Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bản QUYỀN đối với TRUYỆN TRANH TRÊN INTERNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 108 trang )

Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 35
Đề Tài:

BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI TRUYỆN TRANH
TRÊN INTERNET

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN PHAN KHÔI
Bộ môn Tư Pháp

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN MỸ TIÊN
MSSV: 5095571
Lớp: Thương mại 1 – k35

Cần Thơ, tháng 11 năm 2012

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

1

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên



Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu về đề tài người viết đã tìm
hiểu thêm rất nhiều kiến thức liên quan đến chuyên ngành cũng
như một số kiến thức khác rất có ích cho người viết trong việc
nghiên cứu và trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, để hoàn thành
được đề tài, người viết đã nhờ sự giúp sức của nhiều thầy cô, bạn
bè xung quanh trong thời gian học tập tại trường.
Người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô và
các bạn trong khoa đã giúp đỡ nhiệt tình. Người viết xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới Thầy – Th.s Nguyễn Phan Khôi,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài
này. Đề tài khóa luận là công trình nghiên cứu với sự tìm tòi và
phân tích của cá nhân, do đó không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của thầy cô giáo và các bạn để người viết có thể hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp và có những tiến bộ hơn trong những
nghiên cứu tiếp theo của mình.
Cần Thơ, tháng 11 năm 2012
Người viết
Nguyễn Mỹ Tiên

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

I

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên



Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…....................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
.......................................................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

II

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
.......................................................................................................................
........................................................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

III

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…....................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
.......................................................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

IV

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên



Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ được viết tắt

SHTT

Sở hữu trí tuệ

BLDS

Bộ luật dân sự

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

NXB


Nhà xuất bản

CTMT

Chương trình máy tính

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

V

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI TRUYỆN
TRANH TRÊN INTERNET ................................................................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM .......................................................................3
1.1.1. Bản quyền ..........................................................................................3
1.1.1.1. Khái niệm bản quyền .....................................................................3
1.1.1.2. Quyền nhân thân............................................................................4
1.1.1.3. Quyền tài sản .................................................................................5
1.1.2. Tính tất yếu bảo vệ bản quyền.......................................................................6
1.1.2.1. Đối với bản thân tác giả.................................................................6
1.1.2.2. Đối với kinh tế, xã hội ....................................................................7
1.2. TÁC PHẨM ..............................................................................................7
1.2.1. Khái niệm tác phẩm ..........................................................................7

1.2.2. Truyện tranh ......................................................................................8
1.2.2.1. Khái niệm truyện tranh .................................................................8
1.2.2.2. Phân loại truyện tranh ..................................................................10
1.2.2.3. Lịch sử hình thành truyện tranh ....................................................11
1.2.2.4. Đặc thù truyện tranh .....................................................................13
1.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐƯỢC BẢO HỘ TRONG TRUYỆN
TRANH.........................................................................................................................14
1.3.1. Lời thoại (ngôn từ) ...............................................................................14
1.3.2. Hình vẽ...................................................................................................15
1.3.3. Nhân vật truyện tranh .......................................................................16
1.4. TRUYỀN TẢI PHỔ BIẾN TÁC PHẨM TRUYỆN TRANH .................18
1.4.1. Internet ...............................................................................................18
1.4.1.1. khái niệm Internet. ........................................................................18
1.4.1.2. Lợi ích Internet .............................................................................18
1.4.1.3. Lịch sử hình thành Internet ...........................................................19
1.4.1.4. Cơ quan quản lý Internet...............................................................20
1.4.2. Sách điện tử ........................................................................................20
1.4.2.1. Khái niệm sách điện tử..................................................................20
1.4.2.2. Cách đọc sách điện tử ...................................................................21
1.5. TRUYỆN TRANH TRÊN INTERNET...................................................22
1.5.1. Đặc trưng truyện tranh trên Internet...............................................22
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

VI

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
1.5.2. Bản quyền truyện tranh trên Internet ..............................................23

1.5.2.1. Bản quyền truyện tranh trên Internet dưới góc độ tác phẩm..........23
1.5.2.2. Bản quyền truyện tranh trên Internet dưới góc độ chương trình máy
tính........................................................................................................................24
1.6. SỰ KHÁC BIỆT TRUYỆN TRANH TRÊN INTERNET VỚI TRUYỆN
TRANH XUẤT BẢN THÀNH ẤN PHẨM KHÁC ................................................25
1.7. TRUYỆN CHẾ .........................................................................................27
1.8. TRUYỆN TRANH TỰ SÁNG TÁC …………………………………….20
1.9. SƠ LƯỢC CÁC TRANG WEB TRUYỆN TRANH TRÊN INTERNET
1.9.1. Giới thiệu chung các trang web truyện tranh trên Internet ............31
1.9.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động các trang web truyện tranh trên
Internet ....................................................................................................................32
1.9.2.1. Cơ cấu .........................................................................................32
1.8.2.2. Hoạt động....................................................................................33
1.9.3. Kết cấu các trang web truyện tranh trên Internet ...........................35
1.8.4 Hoạt động liên quan đến truyện tranh trên Internet........................35
1.9.4.1. Tìm nguồn.....................................................................................35
1.9.4.2. Scan..............................................................................................36
1.9.4.3. Dịch..............................................................................................36
1.9.4.4. Công tác đồ họa............................................................................37
1.9.4.5. Duyệt............................................................................................37
1.9.4.6. Đưa truyện lên Internet.................................................................37

CHƯƠNG 2. NGUY CƠ TIỀM ẨN VI PHẠM BẢN QUYỀN VÀ PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI TRUYỆN TRANH TRÊN
INTERNET…………………………………………………………………………………..40
2.1. TÌNH HINH VI PHẠM……………………………………………………40
2.1.1. Tình hình vi phạm bản quyền...........................................................40
2.1.2. Tình hình vi phạm bản quyền thông qua Internet............................42
2.1.3. Tình hình vi phạm bản quyền truyện tranh trên
Internet.........................................................................................................................43

2.1.3.1.Mangafc…………………………………………………………………...43
2.1.3.2. Manga.24h……………………………………………………………….44
2.1.3.3.Truyentranh8.com………………………………………………………..45
2.1.3.4.Sharing…………………………………………………………………….46
2.1.3.5.Blogtruyen…………………………………………………………………47
2.2. DẤU HIỆU VI PHẠM BẢN QUYỀN TRUYỆN TRANH TRÊN
INTERNET ..............................................................................................................51
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

VII

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền tài sản .....................................................51
2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân ...............................................54
2.3. HẬU QUẢ ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI .............................................................56
2.3.1 Kinh tế.................................................................................................56
2.3.1.1. Đối với NXB....................................................................................56
2.3.1.2. Đối với tác giả.................................................................................57
2.3.1.3. Đối với Nhà nước............................................................................ 58
2.3.2. Xã hội………………………………………………………………….59
2.4. TỔN THẤT.............................................................................................................60

2.4.1. Tổn thất về tài sản .............................................................................60
2.4.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử
dụng quyền tác giả.....................................................................................................60
2.4.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả.............................61
2.4.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh

nghiệp.......................................................................................................................61
2.4.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác
giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và
các chi phí khác .........................................................................................................61
2.4.2. Thu nhập bị giảm sút...........................................................................62
2.4.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyền
tác giả........................................................................................................................62
2.4.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền
tácgiả.............................................................................................................................62
2.4.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh .........................................................62
2.4.4. Chi phí hạn chế, khắc phục thiệt hại ................................................63
2.4.5. Tổn thất về tinh thần .........................................................................63
2.5. CHẾ TÀI KHI VI PHẠM BẢN QUYỀN ..................................................63
2.5.1. Trách nhiệm hành chính ...................................................................64
2.5.2. Trách nhiệm dân sự ...........................................................................65
2.5.3. Trách nhiệm hình sự..........................................................................68

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VI PHẠM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
VẤN ĐỀ VI PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI TRUYỆN TRANH TRÊN
INTERNET........................................................................................................72
3.1. NGUYÊN NHÂN VI PHẠM......................................................................72
3.1.1. Nhu cầu của người đọc ......................................................................72
3.1.2. Sự phát triển của Internet .................................................................73
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi
Tiên

VIII

SVTH: Nguyễn Mỹ



Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
3.1.3. Ý thức về bản quyền..........................................................................73
3.1.4. Yếu kém trong việc nắm bắt nhu cầu người đọc..............................74
3.1.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật về quyền tác giả
chưa được đồng bộ...................................................................................................76
3.1.6. Chế tài chưa đủ mạnh .......................................................................77
3.2. Ý NGHĨA VI PHẠM BẢN QUYỀN ..........................................................77
3.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT......................................................78
3.3.1. Mặt tích cực ......................................................................................78
3.3.2. Mặt còn tồn tại...................................................................................78
3.4. GIẢI PHÁP ................................................................................................79
3.4.1. Tự bảo vệ............................................................................................79
3.4.2. Giải pháp khuyến khích ....................................................................79
3.4.3. Giải pháp ý thức ................................................................................80
3.4.4. Giải pháp quản lý của các nhà cung cấp Internet và chủ cung cấp
trang web……………………………………………………………………………..82
3.4.4.1. Nhà cung cấp Internet.....................................................................82
3.4.4.2. Nhà cung cấp trang web..................................................................84
3.4.5. Giải pháp về quản lý của các cơ quan có thẩm quyền......................85
3.4.5.1. Tòa án..............................................................................................85
3.4.5.2. Các cơ quan quản lý khác.............................................................85
3.5. KIẾN NGHỊ................................................................................................87
3.5.1. Pháp luật ............................................................................................87
3.5.2. Công tác quản lý ................................................................................89
3.5.3. Tự bảo vệ............................................................................................90
3.5.4. Giáo dục ý thức..................................................................................91
3.5.5. Cơ quan quản lý có thẩm quyền .......................................................91
3.5.6. Hợp tác quốc tế..................................................................................91
KẾT LUẬN ...........................................................................................................93


GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

IX

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới trong những thập niên vừa qua, nhất là từ khi thực hiện cuộc cách mạng
khoa học – kỹ thuật vào thập niên 80, đã có những bước phát triển thần kỳ và thật sự
mạnh mẽ với hàng loạt thành tựu về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, chính trị, xã hội, an
ninh… Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cho sự phát triển này, nhưng hầu như các
ý kiến của các chuyên gia đều thừa nhận rằng nguyên nhân chính cho sự phát triển là
sự xuất hiện của Internet. Sự xuất hiện của Internet đã thúc đẩy thế giới phát triển, đưa
cả thế giới vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên bùng nổ thông tin. Ở Việt Nam Internet phát
triển nhanh chóng và việc ứng dụng Internet vào cuộc sống càng rộng rãi, lợi ích của
Internet vô cùng lớn, song bên cạnh đó Internet cũng mang lại nhiều bất cập, nhiều vấn
đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề là vi phạm bản quyền truyện tranh trên
Internet.
Internet chính là phương tiện để các trang web truyện tranh sử dụng để thực hiện
hành vi vi phạm bản quyền truyện tranh, các hành vi vi phạm bản quyền truyện tranh
của các trang web hiện nay rất tinh vi và khó xử lý. Vi phạm bản quyền truyện tranh
trên Internet của các trang web truyện tranh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, các nhà xuất bản, các nhà kinh doanh liên quan
truyện tranh, kinh tế, xã hội. Những hành vi vi phạm bản quyền trên Internet rất nguy
hiểm tuy nhiên vấn đề quản lý nhà nước chưa sâu sát, các biện pháp xử lý chưa triệt
để, các văn bản điều chỉnh còn khá khiêm tốn vì thế gây ra tình trạng vi phạm bản

quyền như hiện nay. Để tìm hiểu kỹ hơn tình hình vi phạm bản quyền truyện tranh trên
Internet, cũng như vấn đề về hậu quả của vi phạm, hành lang pháp lý bảo vệ bản quyền
và giải pháp hữu ích, kiến nghị giải quyết vấn đề bản quyền truyện tranh trên Internet
hiện nay. Đó là lý do mà người viết chọn đề tài “Bản quyền đối với truyện tranh trên
Internet”.
2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu:
Tìm hiểu truyện tranh, truyện tranh trên Internet cũng như sơ lược về trang web
truyện tranh trên Internet.
Tìm hiểu tình hình vi phạm quyền tác giả nói chung và bản quyền truyện tranh
trên Internet nói riêng và hậu quả của vi phạm bản quyền .
Tìm hiểu hành lang pháp lý bảo vệ bản quyền và xử lý hành vi vi phạm bản
quyền nói chung và bản quyền truyện tranh trên Internet nói riêng và hậu quả của vi
phạm bản quyền.
Tìm ra những bất cập của Luật và người viết đưa ra những giải pháp để góp phần
cho hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền tác giả được hoàn thiện hơn, hạn chế tối đa
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

1

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
tình trạng xâm phạm bản quyền, bảo vệ kịp thời quyền lợi của các tác giả và chủ sở
hữu tác phẩm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vấn đề bản quyền
đối với truyện tranh trên Internet hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu về khái quát

chung về bản quyền đối với truyện tranh trên Internet, pháp luật hiện hành về bản
quyền đối với truyện tranh trên Internet và nguy cơ tìm ẩn của vi phạm bản quyền
truyện tranh trên Internet cũng như nguyên nhân vi phạm và giải pháp vấn đề vi phạm
bản quyền đối với truyện tranh trên Internet. Ngoài ra, người viết đưa ra một số kiến
nghị về luật, công tác quản lý, ý thức... Góp phần hạn chế vi phạm quyền tác giả nói
chung và quyền tác giả truyện tranh trên Internet nói riêng, bảo vệ tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm, bảo vệ nền kinh tế, xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt luận văn, người viết đã chọn các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích;
+ Phương pháp tổng hợp;
+ Phương pháp so sánh;
+ Phương pháp diễn dịch, quy nạp;
+ Phương pháp thống kê.
5. Kết cấu của đề tài
Trong bài luận văn này ngoài: Lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo thì kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về bản quyền đối với truyện tranh trên Internet.
Chương 2: Nguy cơ tiềm ẩn vi phạm bản quyền và pháp luật hiện hành về bản
quyền đối với truyện tranh trên Internet.
Chương 3: Nguyên nhân vi phạm, giải pháp và kiến nghị vấn đề vi phạm bản
quyền đối với truyện tranh trên Internet.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

2

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên



Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI
TRUYỆN TRANH TRÊN INTERNET
Truyện tranh là một hình thức giải trí được rất nhiều người tìm đọc đặc biệt là
giới trẻ. Hàng loạt những tác phẩm truyện được đưa lên mạng phục vụ văn hóa đọc
cho nhiều người. Hiện nay, truyện tranh không chỉ được in thành sách mà còn đưa lên
Internet vì thế vấn đề bảo vệ bản quyền truyện tranh còn khó khăn hơn. Việc bảo vệ
bản quyền truyện trang trên Internet là một vấn đề đang được rất nhiều nhà chuyên
môn quan tâm. Do đó để có thể hiểu rõ được pháp luật cũng như đưa ra những giải
pháp hoàn thiện về bảo vệ bản quyền cho pháp luật Việt Nam thì trước hết cần phải
biết được một số vấn đề cơ bản về bản quyền, truyện tranh như khái niệm bản quyền,
khái niệm truyện tranh cũng như tìm hiểu sơ lược trang web truyện tranh và một số
khái niệm liên quan.
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
1.1.1. Bản quyền
1.1.1.1. Khái niệm bản quyền
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả (author's right)” còn
được gọi là “bản quyền (copyright)” và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự
khác nhau nào. Mặc dù cùng những khái niệm để chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu
đối với tác phẩm của mình, thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là
bản quyền. Còn trong các văn bản chính thức của Việt Nam như Luật SHTT, BLHS...
thì thuật ngữ quyền tác giả chính thức được sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật
ngữ quyền tác giả và bản quyền chỉ có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn
liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật
Anh - Mỹ. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (tiêu biểu là Pháp) sử
dụng thuật ngữ quyền tác giả. Các nước hệ thống pháp luật Anh - Mỹ sử dụng thuật
ngữ bản quyền.1
Nói tóm lại, khái niệm quyền tác giả và bản quyền về cơ bản không khác nhau

nhiều chỉ khác nhau về xuất xứ hình thành, do vậy ta vẫn có thể đồng nhất hai thuật
ngữ này với nhau.
Trước kia, pháp luật về quyền tác giả được sử dụng để bảo hộ các loại hình thức
thể hiện sáng tạo khác nhau dưới dạng giấy, trong khi đó, ở thời đại Internet ngày nay,
quyền tác giả được áp dụng với tất cả các nhà sản xuất, phân phối và kinh doanh tác
phẩm dưới dạng kỹ thuật số.2
1

Đinh Thị Mai Phương – Phan Thị Hải Anh – Điêu Ngọc Tuấn, Cẩm nang pháp luật về Sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, tr.19-20.
2
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Bài 5 – Quyền tác giả và quyền liên quan, www.noip.gov.vn/html/p anorama/.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

3

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
Trên thế giới quyền tác giả phát sinh gắn liền với sự phát triển của công nghệ in.
Khi công nghệ in chưa ra đời, các tác phẩm (lúc đó chủ yếu là sách) thường được chép
tay, vì thế khả năng sao chép tác phẩm gốc là không nhiều. Khi công nghệ in ra đời,
một tác phẩm (một quyển sách) có thể dễ dàng nhân thành nhiều bản. Tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm không thể kiểm soát và quản lý được số người đang đọc quyển sách của
mình và trong đó có bao nhiêu người đã bỏ tiền ra in sách hợp pháp, còn bao nhiêu
người đã mua sách in lậu. Chính vì vậy, các tác giả, chủ sở hữu đã kiến nghị bảo hộ
quyền được in ấn và quản lý việc xuất bản, in ấn. Quốc gia đầu tiên ban hành luật về
quyền tác giả là nước Anh (năm 1709), nơi khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp,

sau đó là Mỹ (1790), Pháp (1791) và Đức. Như vậy, quyền tác giả phát sinh tại những
nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ rồi mới đến các nước theo hệ thống Châu Âu
lục địa.3
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một
hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký
hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật SHTT phải là sản phẩm của “lao
động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.
Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn
học, khoa học và nghệ thuật.
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong BLDS, Luật SHTT và
Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, quyền tác
giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Bao
gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
1.1.1.2. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền: 4
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh
khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín
của tác giả.
Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân
thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn

../ip_panorama_5_learning_points.pdf, [ngày truy cập: 30/06/2012].
3
Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ – Tập bài giảng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - 2006, tr.29.
4

Điều 19 Luật SHTT.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

4

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
liền với giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: Đặt
tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức
nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân không gắn
với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với những quyền được bảo hộ có thời hạn.
Các quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền nhân thân có thể chuyển giao, bảo vệ lợi
ích của tác giả, gắn với tài sản bao gồm: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác
công bố tác phẩm.
1.1.1.3. Quyền tài sản
Theo pháp luật hiện hành, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền được
hưởng thù lao giải thưởng. Thường thì chủ sở hữu tác phẩm được hưởng quyền sử
dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: 5
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền làm tác phẩm phái sinh: Làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả tự
thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác
phẩm mới. Những tác phẩm mới được tạo thành là tác phẩm phái sinh như tác phẩm
dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác,
phiên âm, chú thích. Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả khi không gây
phương hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái
sinh.
Quyền sao chép tác phẩm: Quyền sao chép là một trong các quyền quan trọng
của tác giả. Việc ghi âm, ghi hình bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết trình... là hình
thức sao chép thuộc quyền sao chép tác phẩm. Việc sao chép một phần hay toàn bộ tác
phẩm phải được sự đồng ý của tác giả.
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Là quyền do chủ sở hữu quyền tác
giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một
cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Ví dụ: Biểu diễn tác phẩm âm
5

Khoản 1 Điều 20 Luật SHTT.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

5

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
nhạc tại nhà hát lớn Hà nội có bán vé cho khán giả vào xem trực tiếp, hoặc biểu diễn
tác phẩm âm nhạc trong phòng thu hình để truyền hình trực tiếp cho khán giả xem đều

được coi là biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Trường hợp một người trình diễn tác
phẩm âm nhạc mới được sáng tác tại phòng khách của gia đình mình cho duy nhất các
thành viên trong gia đình mình nghe thì không được coi là biểu diễn tác phẩm trước
công chúng.
Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Quyền phân phối,
nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho người
khác thực hiện bằng việc sử dụng bất cứ hình thức nào, phương tiện kỹ thuật nào mà
công chúng có thể tiếp cận để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác.
Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả
việc trưng bày, triễn lãm trước công chúng.
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: Là quyền đưa tác
phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử
hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào để công chúng có thể tiếp cận.
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: Đây
là quyền độc quyền của chủ sở hữu. Nó là việc cho thuê để sử dụng có thời hạn, do
chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng thỏa thuận.
1.1.2. Tính tất yếu bảo vệ bản quyền
1.1.2.1. Đối với bản thân tác giả
Ngày nay, vấn đề SHTT nói chung và vấn đề bản quyền nói riêng ngày càng
được xã hội quan tâm và tôn trọng. Hành vi vi phạm bản quyền là một là hành vi nguy
hiểm. Chính vì thế, việc bảo vệ bản quyền để quyền và lợi ích của các tác giả được
pháp luật bảo vệ, đang trở thành một xu hướng mới trong thời đại ngày nay. Việc bảo
vệ tốt bản quyền giúp tác giả yên tâm hơn để tập trung vào công việc sáng tác của
mình cho ra nhiều tác phẩm khác mà không phải bận tâm đến tác phẩm của mình có bị
sao chép hay sử dụng trái phép hay không. Đó là một động lực rất lớn cho các tác giả
trong thời đại hiện nay.
Tôn trọng và bảo vệ lợi ích của tác giả là quan niệm và hành xử có văn hóa trong
xã hội văn minh. Lấy tài sản của người khác để kinh doanh một cách bất minh là hành
vi trục lợi, phạm pháp, và trực tiếp liên quan tới đạo đức kinh doanh. Vì thế, đã đến lúc

các cơ quan chức năng cần có sự thống nhất trong quan niệm, phối hợp hành động trên
cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích của chủ sở hữu tác phẩm văn học - nghệ thuật.
Cần xác định đây không chỉ là vấn đề quyền lợi mà còn góp phần khuyến khích văn
nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo và cống hiến.
1.1.2.2. Đối với kinh tế, xã hội
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

6

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
Một nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao được hình thành
dựa trên nền tảng pháp luật SHTT vững chắc. Việc bảo hộ tốt bản quyền cũng ảnh
hưởng tốt đến nền kinh tế và xã hội của đất nước. Việc bảo vệ tốt bản quyền sẽ tạo cơ
chế hoạt động qua lại về lợi ích giữa những người sáng tạo và lợi ích chung của xã hội
góp phần ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là
nước đang phát triển như Việt Nam đồng thời tạo nên môi trường cạnh tranh giữa các
chủ thể với nhau từ đó thúc đẩy đầu tư từ đối tác nước ngoài… Bảo vệ bản quyền ảnh
hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội tạo nên môi trường lành mạnh, xã hội tốt đẹp, văn
minh và công bằng.
1.2. TÁC PHẨM
1.2.1. Khái niệm tác phẩm
Khi khảo sát tác phẩm nghệ thuật, chúng ta bắt đầu từ cái mà chúng ta nhìn trực
tiếp và chỉ sau đó chúng ta mới tự hỏi xem nội dung hay tư tưởng của tác phẩm đó là
gì. Vì không thừa nhận mặt bên ngoài của tác phẩm là có giá trị chúng ta đi tìm cái tư
tưởng ẩn náo bên trong, làm cho cái bên ngoài chan chứa sức sống… Tác dụng của
hình thức bên ngoài ấy là nó dẫn ta đến với cái bên trong.6 Tác phẩm là sự thống nhất
hữu cơ giữa nội dung và hình thức. Nội dung được hiểu là ý nghĩa tư tưởng tình cảm.

Nội dung quyết định hình thức. Hình thức là tổ chức biểu diễn nội dung.
Tác phẩm là công trình do các nghệ sĩ, các nhà văn hóa, khoa học tạo nên: Tác
phẩm khoa học nổi tiếng, tác phẩm mới xuất bản.7
Tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong lĩnh vực
văn học, khoa học và nghệ thuật mà không phụ thuộc vào cách thức và hình thức thể
hiện và các tác phẩm ngôn ngữ khác; các bài thuyết trình, diễn thuyết, diễn văn và các
tác phẩm cùng loại; các tác phẩm âm nhạc, kịch, nhạc kịch…8 Điều 2 của Công ước
Berne chỉ quy định những loại hình tác phẩm thuộc các lĩnh vực nào sẽ được bảo hộ
quyền tác giả, chứ không định nghĩa thế nào là một tác phẩm theo ý nghĩa của Luật
quyền tác giả. Công ước Berne không nêu định nghĩa thế nào là một tác phẩm mà chỉ
quy định các tác phẩm thuộc lĩnh vực nào thì được bảo hộ, có lẽ vì các nước thành
viên sáng lập khi ký kết Công ước này đều đã có một định nghĩa tác phẩm về cơ bản là
giống nhau trong hệ thống luật quốc gia.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học
thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.9 Nhìn chung thì Luật SHTT vẫn
chưa có định nghĩa đầy đủ về khái niệm tác phẩm tuy nhiên ở Khoản 3 Điều 14, bổ
6

Hegel, Mĩ học, tập 1 NXB Văn hoc, 1999, Phan Ngọc Dịch, tr.80. Tham khảo thêm bản dịch Trung văn của
Chu Quang Tiềm, 1984, tr.24.
7
Từ điển Tiếng Việt.
8
Điều 2 Công ước Berne.
9
Khoản 7, Điều 4 Luật SHTT.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

7


SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
sung thêm tác phẩm “phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình
mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”.
Ở Việt Nam tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật được bảo hộ gồm: Tác
phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện
dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm
báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được
tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); tác phẩm
tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ
đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Đối với tác phẩm phái
sinh pháp luật về quyền tác giả không cấm việc sáng tạo tác phẩm trên tác phẩm khác
nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác
phẩm phái sinh. Các tác phẩm phái sinh được Luật SHTT đề cập đến bao gồm: Dịch,
phóng tác, biên soạn, chuyển thể, cải biên, tuyển chọn, chú giải.
Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của
mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Do phạm vi nghiên cứu đề tài nên người viết tập chung nghiên cứu một loại hình
tác phẩm được bảo hộ đó là tác phẩm văn học mà cụ thể hơn truyện tranh.
1.2.2. Truyện tranh
1.2.2.1. Khái niệm truyện tranh
Truyện tranh là một loại hình văn học mang tính nguyên hợp sâu sắc trong bản
chất nghệ thuật của mình. Đặc điểm nguyên hợp ấy không làm mất đi tính chất văn
học của truyện tranh, hoặc biến loại hình này trở thành một nghệ thuật hỗn hợp. Trong
tính hiện thực của nó, truyện tranh đích thực vẫn có và vẫn còn tồn tại tính ngôn ngữ
thẩm mỹ và hình tượng một cách độc lập so với hình vẽ. Tranh truyện là sự thể hiện

bằng cả một hệ thống quan hệ hình ảnh lời văn, với đặc điểm là sử dụng những quả
bóng độc đáo, một câu chuyện và chỉ giữ lại trong câu chuyện đó những yếu tố nhìn
thấy được. Truyện tranh được hình thành lối vẽ hài hước và lối vẽ biếm họa (cartoon)
xuất hiện từ các xung đột trong đời sống và chính trị xã hội, với cách vẽ khái quát nêu
bật đặc điểm, các hành động tiêu biểu mang tính hài hước nhằm châm biếm, đả kích
một vấn đề nào đó. Truyện tranh có cốt chuyện được thể hiện qua sự tiếp nối của hình
vẽ. Có rất nhiều cách định nghĩa truyện tranh nhưng dù định nghĩa cách nào đi nữa thì
ta cũng thấy truyện tranh khai thác sáng tạo của hai loại nghệ sĩ: Họa sĩ và nhà văn.
Vậy truyện tranh là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và văn học. Văn học
không phải bao giờ cũng cần thiết, bởi vì một loạt tranh nối tiếp nhau, không cần lời
chú giải, nhiều khi cũng vẫn làm người xem hiểu được diễn biến câu chuyện và hành
động của các nhân vật.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

8

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet

Hình 1: Hình ảnh truyện tranh
Truyện tranh ngày trước được in trên báo chí bằng tranh, chỉ được coi là dành
cho người thất học. Người có văn hóa nếu cầm đọc sẽ bị coi là thất học. Ngày nay,
truyện tranh được yêu thích rộng rãi và chiếm vị trí danh dự trên các ngăn sách báo
của thư viện. Trong vòng nửa thế kỷ nay, cách nhìn nhận đối với bộ môn nghệ thuật
này đã thay đổi nhanh chóng. Tổ sư của truyện tranh, nhà họa sĩ Thụy Sĩ Rodolphe
Topffer, gọi truyện tranh là “văn học bằng tranh”. Truyện tranh Nhật là manga, truyện
tranh châu Âu là Comic, truyện tranh Việt Nam là vncomic. Một số khái niệm cần biết
về truyện tranh:

Comic: Truyện tranh phương Tây. Một số bộ tiêu biểu có thể kể đến là Luky
Luke, Xì trum...
Anime: Được hiểu là hoạt hình có xuất xứ từ Nhật Bản. Tiếng Nhật của từ này có
nghĩa là họat hình. Khác với khái niệm họat hình thông thường vốn được xem dành
cho trẻ em, Anime rất đa dạng về chủng loại và đối tượng người xem: Có hành động,
hài hước, tình cảm, bi kịch, rồi cho con nít, cho người lớn...
Manga: Là truyện tranh Nhật Bản. Những truyện tranh từ biếm họa trên báo đến
truyện tranh tiểu thuyết đều có thể gọi là Manga. Truyện tranh tiếng Nhật là komikku,
được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công chúng.
Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm hai chữ “vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ
hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự phát triển tột bậc của Manga hiện đại vào thập
kỷ 60 mở rộng chủ đề ra ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng
để bao gồm luôn những chủ đề khác và tạo nên một chủng loại được chúng ta biết đến
ngày nay
Mangaka: Chỉ các tác giả Manga.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

9

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
Otaku: Là danh từ ám chỉ những người yêu thích Anime hay Manga cuồng nhiệt.
1.2.2.2. Phân loại truyện tranh
Truyện tranh là một thể loại văn học thực sự, bản thân loại hình văn học này cũng
giống như tiểu thuyết hay truyện ngắn, hoàn toàn có thể phân thành những tiểu loại với
những cơ sở phân chia khác nhau. Nếu như đối với tiểu thuyết, chúng ta vẫn thường
phân chia thành các tiểu loại như: Tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết
kinh dị, tiểu thuyết tâm lí - tình cảm… Thì truyện tranh cũng tồn tại những tiểu loại

tương tự. Tuy nhiên, do truyện tranh là một thể loại thực sự phức tạp trong cách thể
hiện (vì có cả hình vẽ) và đối tượng tiếp nhận văn học (thường là nhỏ tuổi) nên tồn tại
rất nhiều cách phân chia khác nhau. Theo khảo sát thực trạng phân chia hiện nay
chúng ta có thể phân chia truyện tranh thành các loại sau:10
Phân loại truyện tranh dựa trên cơ sở giới tính tiếp nhận: Đây là một trong
những cách phân loại phổ biến và cơ bản nhất trong thế giới truyện tranh. Dựa theo cơ
sở phân chia này, chúng ta sẽ chia toàn bộ truyện tranh thành hai loại được dành riêng
cho nam hoặc nữ. Theo thuật ngữ Nhật Bản, truyện tranh dành cho nam được định
danh là shounen, còn truyện tranh dành cho nữ được gọi là shoujo. Các truyện tranh
của thể loại shounen bao giờ cũng nặng về tính hành động chiến đấu, các chiến công
lừng lẫy cùng những cuộc cạnh tranh thể thao không khoan nhượng. Một số shounen
tiêu biểu có thể kể đến là Hành trình Uduchi của YuYu Hakusho; Hunter (Thợ săn);
Dragon Balls (Bảy viên ngọc rồng) của Akira Toriyama… Ngược lại, các truyện
shoujo bao giờ cũng nhẹ nhàng, bay bổng và đầy tính chất lãng mạn. Có thể kể đến
một số shoujo kinh điển như Nữ hoàng Ai Cập; Dòng sông huyền bí (Anatolia story)
của ShinoharaChie…
Phân loại truyện tranh dựa trên cơ sở độ tuổi tiếp nhận: Một trong những cách
phân loại rất thịnh hành trong các nền truyện tranh lớn hiện nay, đó chính là phân loại
theo độ tuổi tiếp nhận. Cách phân loại này dựa trên cơ sở đó là, ở truyện tranh yếu tố
độ tuổi người tiếp nhận đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến
sự thể hiện các chủ đề, yếu tố ngôn ngữ cũng như yếu tố hình vẽ. Sự phân loại dựa
trên cơ sở tiếp nhận là cần thiết sau đây là cách phân loại theo độ tuổi tiếp nhận phổ
biến nhất hiện nay: Truyện tranh dành cho độ tuổi thiếu nhi; truyện tranh dành cho độ
tuổi thiếu niên; truyện tranh dành cho độ tuổi thanh niên; truyện tranh dành cho độ
tuổi trưởng thành.
Phân loại truyện tranh dựa trên cơ sở nội dung đề tài: Đây là cách phân loại
phức tạp nhất và gây ra không ít bất đồng trong giới nghiên cứu nhưng rõ ràng đó là
một cách làm cần thiết, vì nó mang tính văn học sâu sắc. Một khi hiểu rõ đề tài của
10


Phan Tuấn Anh, Truyện tranh và truyện tranh Nhật Bản, [ngày truy cập: 30/06/2012].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

10

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
truyện tranh thì chúng ta cũng sẽ rất dễ dàng phân loại theo độ tuổi và giới tính. Sau
đây là cách phân loại: Truyện tranh có tính chất giao đấu (kiếm hiệp - siêu nhân - võ
thuật); truyện tranh có tính chất kỳ ảo - kinh dị; truyện tranh có tính chất phiêu lưu trinh thám; truyện tranh có tính chất lịch sử; truyện tranh có tính chất khoa học - viễn
tưởng; truyện tranh có tính chất thể thao - nghệ thuật; truyện tranh có tính chất văn hoá
- xã hội; truyện tranh có tính chất tình cảm - tâm lý…
Còn nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo đời sống truyện tranh mỗi quốc gia,
mỗi nền văn hóa. Tuy nhiên, mọi sự phân chia chỉ là tương đối bởi vì chúng ta còn
phải quan tâm một cách cụ thể và trực tiếp đến nội dung của từng bộ truyện. Không
phải tác phẩm truyện tranh nào cùng chung một đề tài thì cũng có thể có cùng một độ
tuổi tiếp nhận. Sự khó khăn đó trong phân chia cho thấy sự phong phú, đa dạng của
truyện tranh.
Sự đa dạng không chỉ thể hiện ở những truyện được xuất bản thành sách mà còn
được thể hiện trên Internet. Hầu như tất cả các truyện được xuất bản thành sách điều
được thể hiện trên Internet, thậm chí có truyện chưa in thành sách đã được đưa lên
Internet. Truyện tranh được xuất bản thành sách bảo vệ bản quyền đã khó thì truyện
tranh trên Internet bảo vệ bản quyền càng khó hơn. Sự đa dạng, phong phú truyện
tranh trên Internet dẫn đến vấn đề đó là bảo vệ bản quyền của truyện tranh trên
Internet như thế nào đảm bảo được quyền lợi của tác giả cũng như người có liên quan
và đó chính là một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.2.2.3. Lịch sử hình thành truyện tranh

Nếu hiểu truyện tranh là những truyện kể bằng hình vẽ thì những hình vẽ trên các
hang động như Lacaux thuộc loại “truyện tranh” cách đây 35.000 năm. Còn cho rằng
truyện tranh là truyện được kể lại bằng hình ảnh kết hợp với chữ viết thì những bức
bích họa trong lăng mộ Ai Cập cổ đại mới được gọi là truyện tranh cổ nhất. Trong lịch
sử truyện tranh có hai vấn đề tác động đến nó: Đó là hình thành lối vẽ hài hước và sự
ra đời của máy in do Johann Gutenberg phát minh năm 1436 (đã mở ra một chương
mới cho nghề in và xuất bản sách). Lối vẽ biếm họa (cartoon) xuất hiện từ các xung
đột trong đời sống và chính trị xã hội, với cách vẽ khái quát nêu bật đặc điểm, các
hành động tiêu biểu mang tính hài hước nhằm châm biếm, đả kích một vấn đề nào đó.
Năm 1731, William Hogarth một họa sĩ tranh khắc nổi tiếng của Anh xuất bản một
loại tranh “trường đoạn” gồm nhiều bức tranh kể lần lượt một câu chuyện, được trình
bày như một vở kịch có tựa đề “Sự tiến bộ của kẻ phóng đãng”. Đầu thế kỷ XIX,
Hokusai là một họa sĩ tranh khắc nổi tiếng của Nhật, ông là người được coi là tổ sư
của loại truyện tranh “manga” khi ông cho in những bức tranh khắc độc đáo về phong
tục, con người và phong cảnh nước Nhật. Truyện tranh được in thành sách từ Perter
Mark Roget khi ông xuất bản cuốn Persistence of Vision with Regard to Moving
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

11

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
Objects vào năm 1824. Vào năm sau, một họa sĩ người Thụy Sĩ là Rodolphe Topffer
thực hiện các truyện tranh đầu tiên của mình. Các tác phẩm của ông được xuất bản vào
các năm sau đó như Những cuộc đời đi theo đường dích dắc (1832), Ong Vieux-Bois
(1837). Năm 1884, một họa sĩ người Anh là Thomas đã đưa ô ghi lời vào trong hình
vẽ, một bước đến gần với hình thức comic. Năm 1861 Richard Fenton Outcault xuất
bản những truyện tranh ngắn mang tính hài hước chiếm nửa trang báo (comic strip)

như Chú bé vàng trên tờ The New York World. Năm 1905 Winsor McCay vẽ truyện
Nemo bé nhỏ ở Slumberland đăng trên tờ The New York Herald. Năm 1929 là sự xuất
hiện các nhân vật truyện tranh nổi tiếng như Tarzan (Rex Mason), anh chàng thuỷ thủ
Popeye. Buck Rogers (Dick Calkins) cho ra mắt các nhân vật anh hùng siêu hạng. Năm
1931, Cherter Gould sáng tác truyện tranh về Thám tử Tracy đăng trên New York
Daily News, đưa truyện tranh Mỹ từ thời kỳ hài hước sang giai đoạn mới với loại
chuyện phiêu lưu. Tại Pháp, năm 1959, Rene Goscinny và Albert Uderzo bắt đầu xuất
bản truyện tranh Asterix trên tạp chí truyện tranh Pilote, truyện tranh này sớm được
hoan nghênh và đã phổ biến trên toàn thế giới. Sau nhiều nỗ lực của mình, truyện tranh
của Pháp với trường phái Bỉ đã có chỗ đứng xứng đáng trong thế giới truyện tranh.
Năm 1984, Kevin Eastman và Perter Laird tự xuất bản cuốn truyện tranh Những chú
rùa Ninja đột biến (Teenager Mutant Ninja Turles), cuốn truyện tranh này hấp dẫn bạn
đọc bởi sự pha trộn các giá trị văn hóa đông tây, trong cuộc chiến giữa cái thiện và ác
ở xã hội hiện đại. Truyện tranh từ thập niện 80 đến nay ngày càng phát triển, nó trở
thành một hiện tượng văn hóa của thế kỷ XX. Đối tượng của nó không chỉ dừng ở
thiếu nhi mà đã phát triển tới mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần của xã hội. Nó
phù hợp với một xã hội hiện đại, nơi văn hóa nghe nhìn phát triển, đọc nhanh, xem
nhanh.11
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của truyện tranh, Internet và nhu cầu của độc
giả, truyện tranh còn được đưa lên Internet. Truyện tranh không đơn giản chỉ thể hiện
trên giấy như xưa nữa mà được thể hiện dưới chương trình kỹ thuật số. Nếu như trước
đây thì chỉ cần bảo vệ bản quyền truyện tranh thì ngày này vừa bảo vệ bản quyền vừa
bảo vệ chương trình thể hiện truyện tranh. Đó chính là vấn đề cấp thiết vì việc bảo vệ
bản quyền truyện tranh trên inetrnet không đơn giản. Sự phát triển bùng nổ của truyện
tranh dẫn đến sự khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền và đồng nghĩa việc hiện nay
tình hình vi phạm bản quyền tăng nhanh. Vi phạm bản quyền truyện tranh trên Internet
tăng quá nhanh kéo theo nhiều hệ lụy từ đó các cơ quan chức năng đặt vấn đề cần bảo
vệ bản quyền truyện tranh trên Internet nhưng liệu có bảo vệ hoàn toàn không hay chỉ
là hạn chế một phần. Đó cũng là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.
11


Tài liệu.vn, Vài nét về lịch sử truyện tranh, 12 3 9
793.html, [ngày truy cập: 30/06/2012].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

12

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
1.2.2.4. Đặc thù truyện tranh
Truyện tranh là một “loại hình văn học” chứ không phải là một “loại hình hội
họa”. Truyện tranh là sự kết hợp yếu tố “truyện” và yếu tố “ tranh”. Tóm lại, truyện
tranh vẫn là một loại hình văn học thuần khiết chứ không phải nghiêng về hội họa,
cũng không phải một hình thức điện ảnh hoạt hình, một sự giao thoa giữa hội họa và
văn học, và lại càng không phải là “một bộ môn nghệ thuật mới”. Truyện tranh có sự
giao thoa, kế thừa các loai hình nghệ thuật hội họa, điện ảnh và nhiếp ảnh nên ta bắt
gặp ở truyện tranh có đặc thù mà các loại hình văn học khác khó mà có được.
Minh họa hoá ý tưởng: Một yếu tố hình thành truyện tranh là “ tranh” và chính là
hình vẽ. Chức năng này làm cho truyện tranh diễn đạt một cách cụ thể và sinh động
những ý tưởng và hình tượng làm các độc giả dễ dàng tiếp cận với tác phẩm.
Phổ cập hoá loại hình: Đây là đặc thù giúp cho những độc giả dù nhỏ tuổi và
chưa có nhiều vốn sống cũng có thể nắm bắt nội dung tư tưởng tác phẩm một cách
chính xác và cụ thể. Phương thức tiếp nhận truyện tranh là dựa trên tư duy trực quan.
Chính vì vậy, cho dù chuyển tải nội dung nào truyện tranh cũng dễ dàng phổ cập loại
hình trong mọi tầng lớp độc giả. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hoá và tri thức giữa
người sáng tác và người tiếp nhận cũng dễ dàng xích lại gần nhau nhờ hình vẽ một
cách trực quan sinh động. Trong cuộc sống hiện đại, mỗi cá nhân luôn lấy thời gian

làm tài sản vô giá thì yếu tố tức thời trong tiếp nhận cũng là đặc điểm giúp truyện
tranh chứng minh được tính phổ cập đối với công chúng.
Thẩm mỹ hoá tác phẩm: Đây là đặc thù mà đánh giá rất cao yếu tố hình vẽ trong
cấu trúc nghệ thuật của truyện tranh. Thẩm mỹ hoá tác phẩm đưa hình vẽ dần bỏ xa
chức năng phổ cập để đưa truyện tranh bước lên một nấc thang nghệ thuật mới trong
văn học. Yếu tố hình vẽ trong truyện tranh ngày nay đã luôn tạo ra những hiệu ứng
thẩm mỹ, những cảm xúc tiếp nhận mà vốn dĩ lâu nay vẫn thuộc đặc quyền của hội
họa.
Tính dàn dựng và phác thảo trong tác phẩm: Mỗi ô (khung) tranh có tính chất
như một góc máy quay trong điện ảnh, trong đó, mỗi nhân vật là một diễn viên, mỗi
khung nền là những đạo cụ để làm nên một tác phẩm nghệ thuật.
Nghệ thuật xây dựng lời thoại và lời trần thuật: Ngôn ngữ truyện tranh luôn có
tính hàm súc, triết lý, đối thoại và ngắn gọn. Thực sự trong quá trình xây dựng tác
phẩm của mình, truyện tranh đã thừa kế ngôn ngữ của điện ảnh.
Sự chuyển động của động tác: Người ta xem đây là tính cinematic (tính điện ảnh)
trong truyện tranh. Những động tác và hoạt động của các nhân vật trong truyện tranh
ngày nay đã được hoàn thiện từ sự học hỏi và tiếp thu đối với hoạt hình nói riêng và
điện ảnh nói chung.
Tỉ lệ cân xứng: Đặc thù này đã đặt nhân vật và khung hình trong một không gian
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

13

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
trình bày hài hoà và mang nhiều dụng ý nghệ thuật mà khi đọc làm độc giả không
nhàm chán.
Tiêu cự điểm nhìn: Đặc thù này giúp cho truyện tranh thể hiện được những góc

nhìn tinh vi và nghệ thuật. Chính vì thế, luôn chứa đầy cảm xúc và hàm ý.
Khả năng chiếm lĩnh không gian: Đặc điểm này làm cho truyện tranh luôn có khả
năng nắm bắt và thể hiện không gian một cách tinh tế nhất trong các loại hình văn học.
Truyện tranh là một loại hình văn học mang tính nguyên hợp sâu sắc trong bản
chất nghệ thuật của mình. Đặc điểm nguyên hợp ấy không làm mất đi tính chất văn
học của truyện tranh, hoặc biến loại hình này trở thành một nghệ thuật hỗn hợp mà vẫn
giữa được bản chất vốn có của nó và làm nên loại hình văn hóa đặc sắc. Chính vì đặc
thù vốn có của truyện tranh làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng phát triền và
không thể thiếu trong cuộc sống mọi người.
Từ những đặc thù truyện tranh làm nổi bật nhiều vấn đề cần được bảo hộ của
tác phẩm truyện tranh: Lời thoại, hình vẽ, nhân vật truyện tranh.
1.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐƯỢC BẢO HỘ TRONG TRUYỆN TRANH
1.3.1. Lời thoại (ngôn từ)
Ngôn từ có khả năng đưa con người bước vào bề sâu của thế giới, bằng cách sử
dụng những màu sắc hư ảo mà không một hoạ sĩ tài năng nào có thể thực hiện được.
Do đó, chất liệu ngôn từ văn học là phương tiện vạn năng để chiếm lĩnh thế giới. Khác
với các loại hình nghệ thuật khác, ngôn ngữ nghệ thuật của truyện tranh có những đặc
điểm làm truyện tranh rất thu hút: Ngôn ngữ đối thoại trong truyện tranh có sự chiếm
lĩnh ưu thế tuyệt đối. Tính đối thoại trong ngôn ngữ truyện tranh không phải biểu hiện
cho một sự thấp kém và sa sút về mặt nghệ thuật ngôn từ, bởi vì trong chức năng tự
bộc lộ, lời nói của nhân vật là một đối tượng miêu tả nghệ thuật. Lời trực tiếp thể hiện
đời sống ngôn ngữ của xã hội. Chính ngôn ngữ đối thoại đã giúp cho truyện tranh đi
sâu phản ánh nội tâm nhân vật, vì trong chức năng thể hiện nội tâm, lời trực tiếp hoặc
là thể hiện qua các mẫu lời nói của một quá trình nội tâm. Việc tạo điều kiện cho các
nhân vật tự do phát ngôn theo đúng bản chất và tính cách của họ trong truyện tranh,
cũng đồng thời chính là đặc điểm ngôn ngữ văn học hiện đại. Do vậy, ở mỗi tác phẩm
truyện tranh, ta vẫn tìm thấy cho mình những đoạn đối thoại không hề đơn giản về nội
dung cũng như sơ sài về hình thức. Truyện tranh không chỉ có ngôn ngữ đối thoại, nó
còn chuyên tải một dung lượng lớn ngôn ngữ độc thoại. Không phải ngẫu nhiên mà
ngôn ngữ truyện tranh được đặt trong những khung hình vẽ khác nhau. Nếu là lời trần

thuật sẽ được đóng khung bằng những đường thẳng chữ nhật hoặc hình thang phía trên
hoặc dưới khung tranh. Nếu là lời đối thoại sẽ nằm trong vòng tròn có đường kính liền
nét xuất phát từ miệng nhân vật. Còn ngôn ngữ độc thoại sẽ được đặt trong những
vòng tròn có đường kính đứt nét và xuất phát từ đầu nhân vật. Trong những tác phẩm
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

14

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


Bản quyền đối với truyện tranh trên Internet
truyện tranh, hình thức ngôn ngữ độc thoại không nhiều bằng hình thức đối thoại,
nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thể hiện nội tâm, biểu hiện cảm
xúc và thể hiện tính cách của nhân vật. Ngoài ra, chúng ta thấy được trong truyện tranh
là ngôn ngữ trần thuật. Dù lời trần thuật ở truyện tranh tỏ ra rất khiêm tốn so với
những hình thức tự sự khác nhưng nó vẫn giữ được vai trò chính đó là dẫn dắt cốt
truyện. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện tranh đóng vai trò chuyển cảnh thành công
cho mỗi trang truyện, giúp người đọc bắt kịp với diễn biến vốn gấp gáp của đặc trưng
loại hình.

Hình 2: Lời độc thoại của Trạng Tí trong truyện
Thần đồng đất Việt
Lời thoại trong truyện tranh là yếu tố quan trọng làm nên sự hấp dẫn truyện
tranh. Nếu không có lời thoại thì truyện tranh không còn đúng bản chất của nó nữa.
Lời thoại trong truyện tranh cũng là tác phẩm cũng có bản quyền và cũng được
bảo hộ. Hiện nay, lời thoại truyện tranh bị vi phạm bản quyền rất nhiều hình thức cụ
thể là “truyện chế” ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tác giả. Mặc dù lời thoại là một
yếu tố hình thành nên truyện tranh nhưng vẫn được bảo vệ quyền tác giả như tác phẩm
1.3.2. Hình vẽ

Trong truyện tranh không những được thể hiện bằng ngôn ngữ thông thường, nó
được trân trọng giao cho hệ thống kí hiệu hình vẽ. Đây là một thế mạnh hết sức đặc
biệt của truyện tranh, bởi nó đem lại một khả năng vô biên trong việc tạo ra những
dòng chảy thời gian nghệ thuật. Chỉ cần vẽ một vài tia song song buông xuống phía
mặt nhân vật ta đã hiểu đó là ban ngày, chỉ cần tô đen khung tranh ta sẽ hiểu lúc này
đang là ban đêm. Chỉ cần vẽ 4 khung tranh với bốn trạng thái của cây cỏ theo tuần tự:
Đâm chồi - nở hoa - vàng lá và trụi lá là chúng ta đã hiểu bốn mùa xuân - hạ - thu đông trong một năm đã trôi qua. Tất cả quãng thời gian ấy, tuyệt nhiên không cần dùng
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

15

SVTH: Nguyễn Mỹ Tiên


×