TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA (2008-2012)
Đề tài:
Giảng viên hƣớng dẫn:
Ths.Tăng Thanh Phƣơng
Bộ môn Luật Tƣ pháp
Sinh viên thực hiện:
Lê Thanh Lâm
MSSV: 5085888
Lớp: Luật Thƣơng mại 2-K34
Cần Thơ, tháng 4/2012
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô Khoa
Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền dạy cho người viết nguồn kiến
thức sâu rộng góp phần hoàn thành luận văn này. Và hơn hết, người viết xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến Cô Tăng Thanh Phương, người đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ và động viên người viết trong suốt quá trình làm luận văn. Chân thành
cảm ơn các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí chuyên luận mà người
viết đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu.
Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế, ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu
nghiêm túc, lòng đam mê tìm tòi người viết hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ của
mình vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp lý. Rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị,
độc giả quan tâm đến đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Lâm
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
----- ..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
----- ..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2012
Giảng viên phản biện
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KHOẢN KHÔNG CÓ
HIỆU LỰC TRONG HỢP ĐỒNG THEO MẪU ............................................. 5
1.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................... 5
1.1.1. Quan hệ tiêu dùng ................................................................................... 5
1.1.2. Người tiêu dùng ....................................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm người tiêu dùng trong luật Việt Nam ...................................... 8
1.1.2.2. Khái niệm người tiêu dùng trong luật của Pháp .................................... 11
1.1.3. Tổ chức cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ .................................. 13
1.1.4. Hợp đồng theo mẫu................................................................................ 16
1.1.4.1. Định nghĩa ............................................................................................ 16
1.1.4.2. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng theo mẫu .................................. 17
1.1.5. Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu ..................... 19
1.1.5.1. Định nghĩa ............................................................................................ 19
1.1.5.2. Điều khoản không có hiệu lực là một ngoại lệ bên cạnh nguyên tắc tự do
ý chí trong giao kết hợp đồng ............................................................................ 21
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hình thức giao dịch qua hợp đồng
theo mẫu........................................................................................................... 23
1.3. Sự cần thiết bảo vệ ngƣời tiêu dùng chống lại điều khoản không có hiệu
lực trong hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam ...................................................... 27
1.3.1. Người tiêu dùng Việt Nam là đối tượng dễ dàng bị xâm phạm quyền lợi
bởi những điều khoản trong hợp đồng theo mẫu ............................................. 27
1.3.2. Thực tiễn thực hiện giao dịch qua hợp đồng theo mẫu đặt ra nhu cầu
bảo vệ người tiêu dùng chống lại điều khoản không có hiệu lực .................... 29
Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KHOẢN KHÔNG CÓ HIỆU LỰC TRONG
HỢP ĐỒNG THEO MẪU ............................................................................... 32
2.1. Những điều khoản dành ƣu thế chủ động cho tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ ................................................................................. 32
2.1.1. Những điều khoản mở rộng quyền một cách phi lý ............................... 32
2.1.1.1. Quyền thay đổi điều kiện giao dịch ....................................................... 33
2.1.1.2. Quyền đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc
một số nghĩa vụ ................................................................................................. 35
2.1.1.3. Quyền quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng
dịch vụ ............................................................................................................. 36
iv
2.1.1.4. Quyền giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng
được hiểu khác nhau.......................................................................................... 39
2.1.1.5. Quyền chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được
người tiêu dùng đồng ý ...................................................................................... 41
2.1.2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ ...................................................................................................... 43
2.1.2.1. Trách nhiệm trực tiếp của cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng
theo quy định của pháp luật............................................................................... 43
2.1.2.2. Trường hợp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba ..... 47
2.2. Những điều khoản đẩy bất lợi cho ngƣời tiêu dùng .............................. 49
2.2.1. Những điều khoản làm tăng trách nhiệm của người tiêu dùng ............ 49
2.2.2. Hạn chế, loại trừ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng ................ 51
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc đánh giá điều khoản không có hiệu lực và
một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam ........................................... 55
2.3.1. Điều khoản lạm dụng - một tên gọi khác của điều khoản không có hiệu
lực trong luật của Pháp và Québec .................................................................. 56
2.3.1.1. Định nghĩa điều khoản lạm dụng .......................................................... 57
2.3.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá tính chất lạm dụng của điều khoản lạm dụng trong
hợp đồng theo mẫu ............................................................................................ 59
2.3.2. Thiết lập danh sách điều khoản lạm dụng và sự phối hợp giữa các thiết
chế nhằm đánh giá điều khoản lạm dụng ........................................................ 61
2.3.2.1. Danh sách đen và danh sách xám ......................................................... 61
2.3.2.2. Vai trò của Ủy ban về điều khoản lạm dụng phối hợp với các thiết chế
hành chính, tư pháp trong việc đánh giá điều khoản lạm dụng .......................... 63
Chương 3: NGĂN CHẶN VÀ XỬ LÝ ĐIỀU KHOẢN KHÔNG CÓ HIỆU
LỰC TRONG HỢP ĐỒNG THEO MẪU ...................................................... 65
3.1. Ngăn chặn sự xuất hiện của điều khoản không có hiệu lực trong hợp
đồng theo mẫu ................................................................................................. 65
3.1.1. Kiểm soát điều khoản thông qua việc đăng ký hợp đồng theo mẫu ....... 65
3.1.1.1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu ............. 65
3.1.1.2. Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu ............................... 70
3.1.1.3. Trình tự thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu ......................................... 71
3.1.2. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu không phải đăng ký ............................... 73
3.1.3. Ý nghĩa của việc kiểm soát hợp dồng theo mẫu đối với việc phòng chống
điều khoản không có hiệu lực ở Việt Nam hiện nay ........................................ 75
3.1.3.1. Kiểm soát bằng việc đăng ký hợp đồng ................................................. 75
v
3.1.3.2. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu không phải đăng ký ............................... 77
3.2. Giải quyết tranh chấp, tuyên bố và xử lý điều khoản không có hiệu lực
trong hợp đồng theo mẫu ................................................................................ 79
3.2.1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp về điều khoản không có hiệu lực
trong hợp đồng theo mẫu ................................................................................. 80
3.2.1.1. Các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống ............................ 80
3.2.1.2. Khởi kiện tập thể tại Tòa án yêu cầu tuyên bố điều khoản không có hiệu
lực trong hợp đồng theo mẫu ............................................................................. 81
3.2.1.3. Cơ quan hành chính với việc giải quyết tranh chấp về điều khoản không
có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu................................................................. 83
3.2.2. Hậu quả pháp lý của điều khoản không có hiệu lực và hợp đồng theo
mẫu chứa đựng điều khoản không có hiệu lực ................................................ 85
3.2.2.1. Hậu quả pháp lý của điều khoản không có hiệu lực .............................. 86
3.2.2.2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng theo mẫu chứa đựng điều khoản không
có hiệu lực ......................................................................................................... 86
3.2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát
sinh do áp dụng điều khoản không có hiệu lực................................................ 87
3.2.3.1. Bồi thường thiệt hại do điều khoản không có hiệu lực-một dạng của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .............................................. 88
3.2.3.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về tinh thần .......................................................................................... 90
3.2.3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại riêng rẽ ................................................................................................ 91
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia vào các
giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình tạo
ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm thỏa mãn
nhu cầu chính đáng của mình. Quá trình này tạo nên sự phát triển đa dạng các
mối quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong xã hội. Và cũng từ đó,
“quan hệ tiêu dùng” nổi lên là một trong những mối quan hệ phổ biến vì nó được
sản sinh nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của các chủ thể trong xã hội.
Quy luật tất yếu của nền sản xuất hàng hóa khi chúng phát triển đến một trình độ
nhất định của thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp đã khoác lên mình xã hội
hiện đại cái tên khác là “xã hội tiêu dùng”. Trong xã hội đó, đặc tính và mọi kế
hoạch của cuộc sống đều được xây dựng từ sự tiêu dùng 1. “Người tiêu dùng”
tham gia vào mối quan hệ này, giao kết hợp đồng với nhà cung ứng, thực hiện
“hành vi tiêu dùng” như một điều kiện tiên quyết để có thể tồn tại trong xã hội
loài người và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của bản thân. Các doanh nghiệp
cung ứng hàng hóa, dịch vụ cũng bắt đầu có sự thay đổi từ cách tư duy đến nhận
thức về vai trò của mình trong mối quan hệ tiêu dùng ở một trình độ mới.
Xã hội tiêu dùng Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Ngày nay, để
phù hợp với số lượng người tiêu dùng ngày càng gia tăng cũng như tạo nhiều
thuận lợi hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhiều doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn đã lựa chọn giải
pháp chung là đưa ra các “hợp đồng theo mẫu” áp dụng cho tất cả các khách
hàng mà họ giao dịch. Nhìn từ góc độ kinh tế, “hợp đồng theo mẫu” thật sự xứng
đáng với tên gọi là “đứa con của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX”, là
một sự linh hoạt và sáng tạo của doanh nghiệp nhằm thích ứng với công nghệ
bán hàng hiện đại. Hợp đồng theo mẫu “chiếm giữ một vị trí ngày càng quan
trọng trong mối quan hệ hợp đồng đương thời, là một công cụ hữu hiệu và nhanh
chóng, được sự ủng hộ tích cực của công nghệ số”2. Sẽ chẳng có gì để nói nếu
các hợp đồng theo mẫu này là hợp lý và đảm bảo được các quyền cơ bản của
người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thường cho thấy
điều ngược lại và người tiêu dùng luôn đứng trước nguy cơ bị vi phạm quyền lợi
1
Conseil de l’Europe: “Faire de la consommation un outil de responsabilité sociale, environnementale
de lutte contre la pauvreté-Guide à la réflexion pour agir”, Notes explicatives, page 1.
2
Sylbette Guillemard et Dieudonné Édouard Onguène Onana: “Le contrat d’adhésion: L’actualité et
droit international privé”. Les Cahiers de droit, vol. 48, no 4, 2007, page 635.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
1
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
thông qua các điều khoản được soạn thảo một cách đơn phương từ phía nhà cung
ứng. Những điều khoản này xuất hiện trong hợp đồng theo mẫu một cách hợp lý
và dường như không có một sự vi phạm nào đối với các nguyên tắc cơ bản của
luật hợp đồng. Nhưng nhà cung ứng đôi khi lợi dụng vị thế kinh tế của mình để
sử dụng những điều khoản có nội dung xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng buộc phải can thiệp nhằm trả mối
quan hệ tiêu dùng trong giao kết hợp đồng theo mẫu trở về vị trí cân bằng theo
đúng nghĩa. Trên thế giới, các nhà làm luật gọi tên cho những điều khoản có tính
chất tạo nên một sự bất bình đẳng nêu trên là “điều khoản lạm dụng” và có
những chế định pháp lý cần thiết điều chỉnh nó.
Ở Việt Nam, quy định điều chỉnh hợp đồng theo mẫu xuất hiện đầu tiên tại
Điều 407 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005). Trong đó, “điều khoản lạm dụng”
không được nhắc đến. Các nhà lập pháp Việt Nam chỉ quan tâm đến tính chất
đơn phương ban hành hợp đồng theo mẫu của một bên trong hợp đồng sẽ dẫn đến
những điều khoản: “miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng
trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia”, và ghi nhận hậu
quả pháp lý của chúng là “những điều khoản không có hiệu lực”. Việc điều
chỉnh hợp đồng theo mẫu chưa thật sự gắn với công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng Việt Nam cho đến khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(BVQLNTD) 2010 ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Tuy
nhiên, “những điều khoản không có hiệu lực” lúc này cũng chỉ được liệt kê trong
những trường hợp cụ thể hơn, mà không có một cơ chế hoàn chỉnh nào để đánh
giá, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các điều khoản xâm phạm quyền lợi người
tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu.
Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của quan hệ tiêu dùng đối với nền kinh tế,
tính ưu việt của hợp đồng theo mẫu và nguy cơ quyền lợi của người tiêu dùng bị
xâm phạm bởi những cạm bẫy từ những điều khoản không có hiệu lực trong hợp
đồng theo mẫu là những nhân tố không thể phủ nhận. Trong bối cảnh Việt Nam
hiện nay, mức độ phát triển của Internet, của điện thoại di động, của các dịch vụ
ngân hàng và tài chính, các dịch vụ giao thông công cộng, các dịch vụ giải trí,
truyền hình vệ tinh,…tất cả các lĩnh vực tạo nên sự bùng nổ của hợp đồng theo
mẫu mà trong nó ẩn chứa “những điều khoản không có hiệu lực” đe dọa quyền
lợi người tiêu dùng. Yêu cầu tất yếu đặt ra lúc này đòi hỏi sự can thiệp của pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự hoàn thiện cùng những giải pháp sắc
bén nhằm kéo mối quan hệ tiêu dùng thông qua hợp đồng theo mẫu trở về vị trí
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
2
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
cân bằng. Từ đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chống lại những điều khoản
không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết mà
pháp luật phải là một công cụ tiên phong.
Từ những lý do trên, người viết chọn đề tài: “Điều khoản không có hiệu lực
trong hợp đồng theo mẫu” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận, khảo sát những quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng theo mẫu và điều khoản không có hiệu lực
trong hợp đồng theo mẫu, người viết tập trung nghiên cứu, đối chiếu với các quy
định về điều khoản lạm dụng trong luật của Pháp, Cộng đồng Châu Âu và
Québec nhằm góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm cơ sở lý luận, thực tiễn
và pháp lý của công tác bảo vệ người tiêu dùng chống lại điều khoản không có
hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu, tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ trong pháp
luật quốc tế về phòng chống điều khoản lạm dụng trong hợp đồng theo mẫu.
Đồng thời, người viết đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế
pháp lý điều chỉnh điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu phù
hợp với xu hướng hiện đại và hội nhập, thích ứng với nhu cầu tất yếu đặt ra từ
“xã hội tiêu dùng” ở Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Hợp đồng theo mẫu là một dạng hợp đồng phổ biến, linh hoạt và tiện lợi
trong giao lưu dân sự. Sự phát triển đa dạng các phương thức giao dịch trong sản
xuất kinh doanh cho thấy hợp đồng theo mẫu không chỉ được áp dụng trong mối
quan hệ tiêu dùng. Và vì vậy, điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo
mẫu không phải chỉ gói gọn trong mối quan hệ giữa nhà cung ứng với khách
hàng của họ mà còn là một vấn đề dân sự đối với một bên là bên soạn thảo hợp
đồng theo mẫu và một bên là bên tiếp nhận hợp đồng theo mẫu. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn này, người viết chỉ tập trung xem xét vấn đề
điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu trong mối quan hệ giữa
người tiêu dùng và nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Bởi lẽ, lợi ích kinh tế và vị
thế bất cân xứng giữa hai chủ thể này trong quan hệ hợp đồng mới là trọng tâm
của vấn đề và đòi hỏi pháp luật phải can thiệp để bảo vệ một bên yếu thế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng MácLênin và các phương pháp chuyên nghành khoa học pháp lý để giải quyết những
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
3
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến chế định về điều khoản không có hiệu lực
trong hợp đồng theo mẫu. Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp logic pháp
lý, phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh pháp luật để làm rõ mối quan hệ
giữa cơ chế pháp lý về điều khoản không có hiệu lực với thực tiễn giao dịch và
công tác bảo vệ người tiêu dùng, mức độ hoàn thiện của pháp luật Việt Nam hiện
hành xung quanh vấn đề điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu.
Cách nghiên cứu vấn đề theo “chiều ngang” nhằm làm rõ từng nội dung của
các vấn đề liên quan đến việc đánh giá điều khoản không có hiệu lực, ngăn chặn
và xử lý điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu. Mặc khác,
trong mỗi vấn đề, người viết cũng sử dụng cách thức truyền thống là đi từ nghiên
cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật và cuối cùng là kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài được trình
bày gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về điều khoản không có hiệu lực trong hợp
đồng theo mẫu
Chương 2: Đánh giá điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
Chương 3: Ngăn chặn và xử lý điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng
theo mẫu
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
4
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KHOẢN
KHÔNG CÓ HIỆU LỰC TRONG HỢP ĐỒNG THEO MẪU
Nghiên cứu điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu bao gồm
và liên quan đến nhiều nội dung phức tạp trong việc xác định điều khoản không
có hiệu lực, tuyên bố và xử lý điều khoản không có hiệu lực, ngăn chặn sự xuất
hiện của điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu,…Vì vậy, để
làm rõ nội dung cũng như ý nghĩa của cơ chế pháp lý về điều khoản không có
hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu đối với hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu những nội dung tiếp theo của
luận văn, chương này trình bày một cách khái quát về hợp đồng theo mẫu và điều
khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu, gồm ba nội dung sau đây:
những khái niệm cơ bản trong mối quan hệ tiêu dùng, khái quát chung về điều
khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu và sự cần thiết bảo vệ người
tiêu dùng chống lại điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu.
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Quan hệ tiêu dùng
Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia vào các
giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình tạo
ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm thỏa mãn
nhu cầu chính đáng của mình. Quá trình này tạo nên sự phát triển đa dạng các
mối quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong xã hội. Và cũng từ đó,
“quan hệ tiêu dùng” nổi lên là một trong những mối quan hệ phổ biến, vì nó
được sản sinh nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của tất cả các chủ thể trong
xã hội.
Khái niệm “quan hệ tiêu dùng” được các nhà kinh tế học đề cập đến lần đầu
tiên như là một trong những quan hệ tất yếu phát sinh từ nền sản xuất hàng hóa.
Trong lịch sử, khi xã hội loài người chuyển từ công xã nguyên thủy sang chiếm
hữu nô lệ, quan hệ tiêu dùng bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển nhảy vọt của nền kinh tế hàng hóa. Vì suy cho cùng, mục tiêu của việc sản
xuất và trao đổi cho nhau những hàng hóa, dịch vụ ngay từ thời kỳ sơ khai chính
là để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của con người. Cụm từ “tiêu dùng” (la
consommation) cũng từ đó hình thành, xuất phát từ “consommare” trong tiếng
Latinh, có nghĩa là “làm kết thúc”. Như vậy, nếu như một chu trình sản xuất bao
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
5
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
gồm ba giai đoạn: tiếp nhận, biến đổi và phân phối của cải xã hội thì quan hệ tiêu
dùng được hiểu như một mối quan hệ giữ vai trò quyết định, vừa là mục tiêu
hướng đến, vừa là một giai đoạn làm kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất đó.
Có thể nói, một chu trình kinh tế thực chất vì tiêu dùng mà phát sinh và cũng
vì tiêu dùng mà kết thúc. Tuy nhiên, khái niệm “quan hệ tiêu dùng” chỉ thực sự
được quan tâm khi nền sản xuất bước vào thời kỳ công nghiệp thế kỷ XIX. Như
một quy luật tất yếu, việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm và cung ứng dịch vụ
ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Quan hệ tiêu dùng
lúc này trở nên phức tạp, nó thu hút sự quan tâm của các luật gia và những nhà
lập pháp. Người ta nhận ra rằng trong mối quan hệ này có một sự bất cân xứng cả
về thế và lực giữa các bên, và kẻ yếu thế hơn phải được pháp luật bảo vệ để trả
mối quan hệ trở về vị trí cân bằng. Quan hệ tiêu dùng trở thành một khái niệm
pháp lý và là đối tượng điều chỉnh của các nghành luật quốc gia và luật quốc tế
hiện đại.
Thế nhưng, không phải mọi quan hệ tiêu thụ hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ
đều được coi là quan hệ tiêu dùng. Một quan hệ tiêu dùng là đối tượng điều chỉnh
của luật phải phát sinh từ hành vi tiêu dùng. Theo đó, hành vi tiêu dùng là hành
vi cho phép một người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích đáp ứng
nhu cầu cá nhân, gia đình hay tổ chức. Ví dụ: một người mua thức ăn hàng ngày;
mua một máy giặt gia đình, tậu một chiếc xe hơi du lịch; mua bảo hiểm, sử dụng
một căn hộ cho thuê; vay tiền ngân hàng để tiêu xài,…
Hành vi tiêu dùng đối lập với hành vi chuyên nghiệp. Hành vi chuyên nghiệp
(l’acte professionnel) là hành vi được thực hiện bởi một doanh nghiệp hoặc
nghiệp vụ của một cá nhân nào đó. Nói cách khác, những hành vi được thực hiện
nhằm để bán lại hàng hóa đã mua hoặc tái cung ứng dịch vụ, một cách tự nhiên,
không phải là hành vi tiêu dùng và đương nhiên không làm phát sinh quan hệ tiêu
dùng. Ví dụ: việc một công ty hoặc một thương nhân mua bán hàng hóa, một
nông dân mua các phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, không thể tạo nên
mối quan hệ tiêu dùng,…
Tuy nhiên, trong sự đa dạng của việc tiêu thụ hàng hóa, một số hành vi có thể
đồng thời là hành vi chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp (tức hành vi tiêu
dùng). Khi đó, việc xác định tính chất của hành vi được thực hiện có phải là hành
vi tiêu dùng hay không có ý nghĩa xác định phạm vi điều chỉnh của luật. Ví dụ:
chủ một đại lý bất động sản mua một chiếc xe hơi nhằm phục vụ không chỉ cho
công việc của anh ta mà còn để đáp ứng cho việc đi lại của gia đình. Trong
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
6
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
trường hợp này, người ta xác định tính chất của mối quan hệ do người chủ đại lý
bất động sản xác lập có phải là quan hệ tiêu dùng hay không căn cứ vào việc chú
trọng những yếu tố chính của hành vi đó (mục đích chính, bối cảnh,…)3
Tóm lại, quan hệ tiêu dùng được hiểu là mối quan hệ được hình thành trên
cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Trong đó, người mua
hoặc sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không phải vì mục đích sản xuất hay
kinh doanh thương mại, mục đích chính mà họ mong muốn đạt được là thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hay tổ chức.
Về mặt pháp lý, quan hệ tiêu dùng không phải là quan hệ kinh doanh thương
mại mà là một quan hệ dân sự thuần túy thiết lập trên nguyên tắc tự do thỏa
thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, trung thực và được điều chỉnh chung bởi
Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, do tính chất xã hội của mình, quan hệ tiêu dùng trên
thực tế không bao giờ thực sự trở thành tự do, bình đẳng mà luôn ở trong tình
trạng “bất cân xứng” giữa quyền và lợi ích của các chủ thể. Vì vậy, bên cạnh Bộ
luật dân sự, quan hệ tiêu dùng ngày nay còn được điều chỉnh bởi Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng mang những ngoại lệ đặc thù nhằm đưa mối quan hệ
này trở về vị trí cân bằng theo đúng nghĩa của nó, đảm bảo quyền và lợi ích chính
đáng của các bên.
1.1.2. Người tiêu dùng
Cũng như “quan hệ tiêu dùng”, khái niệm “người tiêu dùng” vừa là một khái
niệm kinh tế, vừa là một khái niệm pháp lý trong luật hiện hành với tư cách là
một trong hai chủ thể chính tham gia vào quan hệ tiêu dùng.Tuy nhiên, người
tiêu dùng khi tham gia vào mối quan hệ này luôn ở vị thế yếu hơn, ít chuyên
nghiệp hơn so với chủ thể còn lại là tổ chức, cá nhân kinh doanh nên cần thiết
phải có sự can thiệp nhất định của nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của họ. Do vậy, việc làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm “người tiêu dùng”
không chỉ mang ý nghĩa xác định phạm vi áp dụng các văn bản pháp lý liên quan
mà còn để hiểu rõ hơn lý thuyết cơ bản cho sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, việc xác định các đối
tượng nào sẽ được gọi là người tiêu dùng là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu
việc xác định này làm cho phạm vi hẹp đi thì sẽ có nhiều đối tượng không được
bảo vệ, và ngược lại, nếu việc xác định nội hàm của khái niệm người tiêu dùng
quá rộng sẽ làm loãng hiệu lực và ảnh hưởng đến tính khả thi của luật.
3
Jean Calais-Auloy, Droit de la consommation, Éditon Dalloz, 1986, p.3
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
7
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
1.1.2.1. Khái niệm người tiêu dùng trong luật Việt Nam
Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành ghi nhận định nghĩa chính thức về người
tiêu dùng tại Khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD như sau: “Người tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, tổ chức”. Định nghĩa này được ghi nhận trên cơ sở kế thừa những
quy định đầu tiên về người tiêu dùng của Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó,
người tiêu dùng được hiểu là một trong ba nhóm người sau đây:
Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản
thân mình;
Người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ
chức sử dụng;
Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua
hoặc do được cho, tặng.
Từ câu chữ của luật, chúng ta dễ dàng nhận thấy đây là một cách hiểu hợp lý.
Tuy nhiên, nó chỉ được ghi nhận cụ thể một lần duy nhất tại khoản 2 Điều 2 Nghị
định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2001 hướng dẫn thi hành Pháp
lệnh BVQLNTD năm 1999. Kể từ khi được thay thế bởi Nghị định số
55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 và sau đó là Luật BVQLNTD 2010
được áp dụng chính thức (ngày 01/7/2011), về mặt lý luận, Nghị định này phải
chấm dứt hiệu lực. Và cho đến nay, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số
99/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều của Luật BVQLNTD 2010, nhưng văn bản này cũng không hề đề cập gì đến
khái niệm người tiêu dùng.
Hiện nay, các nhà lập pháp quan tâm đến việc có nên giới hạn người tiêu
dùng chỉ là cá nhân, hay có thể cả cá nhân và pháp nhân đều là đối tượng cần
được bảo vệ trong mối quan hệ tiêu dùng. Có ba giải pháp được áp dụng trên thế
giới. Giải pháp thứ nhất quy định người tiêu dùng chỉ có thể là cá nhân. Cách quy
định này thể hiện rõ luật chỉ bảo vệ đối với cá nhân, còn pháp nhân do họ có
những vị thế và điều kiện tốt hơn so với cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp
nên luật không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ. Giải pháp
thứ hai, cả cá nhân và pháp nhân đều có thể là người tiêu dùng. Quy định này tuy
có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ làm loãng đi hiệu lực của
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên cách quy định này đã khắc phục
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
8
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì không phải lúc nào pháp nhân cũng
là người đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh
doanh và hậu quả là nếu luật không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng
khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội bị xâm phạm,
gây thiệt hại chung cho toàn xã hội. Giải pháp thứ ba không nêu rõ chỉ là cá nhân
hay gồm cả cá nhân và pháp nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào”
hoặc “những ai”. Nó có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau và khó có thể được
áp dụng trong thực tiễn. Bởi lẽ nó có thể được hiểu là gồm cả cá nhân và pháp
nhân, nhưng cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là cá nhân.
Trong dự thảo Luật BVQLNTD của Việt Nam, người tiêu dùng bao gồm cả
cá nhân và tổ chức. Nhưng đến khi chính thức được thông qua, khái niệm người
tiêu dùng trong Luật lại trở nên mập mờ với việc áp dụng giải pháp thứ ba như đã
đề cập ở trên mà không có một cách giải thích rõ ràng nào sau đó. Trở lại quy
định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm
2001 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999, người tiêu dùng bao
gồm ba nhóm người và trong đó, hộ gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa dịch vụ
cũng có thể là người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là về mặt câu chữ, định nghĩa người
tiêu dùng của Luật BVQLNTD giống hệt định nghĩa người tiêu dùng của Pháp
lệnh BVQLNTD năm 1999. Vậy, tinh thần của một quy định đã hết hiệu lực có
thể vận dụng để giải thích cho định nghĩa hiện hành về người tiêu dùng của luật
hay không? Và nếu vận dụng theo đúng tinh thần đó, người tiêu dùng lúc này
không chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân, mà lại bao gồm và phân biệt các đối
tượng sau: cá nhân, hộ gia đình và tổ chức.
Về vấn đề này, người viết cho rằng bản chất của việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng chính là can thiệp vào mối quan hệ tiêu dùng nhằm bênh vực kẻ yếu
thế. Vì vậy, đồng thời với việc kế thừa sự giải thích về định nghĩa “người tiêu
dùng” của Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2001 hướng dẫn
thi hành Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999, định nghĩa người tiêu dùng ở Việt
Nam cần được giải thích theo hướng bao gồm cả “cá nhân, hộ gia đình và những
tổ chức có tư cách pháp nhân”. Bởi suy cho cùng, pháp nhân, mặc dù có tiềm lực
kinh tế và kiến thức pháp luật nhiều hơn so với cá nhân. Nhưng ưu thế đó đôi khi
chỉ gói gọn trong lĩnh vực chuyên môn của họ, đến lúc giao kết hợp đồng với
những nhà cung cấp khác không cùng thuộc lĩnh vực mà mình am hiểu, họ vẫn
có nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi. Ví dụ: Ngân hàng A giao kết hợp đồng với
văn phòng luật sư B để được tư vấn pháp lý về việc tranh chấp quyền sử dụng đất
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
9
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
làm trụ sở với một chủ thể B nào đó. Xét ở phương diện mà Ngân hàng A là nhà
cung ứng trong quan hệ với khách hàng của mình, khi đó Ngân hàng là nhà
chuyên môn. Nhưng trong mối quan hệ với văn phòng luật sư B, Ngân hàng A
không am hiểu, hoặc ít ra là họ kém chuyên nghiệp hơn so với văn phòng luật sư
B trong lĩnh vực tư vấn pháp lý,…Do đó, đối tượng này cũng cần được bảo vệ.
Tuy nhiên, nếu quy định tổ chức cũng có khả năng trở thành người tiêu dùng thì
lại quá rộng sẽ làm loãng đi hiệu lực và tính khả thi của luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Còn hộ gia đình, ảnh hưởng từ những yếu tố mang tính truyền
thống, là đối tượng phổ biến trong việc giao kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa, sử
dụng dịch vụ ở Việt Nam nên định nghĩa người tiêu dùng cần thiết phải bao hàm
nhóm đối tượng này.
Phân tích sâu hơn về định nghĩa “người tiêu dùng”, ta thấy các nhà làm luật
còn sử dụng hai yếu tố khác để giới hạn nội hàm của khái niệm người tiêu dùng.
Đó chính là đối tượng của tiêu dùng và mục đích tiêu dùng. Đối tượng của tiêu
dùng chính là cái mà người tiêu dùng hướng đến và mong muốn đạt được khi
tham gia vào mối quan hệ tiêu dùng. Về vấn đề này, Luật BVQLNTD Việt Nam
nêu lên một cách khái quát rằng đó là những hàng hóa hoặc dịch vụ mà không có
một hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy khái niệm “hàng hóa”
trong những quy định của Luật Thương mại: “Hàng hóa là tất cả những động
sản, bao gồm cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với
đất”. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP tại Khoản 8 Điều 3 có một định nghĩa về
hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh khác với Luật Thương mại
2005: “Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là động sản
dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh
doanh của bên bảo đảm”. Ở đây “những vật gắn liền với đất” là bất động sản
không được kể đến là một loại hàng hóa. Tuy nhiên, về mặt giá trị pháp lý và tính
khả thi khi áp dụng trong mối quan hệ tiêu dùng, khái niệm hàng hóa (ở đây là
hàng hóa tiêu dùng) phải được hiểu theo định nghĩa của Luật Thương mại 2005.
Còn lại, khái niệm về dịch vụ vẫn chưa được đề cập chính thức trong các văn bản
pháp luật hiện hành. Về mục đích tiêu dùng, đó là mục đích “tiêu dùng, sinh hoạt
của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Hành vi tiêu dùng có thể được thực hiện bởi việc
mua hoặc sử dụng, nhưng phải nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Với ý
nghĩa như là tiêu chuẩn phân biệt giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh
doanh, mục đích tiêu dùng được hiểu là việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
không phải để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay nghề nghiệp.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
10
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
Tóm lại, bên mua (bên sử dụng dịch vụ) trong một giao dịch mua bán hàng
hóa (cung ứng dịch vụ), thỏa mãn đồng thời ba yếu tố về mặt chủ thể, đối tượng
tiêu dùng và mục đích tiêu dùng nêu trên thì có thể trở thành người tiêu dùng và
được pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam bảo vệ, thiếu một
trong các yếu tố trên thì chủ thể tham gia giao dịch không thể được gọi là người
tiêu dùng mà chỉ là một bên trong quan hệ dân sự, thương mại thông thường.
1.1.2.2. Khái niệm người tiêu dùng trong luật của Pháp
Trong luật của Pháp, người ta không tìm thấy một định nghĩa nào về người
tiêu dùng. Tuy nhiên, các công ước cũng như một số chỉ thị của Cộng đồng Châu
Âu đều đề cập một cách rõ ràng đến khái niệm “người tiêu dùng”. Theo đó, bất
kỳ cá nhân nào, bên ngoài phạm vi kinh doanh thương mại hoặc nghề nghiệp của
mình, giao kết hợp đồng với nhà cung ứng chính trong việc thực hiện hoạt động
kinh doanh hoặc nghề nghiệp của anh ta đều được định nghĩa là người tiêu
dùng4. Như vậy, người tiêu dùng ở đây được xác định là cá nhân, là một bên
trong hợp đồng giao kết với nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ chứ không bao gồm
cả những người sử dụng.
Đối tượng và mục đích tiêu dùng trong luật của Pháp cũng có nét khác biệt
so với các quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, đối tượng tiêu dùng trong
luật của Pháp là tất cả hàng hóa và dịch vụ. Đó có thể là những hàng hóa chỉ qua
một lần sử dụng (thức ăn); hay những hàng hóa sử dụng nhiều lần (xe máy, vật
dụng gia đình); những dịch vụ tự nhiên cụ thể (sửa chữa, vệ sinh);…Tất cả đều
có thể là đối tượng của tiêu dùng, ở thời điểm mà nó được cung ứng cho một mục
đích không chuyên nghiệp.
Như vậy, dù quan điểm có khác nhau, luật của các nước vẫn sử dụng ba yếu
tố cấu thành để giới hạn nội hàm của khái niệm người tiêu dùng. Đó là chủ thể,
đối tượng tiêu dùng và mục đích tiêu dùng. Qua những phân tích trên, khái niệm
người tiêu dùng trong luật của Pháp tỏ ra hẹp hơn nhiều so với khái niệm trong
luật Việt Nam. Vấn đề đặt ra là liệu luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp có bỏ
sót phần lớn các đối tượng cần được bảo vệ? Xã hội càng hiện đại, luật pháp
càng phải bao quát những vẫn đề mà mình điều chỉnh. Nếu mục tiêu của công cụ
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng chính là để bênh vực quyền lợi của người tiêu
4
Hiện nay, định nghĩa “người tiêu dùng” của cộng đồng Châu Âu được ghi nhận ở các văn bản sau: Công
ước Bruxelles 1968, công ước Rome 1980, Chỉ thị của Cộng đồng Châu Âu về việc bảo vệ người tiêu
dùng đối với hợp đồng từ xa, Chỉ thị của Công đồng Châu Âu về điều khoản lạm dụng trong hợp đồng
giao kết với người tiêu dùng.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
11
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
dùng nhưng phạm vi quá hẹp lại bỏ sót đối tượng cần được bảo vệ. Thế chẳng
khác nào tạo nên một sự bất công khác. Chính vì vậy, người Pháp đã cho ra đời
một khái niệm người tiêu dùng rộng hơn so với các chỉ thị chung của cộng đồng
châu Âu. Cho dù sau này, việc sử dụng khái niệm được mở rộng trong các án lệ
của Tòa phá án trở nên thận trọng hơn, nhưng một mặt nó đã làm cho pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng bao quát. Theo đó, một đối tượng khác cũng được bảo vệ
cùng với người tiêu dùng trong mối quan hệ tiêu dùng, đó chính là “nonprofessionnel”.
Trong việc xây dựng định nghĩa về người tiêu dùng, các nước trong khối
Cộng đồng châu Âu đều chủ yếu dựa trên định nghĩa người tiêu dùng trong các
Chỉ thị của tổ chức này. Tuy nhiên, vấn đề tiêu dùng là vấn đề mang bản chất xã
hội sâu sắc, nó biến đổi linh hoạt và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc
gia. Chính vì vậy mà trong các Phụ lục của những Chỉ thị hướng dẫn các vấn đề
về bảo vệ người tiêu dùng, Cộng đồng Châu Âu luôn dành cho các nước quyền tự
do lựa chọn về thể chế hoặc thủ tục sao cho phù hợp với mục tiêu cao nhất là bảo
vệ người tiêu dùng. Đặc biệt là các Chỉ thị đề cập đến điều khoản lạm dụng trong
hợp đồng giao kết với người tiêu dùng5.
Pháp luật Pháp cũng không phải là một ngoại lệ. Bộ luật tiêu dùng của Pháp
không quy định thế nào là người tiêu dùng. Điều đó được suy đoán là định nghĩa
người tiêu dùng của Pháp tuân theo những chỉ thị của cộng đồng Châu Âu trong
việc định nghĩa người tiêu dùng là cá nhân trong tranh chấp về tiêu dùng không
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Theo đó, những pháp nhân
(kể cả những tổ chức, hiệp hội hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận) cũng như
các cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đều được loại
trừ ra khỏi khái niệm người tiêu dùng mà không cần xem xét đến đối tượng của
hợp đồng có liên quan hay không liên quan đến hoạt động chuyên biệt của họ.
Một bác sĩ ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ Internet vì nhu cầu của phòng khám
mình thì không phải là người tiêu dùng, nhưng nếu vị bác sĩ đó ký kết hợp đồng
dưới danh nghĩa cá nhân thì được gọi là người tiêu dùng và dĩ nhiên được bảo vệ
bởi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng những quy định trong các Chỉ thị của
Cộng đồng Châu Âu là những quy định được ban hành từ rất sớm. Ngày nay, đa
số các nước đều có xu hướng mở rộng khái niệm người tiêu dùng. Ở Pháp, việc
5
Chỉ thị số 93/13/CEE ngày 5 tháng 4 năm 1993 của Cộng đồng Châu Âu về điều khoản lạm dụng trong
hợp đồng giao kết với người tiêu dùng.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
12
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
mở rộng khái niệm này là một vấn đề gây tranh cãi, vì bên còn lại trong quan hệ
tiêu dùng luôn có xu hướng chống lại việc mở rộng phạm vi áp dụng của pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng. Thực tế, việc mở rộng khái niệm người tiêu dùng,
như đã phân tích ở phần trên không phải không có mặt trái của nó. Và cuối cùng,
các nhà lập pháp của Pháp đã cho ra đời một khái niệm mới đồng thời là đối
tượng được bảo vệ như người tiêu dùng trong mối quan hệ với nhà cung ứng. Đó
là những người “không chuyên nghiệp” (non-professionnel). Đối tượng này được
hiểu là những người (không kể là cá nhân hay pháp nhân) giao kết hợp đồng với
nhà cung ứng mà xét về nội dung của hợp đồng không liên quan đến hoạt động
kinh doanh hay nghề nghiệp của họ. Đây được xem là một định nghĩa “người tiêu
dùng” mở rộng trong luật của Pháp. Theo đó, án lệ của Tòa án tối cao của Pháp
đã đề cập đến một định nghĩa ghi nhận rằng: một pháp nhân cũng có thể được
hưởng sự bảo vệ của chế định về người tiêu dùng nếu pháp nhân đó “ở trong tình
trạng không có sự am hiểu hơn bất kỳ người tiêu dùng nào khác”(Cass. 1e civ.,
28 avril 1987). Và sau đó, trong quyết định quan trọng của mình, cơ quan này lại
đề cập đến một sửa đổi có phần hạn chế trong việc ấn định phạm vi bảo vệ đối
tượng này “chỉ trong những lĩnh vực không có quan hệ trực tiếp đến nghề nghiệp
của họ” .
Như vậy, người tiêu dùng trong luật của Pháp có thể được hiểu bao gồm cả
cá nhân (đáp ứng điều kiện của người tiêu dùng theo nghĩa thuần túy) và pháp
nhân (đáp ứng điều kiện “non-proffessionnel”). Với cách quy định này, luật có vẻ
như đã bao quát được hết những đối tượng có nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi và
cần được bảo vệ trong mối quan hệ tiêu dùng.Và việc hiểu như thế này làm cho
định nghĩa người tiêu dùng của Pháp trở nên rộng hơn rất nhiều so với pháp luật
của Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, định nghĩa này, dù đã được mở rộng nhưng
vẫn còn hẹp hơn so với luật Việt Nam. Nếu như người tiêu dùng Việt Nam có thể
là cá nhân, tổ chức thì người tiêu dùng Pháp chỉ có thể là cá nhân và pháp nhân.
1.1.3. Tổ chức cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Trong mối quan hệ tiêu dùng, chủ thể còn lại đối lập với người tiêu dùng
được gọi là “tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” (trong luật Việt
Nam) hay “nhà chuyên môn” (trong luật của Pháp). Chủ thể này được biết đến là
bên mạnh hơn cả về thế và lực khi giao kết hợp đồng với người tiêu dùng, tạo
nên một sự “bất cân xứng” trong quan hệ tiêu dùng. Và cũng như một quy luật tất
yếu, kẻ mạnh hơn lúc nào cũng hành xử theo hướng lạm dụng quyền lực trong
mối quan hệ với kẻ yếu. Đó là chưa kể những nhà cung cấp độc quyền, họ luôn
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
13
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
sẵn sàng với những cạm bẫy pháp lý và kỹ thuật, thậm chí sử dụng cả những thứ
độc hại đối với người tiêu dùng để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất cho mình. Pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng chính là công cụ để hỗ trợ khắc phục những lỗ hổng
về khả năng tự do và bình đẳng của người tiêu dùng trong quan hệ với tổ chức cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhằm đưa mối quan hệ này trở về vị trí cân
bằng theo đúng nghĩa của nó. Vì vậy, việc xác định chủ thể này bao gồm những
nhóm đối tượng nào là một vấn đề hết sức quan trọng. Một định nghĩa dù quá
rộng hay quá hẹp về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nêu trên cũng
có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ
tiêu dùng và cả công tác quản lý nhà nước và công tác bảo vệ người tiêu dùng
hiện nay.
Về vấn đề này, Khoản 2 Điều 3 Luật BVQLNTD Việt Nam ghi nhận rằng:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm: Thương nhân theo quy định của Luật thương mại; và cá nhân hoạt động
thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh” . Theo đó,
để được xem là tổ chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân phải thỏa mãn ba yếu tố sau đây:
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân phải thuộc đối tượng là thương nhân theo Luật
Thương mại. Nghĩa là “các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt đồng một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Khoản 1
Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam 2005). Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ cũng bao gồm cả những đối tượng không phải là thương
nhân nhưng có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không thuộc diện
phải đăng ký kinh doanh. Giải thích quy định này, các nhà lập pháp Việt Nam
cho rằng số lượng giao dịch giữa người tiêu dùng với các đối tượng hoạt động
thương mại độc lập không có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam là rất lớn, phát
triển dựa trên những yếu tố văn hóa và truyền thống. Vì vậy, việc đưa nhóm đối
tượng này vào khái niệm “tổ chức cá nhân kinh doanh” là cần thiết.
Thứ hai, tổ chức cá nhân đó thực hiện “một, một số hoặc tất cả các giai đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường”. Các hoạt động này được hiểu là việc sản xuất, bán sỉ, bán lẻ,
phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, kể cả việc kinh
doanh xuất nhập khẩu,...
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
14
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
Thứ ba, các hoạt động nêu trên được thực hiện vì mục đích sinh lợi. Yếu tố
này được quy định nhằm đảm bảo tính khả thi của luật. Thực chất người tiêu
dùng ở Việt Nam giao kết nhiều hợp đồng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các nhà
cung ứng không vì mục đích lợi nhuận. Song, chính vì mục đích phi lợi nhuận đó
nên quyền lợi của người tiêu dùng ít hoặc thậm chí không bị đe dọa khi giao dịch
với nhóm đối tượng này. Do đó, định nghĩa “tổ chức, cá nhân kinh doanh” đã
loại bỏ nhóm hoạt động phi lợi nhuận ra khỏi đối tượng áp dụng của Luật
BVQLNTD Việt Nam.
Có thể thấy đây là một định nghĩa khá rõ ràng của luật theo phương pháp liệt
kê. Tuy nhiên, kiểu lập pháp như trên lại làm cho định nghĩa “tổ chức, cá nhân
kinh doanh trở thành một định nghĩa bất biến, thiếu linh hoạt khi áp dụng vào
thực tiễn. Chẳng hạn, định nghĩa trên đã đồng thời loại bỏ nhóm đối tượng là các
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng
ra khỏi đối tượng áp dụng của Luật BVQLNTD Việt Nam. Trong khi hàng hóa
và dịch vụ công, xuất phát từ đặc điểm của chế độ xã hội ở Việt Nam, đã trở nên
rất phổ biến. Vì vậy, việc có nên đưa đối tượng này vào khái niệm “tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ” hay không vẫn còn đang là một vấn đề gây
tranh cãi ở Việt Nam hiện nay.
Trong luật của Pháp, các nhà làm luật giới thiệu một chủ thể đối lập với
người tiêu dùng trong mối quan hệ tiêu dùng bằng khái niệm: “nhà chuyên môn”
(le profestionel). Cũng như khái niệm “người tiêu dùng”, “nhà chuyên môn”
không được định nghĩa chính thức trong luật thực định của Pháp. Tuy nhiên, luật
chung của Cộng đồng Châu Âu tại Chỉ thị số 93/13/CEE ngày 5 tháng 4 năm
1993 về điều khoản lạm dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng đã chỉ
ra rằng:
“Tất cả pháp nhân hoặc cá nhân, trong hợp đồng được nêu lên bởi phần giới
thiệu của chỉ thị, người đã cư xử trong khuôn khổ hoạt động chuyên nghiệp của
anh ta, dù là lĩnh vực công hay tư” đều được gọi là “nhà chuyên môn” (Điều 2c).
Như vậy, thực chất “nhà chuyên môn” ở đây chính là tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ trong luật Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham gia giao dịch
với người tiêu dùng, một tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được gọi là “nhà
chuyên môn” khi đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ lúc này thuộc lĩnh
vực sản xuất kinh doanh của anh ta (hay còn gọi là thuộc lĩnh vực chuyên môn).
Điều đáng ghi nhận ở đây chính là phạm vi hoạt động của “nhà chuyên môn” lúc
này được chỉ rõ là “công hoặc tư” có thể. Từ đó, ta thấy dường như khái niệm
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
15
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
“nhà chuyên môn” trong luật của Pháp có phần cụ thể hơn và khái quát được
nhóm đối tượng cần được điều chỉnh là chủ thể đối lập với người tiêu dùng.
1.1.4. Hợp đồng theo mẫu
1.1.4.1. Định nghĩa
Hợp đồng theo mẫu được biết đến là một dạng hợp đồng rất phổ biến và là
một công cụ tiện ích khi một chủ thể cần thực hiện những giao dịch lặp đi lặp lại
nhiều lần với các đối tác của mình. Trong quan hệ tiêu dùng, nhằm thích ứng với
số lượng người tiêu dùng ngày càng gia tăng cũng như tạo nhiều thuận lợi hơn
trong các hoạt đống sản xuất kinh doanh của mình, tổ chức, cá nhân kinh doanh
đã lựa chọn giải pháp chung là đưa ra các hợp đồng mẫu trong giao dịch để áp
dụng cho tất cả các khách hàng của mình.
Sẽ không có gì để nói nếu các hợp đồng này được soạn thảo một cách hợp lý
và đảm bảo các quyền cơ bản của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thực tế thường cho thấy điều ngược lại và người tiêu dùng luôn đứng
trước nguy cơ bị vi phạm quyền lợi thông qua các hợp đồng theo mẫu. Trước tình
hình đó, Luật BVQLNTD Việt Nam đã can thiệp. Theo đó, hợp đồng theo mẫu
được luật định nghĩa như sau:
“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”(Khoản 5 Điều 3 Luật
BVQLNTD Việt Nam).
Tuy nhiên, định nghĩa này được các chuyên gia pháp luật Việt Nam đánh giá
là sơ sài đối với một đạo luật chuyên nghành. Căn cứ vào câu chữ của luật, chúng
ta có thể hiểu tất cả các hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh soạn thảo để
giao dịch với người tiêu dùng đểu được gọi là hợp đồng theo mẫu, và vấn đề ý
chí của các chủ thể không được đề cập đến ở đây. Ngược lại, Khoản 1 Điều 407
BLDS 2005 (một nghành luật chung) lại quy định cụ thể hơn:
“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra
theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả
lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà
bên đề nghị đã đưa ra” (Khoản 1 Điều 407 BLDS 2005).
Như vậy, nếu áp dụng cả hai quy định này theo nguyên tắc vốn có trong mối
quan hệ giữa luật chung và luật riêng, ta có thể hiểu về hợp đồng theo mẫu được
tổ chức, cá nhận kinh doanh sử dụng trong quan hệ tiêu dùng như sau:
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
16
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ đơn phương soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”6
Đây cũng là cách hiểu được chấp nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý và
thực tiễn giao dịch hiện nay. Vì thực chất hợp đồng theo mẫu là dạng hợp đồng
được áp dụng đại trà đối với tất cả người tiêu dùng cùng sử dụng hàng hóa, dịch
vụ của một nhà cung cấp nhất định . Nguy cơ bị vi phạm quyền lợi của người tiêu
dùng chính là ở tính chất “đơn phương soạn thảo” của hợp đồng. Do đó, khái
niệm “hợp đồng theo mẫu” không nên và cũng không thể được hiểu bao gồm cả
những bản hợp đồng được soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận giữa người tiêu dùng
và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Vì như thế sẽ làm loãng đi hiệu lực và ảnh
hưởng đến tính khả thi của luật. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này,
người viết cũng sử dụng kết hợp giữa định nghĩa của BLDS 2005 và Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng 2010 để xác định đối tượng là tổ chức, cá nhân kinh
doanh trong mối quan hệ với người tiêu dùng. Vì bản chất vấn đề đánh giá,
phòng chống và xử lý điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
không thể không đề cập đến vấn đề ý chí của các bên trong hợp đồng.
1.1.4.2. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng theo mẫu
Có thể nói, hợp đồng theo mẫu là một sự linh hoạt và sáng tạo của tổ chức, cá
nhận kinh doanh để thích ứng với nhu cầu của công nghệ bán hàng hiện đại. Tuy
nhiên, nếu nhìn nhận từ góc độ bảo vệ người tiêu dùng, đây lại là một công cụ
pháp lý và kỹ thuật của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà quyền lợi của người tiêu
dùng luôn luôn đứng trước nguy cơ bị vi phạm bởi những cạm bẫy trong nó. Sở
dĩ có những hệ quả tiêu cực như vậy là vì hợp đồng theo mẫu, bên cạnh bản chất
là một hợp đồng với tính công bằng và tự do thỏa thuận, còn có những đặc trưng
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng theo mẫu, như đã phân tích, là những hợp đồng do tổ
chức, cá nhân đơn phương soạn thảo và ban hành. Đây có thể coi là đặc điểm nổi
bật nhất của hơp đồng theo mẫu. Ban đầu việc đơn phương soạn thảo này được
đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và các giao dịch thực tế lặp đi lặp lại
với những khác hàng cùng loại. Tổ chức, cá nhân kinh doanh muốn tiết kiệm chi
phí và thời gian cho cả hai bên nên đã coi hợp đồng mẫu là một giải pháp ưu việt.
6
PGS.TS NguyễnNhư Phát, Viện trưởng viện Nhà nước và Pháp luật, thành viên ban soạn thảo Luật
BVQLNTD 2010: “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Xem trên
các tạp chí: Nhà nước và pháp luật số 02/2010, Bản tinh cạnh tranh và người tiêu dùng số 16/2010, số 2728/2011.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
17
SVTH: Lê Thanh Lâm
Điều khoản không có hiệu lực trong hợp đồng theo mẫu
Dần dần, đặc tính này của hợp đồng theo mẫu bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh
lạm dụng. Các điều khoản trong hợp đồng được tổ chức cá nhân kinh doanh tự
nghĩ ra, dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng chuyên nghiệp của mình mà không có
bất kỳ sự thỏa thuận nào với người tiêu dùng. Lẽ dĩ nhiên, bất kỳ ai khi soạn thảo
hợp đồng cũng dành cho mình những ưu thế nhất định, nếu không phải nói là họ
có thể sử dụng những “chiêu bài” nhằm lấn át đối phương trong đó. Vì vậy, hợp
đồng theo mẫu thường thể hiện ý chí độc đoán của tổ chức, cá nhân kinh doanh,
vì mục tiêu dành lấy phần thuận lợi và độ an toàn pháp lý cho mình, đẩy bất lợi
về phía người tiêu dùng. Thậm chí, nội dung của nó còn có thể vi phạm pháp luật
hoặc không lành mạnh, thiếu đạo đức. Trong khi người tiêu dùng không có cơ
hội để mặc cả cũng như thể hiện ý chí nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của
mình.
Hiện nay, yếu tố cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đã dần hạn chế những
hợp đồng độc quyền như thế này. Tổ chức, cá nhân kinh doanh muốn giành lấy
thị trường buộc phải coi “khách hàng là thượng đế”. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản
này của hợp đồng theo mẫu vẫn không có gì thay đổi. Vì tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ bao giờ cũng muốn tìm kiếm lợi nhuận ở mức cao nhất
và giải pháp là tận dụng vị thế kinh tế của mình trong việc soạn thảo hợp đồng
theo mẫu để lấn át người tiêu dùng. Chẳng qua, kỹ thuật soạn thảo tinh vi hơn mà
thôi. Và hơp đồng theo mẫu, bản chất đầu tiên của nó, chính là hợp đồng đơn
phương soạn thảo bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Thứ hai, hợp đồng theo mẫu được áp dụng chủ yếu cho người tiêu dùng. Như
trên đã nói, mục đích của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi đưa hợp đồng theo
mẫu vào giao dịch với người tiêu dùng là để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, đối tượng áp dụng chủ yếu của hợp
đồng theo mẫu là người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi ban hành
hợp đồng theo mẫu, họ hoàn toàn không hướng đến các đối tượng khác như
những nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện, các khách hàng lớn mà chủ yếu là
để áp dụng cho người tiêu dùng nhỏ lẻ với số lượng ngày càng đông đảo. Điều
này xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong nền kinh tế hiện đại, khi số lượng
khách hàng quá lớn không thể cho phép áp dụng các hình thức giao kết hợp đồng
truyền thống dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Nhìn từ phương diện này, có
thể thấy hợp đồng theo mẫu sẽ là công cụ quan trọng để cải tiến và hợp lý hóa
phương thức bán hàng hiện đại. Tuy nhiên, đặc trưng này cũng không phải là
tuyệt đối. Hợp đồng theo mẫu cũng có thể được áp dụng trong các giao dịch
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
18
SVTH: Lê Thanh Lâm