Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH PHÁP LUẬT về bảo vệ môi TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẾT mổ GIA súc GIA cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2009-2013
Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ
GIA SÚC- GIA CẦM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.s Kim Oanh Na

Trần Thị Bích Tuyền

Bộ môn: Luật Thương Mại

MSSV: 5095582
Lớp: Luật Hành Chính-K35

Cần Thơ, Tháng 05/2013


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
 ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
 ...............................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


Lời cảm ơn !
Trong quá trình học tập tại Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ,
qua 4 năm học dưới sự tận tình hướng dẫn của thầy, cô tại Khoa Luật
đã truyền đạt cho em những cho em những kiến thức cơ bản về luật
học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận văn để hoàn thành
khóa học và làm hành trang bước vào cuộc sống.
Trong quá trình viết đề tài luận văn để hoàn thành khóa học, có
nhiều khó khăn xảy ra, nhưng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Kim
Oanh Na, đã giúp em hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn thầy Kim Oanh Na cùng các thầy cô ở Khoa Luật
trường Đại học Cần Thơ.
Chúc thầy, cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt !


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài .......... . ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu ..... . ...................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Bố cục luận văn............ . ...................................................................................... 3

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ GIẾT MỔ
GIA SÚC- GIA CẦM
1.1. Khái quát chung về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường................4
1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm môi trường . ........................................................................... 4
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường . ............................................................. 5
1.1.1.3. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường ................................................ 6
1.1.2. Khái quát tình hình môi trường hiện nay . ............................................... 6
1.1.3. Những ảnh hưởng của môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường . ..................................................................................................................... 8
1.1.4. Sơ lược các quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường .. 11
1.2. Khái quát chung về hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc-gia cầm.........13
1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 13
1.2.1.1. Khái niệm gia súc-gia cầm ................................................................... 13
1.2.1.2. Khái niệm chăn nuôi . ............................................................................. 13
1.2.1.3. Khái niệm hoạt động giết mổ gia súc-gia cầm . ...................................... 14
1.2.2. Phân lọai gia súc-gia cầm .......................................................................... 15


1.2.3. Tầm quan trọng của hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc-gia
cầm............................................................................................................................19
1.2.4 Sơ lược về tình hình hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc-gia cầm

hiện nay ................................................................................................................... 22

CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌAT ĐỘNG
GIẾT MỔ GIA SÚC-GIA CẦM
2.1. Khung pháp lý về hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc- gia cầm……...26
2.1.1.Sơ lược quy định pháp luật về hoạt động chăn nuôi .............................. 26
2.1.2. Sơ lược quy định pháp luật về hoạt động giết mổ gia súc- gia cầm ...... 27
2.2. Những quy định của pháp luật về hoạt động giết mổ gia súc-gia cầm……28
2.2.1. Quy định chung về nguyên tắc hoạt động của cơ sở giết mổ ................. 29
2.2.2. Quy định về an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ ..................... 30
2.2.3. Quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ ..................... 33
2.2.4. Quy định về trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến họat động giết
mổ gia súc-gia cầm ................................................................................................. 35
2.2.5. Quy định về xử lí chất thải trong hoạt động giết mổ .............................. 38
2.2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong giết mổ gia súc-gia
cầm hiện nay ......................................................................................................... 40
2.2.6.1. Trách nhiệm hành chính .......................................................................... 40
2.2.6.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục, phục hồi ........................ 43
2.2.6.3. Trách nhiệm hình sự ................................................................................. 46
2.2.6.4. Trách nhiệm kỷ luật ................................................................................. 49
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ
gia súc-gia cầm tại tỉnh Hậu Giang ..................................................................... 50
2.4. Những vấn đề tồn tại và hướng hoàn thiện hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm tại Hậu Giang ................................................................................................ 54


2.4.1. Những vấn đề tồn tại ................................................................................ 54
2.4.2. Hướng hoàn thiện ..................................................................................... 55


KẾT LUẬN .................................................................................................... 57


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, với đường lối đổi mới lãnh đạo của Đảng nền kinh tế
nước ta ngày càng phát triển. Kinh tế phát triển nhu cầu của con người cũng ngày
càng nâng cao, ví như ngày trước khi đời sống kinh tế còn khó khăn con người
chỉ có nhu “cầu ăn no, mặc ấm”, ngày nay kinh tế phát triển nhu cầu của con
người chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Nói đến ăn ngon thì ngoài nguồn thực
phẩm tôm, cá thì nguồn thực phẩm khác không thể thiếu đó là thịt gia súc-gia
cầm. Do có vị trí vai trò quan trọng đời sống con người, nên khi nhu cầu sống
tăng lên, dân số tăng lên thì nhu cầu sản phẩm thịt gia súc-gia cầm cũng tăng lên
việc giết mổ gia súc-gia cầm không còn mang tính chất nhỏ lẻ như giết một con
gà khi nhà có khách, làm thịt một con lợn, con bò khi có đám tiệc mà việc giết
mổ gia súc-gia cầm đã mang tầm rộng lớn, xuất hiện nhiều lò mổ gia súc-gia cầm
cung cấp dạng thịt hàng hóa cho thị trường. Tuy nhiên cùng với việc nhu cầu của
xã hội tăng cao thì vấn đề môi trường ở các lò mổ gia súc-gia cầm lại gây bao
nhức nhối cho công tác quản lý môi trường. Hiện nay trên cả nước có hàng ngàn
cơ sở lớn nhỏ, điểm giết mổ gia súc-gia cầm tập trung nhưng trang thiết bị thô sơ,
mang tính chất thủ công. Các cơ sở giết mổ có quy mô nhỏ nên việc đầu tư xây
dựng một hệ thống xử lý chất thải trong giết mổ gia súc-gia cầm là một khoản chi
lớn, nên khâu xử lý chất thải bị bỏ qua. Yếu tố lợi nhuận trước mắt là điều các cơ
sở giết mổ quan tâm hàng đầu, không chỉ các cơ sở giết mổ và còn những cơ sở
kinh doanh các ngành nghề khác cũng chỉ quan tâm đến lợi nhuận hiện tại. Nhiều
cơ sở giết mổ có hệ thống xử lý chất thải nhưng chỉ mang tính chất đối phó với
cơ quan chức năng, hệ thống xử lý không đúng quy chuẩn thì môi trường sẽ là
nơi chứa đựng sự ô nhiễm. Sự quan tâm giải quyết của cơ quan chức năng chưa

đúng mức, các quy định của pháp luật chưa được áp dụng triệt để tất cả điều đó
khiến cho môi trường ngày càng xuống cấp.
Theo khảo sát chung của cơ quan môi trường, thì các khu giết mổ là nơi tiềm
ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Vì trong chất thải có chứa rất nhiều chất
ô nhiễm, nhiều vi khuẩn gây bệnh có khả năng lan truyền dịch bệnh rất nhanh,
hiện nay gia súc-gia cầm với nhiều dịch bệnh, có khả năng lây lan cho con người.
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

1

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

Việc xả thải trực tiếp ra môi trường hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng xấu đến môi
trường không khí, môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, được xem là vấn đề cấp thiết cho xã hội,
phải giải quyết như thế nào để hài hòa giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài,
đảm bảo phát triển bền vững giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường. Chính vì
những nguyên nhân trên, để giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn những tác hại của ô
nhiễm môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc-gia cầm, từ đó giúp mọi người
có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Nên người viết đã chọn đề tài “Pháp
luật về hoạt động bảo vệ môi trường trong giết mổ gia súc-gia cầm”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc-gia
cầm đang diễn ra hằng ngày. Do các cở sở giết mổ gia súc-gia cầm là cơ sở nhỏ
lẻ thiết bị thô sơ, các khâu giết mổ thủ công kém vệ sinh, kiểm dịch qua loa là
nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe người dân. Đặc biệt là khâu xử lý chất thải tại các
lò mổ là không được đầu tư, các chất thải này được xả trực tiếp ra môi trường

gây ra khả năng ô nhiễm môi trường rất cao, đe dọa đến sự phát triển bền vững
của môi trường. Tuy nhiên ý thức của người dân đến vấn đề ô nhiễm môi trường
chưa cao, các quy định của pháp luật chưa thực sự áp dụng được một cách triệt
để. Vì vậy, người viết nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường trong hoạt động
của các lò giết mổ gia súc-gia cầm, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động giết mổ quy định như thế nào, thực tế hoạt động giết mổ
ở tỉnh Hậu Giang hiên nay và hướng giải quyết, khắc phục tình trạng môi trường
đang bị ô nhiễm, đồng thời giúp cho người dân hiểu biết được tầm quan trọng
của môi trường đối với sự sống của con người, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của các cơ sở giết mổ gia súc-gia cầm và của người dân nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do đề tài luận văn nằm trong khuôn khổ thời gian cho phép, nên người viết
chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề về hoạt động giết mổ gia súc-gia cầm gây ô
nhiễm môi trường, các quy định của pháp luật trong hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm, và tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động giết mổ gia súc, gia cầm tại tỉnh Hậu Giang, đưa ra ý kiến đề xuất của bản
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

2

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

thân. Nghiên cứu pháp luật về hoạt động bảo vệ mô trường trong giết mổ gia súcgia cầm người viết chủ yếu nghiên cứu dựa trên Luật Bảo vệ môi trường năm
2005, Luật an toàn thực phẩm năm 2010, các quy định của Pháp lệnh Thú y năm
2004 và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng kết hợp các phương

pháp như: Phân tích luật viết, liệt kê, tổng hợp, sử dụng kiến thức có sẳn,…Ngoài
ra người viết còn tra cứu các tạp chí, sách báo, giáo trình, từ internet, và các văn
bản quy phạm pháp luật.
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: Lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Trong phần nội dung gồm hai chương
Chương 1:Khái quát chung về môi trường và hoạt động giết mổ gia súc-gia cầm
Chương 2:Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc-gia
cầm

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

3

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ GIẾT MỔ
GIA SÚC- GIA CẦM
Trong chương này người viết sẽ nghiên cứu về mặt lý luận để làm rõ một số
vấn đề như các khái niệm môi truờng, ô nhiễm môi trường, hoạt động bảo vệ môi
trường, tầm quan trọng của môi trường, khái niệm gia súc-gia cầm, khái niệm
chăn nuôi, tầm quan trọng của chăn nuôi và họat động giết mổ.
1.1. Khái quát chung về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm môi trường

Thuật ngữ “môi trường” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “environner” có nghĩa là
“bao quanh hoặc chu trình khép kín”. Thuật ngữ này cũng được các quốc gia sử
dụng khá phổ biến trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, cụ thể như:
“Umuwelt” (German-Đức); “Mileu” (Dutch-Hà Lan); “Medio ambiente”
(Spanish-Tây Ban Nha); “Meio ambiente” (Portuguese-Thổ Nhĩ Kỳ); “Al’biah”
(Arabic-Ả Rập); “Okruzhayuchaia sreda” (Russia-Nga); và “Kankyo” (JapaneseNhật).
Khái niệm về môi trường là một phạm trù rất rộng, được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau:
“Môi trường” là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong
đó con người hay mọi sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ con người
hay sinh vật ấy;
“Môi trường là toàn bộ hoàn cảnh, vật thể hoặc điều kiện bên ngoài vây
quanh tác động qua lại lẫn nhau;
“Môi trường” là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ;
“Môi trường” là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi
chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội;
“Môi trường” được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do
con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

4

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

động của mình, đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa

mãn các nhu cầu của con người.
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy một số định nghĩa khác về môi trường ở
phạm vi rộng như: Môi trường học sinh; môi trường sinh viên; môi trường gia
đình; môi trường xã hội; môi trường sống; môi trường lao động.1
Ở Việt Nam, khái niệm pháp lý về môi trường được xây dựng trong Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005, cụ thể như sau: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 (có hiệu lực ngày 01/07/2006), thì môi trường được định nghĩa
như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật”. Đây là một khái niệm bao quát và khá đầy đủ chứa đựng
cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo, nó nhấn mạnh
vai trò tầm quan trọng của môi trường đến đời sống xã hội loài người và mối
quan hệ giữa con người với môi trường nói chung.
Nhìn chung hiện nay, môi trường được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau
như: Môi trường nhìn ở góc độ pháp lý hay môi trường nhìn ở góc độ khoa học,
từ những cách nhìn nhận đó sẽ có nhiều khái niệm môi trường khác nhau, nhưng
bản chất môi trường sẽ không thay đổi. Bởi vì môi trường là tất cả các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản
xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì: "Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật ".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ.
1


ThS. Kim Oanh Na: Luật môi trường, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, Tr.3

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

5

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.2
Như vậy, ta hiểu rằng ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô
nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản
lý của con người đối với môi trường.
1.1.1.3. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, ta có khái niệm về
họat động bảo vệ môi trường như sau: “Hoạt động bảo vệ môi trường là họat
động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu
đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự ra
đời của nhiều nhà máy, xí nghiệp. Từ các nơi này thải ra môi trường một lượng
chất thải rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lý các
chất thải trước khi thải ra môi trường, thì gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với

sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Bảo vệ
môi trường là nhân tố đảm bảo cho sức khỏe và chất lượng sống con người, đồng
thời còn góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh
quốc gia, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Khái quát tình hình môi trường hiện nay
Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người, nhưng thực tế hiện nay
môi trường nước ta đang xuống cấp nghiêm trọng, bởi con người đã khai thác
môi trường vượt quá giới hạn chứa đựng của nó. Hiện nay hàng lọat các vấn đề
về môi trường ở mức báo động như hiện tượng trái đất đang nóng dần lên làm
cho thiên tai tăng đột biến và mức nước biển dâng cao, lỗ thủng ozon ngày một
2

Bách khoa toàn thư Wikipedia, Ô nhiễm môi trường là gì,
/>g, [truy cập ngày 19/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

6

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

lớn làm giảm khả năng bảo vệ sự sống của khí quyển, ô nhiễm môi trường gia
tăng làm cho chất lượng cuộc sống bị xuống cấp… Đất nước ta đã trải qua hơn
20 năm đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta đã đạt được
những thành tựu nhờ vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả.
Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị tàn phá nghiêm trọng, ô nhiễm và suy

thoái đến mức báo động. Có thể nói cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế, đất nước ta thực sự đang đứng trước nhiều thách thức về sự phát triển
bền vững. Trong đó, thách thức lớn nhất, cơ bản nhất là làm thế nào để hài hòa
giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ
môi trường, giữa lợi ích của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Đất đai là nguồn
tài nguyên vô giá và có hạn đang ngày càng mất cân đối với nhu cầu phát triển.
Dịên tích đất canh tác tính theo đầu người giảm nhanh, hiện chỉ có 0,2 ha/người
và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/người. Sự suy giảm đất
canh tác, sự suy thoái chất lượng đất và sa mạc hóa cũng đang diễn ra với tốc độ
nhanh. Xói mòn rửa trôi, khô hạn, sạt lở, mặn hóa, phèn hóa, v.v… đang xảy ra
phổ biến ở nhiều nơi đã làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu ha đất tự nhiên
được coi là “có vấn đề suy thoái”. Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế
đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh, chủ yếu do ô nhiễm từ nước thải gây ra.
Hàng năm có hơn một tỷ m3 nước thải hầu hết chưa xử lý thải ra môi trường.
Dự báo nước thải sẽ tăng hàng chục lần trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khối lượng lớn nước thải này đang và sẽ gây
ô nhiễm nghiêm trọng nhiều nguồn nước trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các
lưu vực sông, các hồ trong các đô thị lớn.
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người cũng đang đối mặt
với suy giảm nhanh, đặt biệt là về chất lượng. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu
40% độ che phủ của rừng vào năm 2010, tuy nhiên chất lượng rừng thì ngày càng
suy giảm. Cùng với rừng, đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng với con
người và thiên nhiên. Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10
trên thế giới, nhưng tốc độ suy giảm được xếp vào loại nhanh nhất. Nhiều hệ sinh

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

7

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền



Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

thái tự nhiên bị xâm phạm, suy giảm diện tích. Trong không đầy 50 năm, diện
tích rừng ngập mặn suy giảm gần ¾.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng đang
làm biến đổi các điều kiện môi trường và tài nguyên ở thành thị và nông thôn.
Trong thực tế những vấn đề môi trường đô thị và công nghiệp diễn ra ngày càng
gay gắt, tạo ra sức ép ngày càng tăng với môi trường. Hiện nay hầu hết các khu,
cụm công nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đạt yêu cầu.
Hầu hết làng nghề trên cả nước đều không có hệ thống xử lý rác thải, nước thải
và khí thải đây là những vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết. Đó là chưa kể
một tỉ lệ lớn rác thải sinh họat, chất thải y tế chưa được xử lý, một khối lượng lớn
thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng và chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam còn tồn lưu ở nước ta. Nhìn chung tình hình môi trường
ngày nay đang suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu
do sự nhận thức của con người còn thấp về vai trò quan trọng của môi trường,
chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ
môi trường, do những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường.3
1.1.3. Những ảnh hưởng của môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường
Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái hiện nay là vấn đề nóng bỏng đang gây ra
những tác hại to lớn đối với cuộc sống con người.
Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác

bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế-xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều
ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và
ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt

3

TS. Phạm Khôi Nguyên: Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước, Tạp chí Tài nguyên
và Môi trường, số 56, tháng 5/2006. tr. 3- tr. 4

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

8

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và
sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rất lớn, liên quan
trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm rất nghiêm trọng với sự ra
đời của nhiều khu, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống bên cạnh lợi ích
kinh tế của nó mang lại thì môi trường cũng bị tàn phá nghiêm trọng. Môi trường
đất, môi trường nước, môi trường không khí nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, ô nhiễm môi trường ở các đô thị đang ngày càng gia tăng mức độ ô nhiễm
như bụi tràn lan, úng ngập ngày càng trầm trọng, chất thải rắn chưa được thu
gom và xử lý triệt để. Một nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến
sức khỏe cảnh sát giao thông làm việc tại một số nút giao lộ ở TP.HCM cho thấy,
nhiều người mắc đồng thời nhiều bệnh, thậm chí hơn 3 bệnh. Nổi bật trong cơ

cấu bệnh của cảnh sát giao thông là bệnh về tai mũi họng.4
Mối quan hệ con người với môi trường tự nhiên là sự tác động qua lại, con
người khai thác tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sau đó thải trở lại
môi trường những chất độc hại làm cho môi trường bị ô nhiễm. Môi trường ô
nhiễm trầm trọng tác động trở lại con người gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tếxã hội.
Theo đánh giá, hiện nay Việt Nam đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức khoẻ
con người do một thời gian dài chưa thật sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Cụ thể là ngày càng
xuất hiện nhiều điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như những “làng
ung thư” ở Hà Tây, Phú Thọ, Hải Phòng…
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy hàng năm cả nước có gần 200 ngàn người bị
mắc bệnh ung thư mới phát hiện. Riêng bệnh viện K Hà Nội, trong vòng năm
năm trở lại đây, mỗi năm tiếp nhận trung bình khoảng 150.000 người bị ung thư
mới phát hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng tăng, theo

Thành Hiển-Văn Hào,Báo động về ô nhiễm môi trường, [ truy cập ngày 01/03/2013]
4

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

9

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

đánh giá tổng hợp của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chính là do
môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, tại Việt Nam trung bình mỗi
năm có trên 9.000 ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Số người
chết vì nguyên nhân do ô nhiễm không khí là hơn 16.000 người.5
Ngoài các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là hoạt động xả chất thải chưa
qua xử lý của các nhà máy, xí nghiệp, các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh nhỏ, hoạt động nông nghiệp thì sự gia tăng của các phương tiện
giao thông là nguồn gây ô nhiễm bụi ở các đô thị, góp phần ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân. Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam đánh giá hoạt động
giao thông góp phần 85% lượng khí CO2 (gây ngạt thở, nhói ở mũi, cổ họng),
95% lượng VOCs (các chất hữu cơ bay hơi có thể gây khô da, ảnh hưởng xấu
đến hệ tuần hoàn, tiêu hoá, gan thận) và các loại khí độc hại khác.6
Điều đáng lo ngại của việc ô nhiễm môi trường chính là tạo nên hiệu ứng nhà
kính. Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau.
Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của trái đất diễn ra nhanh chóng. Tại hội
nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới
đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của trái đất sẽ tăng thêm 1,5 –
4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện
tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng
lỗ thủng tầng ôzôn.
CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí
CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.7
5

Minh Phúc, Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng nồi cơm, manh áo, [truy cập ngày 29/02/2013]
6

Theo LDO, Ô nhiễm môi trường,”sát thủ” hàng đầu của sức khỏe, [truy cập ngày 29/02/2013]
7


Bách khoa toàn thư Wikipedia, Ô nhiễm môi trường là gì,
/>[truy cập ngày 29/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

10

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý,
các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn
xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền
vững của nền kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm
đến vấn đề bảo vệ môi trường như: Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính Trị
ngày 15 tháng 11năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết xác định mục tiêu phát triển kinh
tế phải gắn với bảo vệ môi trường.
Vào ngày 12/12/2012 Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược với mục tiêu đến
năm 2020 phải kiểm soát, hạn chế cơ bản tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường,
suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, tiếp tục cải thiện chất lượng
môi trường sống. Nâng cao nhận thức, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên bảo vệ môi trường
không phải là việc của Nhà nước, mà là việc chung của mọi người bằng những

hành động cụ thể của mình để chung tay bảo vệ môi trường.
1.1.4. Sơ lược các quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường bị ô nhiễm đã xảy ra từ rất lâu, gây ra những ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống con người và sinh vật. Thể hiện sự quan tâm đến môi trường
Chính phủ đã cho sọan thảo và ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến môi
trường.
Trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta, đã có quy định về bảo vệ môi trường,
nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường.
Để bảo đảm những quy định của Hiến pháp được thực thi, Nhà nước tiếp tục
có những văn bản cụ thể về bảo vệ môi trường. Để hòa nhập xu thế phát triển của
pháp luật về môi trường với các nước trên thế giới, Việt Nam cần phải có những
văn bản cụ thể về bảo vệ môi trường. Vì thế ngày tại kì kọp lần thứ 4 Khóa IX
Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993. Xã
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

11

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề về môi trường mới nảy sinh thì Luật Bảo
vệ môi trường năm 1993 đã được thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Luật Bảo vệ môi trường ra đời là cơ sở cho việc ban hành các văn bản liên quan
đến việc bảo vệ môi trường. Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Nghị định số
117/2009/NĐ-CP ra đời quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, phạm vi điều chỉnh của Nghị định là các hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt và các biện pháp khắc

phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra thiệt hại cũng được
quy định cụ thể tại Điều 624 của Bộ Luật dân sự 2005. Các cá nhân, pháp nhân
gây ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi. Để
giúp việc xác định thiệt hại và mức thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi
trường được thuận tiện, dễ dàng ngày 03 tháng 12 năm 2012 Chính phủ ban hành
Nghị định 113/2010/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại với môi trường. Nếu
cá nhân, tổ chức có hành vi tác động đến môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng
thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra. Những hành vi
nào được xem là hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định cụ
thể tại Chương XVII của Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 và được sửa đổi,
bổ sung năm 2009.
Để có cơ sở pháp lý xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư
04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 05 năm 2012, quy định về tiêu chí xác định
cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia và sẽ thi hành nhiều quy định về bảo vệ
môi trường có tính chất khu vực và toàn cầu, điển hình như: Công ước CITES về
buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp vào tháng 3/1973, Luật
Biển quốc tế 1982, Công ước 1985 bảo vệ tầng ozon, Hiệp định 1995 về hợp tác
phát triển bền vững lưu vực sông Mekong… Đây là chương khái quát về pháp
luật liên quan đến họat động bảo vệ môi trường nên người viết chỉ giới thiệu sơ

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

12

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền



Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

lược chung các quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường, đến
chương 2 người viết sẽ phân tích cụ thể.
1.2. Khái quát chung về hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc-gia cầm
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm gia súc-gia cầm
 Gia súc
Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa
và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao
động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp.8
 Gia cầm
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ,
thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục
đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà,
vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi
trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim
khác bị giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là vật
cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi.9
1.2.1.2. Khái niệm chăn nuôi
Chăn nuôi là hệ thống các biện pháp về giống, thức ăn, thú y, kỹ thuật cần
được áp dụng đúng quy trình để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nhằm đáp ứng
nhu cầu cần thiết của con người.10

8

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, gia súc, [truy cập ngày
27/02/2013]
9


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, gia cầm, [truy
cập ngày 28/02/2013]
10

Chăn nuôi là gì, [truy cập ngày
28/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

13

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

Như vậy ta hiểu, chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại,
nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: Thực phẩm, lông, và sức lao
động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống
sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể
từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định
cư. Con người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của vật
nuôi. Dần theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật nuôi đã
thay đổi hoàn toàn. Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn thích hợp
với cuộc sống nơi hoang dã nữa.
1.2.1.3. Khái niệm hoạt động giết mổ gia súc-gia cầm
Để đưa ra khái niệm thế nào hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, người viết
xin giới thiệu một vài đặc điểm liên quan đến hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.
Việc giết mổ gia súc, gia cầm theo pháp luật được thực hiện tại cơ sở giết mổ cố
định, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và phải đảm bảo các điều

kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Trong các cơ sở giết mổ phải phân
chia thành từng khu riêng như khu nuôi nhốt động vật trước khi giết mổ, khu giết
mổ, khu bẩn, khu sạch. Khu sạch là nơi diễn ra hoạt động rửa, kiểm tra thân thịt,
đóng dấu kiểm soát giết mổ, làm lạnh, pha lóc, đóng gói.
Khu bẩn là nơi nuôi nhốt lợn chờ giết mổ, tắm lợn, gây choáng, nhúng nước
nóng, cạo lông, lấy và làm sạch phủ tạng. Tất cả quy trình này đều phải tuân thủ
các tiêu chuẩn về giết mổ gia súc, gia cầm do pháp luật quy định.11 Như vậy, qua
tìm hiểu các khâu trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, người viết xin đưa ra
khái niệm họat động giết mổ gia súc, gia cầm như sau: Hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm là một quy trình khép kín, trong quy trình đó con người sử dụng những
dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, tác động đến động
vật được giết mổ. Kết quả của quy trình trên tạo ra sản phẩm thịt gia súc, gia
cầm an toàn phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong quá trình tạo ra sản
phẩm thịt động vật, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

11

Điều 3 Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

14

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

1.2.2. Phân lọai gia súc-gia cầm

Hiện nay vật nuôi được phân thành hai nhóm lớn là gia súc và gia cầm.
Trong nhóm gia súc được chia thành hai nhóm nhỏ là: Đại gia súc và tiểu gia súc.
Đại gia súc là: (trâu, bò, ngựa....), tiểu gia súc là: (lợn, dê, cừu...). Gia cầm là: (gà,
vịt, ngan, ngỗng...). Người viết xin trình bày sơ lược về đặc điểm của các loài gia
súc và gia cầm trên
Gia súc
 Đại gia súc
Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã
ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, miền bắc
Úc. Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới
Châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu.
Tuy trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên song số lượng trâu hoang dã
không còn nhiều. Giới khoa học lo rằng trâu rừng thuần chủng không còn nữa vì
đã lai với trâu nhà. Riêng tại Việt Nam số lượng trâu rừng còn rất ít, chủ yếu
phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với
Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai với trâu nhà.
Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã
lớn hơn thế rất nhiều; con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao
tới khoảng 1,8 m.12
Bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh
pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã và bò thuần hóa. Chi Bos có
thể phân chia thành 4 phân chi là: Bos, Bibos, Novibos, Poephagus, nhưng sự
khác biệt giữa chúng vẫn còn gây tranh cãi. Chi này hiện còn 5 loài còn sinh tồn.
Tuy nhiên, một số tác giả coi chi này có tới 7 loài do các giống bò thuần hóa
cũng được họ coi là những loài riêng. Phần lớn các loài là động vật gặm cỏ, với
lưỡi dài để liếm các loại cỏ mà chúng thích cùng các răng lớn để nhai cỏ. Nhiều
12

Bách khoa toàn thư Wikipeia, Trâu, [truy cập ngày


27/01/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

15

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

loài là động vật nhai lại, với dạ dày có 4 ngăn (túi) cho phép chúng có thể tiêu
hóa những loại cỏ khó tiêu nhất.
Hiện nay có khoảng 1,3 tỷ bò nhà được nuôi dưỡng, làm cho chúng trở thành
một trong những loài động vật có vú được thuần hóa đông đảo nhất về số lượng
trên thế giới. Các thành viên của chi này hiện tại được tìm thấy ở châu Phi, châu
Á, châu Âu và châu Mỹ. Môi trường sinh sống của chúng không đồng nhất và
phụ thuộc vào từng loài cụ thể; chúng có thể thấy trên đồng cỏ, rừng mưa, vùng
đất ẩm, xavan và các khu rừng ôn đới.
Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18-25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng
nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm. Chúng có chu kỳ mang thai kéo
dài 9-11 tháng, phụ thuộc từng loài và sinh ra chủ yếu là 1 con non (ít khi sinh
đôi) vào mùa xuân, được gọi chung là bê.13
Tiểu gia súc
Lợn nhà hay lợn nuôi là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cung
cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Lợn nhà thường được
cho rằng là một phân loài từ tổ tiên hoang dã của chúng là lợn rừng, trong trường
hợp này chúng được đặt tên sinh học là Sus scrofa domesticus. Một số nhà phân
loại học cho rằng lợn nhà là một loài riêng và gọi tên chúng là Sus domesticus,
và lợn rừng là S. scrofa. Lợn rừng đã quần hợp với con người cách đây 13.000–

12.700 năm. Những con lợn nhà thoát khỏi nơi nuôi dưỡng đã trở về với cuộc
sống hoang dã ở một số nơi trên thế giới (ví dụ, New Zealand) và gây ra một số
hiểm họa môi trường.
Trước đây, các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ (chủ yếu là
xương xọ) đã cho rằng lợn được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở
vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kì hoặc cùng khoảng thời gian này
tại Trung Quốc.

13

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Bò, [truy cập ngày

27/01/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

16

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

Nhưng theo một nghiên cứu được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di
truyền học Mỹ và Thụy Điển, trong đó phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng
DNA của các giống lợn (700 con) trên thế giới, tổ tiên của lợn ngày nay được xác
định là là lợn rừng và quê hương của lợn rừng nguyên thủy này chính là vùng
Đông Nam Á ngày nay. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, lợn theo con
người đến các vùng khác của lục địa Á Âu (Eurasia) và ra các đảo Thái Bình
Dương. Lợn được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc,

vùng Cận Đông và châu Âu.14
Dê là loài động vật thuộc họ Bovidae (tổng cộng có khoảng 137 loài như trâu,
bò, dê, cừu v.v...). Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông
tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu,
thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo
các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở
vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài
và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn mực nước biển).
Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có
nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...).
Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được
cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại
cây cằn cỗi...).15
Gia cầm
Gà (danh pháp hai phần: Gallus gallus, Gallus gallus domesticus) là một loài
chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng ngàn năm. Một số ý kiến cho
rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ

14

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Lợn, BB%A3n_nh%C3%A0,

[truy cập ngày 27/01/2013]
15

Bách khoa toàn thư Wikipedia, Dê, [truy cập ngày
27/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na


17

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động giết mổ gia súc-gia cầm

nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, chúng là loài vật có số
lượng áp đảo nhất với 24 tỉ con (thống kê 2003).
Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay
người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các
ngành sinh học, vật lý, hoá học.
Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Nếu ta
so sánh với thịt heo và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất nhiều lần, trong khi
đó lượng mỡ ít hơn.16
Vịt là tên gọi phổ thông cho một số loài thuộc họ Vịt (Anatidae), bộ Ngỗng
(Anseriformes). Các loài này được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các
phân họ thuộc họ Anatidae. Vịt chủ yếu là một loài chim nước, sống được ở cả
vùng nước ngọt lẫn nước mặn, có kích thước nhỏ hơn so với những người bà con
của chúng là ngan, ngỗng, và thiên nga.
Vịt có chiếc mỏ dẹp rất lợi hại trong việc bắt các loài sinh vật nhỏ sống dưới
nước như thực vật thủy sinh, côn trùng, các động vật lưỡng cư, động vật thân
mềm có kích thước nhỏ như sò, hến… Ngoài ra thì cỏ, các loài thực vật dưới
nước cũng là thức ăn khoái khẩu của loài vịt.
Phần lớn loài vịt thường không bay được vào thời kỳ thay lông, chúng phải
nhờ những bà con bảo vệ, cung cấp đầy đủ thức ăn trong suốt thời gian này. Vịt
có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt, trứng, lông. Ngoài
ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng, hay phục vụ các
màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ
xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ

lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng
12 inch tức khoảng 30 cm).17

16

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,Gà, cập ngày
27/02/2013]
17

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,Vịt, cập ngày
21/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

18

SVTH: Trần Thị Bích Tuyền


×