Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nhận thức xã hội của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Minh Phương Thùy

NHẬN THỨC XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Minh Phương Thùy

NHẬN THỨC XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI


Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phan Minh Phương Thùy


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS. Trần Thị Thu Mai, người đã hết lòng hướng dẫn và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Quý thầy cô đã giảng dạy trong 2 năm học vừa qua, những kiến thức khoa
học và phương pháp nghiên cứu mà thầy cô truyền đạt đã tạo nền tảng để tôi
thực hiện luận văn này.
Quý thầy cô Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa và thầy cô khoa
Tâm lý học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Ban giám hiệu, giáo viên của hai trường Trung học Thực hành Đại học Sư
phạm TP.HCM và THPT Trần Phú, niên khoá 2016- 2017 đã tạo điều kiện và
tận tình hỗ trợ tôi hoàn thành việc thu số liệu khảo sát. Đồng thời, cảm ơn các
em học sinh đã hợp tác trong quá trình trả lời phiếu hỏi, phỏng vấn.
Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, những người đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình
tôi học tập, nghiên cứu và công tác.
Tác giả luận văn
Phan Minh Phương Thùy



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC XÃ HỘI ........................ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................... 12
1.2.1. Nhận thức ........................................................................................... 12
1.2.2. Nhận thức xã hội ................................................................................ 22
1.3. Học sinh trung học phổ thông và các đặc điểm phát triển tâm lý ............ 26
1.3.1. Định nghĩa học sinh trung học phổ thông .......................................... 26
1.3.2. Hoạt động học tập- hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông 26
1.3.3. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh trung học phổ thông ..... 27
1.3.4. Đặc điểm phát triển tình cảm của học sinh trung học phổ thông ....... 28
1.3.5. Đặc điểm phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông .... 29
1.4. Nhận thức xã hội của học sinh trung học phổ thông ................................ 31
1.4.1. Khái niệm nhận thức xã hội của học sinh trung học phổ thông ......... 31
1.4.2. Vai trò của nhận thức xã hội đối với học sinh trung học phổ thông .. 32
1.4.3. Biểu hiện nhận thức xã hội của học sinh trung học phổ thông .......... 33


1.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức xã hội của học sinh trung học

phổ thông ...................................................................................................... 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 40
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC XÃ HỘI .............. 41
2.1. Thể thức nghiên cứu ................................................................................. 41
2.1.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 41
2.1.2. Công cụ nghiên cứu............................................................................ 42
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng NTXH của HS một số trường THPT tại
TP.HCM ........................................................................................................... 46
2.2.1. Nhận định khái quát của HS THPT về NTXH................................... 46
2.2.2. Kết quả NTXH của HS THPT trên toàn mẫu .................................... 54
2.2.3. Kết quả so sánh NTXH của HS THPT tại TP.HCM theo tham số .... 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 86
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 99


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt, ký hiệu

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC


Học sinh

HS

Nhận thức xã hội

NTXH

Số thứ tự

STT

Hệ số tương quan Pearson

r

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Trung học phổ thông

THPT


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

1

1.1. Tóm tắt Thang Bloom- 1956

19

2

1.2. Tóm tắt Thang Bloom cải tiến

21

3

2.1. Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu

41

4

2.2. Lựa chọn câu hỏi nhóm A

43

5

2.3. Quy đổi từ tổng điểm sang thang 5 mức độ


44

6

2.4. Phân chia mức độ biểu hiện NTXH

45

7

2.5. Vai trò NTXH đối với HS THPT

46

8

2.6. Mức độ cần thiết của mặt hiểu ngôn ngữ nói đối thoại

47

9

2.7. Mức độ cần thiết của mặt giải mã ý nghĩa cử chỉ

48

10

2.8. Mức độ cần thiết của mặt nhận biết cảm xúc


49

11

2.9. Mức độ cần thiết của mặt chú ý hoàn cảnh giao tiếp

50

12

2.10. Tự đánh giá của HS về mặt hiểu ngôn ngữ nói đối thoại

51

13

2.11. Tự đánh giá của HS về mặt giải mã ý nghĩa cử chỉ

52

14

2.12. Tự đánh giá của HS về mặt mặt nhận biết cảm xúc

52

15

2.13. Tự đánh giá của HS về mặt chú ý hoàn cảnh giao tiếp


53

16

2.14. Biểu hiện NTXH trên mặt hiểu ngôn ngữ nói đối thoại

54

17

2.15. Một số biểu hiện nổi bật ở mặt hiểu ngôn ngữ đối thoại

55

18

2.16. Biểu hiện NTXH trên mặt giải mã ý nghĩa cử chỉ

56

19

2.17. Kết quả giải mã ý nghĩa cử chỉ tiêu biểu

57

20

2.18. Biểu hiện NTXH trên mặt giải mã cử chỉ trong tình huống


61


21

2.19. Biểu hiện NTXH trên mặt nhận diện cảm xúc

64

22

2.20. Kết quả nhận diện từng loại cảm xúc

65

23

2.21. So sánh kết quả nhận diện cảm xúc theo mô tả bằng lời và
hình ảnh

68

24

2.22. Biểu hiện NTXH trên mặt chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp

69

25


2.23. Các biểu hiện ở mặt chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp

70

26

2.24. Mức độ NTXH của HS THPT tại TP.HCM

73

27

2.25. Hệ số tương quan Pearson giữa các mặt NTXH

75

28

2.26. Đối chiếu kết quả nghiên cứu thực trạng và sự tự đánh giá
của HS THPT về mức độ biểu hiện từng mặt NTXH

76

29

2.27. Một số yếu tố ảnh hưởng đến NTXH của HS THPT

77


30

2.28. So sánh NTXH của HS THPT theo giới tính

81

31

2.29. So sánh NTXH của HS THPT theo khối lớp

83


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
STT
1

Tên biểu đồ
2.1. Phân bố tổng điểm NTXH trên toàn mẫu

Trang
74


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận thức xã hội là một thành tố quan trọng trong trí tuệ cảm xúc và trí
tuệ xã hội của con người. NTXH là những hiểu biết về các biểu hiện cảm xúc, ý

nghĩa của các biểu hiện phi ngôn ngữ, chú ý đến các yếu tố văn hoá xã hội, giá
trị xã hội trong các tình huống cụ thể.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một người có chỉ số thông minh (IQ)
cao chưa chắc đã có cuộc sống thành công và hạnh phúc. Vì vậy, hiện nay, bên
cạnh chỉ số thông minh, các bậc phụ huynh, các nhà giáo, các nhà tuyển dụng
còn quan tâm đến các chỉ số trí tuệ khác như: trí tuệ cảm xúc (EQ), trí tuệ xã hội
(SQ), trí tuệ sáng tạo (CQ),… Để có thể nâng cao, phát triển một loại trí tuệ, nhà
nghiên cứu cần phải phân tích cấu trúc của nó, tìm ra thành tố nào giữ vai trò
quan trọng. NTXH là thành tố được nhiều tác giả đề cập đến khi phân tích cấu
trúc của trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội. Đó là các nhà tâm lý học David H.
Silvera, Monika Martinussen, Tove Dahl, Daniel Goleman, Karl Albrecht,…
Theo tác giả Đoàn Văn Điều: “Nhận thức xã hội được xem là khả năng cao nhất
của trí tuệ cảm xúc, có thể điều khiển, hướng dẫn cảm xúc của đám đông” [14,
tr.66]. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu trí tuệ xã hội theo mô hình năm thành tố
(nhận thức xã hội, thể hiện bản thân, tạo sự tín nhiệm, giao tiếp hiệu quả, thấu
cảm), tác giả Kiều Thị Thanh Trà cho ra rằng: “Nhận thức xã hội (S) đảm bảo
cho cá nhân luôn tập trung vào tình huống xã hội và thu nhận được những thông
tin cơ bản, cần thiết” [36, tr.43-44]. NTXH góp phần cải thiện chất lượng mối
quan hệ giữa cá nhân với những người xung quanh, tác động đến sự thành công
hay thất bại trong cuộc sống của mỗi người.
HS THPT bắt đầu hình thành thế giới quan mang tính khoa học và hệ
thống, đây là một trong những nét cấu tạo tâm lý mới của lứa tuổi này. Các em
thể hiện quan điểm của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống, đánh giá đúng- sai,


2

thiện- ác, đẹp- xấu, chọn lựa các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử, tìm hiểu giá trị
cuộc sống. Và NTXH sẽ giúp cho các em hoàn thiện thế giới quan và phát triển
trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội. Tuy nhiên, NTXH của HS một số trường THPT

tại TP.HCM biểu hiện ra sao, các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nhận thức xã
hội của học sinh trung học phổ thông là những vấn đề chưa được quan tâm
nghiên cứu.
Từ những lý do trên, đề tài “Nhận thức xã hội của học sinh một số
trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng NTXH của HS một số trường THPT tại TP.HCM và
các yếu tố ảnh hưởng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: NTXH của HS một số trường THPT.
Khách thể: HS một số trường THPT tại TP.HCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ NTXH của HS một số trường THPT đạt mức khá cao.
Trong bốn mặt của NTXH, mặt giải mã ý nghĩa cử chỉ có ĐTB thấp nhất.
Có sự khác biệt ý nghĩa về NTXH theo giới tính và khối lớp.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến NTXH của HS một số trường
THPT, trong đó các yếu tố thuộc về cá nhân có mức độ ảnh hưởng cao hơn các
nhóm yếu tố khác.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về NTXH của HS THPT.


3

Phát hiện thực trạng NTXH của HS một số trường THPT và các yếu tố
ảnh hưởng đến NTXH của các em.
6. Giới hạn đề tài
Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu NTXH của HS một số trường THPT
như một thành tố của trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội.
Về khách thể: 422 HS tại 2 trường: Trung học Thực hành ĐH Sư phạm

TP.HCM, Trung học phổ thông Trần Phú
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Cách tiến hành: Sưu tầm, tham khảo và phân tích các tài liệu, các công
trình nghiên cứu có liên quan đến NTXH.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Mục đích: Đây là phương pháp chính để thu thập thông tin nghiên cứu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận, các tài liệu tham khảo có liên quan, người
nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để điều tra thử NTXH của HS một số trường
THPT tại TP.HCM và các yếu tố ảnh hưởng.
Bước 2: Điều tra thử bảng hỏi. (50 phiếu)
Bước 3: Dựa vào kết quả điều tra thử, người nghiên cứu tiến hành chỉnh
sửa, bổ sung và hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 4: Điều tra chính thức bằng bảng hỏi nhằm xác định thực NTXH
của HS một số trường THPT tại TP.HCM và các yếu tố ảnh hưởng.


4

Bước 5: Mã hoá các câu trả lời trong bảng hỏi.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập những thông tin nghiên cứu sâu và xác thực, làm cơ
sở để lựa chọn dữ liệu nghiên cứu nổi bật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Người nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn dành
cho giáo viên, học sinh.
Bước 2: Phỏng vấn 3 giáo viên, 3 học sinh trung học phổ thông.

Bước 3: Khái quát kết quả phỏng vấn. Đồng thời đối chiếu với kết quả thu
nhận được từ phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Xử lý thông tin nghiên cứu đã thu thập.
Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu:
Bước 1: Nhập số liệu từ các câu trả lời đã được mã hoá.
Bước 2: Chọn và tính các số thống kê:
- Tần số, tỉ lệ phần trăm: mô tả mẫu nghiên cứu, các biểu hiện.
- Điểm trung bình, độ lệch chuẩn: xác định mức độ, xếp hạng của các biểu
hiện, yếu tố.
- Hệ số tương quan Pearson: xác định mối liên hệ giữa các mặt của nhận
thức xã hội.
- Trị số kiểm nghiệm t và trị số kiểm nghiệm F để so sánh sự khác biệt
giữa các tham số nghiên cứu: giới tính, khối lớp.
Bước 3: Phân tích, bình luận kết quả thống kê.


5

8. Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận NTXH, làm rõ khái niệm nhận
thức, NTXH, NTXH của HS THPT, các yếu tố ảnh hưởng đến NTXH.
- Cơ sở lý luận góp phần bổ sung lý luận cho Tâm lý học trí tuệ, Tâm lý
học giáo dục, Tâm lý học lứa tuổi.
- Luận văn chỉ ra thực trạng NTXH của HS một số trường THPT tại
TP.HCM trên bốn mặt hiểu ngôn ngữ nói đối thoại, giải mã ý nghĩa cử chỉ, nhận
biết cảm xúc và chú ý hoàn cảnh giao tiếp.
- Luận văn xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến NTXH của HS
THPT.
- Kết quả so sánh NTXH theo giới tính và khối lớp góp phần làm dẫn

chứng cho Tâm lý học giới tính, Tâm lý học khác biệt, Tâm lý học lứa tuổi.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn dài

trang bao gồm các phần: mở đầu, 2 chương (chương 1-

Cơ sở lí luận chương 2- Kết quả nghiên cứu thực trạng NTXH), bàn luận, kiến
nghị, kết luận, danh mục các công trình đã được công bố của tác giả luận án, tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra, luận văn còn có lời cam đoan, mục lục, bảng hướng dẫn chữ
viết tắt, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục (không tính số trang).


6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
NTXH có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Sự thấu hiểu lời nói, cảm xúc, hành vi của người khác, nhận biết những chuẩn
mực, sự khác biệt về văn hoá, … giúp con người giao tiếp hiệu quả và dễ thành
công hơn.
Thuật ngữ “nhận thức xã hội” đã được nhắc đến trong bài báo của Heider
(1944) có tựa đề "Nhận thức xã hội và hiện tượng nhân quả", tuy nhiên thuật
ngữ này đã không thực sự phổ biến cho đến khi có cuộc cách mạng nhận thức
trong Tâm lý học. Thuật ngữ này trở thành tiêu đề của tập đầu tiên của loạt sách
Hội nghị chuyên đề Ontario (Higgins, Herman, & Zanna, 1 1). Vài năm sau,
cuốn sách giáo khoa có ảnh hưởng của Fiske và Taylor, “Tâm lý học nhận thức”
(1984), không chỉ giúp kết hợp thuật ngữ, mà còn chuyển nghiên cứu NTXH

thành tâm điểm của Tâm lý xã hội [54, tr.3].
Theo Piaget (1975), học sinh có khuynh hướng phát triển kỹ năng xã hội
và kỹ năng nhận thức thông qua sự tương tác xã hội với người khác. Hơn nữa,
họ còn phát triển khả năng quản lý những cảm xúc khi xảy ra mâu thuẫn, xung
đột. Hay tác giả King và các cộng sự đã quan tâm và thảo luận về lý thuyết mối
liên hệ giữa phát triển nhận thức và tư duy đa văn hóa, v.v… Các nghiên cứu
trên chỉ ra mối liên kết giữa sự phát triển NTXH (social awareness) với thái độ
và sự phát triển nhận thức nói chung của học sinh, sinh viên.
Theo các nhà nghiên cứu Steinem (1983), Swift (1990), nhận thức về các
vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng hoặc nâng cao ý thức xã hội luôn là tiền đề
cho phong trào xã hội [57].


7

Theo Allport (1985), NTXH có nguồn gốc từ tâm lý học xã hội, nó cố
gắng "hiểu và giải thích suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của cá nhân như thế nào là
bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện thực tế, tưởng tượng hay ngụ ý của người khác"
[38, tr.3].
Các nghiên cứu lý thuyết, khảo sát mối liên hệ giữa sự tương tác giữa
những người cùng cấp và các khía cạnh của NTXH, cụ thể:
- Trong một nghiên cứu đa chiều về tác động của trường đại học, Astin
(1993) nhận thấy rằng việc giao lưu với người khác từ nền tảng chủng tộc khác
nhau đã làm tăng nhận thức về văn hoá, cam kết về sự hiểu biết chủng tộc và
cam kết với môi trường.
- Tác giả Springer và các cộng sự (1995) nhận thấy rằng những sinh viên
giao tiếp với nhiều bạn bè khác nhau đã thảo luận nhiều hơn về các vấn đề xã
hội phức tạp, bao gồm những vấn đề như nền kinh tế, hòa bình, bình đẳng về
nhân quyền và công lý, sự hiểu biết chủng tộc.
- Nghiên cứu sau đó của Chang (1 6) đã chỉ ra rằng khi học sinh tương

tác với nhau sẽ thể hiện niềm tin và các giá trị (mong muốn thúc đẩy sự khoan
dung chủng tộc và tôn trọng) phù hợp với sự phát triển của NTXH.
Theo Sternberg (1994), NTXH nghiên cứu cá nhân trong bối cảnh xã hội
hoặc văn hoá và tập trung vào cách người ta nhận thức và giải thích thông tin họ
tạo ra (cá nhân) và từ người khác (giao tiếp) [58].
Năm 1

7, Kitayama và các đồng nghiệp của ông đã chỉ ra rằng một

trong những nền tảng của NTXH là những người khác nhau có thể hiểu một tình
huống nhất định theo cách khác nhau, nếu họ quan sát nó thông qua các ống
kính của các cấu trúc kiến thức, mục tiêu và cảm xúc khác nhau. Các nền văn
hoá có thể tạo ra những tập thể, văn hoá chia sẻ khác nhau về cách xây dựng,
xác định và giải thích ý nghĩa từ các tình huống. Những tình huống tương tự có


8

thể mang ý nghĩa khác nhau trong các nền văn hoá khác nhau ... Khi các cá nhân
tuân thủ các nguyên tắc của các nền văn hoá tương ứng, suy nghĩ, cảm xúc và
hành vi, cuối cùng họ củng cố nền văn hoá đã làm phát sinh những mô hình này
ngay từ đầu. Như vậy, con người sẽ suy nghĩ và hành động phù hợp với văn hoá,
đồng thời ủng hộ và phát triển nền văn hoá đó [52].
Tác giả Tsui (2000) cho rằng NTXH là một khía cạnh quan trọng trong sự
phát triển của học sinh vì hiểu được mối liên hệ giữa NTXH và thay đổi xã hội,
cũng như sự phát triển các kỹ năng tư duy phê bình. Nhận thức và ý thức xã hội,
cùng với nhận thức chính trị, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh
viên đại học về kỹ năng tư duy phê bình. Nghiên cứu này kết luận “nhận thức về
các vấn đề chính trị và xã hội có liên quan đến sự phát triển tư duy phê bình vì
thảo luận về các chủ đề như vậy có khuynh hướng gợi lên nhiều sự quan tâm và

sự tham gia của sinh viên (tr.432)” [57].
Nhóm tác giả Bickford và Reynolds (2002) chỉ ra rằng NTXH có nguồn
gốc từ làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền. Nó được xem là một trong
những thành phần chính của việc nâng cao nhận thức và còn được xem là hành
động xã hội [41].
Nghiên cứu của các tác giả Hamre (2001), Murray, (2005), Baker (2008)
đã chỉ ra rằng những sinh viên và nhà giáo dục có NTXH mạnh mẽ có thể dễ
dàng tạo ra các mối quan hệ tích cực, thích ứng với môi trường của họ, đồng
cảm với quan điểm của người khác và cảm thấy được hỗ trợ. Điều này, lần lượt,
tạo ra một môi trường mà học sinh có thể tập trung vào học tập [48], [56], [40].
Nhóm các nhà nghiên cứu Garcia-Marques, Mackie, Claypool & GarciaMarques (2004) cho biết những tâm trạng có ảnh hưởng đối với NTXH, thậm
chí các phán đoán của chúng ta về những ý tưởng, với tâm trạng tích cực liên
quan đến những đánh giá tích cực hơn tâm trạng trung lập [46].


9

Tâm trạng tích cực có thể làm giảm cảm giác tiêu cực đối với người khác.
Ví dụ, nhóm tác giả Ito, Chiao, Devine, Lorig, và Cacioppo (2006) nhận thấy
rằng những người mỉm cười cũng ít thành kiến hơn [4 ].
Theo nhóm tác giả Casner-Lotto, J., & Barrington, L. (2006), NTXH là
một thành tố quan trọng của hành vi thích hợp trong lớp, góp phần tạo ra môi
trường thuận lợi cho việc học. NTXH cũng được xem như một nhân tố quan
trọng trong thành công của lực lượng lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn
trong năm kỹ năng quan trọng nhất đối với những học sinh tốt nghiệp trung học
tham gia vào lực lượng lao động gắn liền với nhận thức về xã hội: tính chuyên
nghiệp, hợp tác, truyền thông và trách nhiệm xã hội [42].
Trong nghiên cứu của Chris D. Frith (2008) đã chỉ ra rằng NTXH liên
quan đến các quá trình tâm lý khác nhau mà cho phép cá nhân để tận dụng lợi
thế là một phần của một nhóm xã hội. Tầm quan trọng nhất đối với NTXH là

các tín hiệu xã hội khác nhau cho phép chúng ta tìm hiểu về thế giới. Những tín
hiệu như biểu hiện trên khuôn mặt, chẳng hạn như sự sợ hãi và ghê tởm, cảnh
báo chúng ta về nguy hiểm, và hướng nhìn mắt, cho biết những điều thú vị có
thể được tìm thấy. Những tín hiệu như vậy đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển của trẻ sơ sinh [43].
Các tác giả Gehlbach, H., Young, L. V., & Roan, L. K. (2012) cho rằng
Những học sinh có nhận thức về xã hội mạnh mẽ có khả năng thiết lập quan hệ
giao tiếp và giải quyết xung đột với bạn bè. Những học sinh này được hưởng lợi
từ việc học tập bình đẳng và biết cách tận dụng sự hỗ trợ xã hội [47].
Nhiều tác giả phân tích NTXH như là một trong những thành tố cấu thành
trí tuệ xã hội như: David H. Silvera, Monika Martinussen, Tove Dahl, Weis,
Süß, Daniel Goleman, Karl Albrecht [45], dẫn theo [36, tr.29-32].


10

Bên cạnh đó, NTXH còn được xem là thành phần của trí tuệ cảm xúc.
Tiêu biểu là nghiên cứu của các tác giả Peter- Salovey, Jonh Mayer, Peter
Salovey, David Caruso, Daniel Goleman, E. Thorndike, Robert Thorndike, Saul
Stern [6], [8], [9].
Tóm lại, những nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng trong việc làm
sáng tỏ lý luận về nhận thức xã hội, cụ thể là tìm hiểu nhận thức xã hội ở nhiều
khía cạnh khác nhau như: một lĩnh vực trong Tâm lý học xã hội và Tâm lý học
nhận thức; là thành phần quan trọng trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã
hội; nhấn mạnh vai trò của nó đối với cá nhân và cộng đồng. Trên cơ sở đó, các
nghiên cứu tiếp theo sẽ có cơ hội đối chiếu, tìm hiểu và phân tích nhận thức xã
hội một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về nhận thức xã hội tại Việt Nam còn khá hạn
chế, có thể kể đến một số nghiên cứu có liên quan sau:

Năm 2011, nghiên cứu “Nhận thức về trí tuệ xã hội và biện pháp phát
triển trí tuệ xã hội cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi của phụ huynh trên địa bàn TP.HCM”
của tác giả Huỳnh Văn Sơn (chủ nhiệm) đã chỉ ra khả năng nhận thức về người
khác (khả năng đồng cảm/ thấu cảm với người khác) là một trong những thành
tố của trí tuệ xã hội. “Sự thấu cảm thể hiện ở việc người đó nhận thức được tình
cảm, nhu cầu và các mối quan tâm của người khác… Khả năng đồng cảm được
thể hiện qua việc đọc suy nghĩ qua giao tiếp, nhạy cảm trong giao tiếp, khả năng
sẵn sàng cảm nhận cảm xúc của người khác” [27].
Dựa vào mô hình S.P.A.C.E, tác giả Kiều Thị Thanh Trà (2013) đã nhận
định NTXH là một trong năm biểu hiện của trí tuệ xã hội. “Nhận thức xã hội
đảm bảo cho cá nhân luôn tập trung vào tình huống xã hội và thu nhận được
những thông tin cơ bản, cần thiết.” Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện mặt
NTXH của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM đạt mức trung bình.


11

Như vậy, sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM còn khá hạn chế trong
việc nhận diện cảm xúc, giải mã ý nghĩa các biểu hiện phi ngôn ngữ, hành vi của
người khác, chú ý đến bối cảnh và các yếu tố văn hoá trong các tình huống xã
hội cụ thể [36].
Bên cạnh đó, theo tác giả Đoàn Văn Điều: Khả năng nhận biết và đánh
giá cảm xúc của người khác đều liên quan đến sự thấu cảm. “Nhận thức xã hội
được xem là khả năng cao nhất của trí tuệ cảm xúc, có thể điều khiển, hướng
dẫn cảm xúc của đám đông. Người giỏi quản lý về quan hệ có khả năng truyền
cảm hứng, tác động đến tâm tư, tình cảm và niềm tin của người khác. Ngoài ra,
người đó còn có thể điều khiển và lãnh đạo mọi người thực hiện xuất sắc công
tác chung” [14, tr.66].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao (2013) cho thấy, trong
các năng lực của trí tuệ cảm xúc của các giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại

TP.HCM thì mặt nhận biết cảm xúc có điểm trung bình cao nhất, tiếp theo là
thấu hiểu cảm xúc, kế nữa là vận dụng cảm xúc và cuối cùng điều khiển cảm
xúc [9, tr.147]. Theo tác giả, nhận biết cảm xúc là năng lực nhận thức được cảm
xúc của mình cũng như cảm xúc của nhân viên, đồng nghiệp và đối tác, cũng
như đánh giá được sự ảnh hưởng của cảm xúc như thế nào đến hiệu quả công
việc, thông qua các con đường như ngôn ngữ, hành vi, nét mặt... và các tín hiệu
cơ thể khác. Thấu hiểu cảm xúc thể hiện ở chỗ hiểu xúc cảm, tình cảm của bản
thân, nhưng quan trọng hơn cả là việc hiểu biết xúc cảm và tình cảm của người
khác, để tâm và lắng nghe những mối quan tâm, cảm xúc, hiểu được nhu cầu,
mong muốn của họ [9, tr.48-49].
Như vậy, các nghiên cứu trên đã nhìn nhận “nhận thức xã hội” là một
thành phần không thể thiếu trong cấu trúc trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội. Các nhà
nghiên cứu đã làm rõ thêm khái niệm NTXH thông qua việc phân tích một số
biểu hiện cụ thể, cũng như vai trò đối với cá nhân và cộng đồng xã hội. Tuy


12

nhiên, ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về NTXH của
HS nói chung và của HS THPT nói riêng. Vì vậy, người nghiên cứu nhận thấy
việc tìm hiểu NTXH của HS một số trường THPT là thực sự cần thiết.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhận thức
1.2.1.1. Định nghĩa
Tác giả M.S. Bhatia định nghĩa: “Nhận thức là một trạng thái có ý thức,
hiểu biết thông tin nhận được từ môi trường trực tiếp” [55].
Theo tác giả Kendra Cherry, “nhận thức là một thuật ngữ đề cập đến các
quá trình tinh thần liên quan đến đạt được tri thức và thông hiểu, bao gồm tư
duy, hiểu biết, ghi nhớ, đánh giá, giải quyết vấn đề. Đây là các chức năng cấp
cao của não bộ, bao gồm ngôn ngữ, tưởng tượng, tri giác và lập kế hoạch” [61].

Theo Từ điển Triết học, nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong
tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền
cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn,
phải hướng tới chân lý khách quan.
Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của
con người, được quy định bởi những quy luật phát triển xã hội và không thể tách
rời với thực tiễn. Mục tiêu của nhận thức là đạt đến chân lý khách quan. Quá
trình nhận thức: thu thập kiến thức, hình thành khái niệm về hiện tượng thực tế
giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức là để tích
luỹ tri thức, tích luỹ kinh nghiệm từ đó cải tạo thế giới.
Như vậy, “nhận thức là sự phản biện biện chứng thế giới khách quan vào
trong bộ óc của con người, là quá trình xâm nhập ý chí con người vào hiện thực
làm cho hiện thực chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình nhận thức chính là
quá trình con người làm phong phú thêm tri thức bằng những tri thức mới.”


13

Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thể
nhận thức và khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thức khách
quan.
Chủ thể nhận thức là con người, trong tính hiện thực của nó, mà bản chất
con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Con người với tư cách là chủ thể
nhận thức, nhận thức của con người bị chi phối bởi các yếu tố sau:
- Nhu cầu lợi ích: mỗi cá nhân, nhóm người đều có những nhu cầu lợi ích
nhất định.
- Truyền thống văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau
được phản ánh khác nhau ở những người khác nhau.
- Các tri thức của thế hệ trước để lại đối với tong cá nhân có sự kế thừa
hay bác bỏ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của họ.

- Đặc điểm tâm sinh lý của từng người: Vì chủ thể nhận thức là con người
nên phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh học di truyền, bẩm sinh.
- Trình độ phát triển cụ thể của mỗi cá nhân về mặt sinh học.
Khách thể nhận thức: Là đối tượng mà nhận thức hướng vào, khách thể
nhận thức không đồng nhất với thế giới vật chất vì khách thể nhận thức không
những chỉ hướng vào thế giới vật chất mà còn hướng vào thế giới tinh thần.
Giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức có mối quan hệ biện
chứng không thể tách rời trong quá trình nhận thức. Khách thể nhận thức được
phản ánh mang đậm tính cá nhân thông qua cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tư
tưởng…làm cho chủ thể nhận thức có thái độ, tình cảm đối với khách thể nhận
thức và hành động tương ứng.
Hoạt động xã hội và nhận thức có mối quan hệ biện chứng. Cội nguồn của
nhận thức là tính tích cực hoạt động, hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào nhận


14

thức. V.I Lênin đã viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực
tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực
tại khách quan”.
Nhận thức là sự phản ánh thế giới xung quanh, “nhận thức là biết được,
hiểu được, ý thức được” thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thực tiễn
và từ sự nhận thức đó con người tiến hành các hoạt động thực tiễn, thông qua đó
nâng cao hiểu biết của mình.
Theo các nhà triết học duy vật biện chứng: “Về bản chất, nhận thức là quá
trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người
trên cơ sở thực tiễn” [3, tr.260].
Theo từ điển Tiếng Việt (1 6), “nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản
ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy quá trình con người nhận biết, hiểu
biết về thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó” [10, tr.689].

h

đ

ục h c: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản

ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, nhận thức
được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con
người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó. (Nhận
biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản
chất).
Theo Từ điển Văn hóa Giáo dục Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh:
“Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư
duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan. Quá trình ấy đi từ cảm giác đến
tri giác, từ tri giác đến tri thức”. Theo tác giả này “nhận thức còn là nhận biết và
hiểu” [22].


15

Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng (chủ biên) định nghĩa: “Nhận thức là
hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều đó, hiểu biết
những quy luật về những hiện tượng, quá trình nào đó” [12, tr.553].
Từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) định nghĩa: “Nhận
thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy,
nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan” [37, tr.256].
Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng nhận thức có một số đặc trưng
như sau:
Một là, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não của
con người.

Hai là, nhận thức bao gồm hai quá trình có mối quan hệ biện chứng với
nhau là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính. Ngoài ra còn có trí nhớ và chú ý.
Ba là, thực tiễn xã hội vừa là cơ sở và vừa là mục đích của nhận thức.
Trên cơ sở đó, người nghiên cứu sử dụng khái niệm “nhận thức” như sau:
Nhận thức là sự phản ánh sự vật, hiệ tượng trong thế giới khách quan vào não
của c

gười, bao gồm các quá trình nhậ thức cả tí h, nhậ thức

tí h, trí

nhớ và chú ý.
- Về nội dung phản ánh, nhận thức phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan.
- Về phương thức phản ánh, nhận thức phản ánh thế giới khách quan
thông qua những hình ảnh, khái niệm.
- Về kết quả phản ánh, nhận thức cho biết đặc điểm, bản chất của sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Cuối cùng, cơ sở và mục đích của nhận thức chính là thực tiễn xã hội.


×