Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại các NGUYÊN tắc TRONG HOẠT ĐỘNG bầu cử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH

-------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 31 (2005 - 2009)

CÁC NGUYÊN TẮC TRONG
HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ĐINH THANH PHƯƠNG

VÕ AN TRINH

Bộ mơn Luật Hành chính

MSSV: 5054984
Lớp: Luật Thương mại 02 - K31


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUẤT CHUNG VỀ BẦU CỬ....................................................3
1. LÝ LUẬN VỀ BẦU CỬ .......................................................................................3
1.1. Khái niệm về bầu cử ............................................................................................3
1.2. Vị trí và vai trị của bầu cử ...................................................................................6
1.2.1. Vị trí .................................................................................................................6
1.2.2.Vai trị................................................................................................................7
1.3. Quyền bầu cử và quyền ứng cử ............................................................................8
1.3.1. Quyền bầu cử ....................................................................................................8
1.3.2. Quyền ứng cử ...................................................................................................9
2. LƯỢC SỬ VỀ HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ PỬ VIỆT NAM .....................................10
2.1. Quốc hội khóa I .................................................................................................11
2.2. Quốc hội khóa II ................................................................................................ 11
2.3. Quốc hội khóa III............................................................................................... 11
2.4. Quốc hội khóa IV............................................................................................... 12
2.5. Quốc hội khóa V................................................................................................ 12
2.6. Quốc hội khóa VI............................................................................................... 12
2.7. Quốc hội khóa VII ............................................................................................. 13
2.8. Quốc hội khóa VIII ............................................................................................ 13
2.9. Quốc hội khóa IX............................................................................................... 13
2.10. Quốc hội khóa X .............................................................................................. 14
2.11. Quốc hội khóa XI............................................................................................. 14
2.12. Quốc hội khóa XII ...........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ....................16

1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TẮC
TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ..................................................................16
2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ .....................................17
2.1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông.............................................................................18
2.1.1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo luật Việt Nam ...........................................18
2.1.2. Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo luật một số nước .......................................20
2.2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp................................................................................23
2.2.1. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo luật Việt Nam ..............................................23
2.2.2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo luật một số nước ..........................................25
2.3. Nguyên tắc bình đẳng ........................................................................................29


2.3.1. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo luật Việt Nam............................................29
2.3.2. Nguyên tắc bình đẳng theo luật một số nước ...................................................31
2.4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín ....................................................................................34
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRONG
HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ...36
1. NGUYÊN TẮC PHỔ THÔNG .............................................................................36
1.1. Những mặt đạt được trong việt thực hiện nguyên tắc phổ thông.........................36
1.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
trong việc thực hiện nguyên tắc phổ thông................................................................ 39
1.2.1. Chất lượng tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử............................................................ 39
1.2.2. Kiều bào không thể tham gia bầu cử ............................................................... 40
1.2.3. Đại biểu dân cử trúng cử do tự ứng cử còn quá thấp........................................41
2. NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG..............................................................................43
2.1. Những mặt đạt được trong việt thực hiện nguyên tắc bình đẳng .........................43
2.1.1. Bình đẳng giới trong ứng cử............................................................................43
2.1.2. Bình đẳng giữa các dân tộc .............................................................................45
2.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
trong việc thực hiện ngun tắc bình đẳng ................................................................ 47

2.2.1. Tính đại diện ...................................................................................................47
2.2.2. Tự ứng cử và tính cạnh tranh trong bầu cử ......................................................49
2.2.3. Cơ cấu kết hợp chưa đạt dự kiến .....................................................................51
3. NGUYÊN TẮC TRỰC TIẾP................................................................................54
3.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc trực tiếp...........................54
3.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
trong việc thực hiện nguyên tắc trực tiếp...................................................................56
3.2.1. Tình trạng bỏ phiếu thay .................................................................................56
3.2.2. Hiệp thương ....................................................................................................57
4. NGUYÊN TẮC BỎ PHIẾU KÍN..........................................................................59
4.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín ....................59
4.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín ............................................................ 59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam, một nhà nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan
đại diện là Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được thành lập
thông qua hoạt động bầu cử. Bầu cử là một hoạt động xã hội, là một quyền cơ bản của
quyền công dân.
Là một quyền cơ bản của quyền công dân là vì thơng qua bầu cử cơng dân sẽ
trao quyền lực nhà nước của mình (gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) cho cơ
quan đại diện để thay mình quản lý đất nước. Trong hoạt động bầu cử cơng dân có
quyền bầu chọn những người mà mình tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước
(Quốc hội và Hội đồng nhân dân) hoặc có quyền loại bỏ những người mà mình khơng
tín nhiệm; Là một hoạt động xã hội vì hoạt động bầu cử được tiến hành định kỳ và

diễn ra trên toàn quốc với sự tham gia của toàn xã hội.
Bất kỳ một hoạt động nào khi diễn ra, nó cũng cần có những nguyên tắc để điều
chỉnh. Và hoạt động bầu cử cũng không ngoại lệ, để cho hoạt động bầu cử này đạt
được kết quả thắng lợi cũng như để đảm bảo cho cuộc bầu cử được tiến hành một cách
dân chủ cần phải tiến hành theo nhiều nguyên tắc. Trong đó có những nguyên tắc
mang tính đặc thù của hoạt động bầu cử, đó là những ngun tắc bầu cử phổ thơng,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc này thống nhất với nhau đảm
bảo cho cuộc bầu cử diễn ra khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử
tri và ý chí nhân dân khi lựa chọn đại biểu.
Do vậy với tư cách là một người học luật tác giả (người nghiên cứu đề tài) cảm
thấy việc tìm hiểu đề tài “Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử” là rất cần thiết và
hữu ích. Cần thiết, vì có thể cung cấp thêm kiến thức chuyên ngành cho người tìm
hiểu. Đây cịn là một kiến thức cơ bản đầu tiên mà người học luật cần phải nắm. Sau
này dù đứng ở gốc độ là một cử tri, hoặc một người phụ trách công tác bầu cử hoặc
may mắn hơn trở thành một ứng cử viên thì với những gì tìm hiểu được hơm nay sẽ
giúp tác giả thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia
hoạt động bầu cử. Hữu ích, vì sau khi tìm hiểu đề tài, tác giả thấy được ý nghĩa quan
trọng khi tiến hành một cuộc bầu cử, thấy được vai trò của cử tri và giá trị của lá
phiếu, thấy được quyền lợi của một công dân khi tham gia bầu cử. Cũng từ đó, tác giả
có thể tun truyền giải thích cho gia đình, người thân, bạn bè và mọi người cùng hiểu
để cùng thực hiện tốt quyền lợi của một cử tri khi tham gia bầu cử, góp phần tạo nên
một ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân.
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 1

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mặc dù hiện nay trong hoạt động bầu cử, nhà nước đã ban hành Luật bầu cử
Đại biểu Quốc hộinăm 1997 ( được sửa đổi bổ sung năm 2001) và Luật bầu cử Đại
biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 với những nguyên tắc đặc thù điều chỉnh hoạt động
bầu cử. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện các nguên tắc này vào đời sống thực tế
vẫn còn nhiều bất cập, khiếm khuyết và hạn chế. Vì thế mục tiêu nghiên cứu đề tài này
là vì tác giả thấy rằng: khi đi sâu nghiên cứu từ thực tiễn tồn tại của các cuộc bầu cử,
từ những cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đến các cuộc bầu cử đại biểu Hội dồng nhân
dân các cấp, tác giả có thể thấy được các ưu điểm và nhược điểm trong việc áp dụng
các nguyên tắc bầu cử trong thực tiễn nước ta. Từ đó đúc kết thành những kinh nghiệm
cho bản thân, đồng thời có thể vạch ra một số giải pháp khả thi để khắc phục các hạn
chế, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cuộc bầu cử tiếp sau được khách quan, dân
chủ và toàn diện.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do đề tài nghiên cứu là “Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử” cho nên khi
nghiên cứu tác giả chỉ tìm hiểu sơ lược khái quát về vấn đề bầu cử, mà chủ yếu tập
trung phân tích sâu những qui định của pháp luật Việt Nam về “các nguyên tắc bầu
cử” có kết hợp so sánh với những qui định của pháp luật các nước. Bên cạnh đó, tác
giả cịn tìm hiểu thực tiễn thực hiện các nguyên tắc bầu cử với những thành tựu và hạn
chế đang tồn tại. Từ đó vạch ra một hướng giải quyết khả thi, một bước đi mới triển
vọng nhằm giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của cuộc bầu cử trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu những qui định của pháp luật về “các
nguyên tắc bầu cử” từ khâu ban hành, qui định, cho đến việc áp dụng vào thực tiễn.
Bằng việc thu thập các tài liệu đã được nguyên cứu sẵn của các sinh viên khóa trước,
người nghiên cứu đã kết hợp phương pháp so sánh phân tích tổng hợp và cập nhật, liệt
kê các tài liệu chuyên ngành từ sách, báo, mạng Internet có liên quan theo sự chỉ dẫn
của giảng viên hướng dẫn để hoàn thành bài Luận văn.
5. Kết cấu đề tài: gồm ba chương
Chương 1: Khái quát chung về bầu cử

Chương 2: Các nguyên tắc bầu cử trong hoạt động bầu cử
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc bầu cử trong hoạt động bầu cử ở
Việt Nam và phương hướng hoàn thiện

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 2

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẦU CỬ
1. LÝ LUẬN VỀ BẦU CỬ
1.1. Khái niệm bầu cử
Khi bàn về vấn đề bầu cử, ta đều biết rằng hiện nay tất cả các quốc gia trên thế
giới đều có diễn ra hoạt động bầu cử, nhưng đối với từng nhà nước hoạt động này
được thực hiện như thế nào? theo những nguyên tắc gì?. Nó cịn tùy thuộc vào bản
chất của từng nhà nước ấy. Vậy, bản chất của nhà nước sẽ được tìm thấy ở đâu? như
thế nào?
Khi các giai cấp xuất hiện nhà nước hình thành với tư cách là một thiết chế
đứng trên xã hội có chức năng thể hiện ý chí giai cấp thống trị, điều hịa các mâu
thuẩn, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để thực hiện tốt chức năng, nhà nước
cần xây dựng một đạo luật dựa trên ý chí của giai cấp thống trị, đó chính là Hiến pháp.
Với tư cách là luật gốc, luật mẹ nên các qui định đầu tiên của Hiến pháp phải thể hiện
rõ được bản chất của một nhà nước. Chính vì thế, bản chất của Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thể hiện ngay ở những Điều, Khoản đầu tiên của
Hiến pháp 1992, Điều 2 Hiến pháp qui định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực

Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nơng dân và tầng lớp trí thức”. Nhà nước Việt Nam với tư cách là một nhà nước pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa, một trong những nguyên tắc chủ đạo làm cơ sở cho việc tổ
chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước khơng thể thiếu đó chính là nguyên tắc tập
quyền xã hội chủ nghĩa.
Tập quyền xã hội chủ nghĩa được hiểu là: Mọi quyền lực Nhà nước là của nhân
dân (trừ những quyền được thực hiện bằng con đường trực tiếp) được trao (ủy quyền)
cho cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước của nhân dân, đó là Quốc hội (ở
trung ương) và Hội đồng nhân dân (ở địa phương). Các cơ quan này nắm giữ các
quyền của quyền lực nhà nước thống nhất, có nghĩa là nó nắm tất cả các quyền lập
pháp, tư pháp và giám sát. Các cơ quan này là những cơ quan đại diện quyền lực nhà
nước duy nhất, là hình thức chủ yếu thể hiện quyền lực nhà nước của nhân dân. Trên
tinh thần đó, tại Điều 6 Hiến pháp Việt Nam qui định “Nhân dân sử dụng quyền lực
nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân”. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 3

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
ngoài cơ quan lập pháp cịn có các cơ quan hành pháp và tư pháp, nhưng đó chỉ là sự
phân cơng, phối hợp giữa các hoạt động chuyên trách trong bộ máy nhà nước chứ
khơng có sự phân quyền độc lập giữa các bộ phận ấy với nhau. Và người ta nói đó là
“tập quyền Xã hội chủ nghĩa” chứ khơng phải là “tam quyền phân lập”.
Khi nói nhà nước Xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực,
điều đó được hiểu là tồn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung thống

nhất ở nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện mà
trước hết là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước (Quốc hội). Điều đó
chỉ ra rằng: quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có
chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân, do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Khi
đó ta nói quyền lực nhà nước thống nhất ở mục tiêu chính trị và nội dung chính trị của
nhà nước. Cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất ở mục tiêu chính trị chung, đó là mục tiêu
của toàn Đảng, toàn dân, của cả quốc gia dân tộc. Và mục tiêu chính trị chung của
nước ta là xây dựng nhà nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
mình” như Đảng đã chỉ ra.
Xuất phát từ mục tiêu chính trị chung đó mà Bộ máy nhà nước Xã hội chủ
nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, khơng phân
chia, nhưng lại có sự phân cơng rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp: Quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc
gia. Những người được nhân dân giao cho quyền này là những người do phổ thông
đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội, Quốc hội là cơ quan duy nhất
được nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền hành pháp là quyền tổ
chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do chính phủ đảm trách. Chính phủ tổ chức
thực hiện pháp luật để đảm bảo an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Quyền tư pháp là
quyền xét xử, được nhân dân giao cho tòa án. Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của
quyền lực nhà nước, việc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong ba
quyền nói trên là một nhu cầu khách quan, là cách thức tốt nhất để phát huy vai trị của
nhà nước trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ý nghĩa của sự phân công
quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước, kiểm sốt quyền lực nhà nước, đảm bảo cho tính pháp quyền của nhà
nước và phát huy dân chủ Xã hội chủ nghĩa, để nhà nước hoạt động có hiệu quả,
quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân.
Trở lại với vấn đề bầu cử, Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan
quyền lực nhà nước đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Điều đó cho thấy, bầu cử là một vấn đề đã

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 4

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
được nhà nước quan tâm ngay từ khi mới thành lập và nó cịn trở nên rất quan trọng,
rất cần thiết trong quá trình xây dựng, tổ chức, hoạt động và phát triển đất nước. Vì chỉ
có thơng qua hoạt động bầu cử người dân mới có thể chọn ra một cơ quan đại diện như
ý muốn của mình, đó chính là một trong những biểu hiện của quyền con người trong
lĩnh vực chính trị của nhân dân.
Thực ra hoạt động bầu cử đã xuất hiện từ rất xa xưa, ngay từ thời kỳ chế độ
Chiếm hữu nơ lệ. Ngồi chính thể quân chủ là phổ biến, ngay thời kỳ này đã tồn tại
chính thể cộng hịa với Viện ngun lão bao gồm đại diện của những chủ nơ, q tộc.
Ngồi Viện ngun lão cịn có Đại hội nhân dân (Comita centuria) của những người
cầm vũ khí. Đến chế độ phong kiến phương pháp bầu cử không được áp dụng ở những
nước theo chính thể qn chủ chun chế. Cịn ở những nước theo chính thể cộng hịa,
bầu cử vẫn được áp dụng. Trong chế độ Tư bản chủ nghĩa, việc bầu cử được áp dụng
một cách rộng rãi. Trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, bầu cử được phát biểu là hệ thống
các cơ quan quyền lực nhà nước được nhân dân bầu ra có nhiệm kỳ. Đa số các Hiến
pháp tư bản điều tuyên bố luật phổ thông đầu phiếu. Đây là một thắng lợi to lớn về
mặt lịch sử của nhân dân lao động. Vì nó đã tạo ra một khả năng để mọi tầng lớp trong
xã hội đều có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước thơng qua hoạt động
bầu cử. Điều đó là một sự tiến bộ lớn trong iệc thực hiện quyền của công dân.
Với tư cách là một chế độ tiên tiến hơn, trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, bầu cử
được mở rộng đối với mọi tầng lớp nhân dân, mọi người ai cũng có quyền ngang nhau
và được tự do biểu hiện ý chí của mình trong bầu cử, đó là một trong những yếu tố
làm nên bản chất Nhà nước Xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân. Lúc này bầu cử không chỉ đơn thuần là một bộ phận của bộ máy nhà
nước mà nó đã trở thành một trong nhiều chế độ tạo nên chế độ xã hội. Đó là chế độ
bầu cử.
Vậy, chế độ bầu cử là một tổng thể các nguyên tắc các qui định pháp luật
bầu cử cùng các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình
tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho
đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả.1
Từ khái niệm chế độ bầu cử ta có thể rút ra một khái niệm đơn giản dễ hiểu về
bầu cử với nội dung như sau:
Bầu cử là việc cử tri sử dụng quyền cơng dân của mình bằng cách bỏ phiếu
để lựa chọn ra một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó vào cơ quan quyền lực
nhà nước để đại diện cho mình thực hiện quyền lực Nhà nước.
1

Trích từ “Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội,
2004”

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 5

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
Khái niệm này được hiểu như sau:
Việc nhân dân trao quyền lực nhà nước cho Quốc hội hay Hội đồng nhân dân
khơng có nghĩa là quyền lực nhà nước sẽ khơng cịn thuộc về nhân dân, nhân dân
khơng làm chủ đất nước. Mà vấn đề hoàn toàn ngược lại, nhân dân vẫn làm chủ đất
nước vẫn nắm trong tay quyền lực nhà nước. Nhưng vì nhân dân khơng thể trực tiếp

thực hiện quyền lực nhà nước này nên nhân dân cần có người đại diện đứng ra thực
hiện thay mình. Đơn giản, chỉ vì trong một quốc gia có q nhiều lĩnh vực cần được
quản lý và mọi lúc mọi nơi trong xã hội ln có vấn đề phát sinh cần được giải quyết.
Các vấn đề phát sinh này không giống nhau vì thế nó địi hỏi phải có những cách giải
quyết khác nhau. Mà nhân dân là một cộng đồng, trong đó có nhiều người thuộc nhiều
tầng lớp, nhiều lĩnh vực khác nhau, họ không là một khối thống nhất, cũng khơng là
một tổ chức nào cả do đó khơng thể có tiếng nói chung từ họ. Chính lúc này đây địi
hỏi phải có một cơ quan tổ chức đứng ra đại diện nhân dân, đại diện cho tiếng nói
chung của tồn dân. Và hình thức duy nhất để thành lập ra cơ quan tổ chức đó chính là
hoạt động bầu cử. Do đó, bầu cử khơng phải là việc công dân từ bỏ quyền lực nhà
nước, từ bỏ quyền làm chủ đất nước của mình mà bầu cử là việc công dân lựa chọn
người đủ tài, đức - Người mà nhân dân tin rằng: họ có thể thay mình thực hiện quyền
lực nhà nước (Nghĩa là có thể thay mình quản lý đất nước và giải quyết các vấn đề xã
hội phát sinh).
Với tư cách là cử tri và bằng việc bỏ phiếu thuận (phiếu đã bầu), chính nhân
dân đã xác nhận tư cách đại diện cho người được chọn (gọi là đại biểu) và đưa họ vào
cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân). Khi đó đại biểu sẽ có
đủ tư cách và quyền lực thay nhân dân quản lý đất nước hay đúng hơn là đại biểu có
đủ tư cách thực hiện quyền lực nhà nước thay nhân dân.
1.2.Vị trí và vai trị của bầu cử
1.2.1. Vị trí
Bầu cử là một trong những chế định pháp luật quan trọng của ngành luật Hiến
pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Chế
định này được hình thành từ những qui định có hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến
pháp cho đến những qui định pháp luật khác của các cơ quan nhà nước liên quan có
thẩm quyền. Thậm chí trong một chừng mực cụ thể, nó cịn được điều chỉnh bằng các
văn bản của các tổ chức xã hội của Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam ở trung ương và
ở các cấp. Điều này được giải thích bằng việc bầu cử là giai đoạn đầu tiên của sự hình
thành nên các cơ quan nhà nước, cho nên việc hình thành ra nó trước hết phải bằng
các hoạt động phi nhà nước của các tổ chức xã hội.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 6

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
Bầu cử trong pháp luật được dùng chủ yếu cho quyền bầu cử. Quyền bầu cử
bao gồm quyền chủ động bỏ phiếu bầu ra những người đại diện cho mình vào các cơ
quan quyền lực nhà nước và quyền được ứng cử, quyền được ứng cử là quyền có thể
được bầu cử vào các cơ quan nhà nước. Hai quyền này đặc biệt gắn bó với nhau, vì
khi được giới thiệu ra ứng cử đại biểu thì mới có cơ hội trở thành đại biểu khi trúng
cử.
Quyền bầu cử là một quyền quan trọng của cơng dân trong lĩnh vực chính trị.
Cho nên pháp luật bầu cử chỉ qui định cho công Việt Nam mà không qui định cho các
công nước ngồi và những người khơng quốc tịch. Đồng thời cơng dân phải đạt được
mức độ tuổi trưởng thành nhất định theo qui định của pháp luật mới được tham gia
bầu cử.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề bầu cử. Cho nên, ngay sau khi
tuyên bố thành lập nước, ngày 8/9/1945 chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 14/SL về việc tổ chức tổng tuyển cử bầu
quốc dân đại hội. Tiếp theo đó, ngày 17/10/1946, Sắc lệnh số 15/SL đã quyết định cụ
thể vấn đề tuyển cử.
Trên cơ sở những văn bản đầu tiên đó, chế độ bầu cử dân chủ được hình thành
ở nước ta.
Cho đến nay, cùng với sự thay đổi của các hiến pháp, pháp luật bầu cử nước ta
cũng đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung. Pháp luật bầu cử hiện hành gồm có các qui
định của Hiến pháp 1992, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hộinăm 1997 được sửa đổi bổ
sung năm 2001, Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 và những văn bản

pháp luật khác về bầu cử.
1.2.2. Vai trị
- Thứ nhất: Bầu cử có vai trị chống tham nhũng. Vấn đề được phân tích như
sau: có ý kiến cho rằng hiện tại công chức của ta lương q ít khơng đủ sống nên phải
tham nhũng. Vì thế, việc tăng lương cho lãnh đạo, cho công chức là điều cấp bách
phải làm. Và nếu tăng lương để có một nền hành chính chun nghiệp, trong sạch thì
việc tăng lương sẽ là điều kiện cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam nhanh chóng chuyển
mình và phát triển lành mạnh. Nhưng tăng lương liệu tham nhũng sẽ bớt chăng? Thực
tế chứng minh rằng những người tham nhũng thường là những người khơng có khó
khăn về tài chính. Như vậy, việc tăng lương mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ.
Ngay lúc này, vai trò của bầu cử dân chủ mới thực sự cần thiết. Đánh vào nhu cầu
mong muốn được duy trì chức vụ, cơ hội tái đắc cử của đa số lãnh đạo, của viên chức
nhà nước bằng bầu cử dân chủ là một cơ chế hữu hiệu để hạn chế tham nhũng. Nếu
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 7

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
một viên chức sau khi có thể sống bằng lương và anh ta phải chọn lựa giữa việc tham
nhũng và việc mất chức vụ thì chắc chắn anh ta sẽ chọn con đường thanh bạch để
phụng sự nhân dân.
Như vậy tham nhũng có thể bị ngăn chặn khi một viên chức nhà nước có niềm
tin rằng: Nếu họ làm tốt, họ sẽ được bầu lại vào vị trí cũ hoặc cao hơn thông qua bầu
cử dân chủ. Nhưng nếu việc bầu cử chỉ là hình thức, đã cơ cấu hoặc xác suất trúng cử
gần như đương nhiên thì việc bầu cử khơng có ý nghĩa nhiều trong việc hạn chế tham
nhũng. Ngược lại, nếu việc tái đắc cử q khó vì đấu đá nội bộ và khơng có tiêu chuẩn
trúng cử rõ ràng, bầu cử cũng không thể là một công cụ chống tham nhũng. Trong

trường hợp này, các quan chức sẽ có tâm lý tích lũy, sống vội và cơ hội. Vì thế ta nói
rằng, bầu cử có vai trị rất quan trọng trong vấn đề chống tham nhũng.2
- Thứ hai: Thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước thực hiện
quyền làm chủ của mình bằng cách lựa chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ đức, đủ tài,
đại diện cho nhân dân trong Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất.
- Thứ ba: Thơng qua bầu cử nhân dân có thể thiết lập được chính quyền với cơ
cấu, thành phần đúng theo nguyện vọng của họ. Đồng thời bầu cử cũng là một biện
pháp giúp cho nhân dân có thể thay đổi cơ cấu, thay đổi thành phần của các cơ quan
nhà nước dân cử. Có thể nghĩ như sau, khi một cơ quan nhà nước được thành lập ra nó
đều nhằm mục đích giúp cho cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được
tốt hơn, phục vụ cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng đến một giai đoạn
nào đó khi sự tồn tại và hoạt động của cơ quan khơng cịn phù hợp thì khi đó, nó sẽ bị
giải thể hoặc sẽ được thay đổi về thành phần, cơ cấu thông qua lần bầu cử tiếp đến, lúc
này cơ quan mới sẽ đáp ứng được ý chí và nguyện vọng của đa số nhân dân và cải
thiện được đời sống cho nhân dân.
- Thứ tư: Với đặc điểm mang tính định kỳ, bầu cử cịn là một biện pháp nhằm
kiểm tra, giám sát chính quyền, đồng thời giải quyết một cách hịa bình những xung
đột giữa các nhánh quyền lực, giữa các giai cấp chính quyền và giữa các cơ quan nhà
nước.
1.3. Quyền bầu cử và quyền ứng cử
1.3.1. Quyền bầu cử
Quyền bầu cử là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật
bảo đảm thực hiện việc lựa chọn đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.
2

/>
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 8


SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
Theo qui định của pháp luật cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
“Công dân không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn
giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có
quyền bầu cử.3 Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tịa án
đang có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm
giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì khơng được ghi tên vào danh sách cử tri
để bầu cử”.4
Những người nào có quyền bầu cử?
Tuy nhiên, luật cũng qui định: Người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết
định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật, người phải chấp hành hình phạt tù, người bị
tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bỏ phiếu hai
mươi bốn giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc cơ quan có thẩm
quyền xác nhận khơng cịn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì có quyền
được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri. Ngược lại người có tên
trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bỏ phiếu bị tòa án tước quyền bầu cử, phải
chấp hành hình phạt tù, bị bắt giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì Uỷ ban nhân
dân xã phường, thị trấn xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.5
1.3.2. Quyền ứng cử
Quyền ứng cử: Là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật
bảo đảm để cơng dân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật có thể ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
“Công dân, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo qui định của
pháp luật”.6

Những ai có quyền ứng cử?
Để được ứng cử làm đại biêu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân người
ứng cử còn phải bảo đảm những tiêu chuẩn qui định tại Điều 3 của Luật bầu cử Đại
biểu Quốc hộivà Điều 3, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân:
3

Điều 54 Hiến pháp 1992, được thể hóa tại Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội1997 sửa đổi bổ sung năm
2001 và Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
4
Điều 23 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội1997 sửa đổi bổ sung năm 2001
5
Điều 23 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội1997 sửa đổi bổ sung năm 2001
6
Điều 54 Hiến pháp 1992, được thể hóa tại Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội1997 sửa đổi bổ sung năm
2001 và Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 9

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, phấn đấu thực hiện cơng cuộc đổi mới, vì sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí cơng vô tư, gương mẫu
chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;

- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội, tham gia
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân
dân tín nhiệm;
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Điều 29 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội1997 (sửa đổi bổ sung năm 2003) qui
định những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội và những trường hợp xoá tên
trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tồ án đã có
hiệu lực pháp luật, người đang phải chất hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và
người mất hành vi dân sự;
- Người đang bị khởi tố về hình sự;
- Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tồ án;
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tồ án nhưng chưa
được xố án tích;
- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành
chính;
- Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời
điểm bắt đầu bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực
hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xố tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu
Quốc hội.

2. LƯỢC SỬ VỀ HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở VIỆT NAM
Hoạt động bầu cử của nước ta diễn ra ở hai cấp. Cấp trung ương là bầu cử đại
biểu Quốc hội, cấp địa phương là bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Do phạm vi
nghiên cứu có giới hạn nên trong đề tài nghiên cứu người viết chỉ trình bày phần sơ
lược về hoạt động bầu cử của đại biểu Quốc hội Việt Nam.
GVHD: Đinh Thanh Phương


Trang 10

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
2.1. Quốc hội khóa I (1946-1960)
Bầu cử ngày 6-1-1946
Tổng số đại biểu: 403 đại biểu, gồm 333 đại biểu được dân bầu, 70 đại biểu
khơng qua bầu cử, trong đó có 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội
và 50 đại biểu thuộc Việt Nam Quốc dân đảng.
Thành phần xã hội trong Quốc hội khóa I như sau: Trí thức: 61%, cơng kỹ
nghệ gia: 0,6%, bn bán: 0,5%, thợ thuyền: 0,6%, nông dân: 22%.Về độ tuổi: Ðại
biểu từ 18 đến 25 tuổi: 0,7%, đại biểu từ 26 đến 40 tuổi: 70%, đại biểu từ 41 đến 50
tuổi: 18%, đại biểu từ 51 đến 70 tuổi: 0,5%
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đã thể hiện ý chí, quyết
tâm và sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chính
quyền của nhân dân, đồng thời phản ánh sự tin tưởng sâu sắc của Ðảng đối với quần
chúng cách mạng.
2.2. Quốc hội khóa II (1960-1964)
Bầu cử ngày 8-5-1960
Tổng số đại biểu: 453 đại biểu, trong đó có 91 đại biểu miền nam lưu nhiệm
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: Cơng nhân: 13,8%, nơng dân:
12,9%, trí thức: 28,4%, đảng viên: 82,3%, cán bộ chính trị: 35,2%, dân tộc thiểu số:
15,4, quân đội: 4,5%, phụ nữ: 13,5%, thanh niên: 8,8%, tôn giáo: 3,5%.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II thắng lợi đã có ý nghĩa và tác dụng lớn
đối với việc kiện toàn bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân, đối với việc đoàn kết toàn
dân và nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân ta. Ðó là những điều kiện
quyết định cho sự phát triển của chế độ, cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt
Nam.

2.3. Quốc hội khóa III (1964-1971)
Bầu cử ngày 26-4-1964
Tổng số đại biểu: 453 đại biểu, trong đó có 87 đại biểu lưu nhiệm
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: Công nhân: 12,4%, nơng dân:
24,5%, trí thức: 26,8%, đảng viên: 80,6%, cán bộ chính trị: 19,2%, dân tộc thiểu số:
16,6%, quân đội: 5,0%, phụ nữ: 16,7%, thanh niên: 15,6%, tôn giáo: 3,2%
Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III đã tỏ rõ sự nhất trí về chính trị
và tinh thần, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự
lãnh đạo của Ðảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 11

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
2.4. Quốc hội khóa IV (1971-1975)
Bầu cử ngày: 11-4-1971
Tổng số đại biểu: 420 đại biểu
Cơ cấu thành phần Quốc hội như sau: Cơng nhân chiếm 22,3%, nơng dân:
21,4%, trí thức: 17,1%, đảng viên: 75,4%, cán bộ chính trị: 24,05%, dân tộc thiểu số:
17,3%, quân đội: 6,4%, phụ nữ: 29,7%, thanh niên: 19,5%
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV đã thành công rực rỡ, một lần nữa
khẳng định sự nhất trí về chính trị và tinh thần xã hội của nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lòng tin đối
với sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Việt Nam và ý thức chính trị, ý thức làm chủ đất
nước, làm chủ xã hội của nhân dân Việt Nam.
2.5. Quốc hội khóa V (1975-1976)

Bầu cử ngày 6-4-1975
Tổng số đại biểu: 424 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: cơng nhân chiếm 22%, nơng dân:
21%, trí thức: 22%, đảng viên: 73%, cán bộ chính trị: 23%, dân tộc thiểu số: 16,7%,
quân đội: 6,5%, phụ nữ: 32%, thanh niên: 33%
Kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V một lần nữa khẳng
định sự nhất trí cao về chính trị trong xã hội, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo
của Ðảng và sự tín nhiệm của tồn dân đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2.6. Quốc hội khóa VI (1976-1981)
Bầu cử ngày 25-4-1976
Tổng số đại biểu: 492 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: Công nhân: 16,2%, nơng dân:
20,3%, trí thức: 19,9%, đảng viên: 81,4%, cán bộ chính trị: 28,6%, dân tộc thiểu số:
13,6%, quân đội: 10,9%, phụ nữ: 26%, thanh niên: 11,7%
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI là thắng lợi của
đường lối đấu tranh cách mạng của Ðảng Lao động Việt Nam, đồng thời là một kết
quả tốt đẹp của quá trình đấu tranh bốn mươi lăm năm qua của nhân dân Việt Nam vì
độc lập và thống nhất dân tộc, vì dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử chứng tỏ sức mạnh vơ địch của nhân dân cả
nước ta đồn kết chặt chẽ trong Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân, dựa trên cơ sở liên minh công - nông. Với sức mạnh đó, ta đã giành
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 12

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
được chiến thắng vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Phát huy những thắng lợi đã giành được, nhân dân ta vững bước tiến lên xây
dựng nước nhà thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng cường, góp phần với nhân dân
thế giới trong cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội.
2.7. Quốc hội khóa VII (1981-1987)
Bầu cử ngày 26-4-1981
Tổng số đại biểu: 496 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: cơng nhân chiếm 20,16%, nơng
dân: 18,64%, trí thức: 22,17%, đảng viên: 84,12%, cán bộ chính trị: 24,39%, dân tộc
thiểu số: 14,91%, quân đội: 9,87%, phụ nữ: 21,776%, thanh niên: 18,14%
Thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII đã chứng minh rằng: đồng bào,
chiến sĩ và cán bộ cả nước ta mặc dù đang gặp nhiều khó khăn về đời sống nhưng đã
thực hiện quyền làm chủ tập thể qua lá phiếu của mình, theo đường lối của Ðảng Cộng
sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.8. Quốc hội khóa VIII (1987-1992)
Bầu cử ngày 19-4-1987
Tổng số đại biểu: 496 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: công nhân chiếm 20% , nơng dân:
21%, trí thức: 24,9%, đảng viên: 93%, cán bộ chính trị: 20,2%, dân tộc thiểu số: 14%,
quân đội: 9,9%, phụ nữ: 18%, thanh niên: 11,2%
Thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII, đã khẳng định rằng,
mặc dù có nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống, nhưng với truyền thống yêu nước và
chủ nghĩa xã hội, với sự giác ngộ về nghĩa vụ và quyền làm chủ của công dân, nhân
dân ta đã biểu thị lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, tích cực tham gia vào việc
lựa chọn đại biểu xứng đáng của mình để bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất, góp phần tăng cường và củng cố Nhà nước chun chính vơ sản.
Thành phần của 496 đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa VIII đã thể hiện
được khối đại đồn kết tồn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dựa trên cơ sở liên
minh công - nông vững chắc.

2.9. Quốc hội khóa IX (1992-1997)
Bầu cử ngày 19-7-1992
Tổng số đại biểu: 395 đại biểu
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 13

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
Cơ cấu thành phần của Quốc hội: Nông nghiệp: 14,68%, công nghiệp: 4,8%,
luật: 3,8%, giáo dục: 6,1%, văn học nghệ thuật: 5,08%, cán bộ chính trị cơng tác Ðảng:
10,94%, đảng viên: 91,6%, dân tộc thiểu số: 16,79%, quản lý Nhà nước: 31,3%, quân
đội: 6,78%, phụ nữ: 18,84%
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IX đã được tiến hành dân chủ, đúng pháp
luật. Nhân dân th
ể hiện lòng tin vào sự lãnh đạo của Ðảng, có ý thức về quyền và nghĩa vụ của
mình trong cuộc bầu cử, tích cực lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất.
Thành phần của 395 đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa IX đã thể hiện khối
đại đồn kết tồn dân, tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân cả nước.
2.10. Quốc hội khóa X (1997-2002)
Bầu cử ngày 20-7-1997
Tổng số đại biểu: 450 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: phụ nữ chiếm 26,2%, dân tộc
thiểu số: 17,33%, đại biểu khóa IX tái cử: 27,34%, ngoài Ðảng: 15%, đại biểu trẻ
(dưới 40 tuổi): 18,6%, các lực lượng vũ trang nhân dân: 12,2%, mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức đồn thể: 14%, tơn giáo: 0,17%, giáo dục: 4,88%, y tế: 4%, công nghiệp:
4,66%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 3,77%.

Tuổi bình quân của đại biểu Quốc hội khóa X là 49, trong đó đại biểu cao tuổi
nhất là 86 tuổi và đại biểu trẻ tuổi nhất là 21 tuổi.
Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X thể hiện tinh thần yêu
nước và cách mạng, sự gắn bó và niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Ðảng, Nhà
nước và chế độ, thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia xây
dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch và vững mạnh, để
Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào thế kỷ XXI.
2.11. Quốc hội khóa XI (2002-2007)
Bầu cử ngày 19-5-2002
Tổng số đại biểu: 498 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: Trong lĩnh vực doanh nghiệp: 25,
chiếm 5.02%; nông dân: 6, chiếm 1.20%; trong các lực lượng vũ trang: 55, chiếm
11.04%; công nhân: 2, chiếm 0.40%; đại biểu tự ứng cử: 2, chiếm 0.40%; đại biểu
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 14

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
chuyên trách: 118, chiếm 23.69%; ngoài Ðảng: 68, chiếm 13.65%; dân tộc thiểu số:
86, chiếm 17.27%; phụ nữ: 136, chiếm 27.30%; tôn giáo: 7, chiếm 1.40%
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI đã đạt được thắng lợi to lớn và thành
công tốt đẹp; bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, an tồn và tiết kiệm.
Thành cơng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI đã thể hiện ý thức chính
trị, trách nhiệm cơng dân, trình độ dân trí, sinh hoạt dân chủ trong xã hội có bước tiến
bộ rõ rệt, khẳng định tinh thần yêu nước và cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự

lãnh đạo của Ðảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.7
2.12. Quốc hội khóa XII (2007-2011)
Bầu cử ngày 20-5-2007
Tổng số đại biểu trúng cử: 493 đại biểu
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau: Đại biểu tham gia Quốc hội lần
đầu: 345 đại biểu; Đại biểu có trình độ trên đại học: 164 đại biểu, chiếm 33.27%; Đại
biểu có trình độ đại học: 309 đại biểu, chiếm 62.68%; Người dân tộc thiểu số: 87 đại
biểu, chiếm 17.65%; Ngoài Đảng:34 đại biểu, chiếm 6.90%; Tự ứng cử:1 đại biểu,
chiếm0.20%; Tái cử: 138 đại biểu, chiếm 27.99%; Phụ nữ:127 đại biểu, chiếm 25.76%
Với thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII sẽ tạo điều kiện cho
việc tăng đại biểu QH chuyên trách (dự kiến từ 25% lên khoảng 28% tổng số đại biểu
QH) để làm nòng cốt trong việc xây dựng luật, hoạt động giám sát và các hoạt
độngkác của Quốc hội.

7

Số liệu từ Quốc hội khóa I đ
ến Quốc hội khóa XI được trích từ
/>=5123

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 15

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

CHƯƠNG 2
CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ
1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT
ĐỘNG BẦU CỬ
Vào thế kỷ XVIII, trong đời sống chính trị của thế giới đã xuất hiện lý thuyết
đại diện gắn liền với tên tuổi của Locke, Rousseau và Montesquieu. Theo lý thuyết đại
diện, quyền lực về nguyên tắc thuộc về nhân dân nhưng do những lý do thực tế, nhân
dân không thể trực tiếp thực hiện toàn bộ quyền lực của mình mà phải ủy thác cho
những người đại diện để thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân. Đối
với Rousseau, mặc dù cho rằng dân chủ trực tiếp mới là dân chủ thật sự, nhưng cũng
phải thừa nhận rằng đó là một hình thức lý tưởng, nhân dân phải ủy quyền cho người
đại diện mà không thể trực tiếp thực hiện quyền lực của mình. Cịn Montesquieu thì rất
tin vào khả năng của nhân dân trong việc ủy quyền, ông quan niệm rằng: “Dân chúng
rất giỏi khi họ chọn người để giao phó một quyền lực của mình. Họ chỉ cịn xác định
những điều mà họ biết, họ thấy và họ cảm nhận được”.
Và phương thức để nhân dân ủy thác quyền lực cho người đại diện chính là bầu
cử.
Dù một Chính phủ được thiết lập tốt thế nào đi chăng nữa thì nó cũng khơng
được xem là người đại diện tốt cho nhân dân trừ phi các quan chức của Chính phủ đó
được bầu lên một cách tự do với một thể thức được coi là công khai, công bằng đối với
tất cả mọi người. Cho nên, Montesquieu cho rằng: “các luật qui định quyền đầu phiếu
là luật cơ bản trong chính sách quân chủ”.8
Bằng sự quyết định một cách hịa bình ai sẽ nắm quyền và bằng sự hợp pháp
hóa các quyết định của những nhà cầm quyền, những cuộc bầu cử sẽ đem lại những
giải pháp cho những vấn đề thiết thực nhất của bất kỳ chế độ chính trị nào. Nhưng mục
đích này chỉ có thể đạt được dễ dàng khi chế độ bầu cử bảo đảm một nhận thức sâu sắc
về những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Montesquieu viết: “Luật về cách bầu cử
cũng là một luật cơ bản trong nền dân chủ. Những nhân tố bảo đảm cho cuộc bầu cử tự
do, công bằng là sự thừa nhận quyền phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu trực tiếp, bỏ phiếu
kín và bình đẳng trong bầu cử”.


8

Trích “Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục năm 1996”.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 16

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ
Bầu cử là một hoạt động xã hội của con người. Muốn cho hoạt động này đạt
được kết quả thắng lợi, cũng như để bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành một
cách dân chủ thì cần phải tiến hành theo nhiều ngun tắc. Có những ngun tắc mang
tính đặc thù của hoạt động bầu cử, đó là những nguyên tắc bầu cử phổ thơng, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc đó thống nhất với nhau, đảm bảo cho
cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn
đại biểu.
Vậy, thế nào là nguyên tắc bầu cử?
Nguyên tắc bầu cử được hiểu là tất cả những qui định chung nhất được đặt
ra trong hoạt động bầu cử có tác dụng bắt buộc người tham gia hoạt động bầu cử
phải tuân theo những qui định ấy.
Với tầm quan trọng của vấn đề bầu cử, cho nên các nguyên tắc bầu cử phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín tiến bộ đã ra đời và từng bước định hình
cùng với nền dân chủ tư sản, một bước tiến trong xã hội loài người. Tuy nhiên, trên
thực tế việc vận dụng các nguyên tắc này trong các nước tư bản chủ nghĩa cũng rất
khác nhau, trong khơng ít trường hợp chúng bị lợi dụng hay bị vi phạm một cách

nghiêm trọng.
Ngược lại, trong nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói chung và ở Việt Nam nói riêng,
các nguyên tắc bầu cử dân chủ được thừa kế, bổ sung và phát triển để làm căn cứ thực
hiện một chế độ mới thật sự dân chủ.
Theo qui định tại Ðiều 1 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hộinăm 1977 (được sửa
đổi bổ sung năm 2001), việc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được tiến hành theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín.
Các nguyên tắc này cũng chính là những tư tưởng chỉ đạo trong việc tổ chức
bầu cử, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam. Do đó, các nguyên tắc này
được thể hiện chặt chẽ, thống nhất, xun suốt tồn bộ q trình tiến hành bầu cử, bảo
đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi
lựa chọn người để bầu làm đại biểu Quốc hội. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải qui
định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử và trách nhiệm của nhà nước là
phải bảo đảm các qui định về bầu cử.9

9

Điều 21 Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người, 1948 (được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và
công bố theo Nghị quyết số 217A(III) ngày 10/12/1948 qui định:

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 17

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
2.1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức các cuộc bầu cử. Đồng
thời đây cũng là nguyên tắc mà nhân loại chúng ta phải trả giá đắc nhất cho cuộc đấu
tranh đòi quyền được tham gia bầu cử cho tất cả mọi người, không hạn chế về của cải,
màu da, chủng tộc, giới tính cũng như thời hạn cư trú hay nhiều hạn chế có tính chất tự
nhiên khác... Nói chung, đây là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá mức độ dân chủ của
bầu cử. Cuộc bầu cử càng được mở rộng cho nhiều người tham gia bầu cử bao nhiêu
thì càng thể hiện mức độ dân chủ của cuộc bầu cử bấy nhiêu. Cuộc bầu cử phổ thông
là cuộc bầu cử được tổ chức cho nhiều người tham gia, tức là một hoạt động phổ cập,
không hạn chế đối với bất kỳ một đối tượng công dân nào, nếu con người đạt được
mức độ trưởng thành hoàn chỉnh về mặt nhận thức mà nhiều nước trên thế giới công
nhận - họ đạt mười tám tuổi.
2.1.1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo luật Việt Nam.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Nhà nước ta là
nhà nước của dân và vì dân.10 Người dân làm chủ trong việc bầu ra những người đại
diện cho mình. Vì vây, Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân đều
có thể tham gia bầu cử. Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong chế độ bầu cử của
mỗi nhà nước dân chủ nói chung, trong đó có Việt Nam chúng ta nói riêng. Mức độ
dân chủ của xã hội thể hiện chủ yếu hay về cơ bản thông qua nguyên tắc này. Hay nói
cách khác đây là nguyên tắc cơ bản thể hiện chế độ dân chủ - quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.11
Chính vì vậy mà u cầu đặt ra của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để
cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện
thuận lợi để cơng dân thực hiện quyền bầu cử của mình. Đồng thời phải thể hiện được
phổ thông đầu phiếu là nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ, cơng khai và sự tham gia
rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân trong bầu cử.
Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nguyên tắc, Luật bầu cử Đại biểu Quốc
hộinăm 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2001) qui định:
Mọi cơng dân đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện
mà họ được tự do lựa chọn.
Ý chí của người dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thực hiện qua

các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu
kín hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tương tự.
10
Nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhà nước trong đó, nhân dân làm chủ đất nước, mọi quyền lực của nhà
nước đều thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ quản lý đất nước của công dân và do nhân dân bầu ra.
11
Trích từ “Một số vấn đề về Hiến pháp và Bộ máy Nhà nước, PGS.TS. Luật học Nguyễn Đăng Dung, NXB
Giao thông vận tải, 2001”.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 18

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
- Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ấn
định và công bố chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử. Việc bầu cử
được tiến hành cùng một ngày trong cả nước. (Điều 54)
- Trong trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn
ngày qui định ở khu vực bỏ phiếu nào thì Ban bầu cử sau khi lấy ý kiến của Tổ bầu cử
ở khu vực bỏ phiếu đó phải kịp thời báo cáo Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu
cử xem xét, quyết định. (Điều 56)
- Thời gian bỏ phiếu được qui định thống nhất trong cả nước từ bảy giờ sáng
đến bảy giờ tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo qui định của Luật bầu cử Quốc
hội). (Điều 57)
- Mọi công dân thường trú hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri.
(Kết hợp Điều 22)
- Danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là 30 ngày trước ngày

bầu cử. (Điều 25)
- Danh sách những người ứng cử cũng được lập và niêm yết công khai chậm
nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử để cử tri tìm hiều và lựa chọn. (kết hợp
Điều 46 và Điều 47)
- Phải có quá nửa số cử tri ghi tên trong danh sách của đơn vị bầu cử đi bỏ
phiếu thì cuộc bầu cử nới có giá trị, việc kiểm phiếu được tiến hành cơng khai có sự
chứng kiến của đại diện cử tri, đại diện người ứng cử và đại diện các cơ quan thơng tin
báo chí.
Ngun tắc phổ thơng khơng chỉ thể hiện tính cơng khai, dân chủ rộng rãi, địi
hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình mà cịn thể hiện tính
tồn dân, tồn diện của bầu cử. Bầu cử là công việc của mọi người, là sự kiện chính trị
của xã hội.12
Nguyên tắc bầu cử phổ thơng hay cịn gọi là phổ thơng đầu phiếu đã được Nhà
nước Việt Nam áp dụng cho mọi công dân Việt Nam, ngay từ thời non trẻ, khi mới lập
nước. Nguyên tắc này đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó và được ấn định trong
Hiến pháp 1959, Hiếp pháp 1980, Hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 quy đinh: “Công
dân, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền
bầu cử và từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
12

Cuộc bầu cử được tiến hành đều khắp cả nước nếu đó là bầu cử đại biểu Quốc hội, trong từng khu vực địa
phương nếu là bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 19

SVTH: Võ An Trinh



Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
đồng nhân dân theo qui định của pháp luật, trừ những người mất trí và những người bị
pháp luật hoặc tịa án nhân dân tước các quyền đó”.
Bên cạnh đó, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hộinăm 1997 (sửa đổi bổ sung năm
2001) cũng qui định những trường hợp đặc biệt sau đây không được quyền tham gia
bầu cử:
- Những người mất trí khơng tự chủ được suy nghĩ và hành động của mình,
khơng phân biệt đúng, sai, có những rối loạn về mặt nhận thức.
- Những người bị giam để thi hành án phạt tù.
- Những người đang bị tạm giam theo quyết định của Tòa án hoặc theo quyết
định hay phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Quyền bầu cử phổ thông của Nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với Nhà nước tư
sản bằng việc không những không qui định hạn chế tiêu chuẩn người tham gia bầu cử
(trừ việc qui định hạn chế ở mức tuổi trưởng thành) mà còn qui định sự tham gia của
tất cả các quân nhân đang tại ngũ. Hạn chế việc tham gia của quân đội vào các cuộc
bầu cử là đặc trưng của chế độ tư bản (qn đội khơng tham gia chính trị). Quyền bầu
cử của công dân được các cơ quan phụ trách bầu cử ghi nhận trong danh sách cử tri.
Tất cả mọi cơng dân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật: đủ mười tám tuổi trở
lên, không bị pháp luật tước quyền bầu cử đều được ghi tên trong danh sách cử tri.
Để bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc phổ thông, Luật bầu cử qui định hàng loạt
biện pháp nhằm khắc phục sự sai sót trong quá trình lập danh sách cử tri như: việc
niêm yết; việc thông báo danh sách cử tri bằng các phương tiện thông tin đại chúng;
nhất là việc qui định cơng dân có quyền kiểm tra, khiếu nại về cử tri và danh sách cử
tri; quyền cử tri được giới thiệu đến bầu cử (bỏ phiếu) nơi mới đến viết, và bỏ phiếu hộ
cho người ốm, tàn tật, già yếu không đến nơi bỏ phiếu được.13
2.1.2. Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo luật một số nước tư sản
Hiện nay, Hiến pháp của đa số các nước tư bản đều tuyên bố nguyên tắc bầu cử
phổ thông, tức là chế độ bầu cử được mở rộng cho tất cả mọi công dân đến tuổi trưởng
thành. Nhưng trên thực tế pháp luật từng nước vẫn có những hạn chế nhất định, gạt ra

khỏi đời sống chính trị một lượng những người dân lao động rất lớn. Trước hết, đó là
hạn chế điều kiện về tuổi, pháp luật tư sản thường qui định, cơng dân có hạn từ hai
mươi hoặc hai mươi lăm tuổi mới có quyền bầu cử. Kèm theo qui phạm này là quyền
được bầu cử (bầu cử thụ động) bao giờ cũng đòi hỏi ở độ tuổi cao hơn. Những qui định
13

Trích từ “Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội,
2004”.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 20

SVTH: Võ An Trinh


Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
này đã nghiêm cấm đa số thanh niên tham gia vào đời sống chính trị của nhà nước. Họ
cho rằng, tầng lớp thanh niên chưa có đủ trình độ chính chắn để tham gia vào các hoạt
động chính trị. Con người càng trẻ, càng có nhiều khuynh hướng chính trị, người tuổi
cao bao giờ cũng có khuynh hướng bảo thủ, ơn hịa, thận trọng. Thơng thường pháp
luật bầu cử nghiêm cấm các quân nhân tại ngũ tham gia bầu cử, quân đội tham gia
chính trị.
Nhiều nước tư sản cịn hạn chế quyền bầu cử bằng thời gian cư trú, tức là người
có quyền bầu cử phải cư trú thường xuyên ở đơn vị bầu cử một khoảng thời gian theo
qui định của từng nước.
Ngoài những hạn chế trên, pháp luật tư sản cịn đặt ra nhiều hạn chế khác. Ví dụ
như hạn chế về tài sản, muốn tham gia bầu cử, người đi bỏ phiếu phải có một tài sản
nhất định; hạn chế về giới tính, chỉ có nam giới mới có quyền tham gia bầu cử, chính
trị là cơng việc của giới “mày râu” khác với công việc bếp nút của nữ giới, thậm chí có

nơi bầu cử cịn là hoạt động của người da trắng, pháp luật không cho những người da
màu tham gia.14
Ví dụ như hoạt động tranh cử trong nội bộ hai đảng chính trị tại Hoa Kỳ đã trở
nên sôi động với cuộc họp bầu tại bang Iowa và cuộc bầu cử sơ bộ tại bang New
Hampshire. Đề cập đến quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ. Đây là quyền của người
dân đã được qui định rõ ràng trong hiến pháp. Tuy nhiên vẫn có những nỗ lực để giảm
bớt quyền này. Xưa kia, từng có lúc cử tri đi bầu phải đóng thuế, lại có thời cử tri phải
được trắc nghiệm xem có biết đọc, biết viết tiếng Anh hay không rồi mới được đi bầu.
Đây là những hạn chế đặt ra để ngăn chặn nhiều người, đặc biệt là những người nghèo
hoặc là công dân gốc thiểu số không biết tiếng Anh, để họ không được hưởng quyền
bầu chọn, cho đến khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên bố những hạn chế này là vi
hiến. Ngày nay, các thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện cũng đang phải phân xử về một
luật tiểu bang địi các cá nhân phải trình một loại giấy tờ tùy thân đặc biệt rồi mới được
bầu người đại diện cho họ vào hội đồng thành phố, vào quốc hội tiểu bang hay liên
bang, hay bầu vị tổng thống mà họ chọn.
Vấn đề đang được đem ra khiếu nại tại Tối Cao Pháp Viện là một đạo luật đã
được cơ quan lập pháp của bang Indiana thông qua ba năm trước đây. Đạo luật này bị
nhiều người chống đối vì cho rằng nó có chủ đích hạn chế các quyền của cử tri. Theo
luật này thì một cử tri phải xuất trình một giấy tờ tùy thân có dán hình đương sự do
chính phủ cấp phát, như bằng lái xe hay hộ chiếu, thì mới được coi là hợp lệ để cầm lá
phiếu chọn người mình muốn bầu. Nếu khơng có được thứ giấy tờ này thì lá phiếu của
14

Trích từ “Luật Hiến pháp đối chiếu, PGS.TS. Luật học Nguyễn Đăng Dung, NXB TP.Hồ Chí Minh, 2001”

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 21

SVTH: Võ An Trinh



×