồ 3.3: Kết quả đạt thực hành chuẩn bị thuốc và dụng cụ khi tiêm theo từng tiêu chí
quy trình tiêm bắp ................................................................................................................ 49
Biểu đồ 3.4: Kết quả đạt thực hành chuẩn bị thuốc và dụng cụ khi tiêm theo từng tiêu chí
quy trình tiêm tĩnh mạch ...................................................................................................... 50
Biểu đồ 3.5: Kết quả đạt thực hành kỹ thuật tiêm theo từng tiêu chí quy trình tiêm bắp .... 51

Biểu đồ 3.6: Kết quả đạt thực hành kỹ thuật tiêm theo từng tiêu chí quy trình tiêm tĩnh
mạch ..................................................................................................................................... 52
Biểu đồ 3.7: Kết quả đạt thực hành thu dọn dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm bắp53
Biểu đồ 3.8: Kết quả đạt thực hành thu dọn dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm tĩnh
mạch ..................................................................................................................................... 54
Biểu đồ 3.9: Mức độ đạt thực hiện quy trình ....................................................................... 55
Biểu đồ 3.10: Kết quả đạt thực hành tiêm đạt chung xếp theo từng khoa. .......................... 56


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lƣợng đƣợc thực hiện
trên tổng số 171 điều dƣỡng viên tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc, Cà Mau
năm 2015 với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng thực hành quy trình tiêm bắp, tiêm
tĩnh mạch 2. Xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực hành quy trình tiêm bắp,
tiêm tĩnh mạch của điều dƣỡng viên. Số liệu đƣợc thu thập qua bảng kiểm quan sát
điều dƣỡng viên thực hiện quy trình tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch và thảo luận nhóm
với các điều dƣỡng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đạt thực hành chuẩn
bị ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng ở cả 2 quy trình tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch đều có tỉ
lệ thực hành đúng khá cao (71,4%; 69%). Mức độ đạt thực hành chuẩn bị thuốc và
dụng cụ khi lần lƣợt là 80,7% với tiêm bắp và 74,8% đối với tiêm tĩnh mạch. Các
tiêu chí thực hành về vị trí tiêm, góc độ sâu kim tiêm đạt tỷ lệ trung bình (60% tiêm
bắp và 65,5% tiêm tĩnh mạch). Thực hành xử lý chất thải sau tiêm của điều dƣỡng
viên đạt tỷ lệ khá cao (96,5% tiêm bắp, 77,7% tiêm tĩnh mạch). Tổng hợp kết quả
thực hành thu dọn dụng cụ sau tiêm đạt kết quả khá cao (91,8% tiêm bắp, 70,7%
tiêm tĩnh mạch). Qua kết quả tổng hợp xét theo từng tiêu chí quy trình thực hành kỹ
thuật tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch theo Hƣớng dẫn tiêm an toàn, ta có tỉ lệ thực hành
đạt của điều dƣỡng viên trong quy trình tiêm bắp là 62,0%, tiêm tĩnh mạch là
59,6%. Nhóm điều dƣỡng viên không đƣợc cập nhật kiến thức có khả năng thực

hành quy trình không đạt cao gấp 7,0 lần với tiêm bắp, và 7,1 lần với tiêm tĩnh
mạch. Nghiên cứu cũng đƣa ra một số khuyến nghị cho bệnh viện nhằm nâng cao tỷ
lệ điều dƣỡng viên thực hành tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch đạt tiêu chuẩn, góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Diễn biến mô hình bệnh tật trong những năm gần hết sức phức tạp và đa dạng,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật y học đòi hỏi đội ngũ thầy
thuốc luôn luôn đƣợc đào tạo và rèn luyện trao dồi kiến thức. Trong thực hành y
khoa để thực hiện một kỹ thuật ngƣời thầy thuốc có thể thực hành theo nhiều cách
khác nhau để tiến tới mục đích cuối cùng là mang lại kết quả tốt nhất cho ngƣời
bệnh nhƣng dù thực hành thế nào cũng cần phải đƣa ra đƣợc những chuẩn mực
chung, những nguyên tắc cần phải tuân thủ, các bƣớc tiến hành không thể thiếu…
nhằm giúp cho thầy thuốc thực hành tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Việc chuẩn hoá các quy trình kỹ thuật y tế tại các bệnh viện hiện nay đang là một
vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lƣợng chuyên môn. Thật vậy để giải quyết vấn
đề cấp thiết trên, Bộ Y Tế ban hành Hƣớng dẫn quy trình chăm sóc ngƣời bệnh tập
I, II áp dụng cho các bệnh viện trong toàn quốc[8],[10].
Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc là Bệnh viện khu vực 2 của tỉnh Cà Mau
là bệnh viện hạng II với quy mô 370 giƣờng kế hoạch, thực kê 450 giƣờng. Bệnh
viện đã thực hiện thực hiện các kỹ thuật theo phân cấp và đƣợc Sở y tế Cà Mau cho
phép trong nhiều năm qua.
Thực hiện thông tƣ số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về Hƣớng dẫn công
tác điều dƣỡng về chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện với nguyên tắc lấy ngƣời
bệnh là trung tâm, chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lƣợng và an
toàn là nhiệm vụ toàn thể nhân viên bệnh viện; trong đó, điều dƣỡng viên của bệnh
viện chịu trách nhiệm thực hiện[15].

Thực hiện Hƣớng dẫn Tiêm an toàn tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27
tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những chỉ dẫn an toàn trong thực hành tiêm mới
nhất để triển khai áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo
cán bộ y tế. Sở y tế Cà Mau là một trong 63 đơn vị cấp Sở trực thuộc Bộ y tế đã
triển khai thực hiện Hƣớng dẫn Tiêm an toàn tới tất cả các BV trong toàn tỉnh.
Ngành y tế Cà Mau có 11 Bệnh viện cấp huyện và 01 bệnh viện cấp tỉnh, một số
bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện tƣ nhân hoạt động trên địa bàn, vì vậy việc
triển khai thực hiện hƣớng dẫn Tiêm an toàn cũng gặp một số khó khăn nhất định.


2

Đến thời điểm hiện tại, chƣa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng thực hành tiêm
an toàn của ĐDV tại các BV trực thuộc Sở Y tế Cà Mau sau triển khai thực hiện
Hƣớng dẫn TAT.
Tại bệnh viện ĐKKV Cái Nƣớc theo báo cáo tổng kết công tác khám chữa
bệnh năm 2013 và việc thực hiện điều 12 của thông tƣ số 07/2011/TT-BYT ngày
26/01/2011 đƣợc đánh giá là còn gặp nhiều hạn chế nhƣ:
Một số quy trình kỹ thuật điều dƣỡng chƣa phù hợp, chƣa đƣợc cập nhật theo
quy định.
Điều dƣỡng ở một số khoa, chƣa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tiêm.
Dụng cụ dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn đôi khi chƣa đảm bảo vô
khuẩn.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi, phát hiện các tai biến
chƣa kịp thời[2].
Các thực trạng trên đang tồn tại ở bệnh viện chúng tôi, nhƣng chúng tôi thiếu
các dữ liệu đánh giá cụ thể và chƣa tìm thấy nghiên cứu nào đã công bố về vấn đề
này. Từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hƣởng
đến thực hành quy trình tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch của điều dƣỡng viên tại Bệnh viện
đa khoa khu vực Cái Nƣớc, Cà Mau năm 2015.” Với mục tiêu nghiên cứu này nhằm

tìm ra những bằng chứng khoa học nhằm hỗ trợ cho các cấp quản lý nói chung và
Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc nói riêng về công tác thực hành quy trình
tiêm.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hành quy trình tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch của điều
dƣỡng viên tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc, Cà Mau năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực hành quy trình tiêm bắp, tiêm
tĩnh mạch của điều dƣỡng viên tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nƣớc, Cà Mau
năm 2015.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.
1.1.1. Định nghĩa về điều dƣỡng
Năm 1965, Hội điều dƣỡng Mỹ đƣa ra định nghĩa “Điều dưỡng là một nghề
hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức
khỏe”[9].
Tại Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Khoa học xã hội 1999
định nghĩa “Y tá là ngƣời có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc ngƣời bệnh
theo y lệnh bác sĩ”. Định nghĩa này chƣa phản ánh đầy đủ vị trí và vai trò của ngƣời
điều dƣỡng cũng nhƣ nghề điều dƣỡng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe hiện nay.
Ngày nay, ngƣời điều dƣỡng đã đƣợc công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng
với các bác sĩ, dƣợc sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung

cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, ngƣời
làm điều dƣỡng gọi là điều dƣỡng viên.
Theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV, ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ
Nội vụ, quy định chức trách của điều dƣỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của
ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dƣỡng cơ bản và kỹ thuật
điều dƣỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế.
1.1.2. Công tác chăm sóc ngƣời bệnh
Chăm sóc điều dƣỡng là những chăm sóc chuyên môn của ngƣời điều dƣỡng
đối với ngƣời bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện. Nội dung chính bao gồm: chăm
sóc thể chất, tinh thần, dinh dƣỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, phục hồi chức
năng, giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh. Chăm sóc điều dƣỡng bắt đầu từ lúc ngƣời
bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi ngƣời bệnh ra viện hoặc tử vong[22].
Chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của mỗi ngƣời bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài
tiết, tƣ thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và
tránh các nguy cơ từ môi trƣờng bệnh viện cho ngƣời bệnh[15].


5

Nguyên tắc chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện là đảm bảo “Lấy ngƣời
bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” dựa trên đánh giá các nhu
cầu của ngƣời bệnh và hƣớng tới ngƣời bệnh để phục vụ[15].
1.1.3. Chức năng của ngƣời điều dƣỡng
Chức năng của ngƣời điều dƣỡng theo Tổ chức Y tế thế giới, đƣợc thể hiện ở
ba chức năng chính (1) chức năng phụ thuộc: là các hoạt động thực hiện theo y lệnh
của bác sĩ; (2) chức năng phối hợp: là phối hợp với các thành viên trong nhóm chăm
sóc, nhân viên chuyên ngành khác, phối hợp với ngƣời bệnh để hoàn thành kế
hoạch CSNB đạt hiệu quả cao; (3) chức năng độc lập: là các hoạt động trong phạm
vi kiến thức đƣợc đào tạo để thực hành, chẩn đoán điều dƣỡng và xử trí không cần

bác sĩ ra y lệnh nhƣ đáp ứng 14 nhu cầu cơ bản của ngƣời bệnh[35].
1.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng
Vai trò ngƣời chăm sóc là thuộc tính cơ bản của ngƣời điều dƣỡng, đây là
nền tảng của mọi can thiệp điều dƣỡng. Jen Watson cho rằng: Thực hành chăm sóc
là hạt nhân của nghề điều dƣỡng[9]. Chăm sóc thể hiện ở việc sử dụng quy trình kỹ
thuật để thực hiện chăm sóc ngƣời bệnh; Theo dõi diễn tiến bệnh và báo ngay với
bác sĩ những dấu hiệu bất thƣờng; thực hiện các y lệnh điều trị, chăm sóc; thực hiện
các kỹ thuật thực hành điều dƣỡng theo đúng quy trình, đồng thời đảm bảo vô
khuẩn, hạn chế nhiễm trùng bệnh viện[35].
Ngày 26/01/2011 Bộ Y tế đã có quy định mới nhất về nhiệm vụ của điều
dƣỡng viên, hộ sinh viên về công tác chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện với 12
nhiệm vụ cụ thể là: (1) Tƣ vấn, hƣớng dẫn giáo dục sức khỏe; (2) Chăm sóc về tinh
thần; (3) Chăm sóc vệ sinh cá nhân; (4) Chăm sóc dinh dƣỡng; (5) Chăm sóc phục
hồi chức năng; (6) Chăm sóc ngƣời bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; (7) Dùng
thuốc và theo dõi dùng thuốc cho ngƣời bệnh; (8) Chăm sóc ngƣời bệnh giai đoạn
hấp hối và ngƣời bệnh tử vong; (9) Thực hiện các kỹ thuật điều dƣỡng; (10) Theo
dõi, đánh giá ngƣời bệnh; (11) Bảo đảm an toàn phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ
thuật trong chăm sóc ngƣời bệnh; (12) Ghi chép hồ sơ bệnh án[15].


6

1.1.5. Nhân lực điều dƣỡng:
Điều đƣỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao,
tối ƣu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thƣơng; xoa dịu nỗi đau
qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con ngƣời; tăng cƣờng chăm sóc các cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội.
Điều dƣỡng đã đƣợc công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác
với các bác sỹ, dƣợc sỹ, kỹ thuật viên và các thành phần khác trong hệ thống y tế để
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội,

ngƣời làm nghề điều dƣỡng gọi là điều dƣỡng viên.
Ngày nay, điều dƣỡng ở hầu hết các nƣớc trên thế giới đều đƣợc công nhận
là một nghề nghiệp độc lập, đƣợc bảo hộ bằng luật pháp, một số nƣớc đã xây dựng
luật hành nghề điều dƣỡng. Ở nƣớc ta, Ngƣời điều dƣỡng có các quyền và trách
nhiệm nghề nghiệp đƣợc quy định trong luật Khám chữa bệnh, đây cũng là một
công cụ để giám sát trách nhiệm của ngƣời điều dƣỡng trƣớc cộng đồng, xã hội.
Do đó, để đƣợc làm việc trong nghề điều dƣỡng thì ngƣời điều dƣỡng cần
phải có các bằng cấp nhất định, ở nƣớc ta là chứng chỉ hành nghề. Thông thƣờng
ngƣời có chứng chỉ hành nghề điều dƣỡng phải định kỳ tham gia các khoá đào tạo
đào tạo lại để đảm bảo ngƣời điều dƣỡng luôn luôn cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp. Điều dƣỡng đã xây dựng cho mình một hệ thống học thuyết khoa học phong
phú áp dụng vào chăm sóc ngƣời bệnh, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất
lƣợng giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó hiệp hội điều dƣỡng quốc tế (ICN) ra đời
đã thúc đẩy vị trí, vai trò nghề nghiệp của ngƣời điều dƣỡng[43].
1.1.6. Thực hành điều dƣỡng
Là các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc đến với "khách hàng" (ngƣời
bệnh). Trong đó, ngƣời điều dƣỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc đối với từng ngƣời
bệnh cụ thể bằng cách sử dụng quy trình điều dƣỡng. Bao gồm nhiều bƣớc dựa trên
một quy trình, lý thuyết điều dƣỡng, các kết quả của nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực điều dƣỡng và y học.
Cùng với sự phát triển của nền y học, ngày nay điều dƣỡng cũng đƣợc phát
triển thành các lĩnh vực chuyên môn theo từng lĩnh vực trong hệ thống y tế. Sự phát


7

triển này nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho ngƣời bệnh theo từng lĩnh
vực chuyên sâu[44].
Song hành cùng các chuyên ngành trong hệ thống y tế thì tại các trƣờng đào
tạo cũng đã xây dựng những chƣơng trình đào tạo riêng biệt để đáp ứng nhu cầu về

nguồn nhân lực cho từng lĩnh vực đó. Hiện tại chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng đa
khoa là phổ biến nhất, sau khi ngƣời điều dƣỡng tốt nghiệp chƣơng trình này có thể
tham gia các khóa học đào tạo chuyên môn cho từng lĩnh vực để trở thành các điều
dƣỡng chuyên ngành, nhƣ Điều dƣỡng Răng hàm mặt, Điều dƣỡng Gây mê hồi sức,
Điều dƣỡng mắt...[39].
1.1.7. Định nghĩa Tiêm an toàn
Là quy trình tiêm thuốc cho ngƣời nhận mũi tiêm nhƣng đảm bảo các nguyên
tắc:
- Không nguy hại cho ngƣời nhận mũi tiêm.
- Không gây phơi nhiễm cho ngƣời thực hiện mũi tiêm.
- Không tạo chất nguy hại cho ngƣời khác và cộng đồng[17].
a. Chất sát khuẩn
Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm khuẩn với mô sống hoặc da).
Chất này khác với chất kháng sinh sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển
của vi khuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử khuẩn dụng cụ. Một số loại
chất sát khuẩn (SK) là chất diệt khuẩn thực sự, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong
khi một số loại chất SK khác chỉ có tính năng kìm hãm, ngăn ngừa và ức chế sự
phát triển của chúng[17].
b. Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn
Dịch pha chế có chứa cồn dƣới dạng chất lỏng, gel hoặc kem bọt dùng để
xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật. Các loại
dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức đƣợc công
nhận của các hãng dƣợc phẩm[17].
c. Dự phòng sau phơi nhiễm
Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đƣờng máu sau phơi
nhiễm.


8


d. Kỹ thuật vô khuẩn
Là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của vi khuẩn trong quá
trình thực hiện nhƣ: vệ sinh tay (VST), mang trang phục phòng hộ cá nhân, sử dụng
chất khử khuẩn da, cách mở các bao gói vô khuẩn, cách sử dụng dụng cụ vô khuẩn.
e. Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, chất bài
tiết (trừ mồ hôi) có chứa tác nhân gây bệnh trong khi NB thực hiện nhiệm vụ dẫn
đến nguy cơ lây nhiễm bệnh[17].
f. Phương tiện phòng hộ cá nhân
Phƣơng tiện phòng hộ cá nhân bao gồm găng tay, khẩu trang, áo khoác
phòng thí nghiệm, áo choàng, tạp dề, bao giày, kính bảo hộ, kính có tấm chắn bên,
mặt nạ. Mục đích sử dụng PPE là để bảo vệ NVYT, NB, ngƣời nhà NB và NVYT
khỏi bị nguy cơ phơi nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trƣờng bên ngoài.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo sử dụng khẩu trang, găng tay,
kính bảo vệ mắt, quần áo bảo vệ trong thực hiện tiêm. Các PPE này chỉ sử dụng
trong trƣờng hợp ngƣời tiêm có nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch tiết, chất
tiết[17].
g. Thùng đựng chất thải sắc nhọn
“Hộp đựng chất thải sắc nhọn (CTSN)”, “hộp kháng thủng” hay “hộp an
toàn”. Hộp đựng CTSN đƣợc sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng, chống rò rỉ
đƣợc thiết kế để chứa CTSN một cách an toàn trong quá trình thu gom, hủy bỏ và
tiêu hủy. Thùng (hộp) này phải đƣợc thiết kế và quản lý theo đúng Quy chế Quản lý
chất thải y tế của Bộ Y tế[13].
h. Xử lý các vật sắc nhọn sau khi tiêm
Phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộp
kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không uốn cong hoặc bẻ gẫy
kim[17].
i. Vệ sinh tay
Việc rửa tay bằng nƣớc và xà phòng hoặc các chất SK. Khuyến cáo áp dụng
khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn.



9

j. Quy trình kỹ thuật
Là những quy định chung nhất, những nguyên tắc cần phải tuân thủ, các
bƣớc tiến hành không thể thiếu đƣợc khi thực hiện những kỹ thuật, thủ thuật trong
chuyên môn của ngành y tế, hạn chế những sai sót có thể xảy ra cho ngƣời bệnh.
Quy trình điều trị bao gồm các quy định về chẩn đoán và điều trị thể hiện trong thực
hành bệnh viện từ hỏi bệnh đến chẩn đoán và điều trị đồng nhất với những tiêu
chuẩn theo quy định[5].
k. Tiêm thuốc
Bao gồm các đƣờng tiêm trong da, tiêm dƣới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,
tiêm vào các khoang cơ thể…là một trong các biện pháp đƣa thuốc, chất dinh dƣỡng
vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh hay thay đổi chức năng
cơ thể. Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong các trƣờng
hợp ngƣời bệnh cấp cứu, bệnh nặng cần đƣa ngay một lƣợng thuốc vào cơ
thể[17],[38].
l. Quy trình tiêm
Là những quy định chung nhất, những nguyên tắc cần phải tuân thủ, các
bƣớc tiến hành không thể thiếu đƣợc khi thực hiện tiêm chích nhằm hạn chế những
sai sót có thể xảy ra. Nhằm tránh tai biến cho ngƣời tiêm cũng nhƣ cho ngƣời
bệnh[8].
1.1.8. Nguyên tắc thực hành tiêm
a. Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm
Thực hiện “Năm đúng”: đúng ngƣời bệnh, đúng thuốc, đúng liều lƣợng,
đúng thời điểm, đúng đƣờng tiêm, để bảo đảm an toàn cho ngƣời bệnh. Nội dung
này cần thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phƣơng tiện, thuốc tiêm và trƣớc khi tiêm
thuốc.
Nếu nhận y lệnh miệng (trong trƣờng hợp cấp cứu), ngƣời nhận y lệnh phải

nhắc lại tên thuốc, đọc từng chữ cái rõ ràng để bác sĩ xác nhận. Ngƣời thực hiện mũi
tiêm trong trƣờng hợp này nên là ngƣời nhận y lệnh.


10

b. Phòng và chống sốc: Trƣớc khi tiêm cần hỏi ngƣời bệnh về tiền sử dị ứng
thuốc, dị ứng thức ăn trƣớc khi cho ngƣời bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên. Luôn mang
theo hộp chống sốc khi đi tiêm. Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm, tốc độ thông
thƣờng trong tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây, vừa tiêm vừa phải quan sát sắc mặt
ngƣời bệnh. Sau khi tiêm nên để ngƣời bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10 phút-15 phút
đề phòng sốc phản vệ xuất hiện muộn.
- Phát hiện sớm dấu hiệu của sốc phản vệ:
+ Thƣờng xảy ra sau khi tiêm từ vài giây đến 20-30 phút.
+ Khởi đầu ngƣời bệnh có cảm giác ớn lạnh, bồn chồn, hốt hoảng, buồn nôn,
nôn, cảm giác khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, tay chân lạnh…
+ Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa ran khắp ngƣời, đau quặn bụng, đại
tiểu tiện không tự chủ.
- Xử trí của điều dƣỡng khi có dấu hiệu sốc phản vệ:
+ Ngừng tiêm ngay
+ Cho ngƣời bệnh nằm nghỉ tại chỗ, đầu thấp, nới rộng quần áo, và ủ ấm cho
ngƣời bệnh.
+ Tiêm dƣới da 1/2 ống -1 ống Adrernalin 1mg ngay sau khi có dấu hiệu của
sốc phản vệ xảy ra đối với ngƣời lớn (0.01 mg/1 kg cân nặng cơ thể) không quá
0,3ml đối với trẻ em đồng thời gọi ngƣời trợ giúp và báo bác sĩ xin y lệnh điều trị.
Trƣờng hợp không có bác sĩ, tiếp tục tiêm nhƣ trên 10 phút-15 phút/lần đến khi
huyết áp trở lại bình thƣờng.
Trƣờng hợp không bắt đƣợc mạch ở ngƣời bệnh là ngƣời lớn thì tiêm ngay
0,3-0,5 mg adrenalin lần/mỗi 5 phút vào mạch máu lớn nhƣ tĩnh mạch bẹn, tĩnh
mạch cảnh hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm cho đến khi mạch quay bắt rõ.

+ Cho ngƣời bệnh thở ôxy mũi, thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu có oxy. Nặng
hơn nữa thì phải chuẩn bị ngay phƣơng tiện cho thầy thuốc đặt nội khí quản hoặc
mở khí quản (nếu có phù thanh môn) và hỗ trợ hô hấp bằng thông khí nhân tạo.
+ Theo dõi huyết áp 10 phút-15 phút một lần[6].
c. Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:
- Chọn vùng da tiêm mềm mại, không có tổn thƣơng, không có sẹo lồi lõm


11

- Xác định đúng vị trí tiêm
- Tiêm đúng góc độ và độ sâu
- Khối lƣợng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức qui định
- Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một ngƣời bệnh.
e. Các phòng ngừa khác:
- Luôn hỏi ngƣời bệnh về tiền sử dùng thuốc để tránh tƣơng tác thuốc
- Bảo đảm đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm, truyền
- Chuẩn bị thuốc và phƣơng tiện tiêm ở môi trƣờng sạch, không bụi, không
vấy máu hoặc dịch.
- Sử dụng thuốc tiêm một liều. Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần
sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không để kim lấy thuốc lƣu ở lọ thuốc.
- Không pha trộn hai hoặc nhiều loại thuốc vào 1 bơm tiêm. Không dùng một
kim tiêm để lấy nhiều loại thuốc.
- Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn.
- Lƣờng trƣớc, đề phòng sự di chuyển đột ngột của ngƣời bệnh trong và sau
khi tiêm. Giải thích, hƣớng dẫn cho ngƣời bệnh về kỹ thuật tiêm tác dụng và tƣ thế.
Cho ngƣời bệnh nằm hoặc ngồi chắc chắn khi tiêm, cơ vùng tiêm đƣợc thả lỏng.
- Hƣớng dẫn ngƣời bệnh những điều cần thiết sau khi tiêm[16].
1.1.9. Hƣớng dẫn thực hành trong quy trình tiêm
a. Sát khuẩn da và chuẩn bị vùng da tiêm

Rửa sạch da vùng tiêm nếu bẩn. Để sát khuẩn vùng da tiêm, áp dụng các
bƣớc dƣới đây:
1) Sử dụng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl hay ethanol
70%. KHÔNG dùng cồn methanol hoặc cồn metylic vì không an toàn cho ngƣời.
Không dùng bông cồn chứa trong lọ hoặc hộp lƣu cữu. Có thể sử dụng một trong
những cách thức sau:
+ Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: khi sát khuẩn
không đƣợc chạm kẹp vào da ngƣời bệnh.
+ Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn. Khi sát
khuẩn, không đƣợc chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm.


12

+ Sử dụng tăm bông: khi sát khuẩn không chạm tay vào bông
2) Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đƣờng
kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch.
3) Thời gian sát khuẩn trong 30 giây, để da tự khô hoàn toàn rồi mới tiêm.
4) Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng da đã đƣợc sát
khuẩn[16].
b. Lấy thuốc vào bơm tiêm:
Nguyên tắc:
- Thực hiện 4 không: KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm đã lấy thuốc để
dùng cho nhiều ngƣời bệnh (bảo đảm một kim tiêm, một bơm tiêm, một ngƣời
bệnh); KHÔNG tái sử dụng bơm kim tiêm; KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm
pha thuốc duy nhất để pha cho nhiều lọ thuốc; KHÔNG kết hợp thuốc còn thừa lại
để dùng sau.
- Lấy thuốc tiêm từ lọ thuốc: Nên sử dụng lọ thuốc đơn liều cho từng ngƣời
bệnh, cho mỗi mũi tiêm để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các ngƣời bệnh. Có
thể sử dụng lọ thuốc đa liều nếu không còn sự lựa chọn nào khác nhƣng chỉ mở một

lọ thuốc đa liều cụ thể tại một thời điểm tại mỗi khu vực chăm sóc ngƣời bệnh. Nếu
có thể, giữ một lọ thuốc đa liều cho mỗi ngƣời bệnh, và sau khi đã ghi tên ngƣời
bệnh ở bên ngoài, cất lọ lƣu giữ lọ thuốc đó ở phòng điều trị hoặc phòng thuốc riêng
biệt. KHÔNG để các lọ thuốc đa liều ở ngoài môi trƣờng tránh bị nhiễm bẩn.
Loại bỏ lọ thuốc đa liều nếu nghi ngờ thuốc không còn vô khuẩn; không còn
bảo đảm chất lƣợng; hoặc hết thời hạn sử dụng; hoặc không đƣợc cất giữ đúng cách
sau khi mở. Loại bỏ thuốc sau thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Lấy thuốc tiêm từ ống thuốc: nên chọn mua hoặc sử dụng loại ống thuốc có
đầu mở (Pop-open) bất cứ khi nào có thể[17].
Phương pháp lấy thuốc qua nắp lọ cao su:
- Sát khuẩn nắp lọ bằng một miếng bông, gạc tẩm cồn 70% (cồn isopropyl
hoặc ethanol) và để cồn tự khô trƣớc khi đƣa kim lấy thuốc vào trong lọ thuốc.
- Nếu là lọ thuốc đa liều: dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc vô khuẩn cho
mỗi lần lấy thuốc và không để lƣu kim lấy thuốc trong lọ.


13

- Khi đã lấy thuốc vào bơm kim tiêm cần tiêm cho ngƣời bệnh càng sớm
càng tốt.
- Ghi và dán nhãn lọ thuốc đa liều sau khi pha xong với các nội dung: ngày
và thời gian chuẩn bị; loại và thể tích dung dịch pha (nếu có); nồng độ cuối cùng;
ngày và thời gian hết hạn sau khi pha; tên và chữ ký ngƣời pha thuốc.
Đối với thuốc đa liều KHÔNG cần pha, bổ sung thêm một nhãn với nội
dung: ngày và thời gian lần đầu tiên lấy thuốc; tên và chữ ký ngƣời lấy thuốc đầu
tiên[16].
c. Chuẩn bị xe tiêm thuốc
Xe tiêm đƣợc lau sạch trƣớc khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử dụng.
Tầng 1 lau bằng dung dịch sát khuẩn. Không để vết bẩn, hoen ố, rỉ sắt trên mặt xe.
Các vật dụng đƣợc sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ, thuận tiện cho các thao tác và tránh

đƣợc nhầm lẫn.
d. Sắp xếp dụng cụ trên xe tiêm thuốc
- Tầng 1: (trên cùng) để các phƣơng tiện, dụng cụ vô khuẩn và sạch, dụng cụ
thƣờng xuyên sử dụng nhƣ bơm tiêm, phƣơng tiện sát khuẩn da, dung dịch sát
khuẩn tay có cồn, sổ tiêm thuốc.
- Tầng 2: chứa bơm kim tiêm, kim luồn, dây truyền dự trữ, găng tay, máy đo
huyết áp, hộp thuốc, dịch truyền, hộp thuốc chống sốc.
- Tầng 3: Dựng các hộp, túi chứa chất thải.
e. Trang bị đầy đủ phương tiện cho tiêm thuốc gồm
- Bơm, kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm. Kiểm tra tình
trạng nguyên vẹn của gói bơm kim tiêm, hạn sử dụng, nhiễm khuẩn…
- Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lƣợng, hạng sử dụng, chất lƣợng
thuốc…
- Ống nƣớc cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.
- Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn sử dụng một lần, cồn sát
khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.


14

- Hộp thuốc chống sốc: Đủ cơ số, còn hạn dùng. Cơ số thuốc theo Thông tƣ
số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999 gồm:
1. Adrenaline 1 mg - 1 ml 2 ống
2. Nƣớc cất 10 ml 2 ống
3. Bơm kim tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10 ml 2 cái, 1 ml 2 cái
4. Hydrocortisone hemisuccinate 100 mg hoặc methyprednisolone
(Solumedrol 40 mg hoặc Depersolone 30 mg) 2 ống.
5. Phƣơng tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn)
6. Dây ga-rô

7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ[6].
- Phƣơng tiện dựng chất sắc nhọn: Thành và đáy cứng, không bị xuyên
thủng, có khả năng chống thấm, kích thƣớc phù hợp, có nắp đóng mở dễ dàng, trên
hộp có ghi dòng chữ “Chỉ đựng chất thải sắc nhọn” và có vạch báo hiệu ở 3/4 hộp
có dòng chữ “Không đựng quá vạch này”, màu vàng có quai. Các dòng chữ rõ ràng
không bị nhòa hay mất chữ[13].
f. Chuẩn bị bệnh nhân
Đối chiếu 5 đúng: đúng ngƣời bệnh, đúng tên thuốc, đúng liều lƣợng, đúng
đƣờng tiêm và đúng thời gian.
Giải thích cho bệnh nhân mục đích tiêm thuốc. Giúp bệnh nhân nằm tƣ thế


15

g. Quy trình rửa tay thường quy
- Bƣớc 1: Làm ƣớt 2 lòng bàn tay bằng nƣớc. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay
vào nhau.

Hình 1: Quy trình rửa tay thƣờng quy
- Bƣớc 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay
kia và ngƣợc lại.
- Bƣớc 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
- Bƣớc 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bƣớc 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngƣợc lại.
- Bƣớc 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngƣợc lại. Rửa
sạch tay dƣới vòi nƣớc chảy đến cổ tay và làm khô tay. Mỗi bƣớc “chà” 5 lần. Thời
gian rửa tay tối thiểu 30 giây[14].



×