Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện phân phối điện lực lâm hà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.26 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HÀ LÂM

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN LÂM HÀ,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VINH TỊNH

Phản biện 1: TS. NGUYỄN HỮU HIẾU

Phản biện 2: TS. LÊ HỮU HÙNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kỹ
thuật họp tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 3
năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa


- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng đủ nguồn điện cung cấp cho sự phát triển kinh tế - xã hội
nhanh chóng đòi hỏi ngành điện phải có những giải pháp thực hiện đầu tư phát
triển nguồn, lưới điện đủ để cung cấp cho phụ tải, cũng như đưa ra giải pháp
vận hành tối ưu hệ thống điện, ngoài ra phải đảm bảo về chất lượng và độ tin
cậy. Tổn thất điện năng đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành điện nói
chung, Công ty Điện lực Lâm Đồng và Điện lực Lâm Hà nói riêng.
Điện lực Lâm Hà được hình thành trên cơ sở là Đơn vị quản lý lưới điện
được tách từ Điện lực quản lý khu vực 3 huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn
Dương. Với lưới điện được tiếp nhận từ lưới điện địa phương, được sử dụng
qua nhiều năm mà chưa có sự cải tạo, nâng cấp đồng bộ.
Tổn thất điện năng tại khu vực huyện Lâm Hà hiện đang là một trong
những đơn vị có tổn thất cao trong Công ty Điện lực Lâm Đồng.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích hiện trạng hệ thống lưới điện hiện hữu và đưa ra các giải pháp
để giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm
Đồng.
- Thu thập cơ sở dữ liệu về nguồn và phụ tải lưới phân phối trong phạm vi
nghiên cứu để phân tích.
- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán tổn thất điện năng đối với lưới
điện hiện hữu đang vận hành.
- Phân tích và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện
phân phối do Điện lực Lâm Hà – Công ty Điện lực Lâm Đồng quản lý.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư sau khi thực hiện các giải pháp đề xuất để kiến

nghị cho Công ty Điện lực Lâm Đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối Điện
lực Lâm Hà.
- Phạm vi nghiên cứu: Lưới điện phân phối do Điện lực Lâm Hà – Công ty
Điện lực Lâm Đồng quản lý vận hành.


2

4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo,
giáo trình,…về vấn đề tính toán xác định tổn thất công suất và tổn thất điện
năng, các giải pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính toán
tổn thất công suất và tổn thất điện năng xác định được khu vực có máy biến áp
non tải hoặc quá tải nhằm hoán chuyển hay gắn mới máy biến áp có công suất
phù hợp với phụ tải theo mùa vụ.
- Đánh giá lại hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện
năng.
5. Bố cục của luận văn
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan về lưới điện phân phối và tổn thất điện năng.
Chương 2: Hiện trạng lưới điện phân phối Điện lực Lâm Hà
Chương 3: Tính toán xác định tổn thất bằng phần mềm PSS/ADPET.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện
phân phối huyện Lâm Hà.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo
Phụ lục.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ
TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Cấu trúc và phương thức vận hành lưới điện phân phối có ảnh hưởng lớn
đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện: Chất lượng điện áp, tổn thất
điện năng lớn gấp 3-4 lần so với tổn thất điện năng trên lưới truyền tải.
Cấu trúc lưới phân phối thường đa dạng, phức tạp. Số lượng nút, nhánh lớn
nên việc tính toán thường gặp nhiều khó khăn. Chế độ vận hành là vận hành hở,
hình tia hoặc xương cá. Để tăng độ tin cậy cung cấp điện có thể sử dụng mạch
vòng kín nhưng vận hành hở.
1.2. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH TỔN THẤT
CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
1.2.1. Tính toán TTCS và TTĐN trong bài toán thiết kế cung cấp
điện
Sử dụng hàm chi phí tính toán làm tiêu chí chính để lựa chọn phương án
hợp lý. Hàm chi phí được viết dưới dạng đơn giản:
Z = (avh +atc).Kđ + ∆A.g = Z1 +Z2
Biểu thức trên đạt cực tiểu khi phương án nối dây của mạng điện có vốn
đầu tư và chi phí vận hành là nhỏ nhất. Khi so sánh lựa chọn phương án tối ưu
thường sử dụng các số liệu tính toán ứng với chế độ phụ tải cực đại để lựa chọn
tiết diện dây dẫn, kiểm tra các điều kiện về mặt kỹ thuật. Các hệ số sử dụng
trong tính toán có thể được lấy từ sổ tay thiết kế hoặc kinh nghiệm nên dẫn đến
sai số, tuy vậy điều đó không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lựa chọn phương
án tối ưu.

1.2.2. Tính toán TTCS và TTĐN trong quản lý vận hành HTĐ
Các phần tử của lưới được thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu kinh tế - kỹ
thuật. Trên cơ sở tính toán cho phép phân tích tình trạng kỹ thuật của lưới điện
từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế. Một trong
những giải pháp cơ bản là giảm TTCS, TTĐN. Các thông tin nhận được sẽ là cơ
sở phân tích các nguyên nhân gây nên tổn thất từ đó cho phép đề xuất các
phương pháp hợp lý, hiệu quả để giảm tổn thất.
1.2.3. Những lưu ý khi tính toán TTCS và TTĐN


4

a. Đặc điểm tính toán TTCS và TTĐN
+ Đặc điểm tính toán TTCS, TTĐN trong quá trình thiết kế:
- Không đòi hỏi độ chính xác cao.
- Thiếu thông tin khi thực hiện tính toán (chưa có biểu đồ phụ tải, không có
phương thức vận hành cụ thể,…).
- Phương pháp tính thường được sử dụng sao cho dễ dàng, nhanh chóng.
Do đó có thể áp dụng các phương pháp đơn giản, độ chính xác vừa phải.
+ Đặc điểm tính toán TTCS, TTĐN trong quản lý vận hành:
- Yêu cầu độ chính xác cao.
- Có đủ thông tin để tính toán như biểu đồ phụ tải, trạng thái các trang thiết
bị bù, đầu phân áp làm việc của máy biến áp…
- Có thời gian nghiên cứu tính toán so sánh với các số liệu thống kê đo
lường. Do đó cần áp dụng các phương pháp chính xác, xét được đầy đủ các yếu
tố.
b. Lựa chọn và xây dựng phương pháp tính toán TTCS và TTĐN
Trong quá trình quản lý vận hành lưới điện, để xác định chính xác các
thông số vận hành, các chỉ tiêu kỹ thuật chưa có đầy đủ các thông số. Các
phương tiện đo đếm chưa đầy đủ hoặc không đồng bộ, công cụ và phương pháp

tính toán TTCS và TTĐN chưa hợp lý. Do đó không xác định được chính xác
giá trị tổn thất, thường giá trị tổn thất quy định cho từng đơn vị chỉ mang ý
nghĩa chỉ tiêu kế hoạch cho nên không phân tích được chính xác nguyên nhân
tổn thất trong lưới. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý vận
hành lưới điện.
1.2.4. Các phương pháp tính toán tổn thất điện năng trong lưới
phân phối.
a. Tính toán TTĐN trong các bài toán thiết kế
Khi tính toán thiết kế, với yêu cầu độ chính xác không cao, có thể áp dụng
nhiều tính gần đúng. Trên cơ sở giải thiết đã xác định được TTCS ứng với chế
độ phụ tải cực đại ∆Pmax .Tổn thất điện năng được tính theo công thức đơn
giản sau:
- Công thưc kinh điển:
(0,124 Tmax .10 4 ).8760


5

- Công thức Kenzevits:
2.Tmax 8760

8760 Tmax
P
(1 min )
Tmax 2.Pmin
Pmax
1
8760 Pmax

- Công thức Vanlander:

8760[(0,13.

Tmax
T
) (0,87. max ) 2 ]
8760
8760

- Tra đường cong tính toán:
f (Tmax .cos )

Các công thức trên chỉ là gần đúng, lấy theo thực nghiệm và tiệm cận hóa,
nhất là được xác định trên những lưới điển hình, có cấu trúc tiêu chuẩn của
nước ngoài. Điều này có thể không phù hợp với điều kiện của LPP Việt Nam.
b. Tính toán TTĐN trong hệ thống cung cấp điện
Về lý thuyết TTĐN trên mỗi nhánh của mạng phân phối được xác định
theo công thức sau:
t

A 3.R I 2 (t ).dt
0

c.
-

Các phương pháp kinh điển
Phương pháp phân tích đồ thị.
Phương pháp dòng điện trung bình bình phương.
Phương pháp thời gian tổn thất.


d. Phương pháp đường cong tổn thất
e. Phương pháp sử dụng phần mềm để tính toán tổn thất
1.2.5. Các biện pháp giảm tổn thất điện năng
- Nhóm biện pháp kỹ thuật
- Nhóm biện pháp tổ chức
1.3. KÊT LUẬN CHƯƠNG 1


6

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC
LÂM HÀ
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC LÂM HÀ
Điện lực Lâm Hà có trụ sở đặt tại huyện Lâm Hà trực thuộc tỉnh Lâm Đồng
có tổng diện tích khoảng 979,52km2, huyện có 14 xã và 2 thị trấn, ranh giới
tiếp giáp với các huyện Đam Rông, Đức Trọng, Di Linh, và thành phố Đà Lạt.
Huyện Lâm Hà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt:
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Điện lực Lâm Hà là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Lâm Đồng, được
thành lập vào năm 2009 với nhiệm vụ chính:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh điện năng; chăm sóc và phát
triển khách hàng trên địa bàn quản lý.
- Tham mưu cho Công ty, Chính quyền địa phương trong công tác quy
hoạch, phát triển lưới điện, an toàn hành lang lưới điện.
- Quản lý vận hành và sửa chữa hệ thống Công nghệ thông tin và mạng cáp
quang nội bộ trên địa bàn đơn vị quản lý.
Cơ cấu tổ chức Điện lực Lâm Hà gồm: 4 phòng và 1 đội trực thuộc quản lý
số lượng tài sản cụ thể:
- Tài sản Điện lực: Đường dây trung thế: 353,130km; Đường dây hạ thế:
449,406km; Trạm biến áp: 338 trạm với tổng công suất 27.252kVA.

- Tài sản khách hàng: Đường dây trung thế: 48,874km; Đường dây hạ thế:
54,690km; Trạm biến áp: 195 trạm với tổng công suất 21.070kVA.
Trong các năm qua, Điện lực đã thực hện các công trình Đàu tư xây dựng
cơ bản, sửa chữa lớn lưới điện trung hạ thế và trạm biến áp với một số công
trình trọng điểm như: Trạm biến áp 110/22kV Lâm Hà (năm 2015), Lộ ra trạm
110/22kV Lâm Hà, phát triển lưới điện phân phối huyện, sửa chữa lớn đường
dây trung hạ thế và trạm biến áp lưới điện Điện lực Lâm Hà, chống quá tải các
khu vực tưới tiêu huyện năm 2016 và nhiều công trình khác với tổng mức đầu
tư: 17 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ bản 11,7 tỷ đồng.


7

2.2. HIỆN TRẠNG VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI CỦA ĐIỆN LỰC LÂM HÀ
2.2.1. Giới thiệu chung về lưới điện phân phối Điện lực Lâm Hà
Để nâng cao chất lượng điện cung cấp cho khách hàng, trong các năm qua
được sự quan tâm và chỉ đạo của Công ty Điện lực Lâm Đồng, hệ thống lưới
điện của Điện lực Lâm Hà đã được nâng cấp, cải tạo và chuyển đổi phương
thức vận hành để phù hợp với thực tế đảm bảo lưới điện được vận hành tối ưu.
Hiện tại Điện lực đang nhận nguồn từ 3 phát tuyến chính: tuyến 471;473
nhận nguồn từ trạm 110kV Lâm Hà và tuyến 478 nhận nguồn từ trạm 110kV
Đà Lạt 1. Khi có công tác hoặc sự cố sẽ chuyển đổi phương thức vận hành và
nhận nguồn từ các phát tuyến dự phòng: 471;475 trạm 110kV Đức Trọng, tuyến
477 trạm 110kV Di Linh để đảm bảo vận hành cấp điện ổn định và liên tục cho
khách hàng.
Lưới điện 22kV Lâm Hà có tổng chiều dài 401,448km (trong đó đường dây
3 pha: 189,243km và đường dây 1 pha: 221,275km); 544 trạm biến áp (trong
đó: 165 trạm 3 pha và 379 trạm 1 pha với tổng công suất đặt 47.521,5 kVA bao
gồm cả trạm biến áp công cộng và khách hàng).

Hệ thống đường dây hạ áp gồm 86 TBA 3 pha: 15.877,5kVA và 252 TBA
1 pha: 11.374kVA, đường dây hạ thế 3 pha: 145,248km, đường dây hạ thế 1
pha 2 dây: 313,938km, đường dây hạ thế 1 pha 3 dây: 44,91km
Lưới điện vận hành với tiêu chuẩn nối đất trực tiếp.
Phụ tải điện có công suất Pmax cao điểm khoảng 17,2MW và đạt đến
18MW đến cuối năm 2017, sản lượng nhận lưới trung bình khoảng
313.000kWh/ngày (max 332.000kWh/ngày).
2.2.2. Phương án cấp điện cho các phụ tải của huyện Lâm Hà:
Tuyến 473 trạm 110kV Lâm Hà: cấp điện cho thị trấn Đinh Văn, một phần
thị trấn Nam Ban và các xã Gia Lâm, Nam Hà, Phi Tô. Ngoài ra còn chuyển tải
hộ cho một phần huyện Đức Trọng.
Tuyến 471 trạm 110kV Lâm Hà: cấp điện cho các xã Đạ Đờn, Phú Sơn,
Tân Văn, Tân Hà, Phúc Thọ, Hoài Đức, Tân Thanh, Đan Phượng và Liên Hà.
Ngoài ra còn chuyển tải hộ cho huyện Đam Rông.


8

Tuyến 478 trạm 110kV Đà Lạt 2: Cấp điện cho các xã Mê Linh và một
phần thị trấn Nam Ban.
2.2.3. Các thông số kỹ thuật lưới điện phân phối huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng
a. Các thông số kỹ thuật lưới điện trung áp 22kV
Huyện Lâm Hà được cấp điện từ trạm 110/22kV Lâm Hà, trạm 110/22kV
Đà Lạt 2 với các thông số kỹ thuật chính như sau:
Trạm 110/22kV Lâm Hà: Gồm 01 ngăn lộ 110kV đầu vào, 01MBA công
suất 40MVA, 05 ngăn lộ 22kV phụ tải.
Trạm 110/22kV Đà Lạt 2: Gồm 01 ngăn lộ 110kV đầu vào, 01MBA công
suất 40MVA, 05 ngăn lộ 22kV phụ tải.
Thông số kỹ thuật của các xuất tuyến lưới điện trung áp

Imax
(A)

Loại dây

Công
suất P
(MW)

STT

Xuất tuyến

Icp
(A)

1

471 Lâm Hà

630

247

AC185

9,2

2


473 Lâm Hà

630

159

ACX185

5,8

3

478 Đà lạt 1

630

385

AC150

12,8

Ghi chú

b. Các thông số kỹ thuật của MBA
Trên lưới điện phân phối của huyện Lâm Hà sử dụng các loại máy biến áp
phân phối 22/0,4kV với các loại công suất cụ thể:
- Máy biến áp 3 pha 22/0,4kV công suất: 100kVA, 160kVA, 250kVA, 320
kVA, 400 kVA, 560 kVA, 630 kVA, 1000 kVA.
- Máy biến áp 1 pha 12,7/0,23kV công suất: 15 kVA, 25 kVA, 37,5 kVA,

50 kVA, 75 kVA, 100 kVA.
c. Các thông số kỹ thuật của lưới điện hạ áp 0,4kV
Lưới điện hạ áp sau các TBA phân phối (22/0,4kV) gồm các đường dây 3
pha, 1 pha, sử dụng nhiều loại dây khác nhau cụ thể như sau:
- Dây nhôm lõi thép: AC50, AC70, AC95.
- Dây nhôm trần: A50, A70, A95.
- Dây đồng trần: C22, C25, C35, C50, C70.


9

- Dây đồng bọc: CV25, CV35, CV50, CV70.
- Dây cáp hạ thế LV-ABC 3x95mm2, LV-ABC 4x95mm2, LV-ABC
3x120mm2, LV-ABC 4x120mm2.
2.2.4. Tình trạng bù hiện tại
a. Bù trung áp: 05 vị trí với tổng dung lượng 2400kVAr.
b. Bù hạ áp: 415 vị trí với tổng dung lượng 3767,5kVAr.
2.2.5. Đặc điểm của lưới điện hạ áp huyện Lâm Hà
Toàn huyện có 601 trạm biến áp bán điện hạ áp (trong đó: 183 trạm 3 pha
và 418 trạm 1 pha với tổng công suất đặt 52,892MVA). Trong đó có 386 trạm
biến áp công cộng có đường dây hạ thế, còn lại là các trạm biến áp bán điện qua
hệ thống đo ghi tại TBA.
Hệ thống các đường dây hạ áp sau trạm biến áp công cộng cấp điện cho
phụ tải gồm các đường dây 3 pha 4 dây, 1 pha 2 dây cho 3 trạm 3 pha và 1 pha
3 dây cho trạm 1 pha. Có bán kính cấp điện trung bình từ 800 đến 1000m
2.2.6. Chất lượng điện áp
Đường dây trung áp có bán kính cấp điện dài, chưa được đầu tư cải tạo
giảm bán kính cấp điện, mặt khác phụ tải phát triển tương đối nhanh nên điện
áp cuối nguồn chưa được đảm bảo, còn thấp vì vậy làm cho tổn thất điện năng
tăng. Ví dụ như tuyến 473 điện áp đầu đường dây là 12,7 kV, điện áp cuối

đường dây chỉ còn 12,7 kV (Nhánh rẽ Hai Bà).
Lưới điện hạ áp cũng tương tự, hiện nay còn nhiều trạm biến áp lưới điện
hạ áp có bán kính cấp điện lớn, điện áp cuối nguồn thấp dẫn đến làm tăng tổn
thất. Ví dụ: Trạm biến áp Suối 1-2 (50kVA), bán kính cấp điện 1050m, điện áp
cuối nguồn 210V, tổn thất điện năng 8,69%
2.2.7. Tính chất phụ tải
Phụ tải của lưới điện huyện được chia ra làm 07 nhóm tải chính như sau:
- Nhóm 1: Tiêu dùng dân cư thành thị (thị trấn).
- Nhóm 2: Tiêu dùng dân cư nông thôn.
2.2.8. Tình hình thực hiện giảm tổn thất và số liệu tổn thất qua các năm
- Tỷ lệ tổn thất điện năng đơn vị thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 như
trong bảng:


10

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Điện nhận


KW
h

46,830,24 51,461,80
3
5

58,479,32
4

64,977,02 83,303,88
7
1

Thương
phẩm

KW
h

43,589,59 47,972,69
0
5

54,707,40
8

60,941,95 78,347,30
4
0


Tổn thất

%

6.92

6.78

6.45

6.21

5.95

- Điện tổn thất theo cấp điện áp (triệu kWh) như bảng :
Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Điện tổn thất lưới hạ
áp (kWh)


1,123,92 1,193,91
6
4

1,315,78
5

1,429,49 1,749,38
5
1

Điện tổn thất lưới
trung áp (kWh)

2,116,72 2,295,19
7
7

2,456,13
2

2,605,57 3,207,19
9
9

- Tỷ lệ tổn thất trên lưới hạ thế, sau các trạm biến áp công cộng: có 338
trạm biến áp có lưới điện hạ áp được khai thác hiệu suất trạm công cộng trên
chương trình CMIS, trong đó TTĐN có 05 TBA n>30%, 13 TBA 20%79 TBA 10%

- Tổn thất điện năng trên toàn lưới:
+ Tổn thất điện năng trên lưới trung áp: 1,46%
+ Tổn thất điện năng trên lưới hạ áp: 4,1%
2.2.9. Đánh giá kết quả thực hiện giảm tổn thất điện năng của huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua
a. Công tác điều hành quản lý
- Điện lực đã kiện toàn Ban chỉ đạo công tác giảm TTĐN tại Điện lực,
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Định kỳ hàng tháng, họp
kiểm điểm tình hình thực hiện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến TTĐN cao
để từ đó có biện pháp giảm TTĐN. Công tác phân tích và báo cáo kết quả thực
hiện định kỳ hàng tháng thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ theo quy định.
- Kết quả thực hiện giảm tổn thất điện năng trong năm 2017 như sau:
- Tỷ lệ tổn thất điện năng trong năm 2017 thực hiện là 5,95% thấp hơn so
với năm 2016 là 2,45 % (năm 2016 thực hiện là 8,4%) và thấp hơn kế hoạch
Công ty Điện lực Lâm Đồng giao là 0,02%.


11

- Tỷ lệ TTĐN theo cấp điện áp của năm 2017 so với năm 2016 cũng giảm
tương đối lớn, cụ thể là:
+ Tỷ lệ tổn thất trung áp năm 2017: 1,46% (năm 2016: 1,88%)
+ Tỷ lệ tổn thất hạ áp năm 2017: 4,1% (năm 2016: 4,33%)
b. Công tác thực hiện các giải pháp quản lý vận hành
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm là 22% cao hơn 12% so
với tốc độ tăng trưởng của năm 2016. Các dự án, nhà máy sản xuất đăng ký nhu
cầu sử dụng điện của khách hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
lớn gây khó khăn trong công tác dự báo phụ trai, kế hoạch đầu tư, nâng cấp lưới
điện của Điện lực Lâm Hà.
- Trong năm 2017, Điện lực huyện Lâm Hà đã thực hiện nhiều phương

thức kết lưới trung áp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và không để
mất điện do tình trạng thiếu nguồn. Thực hiện các biện pháp nhằm giảm TTĐN
như: Công tác kiểm tra lưới điện, Công tác xử lý phụ tải, Công tác lắp đặt tụ bù
trung hạ áp, vệ sinh, bảo trì lưới điện, phát quang hành lang tuyến, tăng cường
công suất TBA, cân pha san tải,…
c. Công tác sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng
- Công tác đầu tư xây dựng: khối lượng đường dây trung hạ áp và TBA
đầu tư hoàn thành đưa vào vận hành từ năm 2014-2017 như bảng:

Năm

Tổng
vốn đầu

(triệu
đồng)

2013

Khối lượng đầu tư
Đ. Dây trung áp
(km)

Đ. Dây hạ áp
(km)

Trạm biến
áp (trạm)

4,150


4.6

5

10

2014

3,800

2.9

4.1

12

2015

3,200

2.8

3.6

8

2016

4,500


3.2

4.5

12

2017

9,300

9.75

10.8

35

- Công tác sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2017 được
triển khai thi công hoàn thành đúng kế hoạch góp phần làm giảm tổn thất điện
năng trên lưới điện toàn huyện với số liệu cụ thể như sau:


12

- Công tác sửa chữa lớn: Tổng mức đầu tư cho công tác sửa chữa lớn năm
2017 ước tính khoảng 9,54 tỷ đồng.
d. Công tác giảm tổn thất điện năng trong công tác kinh doanh
- Công tác thay công tơ định kỳ: 4.230/4.230 cái đạt 100% kế hoạch năm.
- Công tác kiểm tra hệ thống đo đếm: 9.200/9.200 cái đạt 100% kế hoạch
năm.

- Kiểm tra sử dụng điện 15.763 khách hàng, đã phát hiện và lập 12 biên bản
vi phạm trộm cắp điện, truy thu được 12 trường hợp /79.257 kWh tương ứng
394.126.643 đồng.
2.2.10. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ giảm tổn thất điện năng của lưới
điện huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
- Biến động phụ tải: Phụ tải huyện Lâm Hà chủ yếu là thành phần quản lý
tiêu dùng với sản lượng 46.437.730 kWh (chiếm khoảng 66,52% sản lượng).
Tốc độ phụ tải tăng hàng năm phụ thuộc vào nhiều thành phần quản lý, tiêu
dùng dân cư, phụ tải tăng cao bất thường (phục vụ tưới tiêu) đã ảnh hưởng rất
lớn đến tỷ lệ tổn thất điện năng của huyện.
- Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn: Lưới điện trung hạ áp nông thôn đã
được Điện lực Lâm Hà tiếp nhận xong từ năm 2008 hiện còn hư hỏng, xuống
cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển phụ tải, không đảm bảo độ tin cậy
cung cấp điện, chất lượng điện năng...
- Dung lượng và vị trí bù trung hạ thế hiện vẫn chưa được lắp đặt, bố trí
hợp lý, nhất là trong trước tình hình phụ tải biến động bất thường tại Điện lực
Lâm Hà.


13

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH TỔN THẤT
BẰNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM PSS/ADEPT.
3.1.1. Giới thiệu phần mềm tính toán PSS/ADEPT
Phần mềm PSS/ADEPT (The Power System Simulator/Advanced
Distribution Engineering Productivity Tool) là phần mềm trong họ PSS của
hãng Shaw Power Technologies, Inc được sử dụng rất phổ biến. Mỗi phiên bản
tùy theo yêu cầu của người dùng kèm theo khóa cứng dùng chạy trên máy đơn
hay máy mạng. Phần mềm PSS/ADEPT là một phần mềm phân tích và tính

toán lưới điện, phạm vi áp dụng cho lưới điện từ cao thế đến hạ thế với quy mô
số lượng nút không bị giới hạn và hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi trong Công
ty Điện lực. Phần mềm PSS/ADEPT được sử dụng như một công cụ để thiết kế
và phân tích lưới điện phân phối.
- Bài toán tính phân bố công suất (LOAD FLOW): Phân tích và tính toán
điện áp, dòng điện, công suất trên từng phụ tải và từng nhánh cụ thể.
- Bài toán tính ngắn mạch (ALL FAULT): Tính toán ngắn mạch tại tất cả
các nút trên lưới điện, bao gồm cascs loại ngắn mạch như ngắn mạch 1 pha, 2
pha và cả 3 pha.
- Bài toán TOPO (TIE OPEN POINT OPTIMIZATION): Phân tích điểm
dừng tối ưu, tìm ra điểm có tổn hao công suất nhỏ nhất trên lưới và đó là điểm
dừng lưới trong mạng vòng 3 pha.
- Bài toán CAPO (OPTIMAL CAPACITOR PLACEMENT): Lựa chọn vị
trí đặt tụ bù tối ưu, tìm ra những điểm tối ưu để đặt các tụ bù cố định (hoặc tụ
bù ứng động) sao cho tổn thất trên lưới là nhỏ nhất.
- Bài toán tính toán các thông số trên đường dây (LINE PROPERTIES
CALCULATOR): Tính toán các thông số đường dây truyền tải.
- Bài toán phối hợp và bảo vệ (PROTECTION AND COORDINATION).
- Bài toán phân tích sóng hài (HARMORNICS): Phân tích các thông số và
ảnh hưởng của các thành phần sóng hài trên lưới điện.
- Bài toán phân tích độ tin cậy trên lươi điện (DRA – Distribution
Reliability Analysis): Tính toán các thông số độ tin cậy trên lưới điện như:
SAIFI, SAIDI, CAFI, CAIDI....


14

3.1.2. Các thông số ứng dụng của PSS/ADEPT
a. Thông số đường dây
Trong phần mềm PSS/ADEPT có sẵn trong thư việc các thông số và mã

dây nhưng chưa phù hợp với lưới điện nước ta hiện này. Vì vậy cần phải xây
dựng, nhập dữ liệu thư việc dây dẫn theo các số liệu dây dẫn thực tế đối với khu
vực huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Căn cứ các số liệu thu thập như: mã dây, chiều dài dây dẫn. Xác định được
điện trở và điện kháng trên 1 đơn vị chiều dài. Sau đó thiết lập thư viện mã dây
có sẵn vào phần mềm.
b. Thông số máy biến áp
Tương tự như mã dây, đối với máy biến áp của chương trình không phù
hợp với tình hình đặc điểm lưới điện nước ta hiện nay nên cần tiến hành thiết
lập các thông số máy biến áp theo đơn vị tương đối trong pti.com. sau đó vào
bảng thiết lập máy biến áp.
c. Thông số phụ tải
- Tên phụ tải
- Nhóm phụ tải
- Loại phụ tải
- Công suất phản kháng (Q)
- Công suất tác dụng (P)
Xác định công suất tiêu thụ của phụ tải, dựa vào sản lượng của từng khách
hàng (hoặc trạm biến áp) trong tháng qua hệ thống quản lý thông tin khách
hàng CMIS và đánh giá hệ số công suất của khách hàng (hoặc trạm biến áp).
d. Thông số nguồn
- Tên nguồn
- Loại điện áp, điện áp định mức
- Tổng trở thứ tự thuận và thứ tự không của nguồn


15

3.1.3. Các công cụ cơ bản của phần mềm PSS/ADEPT
3.2. TÍNH TOÁN TỔN THẤT LƯỚI ĐIỆN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH

LÂM ĐỒNG
3.2.1. Tính toán tổn thất chế độ vận hành hiện tại
- Chạy chương trình trào lưu công suất của các xuất tuyến hiện tại trên
phần mềm PSS-ADEPT ta có được tổn thất công suất trên các xuất tuyến trung
thế, kết quả đạt được như sau:
STT Tên xuất tuyến

Công suất
P (kW)

Q (kVAr)

Tổn thất công suất
(kW)

1

471 Lâm Hà

8.038,90

1.027,03

462,19

2

473 Lâm Hà

9.376,43


934,55

223,46

3

478 ĐàLạt 1

1.463,60

218,71

29,74

Tổng cộng

18.878,93

2.180,29

715,39

Tỉ lệ phần trăm tính toán: 6,55%
Nhận xét: Nhìn chung tổn thất công suất trên các xuất tuyến trung thế như
kết quả tính toán còn tương đối cao, ở chương sau sẽ tính toán đề xuất các giải
pháp tổn thất công suất phù hợp trên từng xuất tuyến để mang lại hiệu quả kinh
tế cho Điện lực Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
3.2.2. Phụ tải của các xuất tuyến
Chạy trào lưu công suất trên phần mềm PSS/ADEPT, phụ tải trên các pha

của các xuất tuyến trung thế ứng với công suất max với kết quả như sau:
STT

Tên xuất tuyến

1

Dòng trên các pha
Pha A (A)

Pha B (A)

Pha C (A)

471 Lâm Hà

337

301

275

2

473 Lâm Hà

316

333


315

3

478 ĐàLạt 1

52

62

47

Nhận xét: Phụ tải giữa các pha của xuất tuyến 473 Lâm Hà và tuyến 478
Đà Lạt 1 là tương đối cân bằng. Tuy nhiên, tuyến 471 Lâm Hà phụ tải phân bố
không đồng đều dẫn đến mất cân bằng dòng điện giữa các pha, điều này cũng là
nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng tuyến 471 Lâm Hà tăng cao vào thời
điểm cao điểm.


16

- Xây dựng biểu đồ phụ tải đặc trưng cho 02 nhóm phụ tải đặc trưng như
sau:

Nhận xét chung: qua các biểu đồ điển hình của các nhóm phụ tải đặc trưng
trong ngày, có thể xác định được phụ tải các thời điểm thấp điểm, cao điểm
trong ngày của phụ tải để gắn tải vào chương trình mô phỏng tính toán
PSS/ADEPT.
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi phân tích đánh giá tình hình đặc điểm của lưới phân phối Điện lực

Lâm Hà, tính toán và phân tích thực trạng nhận thấy:
- Xuất tuyến 471 Lâm Hà có bán kính cấp điện dài, tổn thất điện năng trên
xuất tuyến này tương đối cao. Vì vậy, cần phải có giải pháp để giảm tổn thất
điện năng.


17

- Phụ tải các pha trên các xuất tuyến 473 Lâm Hà và tuyến 478 Đà Lạt 1 là
tương đối cân bằng. Tuy nhiên, tuyến 478 Đà Lạt 1à tuyến truyền tải hộ từ Điện
lực Đà Lạt nên điện áp cuối nguồn của xuất tuyến này là không đảm bảo cho
các phụ tải ở cuối tuyến. Vì vậy, cần đưa ra giải pháp để cải thiện chất lượng
điện áp cuối nguồn cũng như nâng cao chất lượng điện năng cấp điện cho toàn
khu vực này.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG
4.1. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
4.1.1. Giải pháp tính toán và lựa chọn vị trí lắp đặt tụ bù tối ưu
Hiện tại, tuyến 471 trạm 110/22kV Lâm Hà có 03 bộ tụ bù được lắp đặt tại
các vị trí: 471/157/27 (công suất đặt 300kVAr); 471/94/44 (công suất đặt
300kVAr); 471/171/134 (công suất đặt 300kVAr). Với các vị trí lắp đặt tụ bù
như trên, tổn thất điện năng trên đường dây trung thế tính toán mô phỏng bằng
chương trình PSS/ADEPT như sau:
P (kW)
330,36

P (kW) cđ
724


P(kW) bt

P(kW) td

432,76

132,93

6,15

Với chủng loại tụ bù trung thế hiện có tại Điện lực Lâm Hà có công suất
100 kVAr cho 1 pha với: Giá bán điện bình quân 1700đ/kWh; Đơn giá tụ bù cố
định 200.000 (đồng/kVAr) và 300.000 (đồng/kVAr) đối với tụ bù ứng động (số
liệu cung cấp từ Công ty Điện lực Lâm Đồng).
Giải pháp tính toán và lựa chọn vị trí lắp đặt tụ bù trung thế tối ưu đưa ra là
sử dụng module CAPO Analisys cho phát tuyến 471 Lâm Hà với các bộ tụ bù
hiện có, kết quả như sau:
Beginning CAPO analysis...
Placing

300.00

kvar

fixed

capacitor

bank


at

node

300.00

kvar

fixed

capacitor

bank

at

node

171/139.
Placing
95/00.


18

Placing

300.00

kvar


fixed

capacitor

bank

at

node

94/302.
Placed 3 fixed capacitor bank(s).
Placed 0 switched capacitor bank(s).
Initial system loss:
Final system loss:

444.33 kW
423.84 kW

417.03 kvar

383.03 kvar

---------------------------------------------------Power savings:

20.49 kW

34.00 kvar


CAPO analysis completed; Scroll up to view messages.
Updating network...
Creating Capacitor Placement Optimization Report...
Creating Capacitor Placement Optimization Report...
Sau khi tính toán bằng module CAPO ANALISYS, kết quả tính toán dung
lượng và vị trí bù tối ưu cho tuyến 471 Lâm Hà được bố trí tối ưu tại các vị trí
sau: 471/171/39; 471/95/00; 471/94/302 với dung lượng tại mỗi vị trí là
300kVar.
Ta có kết quả như sau:
Trước khi thực hiện
P
(kW)
330,3
6

P
(kW
) cđ
724

P(kW

P(kW

) bt

) td

432,76


132,93

Sau khi thực hiện
P
(kW)
6,1
5

P
(kW)


309,5
690,8
7
2

P(kW

P(kW

) bt

) td

409,58

124,78

5,8

9

- Đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện giải pháp tính toán và lựa chọn
vị trí lắp đặt tụ bù tối ưu như sau:
Sau khi bố trí phù hợp dung lượng bù thì:
ΔAnăm = (ΔPtrước – ΔPsau) x 8760 = 40,17 x 8760 = 351.889,2 (kWh)
 Tỷ lệ tổn thất giảm được là:


19

%TTgiảm = (ĐNTTgiảm)/(Điện nhận lưới) x 100%
= 351.889,2/83.303,881 x 100% = 0,422%
So sánh bảng kết quả tính toán tổn thất công suất trên đường dây bằng phần
mềm PSS/ADEPT sau khi thực hiện giải pháp tổn thất giảm 0,422%
Tổn thất điện năng giảm được trong 1 năm trên tuyến 471 Lâm Hà là:
351.889,2kWh
Với giá điện bình quân là 1.700đ/kWh
 Giá trị làm lợi là:
T = 351.889,2 x 1700 = 598.211.640 (đồng/năm)
Giá trị ước tính thực hiện công tác hoán chuyển các bộ tụ bù đến vị trí mới ước
tính khoảng 18.000.000 đồng/bộ.
Vậy tổng chi phí hoán chuyển 3 vị trí tụ bù hiện hữu đến vị trí mới: 3 x
18.000.000 đồng = 54.000.000 đồng
4.1.2. Giải pháp tăng cường tiết diện dây dẫn đường trục chính tuyến
471 Lâm Hà
Hiện nay tuyến 471 Lâm Hà: cấp điện cho các xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Tân
Văn, Tân Hà, Phúc Thọ, Hoài Đức, Tân Thanh, Đan Phượng và xã Liên Hà.
Ngoài ra còn chuyển tải hộ cho huyện Đam Rông. Phát tuyến này được tiếp
nhận từ lưới điện địa phương với tiết diện dây dẫn hiện tại là 3AC70+50, qua

thời gian vận hành hiện tại tuyến đường dây này đã bị xuống cấp. Do đó tổn
thất công suất trên tuyến đường dây này đang có xu hướng tăng cao cụ thể như
sau:
P (kW)
309,57

P (kW)

690,82

P(kW) bt

P(kW) td

409,58

124,78

5,89

Giá trị ước tính để thực hiện công tác tăng cường tiết diện dây dẫn tuyến
471 Lâm Hà từ trụ số 471/94 đến 471/313 (ranh giới Lâm Hà – Đam Rông) như
sau:
Suất đầu tư thực hiện tăng cường dây dẫn trung thế từ cỡ dây
3xAC70+AC50 lên 3xAC120+AC95: 480.000.000 đồng/km
Chi phí dự kiến thực hiện công tác tăng cường tiết diện dây dẫn:
Tcp= 15,603 x 480.000.000 = 7.489.440.000 (đồng)


20


Dùng phần mềm PSS/ADEPT tính toán tổn thất công suất sau khi thay thế
15,603 km đường dây hiện hữu bằng dây 3AC120+50 ta được bảng kết quả như
sau:
Trước khi thực hiện
P
(kW)

P
(kW)


309,5
690,8
7
2

P(kW

P(k

) bt

W) td

409,58

124,78

Sau khi thực hiện

P
(kW)

P
(kW)


5,8 298,8 676,7
9
7
4

P(k

P(k

W) bt

W) td

398,63

118,05

5,0
2

- Đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện giải pháp thay thế như sau:
Sau khi bố trí phù hợp dung lượng bù thì:
ΔAnăm = (ΔPtrước – ΔPsau) x 8760 = 10,7 x 8760 = 93.732 (kWh)

 Tỷ lệ tổn thất giảm được là:
%TTgiảm = (ĐNTTgiảm)/(Điện nhận lưới) x 100%
= 93.732/83.303.881 x 100% = 0,112%
So sánh bảng kết quả tính toán tổn thất công suất trên đường dây bằng phần
mềm PSS/ADEPT sau khi thực hiện giải pháp tổn thất giảm 0,112%
Tổn thất điện năng giảm được trong 1 năm trên tuyến 471 Lâm Hà là:
93.732kWh
Với giá điện bình quân là 1700đ/kWh
 Giá trị làm lợi là:
Tlợi = 93.732 x 1700 = 159.344.400 (đồng/năm)
4.1.3. Giải pháp kiện toàn công tác tổ chức điều hành
a. Công tác quản lý kỹ thuật
Kiểm tra, rà soát lưới điện thuộc đơn vị mình quản lý cũng như các chương
trình quản lý lưới điện: MDAS (hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu công tơ),
CMIS (hệ thống thông tin quản lý khách hàng), GIS (phần mềm quản lý lưới
điện trung thế), PSS/ADEPT nhằm đưa ra cơ sở đầu tư xây dựng cơ bản, sửa
chữa lớn cho khu vực lưới điện trung thế, hạ thế, máy biến áp không đảm bảo
chất lượng hoặc tổn thất cao.


21

Tổ chức triển khai hoàn thành đúng kế hoạch các công tác sửa chữa lớn,
đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm được công ty phê duyệt. Thường xuyên kiểm
tra vật tư thiết bị, thí nghiệm định kỳ đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào vận
hành theo đúng quy định.
Tiếp tục triển khai đề án giảm tổn thất điện năng trạm công cộng giai đoạn
2017-2020 của Tổng công ty Điện lực miền Nam như: giảm bán kính cấp điện
cho lưới điện hạ áp, hóa chuyển vận hành các máy biến áp hoặc tụ bù một cách
hợp lý.

Thực hiện giải pháp tăng cường tiết diện dây dẫn trục chính các phát tuyến
trung thế tuyến 471; 473 trạm 110/22kV Lâm Hà; 478 Đà Lạt 1.
Đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp phát tuyến trung thế nối tuyến 478
Đà Lạt 1 và chuyển phương thức vận hành sang tuyến đường dây mới (dự kiến
tuyến 475 Lâm Hà).
Phân tích, đánh giá hiệu quả vận hành các phát tuyến hiện hữu, có giải
pháp kết nối lưới giữa các phát tuyến trung thế, thực hiện thay đổi kết nối lưới
giữa các phát tuyến để vận hành tối ưu nhằm giảm tổn thất điện năng, tăng
cường độ tin cậy cung cấp điện cho Điện lực Lâm Hà.
b. Công tác quản lý kinh doanh
- Hoàn thiện hệ thống thu thập dữ liệu công tơ tại đơn vị
- Kiểm tra đánh giá công tác khai thác hiệu suất các trạm công cộng, kịp
thời xử lý các trạm có tổn thất cao hoặc bất thường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, thay thế TU, TI, công tơ định kỳ hư
hỏng.
4.2. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Việc thực hiện các giải pháp đã đề ra đối với tuyến 471 Lâm Hà với mục
tiêu chính là giảm tổn thất điện năng sau khi thực hiện các giải pháp
Trong chương này đã sử dụng phần mềm tính toán PSS/ADEPT để mô
phỏng việc tính toán phân bố công suất, tổn thất điện năng trên lưới điện phân
phối của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng như sau:
- Giải pháp 1: Tính toán và lựa chọn vị trí lắp đặt tụ bù tối ưu cho tuyến
471 Lâm Hà. Hiệu quả làm lợi trong một năm khoảng 598.211.640 (đồng/năm)


22

- Giải pháp 2: Giảm tổn thất điện năng trên đường dây trung thế bằng
phương pháp tăng cường tiết diện dây dẫn. Hiệu quả làm lợi trong một năm
khoảng 159.344.400 (đồng/năm)

Việc thực hiện giải pháp 1 được xem là hiệu quả tức thời vì chi phí thực
hiện thấp (khoảng 54.000.000 đồng) và có khả năng triển khai thực hiện ngay
sau khi được phân tích, đánh giá và được sự đồng ý của Đơn vị quản lý
cấp trên.
Đối với giải pháp 2, việc triển khai thực hiện phải có thời gian để bố trí
nguồn vốn, cũng như thời gian thực hiện để đưa vào vận hành và phải đánh giá
được mức độ hiệu quả về giá trị làm lợi so với suất đầu tư ban đầu.
Các giải pháp giảm tổn thất điện năng được đề xuất như trên có thể được
xem xét theo tình hình thực tế tại Điện lực, các giải pháp này có tính khả
thi cao.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Công tác giảm tổn thất điện năng của Điện lực Lâm Hà nói riêng và của
Công ty Điện lực Lâm Đồng nói chung cần phải thực hiện theo lộ trình giảm
tổn thất điện năng và cần phải kết hợp nhiều giải pháp và phải có thời gian để
đánh giá hiệu quả thực hiện từng giải pháp. Tuy nhiên, với thời gian có hạn nên
đề tài này chỉ đưa ra một số giải pháp giảm tổn thất điện năng sát với thực tế
việc thực hiện các nhiệm vụ trong công tác giảm tổn thất điện năng tại đơn vị.
- Việc thực hiện các giải pháp được mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT
đã tính toán và sắp xếp lại các vị trí bù công suất phản kháng hiện hữu cũng
như thực hiện tăng cường tiết diện dây dẫn trên trục chính lưới điện trung thế
tuyến 471 Lâm Hà đã mang lại hiệu quả giảm tổn thất điện năng đáng kể như:
+ Giải pháp tính toán và lựa chọn vị trí lắp đặt tụ bù tối ưu cho tuyến 471
Lâm Hà, tổn thất điện năng trong một năm giảm được 351.889,2 kWh.
+ Giải pháp giảm tổn thất điện năng trên đường dây trung thế bằng phương
pháp tăng cường tiết diện dây dẫn, tổn thất điện năng trong một năm giảm được
93.732 kWh.

- Các giải pháp đã nêu trên có tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao,
có khả năng áp dụng đối với các phát tuyến trung thế còn lại của đơn vị.
- Việc sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính toán và phân tích lưới điện
phân phối huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là điều vô cùng cần thiết và hiệu quả.
Do điều kiện thực hiện và thời gian hạn chế nên đề tài chưa nghiên cứu thực
hiện các giải pháp khác như: phân tích điểm dừng tối ưu (bài toán TOPO) để tái
cấu trúc lưới điện trung thế, tính toán tổn thất điện năng lưới điện hạ áp các
trạm biến áp công cộng,... để áp dụng vào thực tế công tác quản lý vận hành tại
huyện Lâm Hà nói riêng và áp dụng rộng rãi trên toàn tỉnh Lâm Đồng nói
chung.
Qua đó đề tài đưa ra một số kiến nghị cho đơn vị như sau:
- Triển khai thực hiện tính toán phân tích tình hình vận hành, tìm vị trí lắp
đặt hiệu quả các bộ tụ bù trung thế hiện có. Đề xuất lắp đặt các bộ tụ bù trung
thế mới để phục vụ công tác giảm tổn thất điện năng.


×