Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG MẠCH TRẠM THÚ Y QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU
THUẬT TRÊN CHÓ
TẠI PHÒNG MẠCH TRẠM THÚ Y QUẬN 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGÔ NHẬT TRƯỜNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. LÊ QUANG THÔNG

8/2012


LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn giáo sư CLAUDE CHEVRIER, trường đại học Tours, là chủ tịch hội đồng chấm
điểm.
Cảm ơn tiến sĩ LÊ QUANG THÔNG, giáo viên khoa chăn nuôi thú y trường đại học
Nông Lâm, đã hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn tất cả giáo viên khoa Chăn nuôi Thú y trường đại học Nông Lâm đã cho chúng
tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Cảm ơn tất cả các thành viên trong hội đồng chấm điểm.
Cảm ơn AUF và trường đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề
tài này.
Cảm ơn bác sỹ thú y Lê Hoàng Nhiệm đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề
tài.


Cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi.


CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại xã hội phát triển hiện nay khi mà cuộc sống của con ngƣời ngày càng
phát triển và nâng cao thì việc giải trí từ tinh thần đến thể chất cũng ngày đƣợc quan
tâm chú trọng.
Chó đƣợc xem là con vật gần gũi nhất với con ngƣời. Với đặc tính dễ nuôi, dễ chăm
sóc và lại có nhiều giống khác nhau. Hơn thế, đây là loài động vật thông minh, biết
nghe lời, và đặc biệt rất trung thành với chủ. Vì thế chó đƣợc xem là thú cƣng nhất
đối với con ngƣời.
Nuôi chó ngoài việc làm bạn, trông nhà, thì nó còn có thể đƣợc huấn luyện thành
những chú chó nghiệp vụ thay cho con ngƣời làm những việc nguy hiểm, khó khăn
khác.
Tuy nhiên, nuôi chó có thể gặp nguy cơ lây bệnh cho con ngƣời, dẫn đến thiệt hại về
kinh tế, sức khỏe của con ngƣời. Mặt khác, bệnh tật đến thú cƣng có thể làm m61t đi
vẻ đẹp vốn có của chúng. Để khắc phục tình trạng bệnh tật đến với thú cƣng thì ngoài
việc phòng bệnh còn phải biết cách chẩn đoán và đƣa ra liệu pháp điều trị có hiệu quả,
đây là điều mà ngƣời làm công tác thú y cần quan tâm nhất.
Ngoài những ca bệnh liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay nội khoa mà có thể điều
trị bằng thuốc thì các bệnh ngoại khoa nhƣ viêm tử cung, đẻ khó, lồi mắt, sỏi bàng
quang,... không thể dùng thuốc để điều trị, mà cần phải can thiệp bằng phẫu thuật mới
có thể mng lại kết quả tốt. Phƣơng pháp phẫu thuật còn đƣợc sử dụng ngoài việc điều
trị còn có mục đích thẩm mỹ hoặc theo yêu cầu của chủ nuôi nhƣ: triệt sản đực, cái,
cắt đuôi, cắt tai,…
Từ đó vì lợi ích cộng đồng, vì sức khỏe vật nuôi và đặc biệt cho chính bản thân với
tinh thần muốn học hỏi đúc kết kiến thức, kinh nghiệm để tạo tiền đề cho nghề nghiệp
trong tƣơng lai. Đƣợc sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y và dƣới sự hƣớng dẫn
của TS. Lê Quang Thông, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo sát các

trƣờng hợp can thiệp ngoại khoa trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại phòng
mạch trạm thú y quận 1 thành phố Hồ Chí Minh”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 MỤC ĐÍCH
-Khảo sát các trƣờng hợp can thiệp ngoại khoa trên chó.
-Theo dõi kết quả điều trị nhằm đúc kết kinh nghiệm để điều trị hiệu quả hơn.
1.2.2 YÊU CẦU
-Khảo sát tỷ lệ các trƣờng hợp ngoại khoa trên chó và phân loại theo nhóm giống
và lứa tuổi.
-Theo dõi sự lành vết thƣơng và các biến chứng sau khi mổ.

2


CHƢƠNG II : TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó
Theo Trần Thị Dân – Dƣơng Nguyên Khang, chó có một số đặc điểm sinh lý sau:
Thân nhiệt (đo ở trực tràng)
Chó trƣởng thành: 37,9 – 39,50.
Chó non lúc sơ sinh: 35,6 – 36,50, sau 1 tuần tăng lên 37,80.
Nhiệt độ cơ thể chó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ : tuổi, giống, giới tính, sự hoạt
động, nhiệt độ môi trƣờng.
Nhịp thở, Nhịp tim :
Chó trƣởng thành: 10 – 40 lần/phút, nhịp tim : 70 – 120 lần/phút.
Chó con: 15 - 35 lần/phút, nhịp tim : 200 – 220 lần/phút.
Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai

Chó đực: 7 – 10 tháng.
Chó cái: 8 – 12 tháng.
Ngoài ra, tuổi thành thục của chó còn tùy thuộc vào giống và cá thể : giống chó nhỏ
con thƣờng thành thục vào 6 – 8 tháng tuổi, còn giống chó lớn con thƣờng thành thục
muộn hơn, vào khoảng 18 - 24 tháng. Thời gian mang thai từ 58 - 62 ngày. Trên chó cái
thƣờng có hiện tƣợng mang thai giả, kéo dài khoảng 70 ngày.
Tùy theo giống lớn hay nhỏ thông thƣờng là 3 – 10 con/lứa.
Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất.
Một vài chỉ tiêu về sự sinh trƣởng :
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sinh trƣởng trên chó
Chỉ tiêu

Mở mắt

Mọc răng

Thay răng

Tuổi thọ

Thời gian

15 ngày

4 tuần

4 -5 tháng

10 -14 năm


( Nguyễn Văn Biện, 2001)

3


2.2 Một số đặc điểm sinh lý chó cái
2.2.1 Chỉ tiêu sinh sản
Mỗi năm chó thƣờng lên giống 2 lần.
Chu kỳ động dục: 120 – 135 ngày.
Thời gian động dục: trung bình từ 12 – 20 ngày.
Thời gian thuận tiện phối giống là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi có biểu
hiện lên giống đầu tiên.
Giai đoạn động dục : chia làm 4 giai đoạn :
Giai đoạn tiền động dục :
Biểu hiện : Sự gia tăng kích thƣớc âm hộ, dịch âm hộ có máu, thu hút chó đực lại gần,
giai đoạn này thƣờng kéo dài khoảng từ 7 - 8 ngày.
Phối giống tốt nhất khoảng từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13.
Giai đoạn động dục :
Biểu hiện : dịch âm hộ nhợt nhạt, giảm chảy dịch, có sự rụng trứng và thu hút chó đực
nhiều hơn.
Giai đoạn sau động dục:
Biểu hiện : kích thƣớc âm hộ trở lại bình thƣờng, chó cái không chịu gần chó đực,
không cho chó đực nhảy lên lƣng, tiết dịch ít.
Thời gian kéo dài từ 6 – 10 tuần.
Giai đoạn nghỉ ngơi :
Là giai đoạn dài nhất trong chu kỳ động dục, khoảng 15 tuần.
Biểu hiện : chó cái không có dấu hiệu động dục, buồng trứng và thể vàng teo dần.
2.2.2 Các giai đoạn sinh sản
Giai đoạn 1 (mở cổ tử cung) : kéo dài từ 2 - 12 giờ, tử cung co bóp tạo áp lực lên
dịch ối và cổ tử cung dãn rộng, dịch ối đƣợc phóng thích. Thú có biểu hiện không yên,

đứng lên ngồi xuống. Thú tơ có thời gian dãn cổ tử cung nhiều hơn thú đã đẻ nhiều lứa.

4


Giai đoạn 2 (tống thai) : co thắt cơ tử cung do tác dụng của oxytocin đẩy thai
xuống âm đạo. Khi ấy, sự co thắt tử cung đƣợc hỗ trợ thêm bởi sự co thắt cơ thành bụng.
Trong giai đoạn cuối của trục thai, cuống rốn có thể bị ép giữa thai và thành âm đạo nên
giảm cung cấp oxy cho thai, và có thể gây chết thai trong vài trƣờng hợp.
Giai đoạn 3 (tống nhau) : tử cung tiết PGF2α, chất này cùng Oxytocin gây co thắt
cơ tử cung để đẩy nhau thai ra ngoài. Thông thƣờng, nhau thai đƣợc bài ra trong 1
khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Tuy nhiên, nhau có thể đi kèm theo thú con, hoặc
trong vài trƣờng hợp lại đƣợc tống ra trƣớc thai.
2.2.3 Cấu tạo cơ thể học cơ quan sinh dục của chó cái

Hình 2.1 Cơ quan sinh dục chó cái
( 19 giờ ngày 24 tháng 6 năm 2012).
Hệ sinh dục chó cái gồm có : buồng trứng, dây rộng tử cung, ống dẫn trứng, tử
cung, âm đạo, tiền đình âm đạo và âm hộ (Trần Thị Dân và Dƣơng Nguyên Khang,
2007).
Buồng trứng (hay còn gọi là noãn sào) : có hình hạt đậu nằm ở 2 bên xoang bụng
và sau thận. Noãn sào là nơi sản xuất ra trứng và kích thích tố sinh dục cái.
Dây rộng tử cung : có hai sợi ở sát hai bên tử cung và có những nếp gấp phúc mạc
treo cấu tạo sinh dục bên trong. Gồm màng treo buồng trứng, màng treo ống dẫn trứng,
và màng treo ống dẫn tử cung.

5


Ống dẫn trứng : có hai ống ngoằn ngoèo, nối từ buồng trứng tới tử cung. Càng tới

gần buồng trứng thì càng mở rộng và bao phủ phần lớn buồng trứng. Phần này còn đƣợc
gọi là phễu ống dẫn trứng, là nơi hứng trứng rụng để đi vào ống dẫn trứng và tử cung.
Tử cung : là ống cơ rỗng có hình dáng chữ Y, kích thƣớc rất dễ thay đổi, tùy thuộc
vào tầm vóc của thú, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản, thú có mang thai
không. Tử cung gồm ba phần: cổ tử cung, thân tử cung, sừng tử cung.
Âm đạo : là bộ phận để giao phối, có cấu tạo là một ống cơ và có thể giãn nở rất
lớn. Phần sau của âm đạo là tiền đình.
Tiền đình : là phần tiếp giáp của âm đạo (trƣớc) và âm hộ (sau). Tiền đình nằm từ
lỗ ống đái cho đến mép của âm hộ. Tiền đình đƣợc che phủ bởi một lớp nhày trơn, có một
đám thần kinh trải dài trên màng nhày tiền đình.
Âm hộ : là phần nằm ngoài cơ quan sinh dục cái và nối tiếp với âm đạo, nằm dƣới
hậu môn, bên ngoài đƣợc bao bọc bởi lớp da có sắc tố. Âm hộ gồm hai môi, một ống niệu
dục, một khe hẹp, một thể tròn nằm trong xoang nhỏ ở mép dƣới gọi là âm vật.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh sản khoa trên chó cái :
 Giống và tuổi.
 Chu kỳ động dục.
 Yếu tố môi trƣờng.
 Yếu tố dinh dƣỡng và chăm sóc.
 Các biện pháp ngừa thai bằng thuốc.
 Phẫu thuật không đảm bảo ở điều kiện vô trùng.
 Can thiệp ngoại khoa để lại di chứng và biến chứng.

6


2.3 Cấu tạo hệ sinh dục chó đực

Hình 2.2 Cấu tạo hệ sinh dục chó đực
(Nguồn : Phan Quang Bá, 2004, Giáo trình Cơ thể học gia súc)
Cơ quan sinh dục chó đực bao gồm : bìu dái, dịch hoàn , phó dịch hoàn, ống dẫn

tinh, tuyến sinh dục phụ, dƣơng vật và ống dẫn tiểu.
2.3.1 Bìu dái
Là một túi màng có hai xoang, đƣợc ngăn cách bằng một vách ngăn nằm phía
ngoài cơ thể, mỗi xoang chứa một dịch hoàn và một phó dịch hoàn, chúng đƣợc nối ra
ngoài bằng thừng dịch hoàn. Trên chó bìu dái nằm ở vị trí khoảng 2/3 tính từ chỗ mở ra
của qui đầu đến lỗ hậu môn, dịch hoàn trái nằm lệch so với dịch hoàn phải, thông thƣờng
thì dịch hoàn trái thấp hơn dịch hoàn phải, nên chúng dễ dàng trƣợt lên nhau.
Cấu trúc : màng ngoài của bìu dái có chứa sắc tố đen, đƣợc bao phủ bởi một lớp
lông thƣa, chất nhờn và tuyến ống của bìu dái rất phát triển, cấu tạo bởi nhiều lớp màng,
sự co thắt của những lớp màng này giúp cho bìu dái co và kéo dịch hoàn lại gần cơ thể.
2.3.2 Dịch hoàn
Nằm trong bìu dái, dịch hoàn của chó có hình bầu dục, hơi dẹp, hai đầu đều tròn,
đầu sau tự do, đầu trƣớc có nhiều ống nhỏ (ống ly dịch hoàn), là các ống liên hệ giữa dịch
hoàn và phó dịch hoàn. Dịch hoàn của gia súc bao gồm những ống xoắn hình trụ gọi là
ống sinh tinh, bao quanh là mô kẽ, dịch hoàn gồm hai thành phần:
7


Mô sinh tinh : bao gồm hai loại tế bào có chức năng khác nhau trong quá trình hình
thành tinh trùng là tế bào sinh tinh và tế bào phủ.
Mô kẽ có chứa tế bào Leydig.
2.3.3 Phó dịch hoàn
Là một thể thon, dài, nằm ở mặt trên của dịch hoàn, đƣợc chia làm ba phần :
Đầu phó dịch hoàn nằm ở phần đầu của dịch hoàn.
Thân phó dịch hoàn bám vào mặt lƣng của dịch hoàn.
Đuôi phó dịch hoàn chứa một lƣợng lớn tinh trùng, nếu không đƣợc phóng tinh, tinh
trùng sẽ bị tiêu hủy và cuốn theo nƣớc tiểu, đƣợc bài tiết khi tiểu.
Chiều dài phó dịch hoàn và sự di chuyển chậm chạp của tinh trùng giúp cho tinh
trùng có thời gian hoàn thiện dần dần trƣớc khi phóng tinh, cho nên phó dịch hoàn là nơi
đảm bảo cho sự sống còn, di chuyển và hoàn thiện của tinh trùng. Tiến trình này trên chó

mất 20 ngày (theo Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005).
2.3.4 Ống dẫn tinh
Là ống thẳng kéo dài của phần đuôi phó dịch hoàn, nó chạy dọc theo rìa lƣng dịch
hoàn vào trong xoang bụng, song song với mạch máu và cơ bìu dái, khi qua kênh bẹn hai
ống dẫn tinh nhập lại và đổ vào ống dẫn tiểu. Trên một con chó nặng 12,5 kg ống sinh
tinh có chiều dài từ 17 - 18cm và có đƣờng kính từ 1,6 - 3cm. (theo Thái Thị Mỹ Hạnh,
2005).
2.3.5 Các tuyến sinh dục phụ
Trên chó có hai tuyến sinh dục phụ, chất tiết của các tuyến sinh dục phụ đóng góp
khoảng ¾ lƣợng tinh trùng trong mỗi lần xuất. Nó tạo nên môi trƣờng để duy trì sự sống
còn của tinh trùng, ngoài ra dịch tiết của các tuyến này có tính kiềm nên nó trung hòa
đƣợc tính acid của nƣớc tiểu có trong ống dẫn tiểu.
2.3.6 Tuyến tiền liệt
Là một khối các tế bào hạt nhầy bao quanh ống dẫn tiểu, đoạn gần cổ bàng quang,
trọng lƣợng và kích thƣớc của tuyến này thay đổi tùy theo tuổi, giống và trọng lƣợng cơ
thể chó. Chất tiết của tuyến tiền liệt trong suốt có mùi hăng, pH trung tính hay hơi kiềm,
có chứa nhiều protein để hấp thụ CO2 trong môi trƣờng niệu đạo, đồng thời có tác dụng
pha loãng, tăng hoạt tính tinh trùng, trung hòa độ acid trong niệu đạo.

8


Tuyến tiền liệt còn có chức năng nội tiết, tiền liệt tuyến tiết PGF2α có vai trò làm
co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạo, giúp thực hiện tốt động tác
phóng tinh trên thú đực, còn khi vào đƣờng sinh dục cái nó làm tử cung co bóp đẩy tinh
trùng vào sâu trong đƣờng sinh dục.
2.3.7 Tuyến hành dƣơng vật
Tuyến này chỉ tìm thấy trên chó, nằm cạnh ống dẫn tiểu, phía trƣớc xƣơng tọa,
thuộc mặt bụng của thân dƣơng vật.
2.3.8 Dƣơng vật

Là cơ quan giao cấu của chó đực, dƣơng vật gồm ba phần : gốc dƣơng vật, thân
dƣơng vật, phần qui đầu gồm hành dƣơng vật và bao qui đầu. Gốc và thân dƣơng vật có
cấu tạo chính là thể hang dƣơng vật định vị ở mặt lƣng dƣơng vật và thể xốp dƣơng vật
định vị ở mặt bụng của phần thân dƣơng vật.
2.3.9 Xƣơng dƣơng vật và ống dẫn tiểu
Xƣơng dƣơng vật định vị ở phần thân dƣơng vật kéo dài đến phần qui đầu có dạng
dài và mảnh, hơi dày ở phần lƣng, đoạn cuối của xƣơng hơi nhỏ lại. Xƣơng dƣơng vật có
tác dụng giữ cho dƣơng vật đủ cứng để đƣa dƣơng vật vào trong âm đạo chó cái khi mà
dƣơng vật chƣa cƣơng cứng cực độ.
Ống dẫn tiểu là nơi đổ ra của nƣớc tiểu và tinh dịch.
2.4 Cấu tạo cơ thể học của mắt
Mắt là cơ quan thu nhận ánh sáng, nó hoạt động nhờ các bộ phận phụ thuộc bao
quanh có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ gồm :
2.4.1 Bộ phận bảo vệ
Hốc mắt : chứa và bảo vệ nhãn cầu, giữa nhãn cầu và hốc mắt là tổ chức mô đệm
và nguồn cung cấp chủ yếu cho hốc mắt là động mạch.
Mi mắt : ngăn bớt ánh sáng, ngoại vật, các sự va chạm vào mắt và dàn đều nƣớc
mắt để tống vật lạ ra ngoài.
Kết mạc : là một lớp niêm mạc trong suốt lót mặt sau mi mắt và mặt trƣớc nhãn
cầu. Ở trong góc mắt, kết mạc hơi dày nhô thành cục lệ và gấp lại thành một nếp gấp bán
nguyệt rất phát triển gọi là mí mắt thứ ba. Mí mắt thứ ba gồm lớp sụn và mô bạch mạch,
đây là màng bảo vệ cơ học phụ cho mắt.

9


2.4.2 Các lớp màng bọc nhãn cầu
Củng mạc : là lớp màng ngoài của nhãn cầu, ít có mạch máu, rất chắc, màu trắng
đục ánh sáng không đi xuyên qua đƣợc. Độ cứng của nhãn cầu là do áp suất của các dịch
chứa bên trong. Củng mạc có nhiệm vụ bảo vệ cho các lớp màng và các môi truờng bên

trong. Củng mạc do dây thần kinh mi chi phối.
Màng bồ đào ( màng mạch nho): là lớp lót bên trong củng mạc, giàu mạch máu
gồm ba phần từ trƣớc ra sau : mống mắt, thể mi, hắc mạc. Mống mắt và thể mi gọi là
màng bồ đào trƣớc còn hắc mạc gọi là màng bồ đào sau. Màng bồ đào có nhiệm vụ là
nuôi dƣỡng nhãn cầu và điều hòa nhãn áp.
Võng mạc : là màng trong nhất của nhãn cầu do các sợi thần kinh thị giác tỏa ra
bọc lấy toàn bộ mặt trong mạch mạc. Hệ thống mạch máu trong võng mạc rất phong phú,
võng mạc tiêu thụ oxy nhiều nhất so với bất kỳ mô nào trên cơ thể nên có hai hệ thống
tuần hoàn : 1/3 phía ngoài đƣợc cung cấp bởi tuần hoàn mạch mạc, 2/3 phía trong nhận
dinh dƣỡng từ tuần hoàn võng mạc. Về cấu tạo mô học, võng mạc có 10 lớp tế bào, quan
trọng nhất vẫn là lớp tế bào thị giác.
2.4.3 Các môi trƣờng trong suốt của nhãn cầu
Bao gồm giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể và thể pha lê.
Giác mạc : chiếm 1/5 trƣớc của của vỏ ngoài nhãn cầu, trong suốt có độ cong và
hơi lồi ra phía trƣớc. Mặt trƣớc giác mạc lồi, mặt sau lõm và mặt trƣớc nhỏ hơn mặt sau.
Mặt trƣớc giác mạc đƣợc bao phủ bởi 5 - 6 lớp tế bào biểu mô có tác dụng kháng lại sự
nhiễm trùng hơn những lớp sau của giác mạc. Mặt sau giác mạc cũng đƣợc bao phủ bởi
một lớp tế bào nội mô, có chức năng làm thoát lƣợng nƣớc thừa từ giác mạc, nên khi bị
tổn hại lớp này thì giác mạc sẽ bị phù và đục.
Giác mạc không có mạch máu và bạch mạch, có cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào
trong : lớp biểu mô, màng Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.
Thủy dịch : là chất lỏng trong suốt do thể mi tiết ra, có cấu tạo giống dịch não
tủy, có nhiệm vụ nuôi dƣỡng các tổ chức vi mạch của nhãn cầu nhƣ giác mạc, thủy tinh
thể. Thủy dịch còn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nhãn áp do thể mi tiết ra.
Thủy tinh thể : là thấu kính trong suốt có tính đàn hồi, hai mặt lồi, mặt sau lồi
hơn mặt trƣớc, nằm sau mống mắt và đồng tử. Thủy tinh thể không có mạch máu và dây
thần kinh, nó đƣợc nuôi dƣỡng bằng sự thẩm thấu của thủy dịch và có nhiệm vụ hội tụ
ánh sáng trên võng mạc.
10



Thể pha lê : chiếm 4/5 thể tích nhãn cầu, không có mạch máu, là một chất dịch
dạng keo giống lòng trắng trứng. Thể pha lê nếu mất đi, sẽ không tái tạo lại đƣợc, có
nhiệm vụ dẫn truyền ánh sáng sau khi hội tụ ở thủy tinh thể vào đến võng mạc. Ngoài ra,
nó còn có nhiệm vụ dinh dƣỡng của thủy tinh thể và võng mạc
2.5 Nguyên tắc vô trùng trong phẫu thuật
Từ lâu, nhiễm trùng đã là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là nhiễm trùng trong phẫu
thuật. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con ngƣời hiểu biết nhiều hơn
ngành phẫu thuật có những bƣớc tiến nhảy vọt làm giảm thiểu một cách đáng kể sự
nhiễm trùng cũng nhƣ giảm thiểu tối đa tử vong trong phẫu thuật. Vì vậy, việc ngăn ngừa
nhiễm trùng là mục tiêu hàng đầu trong vô trùng phẫu thuật hiện nay.
2.5.1 Vô trùng
Vô trùng là biện pháp bảo vệ vết thƣơng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn trong
phẫu thuật. Muốn vô trùng tốt cần đảm bảo các nguyên tắc sát trùng thật tốt.
2.5.2 Sát trùng
Sát trùng là việc sử dụng các phƣơng pháp vật lý, hóa học để tiêu diệt vi trùng và
bào tử của chúng.
2.5.3 Biện pháp khử trùng vật liệu dụng cụ
2.5.3.1 Khử trùng bằng nhiệt độ
Khử trùng bằng nƣớc đun sôi
Khử trùng bằng hơi nóng khô
Khử trùng bằng hơi nƣớc dƣới áp suất cao của nồi hấp : là phƣơng pháp khử trùng
autoclave.
Theo Lê Văn Thọ, (2009), phƣơng pháp khử trùng bằng autoclave, là phƣơng pháp
sử dụng máy autoclave để khử trùng dụng cụ. Đây là phƣơng pháp an toàn và sử dụng
nhiều nhất vì ở áp suất cao sẽ làm tăng nhiệt độ của hơi nƣớc, hơi nƣớc nóng sẽ làm đông
đặc protein của vi khuẩn mà không làm hƣ hại dụng cụ.
Hoạt động của autoclave : sắp xếp dụng cụ và vật liệu vào với thời gian 13 phút
trong hơi nƣớc 120oC, áp suất 1atm là tiêu chuẩn an toàn tối thiểu. Thời gian đƣợc tính từ
lúc nhiệt độ trong autoclave đạt đến mức cần thiết.

Phƣơng pháp này diệt đƣợc vi khuẩn và bào tử trong thời gian ngắn. Tuy nhiên
không đƣợc sử dụng với dịch dầu và bột phấn.
11


2.5.3.2 Khử trùng bằng hóa chất
Alcohol : có tác dụng duy trì sự khử trùng sau khi đã đƣợc khử trùng bằng các
phƣơng pháp khác. Dùng đƣợc trên da, diệt đƣợc vi khuẩn, nhƣng không diệt đƣợc bào
tử, không dùng cho các dụng cụ bằng plastic, dễ gây rỉ sét dụng cụ bằng kim loại, không
làm mất độc tố, không bền và dễ bay hơi.
Dung dịch iode : sát trùng tốt không tổn thƣơng da, có thể gây tổn thƣơng mô,
kích thích màng nhày và ăn mòn dụng cụ bằng kim loại.
Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất để sát trùng dụng cụ sẽ không đạt hiệu quả kinh
tế cao nếu dùng hóa chất không theo nồng độ khuyến cáo hoặc dụng cụ bị dính bẩn (máu,
mủ, dầu mỡ).
2.5.4 Vi trùng học phẫu thuật
Bình thƣờng, da thú nguyên vẹn có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,
nhƣng khi da bị tổn thuơng vi sinh vật sẽ dễ dàng xâm nhập vào. Các vi khuẩn thƣờng
gặp trong phẫu thuật là :
 Staphylococcus : tụ cầu gây mủ màu vàng lợt hoặc trắng nhƣ kem.
 Streptococcus : liên cầu tạo mủ lỏng nhƣ nƣớc.
 Pseudomonas : trực khuẩn mủ xanh lợt hôi mùi mốc.
 Mycobacterium tuberculosis : gây lao phổi, lao xƣơng và các hạch bạch huyết.
 Nấm Candionia : gây bệnh trên lông.
 Clostridium tetanus : gây uốn ván.
2.6 Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lành sẹo vết thƣơng
Theo Lê Văn Thọ, (2009) có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự lành sẹo của vết thƣơng :
2.6.1 Do vô trùng và sát trùng
 Sát trùng vật liệu và dụng cụ chƣa đúng kỹ thuật.
 Chuẩn bị vùng giải phẫu không đúng cách.

 Vị trí giải phẫu không phù hợp.
 Che đậy da không đúng khi phẫu thuật.
 Mặc áo phẫu thuật, đội nón, đeo găng tay, mang khẩu trang thiếu kỹ lƣỡng.
 Vi khuẩn theo hơi thở xâm nhập vào vết thƣơng.
12


 Rách bao tay trong lúc phẫu thuật.
2.6.2 Do kỹ thuật mổ và may vết thƣơng
 Cắt mô, cầm máu không đúng cách.
 Vị trí may đóng kín vết thƣơng không phù hợp
 Chọn kim may không phù hợp
 Còn để lại nhiều khoảng trống trong mô.
 May và cột quá nhiều mô, làm nút không đúng cách, cắt đầu gút quá dài hoặc quá
ngắn. Đƣờng may siết không chặt, hai mép vết thƣơng không khép lại hoặc may quá
chặt làm cho máu không đƣợc đến vết thƣơng dễ gây hoại tử.
2.6.3 Do tình trạng sức khỏe và dinh dƣỡng của thú
 Thú khỏe cho ăn đầy đủ sẽ mau lành vết thƣơng, ngƣợc lại nếu dinh dƣỡng không
đủ thì sự lành sẹo rất chậm. Nếu thiếu năng lƣợng, khoáng, vitamin, nhất là protein sẽ
chậm lành sẹo.
 Thiếu nƣớc gây chậm sự lành sẹo vết thƣơng, làm thay đổi cân bằng thế dịch và
điện giải.
 Những thú lớn tuổi, béo phì thì sự lành sẹo vết thƣơng rất chậm.
2.6.4 Do yếu tố khác
 Đáp ứng miễn dịch bất thƣờng nhƣ dị ứng cũng ảnh hƣởng đến quá trình lành sẹo.
 Những loại thuốc nếu sử dụng liều cao trƣớc phẫu thuật sẽ ảnh hƣởng đến sự
chuyển hóa tế bào, ngăn cản sự thành lập sợi và collagen, nhƣ các thuốc có chứa: kháng
viêm corticoide, noncorticoide, các hormone…
 Còn để sót lại nhiều mô hoại tử hoặc các dụng cụ mổ, bông gòn, lông thú…..
 Không hạn chế cử động của thú làm động vết thƣơng.

 Thú mắc những bệnh mãn tính, giảm bạch cầu, bệnh cấp tính, nhiễm trùng toàn
thân hay tại chỗ đều ảnh hƣờng đến sự lành sẹo.
2.7 Phƣơng pháp vô cảm
Vô cảm là phƣơng pháp làm cho thú mất cảm giác tạm thời để tiến hành phẫu
thuật. Vô cảm có thể làm thú mất cảm giác toàn thân hoặc ở vị trí cuc bộ nào đó trên cơ
thể. Đó là hai phƣơng pháp gây tê và gây mê.
13


2.7.1 Gây tê
Gây tê là trạng thái tạm thời giảm bớt hay mất cảm giác nơi tiếp xúc, do thuốc tê
hủy bỏ tính cảm ứng dẫn truyền của các dây thần kinh hoặc các dây thần kinh tận cùng.
Các phƣơng pháp gây tê :
Gây tê bề mặt : Đặt thuốc tê trên da hoặc màng nhày làm mất cảm giác do chùm thần
kinh cảm giác tận cùng bị tê liệt. Dùng để gây tê màng niêm, miệng, khí quản, yết hầu,
âm đạo…
Gây tê thấm : là tiến hành tiêm nhiều lần những thể tích nhỏ dung dịch thuốc tê và
mô, thuốc khuếch tán quanh nơi tiêm gây liệt thân hay chùm thần kinh ngoại biên. Không
sử dụng cho mô bị hoại tử hoặc viêm.
Có hai dạng gây tê thấm :
Gây tê thấm trực tiếp : thuốc đƣợc tiêm theo chiều dọc, chiều dài, hoặc chiều sâu của
vết mổ.
Gây tê thấm theo chu vi : thuốc tê đƣợc tiêm chung quanh vị trí mổ và các mô bên
dƣới.
2.7.2 Gây mê
Mê là trạng thái cảm giác và ý thức bị suy giảm hoặc mất hẳn kèm theo sự giãn cơ.
Nhờ đó sự đau đớn không còn và hạn chế đƣợc những cử động bất ngờ của thú trong khi
phẫu thuật.
Thuốc mê là chất khi cung cấp vào cơ thể sẽ gây ra tác dụng ức chế thần kinh
trung ƣơng gây ra trạng thái buồn ngủ, đầu tiên là sự mất ý thức và cảm giác, kế đến là sự

giãn nghỉ hoàn toàn của cơ vân, nhƣng không làm xáo trộn hoạt động của hệ thần kinh và
hệ hô hấp.
Theo Lê Văn Thọ, (2009), và Võ Thị Trà An, (2010), ngƣời ta chia sự mê toàn
diện thành bốn giai đoạn tùy theo triệu chứng thần kinh và cơ bắp, nhƣng trên thực tế
không có sự phân chia rõ ràng giữa các giai đoạn mà có sự hòa lẫn vào giai đoạn kế tiếp.
Có bốn giai đoạn mê : giai đoạn hƣng phấn tùy ý, giai đoạn hƣng phấn không tùy
ý, giai đoạn mê giải phẫu, và giai đoạn tê liệt hành tủy (giai đoạn này nếu không can
thiệp kịp thời thì thú sẽ chết rất nhanh).

14


Trong giai đoạn mê giải phẫu có ba thời kỳ : mê nhẹ (thích hợp cho phẫu thuật nhỏ
hoặc khám), mê vừa (thích hợp cho phẫu thuật ngoại trừ phẫu thuật vùng bụng), và mê
sâu (là thời điểm để giải phẫu vùng bụng).
Sự hồi tỉnh : khi thuốc mê bị loại thải khỏi não bộ, tác dụng của thuốc mê tan dần
nên mức độ mê cũng giảm theo, các giai đoạn mê cũng sẽ xảy ra theo chiều ngƣợc lại với
ban đầu.
Ý nghĩa của việc dùng thuốc mê : dùng trong phẫu thuật, chống shock, chống co
giật, gây ngủ và giảm đau.
Những tai biến trong lúc mê :
Nôn mửa, chảy nƣớc bọt. Khắc phục : cho thú nhịn ăn, nhịn uống 8 - 12 giờ trƣớc khi
gây mê phẫu thuật.
Shock : thú tuột huyết áp, chống cự mạnh. Can thiệp bằng truyền dịch, truyền máu, sử
dụng thêm các thuốc kích thích khác nhƣ : cafein, camphorate, adrenalin.
Hạ thân nhiệt : cần giữ ấm cho thú bằng cách xông đèn.
2.8 Sự lành sẹo của vết thƣơng
Vết thƣơng là sự hƣ hại về sinh lý của cơ thể, hậu quả là sự phá vỡ liên tục của cấu
trúc bình thƣờng. Sự lành sẹo vết thƣơng là việc phục hồi lại sự liên tục cấu trúc. Trong
tiến trình của sự lành vết thƣơng, những tế bào bị phá hủy sẽ đƣợc thay thế bằng sự sửa

chữa thay thế bới các mô bào chuyên biệt và biệt hóa thấp. Sự lành vết thƣơng sơ cấp xảy
ra ở những vết thƣơng sạch, nhỏ và gọn, đƣợc cắt bằng dao và không có sự nhiễm khuẩn,
với thời gian lành tối thiểu. Phần lớn sự lành vết thƣơng xảy ra rất phức tạp, quá trình này
đƣợc chia làm bốn giai đoạn : viêm nhiễm, biểu mô hóa, tăng sinh sợi và trƣởng thành.
Theo Lê Văn Thọ, (2009) bốn giai đoạn này xảy ra đồng thời và kết hợp với nhau.
2.8.1 Giai đoạn viêm nhiễm
Giai đoạn này còn đƣợc gọi là giai đoạn cầm máu, đƣợc bắt đầu từ khi có vết
thƣơng, kéo dài 2 – 5 ngày. Giai đoạn này có hai quá trình riêng biệt :
Quá trình đáp ứng mạch máu : sau khi có vết thƣơng, những mạch máu nhỏ bị đứt
co lại từ 5 – 10 phút dẫn đến sự cầm máu và sự tích tụ các phần tử nằm trong mạch máu
này. Tiểu cầu tích tụ và phản ứng với thrombine hình thành cục máu đông. Tại thời điểm
này có sự giãn mạch làm gia tăng tính thấm làm cho dịch và các thành phần tƣơng tự nhƣ
huyết tƣơng có chứa enzyme, protein, kháng thể và bổ thể thoát ra ngoài mạch máu. Điều
15


này cho phép huyết tƣơng ngấm vào các mô xung quanh vết thƣơng này gây viêm rỉ dịch.
Trên lâm sàng quá trình này đƣợc biểu hiện bằng sự phù nề và sƣng lên của vết thƣơng.
Quá trình đáp ứng tế bào xảy ra đồng thời với tiến trình đáp ứng mạch máu, có sự
xâm nhập kết dính xuyên mạch của bạch cầu. Các bạch cầu trung tính tập trung tại vết
thƣơng và sẽ thực bào vi khuẩn, vật lạ và các mô hoại tử. Hiện tƣợng này xảy ra cao nhất
vào 2 – 3 ngày đầu của vết thƣơng. Hoạt động sẽ kết thúc vào ngày thứ ba ngoại trừ có
nhiễm trùng vết thƣơng. Ngoài ra bạch cầu đơn nhân còn có vai trò quan trọng trong việc
thu hút các nguyên bào sợi (fibroblast) xuất hiện trong 24 giờ đầu của vết thƣơng để
chuẩn bị cho việc tạo sợi.
2.8.2 Giai đoạn biểu mô hóa
Giai đoạn này dẫn tới sự hình thành một lớp tế bào bề mặt băng ngang qua vết
thƣơng. Lớp này đƣợc xem nhƣ hàng rào bảo vệ chống sự xâm nhập của vi khuẩn và vật
lạ. Sau khi có vết thƣơng hoặc chấn thƣơng, tế bào đáy quanh mặt vết thƣơng lớn ra và
tăng sinh. Sự hình thành cục máu trong vết thƣơng sẽ hình thành cầu fibrin, nhờ đó các tế

bào biểu mô sẽ di chuyển ngang qua vết thƣơng. Sự di chuyển bắt đầu từ bờ vết thƣơng
đi vào trung tâm. Trong vòng 48 giờ, bờ vết thƣơng sẽ áp lại và đƣợc bao phủ hoàn toàn
bởi một lớp biểu mô trong điều kiện tối hảo. Tuy nhiên, lớp biểu mô này rất lỏng lẻo và
mỏng, dễ bị tổn thƣơng. Sự tăng sinh và biệt hóa của lớp biểu mô sẽ đƣợc tiếp tục nhƣng
lớp này vẫn rất yếu cho đến khi lớp sẹo xơ đƣợc thành lập.
2.8.3 Giai đoạn tăng sinh sợi
Sự tăng sinh sợi dẫn đến sự hình thành sẹo xơ, tạo sức bền và co dãn cho vết
thƣơng. Giai đoạn này xảy ra từ ngày thứ hai cho đến tuần thứ ba. Những nguyên bào sợi
tạo ra một mạng sợi collagen. Khi có sự hiện diện thích hợp của oxygen và vitamin C thì
những mô hạt đƣợc hình thành. Nguyên sợi bào tạo ra một lớp collagen để lấp đầy chỗ
trống trong vết thƣơng và tạo mới mao mạch.
2.8.4 Giai đoạn trƣởng thành
Giai đoạn này kéo dài từ ba tuần tới hai năm. Những sợi collagen ban đầu là một
tổ chức sợi collagen ở dạng keo gelatin mềm chƣa trƣởng thành, sau đó số sợi này sẽ bị
thoái hóa và bị thay thế bởi những sợi collagen này dính vào nhau, làm tăng độ bền của
sẹo. Sức bền tối đa của mô sẹo chỉ bằng 80% của mô bình thƣờng.
Hình dạng sẹo tùy thuộc vào sự cân bằng của việc tổng hợp và phá hủy collagen
trong quá trình tái tạo theo kiểu có thứ tự. Nếu tổng hợp nhiều hơn phá hủy thì hình thành
sẹo lồi, tuy nhiên sự hình thành sẹo lồi tùy thuộc vào thể trạng của từng cá thể.
16


Sự co thắt vết thƣơng: nguyên bào sợi kéo hai bờ vết thƣơng sát lại gần nhau và
làm giảm kích thƣớc vết thƣơng. Trong quá trình này nguyên bào sợi dùng những protein
gây co kéo hai bờ vết thƣơng sát vào nhau.
2.9 Những tai biến trong và sau ca mổ
Tai biến trong khi mổ
Thông thƣờng trƣớc khi tiến hành ca mổ có gây mê thú phải nhịn ăn tối thiểu 24
giờ, nhịn uống tối thiểu 4 giờ. Trên thực tế chủ nuôi thƣờng đem chó đến phẫu thuật
trong những trƣờng hợp khẩn cấp nên khó kiểm soát đƣợc việc nhịn ăn uống của thú. Khi

đó, dƣới tác dụng của thuốc mê, thú thƣờng bị nôn, tiết dịch trong lúc phẫu thuật nên nếu
thú không đƣợc nhịn đói thì dịch tiết và thức ăn sẽ dễ bị rơi vào khí quản gây cản trở hô
hấp, hoặc về sau bị viêm khí quản…Để phòng ngừa nên thực hiện tiền mê tốt, nếu thú bị
nôn thì nghiêng đầu qua một bên cho thú đƣợc nôn dễ dàng.
Tai biến do mất máu : khắc phục bằng cách dùng vitamin K, tiêm Transamide
acid.
Tai biến do hạ thân nhiệt : khắc phục bằng cách chích Calcifort, xông đèn, đắp
khăn ấm.
Những tai biến sau khi mổ
Vết mổ bị nhiễm khuẩn : vết mổ bị sƣng tấy, đỏ, có mủ hai bên mép vết thƣơng,
chó sốt.
Xử lý : nếu vết mổ có mủ thì mở rộng, lấy hết mủ, lau bằng Povidine. Có thể sử
dụng dầu mù u nhỏ vào vết thƣơng hoặc rắc kháng sinh bột vào đều khắp mặt vết thƣơng.
Sau khi điều trị, vết mổ đã khô có sự tái tạo mạch máu ở hai mép vết thƣơng, ta có thể
may lại.
Đứt chỉ : trong vòng vài ngày đầu sau khi mổ vết thƣơng chƣa lành và có thể có
hiện tƣợng đứt chỉ ở trong. Thƣờng do lỗi kỹ thuật hay vết mổ không đƣợc băng lại cẩn
thận hay do chó đi lại nhiều cắn phá vết mổ.
Xử lý : may lại và băng bó kỹ lƣỡng. Tránh cho chó di chuyển nhiều, dùng vòng
Elizabeth để chó không cắn vết thƣơng. Trong trƣờng hợp đứt chỉ trong xoang bụng phải
mổ ra may lại.

17


2.10 Kim, chỉ và các đƣờng may dùng trong phẫu thuật :
2.10.1 Kim may :
Là kim dùng may lại vết thƣơng, vết cắt sau khi phẫu thuật. Kim có nhiều loại do
có nhiều hình dạng và nhiều kích thƣớc. Kim có cấu tạo ba thành phần : đuôi, thân và
mũi kim. Để phân loại kim ngƣời ta dựa vào ba thành phần trên :

Theo đuôi kim :
Kim có lỗ xỏ chỉ : kim sử dụng đƣợc nhiều lần nhƣng do ở đuôi kim có đoạn chỉ gập
đôi nên khi kéo chỉ sẽ tạo một lỗ rách lớn ở mô.
Kim liền chỉ : không cần xỏ chỉ, ít gây tổn thƣơng mô, nhƣng loại kim này chỉ sử
dụng một lần.
Theo hình dạng :
Kim thẳng : thƣờng dùng ở những nơi bề mặt cơ thể là những nơi tƣơng đối rộng.
Kim cong : đƣợc may ở những nơi vết thƣơng hẹp và sâu. Kim cong đƣợc sử dụng
nhiều nhất. Có ba loại kim cong ¼, cong ½, và cong 3/8.
Theo mũi kim :
Kim mũi tròn dùng để may mô mềm : ruột, cơ, mô dƣới da…..
Kim mũi cắt dùng để may những mô khó khăn khi xuyên kim : da….
Kim tròn cắt dùng may mô mỏng manh dễ rách và may dày đặc nhƣ dây gân và mạch
máu.
Kim đầu tù : dùng để may những mô mềm mà không cắt, may những cơ quan nhƣ
mô, gan và thận.
2.10.2 Chỉ may :
Chỉ may tốt đòi hỏi những phẩm chất : đề kháng nhiễm trùng, phản ứng mô tối
thiểu, không bị điện phân, không mao dẫn, không dị ứng, không là chất gây ung thƣ, dễ
sử dụng, dễ cột, nút buộc an toàn, chắc mịn, không cứa rách mô, không quá to, không
cộm chỗ may. Độ bền thích hợp, không đắt tiền, dễ tiệt trùng mà không bị biến tính.
2.10.2.1 Chỉ không tiêu :
Chỉ không tiêu thiên nhiên :
18


Chỉ tơ: dùng để may các cơ quan tiêu hóa, mạch máu, dây thần kinh mạch máu và
da. Tuy nhiên, chỉ dễ gây phản ứng mô nhƣ : loét dạ dày ruột, phát sinh sỏi bàng quang,
sỏi túi mật nếu sợi chỉ nhô lên trong lòng các cơ quan này. Chỉ dễ gây tụ huyết thanh
chung quanh sợi chỉ, dễ cứa đứt mô nếu cột quá chặt, giá khá đắt.

Chỉ Cotton : dùng để may các vết thƣơng sạch sẽ nhƣ : mạch máu, dây thần kinh
và da. Tuy nhiên có tính mao dẫn gây phản ứng mô và dễ nhiễm trùng, sợi chỉ dễ bị bết
dính.
Chỉ kim loại : có sức bền cao, dùng để may những mô chậm lành, vết thƣơng
nhiễm bẩn hay nhiễm trùng, nhƣng thƣờng có khuynh hƣớng cắt đứt mô và khó sử dụng.
Chỉ không tiêu tổng hợp :
Chỉ Nylon : dùng để may da và đƣờng may giữ chặt, may trong mô bẩn, giảm
nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên khó sử dụng, khó làm nút do trơn.
Chỉ Polypropylene : là loại chỉ có đặc tính giống chỉ nylon, phản ứng mô tối thiểu,
độ bền cao tuyệt đối, chỉ đơn sợi không bị hấp thu.
Chỉ Polyester : gồm hai loại đơn sợi và đa sợi, độ bền cao, vĩnh viễn không bị hấp
thu, phản ứng mô tối thiểu.
Chỉ Polybuester : bền, co dãn nhẹ, không độc, không phản ứng kháng nguyên.
2.10.2.2 Chỉ tiêu :
Chỉ tiêu thiên nhiên :
Chỉ Surgical gut (Catgut): đƣợc làm từ ruột non của cừu hoặc bò và xử lý với
formaldehyde. Bị hấp thu nhanh trong môi trƣờng acid, thay đổi lớn về tỉ lệ hấp thu và
sức bền tùy thuộc vào loại mô đƣợc may. Chỉ catgut có hai loại :
Chỉ Plain : gây kích ứng mô nhiều, nhanh chóng mất sức bền, ít đƣợc dùng
trong phẫu thuật.
Chỉ Chromic : đƣợc làm tăng sức bền do đƣợc xử lý với muối chromium làm
tăng liên kết các phân tử, kháng lại sự tự tiêu và giảm phản ứng mô.
Chỉ Catgut dễ sử dụng nhƣng khi bị ƣớt thì trƣơng nở, suy yếu sợi chỉ, nút buộc
không an toàn. Có sự thay đổi lớn về sức bền, có tính mao dẫn, gây phản ứng viêm do
đƣợc hấp thu bằng quá trình thực bào.

19


Chỉ collagen : làm từ gân bò, là loại chỉ đa sợi, đƣợc xử lý với formaldehyde hoặc

muối chromium hoặc cả hai. Loại chỉ này không nhiễm khuẩn, điều chế đơn giản, và tiện
lợi hơn chỉ catgut, đƣợc dùng riêng cho phẫu thuật mắt.
Chỉ tiêu tổng hợp :
Chỉ Polyglycolic acid (Dexon ): sử dụng trong mô sạch lẫn mô nhiễm trùng do chỉ
này làm giảm thiểu tiến trình viêm. Tuy nhiên dễ làm rách mô và nút cột kém an toàn.
Chỉ Polyglactin 910 (Vicryl) : gây phản ứng mô tối thiểu, chịu đựng tốt vết thƣơng
nhiễm trùng.
Chỉ Polydioxanone (PDS): chỉ đơn sợi, sức bền tốt, ít làm rách mô hơn chỉ đa sợi.
Chỉ Polyglyconate (Maxone) : có khả năng kềm giữ vết thƣơng trong thời gian dài,
dùng may dạ dày ruột.

20


CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN
Thời gian: Tháng 10 đến 31 tháng 5 năm 2012
Địa điểm: Phòng khám thú y Nhà nƣớc, 178 Trần Hƣng Đạo Quận 1 TP Hồ Chí Minh

3.2 ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU

3.2.1 về kinh nghiệm

Tất cả các con chó tham vấn và điều trị bằng phƣơng pháp phẫu thuật để bác sĩ thú y
Quận 1 TP Hồ Chí Minh trong thời gian thực tập

3.2.2 ĐIỀU KIỆN

-Tƣ vấn Phòng: tiếp nhận bệnh nhân, chẩn đoán và điều trị.
-Phòng điều hành: nó phục vụ mổ lấy thai, thiến .....


3.2.3MATÉRIELS

, Ống nghe, nhiệt kế, găng tay, kéo, kính soi đáy mắt trực tiếp, dao mổ
kẹp điện, chủ đề phẫu thuật, bông thấm nƣớc, lƣỡi, nén, nồi hấp, kim tiêm, kim giữ, tay
cầm dao, hemostats, kẹp mô, retractors, nhíp (kẹp)
-Hóa chất:

21


* Chất khử trùng: Natri clorua, H2O2, iốt cồn povidine, rƣợu 70o
* Pre-gây mê:
Atropin:
-Combistress:
* Gây mê: 50 Zoletil
* Haemostatic: Bio-vitamin K
* Kháng sinh:
* Vitamin

3.3 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1 / Điều tra trƣờng hợp của con chó đƣợc điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện thú y của
quận 1 TP Hồ Chí Minh

* Tiêu chuẩn quan sát:
+ Tỷ lệ thiến đực
+ Tỷ lệ thiến cái
+ Tỷ lệ viêm tuyến lệ
+ Tỷ lệ phần trăm cắt đuôi

+ Tỷ lệ phần trăm viêm tai
+ Tỷ lệ phần trăm của khối u
+ Tỷ lệ mổ lấy thai

Theo dõi kết quả phẫu thuật
22


* Tiêu chuẩn quan sát:
+ Tỷ lệ phần trăm chó phẫu thuật
+ Các biến chứng sau phẫu thuật
+ Thời gian lành vết thƣơng

3.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1 Tại phòng khám: Đăng ký bao gồm các thông tin sau:
+ Tên chủ
+ Địa chỉ
+ Tên vật nuôi
+ Tuổi
+ Giới Tính
+ Giống
+ Trọng lƣợng
+ Nhiệt độ trực tràng
+ Triệu chứng lâm sàng
+ Chẩn đoán
+ Thuốc sử dụng

3.4.2 Trong phòng phẫu thuật
Chuẩn bị động vật trƣớc khi mổ


23


×