Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nhận thức về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá và mối liên quan đến ý định bỏ thuốc lá ở nam giới đang hút thuốc tuổi 18 đến 34 tại thành phố vị thanh, hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN HẠNH

NHẬN THỨC VỀ CẢNH BÁO SỨC KHỎE
BẰNG HÌNH ẢNH TRÊN VỎ BAO THUỐC LÁ
VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH BỎ THUỐC LÁ
Ở NAM GIỚI ĐANG HÚT THUỐC TUỔI 18 - 34
TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH, HẬU GIANG NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN HẠNH

NHẬN THỨC VỀ CẢNH BÁO SỨC KHỎE
BẰNG HÌNH ẢNH TRÊN VỎ BAO THUỐC LÁ
VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH BỎ THUỐC LÁ
Ở NAM GIỚI ĐANG HÚT THUỐC TUỔI 18 - 34
TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH, HẬU GIANG NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01


TS. LÊ THỊ THANH HƢƠNG

HÀ NỘI – 2015


i
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng đào tạo sau Đại học và các bộ
môn Trƣờng Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Trƣờng Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi trong thời gian học tập và tiến hành làm luận văn.
Quý thầy cô giáo, giảng viên của trƣờng đã tận tình truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản và hữu ích về chuyên ngành Y Tế Công Cộng.
Các chuyên gia, các tác giả trong và ngoài nƣớc đã để lại những kiến thức và
những thông tin vô cùng quý giá để tôi có tƣ liệu nghiên cứu và tham khảo trong
quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ts Lê Thị Thanh Hƣơng đã
trực tiếp, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ giúp
đỡ, ủng hộ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.
Xin trân trọng cám ơn.
Tác giả

Trần Văn Hạnh


ii

MỤC LỤC


LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chƣơng 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1 Tác hại của thuốc lá ..........................................................................................4
1.1.1 Khái niệm thuốc lá.....................................................................................4
1.1.2 Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con ngƣời ......................................4
1.1.3 Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế-xã hội ...............................................4
1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá và một số nghiên cứu ở Việt Nam ........................5
1.3 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh ....................................................................7
1.3.1 Vai trò của CBSK bằng hình ảnh ..............................................................7
1.3.2 Qui định về CBSK bằng hình ảnh .............................................................8
1.3.2.1 CBSK tại Việt Nam trƣớc khi Luật PCTHTL ra đời .............................8
1.3.2.2 CBSK theo quy định của Luật PCTHTL: ..............................................9
1.3.3 Các Quốc gia đang áp dụng CBSK bằng hình ảnh..................................10
1.4 Tác động của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tới ý định bỏ thuốc .............11
1.4.1 Thúc đẩy ý định bỏ thuốc hoặc giảm hút thuốc, giúp thay đổi hành vi ..11
1.4.2 Giảm sự hấp dẫn của thuốc lá, ngăn ngừa thanh thiếu niên bắt đầu hút
thuốc .................................................................................................................13
1.4.3 Bảo vệ những ngƣời khác khỏi khói thuốc thụ động ..............................14


iii

1.4.4 Ƣu điểm của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao bì thuốc lá so
với các kênh truyền thông khác ........................................................................15
1.5 Các yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc ngoài cảnh báo .............................16
1.6 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................17
1.7 Khung lý thuyết ..............................................................................................19
Chƣơng 2 ...................................................................................................................20
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................20
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 20
2.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 20
2.4 Cỡ mẫu ............................................................................................................ 20
2.5 Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................................. 21
2.6 Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 22
2.7 Biến số nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.7.1 Nhóm biến về thông tin chung của ĐTNC .............................................. 24
2.7.2 Nhóm biến nhận thức CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá .......... 24
2.7.3 Nhóm biến số về ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC ..................................... 24
2.7.4 Nhóm biến về mối liên quan giữa ý định bỏ thuốc với nhận thức về
CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao bì thuốc lá của ĐTNC.................................24
2.8 Các tiêu chuẩn, khái niệm sử dụng trong nghiên cứu..................................... 24
2.8.1 Xác định nam giới 18 – 34 tuổi hiện đang hút thuốc lá và có tiếp xúc với
cảnh báo ............................................................................................................ 25
2.8.2 Các khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 25
2.9 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 25
2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................................... 26
Chƣơng 3 ...................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................27
3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ................................................... 27
3.2 Nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên bao thuốc lá của ĐTNC ................. 30



iv
3.2.1 Mức độ chú ý của ĐTNC tới các mẫu hình ảnh cảnh báo trong tháng gần
đây ....................................................................................................................30
3.2.2 Mức độ suy nghĩ của ĐTNC về các mẫu cảnh báo ................................. 31
3.2.3 Hành động né tránh của ĐTNC về các mẫu cảnh báo ............................ 32
3.2.4 Nhận thức của ĐTNC về các mẫu CBSK bằng hình ảnh ........................ 32
3.2.5 Ý định bỏ thuốc của ĐTNC ..................................................................... 34
3.3 Các mối liên quan tới ý định bỏ thuốc của nam giới hút thuốc ...................... 35
Chƣơng 4 ...................................................................................................................42
BÀN LUẬN ..............................................................................................................42
4.1 Nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên bao thuốc lá và ý định bỏ thuốc của
ĐTNC.................................................................................................................... 42
4.1.1 Nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá của
ĐTNC .................................................................................................. 42
4.1.2 Ý định bỏ thuốc của ĐTNC .................................................................. 43
4.2 Yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC....................................... 43
4.2.1 Mối liên quan giữa nhận thức về CBSK bằng hình ảnh và ý định bỏ
thuốc lá của ĐTNC ...........................................................................................43
4.2.2 Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và ý định bỏ thuốc của ĐTNC .. 45
4.3 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 46
KẾT LUẬN ...............................................................................................................48
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50
Phụ lục 1 Biến số nghiên cứu ....................................................................................54
Phụ lục 2 Các khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ........................................57
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn ..............................................................................60
Phụ lục 4: Nội dung gợi ý thảo luận nhóm ...............................................................67
Phụ lục 5: Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu...................................................68
Phụ lục 6: Dự trù kinh phí .........................................................................................70



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBSK:

Cảnh báo sức khỏe

ĐTNC:

Đối tƣợng nghiên cứu

ĐTV:

Điều tra viên

GATS:

Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở ngƣời
trƣởng thành tại Việt nam.

PCTHTL:

Phòng chống tác hại thuốc lá

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1 Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu .............................................27
Bảng 3. 2 Đặc điểm của ĐTNC về việc hút thuốc ...................................................28
Bảng 3.3 Mức độ chú ý và tần suất nhìn kỹ và đọc thông điệp đi kèm với mẫu hình
ảnh CBSK của ĐTNC trong tháng gần đây ............................................................ 30
Bảng 3.4 Mức độ suy nghĩ và thảo luận của ĐTNC về các mẫu cảnh báo ............ 31
Bảng 3.5 Mức độ tự tin khi có ý định bỏ thuốc của ĐTNC .....................................35
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa mức độ chú ý vào hình ảnh CBSK trong tháng trƣớc
và ý định bỏ thuốc ................................................................................................... 35
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa mức độ nhìn kỹ và đọc thông điệp CBSK trên vỏ bao
thuốc lá và ý định bỏ thuốc ..................................................................................... 36
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa mức độ suy nghĩ về các thông điệp CBSK và ý định bỏ
thuốc lá .................................................................................................................... 37
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa mức độ thảo luận với ngƣời khác về CBSK với ý định
bỏ thuốc lá ............................................................................................................... 37
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa nhận thức về CBSK bằng hình ảnh và ý định bỏ
thuốc .........................................................................................................................38
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa nhận thức tác hại của thuốc lá và ý định bỏ thuốc ..39
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tuổi bắt đầu hút thuốc và ý định bỏ thuốc ...............39
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và ý định bỏ thuốc ........................40
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và ý định bỏ thuốc ..............................40
Biểu đồ 1 Số cuộc gọi đến đƣờng dây điện thoại tƣ vấn hỗ trợ cai thuốc tại Braxin
trƣớc và sau khi có in CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá ...........................12
Biểu đồ 3.1 Lý do hút thuốc ..................................................................................... 29
Biểu đồ 3.2 Hành động né tránh hình ảnh cảnh báo của ĐTNC .............................. 32
Biểu đồ 3.3 Nhận thức về CBSK bằng hình ảnh ..................................................... 32
Biểu đồ 3.4 Nhận thức của ĐTNC về tác hại của việc hút thuốc lá ........................ 33

Biểu đồ 3.5 Mức độ lo lắng của ĐTNC về hậu quả của việc hút thuốc lá ............... 34
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ nam giới có ý định bỏ thuốc sau khi tiếp xúc với các mẫu hình
ảnh cảnh báo .............................................................................................................34


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Cảnh báo sức khỏe bằng chữ trên vỏ bao thuốc lá năm 2008 - 2013 ............9
Hình 2 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá đang đƣợc lƣu hành
...................................................................................................................................10
Hình 3 Bản đồ hành chính Thành phố Vị Thanh .................................................... 17


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Nhận thức về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao
thuốc lá và mối liên quan đến ý định bỏ thuốc lá ở nam thanh niên hút thuốc tuổi 18
– 34 ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2015” thực hiện nhằm đánh giá
nhận thức về các nhãn cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh theo qui định. Và các mối
liên quan đến ý định bỏ thuốc của của nam giới đang hút thuốc trong độ tuổi 18 –
34 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2015. Từ đó khuyến nghị đến các
ngành chức năng công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Luật phòng chống tác
hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong thời gian
tới. Nghiên cứu đƣợc thực hiện với 2 mục tiêu là: (1) Mô tả nhận thức về CBSK
bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá và ý định bỏ thuốc của nam giới đang hút thuốc
tuổi từ 18-34 tại Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang năm 2015. (2) Xác định yếu tố liên
quan giữa nhận thức về cảnh báo và ý định bỏ thuốc của nam giới đang hút thuốc
tuổi từ 18-34 tại Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang năm 2015.

Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định tính. Đối tƣợng nghiên cứu là nam giới
tuổi từ 18 – 34 đang hút thuốc có mặt tại thành phố Vị Thanh trong thời gian điều
tra. Thời gian điều tra từ ngày 20 tháng 4 năm 2015 đến 29 tháng 5 năm 2015 trên
phạm vi 02 phƣờng và 02 xã của thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.
Kết quả:
Qua nghiên cứu cho thấy nhận thức của đối tƣợng nghiên cứu về hình ảnh
cảnh báo sức khỏe là chƣa cao, chiếm tỷ lệ 66,5%, nhƣng nhận thức về hậu quả của
thuốc lá đối với sức khỏe là rất cao chiếm tỷ lệ 87%. Trong số 200 đối tƣợng tham
gia nghiên cứu chỉ có 14/200 đối tƣợng có ý định bỏ thuốc. Qua kết quả này cho
thấy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân đặc biệt là ngƣời
đang hút thuốc để họ thấy đƣợc hậu quả của thuốc lá và có thể tiến tới bỏ thuốc lá.
Muốn thực hiện tốt việc này cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về các hình ảnh
cảnh báo sức khỏe đi kèm thông điệp trên vỏ bao thuốc lá và Luật phòng chống tác
hại của thuốc lá đã đƣợc ban hành, từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe
ngƣời dân trong tƣơng lai.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động đều có hại cho sức
khỏe con ngƣời. Thuốc lá là nguyên nhân của các bệnh lý về đƣờng hô hấp, tim
mạch, dạ dày, thận … Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ƣớc tính
hút thuốc lá gây ra hơn 5 triệu ca tử vong mỗi năm và dự kiến vào năm 2030 con số
này sẽ tăng lên tới hơn 8 triệu ngƣời [2,4].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tại Điều 11, Công ƣớc khung
(FCTC) về kiểm soát tác hại của thuốc lá thì việc kết hợp cảnh báo sức khỏe
(CBSK) bằng hình ảnh với bằng chữ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ in
CBSK bằng chữ, giúp ngƣời nghiện thuốc lá hƣớng tới ý định bỏ thuốc [1,2], giúp
họ tin tƣởng hơn vào khả năng có thể bỏ thuốc của mình [2], giảm nhu cầu sử dụng

thuốc lá trong số những ngƣời đang hút thuốc [3], với những đối tƣợng chƣa hút
thuốc thì có khuynh hƣớng không muốn thử hút thuốc [4]. Do vậy việc in cảnh báo
sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới cho là một
trong những biện pháp có chi phí và hiệu quả thấp nhất trong việc tăng cƣờng nhận
thức của cộng đồng về các nguy cơ cho sức khỏe do việc sử dụng thuốc lá, góp
phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Từ những nguy cơ mà thuốc lá mang lại, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra
Quyết định “Phê duyệt chiến lƣợc Phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá giai
đoạn 2012-2020”. Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ III thông qua
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và ngày 02/7/2012 Chủ tịch
nƣớc đã ký Lệnh công bố Luật này. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013. Điều 15
của Luật qui định ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe (CBSK) bằng hình ảnh trên bao bì
thuốc lá với diện tích chiếm 50% cả mặt trƣớc và mặt sau của vỏ bao bì thuốc lá.
Mục đích của việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là nhằm
tăng cƣờng mức độ nhận thức về tác hại của thuốc lá với sức khỏe không kể nhóm
tuổi, giới tính, nơi sinh sống để mọi ngƣời dân hiểu rằng việc sử dụng thuốc lá gây
ra bệnh tật, tử vong và thay đổi thái độ với hành vi hút thuốc lá, tăng các nỗ lực bỏ
thuốc lá [9].


2

Thành phố Vị Thanh mới đƣợc thành lập trên cơ sở Thị xã Vị Thanh cũ, là
cửa ngõ, nhịp cầu nối trung tâm kinh tế lớn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận
nhƣ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Qua phỏng vấn nhanh tình trạng hút thuốc lá
ở một số sinh viên và nam giới tuổi 18 - 34 trên địa bàn có 12/22 (54,5%) đối tƣợng
đã và đang hút thuốc lá. Vì vậy việc tìm hiểu tác động của cảnh báo sức khỏe bằng
hình ảnh tới nam giới hút thuốc tuổi 18 – 34 nhƣ thế nào là rất cần thiết. Đây là
những đối tƣợng trong tuổi lao động làm ra của cải vật chất cho xã hội, là lực lƣợng
tiềm năng của đất nƣớc. Do vậy việc cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao

thuốc lá nếu có tác động tốt, thành công thì sẽ giúp cho nhóm đối tƣợng này có thời
gian sống dài, sống lành mạnh không hút thuốc. Hiện tại, việc nghiên cứu về vai trò
của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam chƣa nhiều
và tại Hậu Giang chƣa có bất cứ nghiên cứu nào về lĩnh vực này đƣợc thực hiện.
Từ những lý do trên, đề tài: “Nhận thức về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh
trên vỏ bao thuốc lá và mối liên quan đến ý định bỏ thuốc lá ở nam giới hút thuốc
tuổi 18 – 34 tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang năm 2015” đƣợc tiến hành nhằm
tìm hiểu vai trò, tác động của CBSK bằng hình ảnh tới ý định bỏ thuốc trong số các
nam giới đang hút thuốc độ tuổi 18 – 34.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá và ý định bỏ thuốc
của nam giới đang hút thuốc tuổi từ 18-34 tại Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang năm
2015.
2. Xác định yếu tố liên quan giữa nhận thức về cảnh báo và ý định bỏ thuốc của
nam giới đang hút thuốc tuổi từ 18-34 tại Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang năm 2015.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tác hại của thuốc lá
1.1.1 Khái niệm thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm đƣợc sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu
thuốc lá, đƣợc chế biến dƣới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc

các dạng khác [19].
Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá [18].
Tác hại của thuốc lá là ảnh hƣởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá
gây ra cho sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và sự phát triển kinh tế - xã hội [19].
Cai nghiện thuốc lá là việc cung cấp thông tin để ngƣời nghiện thuốc lá lựa
chọn và tự nguyện từ bỏ sử dụng thuốc lá [11].
Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích
về ảnh hƣởng có hại tới sức khỏe con ngƣời do việc sử dụng thuốc lá [18].
1.1.2 Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con ngƣời
Thuốc lá đã và đang gây ra những tổn thất to lớn đối với sức khỏe con ngƣời.
Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có hàng trăm là chất độc
và 69 chất gây ung thƣ ở ngƣời [20].
Thuốc lá giết chết tới 50% số ngƣời thƣờng xuyên sử dụng nó. Thuốc lá là
nguyên nhân gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam. WHO dự báo
với tỷ lệ hút thuốc hiện nay, mỗi năm ƣớc tính khoảng 10% dân số trên thế giới sẽ
chết vì thuốc lá. Số tiền tiêu phí vào mặt hàng độc hại này mỗi năm là hơn 8.000 tỷ
USD, đủ nuôi hơn 1/8 dân số trên toàn thế giới trong vòng một năm [21].
Trong các bệnh có liên quan đến thuốc lá thì các bệnh thƣờng gặp là các
bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thƣ, giảm hoặc mất khả
năng sinh sản, các biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai, ảnh hƣởng đến thai nhi
và trẻ sơ sinh, v.v. [5].
1.1.3 Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế-xã hội
Bên cạnh các tổn thất về sức khỏe sinh mạng con ngƣời, việc sử dụng thuốc lá
còn gây ra chi phí kinh tế khổng lồ cho các quốc gia. Nghiên cứu chi phí kinh tế - xã


5

hội của việc sử dụng thuốc lá tại các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Ca-nađa, Đức cho thấy tổng chi phí kinh tế - xã hội ở các nƣớc từ 346 triệu tới 167 tỷ USD.
Tại Việt Nam, năm 2010, chỉ riêng chi phí điều trị cho 3 trong số 25 loại bệnh phổ biến

nhất liên quan đến thuốc lá (ung thƣ phổi, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn) đã là
2.304 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hƣởng có hại khác đến vệ
sinh môi trƣờng, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ [16].
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung Quốc là một trong ba
quốc gia có số ngƣời hút thuốc nhiều nhất thế giới, và là Quốc gia sản xuất thuốc lá
lớn nhất thế giới. Bệnh tật liên quan đến thuốc lá có thể giết chết 30% nam giới ở
lứa tuổi trung niên ở Trung Quốc vào năm 2030. Chi phí cho việc chữa bệnh liên
quan đến hút thuốc lá ƣớc tính khoảng 5 tỷ đô la mỗi năm [12].
1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá và một số nghiên cứu ở Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới ƣớc tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 ngƣời
tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp 4 lần số ca tử vong vì tai
nạn giao thông đƣờng bộ tại nƣớc ta mỗi năm. Ƣớc tính, 10% dân số hiện nay
(tƣơng đƣơng khoảng 8 triệu ngƣời) sẽ chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá trong
đó gần 4 triệu ngƣời sẽ chết ở độ tuổi trung niên. Theo dự báo của tổ chức Y tế Thế
giới, đến năm 2020, số ngƣời chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn số ngƣời chết vì
HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đƣờng bộ và tự tử cộng lại [15].
Qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhật Ái về tình hình hút thuốc lá ở các đối
tƣợng nam giới 18 – 40 tuổi tại địa bàn quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ năm 2013
đi đến các kết quả sau: Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới tại Quận Ô Môn Thành phố
Cần Thơ năm 2013 là 48.0%. Tuổi bắt đầu hút thuốc dƣới 20 tuổi chiếm 46,1%. Tỷ
lệ hút thuốc lá trong nhà 76.1%, nơi làm việc là 40,6% [1].
Các phát hiện từ điều tra của GATS Việt Nam năm 2010 cho thấy tỷ lệ sử
dụng thuốc lá, đặc biệt là hút thuốc, rất cao ở Việt Nam. Năm 2010, 23,8% những
ngƣời Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đang hút thuốc lá, trong đó có 47,4% nam giới và
1,4% là nữ giới). Trong những ngƣời đang hút thuốc, 19,5% là ngƣời hút thuốc
hàng ngày và 4,3% là ngƣời hút thuốc không thƣờng xuyên [37]. Khoảng 69,0%
ngƣời hút thuốc lá hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày, 29,3% hút 20 điếu thuốc lá hoặc


6


hơn mỗi ngày. Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc hằng ngày là 19,8 tuổi đối với
nam, 23,6 tuổi đối với nữ và trung bình là 19,9 tuổi [37].
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY2) vào
năm 2010 cho biết tỷ lệ những ngƣời đã từng hút thuốc hay hiện nay đang hút thuốc
không khác nhau nhiều trong nhóm có cha hoặc mẹ hút thuốc với nhóm cha mẹ
không hút thuốc. Chẳng hạn, trong số những ngƣời có cha hút thuốc có 20,6% đã
từng hút thuốc và tỷ lệ trong số những ngƣời có cha không hút thuốc là 26,1%. Nhƣ
vậy, việc hút thuốc lá của thanh niên có lẽ còn là kết quả của những tác động rộng
hơn từ môi trƣờng bên ngoài. Lý do bắt đầu hút thuốc đƣợc nhiều nam thanh niên ở
cuộc khảo sát SAVY 2 nêu lên nhất chính là do tò mò (35,9%). Một trong những lý
do chính khác là ảnh hƣởng của bạn bè. Cụ thể là có 30,9% nam thanh niên cho biết
lý do chính khiến họ hút thuốc là do bạn bè của họ hút thuốc. Bạn bè cũng có thể có
ảnh hƣởng theo chiều hƣớng khác là ngăn ngừa việc hút thuốc. Cũng có bằng chứng
cho thấy khía cạnh này, nhƣng sức ép của bạn bè để tránh hút thuốc không mạnh
bằng sức ép hút thuốc. Cụ thể là 13% thanh niên cho biết bạn bè động viên họ
không hút thuốc (so với 31% cho biết bạn bè rủ rê họ hút thuốc). Tuy nhiên, nhiều
ngƣời đƣợc bạn bè động viên bỏ thuốc lá nhƣng đó là quá trình rất khó khăn. Đa số
thanh niên (98,3%) khẳng định rằng dễ dàng mua thuốc tại nơi ở [11].
Xét trong nhóm thanh niên có hút thuốc hàng ngày thì có khoảng 2/3 hút từ 6
điếu thuốc trở lên mỗi ngày. Đây là một tỷ lệ khá cao và nó chỉ rõ nguy cơ về sức
khỏe do hút thuốc lá khá lớn đối với thanh niên. Tỷ lệ nam thanh niên hút thuốc từ 6
điếu trở lên mỗi ngày cao hơn ở các vùng đô thị và ở nhóm tuổi lớn hơn. Chẳng
hạn, tỷ lệ này là 48% ngƣời có hút thuốc lá ở độ tuổi 14-17 nhƣng gần 70% đối với
hai độ tuổi cao hơn. Cụ thể là trong số nam thanh niên có hút thuốc từ 1 điếu trở lên
mỗi ngày, ở khu vực đô thị có tới 69,1% hút từ 6 điếu trở lên trong khi ở nông thôn
tỷ lệ này là 61,1%, và sự khác biệt này là đáng kể về mặt thống kê. Con số gần
50% vị thành niên lứa tuổi 14-17 trong số các em hiện nay có hút thuốc hàng ngày
hút một số lƣợng lớn thuốc lá mỗi ngày là một chỉ báo đáng lo ngại cho sức khỏe
của các em hiện nay. Trong số những ngƣời đã từng hút thuốc lá thì vẫn có 74,6%

nam thanh niên đô thị và 71,3% nam thanh niên nông thôn hiện vẫn còn hút thuốc.


7

Cũng nhƣ nhiều nơi khác trên thế giới, một khi thanh niên đã hút thuốc, khả năng
họ sẽ cai thuốc là rất thấp. Khoảng 74% nam thanh niên hút thuốc lá và 94% nữ
thanh niên hút thuốc lá đã từng cố gắng bỏ nhƣng chƣa thực hiện đƣợc. Đây là điều
rất đáng suy nghĩ đối với các chƣơng trình cai thuốc hiện nay để giúp cho thanh
niên thực hiện đƣợc mong muốn của họ.
1.3 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh
1.3.1 Vai trò của CBSK bằng hình ảnh
Cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là một nguồn thông tin rất tốt để đƣa
cảnh báo trực tiếp tới từng ngƣời hút thuốc lá (mỗi khi họ hút) và cả ngƣời không
hút thuốc lá nhƣng nhìn thấy bao thuốc lá, những thông điệp hữu ích về những tác
hại gây ra do sử dụng thuốc lá. Việc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là
nhằm tăng cƣờng mức độ nhận thức về tác hại của thuốc lá với sức khỏe không kể
nhóm tuổi, giới tính, nơi sinh sống để mọi ngƣời dân hiểu rằng, sử dụng thuốc lá
gây ra bệnh tật, tử vong và thay đổi thái độ với hành vi hút thuốc lá, tăng các nỗ lực
bỏ thuốc lá. Cảnh báo sức khỏe khuyến khích ngƣời hút cai thuốc lá hoặc hút bớt đi,
ngƣời không hút thuốc lá sẽ không bắt đầu hút, nhất là giúp ngăn ngừa thanh thiếu
niên bắt đầu hút thuốc lá vì cảnh báo giúp họ nhận biết hút thuốc lá không làm họ
hấp dẫn hơn mà chỉ làm cho họ bệnh tật và chết sớm hơn. Nhƣ vậy, việc CBSK
bằng hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền thông, giáo dục sức
khỏe, tăng cƣờng nhận thức và thái độ của ngƣời dân về tác hại của thuốc lá, góp
phần nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật và nâng cao tuổi thọ [14].
Kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới cho thấy, những cảnh báo sức khỏe
bằng hình ảnh thúc đẩy ngƣời hút thuốc bỏ thuốc và ngăn cản mọi ngƣời, đặc biệt là
giới trẻ, khỏi việc bắt đầu hút thuốc. Tại Brazil, 2/3 số ngƣời hút thuốc cho biết các
cảnh báo sức khỏe làm họ muốn bỏ thuốc. Tại Canada, gần một nửa số ngƣời hút

thuốc (44%) cho biết các cảnh báo sức khỏe đã làm tăng động lực bỏ thuốc của họ.
Tại Singapore, hơn một phần tƣ số ngƣời hút thuốc (28%) nói rằng họ hút ít thuốc
hơn nhờ những cảnh báo sức khỏe, 71% nói rằng họ biết nhiều hơn về những ảnh
hƣởng tới sức khỏe của việc hút thuốc…[13]


8

1.3.2 Qui định về CBSK bằng hình ảnh
Tại Điều 11 của Công ƣớc khung (FCTC) về đóng gói và gắn nhãn mác của
các sản phẩm thuốc lá “Mỗi nƣớc sẽ thông qua các quy định về in luân phiên các
cảnh báo sức khoẻ trên trên bao bì các sản phẩm thuốc lá. Cảnh báo sức khoẻ nên
chiếm 50% diện tích trƣng bày chính nhƣng không đƣợc nhỏ hơn 30% diện tích
trƣng bày chính của vỏ bao thuốc. Cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh và/hoặc chữ"
[34].
Chính vì vậy, rất nhiều nƣớc trên thế giới đã quy định bắt buộc phải in cảnh
báo tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá. Đến nay, trên thế giới
có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đã quy định bắt buộc phải in cảnh báo sức khỏe
trên vỏ bao thuốc lá: Các nƣớc Đông Nam Á và gần Việt Nam có Singapore,
Thailand, Malaysia, Bruney, Philippines, Hong Kong, Taiwan; có quốc gia còn quy
định diện tích cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá rất cao nhƣ Uruguay (80% cả
hai mặt trƣớc và sau), Mauritius (60% mặt trƣớc và 70% mặt sau), Australia, New
Zealand (30% mặt trƣớc và 90% mặt sau), Philippines (60% cả hai mặt trƣớc và
sau) …[36].
1.3.2.1 CBSK tại Việt Nam trƣớc khi Luật PCTHTL ra đời
Tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 của Bộ trƣởng Bộ Y
tế về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá yêu cầu bắt buộc in cảnh báo về sức
khỏe bằng chữ hoặc bằng hình ảnh trên diện tích tối thiểu là 30% của bề mặt trƣớc
và sau của vỏ bao thuốc lá [8]
Tiếp theo là Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc

quy định lời cảnh báo sức khỏe sẽ đƣợc in bằng chữ trên vỏ bao thuốc lá. Thủ tƣớng
chỉ thị tại mục 1, khoản 3 về việc thực hiện có lộ trình Công Ƣớc Khung (FCTC)
quy định về in lời CBSK trên vỏ mỗi bao thuốc lá, tại điểm a nêu rõ: "Kể từ ngày
17 tháng 3 năm 2008, in nội dung lời cảnh báo sức khỏe bằng chữ với hai nội dung:
"Hút thuốc lá có thể gây ung thƣ phổi" và "Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính" trên nền tƣơng phản, chiếm khoảng 30% diện tích của mỗi vỏ bao
thuốc lá; từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, in nội dung lời cảnh báo sức khỏe chiếm
khoảng 50% diện tích của mỗi vỏ bao thuốc lá" [8]


9

Hình 1 Cảnh báo sức khỏe bằng chữ trên vỏ bao thuốc lá năm 2008 - 2013
1.3.2.2 CBSK theo quy định của Luật PCTHTL:
Từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chính
thức có hiệu lực. Tại Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về
ghi nhãn là nội dung bắt buộc đối với các sản phẩm hàng hóa. Các thông tin trên
nhãn hàng hóa cung cấp cho ngƣời tiêu dùng những đặc điểm cơ bản nhất của sản
phẩm [18].
Bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu chung của pháp luật về ghi nhãn hàng
hóa, thuốc lá đƣợc sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm các
yêu cầu riêng nhƣ: không đƣợc ghi các từ, cụm từ thể hiện sản phẩm thuốc lá đó ít
có hại hoặc làm cho ngƣời sử dụng hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá
đối với sức khoẻ con ngƣời; phải dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản
xuất, ngày hết hạn sử dụng; ghi rõ số lƣợng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu
hoặc trọng lƣợng đối với các loại thuốc lá khác [18].
Luật cũng quy định: Bao bì của thuốc lá đƣợc sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ
tại Việt Nam phải in CBSK bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu.
CBSK phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trƣớc và mặt chính sau
trên bao, hộp thuốc lá. Nội dung CBSK trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại

của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải đƣợc
thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần [18; 10]


10

Tại Thông tƣ Liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Công thƣơng hƣớng dẫn việc ghi
nhãn, in CBSK trên bao bì thuốc lá đã triển khai bộ hình gồm 06 ảnh, kết hợp với
chữ cảnh báo theo 06 mẫu nhƣ sau [9]:

Hình 2 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá đang đƣợc lƣu hành
1.3.3 Các Quốc gia đang áp dụng CBSK bằng hình ảnh
Theo quy định tại Điều 11 của Công ƣớc khung (FCTC) về đóng gói và gắn
nhãn mác của các sản phẩm thuốc lá “Mỗi nƣớc sẽ thông qua các quy định về in
luân phiên các cảnh báo sức khoẻ trên trên bao bì các sản phẩm thuốc lá. Cảnh báo
sức khoẻ nên chiếm 50% diện tích trƣng bày chính nhƣng không đƣợc nhỏ hơn 30%
diện tích trƣng bày chính của vỏ bao thuốc. Cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh
và/hoặc chữ” [36].
Năm 2001, chỉ có Canada là nƣớc duy nhất áp dụng cảnh báo bằng hình ảnh
trên bao bì sản phẩm thuốc lá, sau gần 10 năm (tính đến 10/2010) đã có 39 nƣớc
cũng áp dụng hình thức truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả này [19]. Hơn nữa,
số nƣớc áp dụng ngày càng tăng nhanh, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, việc áp
dụng in CBSK bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá đã trở thành một xu hƣớng trên
toàn thế giới. Đến nay, trên thế giới có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ đã quy định
bắt buộc phải in CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá. Các nƣớc Đông Nam Á
và gần Việt Nam có Singapore, Thailand, Malaysia, Bruney, Philippines, Hong
Kong, Taiwan; có quốc gia còn quy định diện tích cảnh báo sức khỏe trên bao bì
thuốc lá rất cao nhƣ Uruguay (80% cả hai mặt trƣớc và sau), Mauritius (60% mặt



11

trƣớc và 70% mặt sau), Australia, New Zealand (30% mặt trƣớc và 90% mặt sau),
Philippines (60% cả hai mặt trƣớc và sau) …[36].
1.4 Tác động của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tới ý định bỏ thuốc
1.4.1 Thúc đẩy ý định bỏ thuốc hoặc giảm hút thuốc, giúp thay đổi hành vi
Theo Schneider và cộng sự (2011), CBSK bằng hình ảnh sẽ gây sự chú ý và
suy nghĩ của các đối tƣợng hút thuốc lá về các nguy cơ sức khỏe có thể gặp phải
hay lo sợ c ủ a h ọ về các hậu quả có thể gặp là một trong những thành tố có
trƣớc, tạo nên động lực để bỏ thuốc [34]. Cũng theo tác giả, một nguyên nhân
khác khác góp phần tạo nên động lực bỏ thuốc lại chính là việc ngƣời hút thuốc
cố ý tránh các cảnh báo bằng hình ảnh. Sự mâu thuẫn này có thể đƣợc giải thích là
do phản ứng tự bảo vệ của con ngƣời trƣớc các bất lợi. Khi con ngƣời cảm thấy
một mối nguy hiểm nào đó, phản ứng tự nhiên sẽ là bằng mọi cách tránh các mối
nguy hiểm đó. Ở trƣờng hợp của cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc cũng

không ngoại lệ, các cảnh báo bằng hình ảnh là ―mối đe dọa nguy hiểm‖ đối với
những ngƣời hút thuốc lá, họ cho rằng các tác hại của thuốc lá là không quá
nghiêm trọng và sẽ không xảy ra với mình.
Dự định hay ý định bỏ thuốc là một phạm trù khá rộng, nên trong nghiên
cứu của Fathelrahman và cộng sự (2010) đã chia ý định bỏ thuốc (quit intention)
thành 4 cấp độ. Đó là không quan tâm; quan tâm một chút; có suy ngẫm về điều đó
và chuẩn bị, có kế hoạch bỏ thuốc. Trong nghiên cứu này, ngƣời hút thuốc có ý
định bỏ thuốc là 55,5%, trong đó 11,5% ở mức độ có suy ngẫm về việc bỏ thuốc và
5,4 % đã có chuẩn bị cho việc bỏ thuốc [30].
Các nghiên cứu tại nhiều nƣớc trên thế giới cũng cho kết quả tƣơng tự.
Tại Braxin, hai phần ba số ngƣời hút thuốc (67%) cho biết các CBSK bằng hình
ảnh làm họ muốn bỏ thuốc [35]. Tại Canada, trong số ngƣời hút thuốc có 44%
nói rằng các CBSK bằng hình ảnh làm tăng động lực muốn bỏ thuốc [22]. Tại
Thái Lan, 44% số ngƣời hút thuốc nói rằng CBSK bằng hình ảnh làm cho họ

tăng thêm dự định ―muốn bỏ thuốc vào ngay tháng sau‖ [31].
Không dừng ở ý định đơn thuần, những ngƣời hút thuốc đã thực sự bƣớc
đầu có những hành động cụ thể để có thể bỏ thuốc. Bằng chứng là ở các nƣớc có


12

quy định in số điện thoại hỗ trợ tƣ vấn cai thuốc lá (quitline) thì số cuộc gọi đến
đƣờng dây này rất nhiều.
Tại Braxin: Trong 6 tháng sau khi áp dụng rộng rãi việc in cảnh báo
bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá kết hợp số điện thoại tƣ vấn cai thuốc thì số
cuộc gọi đến số điện thoại miễn phí này xin đƣợc tƣ vấn hỗ trợ bỏ thuốc tăng gần 9
lần [33].
30,000

Number of calls
24,686

25,000
20,000

18,111 17,640
14,898

15,000
10,000
5,000

8,558


7,623
5,349

4,339
2,318

4,538
2,713

9,781

3,126 2,804

Time Jun-01 Jul-01 Aug-01 Sep-01 Oct-01 Nov-01 Dec-01 Jan-02 Feb-02 Mar-02 Apr-02 May-02 Jun-02 Jul-02

Biểu đồ 1 Số cuộc gọi đến đƣờng dây điện thoại tƣ vấn hỗ trợ cai thuốc tại Braxin
trƣớc và sau khi có in CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá
Tại Zew Zealand: Sau 6 tháng kể từ khi việc in CBSK bằng hình ảnh trên
vỏ bao thuốc lá đƣợc áp dụng, số ngƣời gọi đến số điện thoại hỗ trợ bỏ thuốc
tăng 14% so với 6 tháng trƣớc đó. T ỷ lệ ngƣời gọi vào số điện thoại xin đƣợc
tƣ vấn, hỗ trợ bỏ thuốc tăng gần 3 lần khi họ nhìn thấy số điện thoại này trên các
nhãn cảnh báo.Trong vòng 3 tháng sau khi cảnh báo bằng hình ảnh đƣợc đƣa vào
sử dụng, vƣợt quá số ngƣời gọi do biết đƣợc số điện thoại đó qua quảng cáo trên
truyền hình [35].
Từ ý định đến thay đổi hành vi là một bƣớc tiến dài và đòi hỏi sự quyết tâm
cao của ngƣời hút thuốc. Gọi điện thoại xin tƣ vấn bỏ thuốc cũng phần nào thể
hiện đƣợc quyết tâm cai nghiện của thuốc lá của họ. Thay đổi hành vi đối với
những ngƣời đang hút thuốc lá bao gồm cố gắng bỏ thuốc, hút ít đi và thay đổi mức
tiêu thụ sản phẩm thuốc lá. Tuy chƣa có nhiều nghiên cứu về số ngƣời bỏ thuốc
thành công nhờ cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, nhƣng vẫn có một số bằng



13

chứng về tác động của cảnh báo bằng hình ảnh đến một số bƣớc trong thay đổi
hành vi của ngƣời hút thuốc. Cụ thể là tại Singapore, số ngƣời hút thuốc nói rằng
họ giảm bớt số điếu thuốc hút mỗi ngày sau khi nhìn thấy cảnh báo bằng hình
ảnh (28%) [26]. Tại Australia, những ngƣời hiện đang hút thuốc (33%) và những
ngƣời đã từng hút thuốc (46%) tin rằng những cảnh báo này đã giúp họ giám hút
thuốc lá hàng ngày. Đặc biệt, có 4 5 % số ngƣời mới hút thuốc tin rằng cảnh
báo bằng hình ảnh sẽ giúp họ có động lực để bỏ thuốc. Kết quả nghiên cứu này có
78% số ngƣời tham gia tin rằng những cảnh báo bằng hình ảnh có tác động đến
hành vi hút thuốc của họ [6].
Các bằng chứng kể trên đều cho ta thấy kết quả có mối liên quan về tác động
của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá nhƣ một động lực
thúc đẩy ngƣời hút thuốc hình thành ý định bỏ thuốc và xa hơn nữa là thay đổi
hành vi hút thuốc của bản thân.
1.4.2 Giảm sự hấp dẫn của thuốc lá, ngăn ngừa thanh thiếu niên bắt đầu hút
thuốc
Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh có hiệu quả đặc biệt đối với giới trẻ –
đối tƣợng vốn rất coi trọng hình thức của bao bì sản phầm. Phản ứng của thanh
niên trƣớc các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh cũng rất tích cực. Hơn 90% thanh
niên Canada khẳng định rằng những cảnh báo bằng hình ảnh cung cấp cho họ
những thông tin quan trọng, thực tế về hậu quả sức khỏe khi hút thuốc và công
nhận các cảnh báo bằng hình ảnh làm cho thuốc lá dƣờng nhƣ trở nên ít hấp dẫn
hơn [25].
Những thông tin cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và bằng chữ đƣợc thể
hiện rõ ràng sẽ giúp cho thanh niên có đáp ứng tốt với các nguy cơ về sức khỏe từ
việc hút thuốc lá, nhất là các hình ảnh gây sốc. Hình ảnh hiện thực là bằng chứng
sống động nhất từ những ngƣời hút thuốc lá nói về tác hại của nó [29].

Trong nghiên cứu của O’ Hegarty và cộng sự (2007), tác giả đã sử dụng các
mẫu cảnh báo hình ảnh của Canada để đánh giá phản ứng của thanh thiếu niên ở
quận Detroit (Mỹ). Theo đánh giá của những đối tƣợng tham gia phỏng vấn thì
“nó (cảnh báo hình ảnh của Canada) đưa một hình ảnh trực quan vào đầu bạn,


14

tiếp đó bạn sẽ nghe thấy những phản hồi từ tiềm thức về hình ảnh đó. Cảnh báo
dạng này là dạng hình ảnh bạn phải nhìn và suy ngẫm, chứ không chỉ là những câu
chữ nằm trên nó. Nó là cái bạn thấy, do đó nó có tác dụng hơn” (nam hút thuốc lá,
trích nghiên cứu) [30].
Tóm lại, xét về tầm quan trọng của hình ảnh đối với thanh niên và nhất là
hình ảnh truyền đạt biểu tƣợng của một sản phẩm nhƣ thuốc lá, hoàn toàn có lý
khi chúng ta hy vọng là những hình ảnh sinh động, ấn tƣợng và truyền đạt đƣợc
hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng thuốc lá sẽ làm giảm sự hấp dẫn của bao
bì và rộng hơn là giảm sự hấp dẫn của sản phẩm, tiến tới ngăn ngừa thanh thiếu
niên bắt đầu hút thuốc.[29]
1.4.3 Bảo vệ những ngƣời khác khỏi khói thuốc thụ động
Hiện nay các nƣớc đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh kết hợp
bằng chữ để cảnh báo ngƣời trực tiếp hút thuốc đồng thời đƣa các thông tin về tác
hại của hút thuốc lá thụ động trong nội dung cảnh báo. Cụ thể ở Việt Nam có dòng
chữ cảnh báo “hút thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ‖, ở Canada có dòng
chữ ―Children see children do‖ và ―Protect children: don’t make them breath your
smoke‖, còn ở Malaysia ―cigarette causes premature birth‖…
Các cảnh báo bằng hình ảnh và bằng chữ này đã có 27% số ngƣời hút
thuốc Canada ít hút thuốc ở trong nhà hơn [22]. Tại Singapore, có 14% số ngƣời
hút thuốc nói rằng họ tránh hút thuốc trƣớc mặt trẻ em [25; 32].
Nếu nhƣ việc bỏ thuốc thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố
nhƣ sự quyết tâm của ngƣời hút, tƣ vấn/hỗ trợ của nhân viên y tế, động viên của

gia đình, bè bạn…thì việc tránh hút thuốc trƣớc mặt ngƣời khác, đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em dễ thực hiện hơn nhiều. Hiện nay, khá nhiều nƣớc đã có quy định
cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng; đặc biệt tại một số nơi nhƣ sân bay,
bến tàu đã có phòng dành riêng cho ngƣời hút thuốc. Điều này kết hợp với
những thông tin trên cảnh báo không những thúc đẩy mà còn bắt buộc ngƣời hút
thuốc không hút trƣớc mặt ngƣời khác [29].


15

1.4.4 Ƣu điểm của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao bì thuốc lá so
với các kênh truyền thông khác
Trên thế giới có khá nhiều hình thức truyền thông đa dạng đƣợc sử dụng
nhằm tuyên truyền về các tác hại của thuốc lá cũng nhƣ nâng cao nhận thức của
ngƣời tiêu dùng. Khoảng 10 năm trƣớc đây, phổ biến chỉ có các chiến dịch
truyền thông qua tivi, báo, đài hoặc các đoạn phim, áp phích về tác hại của thuốc
lá, thì nay đã có thêm nhiều hình thức truyền thông mới đƣợc sử dụng nhƣ cảnh
báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, các hội thi tìm hiểu về tác hại
của thuốc lá, thi chụp ảnh, làm đoạn phim ngắn và cả truyện tranh cổ động bỏ
thuốc. Đặc biệt là các chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới không thuốc
lá 31/5.
Trong các hoạt động trên, cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao
thuốc lá một phƣơng tiện truyền thông mạnh mẽ, ít tốn kém mà lại rất hiệu quả
trong việc thông tin về tác hại thuốc lá tới sức khỏe [31; 35]. Có nhiều ƣu điểm so
với các kênh truyền thông khác, khả năng của nó bao phủ đối tƣợng đích, chi phí
thấp đến sự đa dạng về nội dung, liên tục về thời gian/tần suất xuất hiện và nhất là
hiệu quả cung cấp thông tin cũng nhƣ thúc đẩy thay đổi hành vi một cách hiệu quả.
Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá là một chiến dịch
truyền thông có thể tiếp cận đƣợc tất cả những ngƣời hút thuốc và phần lớn những


ngƣời đang định bắt đầu hút thuốc [35]. Hiện nay, theo GATS (2010), 23,8%
dân số Việt Nam đang hút thuốc [37], tức là cảnh báo hình ảnh có khả năng bao
phủ và tiếp cận cùng lúc 21,42 triệu ngƣời (đây là mức tối thiểu do chƣa tính
đến những ngƣời không hút thuốc).
Bên cạnh đó, một khi gần nhƣ bất kỳ ai hút thuốc đều buộc phải mua
thuốc lá và nhìn thấy cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thì hình thức truyền
thông này lại có thêm ƣu điểm là có khả năng tiếp cận đến cả các nhóm đối tƣợng
yếu thế trong xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng ở các nƣớc đang phát triển,
nơi các nhóm yếu thế nhƣ học vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định, cao tuổi…
chiếm tỷ lệ không nhỏ [29].


×