Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG GIẢI QUYẾT THEO CÔNG ước BIỂN 1982

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.1 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cử Nhân Luật
(Khoá 2007 – 2011)
Đề tài:

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG
GIẢI QUYẾT THEO CÔNG ƯỚC BIỂN 1982

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Thạch Huôn
Bộ môn Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Võ Tấn Phát
MSSV: 5075136
Lớp: Luật Thương mại 2 Khóa 33

Cần Thơ, 04/2011


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

NHẬN XÉT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GVHD: ThS. Thạch Huôn

I

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM.............. 4
CƠ BẢN TRONG CÔNG ƯỚC BIỂN NĂM 1982.
1.1. Khái quát về Biển Đông. ................................................................................ 4
1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................... 4
1.1.2. Các nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của Biển Đông. ............................. 6
1.2.


Những khai niệm cơ bản trong Công ước của Liên hợp quốc ........................ 11
về Luật biển năm 1982.

1.2.1. Đường cơ sở.................................................................................................. 11
1.2.2. Nội thủy và vùng nước quần đảo................................................................... 17
1.2.3. Lãnh hải. ....................................................................................................... 22
1.2.4. Vùng tiếp giáp lãnh hải. ................................................................................ 26
1.2.5. Vùng đặc quyền kinh tế................................................................................. 26
1.2.6. Thềm lục địa. ................................................................................................ 28
1.2.7. Biển cả và vùng – di sản chung của loài người. ............................................. 30
1.2.8. Quy chế pháp lý của đảo. .............................................................................. 32
1.3.

Các phương pháp phân định biển tại các vùng biển chồng lấn. ...................... 34

1.3.1. Khái niệm phân định biển. ............................................................................ 34
1.3.2. Phân định lãnh hải......................................................................................... 34
1.3.3. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. ....................................... 34
1.3.4. Các phương pháp phân định biển. ................................................................. 36
CHƯƠNG 2. NHỮNG TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG................................. 38
2.1. Vì sao có những tranh chấp trên Biển Đông. ................................................. 38
2.1.1. Về chính trị. .................................................................................................. 38
2.1.2. Về kinh tế. .................................................................................................... 39
Tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với các nước ............ 40
trên Biển Đông.
2.2.1. Tuyên bố đường cơ sở của Việt Nam. ........................................................... 40
2.2.2. Tranh chấp giữa Việt Nam với Malaisia. ....................................................... 42
2.2.3. Giữa Việt Nam với Brunei và Philippin......................................................... 46
2.2.4. Giữa Việt Nam với Trung Quốc. ................................................................... 48

2.2.5. Phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia................................................ 58
2.2.6. Vùng nước lịch sử Việt Nam - Cambodia...................................................... 60
2.2.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

II

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

2.2.7. Phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - Thái Lan. ...... 63
2.3. Các tranh chấp về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ............. 65
2.3.1. Khái quát tình hình tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..... 65
2.3.2. Lập luận lịch sử, pháp lý của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. ............... 71
CHƯƠNG 3. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG................ 77
3.1. Những trở ngại cho việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông................ 77
3.1.1. Tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo dẫn đến tranh chấp......................... 77
các vùng biển lân cận.
3.1.2. Những quan niệm khác nhau về quy chế đảo................................................. 79
3.1.3. Chủ nghĩa dân tộc gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp. ............. 83
3.2.

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)........................... 84

3.3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước Biển năm 1982. ....... 87
3.3.1. Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.................................................... 88
3.3.2. Giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải....................................................... 89

3.3.3. Giải quyết tranh chấp thông qua Toà án quốc tế. ........................................... 90
3.3.4. Giải quyết tranh chấp thông qua Toà án quốc tế về Luật biển........................ 91
3.3.5. Giải quyết tranh chấp thông qua Toà trọng tài. .............................................. 92
3.4. Quan điểm của người viết về cách giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. 92
KẾT LUẬN. ........................................................................................................... 98

GVHD: ThS. Thạch Huôn

III

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

LỜI NÓI ĐẦU
Biển Đông với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và vị trí chiến
lược của mình đang bị bao phủ bởi nhiều tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của các quốc gia xung quanh. Những tuyên bố này đan xen và chồng
lấn lên nhau tạo nên nhiều tranh chấp. Có thể phân biệt thành hai loại tranh chấp chính
là: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, quần đảo kéo theo là tranh chấp các
vùng biển xung quanh vùng lãnh thổ đó; loại thứ hai là tranh chấp các vùng biển hay
thềm lục địa chồng lấn không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Những tranh chấp về các vùng biển hay thềm lục địa chồng lấn không liên quan
đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường chỉ liên quan đến hai hay ba quốc gia
trong khu vực. Nhiều tranh chấp dạng này đã được giải quyết thông qua đàm phán để
đi đến ký kết các Hiệp định phân định biển như: Hiệp định phân định vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan vào năm 1997, Hiệp định phân
định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2000, Hiệp định phân định
thềm lục địa Việt Nam – Indonesia vào năm 2003... Những Hiệp định trên cho thấy

các quốc gia liên quan có thể sử dụng các nguyên tắc phân định biển để giải quyết hòa
bình các tranh chấp thông qua đàm phán. Vì vậy, nhìn chung việc giải quyết chúng tuy
không phải là dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn và phức tạp.
Ngược lại, những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ kéo theo là tranh chấp các
vùng biển xung quanh vùng lãnh thổ đó thì đang cho thấy đây là loại tranh chấp rất
phức tạp, liên quan đến nhiều bên, hiện đang gặp phải bế tắc trong việc tìm biện pháp
giải quyết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây xung đột. Trong quá khứ, Trung Quốc là một
bên trong tranh chấp đã từng bất chấp cả luật pháp quốc tế và dư luận thế giới, sử dụng
vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần quần đảo
Trường Sa vào năm 1988. Câu hỏi được đặt ra là liệu trong tương lai, vũ lực có còn
được sử dụng? Xung đột có còn xảy ra hay không? Xung đột sẽ không còn xảy ra, vũ
lực sẽ không bao giờ được sử dụng nữa nếu như tất cả các bên trong tranh chấp tuân
thủ các nguyên tắc, các quy định của luật pháp quốc tế và tìm ra được giải pháp mà tất
cả các bên đều có thể chấp nhận để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách
hòa bình.
Nếu như các tranh chấp trên Biển Đông càng kéo dài mà không được giải quyết
thì chủ nghĩa dân tộc ở mỗi quốc gia sẽ ngày càng tăng lên do sự tích tụ hận thù từ các
va chạm trên biển hay do sự tuyên truyền đôi khi đi quá giới hạn cần thiết của các
phương tiện truyền thông. Chủ nghĩa dân tộc gia tăng sẽ gây cản trở rất lớn đến các
quyết định chính trị, chính phủ khó có thể thỏa hiệp được khi đàm phán đi vào giải
pháp hay có thể khiến cho các tuyên bố chủ quyền ngày càng trở nên mạnh mẽ và
cứng rắn hơn. Để các tuyên bố của mình không trở thành các tuyên bố sáo rỗng, không
GVHD: ThS. Thạch Huôn

1

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982


có khả năng thực thi, quốc gia tuyên bố sẽ tiến hành tăng cường sức mạnh quốc phòng
của mình, điều này gây nên sự lo ngại rất lớn đối với các bên tranh chấp còn lại và rất
có thể sẽ tạo nên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, hay một số quốc gia buộc
phải tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ các cường quốc bên ngoài khu vực nhằm đối trọng lại
sức mạnh của một hay nhiều bên trong tranh chấp. Tất cả những điều nêu trên sẽ làm
phức tạp thêm tình hình tranh chấp, tăng nguy cơ xảy ra xung đột và gây nên rất nhiều
khó khăn cho việc tìm giải pháp giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy mà đã có nhiều
công trình nghiên cứu của các chuyên gia về Luật biển, cũng như các cuộc hội thảo về
tranh chấp ở Biển Đông đã được tổ chức với mong muốn duy trì hòa bình, ổn định trên
Biển Đông và nhanh chóng tìm ra giải pháp để giải quyết các tranh chấp. Cũng với
mong muốn đó mà người viết đã chọn đề tài Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết
theo Công ước Biển năm 1982 để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp ở bậc cử nhân
ngành Luật của mình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những tranh chấp giữa Việt
Nam với các nước trên Biển Đông.
Người viết sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu mà mình thu
thập được nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về Biển Đông cùng với những tranh chấp ở
bên trong nó; vì sao có những tranh chấp đó?; tranh chấp nào đã, đang hay chưa được
giải quyết?; trở ngại cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là gì?... Qua đó,
người viết mong muốn mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về tình hình tranh
chấp ở Biển Đông hiện nay. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp phân
tích luật viết để phân tích và nghiên cứu các quy định trong Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982, nhằm tìm ra các phương pháp và giải pháp hòa bình để
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Phần nội dung của luận văn bao gồm ba chương như sau:
- Chương 1: ở phần thứ nhất của chương 1, người viết trình bài khái quát về
Biển Đông và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng với vị trí chiến
lược của nó. Chính nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị trí chiến lược này cũng là một
phần nguyên nhân tạo nên nhiều tranh chấp trên Biển Đông; ở phần thứ hai của
chương 1, người viết trình bài những khái niệm cơ bản trong Công ước của Liện hợp

quốc về Luật biển năm 1982, những khái niệm này chính là cơ sở để xác định các
vùng biển của mỗi quốc gia; ở phần thứ ba của chương 1, người viết trình bài khái
quát về những phương pháp phân định biển tại các vùng biển chồng lấn mà nhiều quốc
gia hay các cơ quan tài phán quốc tế thường áp dụng để giải quyết các tranh chấp về
các vùng biển chồng lấn, những phương pháp này cũng có thể áp dụng cho những
tranh chấp ở Biển Đông.
- Chương 2: ở phần thứ nhất của chương 2, người viết trình bài một số lý do dẫn
đến những tranh chấp trên Biển Đông; ở phần tiếp theo của chương 2, người viết trình
GVHD: ThS. Thạch Huôn

2

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

bài khái quát những tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với các
nước khác trong khu vực; ở phần thứ ba của chương 2, người viết trình bài về những
tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thông qua chương 2,
người viết mong muốn mang đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về tình hình
tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.
- Chương 3: ở phần thứ nhất của chương 3, người viết trình bài về những trở
ngại cho việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, chính những trở
ngại này khiến cho các tranh chấp kéo dài và trở nên khó giải quyết; ở phần thứ hai
của chương ba, người viết trình bài và phân tích về bước đi tích cực mà các bên tranh
chấp đã đạt được đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ở
phần thứ ba của chương 3, người viết trình bài về các phương pháp giải quyết tranh
chấp theo Công ước Biển năm 1982, qua đó lý giải vì sao cho đến nay, đàm phán vẫn
là phương pháp giải quyết tranh chấp duy nhất mà các bên chấp nhận; ở phần cuối

cùng của chương 3, người viết trình bài quan điểm của mình về cách giải quyết tranh
chấp trên Biển Đông và đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp mà theo quan điểm của
người viết thì đó là giải pháp khả thi nhất cho tình hình tranh chấp hiện nay.
Thông qua đề tài nghiên cứu này, người viết mong muốn góp thêm một viên
gạch nhỏ vào ngôi nhà chung nghiên cứu về những tranh chấp trên Biển Đông nhằm
duy trì hòa bình, ổn định và và nhanh chóng tìm ra giải pháp để giải quyết các tranh
chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, người viết nhận thức được rằng với quỹ thời gian và
kiến thức có phần còn hạn chế của mình, nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Vì vậy, người
viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi về nội dung cũng như hình
thức của luận văn từ thầy, cô và những người đọc khác. Từ đó, người viết sẽ rút ra
được những bài học để bổ sung vào vốn kiến thức và kỷ năng của mình. Người viết
xin kính gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô đã tận tình truyền dạy kiến thức
cho mình trong suốt những năm học đại học. Vì chính nhờ những kiến thức được thầy
cô truyền dạy mà người viết mới có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp ở bậc cử nhân ngành luật của mình. Xin cảm ơn thầy, cô!

GVHD: ThS. Thạch Huôn

3

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG
VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CÔNG ƯỚC BIỂN NĂM 1982
1.1. Khái quát về Biển Đông.

1.1.1. Vị trí địa lý1.
Biển Đông có tên quốc tế là biển South China Sea, là một biển rìa lục địa, có
diện tích vào khoảng 3,5 triệu km2. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại
dương. Là một biển nữa kín, Biển Đông phía bắc được bao bọc bởi Trung Quốc, phía
tây là Việt Nam và bán đảo Melaka, phía nam là đảo Kalimantan, phía đông là quần
đảo Philippin và đảo Đài Loan. Biển trải rộng trong phạm vi vĩ tuyến 30N - 260N và
trong phạm vi kinh tuyến 1000E – 1210E, rộng gấp tám lần biển Đen và gấp 1,2 lần
Địa Trung Hải, độ sâu trung bình khoảng 1.140 m, khối lượng nước vào khoảng 3.928
triệu km3. Đường trục dài nhất của Biển Đông kéo dài theo hướng đông bắc – tây nam,
tính từ đường ranh giới phía bắc đến dường ranh giới phía nam khoảng 3.520 km. Nơi
rộng nhất của Biển Đông không quá 600 hải lý (gần 1.200 km). Biển Đông có chín
quốc gia và một vùng lãnh thổ bao bọc là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia,
Brunei, Indonesia, Thái Lan, Cambodia, Singapore và Đài Loan.
Đây là biển duy nhất nối liền hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua eo biển Đài Loan rộng khoảng
100 hai lý và eo biển Pasi nằm giữa Philippin và Đài Loan, có độ sâu nhỏ nhất là 1.800
m. Về phía tây, Biển Đông thông với Ấn Độ Dương qua eo biển Melaka sâu khoảng
30 m và có nơi hẹp nhất rộng khoảng 17 hải lý, đặc biệt eo biển Melaka là eo biển
nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Về phía đông có thể qua eo biển
Mondoro để đến biển Sulu. Biển Đông nhận nước của các hệ thống sông lớn: sông
Châu Giang (Trung Quốc), hệ thống sông Hồng, Cửu Long (Việt Nam), sông Chao
Phraya (Thái Lan).
Đây là biển duy nhất trên thế giới có hai quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới là
Indonesia và Philippin, hai quần đảo lớn nằm giữa biển là Hoàng Sa và Trường Sa,
Biển Đông còn có hai vịnh lớn ăn sâu vào đất liền là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Vịnh Bắc Bộ nằm ở tây bắc Biển Đông, do bờ biển và đảo của hai nước Việt
Nam và Trung Quốc bao bọc, có diện tích vào khoảng 124.500 km2, trải rộng trong
phạm vi vĩ tuyến 17006’N – 21055’N và kinh tuyến 105036’E. Vịnh có chu vi khoảng
1.950 km, chiều dài hướng bắc – nam khoảng 496 km, nơi rộng nhất khoảng 314 km.
Vịnh Bắc Bộ có hai cửa thông với bên ngoài, cửa phía nam rộng khoảng 211 km, cửa

phía đông bắc qua eo biển Quỳnh Châu, nơi hẹp nhất rộng khoảng 18 km. Vịnh Bắc
1

Xem thêm: Nguyễn Hồng Thao, Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2008, tr.15-20.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

4

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

Bộ tương đối nông, độ sâu trung bình vào khoảng 40 – 50 m. Đáy vịnh tương đối bằng
phẳng, độ dốc thoải và có một máng sâu trên 70 m chạy vòng quanh sát đảo Hải Nam.
Vịnh Thái Lan nằm ở phía tây nam Biển Đông, do bờ biển của Việt Nam,
Cambodia, Thái Lan và Malaysia bao bọc, có diện tích khoảng 293.000 km2, chu vi
khoảng 2.300 km, chiều dài vịnh khoảng 628 km. Vịnh Thái Lan cũng là một vịnh
nông, độ sâu lớn nhất ở giữa vịnh vào khoảng 80 m, ở cửa vịnh khoảng 60 m.
Theo độ sâu, trong Biển Đông hình thành hai khu vực: khu vực biển sâu nằm ở
phần đông bắc, diện tích 1.745 triệu km2, chiếm 49,8% toàn vùng biển; khu vực biển
nông là thềm lục địa rộng lớn, chiếm một diện tích 1.755 triệu km2 hay 50,2% diện
tích toàn vùng biển. Khu vực biển sâu có độ sâu tối đa đến 5.016 m, tách biệt với
Palawan và một bình nguyên sâu thẳm có trung tâm tại độ sâu khoảng 4.300 m. Thềm
lục địa bao gồm rìa lục địa kéo dài từ eo biển Đài Loan qua vịnh Bắc Bộ, thềm Sunda
rộng lớn nằm ở phía tây nam Biển Đông, trong đó có vịnh Thái Lan, vùng biển nam bộ
và vùng thềm hẹp ở phía tây các đảo, lần lượt cách bờ Đài Loan 11 km, Philippin 18
km, Palawan 55 km và Borneo 93 km(1). Ở gần bờ biển Đài Loan thềm lục địa không

rộng lắm, men theo bờ Nam Trung Quốc đến gần đảo Hải Nam thì mở rộng, chiếm
toàn bộ vịnh Bắc Bộ và vùng ngoài khơi cửa vịnh phía nam. Trước bờ biển miền
Trung nước ta, thềm tiến sát vào bờ, chỉ còn cách Hội An chừng 80 km. Càng đi
xuống, thềm càng thắt lại, mép ngoài của thềm lục địa chỉ còn cách mũi Nạy 20 km.
Xuống đến vịnh Thái Lan, thềm lục địa lại mở rộng, ôm lấy toàn bộ vịnh Thái Lan,
biển Nam Bộ và biển Sunda. Phần phía đông Biển Đông có thềm lục địa hẹp rồi đến
dốc lục địa và các hố sâu. Vùng trung tâm Biển Đông là các bình nguyên thẳm, bề mặt
đáy tương đối bằng phẳng, trừ ở giữa bình nguyên xuất hiện một số đảo ngầm, có thể
xưa kia là đỉnh của núi lửa. Những bình nguyên này dốc thoai thoải, nằm ở độ sâu từ
3.400 – 4.200 m, kéo dài theo hướng đông bắc – tây nam. Chế độ thuỷ văn và khí hậu
ở Biển Đông đặc trưng bởi chế độ gió mùa, về mùa hè là gió mùa tây nam, về mùa
đông là gió mùa đông bắc.
Từ khi có luật Biển năm 1982, Biển Đông trở thành khu vực chứa đựng tất cả
các yếu tố liên quan như quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia không có biền
hay bất lợi về mặt địa lý, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng nước lịch
sử, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển kín và nữa kín, eo biển quốc tế, hợp tác
quản lý tài nguyên sinh vật, khai thách chung, bảo vệ môi trường biển, chống cướp
biền, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn, nghiên cứu khoa học biển… Sự xuất hiện
của khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế khiến cho Biển Đông trở thành
một vùng biển hầu hết bị bao phủ bởi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia của các nước xung quanh Biển Đông. Biến Biển Đông trở thành khu
vực có nhiều tranh chấp biển phức tạp và có nhiều quốc gia liên quan nhất trên thế
GVHD: ThS. Thạch Huôn

5

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982


giới. Trong mười sáu đường biên giới trên biển trong khu vực thì có đến mười đường
biên giới còn đang trong tình trạng tranh chấp chưa được giải quyết, chưa kể đến
những tranh chấp liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhưng tranh chấp trong khu vực Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến các nước trong
khu vực mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn
định và sự hợp tác phát triển của khu vực và thế giới.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của Biển Đông.
1.1.2.1. Tài nguyên sinh vật.
Biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khu hệ cá Biển Đông thuộc
khu hệ động vật Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Do vậy, trong Biển Đông, cá không
chỉ phong phú, đa dạng về thành phần loại, mà còn có những đặc trưng của cá biển
nhiệt đới. Nguồn lợi cá Biển Đông mang nhiều nét đặc trưng của một khu hệ động vật
giàu có của biển và đại dương thế giới. Theo ước tính tổng trữ lượng hải sản của Biển
Đông vào khoảng 8 – 12 triệu tấn.
Riêng vùng biển thềm lục địa nước ta mới biết được gần 2040 loài cá thuộc 717
giống của 198 họ và 32 bộ, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao. Theo thống
kê năm 1994 thì trữ lượng khai thác cá của nước ta ở Biển Đông là 2.769.041 tấn, khả
năng khai thác là 1.108.717 tấn. Sản lượng cá đánh bắt cá của các nước xung quanh
Biển Đông năm 1966 là 2 triệu tấn, song đến năm 1984 theo SEAFDC, sản lượng tăng
gấp 3 lần, nghĩa là đạt con số gần 6,1 triệu tấn1.
Ngoài cá, chỉ riêng vùng biển nước ta còn có khoảng 2.500 loài động vật thân
mềm, 1.647 loài giáp xác, 700 loài giun biển, 350 loài động vật da gai và 150 loài hải
miên. Vùng biển và đảo nước ta còn là nơi cư trú lý tưởng của trên 50 loài chim di cư,
trong đó có loài chim yến cho sản lượng khai thác khoảng 4.000 kg yến sào mỗi năm.
Hơn 300 loài san hô cứng, 17 loài san hô thân mềm và 20 loài san hô sừng, 37 loài
mực thuộc 4 họ và 6 loài bạch tuột cũng được tìm thấy ở vùng biển nước ta. Theo số
liệu của Bộ Thủy sản năm 2003, trữ lượng hải sản của vùng biển Việt Nam vào
khoảng 3 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn/năm. Việt Nam có
tới 225 loài tôm biển, trong đó trữ lượng tôm he và tôm vỗ khoảng 57.330 tấn với khả

năng khai thác khoảng 20.000 tấn2. Mười bảy loài thú biển, bao gồm một loài cá voi
sừng hàm, 15 loài cá voi có răng và loài bò biển (Dugon) quý hiếm trên thế giới cũng
được tìm thấy trên các vùng biển của Việt Nam.

1 Vũ Trung Tạng, Biển Đông tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1997,
tr . 124.
2 Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000, Hà Nội, 2000,
tr. 32.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

6

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

1.1.2.2. Tài nguyên thực vật.
Trong các vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24
biến loài, 20 dạng. Ngành rong Đỏ thường đa dạng nhất, chiếm ưu thế về số lượng loài
(310 loài), sau là rong Lục (151 loài), rong Nâu (124 loài), rong Lam có số lượng loài
ít nhất. Trong chúng, 90 loài (gần 14% tổng số) là những đối tượng kinh tế quan trong
cho các ngành công nghiệp hóa chất, dược liệu, dùng làm phân bón, bột rong biển có
hàm lượng dinh dưỡng cao: 6% đạm, 14% đường, 2% mỡ, 18% chất khoáng nên còn
được dùng làm thực phẩm và thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài giá trị thực phẩm, rong
biển còn là nguồn nguyên liệu quý để khai thác các hóa chất như agar, alginat,
mannitol...Trong nhiều thế kỷ, các loại hóa chất như brôm, iod, kali... hầu như chỉ
được khai thác từ rong biển.
Ngoài những thực vật bậc thấp sống đáy hay sống phụ sinh, trên các bãi triều,

các sình lấy, cửa sông còn xuất hiện các dạng thực vật bậc cao như sú, vẹt, trang,
đước, mắm, bần… tạo nên cảnh sắc đặc trưng cho vùng bờ biển nhiệt đới. Sự quần tụ
của các loài cây này tạo thành những cánh rừng ngập mặn giúp chắn sóng, chống lại
sự bào mòn của biển đối với lục địa. Rừng ngập măn còn là nơi sinh sống của rất nhiều
loài chim, cá, trăn, rắn, thú rừng… tạo nên một hệ sinh thái đặc trưng và phong phú
giống loài.
1.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.
Biển Đông là một khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Theo số liệu đã được
chứng minh, trong khu vực Biển Đông ước tính có khoảng 7,5 tỷ thùng dầu với khả
năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày1. Một nghiên cứu vào năm 1995 của viện Nghiên
cứu địa chất Nga thì tại khu vực quần đảo Trường Sa ước tính có khoảng 6 tỷ thùng
dầu. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng trong khu vực Biển Đông có khoảng 213 tỷ
thùng dầu, trong đó trữ lượng dầu ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là 105 tỷ
thùng. Còn theo các nghiên cứu của Mỹ thì khu vực Biển Đông có trữ lượng dầu vào
khoảng 28 tỷ thùng. Khí thiên nhiên có thể là nguồn tài nguyên dầu khí phong phú
nhất trong Biển Đông. Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng khoảng 60 % đến 70 %
nguồn tài nguyên dầu khí trong khu vực là khí thiên nhiên. Trung Quốc thì ước tính
toàn bộ trữ lượng khí thiên nhiên ở Biển Đông là vào khoảng 609.600 tỷ mét khối2.
Chỉ riêng trên toàn thềm lục địa Việt Nam, các nghiên cứu từ phía Việt Nam
cho thấy tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn3 dầu quy đổi,
trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn4. Trữ lượng khí dự báo khoảng 2.100 đến 2.800 tỷ

1
2

3
4

Một thùng dầu thô  158,9873 lít
U.S Energy Information Administration, [truy cập

vào lúc 17 giờ 05 phút, ngày 25/4/2011].
Một tấn dầu thô  7 thùng, nhưng còn tùy thuộc vào khối lượng riêng của từng loại dầu thô.
Báo cáo của Tổng công ty Dầu khí tháng 3 năm 1996.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

7

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

mét khối. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ mét khối
khí. Trữ lượng khí đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới
vào khoảng 400 tỷ mét khối1.
Các vùng bãi biển còn chứa lượng nguyên tố đất hiếm lớn lao. Đất hiếm có
nhiều công dụng trong các ngành luyện kim, quang học, công nghiệp nguyên tử…
Hiện nay người ta còn khai thác các kim loại nằm ngay trên đáy biển dưới dạng các
hạt “đa kim”. Những hạt này có nhiều hình dạng, to nhỏ khác nhau. Thành phần cấu
tạo nên hạt “đa kim” rất phức tạp, trong đó mangan, sắt là hai chất chủ yếu. Ngoài ra
“đa kim” còn có niken, côban, đồng, các nguyên tố phóng xạ (uran, radi) và nhiều
nguyên tố khác. “Đa kim” có mặt trong đáy các đại dương và các thềm lục địa, song
trữ lượng ở mỗi nơi khác nhau. Đối với đáy Biển Đông vấn đề này chắc chắn còn đặt
ra nhiều dấu hỏi trong đầu các nhà địa chất hải dương về trữ lượng và khả năng khai
thác thứ kim loại có giá trị này. Chúng ta chiết xuất muối ăn trực tiếp từ nước biển, sử
dụng cát nấu thủy tinh, khai thác các hóa chất hiếm ( iôt, agar, alginat, manitol…) từ
các loại rong biển; khai thác các dược liệu từ nhiều loại hải sản như vỏ bào ngư, ngọc
điệp, ngọc trai, mai mực…, sử dụng vỏ sò, ốc biển, xương san hô để nung vôi, làm
nguyên liệu cho công nghiệp xi măng và trang trí2… Ngoài ra, Biển Đông còn được

đánh giá là vùng có tài nguyên băng cháy, một dạng năng lượng mới của tương lai.
1.1.2.4. Các nguồn năng lượng sạch.
Một kho báu nữa của biển là nguồn năng lượng vô tận của thủy triều, nhiệt biển
và gió biển. Các dạng năng lược này rẻ tiền, sạch và trở thành năng lượng của tương
lai.
Người ta cho rằng, năng lượng thủy triều trên các vùng ven biển rất ổn định so
với năng lượng của các dòng sông. Ở những nới có mức thủy triều cao, khả năng khai
thác càng lớn. Những đánh giá gần đây cho thấy, năng lượng thủy triều trên hành tinh
vào khoảng 8 x 1012 KW gấp 100.000 lần công suất của các nhà máy thủy điện trên
toàn thế giới cộng lại.
Nguồn năng lượng khác nữa đang được các nhà khoa học trên thế giới chú ý
đến là năng lượng được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa lớp nước trên
mặt và lớp nước dưới sâu trong các biển nhiệt đới. Năng lượng này được gọi là năng
lượng “Mặt trời biển”. Theo tính toán của các chuyên gia về năng lượng thì toàn bộ
năng lượng “Mặt trời biển” ở các vùng biển nhiệt đới từ vĩ độ 200 Bắc đến 200 Nam có

1

2

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt
Nam đến năm 2010, Hà Nội, tháng 5 năm 1997, tr.23.
Trang thông tin điện tử Bộ ngoại giao Việt Nam, Dầu khi Việt Nam,
[truy cập
vào lúc 17 giờ 05 phút, ngày 25/4/2011]
Vũ Trung Tạng, Biển Đông tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1997,
tr.181-182.

GVHD: ThS. Thạch Huôn


8

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn hơn nhiều lần tổng năng lượng tiêu thụ hiện
nay của toàn thế giới.
Nguồn năng lượng sạch phát sinh do gió cũng có nguồn gốc từ năng lượng Mặt
trời. Nguồn năng lượng này rất lớn, ước tính trên toàn thế giới khoảng 10.000 triệu
KW/giờ, song có nhược điểm là rất tản mạn và không liên tục. Do vậy việc khai thác
nó rất ít. Trong tương lai, khi than đá, dầu mỏ và khí đốt trở nên khan hiếm và cạn
kiệt, khi môi trường ngày một ô nhiễm do đốt nhiên liệu, nguy cơ rò rỉ hạt nhân của
các nhà máy điện hạt nhân… thì chắc chắn những chiếc cánh quạt bằng kim loại của
các nhà máy điện dùng sức gió sẽ lại tấp nập mọc lên, đặc biệt là ở các vùng ven biển,
trên các hải đảo và các trạm đèn biển của thềm lục địa và đại dương.
1.1.2.5. Vị trí chiến lược của Biển Đông.
Biển Đông là biển duy nhất nối liền hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, là khu vực có các đường biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Năm trong
số mười tuyến đường biển thông thướng lớn nhất thế giới liên quan đến Biển Đông,
bao gồm tuyến đường từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Sue, Trung
Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Ôxtrâylia, Niu Dilân; tuyến đường Bắc Thái Bình Dương
từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á; Tuyến đường từ Đông Á và Đông Nam
Á đi qua kênh đào Panama để đến Đông Bắc Mỹ và vùng Caribê; tuyến đường từ
Đông Á đến Ôxtrâylia và Niu Dilân; và cuối cùng là tuyến đường từ Đông Á đi Trung
Đông. Nhiều nước trong khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào các
tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Khoảng 70%
dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc từ Trung Đông đi qua Biển Đông và
một khối lượng hàng hóa lớn tương đương phải quay trở lại để cân bằng cán cân buôn

bán. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có các hoạt đông
thương mại hàng hải rất mạnh mẽ. Mỗi ngày có khoảng 150 – 200 tàu các loại qua lại
Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu
có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên1.
Vùng biển rộng lớn này nằm bao quanh một trong những khu vực kinh tế năng
động nhất thế giới. Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á với ưu thế
giá nhân công rẻ, dân số đông và thị trường rộng lớn đang ngày càng thu hút đầu tư từ
các khu vực kinh tế phát triển, dần trở thành công xưởng sản xuất hàng hóa cho thị
trường thế giới. Phần lớn nguyên liệu thô vận chuyển đến Đông Nam Á và Đông Á,
cũng như hàng hóa được sản xuất ra ở hai khu vực này xuất ra thị trường thế giới đều
phải đi qua Biển Đông. Theo ước tính, Biển Đông đa tạo thuận lợi đối với việc di

1

Xem thêm: Nguyễn Hồng Thao, Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2008, tr.16-17.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

9

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

chuyển của hơn một nửa số tàu chở dầu lưu thông trên thế giới và hơn một nửa số tàu
buôn trên thế giới (tính theo trọng tải) hàng năm1.
Việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường kinh tế và một loạt các quốc gia ở
quanh Biển Đông cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (bình quân trên 7%/năm)

đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại đường biển và sự phát triển trong lĩnh vực
hàng hải ở Biển Đông và các khu vực lân cận. Tổng năng lực chuyên chở của các đội
tàu của các quốc gia và vùng lãnh thổ quanh Biển Đông như Trung Quốc, Hồng Công,
Đài Loan, Singapo, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan vào năm 2008 là
200.121 triệu tấn, chiếm 19,274% tổng năng lực chuyên chở của các đội tàu trên thế
giới.
Bảng 1: Năng lực chuyên chở của đội tàu buôn
Của một số quốc gia ở Biển Đông năm 20082
Tổng năng lực chuyên chở
Quốc gia

Tỷ lệ phần trăm trên
thế giới

của đội tàu vào năm 2008
Đơn vị tính: triệu tấn

(Tính tới ngày 01/01/2008)

Trung Quốc

84.882

8,18

Hồng Công

33.424

3,22


Singapore

28.632

2,76

Đài Loan (Trung Quốc)

26.150

2,52

Malaysia

11.167

1,08

Indonesia

7.258

0,70

Việt Nam

4.586

0,44


Thái Lan

4.022

0,39

Thế giới

1.038.279

Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ dầu mỏ đứng thứ nhì và thứ ba
trên thế giới sau Mỹ. Vì vậy, Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia khác ở Đông
Á và Đông Nam Á cần phải nhập khẩu một lượng dầu mỏ rất lớn từ Trung Đông, châu
Phi và châu Mỹ Latinh, lượng dầu mỏ rất lớn đó phần lớn đều được vận chuyển qua
Biển Đông để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia này. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng
được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào
Panama. Ước tính mỗi ngày có khoảng 11 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo
biển Malacca để vào Biển Đông. Khoảng một phần ba các hoạt động thương mại liên
quan đến dầu khí trên thế giới cũng đi qua vùng biển này. Điều đó cho thấy Biển Đông

1

Nazery Khalid. Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Hàng hải Ma-lai-xi-a (MIMA). Biển Đông: nền tảng cho sự
thạnh vượn hay vũ đài cho sự tranh cãi?
2
Nguồn: UNCTAD (2008)

GVHD: ThS. Thạch Huôn


10

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

không chỉ là tuyến đường vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa mà còn là tuyến đường
năng lượng trọng yếu.
Vì có vị trí trọng yếu như vậy, nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông thì tàu
thuyền không thể đi qua Biển Đông mà phải đi vòng qua Indonesia và Thái Bình
Dương, gây tốn kém và mất nhiều thời gian hơn. Thương mại hàng hải trong khu vực
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây xáo trộn sản xuất và tiêu dùng. Tác động trực tiếp đến
nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Gây mất hòa bình,
ổn định và ảnh hưởng đến sự phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hình 1: Những tuyến đường chuyên chở dầu thô của thế giới1

1.2. Những khai niệm cơ bản trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982 (Công ước 1982).
1.2.1. Đường cơ sở.
Công ước 1982 định ra cho các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo các
vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia như: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mỗi vùng biển đều có quy chế pháp
lý riêng và để xác định được các vùng biển này trước tiên ta phải xác định được đường
cơ sở của mỗi quốc gia.
1.2.1.1. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.
Đối với quốc gia ven biển có hai phương pháp để xác định đường cơ sở đó là
phương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ sở thẳng.
* Phương pháp đường cơ sở thông thường là phương pháp dùng để xác định
đường cơ sở cho các bờ biển có địa hình bằng phẳng, không khúc khuỷu, lồi lõm, phức

tạp. Phương pháp này được công nhận vào năm 1930 bởi Hội nghị pháp điển hóa luật
1

Jean-Paul Rodrigue, Straits, Passages and Chokepoints A Maritime Geostrategy of Petroleum Distribution,
[truy cập vào lúc 17 giờ ngày
25/4/2011].

GVHD: ThS. Thạch Huôn

11

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

quốc tế tại La Hay, sau đó được ghi nhận trong điều 5 của Công ước Giơnevơ năm
1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp và trở thành nguyên tắc luật tại điều 5 của Công
ước 1982.
- Điều 5 Công ước 1982 quy định: “Trừ khi có quy định trái ngược của Công
ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước thủy
triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được
quốc gia ven biển chính thức công nhận.”
- Ngấn nước thủy triều thấp nhất là “đường cắt của bề mặt nước triều khi xuống
thấp nhất với bờ biển. Đường này chạy dọc theo bờ biển, hoặc phần đất dốc của bờ, tại
đó biển lùi xuống mức triều thấp nhất”1.
- Điều 6 Công ước 1982 quy định: “Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu
tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cùng của các
mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công

nhận.”
* Phương pháp đường cơ sở thẳng là phương pháp các định đường cơ sở áp
dụng cho một trong ba loại địa hình bờ biển sau:
+ Ở những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm;
+ Ở những nơi có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển;
+ Ở những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định
của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ2.
- Điều 7 Công ước 1982 quy định:
“1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm
sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm
thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc
điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều
thấp nhất nhô ra xa nhất và ngay cả trường hợp về sau ngấn nước triều thấp nhất có thể
dịch chuyển vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho
tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ
biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến
mức để đặt dưới chế độ nội thủy.
4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc
nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường
1
2

Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr.53.
Như trên.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

12


SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa
nhận chung của quốc tế.
5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp
dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích
kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một
quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm
cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh
tế.”
- Điều 13 Công ước 1982 quy định về bãi cạn lúc chìm lúc nổi như sau:

“1. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi (haut-fonds découvrants) là những vùng đất nhô
cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên
cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một
đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp
nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của
lãnh hải.
2. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một
khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chúng không có lãnh hải riêng.”
Vấn đề đặt ra ở đây là Điều 13 Công ước 1982 là một sự bổ sung cho Khoản 4
Điều 7 Công ước 1982 hay giữa hai điều này của Công ước có sự mâu thuẫn với nhau?
Giả sử một quốc gia ven biển có một “bãi cạn lúc chìm lúc nỗi” ở cách lục địa 13 hải
lý thì theo Điều 13 Công ước 1982, quốc gia ven biển không được quyền kẻ đường cơ
sở qua bãi cạn này, nhưng nếu quốc gia ven biển đặt lên bãi cạn đó một đèn biển thì

lúc này theo Khoản 4 Điều 7 Công ước 1982, quốc gia ven biển sẽ có quyền kẻ đường
cơ sở qua bãi cạn này. Nếu trường hợp này được chấp nhận thì sẽ dẫn đến khả năng
các quốc gia ven biển sẽ sử dụng những “bãi cạn lúc chìm lúc nỗi” ở cách xa bờ biển
hoặc một đảo trên 12 hải lý để kéo đường cơ sở thẳng lên những bãi cạn đó với mục
đích mở rộng các vùng biển của quốc gia mình. Hay phải sử dụng tổng hợp cả hai điều
khoản trên? Khi đó một quốc gia ven biển nếu có “bãi cạn lúc chìm lúc nỗi” ở cách lục
địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải và trên nó
có đặt đèn biển, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng
làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.
- Tuy nhiên Công ước 1982 không quy định rõ như thế nào là bờ biển bị khoét
sâu và lồi lõm. Theo khuyến cáo của Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc dựa trên
thực tiễn quốc gia và các phán quyết của Tòa án Quốc tế, và gợi ý của Mỹ (Limits in
the Sea N0 36) định nghĩa hình dạng “bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm”
này phải thỏa mãn các đặc tính sau:
GVHD: ThS. Thạch Huôn

13

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

+ Những nơi mà bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm phải có ít nhất từ
ba vùng lõm sâu rõ rệt;
+ Các vùng lõm sâu này phải nằm cạnh nhau, không cách nhau quá xa;
+ Chiều sâu của từng vùng lõm đó tính từ đường cơ sở thẳng được đề nghị đóng
cửa đổ ra biển của vùng lõm đó phải lớn hơn một nữa chiều dài của đoạn đường cơ sở
đó.
- Công ước 1982 cũng không quy định rõ như thế nào là “chuỗi đảo nằm sát

ngay và chạy dọc theo bờ biển”. Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc và Mỹ trên
cơ sở nghiên cứu của giáo sư người Úc JRV. Prescott đề nghị hiểu chuỗi đảo được cấu
thành ít nhất từ ba đảo và thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Điểm gần bờ nhất của mỗi đảo trong chuỗi cách đường bờ biển không quá 24
hải lý. Con số này được tạo bởi chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của bờ biển và chiều rộng
lãnh hải 12 hải lý của đảo.
+ Mỗi đảo trong chuỗi cách đảo khác cũng trong chuỗi mà đường cơ sở thẳng
sẽ được vẽ qua một khoảng cách không quá 24 hải lý. Tương tự như trên, con số này là
chiều rộng lãnh hải lớn nhất của hai đảo cộng lại.
+ Chuổi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.
- Về chiều dài của đoạn cơ sở thẳng và góc lệch của nó so với xu hướng chung
của bờ biển thì Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc khuyến cáo các tiêu chuẩn như
sau:
+ Chiều dài của đoạn cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý,
+ Góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 200 1.
Tuy nhiên những khuyến cáo trên của Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc
không mang tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của Công ước 1982 vì nó
không phải là những quy định nằm trong Công ước 1982. Việc Công ước 1982 không
quy định rõ những vấn đề nêu trên đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau của các
quốc gia thành viên về việc vạch đường cơ sở thẳng, từ đó nhiều nước sử dụng phương
pháp đường cơ sở thẳng theo cách có lợi nhất để mở rộng các vùng biển của quốc gia
mình, làm giảm diện tích vùng đáy biển-di sản chung của nhân loại và gây ra nhiều
tranh chấp về các vùng biển.
1.2.1.2. Đường cơ sở của quốc gia quần đảo.
- “Quần đảo (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo,
các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến
mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được
coi như thế về mặt lịch sử.” (Điểm b Điều 46 Công ước 1982).

1


Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr.57-59.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

14

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

- “Quốc gia quần đảo (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành
bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa.” (Điểm a Điều 46
Công ước 1982).
- Do đặc thù của các quốc gia quần đảo là có địa hình bờ biển khá phức tạp nên
“Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các
điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi nổi của quần đảo, với điều kiện là
tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ
diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.”
(Khoản 1 Điều 47 Công ước 1982).
- Điều 47 Công ước 1982 còn quy định:
“2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có

thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một
chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.
3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh
chung của quần đảo.
4. Các đường cơ sở không thể kéo dến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc
nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường

xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn
đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ
sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một
vùng đặc quyền kinh tế.
6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa
hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng
mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói
trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia,
vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.
7. Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở
khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san
hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay
gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc
nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.
8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ
có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bản kê tọa độ địa lý của các điểm, có ghi rõ
hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đồ này.
9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hoặc bảng liệt kê
tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.”
GVHD: ThS. Thạch Huôn

15

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

- Điều 47 Công ước 1982 mở ra khả năng rất lớn cho các quốc gia quần đảo có

thể mở rộng các vùng biển của mình một cách không hợp lý do việc không đưa ra tiêu
chí nào để xác định một đảo của quốc gia quần đảo được xem là “đảo chủ yếu” và hiểu
như thế nào về “tuyến các đường cơ sở của quốc gia quần đảo không được tách xa rõ
rệt đường bao quanh chung của quần đảo”, cũng như cho phép các quốc gia quần đảo
kéo đường cơ sở đến các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nếu như trên các bãi cạn này có các
đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển. Điều này có thể sẽ
dẫn đến việc một quốc gia quần đảo có thể sử dụng các đảo có diện tích nhỏ và không
có người sinh sống trên đó, hoặc đặt đèn biển hay các thiết bị tương tự trên các bãi cạn
lúc chìm lúc nổi ở cách các “đảo chủ yếu” trên 12 hai lý, để kéo dài đường cơ sở thẳng
ra các đảo đó nhằm mục đích mở rộng các vùng biển của quốc gia mình. Trong khi
theo khoản 3 Điều 121 Công ước 1982 thì các đảo nhỏ không có người sinh sống cũng
như các bãi cạn lúc chìm lúc nổi sẽ không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục
địa, các đảo cũng như các bãi cạn có đèn biển này chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý.
- Một số chuyên gia cho rằng “các đảo chủ yếu” là các đảo lớn nhất về diện tích
hay dân cư. Hiện trạng kinh tế, văn hóa, lịch sử của một đảo so với các đảo khác cũng
có một vai trò quan trọng, vì chúng thường là nơi được chọn là trung tâm quản lý hành
chính. Một số học giả cho rằng “các đảo chủ yếu” nên được hiểu là các đảo nằm ở vị
trí trung tâm của quốc gia quần đảo1. Tuy nhiên đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của các
chuyên gia về luật biển chứ không phải là quy định trong Công ước 1982 nên không
có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.
- Điều 47 Công ước 1982 quy định “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các
đường cơ sở thẳng của quần đảo” dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Điều đó có nghĩa
là việc vạch đường cơ sở thẳng cho quần đảo là một đặc quyền dành riêng cho các
quốc gia quần đảo. Các quốc gia ven biển nếu có quần đảo thuộc quốc gia mình thì
cũng không được quyền vạch đường cơ sở thẳng cho quần đảo đó. Lúc này mỗi đảo
trong quần đảo sẽ có đường cơ sở riêng để tính chiều rộng lãnh hải riêng cho từng đảo,
tránh tình trạng quốc gia ven biển sử dụng đường cơ sở thẳng của quốc gia quần đảo
lên các quần đảo của mình nhằm mục đích có thêm quyền lợi trong các “vùng nước
quần đảo”, vì “vùng nước quần đảo” là một đặc quyền mà Công ước 1982 dành riêng
cho các quốc gia quần đảo chứ không phải là quốc gia ven biển.


1

Nguyễn Mạnh, Phân tích một số hoàn cảnh áp dụng đường cơ sở thẳng theo Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển 1982, [truy cập lúc
0h28’ ngày 12/3/2011]

GVHD: ThS. Thạch Huôn

16

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

1.2.2. Nội thủy và vùng nước quần đảo.
1.2.2.1. Nội thủy.
Khái niệm: nội thủy là các vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt
đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền1.
Tuy nhiên, “Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp
được nói ở Điều 7 gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy,
thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước
đó.” (Khoản 2 Điều 8 Công ước 1982).
Như vậy ranh giới bên trong của nội thủy chính là đường bờ biển, còn ranh giới
bên ngoài chính là đường cơ sở. Nội thủy có thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau
như: biển nội địa, cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, vùng nước
lịch sử2.
- Biển nội địa: là vùng biển có thể nằm hoàn toàn trong nội địa của một nước

hoặc nhiều nước ven bờ. Ví dụ biển Aran thuộc nội địa Uzbekistan; biển Casbi thuộc
Turkmenia, Kazakistan, Russia, Azerbaydzhan và Iran3.
- Vịnh thiên nhiên: Theo Điều 10 Công ước 1982 thì vịnh là một vùng lõm sâu
rõ rệt vào đất liền (hơn là một sự uốn cong của bờ biển), được bao bọc phần lớn bởi bờ
biển. Tuy nhiên, một vũng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện tích của nó ít
nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang
qua cửa vào của vùng lõm. Diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều
thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều
thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có
nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các
đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm
được tính vào diện tích chung của vùng lõm. (xem thêm phụ lục 1)
Để vùng nước phía bên trong vịnh được chấp nhận là nội thủy thì khoảng cách
giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên một vịnh không
được vượt quá 24 hải lý và toàn bộ vịnh này có bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất.
Trừ trường hợp vịnh này là vịnh lịch sử hay vùng nước phía bên trong vịnh là vùng
nước lịch sử.
“Khi khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự
nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24
hải lý ở phía trong vịnh, sao cho phía trong của nó có một diện tích nước tối đa.”
(Khoản 5 Điều 10 Công ước 1982).
1
2
3

Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr.38.
Kim Oanh Na, Tập bài giảng Luật quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật, Cần Thơ, 2006, tr.50.
Như trên.

GVHD: ThS. Thạch Huôn


17

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

- Vịnh lịch sử: vịnh lịch sử là một vịnh biển mặc dù bề rộng của cửa vịnh có thể
vượt quá 24 hải lý nhưng có vị trí địa lý đặc biệt có liên quan trực tiếp về an ninh,
chính trị, kinh tế…đối với quốc gia ven biển. Nó gắn liền với các hoạt động của quốc
gia trong nhiều lĩnh vực và đã được quốc gia ven bờ chiếm hữu, sử dụng từ lâu (thể
hiện tính lịch sử đặc biệt). Trong thực tiễn pháp luật và tập quán các nước cũng như
tập quán và thực tiễn pháp luật quốc tế đã thừa nhận vịnh lịch sử là một bộ phận của
nội thủy của quốc gia ven biển1.
- Vùng nước lịch sử: Vùng nước lịch sử có nghĩa rộng hơn vịnh lịch sử. Vùng
nước này có thể là các vùng nước thuộc các biển, vịnh, vũng đậu tàu, eo biển... Mặc dù
cả vùng nước lịch sử và vịnh lịch sử điều không được quy định rõ trong công ước. Tuy
nhiên, ý kiến chung cho rằng một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử thường căn
cứ vào các yếu tố sau:
+ Quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của mình trên đó;
+ Về mặt lịch sử quốc gia ven biển đã chiếm hữu, khai thác, sử dụng một cách
liên tục, hòa bình và lâu dài mà không có quốc gia nào khác phản đối;
+ Có ý nghĩa đặc biệt về chiến lược, về an ninh quốc gia, về kinh tế… đối với
nước ven biển;
+ Phải ở cách xa đường hàng hải quốc tế.
- Cảng biển: là một khu vực trung gian nối liền biển với đất liền. Cảng biển có
thể là tự nhiên hay nhân tạo, có thể là cảng dùng cho thương mại, quốc phòng hoặc là
cảng chuyên dùng. Quy chế Giơnevơ ngày 9/12/1922 về các cảng biển định nghĩa:
“cảng biển là tất cả các cảng thường xuyên có tàu biển ra vào và được sử dụng phục vụ

cho mậu dịch đối ngoại” (Điều 1). Trong đề nghị của Liên Xô trước đây đưa ra tại hội
nghị Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) ngày 24/12/1974 bàn về địa vị pháp lý của tàu
thuyền tại các hải cảng của nước ngoài thì cảng biển gồm: nơi tàu đậu, các vịnh, vũng
đậu tàu hoặc những vị trí tương tự khác có cữa thông ra biển nhưng thuộc chủ quyền
hoàn toàn và quyền tài phán của một nước, mở cửa cho tàu nước ngoài và phục vụ
việc tiếp đoán tàu thuyền bốc dỡ hàng hóa, nhận khách và trả khách, bảo dưỡng và sửa
chữa tàu thuyền và những hoạt động cần thiết của tàu thuyền2.
- Vũng đậu tàu: nếu nó đóng vai trò là tiền cảng, không tách rời khỏi cảng biển
thì mang chế độ pháp lý của cảng biển tức thuộc nội thủy. Nếu mang tính độc lập như
cho tàu neo, dỡ hàng, bốc hàng hoặc nơi để tàu neo đậu, trú ẩn thì có thể là một bộ
phận của nội thủy nếu nằm trong khu vực nội thủy3. Còn nếu vũng đậu tàu mang tính

1

Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật – Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr.169.
2
Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật – Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr.170.
3
Kim Oanh Na, Tập bài giảng Luật quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật, Cần Thơ, 2006, tr.51.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

18

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982


độc lập nhưng lại nằm hoàn toàn hoặc một phần ở ngoài đường ranh giới bên ngoài
của lãnh hải cũng được coi như là một bộ phận của lãnh hải (Điều 12 Công ước 1982).
Quy chế pháp lý của nội thủy.
Các vùng nước nội thủy coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực
hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng
trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thủy.
Quy chế pháp lý của nội thủy do từng quốc gia tự quy định phù hợp với những quy
định chung đã được thừa nhận trong Luật quốc tế. Đó chính là sự thực hiện chủ quyền
của quốc gia ven biển đối với nội thủy. Quy chế pháp lý của nội thủy tập trung ở các
vấn đề sau:
* Chế độ đi lại của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy: đặc trưng cho tính
chất chủ quyền tuyệt đối của nội thủy là mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyền cũng
như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thủy đều phải xin phép. Thời gian
và các thủ tục xin phép trước cho từng loại tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại nội
thủy của mỗi quốc gia do pháp luật của mỗi quốc gia quy định.
- Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do
thông thương và có đi có lại. Các tàu dân sự nước ngoài khi vào nội thủy để đến một
cảng của nước ven biển thường phải đến một địa điểm qui định để các lực lượng như
biên phòng, y tế, hải quan kiểm tra và làm các thủ tục bắt buộc trước khi vào cảng,
đồng thời chờ hoa tiêu đến dẫn đường vào cảng. Việc sử dụng hoa tiêu của nước ven
biển là một điều kiện bắt buộc đối với tàu thuyền nước ngoài khi vào cảng, nhằm đảm
bảo an ninh quốc gia, tăng thu nhập và sự an toàn của phương tiện đó.
- Chế độ đi lại của tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích không thương mại
và tàu thuyền quân sự được quy định nghiêm ngặt hơn so với tàu thuyền dân sự. Hai
loại tàu thuyền này muốn được vào nội thủy của quốc gia ven biển thì phải xin phép
trước và chỉ được vào khi được quốc gia ven biển cho phép. Số lượng tàu quân sự của
một nước hiện diện trong nội thủy của quốc gia ven biển trong cùng một thời điểm
cũng được quy định rất chặt chẽ. Tàu ngầm quân sự hay dân sự nước ngoài khi được
phép đi vào nội thủy của một quốc gia thì bắt buộc phải đi ở tư thế nổi.

- Trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài bị thiên tai hay tai nạn uy hiếp đến
sự an toàn và tính mạng của những người đi trên tàu thì các quy định về việc phải xin
phép hay xin phép trước sẽ không được áp dụng.
- Các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài, nếu không được phép của nước ven
biển như cập mạn, tiếp xúc với các tàu thuyền khác, đưa người, hàng hóa lên hoặc
xuống tàu, đo đạc, khảo xác, thăm dò, chụp ảnh, quay phim, vẽ hoặc ghi chép thiết bị
ở cảng, những cơ sở quân sự, kinh tế, cơ sở nghiên cứu khoa học… thậm chí cả việc tự
động nhổ neo di chuyển vị trí trong cảng, cũng bị coi là vi phạm pháp luật của nước
GVHD: ThS. Thạch Huôn

19

SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

ven biển. Các loại thuyền máy, ca nô trên tàu thả xuống để làm nhiệm vụ liên lạc cũng
chỉ được đi lại ở trong khu vực mà nước ven biển cho phép1.
- Tàu thuyền nước ngoài nếu có trang bị vũ khí khi được cho phép vào vùng nội
thủy của một quốc gia ven biển thì phải đưa tất cả vũ khí trên tàu về tư thế bảo quản.
- Các tàu thuyền nước ngoài không được xả hay vất các chất thải, chất độc hại
gây ô nhiễm môi trường vào nội thủy hay đất liền khi đang ở trong nội thủy của quốc
gia ven biển. Trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, quốc gia ven biển có quyền áp dụng
mọi biện pháp xử lý để ngăn chặn hậu quả. Tàu thuyền gây ô nhiễm và quốc gia mà
tàu quân sự hay tàu thuyền của nhà nước không dùng vào mục đích thương mại gây ô
nhiễm mang cờ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại theo pháp luật của nước sở tại.
* Quyền tài phán của nước ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài ở nội thủy.
- Đối với tàu quân sự và tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại.
Những tàu quân sự và tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại khi

đậu hợp pháp ở các cảng và vùng nội thủy của nước ngoài được coi là bất khả xâm
phạm và được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp.
Tuy nhiên, đối với chúng thẩm quyền tài phán hình sự của các tòa án của quốc
gia ven biển không mất đi nhưng nó chỉ được thực hiện trong một số trường hợp.
+ Trường hợp vi phạm xảy ra trên boong tàu:
• Nếu kẻ thực hiện hành vi phạm tội thuộc thủy thủ đoàn, quốc gia cảng không
có thẩm quyền.
• Nếu kẻ thực hiện hành vi phạm tội không thuộc thủy thủ đoàn và nạn nhân là
thành viên của tàu thì cả quốc gia mà tàu mang cờ và quốc gia ven biển đều có thẩm
quyền.
• Nếu cả kẻ thực hiện hành vi phạm tội lẫn nạn nhân đều không thuộc thủy thủ
đoàn thì quốc gia cảng có thẩm quyền tuyệt đối.
+ Vi phạm xảy ra ngoài tàu: Nếu người thực hiện hành vi phạm tội thuộc thủy
thủ đoàn thì quốc gia ven biển có quyền bắt người này nhưng phải trao trả ngay cho
thuyền trưởng nếu ông ta yêu cầu.
Trường hợp hai loại tàu này vi phạm luật lệ của quốc gia ven biển nhưng do
được hưởng quyền miễn trừ nên quốc gia ven biển không thể xủ lý được chúng thì
quốc gia đó có quyền ra lệnh cho các tàu vi phạm này rời khỏi nội thủy của mình đồng
thời có quyền yêu cầu chính phủ nước mà tàu vi phạm mang cờ trừng trị những nhân
viên phạm pháp. Nước có tàu vi phạm đó phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hay
thiệt hại do tàu của mình gây ra trong thời gian ở trong nội thủy của nước ven biển.
- Đối với tàu dân sự.
1

Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật – Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr.173.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

20


SVTH: Võ Tấn Phát


Tên đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

Đối với tàu dân sự, tòa án của nước ven biển có thẩm quyền xét xử một số vụ
kiện dân sự như: các vụ kiện giữa các tàu nước ngoài với nhau cùng đậu ở nội thủy của
nước ven biển hoặc giữa nhân viên, thủy thủ của tàu với công dân nước sở tại. Còn
những vụ kiện xảy ra giữa các nhân viên của cùng một tàu thì thông thường tòa án
nước ven biển không xét xử mà trao lại cho nước mà tàu mang cờ.
Khác với tàu quân sự và tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại,
tàu dân sự khi phạm pháp ở nội thủy của nước ven biển phải chịu sự xét xử của nước
đó. Các cơ quan có thẩm quyền của nước ven biển có quyền bắt giữ và đưa ra xét xử
những thủy thủ của tàu dân sự nước ngoài phạm tội ở trên bờ. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có thể chuyển giao vụ án
cho cơ quan tư pháp của quốc gia mà tàu mang cờ để xét xử theo yêu cầu của thuyền
trưởng hoặc lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ.
Tàu dân sự có thể bị tịch thu theo pháp luật của nước ven biển trong trường hợp
thuyển trưởng của tàu vi phạm pháp luật hay thủy thủ của tàu có hành động phạm pháp
nghiêm trọng. Tàu có thể bị giữa lại làm vật bảo đảm đơn kiện dân sự.
Về nguyên tắc, quốc gia cảng không quan tâm tới việc trấn áp các hành vi phạm
tội hình sự diễn ra trên tàu nước ngoài đang ở trong nội thủy của họ nhưng chính
quyền sở tại có thể can thiệp trong ba khả năng sau1:
+ Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện;
+ Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp;
+ Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng đến an ninh trật tự của quốc gia ven biển.
1.2.2.2. Vùng nước quần đảo.
Khái niệm: Vùng nước quần đảo là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở
quần đảo. Chủ quyền của quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước quần đảo, bất kể

chiều sâu và khoảng cách xa bờ của chúng thế nào. Chủ quyền này được mở rộng đến
vùng trời trên vùng nước quần đảo, cũng như đến đáy vùng nước đó và lòng đất tương
ứng và đến các tài nguyên ở đó (Điều 49 Công ước).
Quy chế pháp lý của vùng nước quần đảo.
Mặc dù chủ quyền của quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước quần đảo,
nhưng khác với nội thủy của quốc gia ven biển, trong vùng nước quần đảo tàu thuyền
của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua không gây hại. Tất cả các tàu
thuyền và phương tiện bay được hưởng quyền đi qua quần đảo phải đi theo các tuyến
đường hàng hải và các đường hàng không mà quốc gia quần đảo đã ấn định. Các
đường hàng hải và các đường hàng không đi qua các vùng nước quần đảo và lãnh hải
tiếp liền hoặc vùng trời phía trên phải bao gồm tất cả các con đường thường dùng cho
hàng hải quốc tế trong vùng nước quần đảo và vùng trời phía trên.
1

Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr.40.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

21

SVTH: Võ Tấn Phát


×