Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT VIỆT NAM về QUAN hệ THỪA kế THEO DI CHÚC có yếu tố nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768 KB, 94 trang )

Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2009 – 2013

Đề tài:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ
THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN VĂN VỈ
MSSV: 5095489
LỚP: LUẬT THƯƠNG MẠI 3 – K35

Cần thơ, 11/2012

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 1


SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

LỜI CÁM ƠN
Bốn năm học đại học dưới trường Đại Học Cần Thơ,
học từng ngày, tiếp thu kiến thức từng ngày từ thầy và cô. Và
hôm nay, thành quả của quá trình học tập của em được đúc
kết lại bằng một luận văn tốt nghiệp. Tuy đã cố gắng và nỗ
lực hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nên rất
mong mọi người sẽ thông cảm và đóng góp ý kiến để luận văn
hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình làm luận văn, em đã nhận
được sự hỗ trợ từ nhiều phía giúp em có thể hoàn thành tốt
luận văn này, em xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
tất cả mọi người, đặc biệt là:
Em xin cảm ơn gia đình em, bạn bè và những người
quan tâm em. Đây là những người thật sự có ý nghĩa lớn đối
với em, những người động viên, giúp đỡ, bên cạnh em vào
những lúc khó khăn, cần thiết.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô
của Khoa Luật, thầy cố vấn học tập những người đã chỉ dẫn
em trên giảng đường đại học, những thầy cô tâm huyết với
việc giảng dạy, truyền cho em những kiến thức cần thiết, để
bây giờ sau bốn năm tổng hợp kiến thức em đã có một luận
văn của riêng mình.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và đặc
biệt nhất đến cô Bùi Thị Mỹ Hương, trong suốt quá trình làm
luận văn này, cô là người đã hướng dẫn, sữa chữa cho em
những khiếm khuyết. Cho em những lời khuyên cần thiết để

luận văn ngày càng tốt hơn, để tự tin hơn khi đứng trước hội
đồng bảo vệ.
Do những hạn chế về mặt kiến thức, luận văn của em
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự nhận
xét, đóng góp chân thành của quý thầy cô, cùng mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, tháng 11 năm 2012
Nguyễn Văn Vỉ

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 2

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2012
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 3

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài


MỤC LỤC


Trang
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
5. Bố cục đề tài........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA
KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ............................. 4
1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc và quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài......................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc ..................................................4
1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ................5
1.2. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài..8
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................8
1.2.2. Các loại nguồn.............................................................................................9
1.2.2.1. Điều ước quốc tế ....................................................................................9
1.2.2.2. Pháp luật quốc gia................................................................................11
1.3. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài......................................................................................................................12
1.3.1. Khái niệm ..................................................................................................12
1.3.2. Các phương pháp điều chỉnh......................................................................13
1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất)...................13
1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp (còn gọi là phương pháp xung đột)...................15
1.4. Các nguyên tắc chung và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về

quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài............................................17
1.4.1. Các nguyên tắc chung về quan hệ thừa kế theo di chúc ở Việt Nam...........17
1.4.1.1. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người lập di chúc................................ 17
1.4.1.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền thừa kế và tôn trọng ý chí của người thừa
kế theo di chúc..................................................................................................18
1.4.1.3. Nguyên tắc cá nhân người thừa kế theo di chúc phải còn sống và cơ
quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế .........................................19
1.4.2. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo
di chúc có yếu tố nước ngoài ...............................................................................20
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 4

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
1.4.2.1. Nguyên tắc luật quốc tịch.....................................................................21
1.4.2.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú ....................................................................22
1.4.2.3. Nguyên tắc luật nơi lập di chúc ............................................................ 24
1.4.2.4. Nguyên tắc luật Tòa án.........................................................................25
1.5. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài .................................................................................................26
1.5.1. Sự cần thiết của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài...........................................................................................................26
1.5.2. Vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ..
............................................................................................................................ 28

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA
KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ........................... 32

2.1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc ........................................32
2.1.1. Năng lực lập di chúc ..................................................................................33
2.1.2. Thay đổi và hủy bỏ di chúc........................................................................39
2.1.2.1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc của cá nhân ........................39
2.1.2.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng ..........41
2.2. Hình thức lập di chúc ....................................................................................42
2.2.1. Di chúc bằng văn bản ................................................................................43
2.2.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng ................................ 44
2.2.1.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng...........................................46
2.2.1.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực ..............................................48
2.2.1.4. Những trường hợp khác di chúc được thể hiện dưới dạng văn bản .......49
2.2.2. Di chúc miệng ...........................................................................................53
2.3. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các tranh chấp về quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài .....................................................56
2.3.1. Những trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài .....................................56
2.3.2. Những trường hợp mà Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ............................... 63

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ
QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI ................................................................................................... 66
3.1. Thực trạng về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.............66
3.1.1. Hình thức di chúc ......................................................................................66
3.1.2. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc .......................................69
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 5

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ



Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
3.1.3. Người lập di chúc ......................................................................................71
3.1.4. Vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng ....
............................................................................................................................ 75
3.1.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng...................................................................76
3.2. Hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài..78
3.2.1. Hình thức lập di chúc.................................................................................78
3.2.2. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc .......................................78
3.2.3. Người lập di chúc ......................................................................................79
3.2.4. Vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng ....
............................................................................................................................ 81
3.2.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng...................................................................81

KẾT LUẬN ...................................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 6

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan
trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền
của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được
đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi Nhà nước dù có các
xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân
và được ghi nhận trong Hiến pháp.
Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá ngày một
lớn mạnh tạo điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh đó, đã làm gia tăng
hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp
luật điều chỉnh, trong đó có một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh
của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Khi
vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể
có nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được
áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật
giữa các nước cần được giải quyết.
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế, nên
ngay những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm đến
ban hành pháp luật thừa kế. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta, lần đầu tiên
được quy định trong chương “Điền sản” của Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thái
Tổ. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng Cộng hòa xã hội ở nước ta, các
quy định này đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực tế tại
các Điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài
sản tư hữu của công dân”. Điều 27 Hiến pháp 1980 “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế
tài sản của công dân”, Điều 58 Hiến pháp 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp
pháp và quyền thừa kế công dân”... và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995,
sau đó Bộ luật dân sự năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt
Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Bộ luật dân sự 2005 được xem là kết
quả cao của quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật thừa kế. Nó kế thừa
và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ

quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 7

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Hiện nay, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi tất
yếu khách quan đối với Việt Nam. Thế nhưng về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ
từng ngày, từng giờ của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nên pháp luật thừa kế
hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế.
Trong khi đó, quá trình hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật
hoàn thiện. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và pháp luật
điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng, là một yêu
cầu cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên đã tác động cho người viết chọn đề tài: “Pháp
luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài” để làm đề tài
nghiên cứu nhằm cung cấp những kiến thức pháp luật về thừa kế cho mọi người, đồng
thời người viết cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện các chế
định về thừa kế để điều chỉnh kịp thời những vấn đề về thừa kế thực tế phát sinh.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài”, người viết đi vào tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt, người viết đi sâu vào phân tích một số
vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp

luật Việt Nam hiện hành. Qua đó, người viết đề cập đến một số thực trạng trong quy
định về các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay,
đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện một số vấn đề về quan hệ thừa kế đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà
nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, các
quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp.
Trong khi đó, về vấn đề này pháp luật của các nước lại có quan điểm, giải pháp rất
khác nhau, điều đó đã tạo ra hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Do đó,
việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện hơn chế định này trong pháp luật
mỗi quốc gia là điều hết sức cần thiết.
Bởi vậy, nghiên cứu về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ý
nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Với ý nghĩa đó và xuất phát từ những nhu
cầu và thực tiễn của pháp luật hiện nay, người viết làm đề tài này nhằm phân tích rõ
các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 8

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
ngoài, qua đó đánh giá thực trạng pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu lên những quan điểm, và đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ thừa kế ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành dựa trên các phương pháp như: phân tích câu chữ của
luật viết, so sánh, diễn dịch, tổng hợp các vấn đề đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể, thu
thập thập thông tin dựa trên những quy định của pháp luật, và các sách, tập chí…, để

làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra và giải quyết trong luận văn.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài.
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 9

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc và quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc
Theo pháp luật của Việt Nam thì chế định thừa kế hình thành từ rất sớm, thừa
kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trong thời kì
sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kì này, việc thừa kế mang tính chất rất đơn thuần
là nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống bằng cách dựa
trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc
quyết định. Ăng - ghen viết “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết

tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa
kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại
không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho
những người cùng huyết tộc với người mẹ1”.
Trong xã hội cộng xã nguyên thủy, dù chỉ là một nền sản xuất đơn giản nhưng
cũng nằm trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Mác đã chỉ ra rằng: “Bất cứ
một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên
trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức đó”. Vì vậy “Nơi
nào, không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do
đó cũng không có một xã hội nào cả2”. Và cũng chính vì thế mà sở hữu xuất hiện ngay
từ khi có xã hội loài người và với thừa kế chúng phát triển cùng với xã hội loài người.
Quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với phát
triển của xã hội loài người. Ở khía cạnh khác thì quan hệ sở hữu là một quan hệ giữa
người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, sự chiếm hữu vật
chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn
người khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.
Từ những điều trên cho thấy, thừa kế có vai trò rất quan trọng trong xã hội loài
người, nó không những đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người chết để lại cho những
người còn sống nói riêng mà nó còn bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân chúng ta nói
chung. Để thể hiện vai trò quan tâm của Nhà nước đối với việc thừa kế nên trong Hiến
1
2

Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), Nxb Công an nhân dân, 1997, tr.237.
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), Nxb Công an nhân dân, 1997, tr.238.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 10


SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
pháp của các nước thừa kế được quy định là một “quyền” cơ bản của công dân. Chính
vì những điều này mà thừa kế là một tất yếu không thể thiếu trong mọi xã hội nào.
Tóm lại, ta có thể định nghĩa thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc
theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, người viết chỉ tìm hiểu
ở thừa kế theo di chúc nhưng có yếu tố nước ngoài.
Theo pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì đều thừa nhận quyền thừa kế
theo di chúc. Còn theo pháp luật ở Việt Nam, tại Điều 646 của Bộ luật dân sự năm
2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết”. Từ định nghĩa về thừa kế và di chúc ta có thể hiểu
thừa kế theo di chúc như sau: Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản (chuyển
dịch di sản thừa kế) của người chết cho những người khác theo sự định đoạt một cách
tự nguyện (bằng di chúc) của người đó khi còn sống. Như vậy, thừa kế theo di chúc là
sự chỉ định người thừa kế (cá nhân, cơ quan, tố chức) và phân định tài sản, quyền tài
sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản,… Bên cạnh đó còn chỉ rõ một hoặc nhiều
người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu
trong di chúc có nhiều người, mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí
của người có tài sản. Người có tài sản thể hiện ý chí của mình, nhưng ý chí đó có được
thực hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý chí. Vì vậy, một người muốn
định đoạt tài sản của mình bằng di chúc, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về thừa kế theo di chúc.
1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Pháp luật về thừa kế đã có từ xa xưa và việc giải quyết các vấn đề thừa kế rất
khác nhau ở mỗi nước, phụ thuộc nhiều vào truyền thống, văn hóa. Và ở mỗi nước các
quy định thừa kế cũng có sự thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào mục đích mà
các nhà lập pháp theo đuổi. Thừa kế là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật

dân sự, bao gồm thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Nhưng ở đây người
viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu phần thừa kế theo di chúc, và cụ thể hơn là người viết
nghiên cứu về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là thừa kế được nghiên cứu trong
phạm vi Tư pháp quốc tế. Theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ
thừa kế được xác định theo quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 758 Bộ luật
dân sự năm 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất
một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam
định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân,
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 11

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài”. Như vậy theo định nghĩa này thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
gồm có ba yếu tố sau: Yếu tố thứ nhất về mặt chủ thể: Có ít nhất một trong các bên
tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; yếu tố thứ hai về mặt khách thể: Có tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài; và yếu tố thứ ba về sự kiện pháp lý: Những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Và chỉ cần có một
trong ba yếu tố này thì có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: Một công dân Việt Nam lập di
chúc nhưng di chúc đó có tài sản ở nước ngoài thì nếu quan hệ thừa kế theo di chúc
phát sinh thì quan hệ đó là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, có thể định nghĩa quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
là: “Quan hệ thừa kế theo di chúc mà trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia

vào quan hệ đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hoặc quan hệ thừa kế theo di chúc giữa các bên tham gia là công dân, tổ
chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó (di sản
thừa kế) ở nước ngoài”.
Từ định nghĩa trên thì quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có
những đặc trưng sau đây:
Về chủ thể
Thứ nhất, cá nhân. Cá nhân thì bao gồm công dân Việt Nam và người nước
ngoài. Công dân Việt Nam tức là người có quốc tịch Việt Nam, cụ thể theo Điều 49 -

Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Người nước ngoài là người không có quốc
tịch của nước nơi mà họ đang cư trú, như vậy có thể nói bất kỳ người nào sống trên
lãnh thổ của một nước nhất định mà không có quốc tịch của nước đó thì được gọi là
người nước ngoài3. Người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải thích cụ thể
tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy
định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài 4. Qua đây nói lên nếu cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài một khi có tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc thì đây là một đặc

3

Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, tr.56.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt
Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch”.
4

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 12

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
trưng để nhận biết rằng có yếu tố nước ngoài, tức đây là một quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, pháp nhân. Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo pháp luật
của một nước nhất định, thông thường một tổ chức được xem là một pháp nhân khi nó
được thành lập theo một trình tự nhất định và có đầy đủ các điều kiện của một pháp
nhân theo pháp luật mỗi nước. Pháp nhân bao gồm pháp nhân Việt Nam và pháp nhân
nước ngoài, pháp nhân Việt Nam là pháp nhân được thành lập theo Điều 85 Bộ luật
dân sự năm 2005 quy định về “thành lập pháp nhân” và phải đáp ứng đủ điều kiện để
được công nhận là pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật dân sự năm 20055; pháp nhân nước
ngoài là một pháp nhân hoạt động ở một nước khác nhưng không có quốc tịch ở nước
đó thì pháp nhân này được gọi là pháp nhân nước ngoài6. Pháp nhân nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam được giải thích cụ thể tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định
138/2006/NĐ-CP7. Tương tự như cá nhân, một khi pháp nhân nước ngoài có tham gia
vào quan hệ thừa kế theo di chúc thì là một đặc trưng để nhận biết có yếu tố nước
ngoài, tức là quan hệ trên là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, Quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu
tố nước ngoài. Quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã
hội, tức gồm có các thành phần như lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia
đã cấu thành một quốc gia. Quốc gia khác với các chủ thể khác trong tư pháp quốc tế,
biểu hiện là quốc gia được xem là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế. Tính
chất đặc biệt này được thể hiện ở chỗ quốc gia luôn luôn có chủ quyền, chủ quyền là
một thuộc tính chính trị và pháp lý không thể tách rời khỏi một quốc gia độc lập. Cụ
thể là khi quốc gia tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế thì được hưởng quyền
miễn trừ tư pháp, tức khi quốc gia tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố

nước ngoài thì cũng được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp tuyệt đối. Quyền miễn trừ
tư pháp tuyệt đối này được thể hiện trước hết là về quyền miễn trừ xét xử, nội dung
của quyền này chủ yếu nói lên một quốc gia này sẽ không bị xét xử bởi Tòa án của
5

Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Điều 85 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức
hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
6
Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, tr.65.
7
Khoản 5 Điều 3 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập
theo pháp luật nước ngoài”.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 13

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
quốc gia khác nếu chưa được sự đồng ý của quốc gia này; quyền miễn trừ tư pháp
tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: Khi quốc gia đã đồng ý cho Tòa án nước
ngoài xét xử vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài mà quốc gia

là bên bị đơn thì Tòa án được quyền xét xử vụ tranh chấp này, nhưng Tòa án này bị
hạn chế là không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện
hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án. Tòa án nước ngoài chỉ được quyền
cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép. Ngoài ra thì quốc gia còn có quyền đứng
tên trong vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài với cá nhân, cơ
quan, tổ chức nước ngoài với tư cách là bên nguyên đơn. Trong trường hợp này, Tòa
án nước ngoài được quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, cơ
quan, tổ chức nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được sự đồng ý của quốc gia là
bên nguyên đơn.
Về mặt khách thể
Khách thể là một trong các yếu tố cơ bản để xác định một quan hệ thừa kế theo
di chúc có yếu tố nước ngoài hay không có yếu tố nước ngoài. Dựa theo định nghĩa
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, thì khách thể của quan hệ này là tài
sản thừa kế (di sản) theo di chúc đang tồn tại ở nước ngoài.
-

Về sự kiện pháp lý
Tương tự như chủ thể và khách thể, thì sự kiện pháp lý cũng là một trong ba
yếu tố để nhận biết một quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Sự kiện
pháp lý trong định nghĩa thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là sự kiện pháp lý
có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế theo di chúc theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Và sự kiện pháp lý này phải phù hợp với pháp luật
Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.
-

1.2. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
1.2.1. Khái niệm
Nguồn luật được hiểu là phương thức tạo ra quy tắc pháp lý, đồng thời là hình
thức chứa đựng quy tắc đó. Quy tắc được tạo ra, muốn được gọi là luật, phải mang đầy
đủ tính chất của chuẩn mực ứng xử được người nắm quyền luật công thừa nhận và bảo

đảm thực hiện bằng sức mạnh của bộ máy công lực8. Còn nguồn của tư pháp quốc tế,
về mặt lý luận chung nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng, cụ thể nguồn của tư
pháp quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm và nguyên tắc được áp dụng để

8

Luật gia Nguyễn Ngọc Điện, bài giảng Các nguồn của luật, 2008, tr.2.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 14

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế9. Dựa
vào nguồn của Tư pháp quốc tế ta có thể định nghĩa nguồn luật điều chỉnh quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài nói riêng, vì quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận thuộc
đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Vì vậy, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là các hình thức chứa đựng các quy phạm và
nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài.
So với một số nước thì tư pháp quốc tế nước ta hình thành tương đối muộn. Lý
do của sự hình thành muộn này là nhiều nhưng chủ yếu là do, trong quá khứ, chính
quan hệ có yếu tố nước ngoài không phát triển ở nước ta. Ngày nay, hệ thống tư pháp
quốc tế nước ta đã thực sự tồn tại và nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam rất đa dạng.
Nguồn của tư pháp quốc tế có những đặc thù riêng biệt nhất định của mình vì các quan
hệ tư pháp quốc tế rất đa dạng và phức tạp. Do quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố

nước ngoài là một bộ phận của tư pháp quốc tế nên nguồn của nó cũng mang bản chất
của nguồn tư pháp quốc tế, nhưng nó mang những đặc điểm riêng so với nguồn của tư
pháp quốc tế.
1.2.2. Các loại nguồn
Do là một bộ phận của tư pháp quốc tế, nên nguồn quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài hạn hẹp hơn so với nguồn của tư pháp quốc tế, chủ yếu gồm có
hai loại nguồn sau: Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
1.2.2.1. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế thể hiện sự thỏa thuận của các chủ
thể pháp luật quốc tế (trước hết là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm
quy định, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết trong quan hệ
quốc tế, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế10.
Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá ngày một
lớn mạnh giữa các quốc gia, đòi hỏi sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau. Để tiến hành hoạt động này, các quốc gia
9

Diễn đàn sinh viên luật: Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế,
t%E1%BA%BF,%20, [truy cập ngày 05/09/2012].
10
Thông tin hướng dẫn nghiệp vụ: Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập có phải là căn cứ pháp lý không?,
[truy cập ngày
07/09/2012].

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 15

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ



Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
thực hiện việc ký kết các điều ước quốc tế trong đó thừa nhận và điều chỉnh sự hợp tác
giữa các cơ quan tư pháp của hai bên về các vấn đề: xác định thẩm quyền của các Toà
án, áp dụng pháp luật, đảm bảo các quyền tố tụng của cá nhân và pháp nhân nước
ngoài, thực hiện các uỷ thác tư pháp, công nhận và thi hành các quyết định của Toà án
hoặc Trọng tài nước ngoài về các vấn đề dân sự (cụ thể vấn đề mà người viết quan tâm
là các vấn đề về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài), chuyển giao tài liệu, dẫn
độ tội phạm và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hình sự. Chính vì vậy, đứng trước một
xu hướng thế giới như thế nên hiện nay Việt Nam với chính sách mở rộng cửa thị
trường cùng phương châm sẵn sàng làm bạn hợp tác với các nước trên thế giới cùng
nhau phát triển vậy nên điều ước quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng và được nâng
cao đối với Việt Nam. Trong quan hệ giữa các nước trên thế giới, để điều chỉnh các
quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả điều
chỉnh pháp lý các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói riêng,
cụ thể là vấn đề về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, hàng loạt các
điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được ký kết. Hiện nay, Việt Nam đã
ký kết và tham gia rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ đa dạng của nước ta với nước ngoài về thừa kế theo di chúc.
Biểu hiện là một số điều ước quốc tế được Việt Nam ký kết trong lĩnh vực thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài, mà cụ thể là các Hiệp định tương trợ tư pháp với
các nước như: Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được ký ngày
06 tháng 7 năm 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và
hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga đã được ký kết
ngày 25 tháng 8 năm 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân
sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ
nhân dân Triều Tiên đã được ký ngày 04 tháng 5 năm 2002; Hiệp định tương trợ tư
pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và Mông Cổ đã được ký ngày 13 tháng 6 năm 2002,… Qua các Hiệp định
tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước liên quan đến các vấn đề về
quan hệ thừa kế theo di chúc thì cho thấy quan hệ thừa kế theo di chúc không phân biệt
di sản là động sản hay bất động sản mà có nội dung cơ bản là giống nhau, đều quy
định về các vấn đề: “Năng lực lập di chúc, thay đổ và hủy bỏ di chúc; hình thức lập di
chúc” để điều chỉnh giải quyết xung đột, tương ứng với từng vấn đề đó sẽ xác định
được pháp luật áp dụng. Cụ thể, theo Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự,
gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ tại Điều
36 quy định:
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 16

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
“1. Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của những sai
sót trong việc thể hiện ý chí, được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để
lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc.
2. Hình thức di chúc và huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên ký
kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy
nhiên, cũng là hợp thức, nếu tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi di chúc được lập
hoặc huỷ bỏ.”
Và tại Điều 41 của Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự
và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga quy định:
“1. Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của những
nhược điểm về thể hiện ý chí của người lập di chúc, được xác định theo pháp luật của
Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc.
2. Hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên ký

kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy
nhiên, việc tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi lập hoặc huỷ bỏ di chúc cũng được
coi là hợp thức”.
Xuất phát từ xu thế chung trong việc “đơn giản hóa” và có thể nhanh chóng tạo
ra sự đồng thuận giữa các quốc gia ký kết, trong thời gian gần đây, các Hiệp định
tương trợ tư pháp quốc tế nói chung và trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài nói riêng được xây dựng theo hướng chỉ điều chỉnh các vấn đề mang tính
nguyên tắc, thủ tục trong hợp tác tương trợ tư pháp và dẫn chiếu đến pháp luật tố tụng
và pháp luật nội dung của quốc gia cùng ký kết, chứ không đề ra những quy phạm
xung đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền như các
Hiệp định tư pháp trước đây.
1.2.2.2. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia là toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định,
bao gồm tất cả các hình thức nguồn chứa đựng bên trong hệ thống: Văn bản, tập quán
và án lệ. Pháp luật quốc gia được coi là loại nguồn khá phổn biến của tư pháp quốc tế
so với các loại nguồn khác nói chung và cũng là nguồn luật điều chỉnh cơ bản của
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng, và được quy định rõ ràng
trong hệ thống pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 759 Bộ
luật dân sự năm 2005 có quy định: “Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Ở Việt Nam các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài không nằm ở một
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 17

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cụ thể như Hiến
pháp năm 1992 của nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2005 và
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,… Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã dành
một số điều để quy định các nguyên tắc để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài, cụ thể các nguyên tắc đó là: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
(Điều 75), Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo
pháp luật Việt Nam (Điều 81).
Qua những đều trên cho thấy, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nguồn cơ bản nhất đối với quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu
tố nước ngoài, bởi vì nó quy định những điều cơ bản nhất, đưa ra những nguyên tắc
Hiến định và đây cũng là cơ sở để các văn bản pháp luật khác được ban hành và để
điều chỉnh quan hệ này.
Các nguyên tắc Hiến định nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói
riêng trên đây được pháp điển hóa trong các văn bản luật như: Bộ luật dân sự năm
2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật đất đai năm 2003,…Ngoài các văn
bản luật nêu trên, những vấn đề về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
được chính phủ ta ban hành các văn bản dưới luật nhằm quy định hoặc chi tiết hóa,
hướng dẫn việc thi hành các văn bản luật như Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15
tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đó, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các văn bản này
là hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài ở nước ta hiện nay.
1.3. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nươc ngoài
1.3.1. Khái niệm
Phương pháp điều chỉnh là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Mỗi ngành luật có
phương pháp điều chỉnh đặc thù khác nhau. Ví dụ: ngành luật dân sự: thỏa thuận,

ngành luật hành chính: mệnh lệnh, ngành luật hình sự: quyền uy phục tùng,…11

11

Diễn đàn sinh viên luật: Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế,
[truy cập ngày 05/09/2012].

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 18

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng đều là một bộ phận của tư pháp quốc tế nên ta có
thể dựa vào các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà định nghĩa phương
pháp điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Cụ thể,
phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà
Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố
nước ngoài (gọi là quan hệ tư pháp quốc tế) làm cho các quan hệ này phát triển theo
hướng có lợi cho giai cấp thống trị12. Tương tự, phương pháp điều chỉnh của quan hệ
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà
Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài làm cho quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
1.3.2. Các phương pháp điều chỉnh
Các phương pháp điều chỉnh là các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng
để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được biểu hiện
ở hai phương pháp cụ thể là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất)
Đây là phương pháp dùng các quy phạm pháp luật thực chất nhằm giải quyết
nội dung của các quan hệ pháp luật (quyền và nghĩa vụ của các bên) theo một hệ thống
pháp luật nhất định13. Hay nhằm tác động trực tiếp lên quan hệ tư pháp quốc tế nói
chung, quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cụ thể, phương
pháp này quy định một cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan (trực
tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên chủ thể), được xây dựng trên cơ
sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định sẵn các quyền,
nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài. Khi quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài xảy ra,
nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các bên chủ thể cũng như cơ quan có
thẩm quyền (Tòa án, trọng tài,…) căn cứ ngay vào đó để xác định vấn đề mà họ đang
quan tâm. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến và là phương pháp cơ bản của
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

12

Luật học: Nhận thức chung về Tư pháp quốc tế,
[truy cập ngày
12/09/2012].
13
Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, tr.3.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 19

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ



Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế người
ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây dựng
trong các văn bản pháp quy của mỗi nước gọi là quy phạm thực chất trong nước14. Quy
phạm thực chất thống nhất là các quy phạm do các quốc gia thỏa thuận xây dựng bằng
cách ký kết các điều ước quốc tế hoặc cùng thừa nhận và áp dụng những tập quán quốc
tế nhất định. Việc xây đựng các quy phạm thực chất thống nhất này nhằm giảm hiện
tượng xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài giữa
các quốc gia hoặc làm đơn giản hóa trong giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài. Cụ thể, các quy phạm thực chất thống nhất hiện nay được ghi nhận
trong nhiều điều ước quốc tế như: Công ước Pa-ri năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp, Công ước Béc-nơ năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Công ước Chi-ca-gô năm 1945 về hàng không dân dụng, Công ước Vác-xa-va năm
1929 về vận tải hàng không, Công ước Rô-ma năm 1933 về thống nhất các quy phạm
quy định việc bồi thường thiệt hại do tàu bay gây ra,…Các quy phạm thực chất thống
nhất tồn tại dưới dạng các tập quán quốc tế như: FOB (free on board), CIP (CostInssurance-freight), CAF (Cost-and-freight)15,… Còn quy phạm thực chất trong nước
là quy phạm thực chất được xây dựng dựa trên hệ thống luật pháp của quốc gia và có
phạm vi ràng buộc trong quốc gia đó. Đối với pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật
của hầu hết các nước trên thế giới điều quy định các quy chế pháp lý này, cụ thể là quy
định các quy chế pháp lý trực tiếp điều chỉnh đối với quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài. Qua đây cho thấy các quy phạm thực chất xây dựng trong các văn
bản pháp quy của mỗi nước được ban hành loại trừ hiện tượng xung đột pháp luật (tức
không có hiện tượng xung đột xảy ra ở đây).
Tóm lại, thông qua phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất)
đã nâng cao hiệu quả việc điều chỉnh pháp lý các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài hay quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cụ thể, phương pháp điều chỉnh
này đã làm cho mối quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được điều
chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan

hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời
gian, tránh được việc phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài là vấn đề rất phức tạp. Tuy
nhiên, phương pháp này cũng có mặt hạn chế của nó, do quy phạm thực chất thống
nhất có số lượng không nhiều, vì lợi ích của các nước khác nhau, trình độ phát triển
mọi mặt cũng như phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử không giống nhau nên khó
14
15

Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, 2004, tr.34.
Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr.40.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 20

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
cùng thỏa thuận ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, hoặc cùng sử dụng các tập
quán quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình và thừa kế, nên không đáp ứng
được yêu cầu điều chỉnh hết các quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng diễn ra rất đa dạng, phức tạp.
1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp (còn gọi là phương pháp xung đột)
Đây là phương pháp dùng các quy phạm xung đột để giải quyết vấn đề. Các quy
phạm xung đột không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong
mối quan hệ nhất định mà nó chỉ làm động tác dẫn chiếu (chọn luật) đến một hệ thống
pháp luật của một nước nào đó nhằm để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của các
bên16. Qua trên cho thấy quy phạm xung đột dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật mà
các quy phạm thực chất giải quyết quan hệ một cách dứt điểm. Điều này chứng minh

rằng giữa quy phạm thực chất và quy phạm xung đột có mối quan hệ mật thiết với
nhau, cùng nhau phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực tế. Theo đó, quy phạm
xung đột có cơ cấu bao gồm hai bộ phận cấu thành, đó là phần phạm vi và phần hệ
thuộc.
- Phần phạm vi: Quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào, cụ thể ở đây là quan hệ thùa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài.
- Phần hệ thuộc: Quy định luật pháp nào được áp dụng để giải quyết quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể ở đây là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
ngoài (được xác định ở phần phạm vi).
Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự,
gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ quy
định quy định: “Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của
những sai sót trong việc thể hiện ý chí, được xác định theo pháp luật của Bên ký kết
mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc”.
Trong quy phạm xung đột này thì: “Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng
như hậu quả pháp lý của những sai sót trong việc thể hiện ý chí” là phần phạm vi.
Còn “pháp luật của Bên ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập
hoặc huỷ bỏ di chúc” là phần hệ thuộc.
Theo khoản 2 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia
đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ quy định
quy định:“Hình thức di chúc và huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên
ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy
16

Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, tr.3.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 21


SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
nhiên, cũng là hợp thức, nếu tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi di chúc được lập
hoặc huỷ bỏ”.
Còn trong quy phạm xung đột này thì phần phạm vi là: “Hình thức di chúc và
huỷ bỏ di chúc”, phần hệ thuộc là: “pháp luật của Bên ký kết mà người để lại di chúc
là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc” hoặc “pháp luật của Bên ký kết
nơi di chúc được lập hoặc huỷ bỏ”.
Từ ví dụ trên cho thấy cùng một phạm vi nhưng có thể áp dụng nhiều hệ thuộc
khác nhau và ngược lại có khi cùng một hệ thuộc nhưng có thể áp dụng cho nhiều
phạm vi khác nhau.
Tương tự như quy phạm thực chất, quy phạm xung đột cũng có hai loại đó là
quy phạm xung đột thống nhất (quy phạm này được xây dựng bằng cách các quốc gia
thỏa thuận ký kết các điều ước quốc tế) và quy phạm xung đột nội địa (quy phạm này
cũng được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành trong hệ thống pháp luật của
nước mình. Ngoài ra, quy phạm xung đột còn được phân loại theo hình thức: gồm có
hai loại là quy phạm xung đột một bên và quy phạm xung đột hai bên.
- Quy phạm xung đột một bên (hay còn được gọi là quy phạm xung đột một
chiều): Là quy phạm chỉ quy định những trường hợp phải áp dụng pháp luật của nước
đã ban hành ra quy phạm này17. Thông thường, đối với quy phạm loại này ở Việt nam,
pháp luật được quy định là pháp luật Việt Nam.
Ví dụ, theo khoản 2 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005: “Hình thức của di chúc
phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Đây là quy phạm xung đột một
chiều vì nó chỉ quy định pháp luật của nước nơi lập di chúc được áp dụng (vì di chúc
được lập trên một quốc gia xác định).
- Quy phạm xung đột hai bên (hay còn gọi là quy phạm xung đột hai chiều):
Quy phạm không quy định phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm

này (hoặc tham gia xây dựng quy phạm này) hay của nước khác một cách cụ thể, mà
chỉ vạch ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào sẽ phải được áp dụng. Như
vậy có nghĩa là quy phạm xung đột quy định không những áp dụng pháp luật của nước
mình, mà cả những trường hợp áp dụng pháp luật của các nước khác18.
Ví dụ, theo khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005: “Năng lực lập di chúc,
thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là
công dân”. Quy phạm này là quy phạm xung đột hai chiều vì pháp luật được chỉ định
có thể là pháp luật nước ngoài hay pháp luật Việt Nam (vì một người có thể có hai hay
nhiều quốc tịch).
17
18

Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, tr.19.
Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, tr.19.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 22

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Tóm lại, phương pháp điều chỉnh này mang tính chất phức tạp. Cụ thể, do thông
qua khâu trung gian là “chọn luật” áp dụng nên việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc
tế nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng mất nhiều
thời gian. Nhiều trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài,
việc tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài là rất khó khăn đối với các bên chủ thể và
cơ quan có thẩm quyền vì do các nước có các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội khác

nhau nên việc xây dựng pháp luật cũng có những điểm khác nhau như đã trình bày.
Tuy nhiên, do việc xây dựng quy phạm thực chất thống nhất rất phức tạp, số lượng các
quy phạm này không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế (cụ
thể ở đây là về quan hệ thừa kế theo di chúc), trong khi đó số lượng các quy phạm
xung đột lại nhiều hơn và tham gia điều chỉnh hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế; bởi
vậy phương pháp điều chỉnh trực tiếp là phương pháp chủ yếu hiện nay. Trường hợp,
khi một quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài xảy ra mà cả quy phạm
thực chất và quy phạm xung đột không có quy định điều chỉnh thì để bảo vệ quyền lợi
của các bên chủ thể và hướng giải quyết quan hệ này của Tòa án thì ta áp dụng biện
pháp tương tự.
1.4. Các nguyên tắc chung và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
1.4.1. Các nguyên tắc chung về quan hệ thừa kế theo di chúc ở Việt Nam
Nguyên tắc pháp luật thừa kế theo di chúc là những tư tưởng, quan điểm chỉ
đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc
nói riêng trong các văn bản pháp luật sau này. Thông qua đó góp phần thể hiện rõ bản
chất và những đặc trưng pháp luật về thừa kế theo di chúc ở nước ta. Những nguyên
tắc pháp luật thừa kế theo di chúc ở Việt Nam có thể kể đến các nguyên tắc như sau:
1.4.1.1. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người lập di chúc
Nguyên tắc này thể hiện quyền tự do lập di chúc của cá nhân, được quy định tại
Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Có nghĩa là, nếu người chết để lại di chúc (hợp
pháp) thì việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người có tài sản
mà trước lúc chết, họ đã thể hiện ý nguyện của mình trong việc phân chia tài sản thuộc
quyền sở hữu của người đó. Bên cạnh đó, quyền tự do ý chí của cá nhân còn được thể
hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà còn thể hiện
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 23

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
ngay cả trong việc họ không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết.
Đây cũng là cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt
tài sản của họ mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản của họ cho những người có
quyền thừa kế theo pháp luật.
Mặt dù ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng nhưng
quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối. Trong một số trường hợp,
pháp luật có quy định quyền của những người thừa kế có liên quan tới người lập di
chúc, đó là quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc,
cụ thể tại Điều 669 Bộ luật dân sự năm 200519. Như vậy, quyền định đoạt tài sản của
người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế.
1.4.1.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền thừa kế và tôn trọng ý chí của người thừa kế
theo di chúc
Nguyên tắc này thể hiện pháp luật đảm bảo quyền thừa kế của người thừa kế
theo di chúc, dù họ là một người khác không có một trong ba mối quan hệ về hôn
nhân, huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản khi còn sống, tức là
người này có thể không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp người này
không có quyền hưởng di sản). Và người thừa kế này có thể là cá nhân (phải còn sống
vào thời điểm mở thừa kế), cơ quan hay tổ chức (cơ quan và tổ chức thì phải còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế) nhưng pháp luật dẫn bảo đảm quyền thừa kế của họ theo
di chúc nếu di chúc này hợp pháp. Nên khi di chúc để lại là hợp pháp thì pháp luật
luôn bảo vệ quyền thừa kế của người thừa kế theo di chúc bằng việc giải quyết thừa kế
này theo di chúc mà người để lại di sản trước khi chết đã định đoạt, tức pháp luật bảo
đảm cho cá nhân, cơ quan hay tổ chức “quyền” được hưởng di sản theo di chúc.
Ngoài ra, pháp luật còn tôn trọng ý chí của người thừa kế theo di chúc, bằng

việc đảm bảo cho họ có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ
chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Việc từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người
được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người
để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc
hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có
19

Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo
pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di
sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều
643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 24

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
thể xảy ra trong các trường hợp như: Chỉ từ chối hưởng thừa kế theo di chúc mà không
từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật, nếu di sản chia theo pháp luật, người này
vẫn thể hiện ý chí nhận kỉ phần di sản được thừa kế theo pháp luật; chỉ từ chối hưởng
thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc; từ chối cả
quyền hưởng thừa kế theo di chúc và cũng từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp

luật.
1.4.1.3. Nguyên tắc cá nhân người thừa kế theo di chúc phải còn sống và cơ
quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Quan hệ thừa kế hình thành với những đặc thù riêng của nó. Đặc thù đó được
ghi nhận ngay trong các quy định của pháp luật như là một nguyên tắc. Nguyên tắc
này đã được quy định tài Điều 11 Sắc lệnh số 97-SL: “Trong lúc sinh thời, người
chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc
quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung”20.
Người thừa kế theo di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự
năm 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lai di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ
chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Qua đây thể hiện
quy định này là phần quy định chung về thừa kế, do đó người thừa kế theo Điều 635
Bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo
pháp luật. Đồng thời quy định này cho thấy pháp luật không quy định về độ tuổi và
năng lực nhận di sản thừa kế mà chỉ quy định quyền của cá nhân được hưởng di sản.
Do vậy, người có năng lực hành vi hay không có năng lực hành vi dân sự đều được
nhận di sản thừa kế theo di chúc. Đối với người đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì
chưa có năng lực pháp luật dân sự. Bời vì, theo quy định của pháp luật tại khoản 3
Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ
khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Pháp luật còn quy định bảo vệ
quyền thừa kế của người đã thành thai nhưng chưa ra đời cũng là người thừa kế theo di
chúc21. Vì người có tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình cho người đã thành
thai chưa ra đời được hưởng di sản và bào thai ra đời mà còn sống thì được hưởng thừa
kế theo di chúc và pháp luật còn quy định trong trường hợp đứa trẻ sinh ra được 24 giờ

20

TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008, tr.12.

Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa
kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết…”
21

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 25

SVTH: Nguyễn Văn Vỉ


×