Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp của người lao động tại nhà máy xi măng an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ TẤN KHOA

THỰC TRẠNG PHƠI NHIỄM TIẾNG ỒN NƠI LÀM VIỆC
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÕNG CHỐNG
ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI NHÀ
MÁY XI MĂNG AN GIANG NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ TẤN KHOA

THỰC TRẠNG PHƠI NHIỄM TIẾNG ỒN NƠI LÀM VIỆC
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÕNG CHỐNG
ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI NHÀ
MÁY XI MĂNG AN GIANG NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. Trịnh Hồng Lân


TS. Nguyễn Ngọc Bích

Hà Nội, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Y tế công cộng, Ban
Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp, Ban Giám đốc Sở Y tế An Giang,
Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho em
tham dự khóa học này.
Em xin chân thành cám ơn đến Quý Thầy/Cô các Phòng, Bộ môn Trường
Đại học Y tế công cộng và các cán bộ Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã nhiệt
tình giảng dạy, trang bị kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Giáo viên hướng dẫn và Giáo viên hỗ trợ đã dành nhiều thời gian hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, điều tra viên Khoa Sức khỏe nghề
nghiệp – Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Phòng/Bộ phận sản xuất của
Nhà máy Xi măng An Giang đã nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ trong quá trình
thu thập số liệu nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn đã nhận được sự động viên,
chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân. Em
xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Xin trân trọng cảm ơn./.


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tiếng ồn ....................................................................4
1.1.1. Những khái niệm về âm thanh và tiếng ồn ...............................................4
1.1.2. Phân loại tiếng ồn .....................................................................................5
1.1.3. Ngưỡng nghe và ngưỡng đau ...................................................................7
1.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong môi trường lao động ........................7
1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động .................................10
1.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn ...................................................................13
1.4. Các nghiên cứu tiếng ồn trong một số ngành có liên quan và trong ngành sản
xuất xi măng ..............................................................................................................14
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .........................................................14
1.4.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................16
1.4.3 Tình hình nghiên cứu tại tỉnh An Giang..................................................19
1.5. Giới thiệu sơ bộ về Nhà máy Xi măng An Giang .........................................20
CÂY VẤN ĐỀ ..........................................................................................................22
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................23

2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu .....................................................................................23


iii

2.4.1. Mẫu nghiên cứu về tiếng ồn ...................................................................23
2.4.2. Mẫu nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành ..................................24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................25
2.5.1. Số liệu về tiếng ồn ..................................................................................25
2.5.2. Thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề
nghiệp ........................................................................................................................25
2.5.3. Quá trình thu thập số liệu .......................................................................26
2.6. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................26
2.6.1. Biến số về cường độ tiếng ồn .................................................................26
2.6.2. Biến thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề
nghiệp ........................................................................................................................26
2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số biến nghiên cứu ....................................27
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .........................................................28
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................28
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .....................29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30
3.1. Thông tin chung về người lao động tại Nhà máy ..........................................30
3.2. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Nhà máy .....................................................32
3.2.1. Trong phân xưởng sản xuất ....................................................................32
3.2.2. Khu vực hành chính................................................................................36
3.3. Kết quả kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan của người lao
động trong việc phòng chống điếc nghề nghiệp .......................................................36

3.3.1. Kết quả kiến thức của người lao động ....................................................36
3.3.2. Kết quả thái độ của người lao động về phòng chống điếc nghề nghiệp 40
3.3.3. Kết quả thực hành của người lao động về phòng chống điếc nghề nghiệp
...................................................................................................................................43
3.3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của người lao
động với công tác phòng chống điếc nghề nghiệp ....................................................47
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................52


iv

4.2. Kết quả khảo sát thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc của người lao
động ...........................................................................................................................53
4.2.1. Nguồn gây tiếng ồn ................................................................................53
4.2.2. Thực trạng tiếng ồn ................................................................................54
4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan của người lao động
trong việc phòng chống điếc nghề nghiệp ................................................................55
4.3.1 Kiến thức, thái độ, thực hành của người lao động về phòng chống điếc
nghề nghiệp ...............................................................................................................55
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc
nghề nghiệp của người lao động ...............................................................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
Phụ lục 1. ..................................................................................................................70
Phụ lục 2 ...................................................................................................................78
Phụ lục 3 ...................................................................................................................81
Phụ lục 4 ...................................................................................................................83
Phụ lục 5 ...................................................................................................................86

Phụ lục 6 ...................................................................................................................87
Phụ lục 7 ...................................................................................................................88


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐNN

Điếc nghề nghiệp

ILO


Tổ chức lao động thế giới

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

KSKĐK

Khám sức khỏe định kỳ

MTLĐ

Môi trường lao động

NLĐ

Người lao động

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng


YTLĐ

Y tế lao động


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức áp âm của một số nguồn ồn trong sản xuất công nghiệp ...................6
Bảng 1.2. Mức độ ồn đặc trưng một số ngành nghề ...................................................7
Bảng 1.3. Mức áp suất âm tại các vị trí làm việc ........................................................9
Bảng 1.4. Mức âm tương đương được quy định tại một số quốc gia trên thế giới ...10
Bảng 3.1. Một số đặc điểm về nhân khẩu học của người lao động ..........................30
Bảng 3.2. Đặc tính về tuổi nghề theo bộ phận công tác ............................................31
Bảng 3.3. Kết quả đo tiếng ồn chung theo từng vị trí làm việc trong phân xưởng ...32
Bảng 3.4. Kết quả phân tích tiếng ồn theo dải tần trong phân xưởng sản xuất ........34
Bảng 3.5. Cường độ tiếng ồn theo từng dải tần số ....................................................35
Bảng 3.6. Phân tích cường độ tiếng ồn theo từng dải tần số .....................................35
Bảng 3.7. Kết quả đo tiếng ồn chung tại khu vực hành chính ..................................36
Bảng 3.8. Kiến thức về phương tiện bảo vệ cá nhân ................................................36
Bảng 3.9. Kiến thức của người lao động về ảnh hưởng của tiếng ồn .......................38
Bảng 3.10. Kiến thức về điều trị và phòng ngừa bệnh do phơi nhiễm tiếng ồn .......39
Bảng 3.11. Thái độ của người lao động tiếp nhận thông tin về mức độ ồn tại Nhà
máy ............................................................................................................................40
Bảng 3.12. Thái độ về sự lo sợ khi làm việc trong môi trường tiếng ồn ..................40
Bảng 3.13. Thái độ muốn thay đổi môi trường làm việc của người lao động ..........41
Bảng 3.14. Thái độ về sự cần thiết phải học kiến thức vệ sinh lao động trước khi
đảm nhận công việc ...................................................................................................41
Bảng 3.15. Thái độ của người lao động đối với điều kiện làm việc trong môi trường
tiếng ồn ......................................................................................................................42

Bảng 3.16. Thái độ của người lao động đối với việc khám sức khỏe định kỳ, khám
bệnh nghề nghiệp ......................................................................................................43
Bảng 3.17. Thực hành về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (n = 76) ..................43
Bảng 3.18. Mức độ sử dụng và thực hành mang phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm
việc (n = 76) ..............................................................................................................44
Bảng 3.19. Thời gian làm việc của người lao động (n = 76) ....................................45


vii

Bảng 3.20. Thời gian và địa điểm nghỉ giữa ca làm việc của người lao động (n = 76)
...................................................................................................................................45
Bảng 3.21. Đặc điểm người lao động tham gia khám sức khỏe định kỳ và khám phát
hiện bệnh điếc nghề nghiệp .......................................................................................46
Bảng 3.22. Kết quả tổng thể kiến thức, thái độ và thực hành tại Nhà máy ..............47
Bảng 3.23. Liên quan giữa tuổi đời với kiến thức của người lao động ....................47
Bảng 3.24. Liên quan giữa tuổi nghề với kiến thức của người lao động ..................48
Bảng 3.25. Liên quan giữa trình độ văn hóa với kiến thức của người lao động .......48
Bảng 3.26. Liên quan giữa tuổi đời với thái độ của người lao động ........................49
Bảng 3.27. Liên quan giữa tuổi nghề với thái độ của người lao động ......................49
Bảng 3.28. Liên quan giữa trình độ văn hóa với thái độ của người lao động ...........50
Bảng 3.29. Liên quan giữa tuổi đời với thực hành của người lao động ....................50
Bảng 3.30. Liên quan giữa tuổi nghề với thực hành của người lao động .................51
Bảng 3.31. Liên quan giữa trình độ văn hóa với thực hành của người lao động ......51

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy ........................................21


viii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tiếng ồn là một trong những yếu tố tác hại gây ô nhiễm phổ biến cho môi
trường và trong sản xuất, đưa đến bệnh điếc nghề nghiệp luôn đứng đầu về tỷ lệ
người mắc.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 07 năm
2016 tại Nhà máy xi măng An Giang nhằm xác định mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại tất
cả vị trí làm việc của người lao động vượt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ)
và kiến thức, thái độ, thực hành của người lao động trong phòng chống tác hại do
tiếng ồn, cũng như đưa ra những khuyến nghị phù hợp để hỗ trợ giảm thiểu các tác
hại của tiếng ồn. Đối tượng nghiên cứu là môi trường lao động và người lao động
tại Nhà máy bao gồm những người làm việc trực tiếp sản xuất và người làm công
việc hành chính. Số liệu được thu thập phục vụ nghiên cứu bằng cách đo xác định
mức độ tiếng ồn tại các vị trí làm việc và phỏng vấn toàn bộ 134 người lao động
bằng bộ câu hỏi. Thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp của người lao động
được quan sát bằng bảng kiểm, thực hiện trên toàn bộ 76 người lao động trực tiếp
sản xuất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ tiếng ồn tại khu vực sản xuất trực tiếp
dao động từ 69,5 – 105,3 dBA, số mẫu vượt TCVSLĐ là 36/72 mẫu (50%) và tỷ lệ
mẫu phân tích theo dải tần vượt TCVSLĐ là 56,94%, tập trung tại Khu vực máy
nghiền, khu vực đóng bao, khu vực thành phẩm (Xuất hàng dây chuyền 2, dây
chuyền 3 và dây chuyền 4) và vị trí đầu phân xưởng Cơ khí. Người lao động có kiến
thức, thái độ đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ khá cao (75,37% và 71,64%), tuy nhiên chỉ có
25% người lao động đạt yêu cầu về thực hành đúng. Lĩnh vực yếu được xác định
trong phần kiến thức là bông gòn hiệu quả nhất phòng chống ảnh hưởng tiếng ồn
(51%). Đối với thái độ vấn đề tồn tại kém nhất là phần lớn người lao động không lo
sợ mắc bệnh điếc nghề nghiệp (61,94%). Đối với thực hành, 100% người lao động
được trang bị chưa đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN), không
thường xuyên sử dụng PTBVCN (84,2%) và 71,1% chưa được khám phát hiện bệnh
điếc nghề nghiệp.



ix

Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề trình độ văn hóa ảnh hưởng đến kiến thức,
thái độ, thực hành và yếu tố tuổi đời có liên quan đến thái độ và thực hành của
người lao động. Từ kết quả nghiên cứu, khuyến nghị đặt ra đối với Nhà máy là cần
có kế hoạch nâng cao nhận thức, cải thiện thái độ và thực hành trong công tác
phòng chống ô nhiễm tiếng ồn cho người lao động.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội nhờ thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Tuy vậy, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về an toàn và vệ
sinh lao động. Cùng với quá trình phát triển công nghiệp các thiết bị công suất lớn,
năng suất cao được sử dụng nhiều hơn, tiếng ồn là một trong những loại hình gây ô
nhiễm ngày càng phổ biến cho môi trường và trong sản xuất, đưa đến bệnh điếc
nghề nghiệp (ĐNN) luôn đứng đầu về tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp (BNN)[4].
Theo nhận định của Hiệp hội chống tiếng ồn quốc tế số người lao động (NLĐ) làm
việc trong các ngành nghề, cơ sở sản xuất có cường độ tiếng ồn cao, chiếm tỷ lệ lớn,
khoảng 1/4 đến 1/3 trong tổng số NLĐ[49]. Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của
Cục Quản lý môi trường y tế, tính đến cuối năm 2014 bệnh ĐNN do tiếng ồn là
4.834/28.274 chiếm 17,097% tổng số các trường hợp bị BNN[29].
Thời gian qua, công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe của NLĐ đã đạt
được một số thành tựu nhất định. Sức khỏe NLĐ từng bước được nâng cao thông
qua việc giám sát môi trường lao động (MTLĐ), giám sát sức khỏe, cải thiện điều
kiện lao động và huấn luyện cho NLĐ để bảo vệ sức khỏe góp phần phòng chống

các tác hại nghề nghiệp phát sinh trong quá trình lao động. Tuy nhiên chỉ với số
lượng nhỏ cơ sở lao động thực hiện và thực hiện không đồng bộ, MTLĐ tại các cơ
sở sản xuất vẫn còn ô nhiễm và nhận thức của người sử dụng lao động, NLĐ về an
toàn vệ sinh lao động và phòng chống BNN còn hạn chế[1]. Việc phòng chống tác
hại của tiếng ồn mặc dù ít tốn kém, có nhiều hiệu quả nhưng không đơn giản và
trong nhiều trường hợp rất khó khăn, một phần do trình độ, kỹ năng quản lý người
sử dụng lao động còn thấp[20], chưa thấy được những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
MTLĐ trong doanh nghiệp phải gánh chịu như giảm sản lượng, tuyển dụng NLĐ
mới, các chi phí cho y tế trong trường hợp bị tai nạn lao động, BNN, bồi thường
thiệt hại cho NLĐ, làm mất đi uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp[11] và do NLĐ ít
quan tâm đến những rủi ro có thể xảy ra trong lao động, đánh giá thấp hiệu quả bảo
vệ của các phương tiện bảo vệ cá nhân, còn thiếu hiểu biết về an toàn lao động,


2

chưa quan tâm đúng mức đến sự an toàn cho chính mình khi làm việc trong môi
trường độc hại, nguy hiểm, nên chưa có nhu cầu về sử dụng các phương tiện an
toàn, hoặc sử dụng một cách miễn cưỡng để đối phó với những qui định của cơ
quan, pháp luật...[14], cần phải có sự nỗ lực trong thay đổi nhận thức, thái độ, thực
hành của NLĐ và người sử dụng lao động cùng với sự tham gia tích cực của y tế cơ
sở mới có thể phòng chống có hiệu quả các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp
do tiếng ồn gây ra nói chung và phòng chống giảm thính lực nghề nghiệp nói riêng.
Nhà máy Xi măng An Giang đóng trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, tỉnh
An Giang, là đơn vị sản xuất xi măng duy nhất trên địa bàn tỉnh và có đóng góp rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh. Đặc thù sản xuất của Nhà
máy dẫn đến vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, bụi trong môi trường lao động (MTLĐ) ở
mức cao. Theo số liệu báo cáo kết quả giám sát MTLĐ định kỳ từ năm 2011 – 2014
tần suất tiếng ồn vượt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ) cho phép luôn đứng
đầu trong các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ, mức độ ồn trong

phân xưởng sản xuất dao động từ 81 – 104 dBA[6],[7],[8],[9].
Để trả lời các câu hỏi: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại tất cả vị trí làm việc của
người lao động vượt TCVSLĐ cho phép như thế nào? Ý thức của NLĐ trong công
tác phòng chống tác hại do tiếng ồn gây ra ra sao? Khuyến nghị nào là phù hợp thực
tế để hỗ trợ Nhà máy giảm thiểu các tác hại của tiếng ồn. Nghiên cứu đề tài “Thực
trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc và kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống điếc nghề nghiệp của người lao động tại Nhà máy Xi măng An Giang năm
2016” được thiết kế để tiến hành tại Nhà máy Xi măng An Giang trong năm 2016.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc của người lao động tại
Nhà máy Xi măng An Giang năm 2016.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan của người lao
động trong việc phòng chống điếc nghề nghiệp tại Nhà máy Xi măng An Giang năm
2016.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tiếng ồn
1.1.1. Những khái niệm về âm thanh và tiếng ồn
1.1.1.1. Định nghĩa tiếng ồn
Theo Công ước số 148 về bảo vệ NLĐ phòng chống các rủi ro nghề nghiệp
do ô nhiễm không khí, ồn và rung ở nơi làm việc: Ồn là chỉ mọi âm thanh có thể
dẫn đến một sự tổn hại thính giác, hoặc gây tác hại đối với sức khỏe hoặc nguy

hiểm về nhiều mặt khác[45].
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được
sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con
người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà người ta không mong
muốn[12],[27],[41],[46].
1.1.1.2. Các đặc tính của âm thanh
Âm thanh là những dao động cơ học được lan truyền dưới hình thức sóng
trong môi trường đàn hồi như khí, lỏng, rắn và được cơ quan cảm thụ thính giác hấp
thu[22],[27],[46],[4].
Tần số: Mỗi âm thanh được đặc trưng bởi một tần số dao động nhất định, đủ
trong 1 giây. Đơn vị đo là herts (Hz). 1Hz là một dao động đầy đủ trong 1 giây.
Thính giác người cảm thụ được tần số âm thanh từ 16 – 20.000Hz. Đặc điểm sinh lý
của cơ quan thính giác là phản ứng với sự tương đối của các tần số âm. Khi tần số
âm thanh tăng lên hai lần thì độ cao của âm tăng lên 1 ton hay là 1 octave. Trong
VSLĐ thường đo âm thanh ở 8 octave là 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000
Hz.[27],[41].
Biên độ: Mỗi âm thanh đều có một năng lượng âm nhất định, năng lượng này
phụ thuộc vào biên độ dao động của sóng trên đường truyền âm. Về mặt vật lý thì
cường độ âm thanh có đơn vị đo là erg/cm2sec hoặc w/cm2. Tai người cảm thụ với
âm thanh từ 10-9 - 104 w/cm2, vậy ngưỡng nghe của người tương đương với 10-9
w/cm2 và ngưỡng đau tương đương với 104 w/cm2.


5

Về mặt tiếp nhận cảm giác âm thanh: Cường độ tiếng ồn được đo bằng
decibel (dB) và tỷ lệ thuận với logarit thập phân của năng lượng âm.

L  10 lg
Trong đó:


I
dB
I0

+ L là cường độ âm thanh
+ I là năng lượng của âm thanh (w/cm2)
+ I0 là năng lượng của âm thanh ở ngưỡng nghe (10-9 w/cm2)

Như vậy mức cảm thụ về thính giác phụ thuộc vào hai yếu tố đó là tần số và
biên độ của dao động âm, vậy đơn vị đo lường chủ quan cảm giác âm thanh là tổng
hợp cả hai yếu tố trên gọi là phone (đơn vị độ vang): 1 phone tương đương với 1
decibel ở 1000 Hz. Âm thanh ở 1000 Hz là âm thanh chuẩn về độ vang, cường độ
âm thanh tại đây sẽ được đo bằng dBA[22],[27].
Tại tần số dBA giúp đánh giá sơ bộ tiếng ồn về phương diện vệ sinh so với
tiêu chuẩn tối đa cho phép[27].
1.1.2. Phân loại tiếng ồn
Tiếng ồn là một trong số những loại hình gây ô nhiễm ngày càng phổ biến
cho môi trường và trong sản xuất. Tiếng ồn rất đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác
nhau. Có nhiều cách phân loại nguồn ồn như:
1.1.2.1. Theo tính chất vật lý
Tiếng ồn ổn định: Những tiếng ồn có mức ồn theo thời gian thay đổi không
quá 5 dB.
Tiếng ồn không ổn định: Có mức thay đổi theo thời gian trên 5 dB. Loại
tiếng ồn này bao gồm tiếng ồn dao động, tức mức âm thanh thay đổi không ngừng
theo thời gian, kế đến là tiếng ồn ngắt quãng, âm thanh không liên tục, có những lúc
ngắt quãng từ 1 giây trở lên và cuối cùng là tiếng ồn xung, có cường độ âm tăng lên
đột ngột trong thời gian không quá 1 giây[22],[27],[4].
1.1.2.2. Theo năng lƣợng âm
Tiếng ồn dải rộng: Khi năng lượng âm thanh phân bố đều ở tất cả các dải tần

số. Còn gọi là tiếng ồn trắng.


6

Tiếng ồn dải hẹp: Khi năng lượng âm thanh phân bố không đều ở tất cả các
dải tần số, mức chênh lệch trên 6dB. Còn gọi là tiếng ồn âm sắc, gây kich thích
mạnh hơn tiếng ồn dải rộng[22],[27].
Bảng 1.1. Mức áp âm của một số nguồn ồn trong sản xuất công nghiệp
Nguồn ồn

Mức áp suất âm
(dBA)

Nói chuyện thường

55 – 65

Máy dệt kim

83 – 93

Phân xưởng cơ khí: máy tiện, bào

85 – 95

Phân xưởng sợi con

85 – 95


Máy dệt thoi (các loại)

85 – 102

Máy khoan đá cầm tay (khí nén)

100 – 105

Máy của đĩa khi cưa gỗ rắn

100 – 105

Máy mài kim loại cầm tay

100 – 105

Máy tán ri vê trên cầu

100 – 110

Máy khí nén

100 – 105

Động cơ > 100 mã lực, không giảm âm

105 – 115

Động cơ phản lực


>140

(Nguồn: Giáo trình Tiếng ồn, rung động trong sản xuất và kỹ thuật xử lý)[4]
Theo KG Rampal, I Noorhassim (1996), tiếng ồn cũng được chia làm 4 loại
là liên tục hoặc trạng thái ổn định, dao động bất thường, không liên tục và tiếng ồn
xung. Tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa tiếng ồn ổn định, không ổn định với mức
chênh lệch theo thời gian chỉ là 3 dB và tiếng ồn xung thời gian tăng đột ngột không
quá 0,5 giây.


7

Bảng 1.2. Mức độ ồn đặc trƣng một số ngành nghề
Nguồn ồn

Mức áp suất âm
(dBA)

Nói chuyện bình thường

60

Phương tiện giao thông

75

Xây dựng ngoài trời

85


Vận hành máy thổi

90

Nhà máy nước giải khát

95

Máy phát điện Diesel

100

Máy ép

105

Máy mài kim loại cầm tay

110

Máy khoan khí nén

115

Động cơ phản lực (cách 3 mét)

145

(Nguồn: KG Rampal, I Noorhassim, 1996)[46]
1.1.3. Ngưỡng nghe và ngưỡng đau

Âm thanh nghe được có tần số từ 15 – 20.000Hz. Ở tần số 18.000 –
20.000Hz chỉ trẻ em nghe được. Tần số nghe được giảm dần ở người lớn tuổi. Về
già còn nghe được 13.000 – 15.000Hz.
Theo J. Duhamel (1962), súc vật nghe được ở tần số cao hơn mèo, chuột
40.000Hz, chó 80.000Hz, dơi 90.000Hz.
Ở người bình thường, tần số nói chuyện vào khoảng 500 – 2.000Hz. Âm lực
quá thấp không nghe được, quá cao gây đau tai[27].
1.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong môi trường lao động
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với mục đích cuối cùng
là đưa ra tiêu chuẩn khuyến cáo về sự nguy hại của người tiếp xúc với tiếng ồn. Để
định mức tiêu chuẩn tiếng ồn trước hết phải xuất phát từ đặc điểm cảm thụ âm thanh


8

của tai người và các đặc điểm bức xạ của tiếng ồn như mức âm, tần số, thời gian
tiếp xúc...
Định mức vệ sinh của tiếng ồn trong sản xuất là giới hạn cho phép về tiếng
ồn, mà trong giới hạn đó người lao động có thể làm việc trong nhiều năm không bị
bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn.
Mỗi nước trên thế giới đều có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc
các quy định bắt buộc thi hành hay khuyến khích thi hành[4].
Tại Việt Nam, hiện nay đang sử dụng Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
(TCVSLĐ), được ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày
10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 TCVSLĐ, 05 nguyên tắc và
07 thông số vệ sinh lao động (VSLĐ). Trong đó quy định cụ thể mức tiếng ồn cho
phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động (MTLĐ) của các xí nghiệp,
cơ sở sản xuất, cơ quan chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, các mức cho phép trong
TCVSLĐ này tương đương với Tiêu chuẩn 3985:1999 quy định mức ồn tối đa cho
phép tại các vị trí làm việc do Ban Kỹ thuật TCVN/TC43 “Âm học” biên soạn[25].

- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm
tương đương tại mọi vị trí làm việc, đo theo đặc tính thang A, thang A được lập ra
để nhấn mạnh vào những tần số mà tai người nhạy cảm nhất, cũng để giảm thiểu tác
động của những âm thanh có tần số rất thấp hoặc rất cao. Trong thời gian lao động 8
giờ, mức âm liên tục tại nơi làm việc không được vượt quá 85 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5
dBA.
+ Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 90 dBA;
+ Tiếp xúc 2 giờ tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 95 dBA;
+ Tiếp xúc 1 giờ tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 100 dBA;
+ Tiếp xúc 30 phút tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 105 dBA;
+ Tiếp xúc 15 phút tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 110 dBA;
+ <15 phút tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 115 dBA.
Mức cực đại không được vượt 115 dBA.


9

Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn
dưới 80 dBA.
- Mức áp suất âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dBA so với các
giá trị tương ứng nêu trên.
- Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm
bảo mức áp suất âm theo tần số cho phép tại các vị trí làm việc, cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Mức áp suất âm tại các vị trí làm việc

Vị trí lao động

Mức âm
dBA


Mức âm dB ở các dải ốc ta với tần số trung bình
nhân (Hz) không vƣợt quá (dB)
63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

85

99

92

86

83

80


78

76

74

65

83

74

68

63

60

57

55

54

Chỗ làm việc
của công nhân,
vùng có công
nhân làm việc
trong các phân

xưởng và trong
nhà máy.
Các phòng chức
năng,

hành

chính, kế toán,
kế hoạch, thống
kê.

Mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới đều xây dựng một tiêu chuẩn về giới
hạn mức âm tương đương khác nhau, nhưng vẫn nằm trong giới hạn từ 85 – 90 dBA
trng thời gian làm việc 8 giờ/ngày.


10

Bảng 1.4. Mức âm tƣơng đƣơng đƣợc quy định tại một số quốc gia trên thế giới
Mức âm tƣơng đƣơng (8h/ngày)

Quốc gia
Mỹ
- NIOSH

85

- OSHA

90


Argentina

90

Áo

85

Úc

85

Pháp

85

Đức

85

Tây Ban Nha

85

Israel

85

Ấn Độ


90

Nhật Bản

90

Trung Quốc

90

(Nguồn: Occupational exposure to noise: evaluation, prevention and control,
Who, 2001)[38].
1.2. Ảnh hƣởng của tiếng ồn đến sức khỏe ngƣời lao động
Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn:
Tiếng ồn là một trong các yếu tố của môi trường tác động xấu lên người lao
động khi làm việc. Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào bản chất vật lý, vào các yếu
tố nguy cơ tác nhân phối hợp trong quá trình làm việc như nhiệt độ cao, hơi khí độc,
rung. Ngoài ra thời gian tiếp xúc càng kéo dài, càng có hại, thời gian tối thiểu để
tiếng ồn gây ra bệnh điếc nghề nghiệp phải là 3 tháng, nếu dưới 3 tháng mà tiếng ồn
đã gây hại thì được coi là tai nạn lao động do tiếng ồn và một phần vào tính cảm thụ
của từng cá nhân trong từng thời điểm khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít.
[22],[27].
Các ảnh hưởng của tiếng ồn:


11

Ảnh hưởng đặc trưng: Tiếng ồn được hấp thụ qua tai, một số âm thanh tần số
thấp và siêu tần được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể[23]. Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn

cao đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thính giác rồi đến giảm thính lực dần dần và cuối cùng là
giảm toàn phần thính lực hay gọi là “Điếc nghề nghiệp”[26],[39].
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không hồi phục do tiếp
xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong quá trình lao động[28]. Điếc nghề nghiệp
diễn ra rất chậm, nhưng không có quy luật nhất định về thời gian. Diễn biến theo
lâm sàng chia ra 04 giai đoạn tiến triển[27]:
- Giai đoạn đầu mệt mỏi thính giác: Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài
tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác
tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú
ý đến. Toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Đo thính lực sau ngày
làm việc giảm rất giới hạn ở tần số 4000 Hz. Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn
toàn. Tần số 4000 Hz hồi phục chậm nhất.
- Giai đoạn tiềm tàng: Giai đoạn này kéo dài hằng năm, đến 5-7 năm. Người
bệnh không biết vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân qua đi. Tiếng nói to ở nơi
ồn ào lại nghe được rõ hết, chỉ cảm thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở
tần số cao. Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50 - 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan
rộng tới các tần số 3000 và 6000 Hz. Ở thời kỳ này, đo thính lực âm là cách phát
hiện hàng loạt tốt và sớm. Có thể cho nghe tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng này có
cường độ 30-40 dB, có tần số 3000-4000 Hz.
- Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn: Đường biểu diễn thính lực âm có
khuyết hình chữ V nhưng các nhánh đã mở rộng ra tới các tần số 2000, 1000 Hz,
vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (500-2000 Hz) có thể mất 70dBA ở 4000 Hz. Tần số
8000 Hz cũng có thể bị ảnh hưởng. Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe
được tiếng nói thầm. Giai đoạn này kéo dài 10 - 15 năm.
- Giai đoạn điếc rõ rệt: Ở giai đoạn này tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh
nhân thường ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn. Đo thính lực khuyết chữ V
lan rộng tới cả tần số 1000, 500 và 250 Hz. Thính trường thu hẹp, không những
ngưỡng nghe tăng cao mà ngưỡng đau còn hạ thấp xuống.



12

Ngoài ảnh hưởng đến thính giác tiếng ồn còn gây ảnh hưởng chung đến cơ
thể (tác hại không đặc trưng) như ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, sau khi
tiếp xúc với tiếng ồn thường xuất hiện các dấu hiệu ban đầu như ù tai, chóng mặt
đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, ngủ không ngon và không sâu
giấc, dễ đưa đến suy nhược thần kinh[12],[37], ngoài ra khi làm việc trong điều kiện
ồn ào có thể bị ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch. Tiếng ồn cao là
một trong những nguyên nhân là giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao
động[26],[39],[47].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng ồn ảnh hưởng đến sức
của của con người. Các tác giả Burns.W, Robinson.D.W (1973); Satalop.N.N
(1976); Roger.P, Hamernik (1988)[36], Melamed S, Luz J, Green ms (1992)[52];
M.Nathaniel Mead (2007)[48] đã cho thấy tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu
hóa, thần kinh, tim mạch và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn sẽ giảm thính lực.
Schacht & Hawkins (2006) đã chỉ ra ảnh hưởng của streptomycin và các
kháng sinh khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và/hoặc chức năng của tai trong và
các liên kết con đường truyền tín hiệu trong hệ thần kinh gây khiếm thính[40].
Tại Việt Nam, theo các tác giả Nguyễn Thị Toán, Lê Trung (1992); Nguyễn
Quang Khanh (2002)[21]; Nguyễn Đăng Quốc Chấn (2003)[2], (2006)[3]; Hà Lan
Phương (2007)[24] tiến hành các nghiên cứu đều cho thấy rằng ảnh hưởng của tiếng
ồn đến sức khỏe của người lao động gây ra giảm thính lực và bệnh điếc nghề nghiệp
(ĐNN). Năm 2009 tác giả Hoàng Minh Thúy đã cho thấy rằng ngoài việc gây bệnh
ĐNN, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến một số triệu chứng toàn thân như căng thẳng
thần kinh, hay đau đầu, thường xuyên mất ngủ, tăng huyết áp, hội chứng dạ dày tá
tràng[32].
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Hiền từ năm 2007 – 2009 tại Công ty
than Hà Lầm: Kết quả khám bệnh nghề nghiệp cho thấy, tỷ lệ điếc nghề nghiệp
(ĐNN) là 11,0%, trong đó nhóm tiếp xúc với tiếng ồn là 8,8% và tiếp xúc với ồn &
rung là 11,5%. Bên cạnh đó, người lao động có biểu hiện tăng ngưỡng cảm nhận

rung và cảm nhận đau, có biểu hiện rối loạn trương lực mạch ngoại vi và bị tổn
thương xương – khớp[13].


13

Vấn đề ảnh hưởng của tiếng ồn trong ngành sản xuất xi măng cũng có một số
tác giả đề cập đến. Năm 2000, Hernández-Gaytán SI và cộng sự đã tiến hành kiểm
tra thính lực của 85 công nhân và đo cường độ ồn trong một nhà máy xi măng. Kết
quả cho thấy 55% công nhân có vấn đề về sức nghe do tiếp xúc với tiếng ồn và
công nhân làm việc tại khu vực nung có tỷ lệ cao nhất, mức độ ồn cao xuất hiện tại
khu vực nghiền, xay thô và đóng bao [44]. Theo tác giả Phạm Thúy Hoa, Nguyễn
Xuân Tâm và cộng sự (2006) nghiên cứu MTLĐ và bệnh tật của công nhân một số
ngành nghề ở Tây Nguyên cho thấy, tiếng ồn gây tác hại đến sức nghe của người
lao động, tỷ lệ công nhân sản xuất xi măng giảm sức nghe đường khí tai phải là
15,38% và giảm sức nghe đường khí 2 tai là 7,69% [15]. Trong năm 2006 tác giả
Nguyễn Thị Thoại, Trịnh Hồng Lân và cộng sự chỉ ra rằng 12,31% người lao động
bị điếc nghề nghiệp do tiếp xúc với tiếng ồn tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông [30].
1.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn
Biện pháp giảm tiếng ồn có hiệu quả và tích cực là khi phân xưởng sản xuất
sử dụng các thiết bị, máy móc ít gây ồn hoặc công nhân sử dụng các máy móc tự
động, nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện kinh phí của đơn vị. Do đó các vấn đề đặt
ra nhằm khắc phục nguồn ồn từ các thiết bị, máy móc lạc hậu và nếu cần thiết phải
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phòng chống ảnh hưởng của tiếng ồn trong môi
trường sản xuất cho người lao động.
- Biện pháp giảm tiếng ồn ngay nguồn phát sinh là một biện pháp chủ động
và tích cực, giảm tận gốc nguồn phát sinh tiếng ồn. Các biện pháp công nghệ có thể
áp dụng như thay vật liệu, giảm tốc độ, bôi trơn, đệm cao su…, giảm nguồn ồn bằng
cách cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, làm hệ thống hai cửa, tường dày, vật liệu xốp
hoặc bọc kín máy gây ồn nhiều và tổ chức bố trí máy móc, sắp xếp trang thiết bị

hợp lý [27],[26]. Ngoài ra có thể tính toán, áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn trên
đường truyền như sử dụng các vật liệu hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ, loại bỏ
các bề mặt phản xạ thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh…[4].
- Biện pháp dự phòng cá nhân: Theo tác giả Hoàng Minh Thúy (2011)[31]
một trong những biện pháp phòng chống tác hại tiếng ồn có hiệu quả nhất là đeo nút
tai chống ồn. Nút tai có thể bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo. Tuy nhiên có


14

loại nút tai cũng gây khó chịu, dị ứng và người công nhân chưa có thói quen sử
dụng. Ngoài ra có thể sử dụng các loại tai chụp hay mũ chụp và kết hợp với tổ chức
lao động hợp lý, có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ lao động: lao động một giờ nghỉ
15 phút, hay hai giờ nghỉ nửa giờ. Tại nơi lao động, cần bố trí các phòng yên tĩnh để
công nhân nghỉ ngơi. Đối với những mệt mỏi thính lực hay phải lao động ở nơi có
tiếng ồn cường độ quá cao, có thể điều trị bằng bố trí nghỉ ngơi trong một số ngày
hoặc vài tuần lễ[27],[26].
- Biện pháp y tế: dự phòng hiệu quả nhất là khám sức khỏe định kỳ, phát hiện
sớm hiện tượng giảm thính lực của công nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước
khi tuyển dụng người lao động (NLĐ) vào làm việc cần thiết phải khám tuyển nhằm
loại trừ những cá nhân có bệnh về tai, quản lý sức nghe của NLĐ. Khi làm việc
trong môi trường ồn, ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm NLĐ phải được đo sức nghe để
so sánh với biểu đồ sức nghe của lần trước và không giảm quá 10dB, người nào
giảm thính lực trên 50 – 60 dBA ở tần số 4000 Hz cần được đo thính lực hoàn chỉnh
để phát hiện ĐNN. Để tăng hiệu quả phòng chống, định kỳ tổ chức tuyên truyền,
học tập để người lao động tự hiểu được tác hại của tiếng ồn và họ sẽ tự giác làm tốt
công tác phòng hộ lao động cá nhân và an toàn vệ sinh lao động[27],[26].
1.4. Các nghiên cứu tiếng ồn trong một số ngành có liên quan và trong ngành
sản xuất xi măng
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề nghiên cứu về điều kiện lao động và ảnh hưởng độc hại của một số
yếu tố lao động đến sức khỏe người lao động (NLĐ) đã xuất hiện từ lâu, khởi nguồn
từ thời Hypocrate (446 – 377 trước công nguyên).
Đầu thế kỉ XIX đã thấy điếc ở công nhân tán rive, người làm nồi chảo. Đến
năm 1831 gặp ở thợ rèn. Giữa thế kỉ XIX bệnh điếc được phát hiện ở công nhân
đường sắt, thợ dệt.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu trên thế giới về những vấn đề có liên quan
đến các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong các doanh nghiệp cho chúng ta thấy được
thực trạng sức khoẻ bệnh tật và điều kiện lao động của NLĐ trong các cơ sở sản
xuất. Theo MA Cook (1996), tỷ lệ mắc bệnh của công nhân ngành sản xuất ô tô là


×