Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại tìm HIỂU về tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tập đoàn điện lực VIỆT NAM TRONG nền KINH tế QUỐC dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.19 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
˜&™

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN
LỰC VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
KHÓA 33 (2007 – 2011)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Phạm Mai Phương

Lâm Hồng Loan Chị
MSSV: 5075091
Lớp: Luật Thương mại 1- k33

Cần Thơ, 4/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
˜&™

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
ĐỀ TÀI


TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN
LỰC VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
KHÓA 33 (2007 – 2011)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Phạm Mai Phương

Lâm Hồng Loan Chị
MSSV: 5075091
Lớp: Luật Thương mại 1- k33

Cần Thơ, 4/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................

...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
Cần thơ, ngày…....tháng…....năm…….


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................

..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
Cần thơ, ngày…....tháng…....năm…….


MỤC LỤC

Trang
Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tập
$oàn Điện lực Việt Nam ................................................................................................ 5
1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế Nhà nước .............................................................. 5
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ............... 7
1.3. Khái quát chung về tập đoàn điện lực Việt Nam ............................................. 9
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ............ 11
1.4.1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử ............................ 11
1.4.2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ................................ 15
1.4.3. Một số vai trò của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................................ 17
1.4.3.1. Đối với phát triển xã hội ....................................................................... 17
1.4.3.2. Đối với phát triển kinh tế ...................................................................... 19
Chương 2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong
nền kinh tế quốc dân .................................................................................................. 22
2.1. Bộ máy tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................................ 22
2.1.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 22
2.1.2. Vị trí pháp lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................................ 34
2.2. Hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................................. 35
2.2.1. Ngành nghề kinh doanh chính .................................................................. 35
2.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh khác ................................................................... 36

2.3. Pháp luật điều chỉnh có liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam .................................................................................................................. 37
Chương 3. Một số ý kiến đề xuất ............................................................................... 40
3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn điện lực Việt
Nam ........................................................................................................................... 40
3.2. Một số ý kiến đề xuất........................................................................................ 49
Kết luận ........................................................................................................................ 60


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xuất phát điểm là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp, dân số đông lại thiếu trình độ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó,
sau khi giành được độc lập dân tộc, Việt Nam lại gặp phải những khó khăn bởi
những bất cập của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Khi mà, kinh tế
quốc doanh gần như nắm cả nền kinh tế, chủ lực trong mọi ngành, mọi lĩnh vực
từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đến dịch vụ, v.v… đều thuộc sở hữu Nhà
nước. Trong ó , chỉ có một thành phần rất nhỏ dành cho kinh tế tư nhân. Có thể
nói, kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là thực hiện chính sách “tự cung tự cấp”. Cho
đến khi đứng trước những thách thức, đồng thời dưới tác động rất lớn từ nền
kinh tế toàn cầu, trước xu thế hội nhập, trước yêu cầu phải giao thương kinh tế –
xã hội với thế giới. Cũng như thấy được những hạn chế của cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp và khi chúng ta có được cái nhìn đúng đắn hơn vai trò chủ lực
của thành phần kinh tế nhà nước là không phải nắm cả nền kinh tế. Nên, chúng
ta không thể “bế quan tỏa cảng” nữa, nếu một khi chúng ta muốn phát triển, $i
lên tầm cao mới với một nền kinh tế mới theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trước yêu cầu đó, đòi hỏi chúng ta không thể duy trì cơ chế kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp được nữa, nếu như chúng ta không muốn chúng ta bị

đẩy ra xa hơn sự tiến bộ của nhân loại đang từng ngày thay đổi. Cho nên, Đại
hội lần thứ VI của Đảng vào năm 1986 đã mở ra một hướng đi mới cho Việt
Nam và hoàn toàn phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ, là đề ra đường lối đổi mới
toàn diện cho đất nước. Đặc biệt là đặt ra vấn đề phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Bên cạnh đó, tại Nghị quyết Đại hội VI, Đảng ta cũng đồng thời xác định
vai trò chỉ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, là phát huy vị trí chủ lực của
thành phần kinh tế này. Vì vậy, Nhà nước ta chủ trương thực hiện một cuộc cách
mạng cho nền kinh tế, là sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, theo
hướng hình thành những tập đoàn kinh tế đủ mạnh về quy mô, cũng như về tổ
chức trên cơ sở là các tổng công ty 90 và 91. Với mục đích không chỉ là chi
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 1

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

phối nền kinh tế khi chúng ta hội nhập, mà còn là tăng sức mạnh của kinh tế
Việt Nam trên thương trường trong thời kỳ mở cửa thông qua các tổ chức kinh
tế này.
Tuy nhiên, như đã biết, việc đi lên như vậy đối với nước ta là những bước
tiến phải thật vững chắc, không thể quá vội vàng. Bởi chúng ta thiếu cả về kinh
nghiệm lẫn về vốn cũng như khoa học quản lý. Cho nên, việc hình thành các tập
đoàn kinh tế ở Việt Nam lúc bấy giờ chủ yếu được thực hiện đối với một số
ngành, lĩnh vực then chốt. Nhất là những ngành có lợi thế của nền kinh tế của
chúng ta như: bưu chính viễn thông, dệt may, khai thác khoáng sản, dầu khí và

điện. Đó cũng là một trong những lý do ra đời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN),… Sau một thời gian đi vào hoạt động, bước đầu các tập đoàn kinh tế
nhà nước của ta, trong pó có EVN, đã phần nào thể hiện được vai trò chủ đạo
của mình cho phát triển đất nước như điện góp phần quan trọng vào quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao đời sống dân sinh, thúc đẩy phát triển
sản xuất,…
Tuy nhiên, đứng trước những thách thức mới, những tác động mới của xu
thế hội nhập, khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) thì yêu cầu cấp bách là chúng ta cần minh bạch hơn trong quản
lý kinh tế nói chung, pháp luật về kinh doanh thương mại nói riêng, cần thông
suốt và rõ ràng hơn. Đây là điều mà thời gian qua chúng ta chưa làm được.
Chúng ta cũng thừa biết, một trong những lý do để chúng ta thu hút đầu tư, là
tạo môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh cho các thành phần kinh tế, nhất
là đối với khu vực kinh tế nhà nước so với các thành phần kinh tế khác. Bởi vì
thực tế thì khu vực này còn hưởng khá nhiều ưu đãi về đầu tư, trong chính sách
quản lý thì còn mang nặng cơ chế quản lý hành chính nhà nước. Trong khi eó,
chúng ta 5ang dần dần đưa đến việc quản lý các doanh nghiệp, theo luật chung
là Luật Doanh nghiệp 2005. Vậy thì, trong quá trình sắp xếp đi vào nề nếp của
Luật Doanh nghiệp 2005 thì các tập đoàn kinh tế nhà nước của chúng ta hoạt
động như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này thì người viết đi sâu vào tìm hiểu mô hình “Tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”. Đây cũng chính là lý do
người viết chọn đề tài này làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 2

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị



Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thật sự mà nói, mô hình kinh tế như các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời
gần đây ở Việt Nam còn khá mới mẽ, có lẽ vì vậy mà cơ sở pháp lý về quản lý
các tập đoàn này cũng còn hơi khiêm tốn. EVN được Nhà nước ta xác định là
thành phần kinh tế chủ lực chi phối nền kinh tế, giữ vai trò là trung tâm của Tập
đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, vì EVN lại hoạt động trong
lĩnh vực được xem là quan trọng nhất của đất nước trong quá trình hôi nhập, cho
nên EVN thời gian qua đã tổ chức và hoạt động trong hoàn cảnh hành lang pháp
lý chưa rõ ràng và minh bạch Œó.
Muốn có cái nhìn thấu đáo hơn về tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua Tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cũng như cơ chế quản lý
mô hình này trong thời gian tới, khi Luật Doanh Nghiệp Nhà nước năm 2003
vừa hết hiệu lực1. Đó là mục tiêu tác giả quan tâm nghiên cứu đề tài về Tổ chức
và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì tác giả chỉ đi sâu vào tìm hiểu
cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn điện lực Việt Nam, để từ đó hiểu rõ
hơn vai trò cũng như hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt
Nam.
4. Phương Pháp nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, người viết đã sử dụng chủ yếu các
phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp liệt kê.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì đề
tài gồm có ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tập đoàn kinh tế nhà nước và
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Chương 2: Bộ máy tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1

Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 hết hiệu lực vào ngày 01/7/2010

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 3

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

- Chương 3: Một số ý kiến đề xuất
Có một điều mà người viết tin chắc rằng mình không thể tránh khỏi là
những hạn chế trong lập luận, những thiếu sót trong quá trình viết. Với quá trình
tìm hiểu thật sự, có tìm tòi và khắc phục những điểm yếu trong quá trình làm
bài. Nhưng vì hiểu biết còn hạn chế, điều kiện tiếp cận thực tế không có, thêm
vào đó là thời gian thật sự không cho phép đối với một đề tài nghiên cứu khoa
học như thế này, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm cũng như đóng góp ý
kiến từ thầy cô và các bạn.
Đồng thời, thông qua .ây , người viết xin chân thành cảm ơn sự tận tình
giúp đỡ của quý thầy cô khoa Luật, đã tận tình giúp đỡ người viết trong quãng
thời gian học tập tại trường Đại học Cần thơ, cũng như sự gắn bó với Khoa Luật
trong học tập cũng như trong hoạt động các phong trào. Đặc biệt, người viết xin
chân thành cảm ơn và tri ân tấm lòng tận tụy, nhiệt tình giúp đỡ của cô Phạm
Mai Phương để người viết có thể hoàn thành một cách tốt nhất quyển luận văn

này. Đây không chỉ là một thủ tục để tác giả tốt nghiệp ra trường, mà là một
hành trang về một quá trình học tập và rèn luyện về kiến thức, kỹ năng sống và
làm việc, cộng với sự dạy dỗ của thầy cô, người viết tự tin hơn khi bước vào sự
nghiệp cũng như cuộc sống trong tương lai.
Sinh viên thực hiện
Lâm Hồng Loan Chị

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 4

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC VÀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế Nhà nước
Như chúng ta đều biết rằng, dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà
mỗi quốc gia có định hướng kinh tế khác nhau. Cho nên, về quy mô và cơ cấu
kinh tế ở các nước có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, điểm tương đồng của
hầu hết các nước là luôn muốn thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ ở vị trí then
chốt, chủ đạo và chi phối mạnh mẽ nền kinh tế của đất nước mình. Có thể nói,
cùng với các loại hình doanh nghiệp khác của thành phần kinh tế nhà nước thì
tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành và ra đời cũng xuất phát từ mục tiêu
±ó.
Bên cạnh nhiều tên gọi khác nhau, như ở Đức, Pháp, Mỹ gọi là Cartel, ở
Nhật là Zaibatsu thì ở mỗi nước, quan điểm về tổ chức kinh tế này cũng có

những đặc điểm riêng. Chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta, sau khi thành phần
kinh tế nhà nước tiến hành những cải tiến quan trọng, như là bước đầu hình
thành loại hình doanh nghiệp mới thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động và kinh
doanh các lĩnh vực có nhiều ưu thế của nền kinh tế nước nhà. Đây được coi là
bước tiến trong cải cách nền kinh tế của Việt Nam trước những tác động của
kinh tế thế giới, là không chỉ cần những doanh nghiệp lớn về quy mô, cơ cấu mà
cả sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là những tiền đề dẫn đến sự ra đời của mô
hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.
Có lẽ, chính những sức mạnh tổng hợp mà tập đoàn kinh tế nhà nước có thể
mang lại như vừa phân tích như trên, nên tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 20052 thì quan điểm của Việt
Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước được ghi nhận như sau: “Tập đoàn kinh tế
bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được
hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua
2

Sau đây gọi chung là Nghị định 102

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 5

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ

hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ công ty con. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký
kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của
tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”.
Theo người viết thì cách khái niệm này của Việt Nam là một khái niệm khá
thoáng cho các thành phần kinh tế, bởi nó không mang tính liệt kê. Thêm vào
±ó, ghi nhận cả tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Liệu đây có phải là điểm
mà chúng ta cần có những quy định cụ thể hơn nhằm tạo khung pháp lý an toàn
nhất cho hoạt động và quản lý mô hình này ở Việt Nam trong tương lai.
Tập đoàn kinh tế nhà nước mang một số đặc điểm chung3 như:
- Tập đoàn kinh tế nhà nước vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp lại
vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp. Việc này tăng cường sức cạnh tranh
của tập đoàn so với doanh nghiệp riêng lẻ.
- Các tập đoàn kinh tế nhà nước đều có xu hướng hoạt động đa ngành, $a
lĩnh vực hoặc phát triển dần từ đơn ngành lên đa ngành, kéo theo đó thì chiến
lược kinh doanh cũng có sự thay đổi trong những môi trường kinh doanh khác
nhau, bên cạnh phát triển kinh doanh sản phẩm đặc trưng.
- Phạm vi hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước rất rộng, nó có thể vượt
ra khỏi phạm vi quốc gia. Đó cũng là một trong những thế mạnh mà tập đoàn
kinh tế nhà nước có được để tổ chức kinh tế này ra đời, bởi khi tham gia vào
thương trường quốc tế, có thể nói là các tập đoàn này đã được trang bị khá tốt về
công nghệ kỹ thuật cũng như về nhân lực và đặc biệt là quy mô về vốn.
Với đặc điểm kinh tế – xã hội của Việt Nam thì tập đoàn kinh tế nhà nước
ở Việt Nam có một số đặc điểm riêng như:
- Tập đoàn kinh tế được thành lập trong một số lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế của Việt Nam như: khoáng sản, dầu khí, điện,…
- Tập đoàn kinh tế có xuất phát điểm là các tổng công ty thuộc sở hữu Nhà
nước như với Tổng công ty Dệt May chúng ta có Tập đoàn Dệt may Việt Nam
3

Phạm Quang Huấn – Vai trò của thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số

297 tháng 2/2003 – tr 23 - 25

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 6

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

(Vinatex), với Tổng công ty Điện lực chúng ta có Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN);…
- Tập đoàn kinh tế nhà nước được giao trọng trách giữ vai trò chủ đạo, chi
phối nền kinh tế quốc dân. Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tính chủ
lực vốn có mà các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam mang trong mình như:
điện, bưu chính viễn thông, khoáng sản, tàu thủy,…
- Tập đoàn là mối quan hệ gắn kết giữa các doanh nghiệp thành viên và tập
đoàn về tài chính, sản xuất, đào tạo nhân lực cũng như là chiến lược kinh doanh
nhằm thực hiện một cách hiệu quả vai trò của mình đối với nền kinh tế.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, dưới sự tác động ngày càng mạnh mẽ của các
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, $ã thúc đẩy nhu cầu về vốn đầu tư cho nền
kinh tế ngày càng lớn, cùng sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường đã thoi thúc
hơn nữa sự tập trung tư bản, không chỉ trên phạm vi của một quốc gia mà lan
rộng ra toàn thế giới. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của
hình thức liên minh kinh tế dưới dạng tập đoàn.
Đến đầu thế kỷ XX, sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn đến việc hình
thành các tổ chức kinh tế mang tính độc quyền về một ngành hay lĩnh vực nhất
định nào đó. Và cũng được xem là quá trình phát triển của mô hình tập đoàn

kinh tế dưới các hình thức sơ khai như: tờrớt, xanh ica , cascten… Cũng trong
giai đoạn này, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia,
thì hai mô hình kinh tế này giữ vị trí ngày càng cực kỳ quan trọng trong nền
kinh tế công nghiệp mới.4
Dưới sự tác động đó của thế giới, ở Việt Nam, với những thử thách ban đầu
của nền kinh tế thời mở cửa như đòi hỏi sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản
xuất của các doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế nhà nước, yêu cầu cạnh tranh
của sản phẩm đặt ra ngày càng cao, mà để thực hiện được như vậy thì dòi hỏi rất
lớn về vốn, cũng như một mô hình quản lý phù hợp hơn. Bên cạnh đó là sự tác
động của các yếu tố khách quan như: khoa học quản lý, khoa học công nghệ,
điều kiện kinh tế – xã hội… đã dẫn đến việc Nhà nước phát triển các tổng công
4

TS Nguyễn Minh Đức – Tập đoàn kinh tế – mô hình chiến lược để đổi mới và phát triển các loại hình doanh
nghiệp - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế – số 314 tháng 7/2004 – tr 3

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 7

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

ty nhà nước thành tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô và cơ cấu tổ chức có lớn
hơn so với tổng công ty trước đó.
Sở dĩ Nhà nước ta có những quyết định mạnh mẽ như vậy là vì, để thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như để hội nhập kinh tế quốc
tế một cách có hiệu quả hơn. Chính vì vậy cho nên, hơn mười năm qua, Đảng và

Nhà nước ta đã triển khai thực hiện một số công việc hết sức quan trọng đối với
nền kinh tế, như là cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhằm khẳng định lại
phương hướng và mục tiêu tiếp tục duy trì thế mạnh của khu vực kinh tế nhà
nước, cũng như nêu cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này trong nền
kinh tế quốc dân, nhưng lại không quên đánh giá cao vai trò của các thành phần
kinh tế khác thông qua các quyết sách cơ bản của mình.Thật sự mà nói, Œó là
một hướng đi rất kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta kể từ sau năm
1986, nhất là với quyết tâm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
không chỉ là để khẳng định mình mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế về nhiều mặt, trong đó đáng chú ý nhất có thể được xem là kinh
tế. Cho nên, nhu cầu đổi mới các Tổng công ty Nhà nước đăt ra ngày càng cấp
thiết hơn. Bởi vì những khó khăn trước sự tác động của quá trình toàn cấu hóa,
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường trong nước trong thời kỳ mở
cửa, hoàn toàn khác với cơ chế kinh tế tự cung tự cấp như trước đây.
Trước tình thế đó, yêu cầu phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
Nhà nước đã đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước không chỉ phải lớn mạnh về
quy mô vốn, trình độ công nghệ mà còn là năng lực tổ chức hoạt động có hiệu
quả, tạo sức cạnh tranh cao trên thương trường. Chính sự cấp thiết đó, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 3 của Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ: “Hình thành một số tập
đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các
thành phần kinh tế, kinh doanh ôa ngành, trong oó có ngành kinh doanh chính,
chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có
quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công
nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 8

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị



Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”5 được xem là
chỉ đạo đúng đắn và kịp thời.
Với sự định hướng đó của Đảng và Nhà nước, dù khiêm tốn về vốn cũng
như nhiều nguồn lực khác, các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời ở Việt Nam
trong bối cảnh đó, chưa đủ các điều kiện vốn có của nó như các nước trên thế
giới đã tiến hành thành lập trước đó. Nhưng, chúng ta cũng phải ghi nhận, sự ra
đời của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với kinh
tế hội nhập.
Cho đến nay thì Việt Nam có 12 Tập Đoàn kinh tế nhà nước 6, bao gồm:
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
- Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam;
- Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;
- Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam;
- Tập đoàn công nghiệp Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
- Tập đoàn công nghiệp Dệt may Việt Nam;
- Tập đoàn công nghiệp Xây dựng Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Bảo việt;
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
- Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
- Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam.
1.3. Khái quát chung về tập đoàn điện lực Việt Nam
Trước tháng 9 năm 2006, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, là một trong
những tổng công ty nhà nước do Bộ Công nghiệp quản lý. Với xuất phát điểm
±ó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí
điểm thành lập theo Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm

2006. Cũng trong kế hoạch đó, Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng
được thành lập theo Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm
5

Phạm Quang Huấn – Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước: bài học kinh nghiệm - Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế số 297 - Tháng 2/2003 – tr 3
6
/>[truy cập 20 - 11 - 2010]

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 9

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện
lực Việt Nam. Đây được xem là bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam hiện nay.
Đến ngày 25 tháng 6 năm 2010, với Quyết định số 975/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ7, Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức được
chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà
nước, theo tinh thần quy định tại Nghị định số 25/2010/NĐ – CP ngày 19 tháng
3 năm 2010 của Chính phủ8, ban hành về việc chuyển đổi công ty nhà nước
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Sự kiện trên
đã khẳng định những quyết định mạnh mẽ của Nhà nước trước yêu cầu sắp xếp
lại các doanh nghiệp trong môi trường bình đẳng của WTO.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam với tên giao dịch quôc tế là Vietnam
Electricity (EVN). Trụ sở chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đặt tại địa
chỉ: số 18 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải và xuất nhập
khẩu điện năng. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống lưới điện phân
phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, đảm bảo thực hiện kế hoạch
cung cấp điện theo yêu cầu của Chính phủ.
Theo báo cáo của Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc
(UNDP) tại Việt Nam, năm 2007, EVN là doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam,
sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).9
Ngoài ra, EVN cũng có mở rộng kinh doanh và hoạt động ở các lĩnh vực
như: Tư vấn, nghiên cứu – đào tạo với một trường đại học là Đại học Điện lực
và ba trường cao đẳng. Viện Năng lượng Việt Nam là một cơ quan nghiên cứu
trong lĩnh vực điện năng trực thuộc tập đoàn. Ở lĩnh vực tài chính – ngân hàng
thì EVN là cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, hay như trong
lĩnh vực viễn thông thì có Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) kinh
doanh dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài trong nước, cùng mạng
7

Sau đây gọi chung là Quyết định số 975
Sau đây gọi chung là Nghị định 25
9
Báo cáo Hội nghị Tổng kết cuối năm 2007 của EVN
8

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 10


SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

điện thoại di động, dịch vụ Internet,..… Nếu có cơ chế quản lý tốt thì đây sẽ là
những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn.
Hiện nay, EVN có 5 Tổng Công ty điện lực kinh doanh điện năng đến
khách hàng là Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Miền
Trung, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Thành phố
Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực truyền tải thì
sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty
Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và ba Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý
dự án miền Bắc, Trung, Nam) phần nào thấy được những ưu thế nhất định mà
EVN có được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Trong suốt chặng đường lịch sử 55 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao
quý như: Huân chương Sao vàng năm 2004; Huân chương Hồ Chí Minh năm
1997; 79 Huân chương Độc lập các hạng; 1.158 Huân chương Lao động các
hạng cho các tập thể, cá nhân của tập đoàn, với 25 tập thể và 15 cá nhân được
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động,….
Trong đó có 10 tập thể và 6 cá nhân là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới,
nhiều tập thể và cá nhân được tặng Bằng khen, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính
phủ, của các Bộ, các tỉnh, thành phố, đạt các danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ,
Chiến sỹ Thi đua toàn Quốc và các hình thức khen thưởng khác.10
Với sự kỳ vọng rất lớn của nhân dân vào khả năng cung ứng điện của EVN
cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hy vọng Đảng và Nhà nước thông
qua những quyết sách của mình sẽ có những bước đi thích hợp hơn cho EVN
trong quá trình hội nhập.
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

1.4.1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
Ngành điện Việt Nam dưới sự hoạt động của Cục Điện lực thuộc
Bộ Công nghiệp

10

[truy cập 08 01 - 2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 11

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

Có thể nói rằng, lịch sử hình thành và phát triển của ngành điện Việt Nam
gắn liền với những chặng đường lịch sử của đất nước. Ra đời từ năm 1955, tức
là sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, vào ngày 21 tháng 7 năm 1955,
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra Quyết định số 169BCT/ND/KB do Thứ trưởng Đặng Viết Châu ký, thành lập Cục Điện lực trực
thuộc Bộ Công nghiệp và bổ nhiệm ông Hồ Quý Diện làm Cục trưởng. Sự kiện
này đặt dấu mốc pháp lý về hoạt động chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước chuyên trách về lĩnh vực điện lực của nước ta trong giai đoạn này. Qua
một thời gian củng cố các cơ sở quản lý, sau khi tiếp quản và nâng cấp, sửa chữa
lại các nhà máy, đường dây do Pháp để lại, thì có cùng lúc 3 nhà máy nhiệt điện
mới đã được khởi công xây dựng, gồm Nhà máy Điện Vinh, Thanh Hóa, và nhà
máy điện Lào Cai đưa tổng công suất nguồn tăng gấp 2 lần so với năm 1954.
Đây là bước khởi đầu quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển ngày càng mạnh
mẽ của hệ thống nguồn và lưới điện Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Ngành điện Việt Nam dưới sự hoạt động của Tổng cục Điện lực
thuộc Bộ Thủy lợi và Điện lực
Đến ngày 21 tháng 02 năm 1961, với Quyết định số 86-TLĐL/QĐ của Bộ
Thủy lợi và Điện lực thì Cục Điện lực được chuyển thành Tổng cục Điện lực.
Trong khoảng thời gian hoạt động ít ỏi dưới sự điều tiết của Tổng cục Điện lực
thì tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc được khởi công xây dựng và
đến quý IV năm 1963 hoàn thành đóng điện. Thời gian tiếp theo, nhiều nhà máy
điện, tuyến đường dây mới ra đời, chín trong số mười hai nhà máy điện lúc bấy
giờ đã được nối liền bằng đường dây 110 kV, tạo thành một hệ thống điện hoàn
chỉnh của miền Bắc. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của hệ thống điện ở
miền Bắc nước ta trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam dưới sự hoạt động của Cục Điện lực thuộc
Bộ Công nghiệp nặng
Ngày 28 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 216 –
CP tách Tổng cục Điện lực Khỏi Bộ Thủy lợi và Điện lực về trực thuộc Bộ
Công nghiệp nặng và đổi tên là Cục Điện lực. Với công trình thủy điện có công
suất lớn đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô, ngày
19 tháng 8 năm 1964, khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 12

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

Bái) có công suất 108 MW, nhà máy thủy điện này khánh thành đợt 1 và đưa vào
vận hành ngày 5 tháng 10 năm 1971. Sau chiến tranh phá hoại miền Bắc, Thủy
điện Thác Bà được khôi phục hoàn chỉnh và đầu năm 1973 cả 3 tổ máy đã được

đưa vào tiếp tục vận hành.
-Ngành điện Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Công ty Điện lực thuộc Bộ Điện
và Than
Ngày 6 tháng 10 năm 1969, Bộ Điện và Than ra Quyết định số
106/QĐ/TC thành lập Công ty Điện lực (nay là Công ty Điện lực 1) trực thuộc
Bộ Điện và Than với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng và hoạt động theo
chế độ hạch toán kinh tế. Trong thời gian này thì ngành điện Việt Nam đón nhận
ba sự kiện quan trọng, là việc Công ty Điện lực Miền trung và Công ty Điện lực
Miền nam ra đời, cũng như là sự kiện đường dây truyền tải 220 kV đầu tiên ở
miền Bắc hoàn thành, góp phần nâng cao năng lực truyền tải, cung cấp điện và
tạo cơ sở kỹ thuật cho việc xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc-Nam
sau này. Đặc biệt nhất có thể kể trong giai đoạn này, là công trình thủy điện lớn
nhất Việt Nam do Liên Xô giúp xây dựng với 8 tổ máy có tổng công suất 1.920
MW của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Ngành điện dưới sự hoạt động của Tổng Công ty Điện lực thuộc Bộ
Năng lượng
Sau khi Bộ Điện lực ra đời và tiếp quản Công ty Điện lực không bao lâu,
trong gian đoạn từ năm 1981 đến năm 1993, thì Tổng công ty Điện lực Việt
Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm
1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng
lượng lúc bấy giờ; Tổng công ty Điện lực tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban
hành kèm theo Nghị định số 14/1995/NĐ - CP ngày 27 tháng 01 năm 1995 của
Chính phủ.
Nhưng cho đến ngày 01 tháng 01 năm 1995, Tổng công ty Điện lực Việt
Nam (với tên viết tắt là EVN) chính thức ra mắt, hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh điện năng trên toàn quốc. Tuy nhiên, từ 01 tháng 4 năm 1995,
EVN mới bắt đầu điều hành toàn bộ công việc của ngành điện, bao gồm: phát
điện, truyền tải, phân phối, đầu tư xây dựng trên cơ sở các Tổng sơ đồ phát triển
điện đã được phê duyệt trước đó. Sự ra đời của EVN đánh dấu bước ngoặt trong
GVHD: Phạm Mai Phương


Trang 13

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

quá trình đổi mới của nước ta, dần đưa các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt
động theo cơ chế thị trường.
Có thể nói là kể từ thời gian này thì ngành điện Việt Nam có được cơ sở
pháp lý nhất định cho họat động và điều hành. Khi mà vào ngày 03 tháng 12
năm 2004, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Điện lực năm
2004 và chính thức ban hành, văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2005.
Sự ra đời của Luật Điện lực đã bước đầu tạo hành lang pháp lý cho hoạt
động của EVN nói riêng và ngành điện ở Việt Nam nói chung, nhằm nâng cao
tính minh bạch, công bằng cho các bên tham gia hoạt động lĩnh vực điện lực,
góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện năng cho nền kinh tế đất nước.
Không chỉ thế, ngày 19 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký
Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg thành lập Cục Điều tiết Điện lực (gọi tắt là
ERAV) thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Cục Điều tiết Điện
lực có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng điều tiết
hoạt động điện lực và thị trường điện lực, nhằm góp phần cung cấp điện an toàn,
ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công
bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật trong hoạt động ngành điện của
nước ta.
Một sự kiện quan trọng nữa đánh dấu bước chuyển đổi sâu sắc về tổ chức
quản lý, nâng cao tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh của ngành Điện Việt
Nam. Đó là sự kiện thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 22 tháng 6

năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Với
ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh điện năng. Đến ngày 17
tháng 12 năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu
một bước ngoặt trọng đại, làm động lực để có thể đưa EVN nhanh chóng trở
thành một Tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực điện của Việt Nam.
Với cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động lớn, có trình độ công nghệ, quản
lý hiện đại, chuyên môn hóa cao, có thể cho đó là những yếu tố quan trọng để
EVN có thể dựa vào đó mà hoạt động trong nền kinh tế hội nhập có hiệu quả.
Đồng thời, với những gì đã được đầu tư thì EVN còn có thể thực hiện tốt vai trò
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 14

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

của mình trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của nước nhà, đủ sức cạnh
tranh khi Việt Nam đang hướng tới xây dựng một thị trường điện cạnh tranh
trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước.
Nhằm giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động sản
xuất vì sự phát triển của ngành điện cũng như của đất nước, ngày 12 tháng 9
năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành Quyết
định số 1494/QĐ-TTg, chính thức lấy ngày 21 tháng 12 hằng năm là Ngày
Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam. Và đây cũng được xem là ngày hội của
toàn ngành điện ở Việt Nam.
1.4.2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Từ cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu tiếp, quản từ tay thực dân Pháp, sau

55 năm chiến đấu, bảo vệ, xây dựng và phát triển, ngành Điện Việt Nam đã có
những được những thành tựu nhất định, trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật
quan trọng, là đòn bẩy cho nền kinh tế đất nước. Từ chỗ chỉ có 31 MW công
suất nguồn điện, chủ yếu gồm các nhà máy điện nhỏ, sản lượng 53 triệu kWh
vào năm 1954 ở miền Bắc, đến cuối năm 2008, công suất lắp đặt của hệ thống
điện Quốc gia là 15.748 MW, sản lượng điện sản xuất đạt được là 74,225 tỷ
kWh.
Từ các cụm nhà máy - đường dây hoạt động độc lập theo từng khu vực, đến
những năm đầu của thế kỷ 21 thì hệ thống điện quốc gia là một thể thống nhất,
các đường dây và trạm biến áp truyền tải và phân phối trải khắp các miền của
đất nước. Trong đó, trục xương sống là hệ thống tải điện siêu cao áp 500 kV Bắc
– Nam, gồm 2 mạch với tổng chiều dài gần 3.500 km. Trong quá trình chuyển
đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn Điện lực
Việt Nam đã kế thừa và phát huy được những thành tựu đạt được trong quá khứ
như vừa nêu, có thể được xem là động lực để EVN phát triển mạnh mẽ hơn
trong tương lai.
Bên cạnh đó, qua nhiều năm phát triển, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày
nay có đội ngũ cán bộ công nhân viên với hơn 26% có trình độ đại học và sau
đại học, đủ sức làm chủ các công nghệ tiên tiến của thế giới trong thiết kế, xây
dựng, quản lý, vận hành hệ thống điện quy mô lớn. Nhiều công trình điện lớn,
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 15

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân


phức tạp, có quy mô ở tầm khu vực hiện nay đều do đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công
nhân trong nước thiết kế và thi công, như công trình đường dây siêu cao áp 500
kV Bắc Nam mạch 2, công trình Thủy điện Sơn La, v.v... Để đạt được kết quả
đó thì chúng ta cũng phải động viên sự quan tâm của EVN trong việc đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của EVN có thể cho là đủ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ của ngành và là vấn đề mà Tập đoàn hết sức quan tâm và dành kinh phí thích
đáng.
Ngoài ra, trong những năm gần đây EVN đã mở rộng hoạt động kinh doanh
sang các lĩnh vực viễn thông, phát triển rộng khắp dịch vụ ngân hàng, tài chính
và bảo hiểm. Nếu có cơ chế quản lý tốt nguồn vốn ở EVN và vai trò tập đoàn
này trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì chúng ta có thể tạo khung
pháp lý rõ ràng hơn cho vấn đề hoạt động đa ngành của EVN, cũng như các tập
đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Vì đây là xu thế mà chúng ta không thể cấm
các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, vấn đề là chúng ta quản lý như thế nào
để thông qua đây tạo sức mạnh thật sự cho các tập đoàn kinh tế nhà nước mà
thôi.
Đồng thời, EVN cũng có đẩy mạnh việc sản xuất cơ khí điện lực, đặc biệt
là sản xuất các thiết bị lưới điện cao áp, các thiết bị nhà máy điện; Không chỉ
vậy mà còn mở rộng hoạt động tư vấn xây dựng điện ra các nước trong khu vực
và thế giới; Hợp tác với các nước láng giềng để quy hoạch, thiết kế, xây dựng
các nhà máy điện tại Lào và Campuchia; Mở rộng liên kết lưới điện 110, 220 kV
với các nước trong khu vực và trong khối ASEAN, tiến tới liên kết đến cấp điện
áp 500 kV. Vai trò của EVN còn được khẳng định mạnh mẽ và quyết liệt hơn
khi EVN được Quốc hội, Đảng và Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ vô cùng
quan trọng là triển khai nghiên cứu, khảo sát, lập báo cáo khả thi, đầu tư, giám
sát xây dựng và sau này là quản lý vận hành 2 dự án nhà máy điện nguyên tử
đầu tiên của Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Đây là niềm vinh dự
lớn, tiền đề cho một bước ngoặt quan trọng tiếp nối những bước ngoặt trong lịch
sử phát triển Điện lực Việt Nam suốt 55 năm qua.


GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 16

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

1.4.3. Một số vai trò của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1.4.3.1. Đối với phát triển xã hội
Chúng ta biết rằng, nhu cầu về điện là thiết yếu, đó không chỉ là nhu cầu
sinh hoạt đơn thuần của người dân, mà điện còn là một trong những công cụ
giúp Nhà nước nâng cao dân trí, nhất là chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là
Việt Nam chúng ta vẫn còn đó những địa bàn khó khăn cả về điều kiện sinh hoạt
lẫn nhu cầu học hành và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là các khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Cho nên nhu cầu về điện để cải thiện bộ mặt
nông thôn và phát triển xã hội nói chung càng được đặt ra lớn hơn.
Thấy được vai trò đó của mình đối với đất nước nên trong những năm qua,
tập đoàn EVN đã có nhiều hoạt động vì an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng
thiêt thực và hiệu quả. Cụ thể như11:
- Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010 EVN đã thực hiện chương trình đổi
một triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact cho người nghèo tại các tỉnh miền
Tây Nam bộ và Đông Nam bộ;
- Hoàn thành dự án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện ở 5 tỉnh Tây
Nguyên;
- Triển khai dự án cấp điện cho đồng bào Khmer ở 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc
Trăng và Bạc Liêu;
- Thực hiện tốt việc tham gia chống hạn, chống lũ cho nhân dân các vùng lũ
lụt thông qua các công trình thủy điện đạt mục tiêu, như trong đợt mưa lũ - đợt 1

vào cuối tháng 9 - đầu tháng 10 năm 2010, EVN cũng đã gửi số tiền hỗ trợ
100.000.000 đồng nhằm cứu trợ đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn. Và tổng
số tiền Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ trực tiếp qua 2 đợt của năm 2010 là
550.000.000đồng.
- Hay hàng năm vào mùa khô, trong điều kiện thiếu điện, chia sẻ với nông
dân, tập đoàn đã hy sinh lợi ích doanh nghiệp tăng cường huy động các nguồn
điện chạy dầu giá cao, chỉ đạo các nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang, Sông Hinh, Trị An, Hàm Thuận - Đa My tiêu tiết nước và sửa

11

[truy cập 10 - 12 - 2010]

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 17

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

chữa định kỳ hợp lý, để tăng nguồn điện được phát trong thời kỳ cao điểm mùa
hè…
- Đặc biệt, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của
Chính phủ về chương trình “hỗ trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền
vững”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dành gần 280 tỷ đồng để hỗ trợ cho 3
địa bàn nghèo của tỉnh Lai Châu là Phong Thổ, Than Uyên và Tân Uyên. Cũng
trong dịp đó, những món quà ý nghĩa cũng được gửi tặng 30 gia đình chính sách
nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ tại 3 xã Mường Khoa huyện Than Uyên, xã Nậm Cần - huyện Tân Uyên và xã Mường Xò - huyện

Phong Thổ.
- Triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà Nước
đưa điện về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa;
- Đưa ánh sáng đến với người nghèo, đồng bào dân tộc, góp phần cải thiện
đáng kể đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong giai đoạn 20062010, EVN đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để đưa điện về nông thôn, vùng
sâu, vùng xa.
Cho tới nay, có thể nói, 100% số huyện trong cả nước có điện lưới quốc
gia đi ngang qua; 97,57% số xã và 95,08% số hộ dân nông thôn sử dụng điện
lưới quốc gia, vượt 5,08% so với chỉ tiêu trong Nghị quyết của Ðại hội lần thứ X
của Ðảng. Ðiện khí hóa nông thôn đã thật sự góp phần thay đổi căn bản diện
mạo kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đóng góp hiệu
quả trong xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào, chỉ tiêu này cao hơn nhiều nước
trong khu vực, kể cả các nước có thu nhập đầu người dân cao hơn nước ta như
Indonesia, Ấn Độ, Pakistan… Bên cạnh đó, Tập đoàn đã tích cực phối hợp với
các địa phương, chi hàng chục tỷ đồng cho công tác đào tạo quản lý điện nông
thôn, miền núi và xây dựng các mô hình quản lý điện nông thôn, miền núi phù
hợp với quy định của Nhà nước.
Ở lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho ngành thì hiện tại hệ thống 4 trường đào
tạo (gồm một trường Đại học và 3 trường Cao đẳng) với các loại hình đào tạo
như: Đại học, Trung học, Thạc sỹ, Tiến sỹ, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức về quản lý kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, … đã góp phần đào tạo cho hơn
50.000 lượt cán bộ công nhân viên chức hàng năm. Bên cạnh đó là hợp tác với
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 18

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân


các cơ sở đào tạo nước ngoài như: AIT, Đại học năng lượng (MPEI) Matxcova,
INPG (Pháp), Uniten (Malaixia)…, chỉ từ năm 2007 đến nay, Tập đoàn đã cử
245 cán bộ nhân viên và học sinh giỏi là con em cán bộ công nhân viên đi đào
tạo ở nước ngoài ở các bậc học: Tiến sỹ, Thạc sỹ và Kỹ sư tài năng.
Tập đoàn còn phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh và các trường Chính trị trên cả nước để mở lớp, mỗi năm bồi dưỡng
hàng trăm cán bộ các cấp của tập đoàn đạt trình độ Cao cấp, Cử nhân Chính trị.
Chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, không
ngừng đổi mới để phát triển. Đảng bộ của Tập đoàn liên tục nhiều năm được
công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn
thanh niên đã tích cực tham gia vào các phong trào thi đua sản xuất, chăm lo,
bảo vệ quyền lợi của người lao động, động viên người lao động hăng say làm
việc, góp phần củng cố khối đoàn kết nhất trí. Đặc biệt là, chuyên mục “EVN
vòng tay nhân ái” trên Tạp chí Điện lực chuyên đề Quản lý và Hội nhập thường
xuyên đăng tải thông tin về những hoàn cảnh khó khăn ngay trong tập đoàn, qua
đó gây quỹ hỗ trợ, nhằm đảm bảo việc làm và thu nhập, chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động và gia đình.
Cũng thông qua eó, để Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước, động viên cán bộ công nhân viên chức hăng hái thi đua lao
động sáng tạo, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước
giao phó. Nổi bật là các phong trào thi đua điển hình như: “Ca vận hành an toàn
kinh tế”, “Đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả trong đại tu, sửa chữa”:
“Trạm biến áp và đường dây kiểu mẫu”, “Kíp vận hành kiểu mẫu”, “Điện lực,
chi nhánh điện, trạm điện giỏi”, “Vận hành lưới điện an toàn, chất lượng”,
“Tăng giá bán bình quân, giảm tổn thất”. Khối các Công ty Tư vấn Xây dựng
điện và Ban Quản lý Dự án thi đua triển khai các công trình xây dựng nguồn và
lưới điện đảm bảo chất lượng, tiến độ, đúng các quy định của Nhà nước và tập
đoàn… Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi
điện là một trong những đòn bẫy để thực hiện quá trình này.

1.4.3.2. Đối với phát triển kinh tế
Chúng ta không thể phủ định rằng vai trò của điện đối với đời sống kinh tế
– xã hội là vô cùng quan trọng, vì điện là đầu tàu của nền kinh tế, là ngành công
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 19

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


Tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

nghiệp có vai trò sống còn đối với nền kinh tế. Các ngành công nghiệp sản xuất
cần điện trong quá trình sản xuất được liên tục và tiết kiệm hơn các loại năng
lượng khác, cũng như nông nghiệp cần điện cho quá trình cơ khí và điện khí hóa
nông nghiệp – nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhất là khi điện
cũng là một trong những yếu tố của cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút các nguồn
lực đầu tư, đặc biệt là các nguồn đầu tư nước ngoài. Và trong tiến trình thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành điện lại càng có ý nghĩa chiến
lược quan trọng hơn. Vì vậy, EVN được giao trọng trách là phải tiến trước một
bước, để thực sự là đầu tàu, là xương sống của nền kinh tế, tỏ rõ vai trò chủ đạo
của mình trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Cho nên, trong nhiều năm qua, được Ðảng và Nhà nước giao trọng trách
bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tập đoàn
Ðiện lực Việt Nam đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình trong hệ thống nguồn và
lưới điện, góp phần quan trọng bảo đảm điện để phát triển các ngành kinh tế và
đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hết năm 2010, tổng công suất lắp đặt nguồn
điện toàn hệ thống điện đạt khoảng 20.900 MW với sản lượng điện thương
phẩm năm 2010 ước đạt 85,4 tỷ kW giờ, điện thương phẩm bình quân ước đạt
981 kW giờ/người/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2005 12. EVN hiện có khoảng

hơn 16,7 triệu khách hàng trực tiếp mua điện của tập đoàn. Tính chung giai đoạn
2006-2010, tổng công suất lắp đặt nguồn điện mới trong hệ thống điện tăng
thêm 10.400 MW (tăng 1,98 lần so năm 2005).
Nói đến giá trị kinh tế của ngành điện chúng ta không thể không nói đến
đường dây 500 KV khởi công vào ngày 5 tháng 4 năm 1992. Đúng 2 năm sau,
ngày 5 tháng 4 năm 1994, toàn bộ đường dây và các trạm 500kV đã được bàn
giao cho bên vận hành thực hiện các thí nghiệm, chuẩn bị cho việc khởi động
toàn bộ hệ thống tải điện 500kV. Với công trình này thì tình trạng thiếu điện ở
miền Nam và miền Trung, đáng nói nhất là tại TP Hồ Chí Minh vào mùa khô
phải cắt điện luân phiên tới 5 lần mỗi tuần, miền Trung thiếu điện nghiêm trọng
đến mức phải gọi là “đói điện” cơ bản đã được giải quyết. Hơn 15 năm qua, hệ
thống tải điện 500kV Bắc-Nam đã truyền tải với tổng sản lượng không nhỏ so
với nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế gần 148 tỷ kWh, phát huy vai trò cung
12

[truy cập 01 - 01 - 2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 20

SVTH: Lâm Hồng Loan Chị


×