Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN phương pháp sử dụng atlat địa lí VN trong dạy học địa lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.58 KB, 34 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến.
Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu
quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết
tâm... (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người
tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của
học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học.
Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ
tương tác của người dạy đối với người học.
Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn
địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên
dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong
học tập, ngại trau dồi kiến thức về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học
sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên.
Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên
dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người
học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh
trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những
biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng Atlat Địa lí
trong dạy học.
2. Mục tiêu của sáng kiến.
Thực tiễn dạy - học Địa lí ở trường THPT Sốp Cộp hiện nay còn nhiều
hạn chế như: Trong quá trình lên lớp giáo viên chưa phát huy được thế mạnh
của bộ môn, chưa chỉ cho các em xác định được đây là bộ môn khoa học cần
phải có sự học tập nghiên cứu nghiêm túc, trong giờ học còn nặng về truyền
thụ lí thuyết theo một chiều giáo viên giảng học sinh ghi bài, nên để học sinh

-1-




rơi vào tình trạng thụ động, bài dạy trở nên khô khan, học sinh rất dễ nhàm
chán, làm cho không khí giờ học nặng nề.
Hơn nữa đối tượng học sinh mà tôi đang dạy là học sinh của vùng nông
thôn, nhiều xã vùng biên nên điều kiện học tập gặp rất nhiều khó khăn, chất
lượng học tập thấp, thậm chí nhiều học sinh còn có tư tưởng đến trường đi
học là do sự ép buộc của gia đình. Chính vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức
của các em hạn chế, việc tự học và khái quát kiến thức hầu như không thể
thực hiện được. Tất cả những vấn để trên dẫn đến chất lượng giáo dục bộ môn
Địa lí khối 12 ở trường THPT Sốp Cộp chưa cao, học sinh chưa thật hứng thú
trong mỗi giờ Địa lí.
Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời lôi cuốn và phát huy được tư duy
và sáng tạo của học sinh tôi đã nghiên cứu tìm tòi các biện pháp giảng dạy
phù hợp với nhận thức, tạo được sự hứng thú và ghi nhớ được nội dung kiến
thức lâu hơn cho học sinh là sử dụng Át lát Địa lí trong nội dung bài giảng
bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh,
tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối
lớp 12. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến: “ Hướng dẫn
học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học môn địa lí 12
trường THPT Sốp Cộp” làm nội dung nghiên cứu của mình.
3. Giới hạn của sáng kiến.
3.1.Về đối tượng nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học
môn địa lí.
Nghiên cứu việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong môn học địa lí ở
toàn bộ nội dung trong chương trình Địa lí khối 12.
3.2. Về không gian
Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học
môn địa lí 12 trường THPT Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

3.3. Về thời gian.
Tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017.
-2-


B. NỘI DUNG.
1. Cơ sở viết sáng kiến.
1.1. Cơ sở khoa học.
Atlat là phương tiện giảng dạy và học tập rất cần thiết và hữu ích đối
với môn địa lí ở nhà trường phổ thông. Cùng với SGK, atlat địa lí là nguồn
cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu.
Atlat địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản đã
được các thầy cô giáo và các học sinh trong cả nước sử dụng trong nhiều năm
qua.
Thực hiện đổi mới chương trình và SGK, Bộ giáo dục và Đào tạo đã
ban hành chương trình, SGK mới ; đến năm 2008 đã hoàn thành việc thay
SGK từ lớp 1 cho đến lớp 12. Để phục vụ thiết thực hơn nữa việc dạy và học
môn địa lí trong nhà trường. Công ty cổ phần Bản đồ và tranh ảnh giáo dục
cùng với các tác giả đã tiến hành bổ sung, chỉnh Atlat địa lí Việt Nam để phù
hợp với chương trình và SGK mới do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
Atlat địa lí Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội
dung liên quan hữu cơ đến nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình
tự của chương trình và nội dung SGK với ba phần chính : địa lí tự nhiên, địa lí
kinh tế xã hội, địa lí các vùng.
1.2. Cơ sở chính trị,pháp lí.
Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định ở
những văn bản của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục 20012010 ghi rõ Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc
truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi song hướng dẫn người học
chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương

pháp tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân
tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ
động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…

-3-


Trong thời đại ngày nay, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục,
coi giáo dục là “ quốc sách hàng đầu” và luôn chú trọng đổi mới giáo dục.
Theo đó, năm học 2014 – 2015, toàn ngành Giáo dục tập trung triển khai Kế
hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”. Chuyển từ nền giáo dục nặng nề về truyền đạt kiến thức sang nền
giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực phát huy tốt nhất tiềm
năng của mỗi học sinh. Vì thế, đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới.
Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X, phần kiểm
điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về phương hướng nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005: “… Chất lượng giáo dục, đào
tạo còn nhiều yếu kém. Khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên
còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa
thật phù hợp…”. Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2006- 2010, đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo báo cáo chỉ rõ: “…Ưu tiên
hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả
năng sang tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, simh viên. Coi trọng bồi
dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu
mạnh, gắn liền lập nghiệp bản than với tương lai cộng đồng, của dân tộc.
Trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất, lối sống của thế hệ trẻ
Việt Nam hiện đại”.

Như vậy, yêu cầu của thời đại mới đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo
vấn đề: Làm thế nào, làm gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục,
đào tạo?
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học là đa dạng hóa
các nguồn thông tin cho học sinh bằng nhiều phương tiện, tài liệu tham khảo
trong đó việc phát huy các nguồn tài liệu sẵn có trong các môn khoa học cơ
bản mà học sinh đã, đang và sẽ được học vừa là những minh chứng hiệu quả
-4-


nhất vừa là biện pháp để liên kết kiến thức tạo nên tính khoa học và thiết thực
của tri thức.
Như chúng ta đã biết các tri thức của môn địa lí mà đặc biệt là trong
chương trình địa lí 12 mang tính thực tế cao, nghiên cứu những vấn đề chung
nhất, phổ biến nhất đặc điểm, sự phát triển của nước ta, vì vậy mà kiến thức
trong các bài học cũng liên quan mật thiết đến kiến thức trong Atlat. Việc sử
dụng kiến thức của việc khai thác atlat vào quá trình dạy học môn địa lí không
những tạo ra hứng thú cho học sinh trong quá trình học mà mặt khác còn giúp
học sinh khó ghi nhớ kiến thức học thuộc có thể khai thác được kiến thức
trong atlat.
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi rõ ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho HS’’
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng
các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học là đa
dạng hóa các nguồn thông tin cho học sinh bằng nhiều phương tiện, tài liệu

tham khảo trong đó việc phát huy các nguồn tài liệu sẵn có trong các môn
khoa học cơ bản mà học sinh đã, đang và sẽ được học vừa là những minh
chứng hiệu quả nhất vừa là biện pháp để liên kết kiến thức tạo nên tính khoa
học và thiết thực của tri thức. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực
của học sinh.
Đối với giáo viên: Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các
nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy
định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu
-5-


quả cao nhất trong quá trình dạy học. Bản thân là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi luôn ý có thức đổi mới phương pháp dạy học
nhằm kích thích hứng thú và cải thiện kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên
những năm trước đây tôi chưa thực sự mạnh dạn và sử dụng atlat địa lí Việt
Nam vào trong dạy học bộ môn Địa lí 12. Vì vậy giờ học diễn ra một cách
nặng nề, học sinh không có hứng thú đối với tiết học. Cho nên năm nay tôi đã
mạnh dạn vận dụng việc khai thác kiến thức trong atlat vào trong giảng dạy
Địa lí 12. Hơn nữa đối tượng địa lí rất rộng lớn. Vì thế trong dạy học địa lí
cần sử dụng bản đồ, Atlat, để trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học
sinh. Bởi vì bản đồ vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện minh hoạ. Atlat
cần thiết cho giáo viên trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: Khâu
chuẩn bị bài, giảng bài mới, củng cố, kiểm tra - đánh giá, hướng dẫn học sinh
tự học và ôn tập…
Đối với học sinh: Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng hứng thú là
thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với
cuộc sống và có khả năng mang lại xúc cảm cá nhân trong quá trình hoạt
động.

Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê
của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ
có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn
hoạt động một cách sáng tạo. Ngược lại nếu không có hứng thú dù có “ Dắt
con Ngựa tới hồ nước thì cũng không thể bắt nó uống nước”. Đối với hoạt
động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ
không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn
học, sợ học…)
Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học
tập môn Địa lý là yêu cầu quan trọng của giáo viên Địa lý. Khi hỏi các em
nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc
vào người dạy hay người học, đa số các em cho rằng do người dạy (chiếm
88,5% ý kiến). Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi
đối với giáo viên thật hợp lý để bài học được phong phú, lôi cuốn.

-6-


Atlat Địa lí Việt Nam giúp rèn luyện các kĩ năng địa lí, phương pháp
học tập và năng lực nghiên cứu. Học sinh nghiên cứu Atlat để xây dựng các
đối tượng địa lí và tự đặt ra câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết để so sánh, đối
chiếu, tìm hiểu các mối liên hệ bản chất, các quy luật vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng địa lí.
Học sinh lớp 12 là học sinh cuối bậc THPT, các em đang ở độ tuổi phát
triển nhanh chóng về thể chất cũng như tư duy, năng lực quan sát tốt hơn, có
tư duy nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái
quát hóa. Từ đặc điểm tâm lí trên đòi hỏi quá trình dạy học địa lí phải cải tiến
cho phù hợp, tránh tình trạng học sinh cảm thấy nhàm chán, nặng nề mỗi khi
đến giờ học môn địa lí. Việc sử dụng Atlat vào chương trình dạy học địa lí lớp
12, trung học phổ thông là điều kiện tốt để lôi cuốn các em vào bài giảng.

Tóm lại, nếu được hướng dẫn, sử dụng, khai thác triệt để, đúng đắn thì Atlat
địa lí Việt Nam sẽ là phương tiện hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy
và học địa lí lớp 12.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Cùng với các cuộc cải cách, đổi mới trong giáo dục những năm gần đây
thì nội dung môn địa lí khối THPT cũng có sự thay đổi đạt được một số
chuyển biến nhất định.
Chương trình giảng dạy, nội dung bài học có sức thu hút học sinh hơn,
các hình ảnh, tranh ảnh, bản đồ được trình bày một cách sinh động. Các em
được xem những hình ảnh gần gũi với thực tiến cuộc sống nên dễ nhớ, dễ
hiểu. Đồng thời chương trình cũng đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên
học tập nâng cao trình độ, theo dõi các phương tiện thông tin để bổ sung, làm
phong phú hơn cho bài giảng của mình. Do đó tạo nên sức thu hút đối với
học sinh.
Môn địa lí là một môn văn hóa không thể thiếu trong hệ thống các môn
học ở nhà trường phổ thông bởi vì: Nó cung cấp cho HS những kiến thức phổ
thông, cơ bản, cần thiết nhằm bước đầu hình thành nên thế giới quan khoa
học, tư tưởng tình cảm đúng đắn. Nó góp phần đáng kể cho việc hình thành
-7-


các năng lực cần thiết cho người lao động trong thời đại thông tin, thực hiện 4
yêu cầu cơ bản của giáo dục: học để biết, học để làm, học cách cùng chung
sống và học cách tự khẳng định mình
Bên cạnh đó do nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn địa lí
trong nhà trường mà quan niệm của các cấp lãnh đạo về môn học cũng có sự
thay đổi điều đó cũng góp phần thay đổi thái độ của học sinh với môn học
này.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn địa lí 12 cũng gặp phải những
khó khăn sau:

Nội dung kiến thức trong môn địa lí khối 12 có thể nói là khó đối với
học sinh mà vừa là kiến thức sẽ có trong nội dung thi THPT Quốc gia.
Một vấn đề nữa là thời lượng dành cho môn học còn ít ( 1,5 tiết trên
tuần) sách mới hiện nay rất cô đọng xúc tích nhưng nó cũng mang tính thời
sự . Vì vậy, nếu giáo viên dạy bộ môn không có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất
nhàm chán, học sinh không hứng thú lắng nghe.
Một số giáo viên Địa lý vẫn chưa thực sự thấm nhuần tích cấp thiết,
tầm quan trọng, bản chất phương hướng và cách thức đổi mới phương pháp
dạy học Địa lý, hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn của đổi mới phương pháp
dạy học còn chưa sâu sắc.
Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết
trình xen kẽ với hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát
huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động.
Hình thức tổ chức dạy học con đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu. Các
hình tức dạy học cá nhân, ngoài trời chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa
có hiệu quả.
Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu và
chưa đồng bộ.

-8-


Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và các hình thức khen
thưởng, động viên người học chưa được giáo viên quan tâm một cách thích
đáng.
Việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí diễn ra còn chậm chạp, chưa
đáp ứng những yêu cầu của cải cách giáo dục và làm cho chất lượng của dạy
học địa lí vẫn chưa được nâng cao một cách đáng kể. Bức tranh chung về dạy
học địa lí ở các trường THPT hiện nay là:

+ Phổ biến trong cách dạy hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến
thức, thầy nói nhiều mà không kiểm soát được công việc học của người học
trò.
+ Việc tạo động cơ, gây hứng thú cho học sinh và thực hiện các hình
thức khen thưởng động viên khác nhau đã không được giáo viên quan tâm
một cách thích đáng.
+ Quan sát thấy trong nhiều giờ học địa lí hội chứng “nhàm chán”.
Có thể nói, cách dạy và học địa lí nêu trên đã làm hại đến việc phát triển trí
tuệ của học sinh, làm cho học sinh mất hết hứng thú khi học môn địa lí và
làm cho việc dạy học địa lí trở thành gánh nặng của cả thầy và trò.
Qua trao đổi với một số giáo viên dạy Địa lí trong trường cho thấy các
giáo viên đánh giá cao việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học. Giáo
viên xem Atlat là phương tiện trực quan sinh động giúp cho giáo viên có cơ sở
soạn bài theo phương pháp mới, sử dụng nhiều hình thức dạy học phối hợp
với các phuơng pháp, phương tiện dạy học mới phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên qua quan sát, tôi nhận thấy rằng giáo
viên ít sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp, đa số giáo viên còn
chưa chú trọng đầu tư thời gian, công sức cho việc sưu tầm, lựa chọn nội
dung trong Atlat; chưa chú ý tới việc hướng dẫn học sinh biết cách khai thác
thông tin trên Atlat.
Việc chuẩn bị cho một giờ địa lí đôi khi còn sơ sài. Khi khai thác Atlat
chỉ dừng lại ở mức độ xác định vị trí địa lí của các đối tượng địa lí, nêu các
câu hởi gợi mở, cho học sinh thảo luận với nhau để tìm ra kiến thức đứng chứ
chưa chồng xếp nhiều trang Atlat để đi sâu phân tích, giải thích tìm ra mối
-9-


liên hệ bản chất của đối tượng địa lí. Ngoài ra chưa khai thác hết kênh hình có
trong Atlat như biểu đồ, tranh ảnh, lát cắt...do đó khiến cho giờ học địa lí khô
khan, nặng nề, cả thầy và trò cảm thấy mệt mỏi.

Nhìn chung giờ học Địa lý chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh.
Có thể nói cách dạy và học Địa lý như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối
với chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của học sinh
khi học môn Địa lý. Vì vậy tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả
các phương pháp dạy học Địa lý là một trong những vấn đề quan trọng nhất
cần phải được tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết.
Xác định được ý nghĩa của việc sử dụng Atlat Địa lí trong dạy học địa lí
nên ngay từ tiết học đầu tiên tôi đã tìm hiểu về việc trang bị Atlat của các em.
Kết quả thật khiêm tốn, mỗi lớp chỉ khoảng 3 – 4 học sinh có Atlat Địa lí Việt
Nam. Trong số các em có Atlat, khi được hỏi: Các em có thường xuyên sử
dụng Atlat trong giờ học và làm bài tập địa lí không? Thì số học sinh thường
xuyên sử dụng Atlat quá ít, chỉ có một vài em, các em chủ yếu sử dụng Atlat
trong việc làm bài thực hành, bài tập chứ không biết kết hợp nội dung kiến
thức trong sách giáo khoa và bản đồ trong Atlat để chứng minh, phân tích,
giải thích cho một hiện tượng, đối tượng địa lí. Đặc biệt có một số bộ phận
học sinh mặc dù trang bị Atlat nhưng chưa bao giờ sử dụng đến.
Khi hỏi học sinh lựa chọn giữa làm đề thi khai thác kiến thức từ Atlat
và kiến thức học thuộc thì phần đa các em chọn đề sử dụng kiến thức học
thuộc (chiếm 90%).
Nguyên nhân do đâu mà học sinh ít sử dụng Atlat Địa lí như vậy? Có
nhiều nguyên nhân, trước hết là do giáo viên sử dụng Atlat trong dạy học địa
lí còn quá ít (ngay từ những lớp học dưới), hầu như chưa chú ý đến việc khai
thác kênh hình trong sách giáo khoa nên học sinh ít có dịp được tiếp xúc, sử
dụng Atlat, không tạo được nhu cầu sử dụng Atlat cho các em nên khi yêu cầu
học sinh sử dụng Atlat thì các em còn lúng túng, việc khai thác kiến thức
trong Atlat còn rất mông lung, vì vậy các em không thích sử dụng Atlat, và
khả năng sử dụng Atlat của học sinh còn thấp.
- 10 -



Về phía học sinh, ngoài sách giáo khoa ra, các em không mua thêm
tài liệu tham khảo, đặc biệt là cuốn Atlat Địa lí Việt Nam. Một số học sinh có
Atlat thì cũng chưa biết cách khai thác nội dung kiến thức có trong Atlat.
Quá trình học tập ở nhà, đa số học sinh chỉ học thuộc lòng những điều
đã thầy cô cho ghi chép trên lớp, lại ít được giáo viên hướng dẫn khai thác,
tìm tòi kiến thức trên cuốn Atlat … nên các em chỉ nhớ được lúc vừa mới học
về sau lại không đọng lại một tí kiến thức nào làm cho môn Địa lí trở nên
nhàm chán đối với các em học sinh.
Tóm lại việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong việc dạy và học địa lí
lớp 12 ngày nay tuy đã có nhiều tiến bộ và trong các kì thi tốt nghiệp thì câu
hỏi sử dụng Atlat cũng chiếm 20% số điểm nên Atlat là một phương tiện hữu
hiệu đối với học sinh khối 12, nhưng để sử dụng Atlat phổ biến, trở thành
hứng thú và là phương tiện dạy học không thể thiếu của giáo viên và học sinh
trong các giờ dạy và học địa lí thì đòi hỏi giáo viên và học sinh cần được
trang bị thật tốt về kĩ năng khai thác Atlat.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1 Những nội dung biểu hiện trong SGK Địa lí 12 có sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam.
Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng và không sử dụng Atlat địa lí
của học sinh đem lại hai mặt trái ngược nhau, phần lớn học sinh có sử dụng
Atlat địa lí sẽ nắm vững kiến thức, nắm kiến thức lâu dài hơn, có khả năng
liên hệ thực tiễn kiến thức và phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng
địa lí. Còn những học sinh không sử dụng Atlat thì nắm kiến thức một cách
lan man, không hệ thống, không khoa học và nhanh quên, không có khả năng
phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Nên việc hướng dẫn học sinh
khai thác và sử dụng Atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu cần thiết và hữu
ích.
Atlat địa lí Việt Nam do công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục
thuộc nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản, hiện đã bổ sung và chỉnh lí
để phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào

- 11 -


tạo ban hành. Nội dung chính của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa
trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông. Bao gồm 28 trang (tính
từ trang 3“ Kí hiệu chung” cho đến hết trang 30: “Các vùng kinh tế trọng
điểm”) và được chia thành ba phần, lần lượt từ cái chung cho đến cái riêng, từ
Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh tế - xã hội… Phù hợp với nội dung chương
trình sách giáo khoa địa lí 12.
Phần thứ nhất: Hành chính (giới thiệu về các đơn vị hành chính cấp
tỉnh, thành phố của nước ta tính đến năm 2008)
Phần thứ hai: Địa lí tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu,
sông ngòi, đất, thực vật và động vật) và ba miền tự nhiên.
Phần thứ ba: Địa lí kinh tế - xã hội (dân số, dân tộc, kinh tế chung, giao
thông vận tải, thương mại) và các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm
Các bản đồ trong Atlat thường có kích thước lớn hơn bản đồ trong sách
giáo khoa, lại thể hiện nhiều màu sắc và nội dung địa lí trên các trang bản đồ.
Ngoài bản đồ trong Atlat còn có nhiều biểu đồ, tranh ảnh minh hoạ và các số
liệu tra cứu. Vì vậy Atlat có nội dung phong phú hơn bản đồ treo tường và các
bản đồ trong sách giáo khoa. Nếu giáo viên biết hướng dẫn học sinh khai thác
một số nội dung trong Atlat thì việc học môn Địa lí sẽ dễ dàng hơn nhiều,
giảm bớt được áp lực học thuộc lòng cho học sinh. Khi giáo viên sử dụng bản
đồ treo tường để giảng bài mới thì học sinh vừa nghe, ghi, và nhìn bản đồ treo
tường vừa theo dõi nội dung tương ứng trên bản đồ trong Atlat. Học sinh có
thể nhanh chóng tìm thấy nội dung bài giảng trên bản đồ.
Trong Atlat có một số bài dạy có thể không cần sử dụng Atlat nhưng
nếu giáo viên sử dụng Atlat phù hợp với sách giáo khoa và bản đồ treo tường
thì hiệu quả sẽ cao hơn.
3.2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong
dạy học địa lí 12.

3.2.1 Kĩ năng chung
Khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam học sinh cần phải:
- Hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ trang 2 của Atlat Địa lí Việt Nam.
- 12 -


- Nhận biết, phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng địa lí
trên bản đồ.
- Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước,
cấu trúc, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Mô tả các mối liên hệ trong không gian trên bản đồ.
- Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả trên bản đồ.
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
- Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số
liệu thống kê...
- Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam học sinh phải
xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm của
các đối tượng địa lí; trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí; giải thích sự
phân bố các đối tượng địa lí; đánh giá các nguồn lực phát triển của ngành,
vùng kinh tế, trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh
thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau;
so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.
- Trong nhiều trường hợp HS phải sử dụng kết hợp (hay chồng xếp)
các trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể. Ví dụ: Dựa
vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đánh giá về điều kiện tự nhiên đối với việc
phát triển kinh tế của một vùng hoặc một tỉnh. Để làm được câu này, HS phải
sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình thể, địa chất và khoáng sản, sông
ngòi, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên...
3.2.2 Một số kĩ năng cụ thể hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí

Việt Nam trong nội dung chương trình địa lí 12.
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu
các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được
dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của
bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học

- 13 -


sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh,
đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào
phải đọc :
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện
trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố
của tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
Khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh cần tái
hiện từ vốn tri thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc Atlat.
* Gợi ý khai thác các nội dung bài học địa lí 12 trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Trong từng nội dung bài khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam HS cần khai
thác các thông tin như sau:
Bảng 3: Bảng gợi ý khi khai thác nội dung địa lí 12 trong Atlat.
Nội dung
Đối với vị trí địa

Một số gợi ý cần khai thác
+ Vị trí của lãnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ


lí, phạm vi lãnh

nào.

thổ (vùng kinh tế,

+ Diện tích và phạm vi lãnh thổ.

hoặc một đơn vị

+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích đối với

hành chính).

sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xem hệ thống kí hiệu, chú giải.

Đối với khoáng
sản.

+ Kể tên các loại khoáng sản (trữ lượng, chất lượng,
phân bố)
+ Những đặc điểm chính của địa hình (độ cao, hướng)
+ Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố

Đối với địa hình.

khác: địa hình với khí hậu, địa hình với sông ngòi...
+ Các khu vực địa hình, ảnh hưởng của địa hình tới
phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ
nắng, tổng lượng bức xạ.
- 14 -


+ Xác định kiểu khí hậu đặc trưng với những đặc trưng
Đối với khí hậu.

cơ bản (kiểu khí hậu; những chỉ số khí hậu: nhiệt độ,
lượng mưa, phân bố lượng mưa...)
+ Tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các
mùa).
+ Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất và đời sống.
+ Mạng lưới sông ngòi.
+ Đặc điểm chính của sông: mật độ dòng chảy, chế độ
nước, hàm lượng phù sa.

Đối với thuỷ văn.

+ Các con sông lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, hướng
chảy, chiều dài, chế độ nước, chế độ dòng chảy).
+ Giá trị kinh tế (giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ
điện...), các vấn đề khai thác và bảo vệ sông ngòi.
+ Các loại thổ nhưỡng, các nhân tố ảnh hưởng đến thổ

Đối với thổ
nhưỡng.

nhưỡng.
+ Hiện trạng sử dụng đất (giá trị sử dụng, phân bố,

hướng cải tạo, khai thác hợp lí).
+ Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về
số lượng loài, sự phân bố, kiểu thảm thực vật, độ che

Đối với sinh vật.

phủ, hiện trạng khai thác và bảo vệ.
+ Động vật: Các loài động vật hoang dã và giá trị của
chúng, mức độ khai thác và biện pháp bảo vệ.
+ Biến động dân số: quy mô, tốc độ gia tăng dân số.
+ Cơ cấu sinh học (giới tính, độ tuổi, tuổi thọ trung

Đối với dân cư và

bình).

dân tộc.

+ Dân tộc, sự phân bố theo lãnh thổ.
+ Phân bố dân cư (mật độ dân số, phân bố theo lãnh
thổ).
+ Lao động và sử dụng lao động.
+ Quy mô dân số.

Đối với đô thị.

+ Phân cấp đô thị.
+ Chức năng đô thị.
- 15 -



+ Phân bố theo lãnh thổ.
+ Vai trò và điều kiện phát triển.
+ Tình hình phát triển.
Đối với nông
nghiệp.

+ Các phân ngành nông nghiệp (điều kiện phát triển,
tình hình phát triển và phân bố).
+ Sự phân bố.
+ Các vùng nông nghiệp
+ Vai trò và điều kiện phát triển.
+ Tình hình phát triển.

Đối với công
nghiệp.

+ Cơ cấu ngành công nghiệp (theo thành phần kinh tế,
theo ngành, theo lãnh thổ).
+ Các phân ngành công nghiệp (tình hình phát triển và
phân bố).
+ Phân bố công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp, các
điểm công nghiệp.
+ Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn).
+ Tình hình phát triển (số khách du lịch quốc tế, nội địa

Đối với du lịch.

và doanh thu du lịch).
+ Các trung tâm du lịch quốc gia, vùng.

+ Vai trò và điều kiện phát triển.
+ Các loại hình giao thông vận tải.

Đối với giao thông + Các tuyến đường chính.
vận tải.

+ Các đầu mối giao thông (các cảng biển, sân bay chức
năng và vai trò của chúng).
+ Vị trí địa lí.
+ Quy mô (lãnh thổ, dân số).

Đối với các vùng
kinh tế.

+ Nguồn lực phát triển (tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính
sách nhà nước).
+ Quy mô và cơ cấu GDP của vùng, các ngành kinh tế
chủ yếu của vùng, hướng chuyên môn hoá và các sản

Đối với các vùng

phẩm chính.
+ Quy mô (lãnh thổ, dân số)
- 16 -


kinh tế trọng điểm. + Quá trình hình thành và phát triển.
+ Hiện trạng và phương hướng phát triển.
Một số gợi ý trên là cơ sở để HS khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
tránh bỏ sót ý. Trong khi làm bài, tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi, học sinh cần

phải lựa chọn những kiến thức thích hợp trong Atlat trên nền kiến thức đã có
để trả lời.
* Một số ví dụ cụ thể hướng dẫn HS kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam
Ví dụ 1: Hướng dẫn HS kĩ năng tìm hiểu các nội dung trong bản
đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố vị trí địa lí và tự nhiên.
Giáo viên hướng dẫn cho HS khai thác bản đồ trang 4 – 5 trong
Atlat.
- Xác định các điểm cực trên đất liền của nước ta.
+ Điểm cực Bắc: tại xã Lúng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam: xóm Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Đông: tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạch, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
+ Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Xác định một số tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương): Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.
- Hay xác định các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước, hoặc
hướng dẫn học sinh xác định các tỉnh, thành phố giáp biển của nước ta từ Bắc
xuống Nam.
- Hay hướng dẫn HS xác định các tỉnh có diện tích lớn nhất và nhỏ
nhất.
Giáo viên hướng dẫn HS khai thác bản đồ trang 6 -7 trong Atlat.
- Thể hiện được những nét khái quát nhất về hình thể lãnh thổ VN:
Vùng đất, vùng trời, vùng biển, các đặc điểm chung của địa hình VN (tỉ lệ
tương quan giữa đồi núi và đồng bằng, các điểm độ cao của địa hình, hướng

- 17 -


địa hình...), cũng như sự phân chia các khu vực địa hình: khu vực núi cao, khu

vực núi trung bình, các sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng thấp...
+ Những đặc điểm chính của địa hình: tỉ lệ diện tích các loại địa hình,
sự phân bố, hướng nghiêng của địa hình, các bậc địa hình, tính chất cơ bản
của điạ hình.
+ Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình với
vận động kiến tạo, địa hình với nham thạch, địa hình với khí hậu...
+ Các khu vực địa hình: khu vực núi (sự phân bố, diện tích, đặc điểm
chung...), khu vực đồng bằng (sự phân bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu...)
+ Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố dân cư và phát triển kinh tế xã hội.
Ví dụ 2: Hướng dẫn HS kĩ năng tìm hiểu các nội dung trong bản
đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các vùng kinh tế.
Dựa vào Atlat trang 26 xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông
Hồng:
- Xác định quy mô của vùng phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp
biển Đông.
- Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của
vùng:
+ Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng
thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh
đó ngành giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không
đều phát triển thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
+ Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân,
hạ, thu, đông. Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo
nhiều hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm
theo bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và

- 18 -



khô giúp ta trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn
như sương muối.. .
+ Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 15
Atlat) để nhận thức được: Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân
bố không đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội .
Tóm lại đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh.
=> Tóm lại,việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh lớp 12
là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Đây không những là phương tiện tìm
hiểu kiến thức và còn phát huy được trí lực học sinh đồng thời kích thích học
sinh say mê học tập môn Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tò mò, ham hiểu biết
của học sinh.
3.2.3 Các kĩ năng khai thác Atlat trong làm bài kiểm tra địa lí 12.
Trong các kì thi THPT quốc gia HS được phép sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ban hành.
- Đối với các câu hỏi có “lệnh hỏi” là sử dụng Atlat và kiến thức đã
học. Ví dụ như: (1) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy
nhận xét sự phân hoá theo không gian và thời gian của chế độ nhiệt ở nước ta
hoặc (2) Tình bày các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên. Giải
thích nguyên nhân. Để trả lời câu hỏi trên, cần phải biết sử dụng trang nào của
Atlat, đối với mỗi trang trong đó cần khai thác những nội dung nào? Câu (1)
cần sử dụng trang bản đồ khí hậu (tr.9) với các nội dung khí hậu chung và
nhiệt độ.
Với những câu hỏi kiểu này, nếu thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở hoặc
là riêng Atlat, hoặc là kiến thức đã học để làm bài thì bài làm sẽ không được
hoàn thiện. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức Atlat sẽ bị bỏ
sót, đặc biệt là các kiến thức về phân bố cụ thể, mối quan hệ về không gian
lãnh thổ của sự vật hiện tượng địa lí,... Nếu chỉ dựa vào Atlat, nhiều kiến thức
như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách,


- 19 -


kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư,... không được đề cập một
cách đầy đủ và hợp lí.
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày
những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó
ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu của vùng này như thế nào?
* Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc:
- Địa hình cao nhất cả nước.
- Hướng chủ yếu: Tây bắc – đông nam.
- Địa hình gồm 3 dải (hai phía đông, tây là các dãy núi cao và trung
bình, ở giữa thấp hơn bao gồm các dãy núi, các cao nguyên, sơn nguyên và
thung lũng sông).
* Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến sự phân hoá khí hậu
của vùng:
- Làm cho khí hậu phân hoá theo độ cao (ví dụ Mộc Châu, Sa Pa có
khí hậu mát mẻ)
- Làm cho khí hậu phân hoá theo hướng địa hình.
- Đối với những câu hỏi không có lệnh hỏi trực tiếp về Atlat chúng
ta vẫn sử dụng Atlat để làm bài. Ví dụ như: (1) Hãy chứng minh rằng cơ cấu
ngành kinh tế trong GDP cả nước ta có sự chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoặc (2) Phân tích tiềm năng tự nhiên để phát triển
ngành đánh bắt thuỷ sản ở nước ta. Đối với trường hợp gặp phải những câu
hỏi trên, HS cần phải mở bản đồ trang kinh tế chung làm câu hỏi (1), trang
Thuỷ sản, thực vật và động vật, trang khí hậu và kết hợp với một số trang bản
đồ của phần vùng kinh tế để làm câu hỏi (3).
Qua việc phân tích mối quan hệ từ kênh hình trong Atlat học sinh sẽ
làm bài tốt hơn và phát triển tư duy của học sinh khi mà các em không phải

gi nhớ máy móc.

3.3 Thiết kế giáo án có sử dụng Atlat trong quá trình dạy học.
- 20 -


TIẾT 38. BÀI 32. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ
Lớp dạy

12B5

I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã
hội của vùng.
- Biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng
phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành
kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác các kiến thức từ bản đồ, Atlat Địa
lí Việt Nam, các bản đồ giáo khoa theo trường và bản đồ trong SGK.
- Rèn luyện được kĩ năng: Sử dụng bản đồ, xác định vị trí, lãnh thổ,
nhận xét, giải thích một số ngành kinh tế.
- Thu thập và xử lí các tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của
vùng.
3. Về thái độ:
Tăng tình yêu quê hương đất nước, thấy rõ trách nhiệm của bản thân

trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực khai thác biểu đồ, bản đồ (treo tường và Atlat Địa lí Việt Nam),
hình ảnh, tranh vẽ…
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ Kinh tế chung Việt Nam
- 21 -


- Bản đồ trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Một số tranh ảnh, video về một số dân tộc ít người.
2 . Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 (ban cơ bản)
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Đồ dùng học tập: bút, thước, vở, máy tính...
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra bài cũ)
* Mở bài (1phút):
Trong 7 vùng kinh tế thì Trung Du Miền Núi Bắc Bộ là một trong
những vùng có diện tích rộng lớn nhất nước ta, là nơi tập trung của nhiều
đồng bào dân tộc ít người có truyền thống văn hóa đa dạng, độc đáo là nơi có
di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới và là nơi có nhiều tiềm
năng thế mạnh để phát triển kinh tế. Để chứng minh cho những điều này hôm
nay cô và các em sẽ cùng nhau vào tìm hiểu Bài 32. Vấn đề khai thác thế
mạnh ở Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ.

2. Dạy nôi dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và quy 1 . Khái quát chung
mô lãnh thổ. Đàm thoại/ khai thác bản

* Vị trí địa lí

đồ/ cả lớp (5 phút)
GV: Treo bản đồ vùng Trung Du Miền
Núi Bắc Bộ
CH: Dựa vào bản đồ kinh tế Trung
Du Miền Núi Bắc Bộ kết hợp với
Atlat. Em hãy xác định vị trí địa lí của
vùng TDMNBB ?
HS: Lên bảng xác định
GV: Nhận xét, chuẩn kiển thức

TDMNBB nằm ở phía bắc nước
- 22 -


Vùng TDMNBB là vùng địa đầu của tổ ta
quốc

+ phía Bắc giáp Trung Quốc

- Phía Bắc và Đông Bắc được giới hạn

+ phía Tây giáp Lào


bởi biên giới Việt –Trung

+ phía Đông giáp vinh Bắc Bộ

- Phía Tây được giới hạn bởi biên giới

+ phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

Việt – Lào

và Đồng Bằng Sông Hồng

- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
- Phía Nam giáp BTB và ĐBSH
CH: Theo dõi SGK em hãy cho biết
TDMNBB có bao nhiêu tỉnh? Dựa vào
Atlat kể tên các tỉnh đó?
HS: Trả lời: gồm 15 tỉnh; Hòa Bình, Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên - Lãnh thổ rộng lớn (15 tỉnh) bao
Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, gồm 2 tiểu vùng Đông Bắc và
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Tây Bắc. Vùng chiếm 30,5 %
Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh

diện tích và 14,2 % dân số cả

CH: Với vị trí và lãnh thổ như vậy nước.
TDMNBB có ý nghĩa như thế nào đối
với việc phát triển kinh tế -xã hội của
vùng?

HS: Trả lời:
GV: Củng cố, chuẩn kiến thức

*Ý nghĩa

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc - Vùng có vị trí đặc biệt, tạo điều
và Lào thuận lợi giao lưu kinh tế qua kiện thuận lợi cho giao lưu kinh
các cửa khẩu: Móng Cái, Hữu Nghị, Trà tế với các vùng khác trong cả
Lĩnh, Thanh Thủy, Lào Cai, Tây Trang

nước, và xây dựng nền kinh tế

- Phía Nam giáp BTB và ĐBSH là mở.
những vùng kinh tế phát triển sôi động - Vùng có ý nghĩa chiến lược về
nhất là ĐBSH.

chính trị - an ninh quôc phòng.

- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ thuận lợi
- 23 -


cho phát triển các ngành kinh tế biển
như: GTVT biển, du lịch, đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản…
Ngòai ra đường biên giới dài và diện
tích rộng lớn vùng có ý nghĩa về chính
trị, an ninh quôc phòng.
Chuyển ý :
TDMNBB là vùng có nhiều điều kiện

thuận lợi để phát triển KT - XH trong
tương lai sẽ trở thành vùng kinh tế năng
động của cả nước.Vậy TDMNBB có
những thế mạnh nào để phát triển KT XH, chúng ta sẽ chuyển sang phần 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành khai 2. Khai thác chế biến khoáng
thác, chế biến khoáng sản và thủy sản và thủy điện
điện. Dạy học nhóm/ tranh luận, ủng
hộ, phản đối/ nhóm (10 phút)
Bước 1: GV chia nhóm giao nhiêm vụ
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu ngành khai thác
,chế biến và phân bố khoáng sản?
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngành khai thác
và phân bố thủy điện ?
- Y/c HS quan sát hình 32 SGK và bản
đồ địa chất- khoáng sản, bản đồ công
nghiệp năng lượng , bản đồ tự nhiên và
kinh tế của vùng trong Atlat. Hoàn thành
phiếu học tập.
- Bước 3: HS nghiên cứu Atlat và SGK
hoàn thiện, đại diện các nhóm khác bổ
sung, GV chuẩn kiến thức và bổ sung a .Ngành khai thác và chế biến
- 24 -


một số câu hỏi.

khoáng sản ( phần phụ lục )

Nhóm 1 báo cáo:


- Tiềm năng: Vùng giàu tài

- TDMNBB là vùng giàu tài nguyên nguyên khoáng sản nhất cả nước.
khoáng sản: than, sắt, thiếc, chì, đồng, Có đầy đủ các loại khoáng sản:
kẽm, a patit, py rit …

Kim loại, phi kim và năng

- Thế mạnh phát triển các ngành công lượng…
nghiệp khai khoáng.

- Thế mạnh: phát triển các ngành

CH: Quan sát hình 32 sgk em có nhận công nghiệp khai khoáng.
xét gi về sự phân bố khoáng sản của - Phân bố:
TDMNBB ?

+ Ngành khai thác than: Tập

HS: Trả lời :Phân bố không đều

chung ở vùng mỏ Quảng Ninh,

- Phân bố: than (Quảng Ninh, Lạng Sơn, sản lượng trên 30 triệu tấn/ năm.
quặng đồng – niken (Sơn La), sắt (Yên + Các mỏ kim loại: quặng đồngBái), chì (Bắc Kạn), đồng, vàng (Lào niken (Sơn La), sắt (Yên Bái), chì
Cai) thiếc, bôxít (Cao Bằng) …

(Bắc Kạn) đồng, vàng (Lào Cai)

GV: Chuẩn kiến thức


thiếc, bôxít (Cao Bằng) …

Than chủ yếu để xuất khẩu và làm + Khoáng sản phi kim loại: Apatit
nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

(Lào Cai)

Nhóm 2: báo cáo

b/ Thủy điện

- Tiềm năng: các sông suối có nhiều - Tiềm năng lớn nhất cả nước
tiềm năng thủy điện lớn

- Hệ thống sông Hồng chiếm hơn

- Thế mạnh: xây dựng các nhà máy thủy 1/3 trữ năng thủy điện của cả
điện có công suất lớn

nước = 11 triệu KW.

- Phân bố: HS liệt kê các nhà máy công - Các nhà máy đã khai thác:
suất lớn.

+ Thủy điện Hòa Bình trên sông

GV: Củng cố lại kiến thức

Đà (1920MW)

+ Thủy điện Sơn La trên sông Đà
(2400MW)
- Đang xây dựng: Lai Châu trên
sông Đà (1200MW)
- 25 -


×