Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mức độ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân xã tân hộ cơ, huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN SĨ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ BAO PHỦ NHÀ TIÊU
HỢP VỆ SINH CỦA NGƢỜI DÂN XÃ TÂN HỘ
CƠ, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN SĨ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ BAO PHỦ NHÀ TIÊU
HỢP VỆ SINH CỦA NGƢỜI DÂN XÃ TÂN HỘ
CƠ, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01


Ts. Lê Thị Thanh Hƣơng

Hà Nội - 2016


I

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của quý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau Đại học, các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Y tế Công cộng, Trƣờng Cao
đẳng Y tế Đồng Tháp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Thị Thanh
Hƣơng, Trƣờng Đại học Y tế Công cộng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lớp Cao học Y tế Công cộng khóa 18
Đồng Tháp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Tân Hồng và Trạm Y tế xã
Tân Hộ Cơ đã tạo điều kiện và nhiệt tình cộng tác với tôi trong thời gian thu thập số
liệu tại địa phƣơng. Chân thành cảm ơn các hộ gia đình tại xã Tân Hộ Cơ đã nhiệt
tình và dành thời gian tham gia nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Với những nổ lực và cố gắng nhƣng luận văn này sẽ không thể tránh đƣợc
những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô, đồng
nghiệp và bạn đọc.


II


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... V
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... IX
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh ......................................................4
1.1.1 Khái niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh .....................................................................4
1.1.2 Một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh ........................................................................4
1.1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu ......................................................4
1.1.3.1 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khô chìm .................................................5
1.1.3.2 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khô nổi ...................................................5
1.1.3.3 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu tự hoại ....................................................6
1.1.3.4 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu thấm dội nước ........................................7
1.2 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh và một số yếu tố liên quan ................................7
1.2.1 Trên Thế giới ......................................................................................................7
1.2.2 Tại Việt Nam ......................................................................................................9
1.2.3 Tại tỉnh Đồng Tháp ..........................................................................................13
1.2.4 Tại huyện Tân Hồng .........................................................................................14
1.2.5 Một số yếu tố liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh ............................................15
1.3 Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và vấn đề sức khỏe cộng đồng ............................17
1.4 Thông tin về địa bàn nghiên cứu và khung lý thuyết ..........................................18
1.4.1 Thông tin về địa bàn nghiên cứu ......................................................................18
1.4.2 Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................................20
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................21
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................21
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...........................................................................21



III

2.3 Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................21
2.4 Cỡ mẫu: ...............................................................................................................21
2.5 Phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................................22
2.6 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..............................................................................22
2.6.1 Phỏng vấn hộ gia đình và quan sát tình trạng vệ sinh nhà tiêu.......................22
2.6.2 Tập huấn điều tra viên .....................................................................................22
2.7 Các biến số nghiên cứu .......................................................................................23
2.8 Các tiêu chuẩn đánh giá ......................................................................................23
2.9 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................................25
2.10 Vấn đề đạo đức nghiên cứu ...............................................................................26
2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ..................................26
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1 Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Tân Hộ Cơ............................................27
3.2 Một số yếu tố liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh ..............................................33
3.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: ......................................................33
3.2.2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nhà tiêu .............................................35
3.2.3 Tiếp cận nguồn thông tin về nhà tiêu ...............................................................37
3.2.4 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh ......................38
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN .........................................................................................45
4.1 Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Tân Hộ Cơ ...........................................45
4.1.1 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng ...............................................46
4.1.2 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản.............................47
4.1.3 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản ............48
4.1.4 Thực trạng đi tiêu và dự định xây mới hoặc sửa chữa nhà tiêu của hộ gia đình
...................................................................................................................................49
4.2 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh .........................50

4.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................................50
4.2.2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nhà tiêu .............................................51
4.2.3 Tiếp cận thông tin về nhà tiêu ............................................................................52
4.2.4 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh ..........................53


IV

KẾT LUẬN ...............................................................................................................56
5.1 Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Tân Hộ Cơ ............................................56
5.2 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh .........................56
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu ............................................................................61
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhà
tiêu hợp vệ sinh của ngƣời dân xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
năm 2016. ..................................................................................................................65
Phụ lục 3: Hƣớng dẫn đánh giá kiến thức về nhà tiêu ..............................................70
Phụ lục 4: Bảng kiểm tra tình trạng vệ sinh nhà tiêu tự hoại ....................................71
Phụ lục 5: Bảng kiểm tra tình trạng vệ sinh nhà tiêu thấm dội nƣớc ........................73
Phụ lục 6: Bảng kiểm tra tình trạng vệ sinh nhà tiêu khô chìm ................................75
Phụ lục 7: Bảng kiểm tra tình trạng vệ sinh nhà tiêu khô nổi ...................................77
Phụ lục 8: Biên bản của Hội đồng chấm luận văn ....................................................79
Phụ lục 9: Biên bản giải trình sau bảo vệ luận văn ...................................................83


V

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BQ

Bảo quản

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NT

Nhà tiêu

SD

Sử dụng

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

XD

Xây dựng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


VI

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân bố các loại hình nhà tiêu tại các hộ gia đình .....................................27
Bảng 3.2 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng tính trên tổng số hộ điều
tra ...............................................................................................................................27
Bảng 3.3 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng tính trên tổng số hộ điều
tra có nhà tiêu thuộc loại HVS ..................................................................................28
Bảng 3.4 Nguyên nhân nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng ............28
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản tính trên tổng
số hộ điều tra .............................................................................................................29
Bảng 3.6 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản tính trên tổng
số hộ điều tra có nhà tiêu thuộc loại HVS .................................................................29
Bảng 3.7 Nguyên nhân nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo

quản ...........................................................................................................................30
Bảng 3.8 Thực trạng đi tiêu của ngƣời dân ...............................................................31
Bảng 3.9 Dự định xây hoặc sửa chữa lại nhà tiêu của ngƣời dân .............................32
Bảng 3.10 Lý do hộ gia đình không xây hoặc sửa chữa lại nhà tiêu ........................32
Bảng 3.11 Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ...........................................33
Bảng 3.12 Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các loại nhà tiêu........................35
Bảng 3.13 Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các bệnh có thể gây ra do sử
dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh ..............................................................................36
Bảng 3.14 Nguồn thông tin đƣợc tiếp nhận về nhà tiêu ............................................37
Bảng 3.15 Nguồn thông tin đƣợc tiếp nhận về nhà tiêu đối tƣợng nghiên cứu thích
nhất ............................................................................................................................38
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa kiến thức về nhà tiêu với thực trạng có và không có
nhà tiêu ......................................................................................................................38
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kiến thức về nhà tiêu với thực trạng nhà tiêu không
hợp vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh ..........................................................................39


VII

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực trạng có và không có nhà
tiêu .............................................................................................................................40
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực trạng nhà tiêu không hợp
vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh .................................................................................40
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực trạng có và không có nhà tiêu
...................................................................................................................................41
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực trạng nhà tiêu không hợp vệ
sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh ......................................................................................41
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế với thực trạng có và không có nhà
tiêu .............................................................................................................................42
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế với thực trạng nhà tiêu không hợp

vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh .................................................................................42
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin về nhà tiêu với thực trạng có và
không có nhà tiêu ......................................................................................................43
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin về nhà tiêu với thực trạng nhà tiêu
không hợp vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh ...............................................................44


VIII

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Thực trạng nhà tiêu HVS tại một số quốc gia trên thế giới ......................... 8
Hình 1.2 Thực trạng nhà tiêu HVS theo vùng giai đoạn 2013 - 2014 ...................... 11
Hình 1.3 Thực trạng nhà tiêu HVS giai đoạn 2011 - 2015 ....................................... 14
Hình 3.1 Thực trạng nhà tiêu tại các hộ gia đình ...................................................... 31
Hình 3.2 Loại nhà tiêu ngƣời dân dự định xây hoặc sửa chữa lại ............................ 33
Hình 3.3 Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh ...... 35
Hình 3.4 Tổng hợp kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về nhà tiêu………………36
Hình 3.5 Tiếp cận thông tin về nhà tiêu…………………………………………… 37


IX

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh
của ngƣời dân xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016” đƣợc
thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích, tiến hành từ tháng
01/2016 đến tháng 7/2016 với 392 chủ hộ hoặc ngƣời đại diện hộ gia đình của xã
Tân Hộ Cơ đƣợc chọn vào nghiên cứu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống và đƣợc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi kết hợp quan sát, kiểm tra tình trạng vệ

sinh nhà tiêu của những hộ gia đình tham gia nghiên cứu có nhà tiêu, bảng kiểm
tình trạng vệ sinh nhà tiêu đƣợc thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn vệ sinh về xây
dựng, sử dụng và bảo quản đối với từng loại nhà tiêu theo Thông tƣ 27/2011/ TTBYT của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu và điều kiện
đảm bảo vệ sinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã
Tân Hộ Cơ là 21,7%, trong đó tự hoại là 19,4% và thấm dội nƣớc 2,3%. Tỷ lệ hộ
gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 25,3%, có 23,0% hộ gia
đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản. Tỷ lệ hộ gia đình
không có nhà tiêu tại xã còn rất cao là 66,3%.
Kiến thức về nhà tiêu của đối tƣợng nghiên cứu thấp, chỉ có 15,3% ĐTNC có
kiến thức đúng về nhà tiêu, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức không đạt về nhà tiêu chiếm
rất cao 84,7%, có 50,8% ĐTNC chƣa đƣợc tiếp cận thông tin về nhà tiêu HVS. Tỷ
lệ hộ gia đình đi tiêu bừa bãi rất cao với 59,4% hộ gia đình đi cầu tiêu ao cá và
8,4% đi tiêu ngoài đồng ruộng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu
HVS. Những ngƣời có kiến thức đúng về nhà tiêu, những ngƣời có tình trạng kinh tế
không nghèo cũng nhƣ những ngƣời đƣợc tiếp cận với thông tin về nhà tiêu thì có mối
liên quan đến thực trạng nhà tiêu HVS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Từ kết quả nghiên cứu đã đƣa ra một số khuyến nghị cần tổ chức truyền
thông cho ngƣời dân về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu, tác hại của việc sử
dụng nhà tiêu không HVS.


X

Hộ gia đình lựa chọn cho gia đình mình một loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo
Quy chuẩn của Bộ Y tế phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, khi xây dựng nhà
tiêu HVS cần chú trọng các tiêu chí vệ sinh về xây dựng cụ thể đối với nhà tiêu tự
hoại và thấm dội nƣớc cần xây hố thấm nƣớc thải từ bể xử lý, không để nƣớc thải từ
bể xử lý chảy tràn ra mặt đất làm ô nhiễm môi trƣờng. Với nhà tiêu thấm dội nƣớc

khi xây dựng cần chú ý nên cách nguồn nƣớc ăn uống và sinh hoạt từ 10 mét trở
lên.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do phân ngƣời là một trong những vấn đề y
tế công cộng cấp bách tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2015 vẫn còn 2,4 tỷ ngƣời
chƣa đƣợc tiếp cận với điều kiện vệ sinh cơ bản, trong đó có 946 triệu ngƣời vẫn
còn có hành vi đi tiêu bừa bãi [23]. Điều kiện vệ sinh kém ƣớc tính gây ra 280.000
trƣờng hợp tử vong do tiêu chảy, vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây ra một số
bệnh nhƣ giun sán, đau mắt hột, thƣơng hàn [23]. Tổ chức Y tế thế giới đã chứng
minh việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giảm đƣợc 32% bệnh tiêu chảy. Việc
sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể cứu sống hơn 200.000 trẻ em trên thế giới [23].
Các nƣớc có tỷ lệ đi tiêu bừa bãi cao cũng là nƣớc có số trẻ em dƣới 5 tuổi bị tử
vong và suy dinh dƣỡng cao, tỷ lệ đói nghèo lớn [7].
Theo báo cáo thực trạng vệ sinh môi trƣờng tại Việt Nam của Cục Quản lý
môi trƣờng y tế năm 2014 thì bệnh tật liên quan đến vệ sinh ở Việt Nam hàng năm
có 1 triệu ca tiêu chảy, các bệnh nhiễm giun truyền qua đất phổ biến từ 50% - 90%
ở một số vùng. Chiều cao trẻ dƣới 5 tuổi sống ở khu vực phóng uế bừa bãi thấp hơn
3,7 cm so với trẻ sống ở khu vực sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xóa bỏ phóng uế bừa
bãi. Sử dụng nhà tiêu HVS giảm 32% bệnh tiêu chảy [8].
Nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy chuẩn của Bộ Y tế chiếm một
số lƣợng khá lớn ở nông thôn làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn nƣớc mặt,
nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết nếu không sẽ ảnh
hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân và nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do phân ngƣời.
Mặc dù mục tiêu chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi
trƣờng nông thôn giai đoạn 2012 – 2015 với mục tiêu đến cuối năm 2015 có 65%

hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS [15], nhƣng thực tế hiện nay theo báo cáo
kết quả kiểm tra nƣớc sạch và nhà tiêu năm 2015 của Trung tâm Y tế huyện Tân
Hồng, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu của huyện chỉ đạt 43,45% [21]. Tỷ lệ này sẽ thấp hơn
rất nhiều so với mục tiêu chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi
trƣờng. Mặc khác, nhà tiêu của hộ gia đình tại huyện Tân Hồng hiện vẫn chƣa đƣợc


2

đánh giá theo Thông tƣ 27/2011/TT-BYT ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nhà tiêu và điều kiện bảo đảm HVS và tại đây cứ hộ gia đình nào xây
nhà tiêu thì đƣợc đánh giá là nhà tiêu HVS.
Xã Tân Hộ Cơ là một xã thuần nông trong tổng số 08 xã, 01 thị trấn của
huyện Tân Hồng. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
nông thôn đƣợc xã triển khai từ năm 1999 đến nay. Theo báo cáo kết quả thực hiện
chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng năm 2015 của
Trạm Y tế xã Tân Hộ Cơ, toàn xã có 833 hộ gia đình có nhà tiêu trên tổng số hộ
2.835 hộ, chiếm 29,4%, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu chƣơng trình
MTQG Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng giai đoạn 2012 – 2015 là 65% [15]. Nhà
tiêu của hộ gia đình tại xã chƣa đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành
theo Thông tƣ 27/2011/TT-BYT và tại xã cứ hộ gia đình nào xây nhà tiêu thì đƣợc
đánh giá là nhà tiêu HVS. Câu hỏi đặt ra là thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của
ngƣời dân tại xã Tân Hộ Cơ hiện nay là nhƣ thế nào? Tại sao tỷ lệ hộ gia đình có
nhà tiêu thấp nhƣ vậy? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng này? Xuất phát
từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh của ngƣời dân xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân
Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân
Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh
của ngƣời dân xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh
1.1.1 Khái niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập đƣợc phân ngƣời, ngăn
không cho phân chƣa đƣợc xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu
diệt đƣợc các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm
môi trƣờng xung quanh. Một nhà tiêu đƣợc đánh giá là hợp vệ sinh khi đạt tất cả
các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản theo Thông tƣ
27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn
Việt Nam QCVN 01:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu và điều
kiện bảo đảm hợp vệ sinh[3].
1.1.2 Một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu, điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh
QCVN 01: 2011/BYT do Cục Quản lý môi trƣờng y tế biên soạn và đƣợc Bộ trƣởng
Bộ Y tế ban hành theo Thông tƣ số 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011
của Bộ trƣởng Bộ Y tế thì các loại nhà tiêu khuyến khích sử dụng tại Việt Nam là:
nhà tiêu khô chìm, nhà tiêu khô nổi, nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nƣớc [3].
Nhà tiêu khô chìm là loại nhà tiêu khô, hố chứa phân chìm dƣới đất.
Nhà tiêu khô nổi là loại nhà tiêu khô, có xây bể chứa phân nổi trên mặt đất.

Nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu dội nƣớc, bể chứa và xử lý phân kín, nƣớc thải
không thấm ra bên ngoài, phân và nƣớc tiểu đƣợc lƣu giữ trong bể chứa và đƣợc xử
lý trong môi trƣờng nƣớc.
Nhà tiêu thấm dội nƣớc là nhà tiêu dội nƣớc, phân và nƣớc trong bể, hố chứa
đƣợc thấm dần vào đất.
1.1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu
Các loại nhà tiêu đƣợc ban hành theo Thông tƣ 27/2011/TT-BYT của Bộ Y
tế đƣợc đánh giá là HVS phải cô lập đƣợc phân ngƣời, ngăn không cho phân chƣa
đƣợc xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng, có khả năng tiêu diệt đƣợc các mầm


5

bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trƣờng xung
quanh. Mỗi loại nhà tiêu khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng cũng
nhƣ tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản khác nhau, một nhà tiêu đƣợc đánh
giá là nhà tiêu HVS thì nhà tiêu đó phải đạt tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh về xây
dựng, sử dụng và bảo quản[3].
1.1.3.1 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khô chìm
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng:
Nhà tiêu khô chìm hợp vệ sinh về xây dựng phải đảm bảo 8 tiêu chuẩn sau:
Không xây dựng ở nơi thƣờng bị ngập, úng; cách nguồn nƣớc ăn uống, sinh hoạt từ
10m trở lên; miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm; không để
nƣớc mƣa tràn vào hố phân; mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nƣớc tiểu nhẵn, không
đọng nƣớc, không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún, nƣớc tiểu đƣợc dẫn ra dụng cụ
chứa, không chảy vào hố phân; có nắp đậy kín các lỗ tiêu; có mái lợp ngăn đƣợc
nƣớc mƣa; cửa và xung quanh nhà tiêu đƣợc che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
ống thông hơi có đƣờng kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất
400mm và có lƣới chắn côn trùng, chụp chắn nƣớc mƣa [3].
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản

Nhà tiêu khô chìm hợp vệ sinh về sử dụng và bảo quản phải đảm bảo 7 tiêu
chuẩn sau: Sàn nhà tiêu khô, sạch; không có mùi hôi, thối, không có ruồi, nhặng,
gián trong nhà tiêu; không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu; không có bọ gậy
trong dụng cụ chứa nƣớc và dụng cụ chứa nƣớc tiểu; bãi phân phải đƣợc phủ kín
chất độn sau mỗi lần đi tiêu; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy
tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; đối với nhà tiêu không thực
hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và
ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu [3].
1.1.3.2 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khô nổi
Nhà tiêu khô nổi hợp vệ sinh về xây dựng phải đảm bảo 9 tiêu chuẩn sau:
Không xây dựng ở nơi thƣờng bị ngập, úng; cách nguồn nƣớc ăn uống, sinh hoạt từ
10m trở lên; không để nƣớc mƣa tràn vào bể chứa phân, tƣờng và đáy ngăn chứa
phân kín, không bị rạn nứt, rò rỉ; cửa lấy mùn phân luôn đƣợc trát kín; mặt sàn nhà


6

tiêu và rãnh thu dẫn nƣớc tiểu nhẵn, không đọng nƣớc, không trơn trƣợt, không bị
nứt, vỡ, sụt lún, nƣớc tiểu đƣợc dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào bể chứa phân;
có nắp đậy kín các lỗ tiêu; có mái lợp ngăn đƣợc nƣớc mƣa, cửa và xung quanh nhà
tiêu đƣợc che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thông hơi có đƣờng kính trong ít
nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lƣới chắn côn trùng, chụp
chắn nƣớc mƣa[3].
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
Nhà tiêu khô nổi hợp vệ sinh về sử dụng và bảo quản phải đảm bảo 8 tiêu
chuẩn sau: Sàn nhà tiêu khô, sạch; không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng,
gián trong nhà tiêu; không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu; không có bọ
gậy trong dụng cụ chứa nƣớc và dụng cụ chứa nƣớc tiểu, bãi phân phải đƣợc phủ
kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là
giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; đối với nhà tiêu khô

nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn đƣợc đậy kín, các ngăn ủ
đƣợc trát kín; đối với các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải
bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu[3].
1.1.3.3 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu tự hoại
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
Nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh về xây dựng phải đảm bảo 7 tiêu chuẩn sau: Bể
chứa và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ; nắp bể chứa và bể xử lý phân
đƣợc trát kín, không bị rạn nứt; mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và không đọng nƣớc,
trơn trƣợt; bệ xí có nút nƣớc kín; có mái lợp ngăn đƣợc nƣớc mƣa, cửa và xung
quanh nhà tiêu đƣợc che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thông hơi có đƣờng
kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm; nƣớc thải từ bể xử lý
của nhà tiêu tự hoại phải đƣợc chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tràn ra mặt
đất [3].
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
Nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh về sử dụng và bảo quản phải đảm bảo 5 tiêu
chuẩn sau: Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nƣớc tiểu; không có mùi
hôi, thối, không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; có đủ nƣớc dội, dụng cụ chứa


7

nƣớc dội không có bọ gậy; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy
tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; nƣớc sát trùng không đƣợc
đổ vào lỗ tiêu; phân bùn phải đƣợc lấy khi đầy, bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy,
vận chuyển phân bùn[3].
1.1.3.4 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu thấm dội nước
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
Nhà tiêu thấm dội nƣớc hợp vệ sinh về xây dựng phải đảm bảo 8 tiêu chuẩn
sau: Không xây dựng ở nơi thƣờng bị ngập, úng; cách nguồn nƣớc ăn uống, sinh
hoạt từ 10m trở lên; nắp bể, hố chứa phân đƣợc trát kín, không bị rạn nứt; mặt sàn

nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nƣớc, trơn trƣợt; bệ xí có nút nƣớc kín; có mái
lợp ngăn đƣợc nƣớc mƣa; cửa và xung quanh nhà tiêu đƣợc che chắn kín đáo, bảo
đảm mỹ quan; ống thông hơi có đƣờng kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà
tiêu ít nhất 400mm, nƣớc thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất[3].
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
Nhà tiêu thấm dội nƣớc hợp vệ sinh về sử dụng và bảo quản phải đảm bảo 5
tiêu chuẩn sau: Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nƣớc tiểu; không có
mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; có đủ nƣớc dội, dụng cụ
chứa nƣớc dội không có bọ gậy; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là
giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; phân bùn phải đƣợc lấy
khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận
chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kín [3].
1.2 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh và một số yếu tố liên quan
1.2.1 Trên Thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 1990 đến năm 2015 có 68% dân
số thế giới đã tiếp cận với nhà tiêu HVS, tăng 14% so với năm 1990 là 54%. Từ
năm 1990 đến năm 2015 đã có 2,1 tỷ ngƣời cải thiện điều kiện vệ sinh. Bên cạnh đó
vẫn còn 2,4 tỷ ngƣời vẫn không có nhà tiêu HVS, trong số này có 946 triệu ngƣời
vẫn phóng uế bừa bãi và đây là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh nhƣ giun,
sán máng và đau mắt hột, vệ sinh kém cũng góp phần làm tăng suy dinh dƣỡng ở trẻ
em [23].


8

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp
quốc (UNICEF) năm 2015 cho thấy có 13% dân số thế giới vẫn còn đi tiêu bừa bãi.
Các nƣớc kém phát triển tỷ lệ ngƣời dân đi tiêu bừa bãi là 20%, các nƣớc đang phát
triển thì tỷ lệ ngƣời dân đi tiêu bừa bãi chiếm tỷ lệ 16%. Các quốc gia thuộc khu
vực Nam Á có đến 34% dân số đi tiêu bừa bãi. Các nƣớc khu vực Đông Nam Á là

11%, Bắc Phi 2%, Châu Mỹ Latinh 1%, Đông Á 3%. Trong đó 25% ngƣời dân sống
ở khu vực nông thôn đi tiêu bừa bãi [25].

Hình 1.1 Thực trạng nhà tiêu HVS tại một số quốc gia trên thế giới
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc năm 2013[24] .
Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các nƣớc phát triển cao hơn các
nƣớc đang phát triển. Tại các nƣớc Singapore, Đức, Pháp, Nhật Bản, 100% hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khi đó, tại Ấn Độ chỉ có 35% hộ gia đình có
nhà tiêu HVS [24].


9

1.2.2 Tại Việt Nam
Vấn đề cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng là một trong những mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết và lĩnh vực này luôn chiếm
vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đảng, Chính phủ
đang rất cố gắng để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống cho
ngƣời dân, góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của
Quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng ở Việt Nam vẫn còn
phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đòi hỏi có thêm nhiều nỗ lực để giải quyết.
trong khi đã có những khoản đầu tƣ đáng kể để giải quyết các vấn đề nƣớc và vệ
sinh, các mục tiêu cần đạt đƣợc vẫn còn ở rất xa [1].
Chính phủ đã có nỗ lực đáng kể để cải thiện cơ hội tiếp cận và đảm bảo sự
bền vững của dịch vụ vệ sinh nông thôn và công nhận rằng việc cải thiện cơ hội sử
dụng vệ sinh là một ƣu tiên và đã cam kết loại bỏ đi tiêu bừa bãi trƣớc năm 2025,
bao gồm khu vực vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Cải
thiện hành vi vệ sinh đã trở thành một mục tiêu dài hạn của chính phủ và chiến lƣợc
quốc gia cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đƣợc phê duyệt, ngay từ
năm 1998, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc

sạch và và vệ sinh môi trƣờng nông thôn theo quyết định số 237/1998/QĐ-TTg
ngày 03 tháng 12 năm 1998 với mục tiêu đến năm 2005 có 50% hộ gia đình nông
thôn có nhà tiêu HVS. Qua gần 7 năm thực hiện, với sự tham gia của nhiều Bộ,
ngành ở Trung ƣơng và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, các
mục tiêu chính của chƣơng trình đề ra đều đã cơ bản hoàn thành. Đến cuối năm
2005 cả nƣớc có 6,4 triệu hộ gia đình có nhà tiêu HVS, tăng hơn 3,7 triệu hộ so với
khi bắt đầu thực hiện chƣơng trình so với tổng số hộ gia đình nông thôn là
12.797.500 hộ. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS phân bổ không đồng đều giữa các
vùng. Các vùng đạt tỷ lệ trên 50% là: Đồng bằng sông Hồng 65%, Đông Nam Bộ
62%, Bắc Trung Bộ (56%), Duyên hải miền trung 50%. Trong khi đó có vùng đạt tỷ
lệ thấp hơn nhƣ: Đồng bằng sông Cửu Long 35%, Miền núi phía Bắc 38%, Tây
Nguyên 39% [1].


10

Để phát huy những thành quả đạt đƣợc của chƣơng trình mục tiêu quốc gia
nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 1998 – 2005 và giải quyết
những khó khăn còn tồn tại, góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra cho giai đoạn
phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 – 2010, ngày 11 tháng 12 năm 2006 Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh
môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 theo quyết định số 277/2006/QĐ-TTg
với mục tiêu đến năm 2010 có 70% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS. Sau
05 năm thực hiện đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS chỉ đạt 55%
thấp hơn mục tiêu của chƣơng trình 70%.
Năm 2012, Thủ Tƣớng Chính phủ tiếp tục phê duyệt chƣơng trình mục tiêu
quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng giai đoạn 2012 – 2015 theo Quyết định số
366/2012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 với mục tiêu đến cuối năm 2015 số
hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu HVS là 65% [15].
Theo báo cáo kết quả thực hiện chƣơng trình MTQG Nƣớc sạch và vệ sinh

môi trƣờng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013, tỷ lệ hộ gia đình
có nhà tiêu HVS cả nƣớc đạt 60%, trong đó tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS cao nhất
khu vực Đông Nam Bộ (84%), Đồng bằng Sông Hồng (71), Duyên hải Miền Trung
(70%), Bắc Trung Bộ (52%), Tây Nguyên (49%), Miền núi phía Bắc (47%) và thấp
nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (46%), nếu tính riêng từng tỉnh thì tỷ lệ HGĐ có
nhà tiêu HVS cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (100%), tiếp đến là Bình Dƣơng
(94%), Đà Nẵng (90%). Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS thấp tập trung tại các tỉnh
Đồng bằng Sông Cửu Long trong đó tỉnh có tỷ lệ nhà tiêu thấp là Bến Tre (32%),
Trà Vinh (33%)[2].
Theo báo cáo của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế, đến cuối năm 2014 cả nƣớc
có 63,1% HGĐ nông thôn có nhà tiêu HVS. Có sự chênh lệch về nhà tiêu HVS giữa
các vùng. Tại các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn thì tỷ
lệ nhà tiêu HVS thấp hơn các vùng còn lại.
Thực trạng nhà tiêu HVS tại khu vực nông thôn vẫn tồn tại nhiều thách thức
nhƣ tỷ lệ tiếp cận nhà tiêu HVS, thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân, nhận thức về
xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS còn thấp, chƣa có sự quan tâm, vào


11

cuộc của các cấp chính quyền, nguồn vốn dùng cho công tác vệ môi trƣờng mới đáp
ứng đƣợc 30% so với yêu cầu [8].

Hình 1.2 Thực trạng nhà tiêu HVS theo vùng giai đoạn 2013 - 2014
Nguồn: Cục quản lý Môi trường Y tế, 2015[8].
Theo báo cáo của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế đến cuối năm 2014, số hộ
gia đình có nhà tiêu HVS cao nhất là Đông Nam Bộ 86,8%, kế đến là Đồng bằng
Sông Hồng 79,5%, thấp nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long, tỷ lệ hộ gia đình có nhà
tiêu HVS chỉ đạt 46,3% [8]. Số hộ gia đình không có nhà tiêu tập trung nhiều ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng các dân

tộc thiểu số. ngƣời nghèo, ngƣời có trình độ học vấn thấp, ngƣời dân tộc thiểu số,
ngƣời dân sống ở vùng núi ít có cơ hội tiếp cận với nhà tiêu HVS so với ngƣời
không nghèo, ngƣời học vấn cao, ngƣời kinh, ngƣời sống ở vùng đồng bằng, trung
du [5].
Theo kết quả nghiên cứu của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế tại 6 tỉnh đại điện
cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2011 cho thấy tính chung cả nƣớc thì tỷ lệ


12

HGĐ có nhà tiêu HVS là 30,9%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về
xây dựng chiếm tỷ lệ 35,5%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử
dụng và bảo quản là 33,9%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây
dựng, sử dụng và bảo quản chiếm tỷ lệ 30,9% [6].
Tại tỉnh An Giang tại cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 36,6%. Tỷ lệ
HGĐ đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 39,2%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu
chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 37,4%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu
chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 36,6% [6].
Tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 45,9%. Tỷ lệ
HGĐ đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 50,8%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu
chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 52,5%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu
chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 45,9% [6].
Tại tỉnh Kon Tum cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 10,2%. Tỷ lệ HGĐ
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 11,7%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn
vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 11,2%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ
sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 10,2% [6].
Tại tỉnh Hà Tỉnh cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 25,9%. Tỷ lệ HGĐ
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 38,5%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn
vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 31,2%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ
sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 25,9% [6].

Tại tỉnh Điện Biên cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 4,3%. Tỷ lệ HGĐ
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 5,3%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn
vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 5,5%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ
sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 4,3% [6]..
Tại tỉnh Nam Định cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 59,7%. Tỷ lệ
HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 63,6%. Tỷ lệ HGĐ có nhà
tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 62,4%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 59,7% [6].
Nghiên cứu của Bùi Hữu Toàn về đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan đến
sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội năm 2009, kết quả nghiên


13

cứu cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 11,8%. Tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình đạt tiêu
chuẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT còn rất thấp. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 15,0%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ
sinh về sử dụng và bảo quản là 12,5%, có 11,8% HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ
sinh về xây dựng và sử dụng, bảo quản[4].
Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hiền năm 2010, đánh giá thực trạng xây dựng, sử
dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Yên Phụ, Yên Phong,
Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 20,7%. Tỷ lệ
HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 36%, Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu
đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng bảo quản theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT là
24,6%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo
quản là 20,7% [10].
Nghiên cứu của Phạm Thị Nga tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 48,2% HGĐ có nhà tiêu
HVS. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS về xây g Việt Nam.


6.

Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2011), Mối liên quan giữa vệ sinh môi trường,
nguồn nước hộ gia đình và hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng
dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam.

7.

Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2015), Báo cáo nguy cơ lây truyền dịch bệnh
do phóng uế bừa bãi.

8.

Cục Quản lý môi trƣờng Y tế (2015), Báo cáo thực trạng vệ sinh môi trường
tại VIệt Nam.

9.

Huỳnh Tấn Dũng (2014), Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh và một số yếu tố
liên quan của người dân tại xã Long Hưng A, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng
Tháp.

10.

Lê Thị Thu Hiền (2010), Đánh giá thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo
quản nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Yên Phụ, Yên Phong,
Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà
Nội.

11.


Nguyễn Hoàng Thanh, Hoàng Văn Minh và Nguyễn Việt Hùng (2011), "Lợi
ích kinh tế từ việc phòng ngừa đƣợc các trƣờng hợp bệnh tiêu chảy nhờ sử


×