TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên khóa 2008 – 2012)
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI
VỚI VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ
QUYỀN CHỦ QUYỀN
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Th.s THẠCH HUÔN
ĐOÀN PHƯỚC ĐẠT
MSSV: 5085950
Lớp: THƯƠNG MẠI 2 K34
Cần Thơ, tháng 4 năm 2012
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .........................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2
5. Bố cục luận văn...............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ
QUYỀN CHỦ QUYỀN
1.1. Vùng biển thuộc chủ quyền ........................................................................................4
1.1.1. Nội thủy ...................................................................................................................4
1.1.2. Lãnh hải .................................................................................................................9
1.2. Vùng biển thuộc quyền chủ quyền ..........................................................................10
1.2.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải........................................................................................10
1.2.2. Vùng đặc quyền kinh tế. ......................................................................................11
1.2.3. Thềm lục địa .........................................................................................................12
1.3. Vấn đề phân định biển ..............................................................................................14
1.3.1. Khái niệm về phân định biển .............................................................................14
1.3.2. Các phương pháp phân định biển ......................................................................14
CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN
THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN
2.1. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền ..................16
2.1.1. Nội thủy .................................................................................................................16
2.1.1.1. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy đối với tàu quân sự
(bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại )………………...18
2.1.1.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy đối với tàu dân sự..18
a) Quyền tài phán dân sự…………………………………………………………...18
b) Quyền tài phán hình sự………………………………………………………….18
GVHD: Thạch Huôn
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
2.1.2. Lãnh hải…………………………………………………………………………19
2.1.2.1. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải đối với tàu dân
sự ................................................................................................................................................ 23
a.) Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài ........................................23
b.) Quyền tài phán về dân sự ................................................................................24
2.1.2.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải đối với tàu quân
sự ................................................................................................................................................ 23
2.2. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc quyền chủ quyền.….25
2.2.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải………………………………………………………...25
2.2.2. Vùng đặc quyền kinh tế………………………………………………………..26
2.2.2.1. Quyền của quốc gia ven biển…………………………………………….....27
a) Quyền chủ quyền………………………………………………………………...27
b) Quyền tài phán…………………………………………………………………..28
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế..28
2.2.3. Thềm lục địa……………………………………………………………………..30
2.2.3.1. Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển………………………………….....30
2.2.3.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển…………………………………….....31
CHƯƠNG 3: CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ
3.1. Tình hình chung trên Biển Đông và Việt Nam.......................................................36
3.2. Tình hình tranh chấp ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các
vùng biển Việt Nam..........................................................................................................37
3.3. Thực tiễn của Việt Nam về giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển .........39
3.4. Những kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các
vùng biển Việt nam…..……………………………........................................................43
3.5. Những tồn tại và giải pháp liên quan đến quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ
trên các vùng biển Việt Nam…..……………………………………….………………44
3.5.1. Những tồn tại……………………………………………………………………44
3.5.2. Những giải pháp………………………………………………………………...45
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...46
GVHD: Thạch Huôn
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục Điều ước quốc tế
1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982,
2. Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải,
3. Công ước Giơnevơ về thềm lục địa 1958.
II. Danh mục Văn bản pháp luật Việt Nam
1. Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001,
2. Nghị quyết ngày 23/6/1994 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982,
3. Luật Biên giới quốc gia năm 2003,
4. Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên
các vùng biển Việt Nam,
5. Nghị định số 55-CP ngày 1-10-1996 về hoạt động của tàu quân sự vào thăm nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
6. Nghị định 61/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển...
7. Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải,
8. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp
lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977,
9. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982,
III. Danh mục trang website
1. />2. />3. />IV. Giáo trình
Thạc sĩ Kim Oanh Na: Bài giảng luật quốc tế, trường Đại học Cần Thơ, 2006.
GVHD: Thạch Huôn
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
GVHD: Thạch Huôn
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
GVHD: Thạch Huôn
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Từ xa xưa, Biển Đông đã có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chiến lược vì
nơi đây có nhiều tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu đi qua và chứa đựng nhiều tài nguyên
biển đa dạng và phong phú. Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, tầm quan
trọng của Biển Đông đã vượt khỏi phạm vi khu vực và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc
gia khác, song song với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục tồn tại mang tính chất
chủ đạo trong quan hệ quốc tế đương đại. Nhận thức được cục diện này và ý thức được sự
phức tạp của tình hình ở Biển Đông, các bên liên quan về cơ bản đều nỗ lực phấn đấu vì
hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Do vậy, trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến
những tiến bộ nhất định trong nỗ lực hợp tác nhằm kiềm chế căng thẳng và tìm giải pháp
hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa
nhiều bên liên quan không hề thuyên giảm ở Biển Đông. Ngược lại, những diễn biến gần
đây, nhất là các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý, kèm theo đó là những
hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát thực địa, tranh chấp các nguồn năng
lượng và tài nguyên đã làm cho tình hình thêm phức tạp.
Vấn đề ở Biển Đông sẽ được giải quyết khi chủ quyền và quyền chủ quyền của mỗi
quốc gia được xác lập một cách công bằng, hợp lí. Điều này đòi hỏi cần phải có một văn
kiện mang tính quốc tế làm cơ sở để giải quyết vấn đề.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là văn kiện pháp lý quốc tế điều
chỉnh tất cả các vấn đề quan trọng nhất về quy chế pháp lý của vùng biển thuộc chủ quyền
và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, các vùng biển và đáy biển quốc tế cũng như
việc sử dụng khai thác biển và đại dương vào mục đích hòa bình.
Đây là lý do mà tác giả chọn đề tài: “QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA
ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN” làm luận văn
tốt nghiệp.
GVHD: Thạch Huôn
1
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ những quy định của pháp luật đối với vùng biển
thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia, quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với
những vùng đó.
Từ những quy định của pháp luật về vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
của quốc gia, quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với những vùng biển đó, tác giả liên hệ
đến thực tiễn Việt Nam. Đó là những tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với
biển giữa Việt Nam và các nước có liên quan, quan điểm và phương pháp giải quyết những
tranh chấp ấy.
3. Phạm vi nghiên cứu
“Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ
quyền” là đề tài khá rộng nên tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định trong
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và những văn bản pháp luật của Việt
Nam để hoàn thành đề tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể làm tốt đề tài, trong quá trình nghiên cứu, trình bày người viết đã sử dụng
các phương pháp như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp luật viết, phương pháp này đã giúp cho người viết
khái quát tóm lược những ý chính của vấn đề, từ đó vận dụng những kiến thức đã nắm được
áp dụng vào đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vấn đề đã đưa ra,
Phương pháp logic trong phân tích vấn đề, cũng như trình bày đề tài và phân tích đề
tài sao cho hợp lí nhất,
Phương pháp chứng minh, thông qua việc dẫn chứng thực tiễn để thuyết phục người
đọc nhìn nhận được vấn đề một cách rõ ràng hơn,
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhằm chọn lọc những loại tài liệu có nội dung liên
quan để làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đạt được kết quả tốt hơn.
Phương pháp thu thập số liệu để làm sáng tỏ những vấn đề được đề cập đến,
GVHD: Thạch Huôn
2
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
5. Bố cục luận văn
Lời nói đầu
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ
QUYỀN CHỦ QUYỀN
Chương này khái niệm về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền, vấn
đề phân định biển
Chương 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN
THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN
Chương này nghiên cứu những quy chế pháp lý đối với những vùng biển thuộc chủ
quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.
Chương 3: CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ
Chương này đề cập đến vùng biển ở Việt Nam, những tranh chấp về biển với các
nước liên quan, phương pháp giải quyết các tranh chấp đó, những tồn tại và giải pháp liên
quan đến quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các vùng biển ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
GVHD: Thạch Huôn
3
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ
QUYỀN CHỦ QUYỀN
1.1. Vùng biển thuộc chủ quyền
Vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia
được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ
quyền đối với vùng nước nội thủy và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên
trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó.
1.1.1. Nội thủy
“Các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy quốc
gia1”. Như vậy, nội thủy được hiểu là tất cả các vùng nước được giới hạn giữa một bên là
đường bờ biển của lãnh thổ đất liền hay lãnh thổ đảo của một quốc gia với một bên là
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cũng như các vùng biển khác thuộc thẩm
quyền tài phán của quốc gia đó. Ví dụ như các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông,
vịnh...
Trong vùng nước nội thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình.
Công ước Luật biển 1982 cũng có những quy định riêng đối với các quốc gia quần
đảo. Các quốc gia này có địa hình đặc biệt nên không thể hiểu rằng vùng nước nằm phía
trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo là nội thủy. Theo đó, “ở phía trong vùng nước
quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội
thủy của mình theo đúng các điều 9, 10 và 112”.
Về phương diện pháp lý, muốn xác định nội thủy, lãnh hải và các vùng biển thuộc
quyền chủ quyền quốc gia trên biển phải xác định đường cơ sở. Đường cơ sở là ranh giới
phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy dùng để tính chiều rộng của các
vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia.
* Phương pháp xác định đường cơ sở
Theo quy định của Công ước Luật biển 1982, có hai phương pháp để xác định đường
1
2
. Điều 8, Công ước Luật biển 1982.
. Điều 50, Công ước Luật biển 1982.
GVHD: Thạch Huôn
4
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
cơ sở đó là phương pháp đường cơ sở thông thường1 và phương pháp đường cơ sở thẳng2.
+ Phương pháp đường cơ sở thông thường
Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng đối với các
quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ, thủy triều ổn
định và thể hiện rõ ràng.
Cách xác định: Quốc gia ven biển sẽ chọn một ngày, tháng, năm khi ngấn nước thủy
triều xuống thấp nhất dọc bờ biển. Dựa vào các điểm, tọa độ đã thể hiện tại ngấn nước thủy
triều vào thời điểm đó, quốc gia ven biển sẽ tuyên bố đường cơ sở của quốc gia mình. Tuy
nhiên, xác định đường cơ sở theo phương pháp thông thường có một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, các điểm, tọa độ thể hiện ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo
bờ biển để xác định đường cơ sở do chính quốc gia đó tuyên bố nên sẽ không tránh khỏi
tình trạng các quốc gia đưa ra tuyên bố không đúng thực tế nhằm mục đích mở rộng càng
nhiều càng tốt nội thủy của quốc gia mình ra bên ngoài. Chính vì vậy, mức độ chính xác
của các tọa độ, các điểm xác định dựa vào ngấn nước thủy triều sẽ không cao.
Thứ hai, cộng đồng quốc tế sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh tính xác thực của
các điểm, các tọa độ mà quốc gia ven biển đã tuyên bố.
Thứ ba, áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường, các quốc gia ven biển sẽ
có một vùng nội thủy rất hẹp và đây chính là lý do mà các quốc gia trên thế giới thường
không muốn áp dụng hoàn toàn đường cơ sở theo phương pháp này mặc dù căn cứ vào các
quy định của Công ước Luật biển 1982 là hoàn toàn phù hợp.
+ Phương pháp đường cơ sở thẳng
Theo qui định của Công ước Luật biển 1982, để xác định đường cơ sở theo phương
pháp đường cơ sở thẳng, bờ biển của quốc gia phải đáp ứng một trong các điều kiện sau
đây:
- Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và chạy
dọc theo bờ biển3;
- Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự
1
. Điều 5, Công ước Luật biển 1982.
. Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
3
. Khoản 1, Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
2
GVHD: Thạch Huôn
5
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
nhiên khác1....
Trong trường hợp này, đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc được xác định bằng
cách nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo
chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh
hải.
Tránh tình trạng xác định đường cơ sở ra quá xa bờ biển, tùy ý nối tắt nhiều điểm
không thực chất thành các đoạn thẳng để có nội thủy rộng lớn, Điều 7 Công ước Luật biển
1982 quy định phương pháp xác định đường cơ cơ sở thẳng phải bảo đảm:
- Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển2.
Tuyến đường cơ sở phải phù hợp địa hình tự nhiên của bờ biển của quốc gia đó.
- Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi
lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên
nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung
của quốc tế3. Có nghĩa là, các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi không phải là các điểm vật chất thực
tế dùng làm căn cứ để vạch đường cơ sở nếu trên các bãi cạn đó không có các công trình
xây dựng thường xuyên nhô trên mặt nước như các đảo và các công trình thiết bị nhân tạo,
các ngọn đèn biển (hải đăng)...
- Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo
khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng
biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu
dài chứng minh rõ ràng4. Có nghĩa là, khi các quốc gia mà địa hình tự nhiên của bờ biển bị
khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển thì quốc
gia ven biển có thể vạch đến các đảo và các khu vực xung quanh mà quốc gia đó đã khai
thác và sử dụng trong một quá trình lịch sử lâu dài nhưng không có sự phản đối hoặc tranh
chấp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho
1
. Khoản 2, Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
. Khoản 3, Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
3
. Khoản 4, Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
4
. Khoản 5, Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
2
GVHD: Thạch Huôn
6
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế1.
Công ước Luật biển 1982 không quy định cụ thể tiêu chí để xác định bờ biển bị
khoét sâu, lồi lõm mà chỉ đưa ra định nghĩa về vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc tại
Điều 10. Chính vì vậy, các quốc gia ven biển thường bằng mọi cách để xác định đường cơ
sở theo phương pháp đường thẳng gãy khúc (toàn bộ tuyến đường cơ sở hoặc một số đoạn
đường cơ sở). Nhằm tránh tình trạng này, Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc đã
đưa ra định nghĩa thế nào là “bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm”. Theo đó, bờ biển khoét sâu, lồi
lõm phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm phải có ít nhất từ 3 vùng lõm sâu rõ rệt;
- Các vùng lõm này phải nằm cạnh nhau, không cách nhau quá xa;
- Chiều sâu của từng vùng lõm đó tính từ đường cơ sở thẳng được đề nghị đóng cửa
đổ ra biển của vùng lõm đó phải lớn hơn một nửa chiều dài của đoạn đường cơ sở đó.
Và cũng theo khuyến cáo của Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc thuật ngữ:
“Chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển” phải có ít nhất từ 3 đảo trở lên và phải thỏa
mãn các điều kiện sau:
- Điểm gần bờ nhất của mỗi đảo trong chuỗi đảo cách đường bờ biển không quá 24
hải lý, cách bờ xa nhất không quá 48 hải lý;
- Mỗi đảo trong chuỗi cách các đảo khác cũng trong chuỗi mà đường cơ sở thẳng
được vẽ qua một khoảng cách không quá 24 hải lý.
- Chuỗi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.
Về chiều dài các đoạn đường cơ sở và góc lệch mà đường cơ sở tạo với bờ biển, Ủy
ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc khuyến cáo:
- Chiều dài của đoạn đường cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý;
- Góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 20 độ.
Tùy theo đặc điểm địa hình bờ biển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà đường cơ sở
của các quốc gia, các vùng lãnh thổ xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường
hay đường cơ sở thẳng hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.
Đối với các quốc gia quần đảo (État archipel), khi xác định đường cơ sở, Điều 47
1
. Khoản 6, Điều 7, Công ước Luật biển 1982.
GVHD: Thạch Huôn
7
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
Công ước Luật biển 1982 quy định:
“Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền
các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với
điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà
tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ 1/1 và 9/11”;
Khi xác định đường cơ sở của quốc gia quần đảo, các quốc gia quần đảo phải tuân
thủ các điều kiện quy định của Công ước Luật biển 1982 đó là:
- Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể tối
đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có chiều dài lớn hơn
nhưng không quá 125 hải lý2;
- Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của
quần đảo3;
- Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi,
trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô
trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất
một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải4;
- Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở
khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc
quyền kinh tế5;
- Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai
mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các quyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc
gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như
tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn
được tôn trọng6;
- Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản
1, các vùng nước bên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng
1
. Khoản 1, Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
. Khoản 2, Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
3
. Khoản 3, Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
4
. Khoản 4, Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
5
. Khoản 5, Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
6
. Khoản 6, Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
2
GVHD: Thạch Huôn
8
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn
toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể
được coi như là một bộ phận của đất1.
1.1.2. Lãnh hải
“Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của
mình và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một
vùng tiếp liền gọi là lãnh hải.
Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng
đất dưới đáy của vùng biển này.
Chủ quyền ở lãnh hải được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của
Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định2”.
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài vùng nước nội thuỷ và có chế độ pháp lý
tương tự như lãnh thổ đất liền. Chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển tối đa là 12
hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở. Công ước Luật biển 1982 nêu rõ: “Mọi
quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá
12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước3”. Đường ranh giới phía
trong của lãnh hải chính là đường cơ sở, và đường ranh giới phía ngoài là đường thẳng
song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách chính bằng chiều rộng
của lãnh hải. Đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên
biển.
Lãnh hải được coi như một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia
ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ song không tuyệt đối như trong vùng nước
nội thủy.
Xác định chiều rộng của lãnh hải sẽ được tiến hành trong hai trường hợp khác nhau.
Thứ nhất, nếu quốc gia không đối diện, không tiếp giáp với các quốc gia trên biển.
Trong trường hợp này, quốc gia sẽ căn cứ vào đặc điểm địa hình của bờ biển và các
quy định của Công ước 1982 để xác định đường cơ sở và tuyên bố chiều rộng của lãnh hải
1
. Khoản 7, Điều 47, Công ước Luật biển 1982.
. Điều 2, Công ước Luật biển 1982.
3
. Điều 3, Công ước Luật biển 1982.
2
GVHD: Thạch Huôn
9
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
(không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở). Sau đó quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ
tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một
bản để lưu chiểu1. Trong trường hợp này, ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là đường
biên giới quốc gia trên biển.
Thứ hai, việc hoạch định ranh giới lãnh hải (biên giới quốc gia trên biển) giữa hai
quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau.
Công ước Luật biển 1982 quy định: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối
diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà
mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định
này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn
cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách
khác2”.
1.2. Vùng biển thuộc quyền chủ quyền
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ
quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng
lượng từ nước, hải lưu, gió...
1.2.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Trong quá trình hoạch định biển, các nước ven biển không thể mở rộng vô hạn độ
các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy - lãnh hải). Tuy nhiên, với việc thiết lập
các vùng biển này tương đối hẹp, nhất là trước đây lãnh hải chỉ được phép mở rộng trong
phạm vi 3 hải lý nên các nước ven biển nhận thấy quyền và lợi ích của họ thường xuyên bị
đe dọa về nhiều mặt từ phía biển cả (biển quốc tế). Chính vì vậy, dần dần nhiều quốc gia
ven biển đã lập ra những vùng đặc biệt, tiếp giáp với lãnh hải nhằm bảo vệ lợi ích của họ
trong các lĩnh vực như thuế quan, y tế, nhập cư, bảo vệ tài nguyên và nhất là an ninh quốc
phòng của quốc gia trên biển. Từ đó, cộng đồng quốc tế đã đi đến thảo luận và hình thành
1
2
. Khoản 2, Điều 16 Công ước Luật biển 1982.
. Điều 15, Công ước Luật biển 1982.
GVHD: Thạch Huôn
10
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
dần vùng tiếp giáp trong Luật biển từ Hội nghị La Hay năm 1930 và chính thức được ghi
nhận trong Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
Việc thiết lập vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhiều
nước ven biển trong việc bảo vệ lợi ích của họ về các mặt trên và đồng thời cũng là để thỏa
mãn phần nào khuynh hướng đòi mở rộng lãnh hải nhưng không được chấp nhận.
Công ước Luật biển 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải
lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải1”.
Như vậy, muốn xác định được vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển phải xác
định đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải. Đối với những quốc gia quy định lãnh hải
rộng 12 hải lý thì vùng tiếp giáp lãnh hải của họ có chiều rộng thực tế tối đa là 12 hải lý và
hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 24 hải lý. Và ngược lại, vùng tiếp giáp lãnh
hải có thể rộng hơn 12 hải lý nếu nước ven biển quy định chiều rộng của lãnh hải rộng hơn
12 hải lý.
1.2.2. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là một vấn đề mới được đặt ra trong thực tiễn pháp lý quốc
tế từ những năm 70 của thế kỷ XX tại Hội nghị về Luật biển quốc tế lần thứ III. Vùng biển
này ra đời xuất phát từ lợi ích, nhu cầu của các nước đang phát triển có biển đấu tranh nhằm
mở rộng quyền của mình trong lĩnh vực kinh tế, về bảo tồn, thăm dò, khai thác tài nguyên
thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại,
các nước công nghiệp phát triển lại tỏ ra chống đối khuynh hướng này vì việc thiết lập vùng
đặc quyền kinh tế thì lợi ích của các quốc gia này bị giảm xuống do biển quốc tế sẽ bị thu
hẹp lại.
Về phương diện lịch sử, có thể nói rằng, sau Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman
ngày 28-9-1945 đơn phương xác lập thềm lục địa để giành quyền khai thác tài nguyên trên
vùng biển đó, nhiều nước Mỹ La tinh (Nam Mỹ), đặc biệt là các nước ở ven Thái Bình
Dương, do không có điều kiện xác lập thềm lục địa hoàn chỉnh (thềm lục địa của các quốc
gia này rất hẹp), đã phản ứng lại bằng cách thiết lập một vùng biển mới gọi là “vùng biển
tài sản quốc gia” để thiết lập chủ quyền và quyền tài phán của mình trên vùng biển này. Từ
năm 1947, ba nước ven Thái Bình Dương là Pêru, Êcuađo, Chilê đã ban hành luật quốc gia
1
. Khoản 2, Điều 33, Công ước Luật biển 1982.
GVHD: Thạch Huôn
11
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
đơn phương thiết lập quyền tài phán của họ trên vùng biển này. Khuynh hướng này tiếp tục
được mở rộng đến các quốc gia Mỹ La tinh khác (Vênêxuêla, Argentina, Brazil..,) cũng như
các nước Á Phi (như Êtiôpia, Xômali, Kênia...) với tham vọng thiết lập một vùng biển rộng
200 hải lý tính từ đường cơ sở là lãnh thổ trên biển của quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp
lý riêng1. Vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng của lãnh hải2.
Cũng như các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia khác, muốn
xác định được chiều rộng pháp lý3 và chiều rộng thực tế4 của vùng đặc quyền kinh tế, quốc
gia ven biển phải xác định đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải.
1.2.3. Thềm lục địa
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là nhu cầu về năng lượng phục vụ cho sự phát triển của các quốc gia sau chiến tranh thế
giới lần thứ II. Chính vì vậy, vấn đề khai thác tài nguyên ở đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển tiếp giáp bờ biển được rất nhiều quốc gia quan tâm. Từ nhu cầu đó, vấn đề về thềm lục
địa được đặt ra và được trở thành một chế định quan trọng trong Luật biển quốc tế.
Thềm lục địa đã được ghi nhận trong Hội nghị về Luật biển tại Giơnevơ lần thứ nhất
năm 1958. Hội nghi này đã thông qua Công ước về thềm lục địa và đến Hội nghị Luật biển
lần thứ ba, thềm lục địa lại một lần nữa được ghi nhận trong Công ước Luật biển 1982.
Theo Công ước Luật biển 1982 thì thềm lục địa được định nghĩa như sau:
“Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng
cách gần hơn5”.
Theo định nghĩa được quy định tại khoản 1, Điều 76 Công ước Luật biển 1982,
1
. Điều 55, Công ước Luật biển 1982.
. Điều 57, Công ước Luật biển 1982.
3
. Chiều rộng pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế được xác định từ đường cơ sở ra ngoài không quá 200 hải lý.
4
. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế được xác định từ đường cơ sở đến ranh giới phía ngoài của đặc
quyền kinh tế theo tuyên bố của quốc gia ven biển sau khi đã trừ đi chiều rộng của lãnh hải.
5
. Khoản 1, Điều 76, Công ước Luật biển 1982.
2
GVHD: Thạch Huôn
12
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
chiều rộng của thềm lục địa có thể được xác lập theo hai giới hạn sau đây:
- Thứ nhất, nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng hẹp hơn hoặc bằng
200 hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng của lãnh hải thì quốc gia ven biển tuyên bố
thềm lục địa của mình rộng 200 hải lý;
- Thứ hai, nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý, đến bờ ngoài
của rìa lục địa. Trong trường hợp này, quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa
bằng những cách sau đây theo khoản 4 của Điều 76:
- Một đường nối liền các điểm cố định ngoài cùng mà ở đó độ dày của lớp trầm tích
bằng ít nhất 1% khoảng cách giữa điểm đó với chân dốc thềm lục địa;
- Một đường nối liền các điểm cố định cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý;
Theo khoản 5, Điều 76, các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới
ngoài của thềm lục địa, nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng
cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m là đường nối liền
các điểm có độ sâu trung bình 2500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý.
Tóm lại, theo quy định tại Điều 76 Công ước Luật biển 1982 nếu thềm lục địa không
rộng (nhỏ hơn hoặc bằng 200 hải lý) thì các quốc gia có quyền tuyên chiều rộng tối đa của
thềm lục địa quốc gia mình là 200 hải lý (trong trường hợp này chiều rộng của thềm lục địa
sẽ bằng chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế); nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển
rộng hơn 200 hải lý thì có thể xác định ranh giới phía ngoài của thềm lục địa bằng hai cách:
- Chiều rộng tối đa của thềm lục địa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để đo
chiều rộng của lãnh hải hoặc;
- Kéo dài thêm 100 hải lý tính từ đường nối những điểm ở độ sâu 2500 m.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với giải pháp công bằng, Công ước Luật biển 1982 đã ưu
tiên cho những quốc gia có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý) sẽ được kéo dài thềm lục
địa của mình bằng 200 hải lý. Đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng (lớn hơn 200
hải lý) thì thềm lục địa của quốc gia đó rộng bao nhiêu sẽ được tuyên bố bấy nhiêu nhưng
tối đa không được vượt quá 350 hải lý hoặc không được vượt quá 100 hải lý kể từ đường
đẳng sâu 2500m.
GVHD: Thạch Huôn
13
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
1.3. Vấn đề phân định biển
1.3.1 Khái niệm về phân định biển
Phân định biển là quá trình hoạch định đường ranh giới nhằm phân chia các vùng
biển giữa các quốc gia hữu quan, giữa quốc gia ven biển với vùng biển nằm ngoài chủ
quyền1.
Trên thực tế và theo pháp luật quốc tế, tất cả các quốc gia ven biển đều được quyền
hoạch định các vùng biển của mình như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải… Trong
trường hợp vùng biển của quốc gia tồn tại độc lập, không có liên quan đến lợi ích của quốc
gia khác thì ranh giới của các vùng biển này do quốc gia ven biển tự xác định phù hợp với
các nguyên tắc chung và thực tiễn pháp luật quốc tế. Còn trong trường hợp khi vùng biển
của các quốc gia ven biển và đối diện với các vùng biển của các quốc gia khác, thì việc
hoạch định ranh giới biển không thể chỉ phụ thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia, mà
nó còn phải có được sự thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan.
Vấn đề phân định biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền, hoặc
đối diện nhau, và việc phân định nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển phân
chia vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. Do đó, nếu quá trình
phân định không được tiến hành một cách hợp pháp thì rất dễ dẫn đến sự xung đột giữa các
bên. Chính vì vậy, để thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển trong
việc bảo vệ, quản lý và khai thác các tài nguyên thiên nhiên trên các vùng biển tiếp liền
hoặc đối diện nhau, đòi hỏi các quốc gia hữu quan phải có sự thỏa thuận cụ thể, chi tiết
nhằm phân định các vùng biển này một cách rõ ràng, nhanh chóng.
1.3.2 Các phương pháp phân định biển
Quá trình phân định biển rất phức tạp, nó có thể do địa hình bờ biển, lập trường, thái
độ của các bên hữu quan…vì vậy, các quốc gia hữu quan khi tiến hành phân định biển, dù
là nội thủy hay lãnh hải…cũng phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, và nếu như không thỏa
thuận được với nhau, thì có thể nhờ đến tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế can thiệp, giải
quyết.
Thực tiễn phân định biển trong thời gian qua cho thấy, các quốc gia liên quan thường
thỏa thuận áp dụng một số phương pháp phân định cơ bản sau:
1
. Thạc sĩ Kim Oanh Na: Bài giảng luật quốc tế, trường Đại học Cần Thơ, 2006, trang 67.
GVHD: Thạch Huôn
14
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
+ Phương pháp đường cách đều và đường trung tuyến
Theo phương pháp này, đường ranh giới để phân định biển chính là đường mà tất cả
các điểm nằm trên đường đó đều cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở của mỗi quốc
gia.
Phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến thường được áp dụng để phân
định lãnh hải, tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này phải xem xét một cách thích đáng
đến những hoàn cảnh cụ thể để đi đến một kết quả công bằng. (Điều 15, Công ước Luật
biển 1982)
+ Phương pháp công bằng
Theo phương pháp này để phân định biển, các bên hữu quan cần phải xem xét, cân
nhắc các yếu tố cụ thể như: hình dạng của bờ biển, các đảo và các yếu tố hàng hải… để từ
đó tìm ra được những giải pháp được các bên chấp nhận và mang lại kết quả công bằng.
Ngoài ra, các quốc gia còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp
dựa trên sự kéo dài tự nhiên của đất liền ra biển. phương pháp khoảng cách…
GVHD: Thạch Huôn
15
SVTH: Đoàn Phước Đạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
Chương 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN
THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN
2.1. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền
2.1.1. Nội thủy
Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại
đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao gồm cả lớp
nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Chính vì vậy, trong
vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội
thủy mà không có một ngoại lệ nào.
Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy
định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam,
chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trong vùng nội thủy được quy định trong nhiều
văn bản pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp1 đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật
hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 20032, Tuyên bố của Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-19773, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày
12-11-19824, Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về quy chế hoạt động của tàu thuyền nước
ngoài trên các vùng biển Việt Nam, Nghị định số 55-CP ngày 1-10-1996 về hoạt động của
tàu quân sự vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 71/2006/NĐCP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định 61/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực
biên giới biển...
Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy
1
. Điều 1 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
2
. Điều 7 quy định: “Nội thủy của Việt Nam bao gồm: 1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở; 2. Vùng nước cảng
được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ
phận hữu cơ của hệ thống cảng”.
3
. Đoạn 2, Điểm 1 quy định: “Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
4
. Điểm 5 quy định: “ Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
GVHD: Thạch Huôn
16
SVTH: Đoàn Phước Đạt