Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại WTO và các QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THỰC tế THỊ TRƯỜNG DỊCH vụ PHÂN PHỐI tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2009-2013

Đề tài:

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Cao Nhất Linh
Bộ môn Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Phạm Tuấn Kiệt
MSSV: 5095524
Lớp: Luật Thương mại 3-K35

Cần Thơ, tháng 4/2013


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, người viết xin được gửi đến tất cả các Thầy Cô trong Khoa
Luật – Trường Đại học Cần Thơ những tình cảm và sự trân trọng sâu sắc nhất.
Thầy Cơ đã tận tình truyền dạy những bài học cùng kinh nghiệm quý báu để
người viết tiếp thu và hoàn thành được luận văn tốt nghiệp. Và hơn hết, người
viết xin gửi đến thầy Cao Nhất Linh lời cảm ơn chân thành bởi những góp ý
cùng sự động viên của thầy trong suốt quá trình người viết thực hiện luận văn.
Xin gửi đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh và ủng hộ trong
những lúc khó khăn. Cuối cùng nhưng cũng khơng kém phần quan trọng, việc


hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, người viết còn phải gửi lời cám ơn
đến tất cả những tác giả của các sách, báo, tạp chí mà người viết đã sử dụng
trong quá trình nghiên cứu.
Bằng những nổ lực và kiến thức tiếp thu được, người viết đã cố gắng
hoàn thiện luận văn tốt nghiệp nhưng việc thiếu sót là điều khơng thể tránh
khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy Cơ và các bạn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Tuấn Kiệt

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
---........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2013
Giảng viên hướng dẫn

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
---........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2013
Giảng viên phản biện

iii


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ WTO VÀ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT
TRIỂN TRONG WTO ............................................................................................. 3
1.1. Khái quát về WTO ............................................................................................ 3
1.1.1 Lịch sử hình thành ....................................................................................... 3
1.1.2 Mục tiêu và chức năng ................................................................................ 5
1.1.2.1 Mục tiêu .............................................................................................. 5
1.1.2.2 Chức năng ........................................................................................... 6
1.1.3 Hoạt động ..................................................................................................... 6
1.1.3.1 Nguyên tắc hoạt động ......................................................................... 6
1.1.3.2 Cơ chế hoạt động ................................................................................ 9
1.1.4 Những hiệp định của WTO .........................................................................10
1.2 Các quốc gia đang phát triển trong WTO ....................................................... 14
1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................14
1.2.2 Lịch sử ra đời của nhóm các quốc gia đang phát triển trong WTO ............15
1.2.3 Ảnh hưởng của WTO đến các quốc gia đang phát triển ............................. 17

1.3 Thương mại dịch vụ trong WTO .......................................................................18
1.3.1 Khái niệm ....................................................................................................18
1.3.2 Tổng quan về thương mại dịch vụ trong WTO ...........................................21
1.4 Dịch vụ phân phối và xu hướng phát triển của dịch vụ phân phối tại
Việt Nam ...................................................................................................................23
1.4.1 Khái niệm ....................................................................................................23
1.4.2 Xu hướng phát triển của dịch vụ phân phối tại Việt Nam .......................... 26

CHƯƠNG 2: WTO VÀ VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ........28
2.1 Chính sách về thương mại dịch vụ của WTO và Việt Nam ........................... 28
2.1.1 Chính sách của WTO ..................................................................................28

iv


2.1.1.1 Chính sách chung của WTO dành cho các thành viên ....................... 28
2.1.1.2 Chính sách của WTO dành cho các quốc gia đang phát triển ...........30
2.1.2 Chính sách của Việt Nam ............................................................................32
2.2 Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về thương mại dịch vụ ..............34
2.3 Dịch vụ phân phối tại Việt Nam .......................................................................38
2.3.1 Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ phân
phối ............................................................................................................................. 38
2.3.2 Dịch vụ phân phối tại Việt Nam ..................................................................40
2.3.2.1 Đại lý thương mại ...............................................................................40
2.3.2.2 Dịch vụ bán buôn ................................................................................42
2.3.2.3 Dịch vụ bán lẻ .....................................................................................45
2.3.2.4 Nhượng quyền thương mại .................................................................47

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ WTO VÀ VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÂN PHỐI – HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ

PHÁP LÝ .................................................................................................................50
3.1 Tác động của các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về dịch vụ
phân phối .................................................................................................................50
3.2. So sánh cam kết dịch vụ phân phối tại Việt Nam và các quốc gia ...............55
3.2.1 Campuchia ...................................................................................................55
3.2.2 Trung Quốc ..................................................................................................57
3.3 Thực trạng và giải pháp về hoạt động phân phối tại Việt Nam sau khi
gia nhập WTO ..........................................................................................................58
3.3.1 Đại lý thương mại ........................................................................................ 58
3.3.2 Bán buôn, bán lẻ .......................................................................................... 61
3.3.2.1 Hoạt động tại Việt Nam ......................................................................61
3.3.2.2 So sánh với hoạt động tại nước Cộng hòa Pháp ................................ 64
3.3.3 Nhượng quyền thương mại ..........................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GATS


Hiệp định về thương mại và dịch vụ

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

NT

Nguyên tắc đối xử quốc gia

BLDS

Bộ luật dân sự

LTM

Luật thương mại

vi


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, vấn đề trăn trở là
làm sao nước ta có thể trở thành thành viên chính thức của tổ chức này để được thừa
hưởng những thành tựu và cơ hội mà tổ chức này mang lại. Và khi chúng ta đã ghi tên
mình và danh sách thành viên chính thức của tổ chức này rồi, vấn đề khác nổi lên là

làm sao chúng ta có thể tận dụng được vị thế là thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới để đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Để không phải lãng phí những vịng đàm
phán kéo dài, tiêu tốn cả vật chất lẫn tinh thần và nhất là không làm mất đi sự kỳ vọng
của nhân dân vào Nhà nước, cần thiết nhìn nhận những thành tựu cũng như những
thách thức trước mắt là điều cần thiết phải làm.
Nhìn tổng quan vào nền thương mại toàn cầu, cùng với thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ cũng có sự tăng trường không kém. Thương mại dịch vụ đa dạng
về các phân ngành nhỏ và có xu hướng xuất hiện thêm những phân ngành mới để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong đấy phải kể đến sự góp phần thúc
đẩy thương mại dịch vụ phát triền nói riêng và thúc đẩy sự đi lên của hoạt động
thương mại nói chung của ngành dịch vụ phân phối. Phân phối là cầu nối, là mối liên
hệ với sự tăng trưởng của nền kinh tế và phản ánh được phần nào sự tăng trưởng kinh
tế; phân phối còn liên hệ trực tiếp đến cả đời sống của nhân dân và ảnh hưởng trực tiếp
đến tiêu dùng trong nhân dân. Ngành dịch vụ phân phối có sức ảnh hưởng quan trọng
đến nền kinh tế, đến đời sống nhân dân nên cần thiết có sự nhìn nhận đa chiều vào
ngành dịch vụ này. Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về ngành dịch vụ này
là có nhưng chưa đủ, thiếu tính hồn thiện và cập nhật. Trong khi đó, dịch vụ phải đáp
ứng nhu cầu thay đổi liên tục trong nhân dân. Một khoảng cách xa giữa thực tế và quy
định trong văn bản là điều gây trở ngại trong áp dụng pháp luật. Việt Nam chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới vào ngày 11 tháng 1
năm 2007 và đã sáu năm trôi qua, nước ta có những biến chuyển lẫn cả về tích cực và
tiêu cực. Với vị thế là một quốc gia đang phát triển, được thừa hưởng những đãi ngộ
nhưng kèm theo đấy là những ràng buộc, cam kết mà chính chúng ta đã khó khăn đàm
phán được. Xét riêng về ngành dịch vụ phân phối, khi mà chúng ta phải chấp nhận mở
cửa thị trường và tự do hóa thì rất nhiều thách thức cần phải đối mặt. Từ sự tham gia
mới của các doanh nghiệp trong nước đến sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước
ngoài và kèm theo đó là cần có cơ chế để quản lý phù hợp. Từ những lý do nêu trên,
người viết chọn đề tài “WTO và các quốc gia đang phát triển – Thực tế thị trường
dịch vụ phân phối tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cử
nhân Luật.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 1

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

2. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết chọn đề tài “WTO và các quốc gia đang phát triển – Thực tế thị
trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp chuyên ngành Luật với mong muốn trước tiên là giới thiệu sơ lược về các quốc
gia đang phát triển trong Tổ chức thương mại thế giới cùng vai trị, vị trí của Việt Nam
trong WTO. Tiếp sau, dưới góc nhìn của một sinh viên Luật, người viết mong muốn
giới thiệu ngành dịch vụ phân phối với tư cách là một ngành nhỏ trong thương mại
dịch theo Tổ chức Thương mại thế giới, với những quy định của Tổ chức thương mại
thế giới cùng so sánh và gắn trực tiếp với những quy định hiện hành tại Việt Nam. Việt
Nam với tư cách là một thành viên đang phát triển trong WTO có những thuận lợi, khó
khăn gì trong ảnh hưởng riêng của ngành dịch vụ phân phối. Qua đó, người viết mong
được góp một ít công sức để làm rõ thêm những quy định về ngành dịch vụ trong hệ
thống pháp lý tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, dựa trên luật lệ của WTO, người viết trình
bày quy định về WTO cùng những quy định chung dành cho các quốc gia đang phát
triển. Tiếp theo, người viết chỉ tập trung giới thiệu và phân tích quy định về dịch vụ
phân phối dựa trên những quy định của Tổ chức thương mại thế giới, trên cam kết gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam, các quy định của Luật thương mại
2005 và các văn bản có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong q trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như phân tích và tổng hợp luật viết để làm rõ các nội dung được trình bày.
Người viết còn so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định theo luật
pháp quốc tế và một số quốc gia khác. Ngồi ra, người viết cịn tổng hợp, thống kê dẫn
chứng và phân tích các số liệu thực tế thu thập từ các nguồn khác nhau để làm ví dụ
minh họa.
5. Kết cấu đề tài
Từ những kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường Đại học và những tìm
hiểu từ các nguồn tư liệu như sách, báo, tạp chí và Internet, người viết trình bày đề tài
luận văn với các nội dung sau:
Chương 1: Khái quát về WTO và các quốc gia đang phát triển trong WTO
Chương 2: WTO và Việt Nam về thương mại dịch vụ
Chương 3: Thực tế WTO và Việt nam trên thị trường dịch vụ phân phối – Hướng hoàn
thiện về pháp lý

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 2

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ WTO
VÀ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG WTO
Hoạt động thương mại quốc tế phát triển vượt bật trong giai đoạn từ năm 1945
đến nay. Một mặt, hoạt động thương mại có những bước tiến dài nhờ vào sự phát triển
của các phương tiện phục vụ, mặt khác chính do sự xuất hiện của GATT và WTO

cùng những nguyên tắc trong hoạt động của chúng. Các quốc gia có một diễn đàn
thương mại tồn cầu để thảo luận cũng như cơ hội để trình bày quan điểm. Chính vì
vậy, khơng cịn tình trạng các cường quốc bắt nạt và áp đặt các chính sách thương mại
đối với các nước nhỏ mà cơ hội để cạnh tranh và phát triển được chia đều cho nhau.
Vấn đề còn lại là các quốc gia có biết tận dụng cơ hội để phát triển hay khơng. Đặc
biệt trong WTO, nhóm thành viên các quốc gia đang phát triển đang là nhóm có những
đóng góp tích cực và những hoạt động nổi bật để thúc đẩy thương mại toàn cầu đi lên.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ WTO
1.1.1 Lược sử hình thành
Hoạt động thương mại ngày càng được mở rộng và có những bước tiến dài. Sự
phát triển này khơng cịn nằm trong phạm vi một quốc gia, một lãnh thổ nhất định mà
đã vươn ra tầm hội nhập. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù là các
cường quốc về hoạt động sản xuất công nghiệp hay các tiểu quốc gia về sản xuất nông
nghiệp cũng cần được đối xử ngang bằng với nhau trên trường thương mại quốc tế.
Việc hình thành một tổ chức mang tầm vóc quốc tế là cần thiết và mang ý nghĩa hết
sức to lớn. Một tổ chức để mọi quốc gia có tiếng nói ngang nhau, để các nước nhỏ có
quyền đấu tranh trên hịa bình với các cường quốc trên phương diện thương mại, và để
thúc đẩy hoạt động thương mại tồn cầu phát triển là đích đến của nhân loại. Lịch sử
chứng minh rằng, con người đã nhận thức điều đó và dẫn chứng cụ thể chính là sự ra
đời của GATT 1947 và sau này là WTO.
GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) – Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại là kết quả của cuộc đàm phán tại Bretton Woods vào năm 1947
của 231 quốc gia và có hiệu lực chính thức vào tháng 1-1948. GATT khơng phải là
một tổ chức quốc tế dựa trên cở sở pháp lý quốc tế, mà chỉ là một hiệp định tạm thời
sau sự thất bại của việc phê chuẩn việc hình thành Tổ chức thương mại quốc tế (ITO –
International Trade Organisation) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp
1

Các thành viên ban đầu của GATT là Australia, Bỉ, Brazil, Myanmar, Canada, Ceylon (Sri Lanka), Chile,
Trung Quốc (rút ra năm 1950), Cu Ba, Tiệp Khắc, Pháp, Anh, Ấn Độ, Lebanon, Luxembourg, Hà Lan, New

Zealand, Nauy, Pakistan, Nam Rhodesia (Zimbabwe), Syria, Nam Phi và Mỹ.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 3

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

Quốc2. Năm 1947, tại La Havane (Cuba), trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp
Quốc về thương mại và việc làm, hơn 50 quốc gia đã tham gia vào việc đàm phán để
xây dựng nên Tổ chức thương mại quốc tế nhưng có thể vì sự q cầu tồn cho định
chế này mà việc thiết lập nên nó đã khơng được các nước đồng thuận 3. Cụ thể là các
quốc gia đã quá tham vọng xây dựng một tổ chức phải “hoàn mỹ” về nhiều mặt như
các quy tắc về việc làm, các thỏa ước về sản phẩm, đầu tư quốc tế, dịch vụ… Sự ra đời
của Hiệp định GATT 1947 đóng một vai trị lớn nhằm nâng cao cách nhìn nhận của
các quốc gia về hoạt động thương mại quốc tế. Từ khi ra đời đến nay, GATT đã trải
qua 8 vòng đàm phán nhưng chủ yếu là về thuế quan. Về sau, nội dung được tranh
luận đã được mở rộng và điển hình là tại vịng đàm phán Uruguay thứ tám 4. Vòng đàm
phán này được thảo luận trên các lĩnh vực như thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí
tuệ, dệt may, nơng nghiệp…
Cùng với sự ra đời của GATT, hai thiết chế toàn cầu là Ngân hàng Thế giới
(World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) cũng ra đời sau
hội nghị tại Bretton Woods. Nhưng cả GATT và hai thiết chế mới này dường như chưa
phát huy được tác dụng trên phạm vi toàn thế giới 5. GATT nhiều lần thực hiện cải
cách hệ thống của mình bằng nhiều vịng đàm phán, nhưng cuối cùng không thành
công. Trong suốt 47 năm tồn tại, mặc dù hạn chế là có nhưng khơng thể nào phủ nhận
được đóng góp của GATT cũng như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào

thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Điển hình là GATT, mặc dù chỉ là một Hiệp định
nhưng nó hoạt động như một cơ chế quản lý thương mại quốc tế. Đấy là những hạt
nhân sơ khai, là mầm móng để tạo đà cho Tổ chức thương mại thế giới hình thành sau
này. Ngày 15 tháng 4 năm 1994, tại Marrakech (Maroc), Định ước cuối cùng của
Vòng đàm phán Uruguay đã được ký. Các văn bản này có ý nghĩa hết sức quan trọng,
một là các hiện định kết thúc cho tám năm (1986 – 1994) của Vòng đàm phán
Uruguay và một là Hiệp định về thành lập Tổ chức thương mại thế giới (hay còn gọi là
Hiệp định Marrakech).
Đến nay, WTO đã có 158 thành viên và các thành viên mới nhất gồm Nga
(thành viên chính thức từ 22-8-2012), Vanuatu (thành viên chính thức từ 24-8-2012),
Lào (thành viên chính thức từ 2-2-2013). Gần đây nhất, WTO vừa chấp nhận đề xuất
của Tajikistan trở thành thành viên thứ 159 của tổ chức này. Dự kiến quốc gia Trung Á
2

Hội đồng lý luận trung ương, Ban thư ký khoa học: Khi Việt Nam đã vào WTO, Nxb Chính trị quốc gia, 2007,
tr. 14.
3
L’Organisation mondiale du commerce, Division de l’information et les relations extérieures: Comprendre
l’OMC, 2011, tr. 15.
4
OMC E-learning: Les accords commerciaux multilatéral de l’OMC, tháng 4-2012, tr. 18.
5
Hội đồng lý luận trung ương, Ban thư ký khoa học: Khi Việt Nam đã vào WTO, Nxb Chính trị quốc gia, 2007,
tr. 15.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 4

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt



WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

này sẽ trở thành thành viên chính thức sau 30 ngày kể từ khi WTO phê chuẩn thỏa
thuận (dự kiến vào ngày 7 tháng 6 năm 2013)6.
1.1.2 Mục tiêu
Sự hình thành Tổ chức thương mại thế giới với mục tiêu hoạt động được xem là
không quá khác so với GATT 1947. Tại lời mở đầu của Hiệp định Marrakech, những
mục tiêu hoạt động của tổ chức đã được nêu ra gồm: “nâng cao mức sống, bảo đảm
đầy đủ việc làm, bảo đảm thu nhập tăng trưởng và nhu cầu thực tế, mở rộng sản xuất,
thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong khi đó vẫn đảm bảo việc sử dụng tối ưu nguồn
lực của thề giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững để bảo vệ và duy trì mơi
trường; nâng cao các biện pháp để thực hiện các mục tiêu theo cách thức phù hợp với
những nhu cầu và mối quan tâm riêng rẽ của mỗi bên ở các cấp độ phát triển kinh tế
khác nhau”.
Và để thực hiện được những yêu cầu đấy, WTO yêu cầu các thành viên phải
tham gia thỏa thuận tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng kể thuế và các
hàng rào cản trở thương mại khác, loại bỏ các phân biệt đối xử trong các mối quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với GATT 1947 thì Hiệp định thành lập WTO vẫn có
những bước đổi mới nhằm nâng cao hơn tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tổ chức
này đến các quốc gia thành viên7. Cụ thể:
- Thứ nhất, WTO đề ra mục tiêu nhằm mở rộng hơn cả về hoạt động thương
mại hàng hóa lẫn thương mại dịch vụ. Tại Hiệp định GATT, thương mại hàng hóa là
vấn đề chính được bàn luận; nổi trội nhất là vấn đề cắt giảm thuế quan đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa hơn và thấy được những ưu thế của
thương mại dịch vụ, WTO đã đưa loại hình thương mại này trong mục tiêu chung của
mình.
- Thứ hai, mục tiêu được WTO đặt ra là phải phát triển bền vững, kết hợp bảo
vệ môi trường, nâng cao các biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra sao cho phù hợp

với trình độ phát triển khác nhau của mỗi thành viên. Mục tiêu này cho thấy rằng
WTO đã nhận thấy rõ sự hợp tác bền vững, có lợi của tất cả các thành viên là điều hết
sức cần thiết. Một tổ chức có quy mơ tồn cầu, với sứ mệnh khơng chỉ thúc đẩy sự
phát triển của một số thành viên riêng lẻ nào mà là của tất cả các thành viên, và rộng
hơn và thúc đẩy cả những quốc gia chưa phải là thành viên cùng phát triển.
- Thứ ba, các thành viên trong WTO nhận thấy rằng trình độ phát triển của các
nền kinh tế trong tổ chức là không đồng đều, thậm chí là có sự chênh lệch lớn về quy
6

Anh Quân: WTO có thêm thành viên mới, Báo Tin tức online, 2012, [ngày truy cập 10-1-2013].
7
OMC E-learning: Les accords commerciaux multilatéral de l’OMC, tháng 4-2012, tr. 20.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 5

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

mô, tốc độ phát triển. Do đó, một đề xuất là phải có những ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt dành
cho những nước đang hoặc kém phát triển. Mục tiêu này được xem là nổi bật của Tổ
chức Thương mại thế giới.
1.1.2.2 Chức năng
Một tổ chức nào ra đời cũng đều gắn với những chức năng nhất định. Đối với
Tổ chức thương mại thế giới, năm chức năng của mình được thể hiện rõ tại Điều 3 của
Hiệp định thành lập.
- Thứ nhất, WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều

hành cũng như giám sát, trợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia thành viên trong việc thực
hiện nghĩa vụ của các hiệp định, các thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên.
- Thứ hai, WTO là khuôn khổ thể chế để các quốc gia thành viên tiến hành các
cuộc đàm phán liên quan đến vấn đề thương mại đa phương trong khuôn khổ của
WTO, thực thi kết quả từ các cuộc đàm phán, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng.
- Thứ ba, WTO quản lý và diễn giải các hiệp định của WTO, các quy tắc và thủ
tục giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên.
- Thứ tư, WTO theo dõi Cơ chế rà sốt các chính sách thương mại của các
nước thành viên để đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định.
- Thứ năm, WTO thực hiện việc hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế
giới cùng các cơ quan trực thuộc nhằm hoạch định những chính sách và dự báo xu
hướng phát triển của kinh tế thế giới.
1.1.3 Hoạt động
1.1.3.1 Nguyên tắc hoạt động
Hệ thống văn bản trong WTO rất nhiều và bao trùm lên các lĩnh vực như
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư… Nhưng nhìn chung,
các văn bản này đều được xây dựng trên năm nguyên tắc chính gồm:
- Thứ nhất, Thương mại khơng phân biệt đối xử: Nguyên tắc này được thể hiện
cụ thể qua hai nguyên tắc nhỏ là nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN – Most
favoured nation) và Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – National treatment).
 Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (nguyên tắc được hiểu là bình đẳng trong
đối xử với các quốc gia khác): nội dung của nguyên tắc này là các quốc gia không
được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình. Hay cụ thể hơn là nếu
một quốc gia dành cho một quốc gia khác sự ưu đãi đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể
thì cũng phải đối xử với tất cả các thành viên khác trong WTO như vậy. Tiền thân của
nguyên tắc này được bắt nguồn từ GATT 1947 nhưng chỉ áp dụng đối với hàng hóa thì
trong WTO, quy tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Thể hiện cụ thể của nguyên tắc MFN như tại Điều 2 của Hiệp định về thương mại dịch
GVHD: TS. Cao Nhất Linh


Trang 6

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

vụ (GATS) hay Điều 4 của Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương
mại (TRIPs). Mặc dù được tất cả các nước trong GATT và sau này là WTO công nhận
quy chế nền tảng, nhưng thực tế cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển
không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh
chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này8. Tuy nhiên,
nguyên tắc này cũng có ngoại lệ. Ví dụ như về ưu đãi đối với các quốc gia đang phát
triển, nếu một quốc gia tự nguyện giảm mức thuế cho một quốc gia đang phát triển thì
phải áp dụng việc giảm thuế đó đối các quốc gia đang phát triển khác. Hoặc ngoại lệ
áp dụng trong trường hợp các quốc gia thuộc khu vực mậu dịch tự do hay đồng minh
về thuế quan.
 Nguyên tắc đối xử quốc gia (nguyên tắc này được hiểu là sử đối xử bình
đẳng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm ngoài nước): nội dung của nguyên tắc
này là hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngồi và hàng hóa, dịch vụ,
quyền sở hữu trí tuệ trong nước nếu có đặc tính tương tự thì phải được đối xử cơng
bằng, bình đẳng như nhau. Ngun tắc này được quy định tại Điều 3 của Hiệp định
GATT, Điều 17 của Hiệp định GATS và Điều 3 của Hiệp định TRIPs. Nếu như
nguyên tắc MFN với mục đích là tạo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các nhà sản xuất
khi các nhà sản xuất này cùng thâm nhập vào thị trường của một quốc gia, thì nguyên
tắc NT lại thể hiện sự cơng bằng, bình đẳng giữa các nhà nhập khẩu và các doanh
nghiệp trong nước nếu sản phẩm, dịch vụ hoặc quyền sở hữu trí tuệ có đặc tính giống
nhau. WTO ra đời với mục tiêu là tổ chức tồn cầu phải cân bằng lợi ích, đảm bảo sự
đối xử như nhau giữa các quốc gia để thúc đẩy thương mại thế giới phát triển nên hai
nguyên tắc này là thiết yếu. Sự cần thiết là các quốc gia nhỏ, kém phát triển phải được

đối xử công bằng với các nước lớn trên phương diện thương mại quốc tế. Tuy nhiên,
đây cũng chỉ là hai nguyên tắc cơ bản nên trong một số trường hợp, ngoại lệ đơi khi
cũng được áp dụng.
- Thứ hai, Tự do hóa thương mại, từng bước và thông qua đàm phán: Đây được
xem như là phương tiện thiết thực để đẩy mạnh sự giao thương quốc tế. Những hàng
rào về thuế quan, những quy định về hạn ngạch nhập khẩu dần dần sẽ được gỡ bỏ.
Việc mở cửa thị trường là cần thiết và mang lại lợi nhiều lợi ích. Lịch sử của quá trình
đàm phán bắt đầu từ cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán gỡ bỏ các hàng rào
phi thuế quan, rồi dần dần mở rộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như thương
mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, thực hiện việc tự do trong thương mại phải
từng bước và có lộ trình rõ ràng. Khơng thể nào mở cửa giao lưu một cách nhanh
8

Nguyễn Anh Tuấn: Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – OMC), Nxb Chính trị quốc gia, 2008, tr.
31.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 7

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

chóng mà mang lại hiệu quả. Việc hấp tấp đấy có thể dẫn đến sự thâm nhập mà khơng
kiểm sốt được của các doanh nghiệp nước ngồi và hậu quả có thể là cạnh tranh khó
khăn cho các doanh nghiệp trong nước, quy định pháp luật chưa kịp đáp ứng để điều
chỉnh hoạt động trong một môi trường đông đúc như vậy.
- Thứ ba, Xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán, nhờ vào cam kết, ràng

buộc, ổn định và minh bạch: Nguyên tắc này được xây dựng nhằm để các quốc gia
đảm bảo tính ổn định và có thể dự đốn trước của các cơ chế, chính sách, quy định
thương mại của mình. Rất là khó khăn cho các nhà đầu tư muốn hoạch định một chiến
lược lâu dài tại một quốc gia mà luật pháp cứ thay đổi liên tục, chính sách khơng rõ
ràng và tất cả các quy định đấy không biết sẽ thay đổi theo hướng có lợi hay bất lợi
cho các nhà đầu tư. WTO nhìn thấy được sự ái ngại và lo sợ của các nhà đầu tư nên đã
đưa nguyên tắc này vào hoạt động của mình. Lợi ích từ ngun tắc này thể hiện ở việc
thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào, thúc đẩy cạnh tranh để các
doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ… nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn. Xét về phương
diện pháp lý, thể hiện của nguyên tắc này ở việc ràng buộc của các quốc gia đối với
các cam kết của mình về mở cửa thị trường khi quốc gia đàm phán gia nhập WTO.
- Thứ tư, Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng: Có thể nói rằng WTO là một tổ
chức “thương mại tự do”, nhưng đôi khi điều này khơng hồn tồn chính xác. Hệ
thống quản lý chặt chẽ việc áp dụng thuế quan, nhưng trong một vài trường hợp cụ thể
thì có thể áp dụng một số biện pháp bảo hộ. Sẽ là chính xác hơn nếu nói WTO gồm hệ
thống các quy tắc nhằm tạo môi trường cạnh tranh công khai, công bằng và không biến
dạng9. WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp
cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp... hoặc các biện pháp bảo hộ
khác. Và để thực hiện việc tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, WTO đưa ra một số
biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá…
- Thứ năm, Thúc đẩy sự phát triển và cải cách kinh tế bằng cách ưu đãi hơn cho
các quốc gia kém phát triển: Trình độ phát triển của mỗi quốc gia khác nhau là khác
nhau. Dù mục tiêu lớn nhất của WTO vẫn là tạo môi trường cạnh tranh công bằng để
thúc đẩy thương mại phát triển nhưng suy cho cùng việc này rất khó xảy ra. WTO đã
đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước
đang phát triển, kém phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho
những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia
sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa phương. Hơn 3/4 của các
9


L’Organisation mondiale du commerce, Division de l’information et les relations extérieures: Comprendre
l’OMC, 2011, tr. 12.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 8

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

thành viên WTO được các nước đang phát triển và các quốc gia trong quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong bảy năm rưỡi kéo dài của vòng đàm phán
Uruguay, hơn 60 quốc gia thuộc nhóm này đã triển khai thực hiện các chương trình tự
chủ trong tự do hóa thương mại10. Đồng thời, các nước đang phát triển và các quốc gia
trong quá trình chuyển đổi đã đóng vai trị chủ động hơn và có ảnh hưởng hơn trong
các cuộc đàm phán của Vòng đàm phán Uruguay, và vai trị này là tiếp tục tăng cường
thơng qua chương trình phát triển Doha. Nhận thấy được số lượng và tầm quan trọng
của các quốc gia này nên việc WTO đưa nguyên tắc này vào hoạt động của mình là
điều dễ hiểu.
1.1.3.2 Cơ chế hoạt động
Tổ chức thương mại thế giới họp mỗi năm hai lần dưới hình thức của các Hội
nghị Bộ trưởng. Ngồi ra cịn có kỳ họp của các Đại hội đồng. Hình thức thơng qua
các vấn đề được WTO sử dụng là hình thức “đồng thuận”. Đây là hình thức khác với
hình thức biểu quyết (biểu quyền bằng giơ tay, bằng bỏ phiếu…). Hình thức đồng
thuận được hiểu là tại thời điểm thông quan quyết định đó, khơng có thành viên nào có
mặt tại phiên họp chính thức phản đối quyết định dự kiến. Nếu khơng đạt được sự
đồng thuận thì quyết định sẽ đưa ra bằng cách bỏ phiếu. Mỗi thành viên chỉ có một

phiếu, giá trị mỗi phiếu là như nhau và quyết định được thông qua trên cơ sở đa số
phiếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hình thức thơng qua bằng cách đồng thuận
không được sử dụng mà áp dụng ngay hình thức bỏ phiếu11.
Tổng Giám đốc phải trình lên Uỷ ban Ngân sách, Tài chính và Quản trị báo cáo
tài chính và dự tốn ngân sách hàng năm của WTO. Uỷ ban Ngân sách, Tài chính và
Quản trị sẽ xem xét báo cáo này và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất lên Đại Hội đồng.
Dự toán ngân sách và Quy chế tài chính và dự tốn ngân sách hàng năm phải được Đại
Hội đồng thông qua bởi 2/3 số phiếu của trên một nửa số Thành viên WTO. Ngân
sách của WTO được hình thành dựa trên đóng góp của các thành viên của mình theo tỷ
lệ trong số hoạt động thương mại của thành viên đó12. WTO cũng quản lý một số quỹ
ủy thác, đã được đóng góp bởi các thành viên. Chúng được sử dụng để hỗ trợ các hoạt
động đặc biệt cho hợp tác kỹ thuật và đào tạo nhằm hỗ trợ các nước kém phát triển và

10

L’Organisation mondiale du commerce, Division de l’information et les relations extérieures: Comprendre
l’OMC, 2011, tr. 13.
11
Như tại Điều 9 khoản 2 Hiệp định Marrakech: Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng có thẩm quyền chun
biệt để thơng qua việc giải thích của Hiệp định này và của các Hiệp định Thương mại Đa biên. Trong trường hợp
giải thích một Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1, Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng sẽ thực thi
thẩm quyền của họ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng giám sát chức năng của hiệp định đó. Quyết định thông qua
sẽ được chấp nhận bởi 3/4 số Thành viên.
12
Điều 7 Hiệp định Marrackech.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 9


SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

đang phát triển để sử dụng tốt hơn trong WTO, hưởng lợi từ hệ thống thương mại đa
phương. Tính đến hết năm 2012, ngân sách của WTO là 196.003.900 franc Thụy Sĩ13.
1.1.4 Những hiệp định của WTO
Tổ chức thương mại thế giới thực hiện việc quản lý thông qua các hiệp định, do
đó hệ thống các hiệp định trong WTO rất đa dạng và bao trùm lên nhiều lĩnh vực. Một
số hiệp định quan trọng bao gồm:
- Thứ nhất, Hiệp định về thương mại hàng hóa
 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT – General
Agreement on Tariffs 1994)
Hiệp định được xây dựng trên cơ sở của GATT 1947, theo ngun tắc của mơ
hình ba cấp: (i) GATT 1994 được bắt đầu bằng nguyên tắc cơ bản: thương mại không
phân biệt đối xử; (ii) các hiệp định bổ sung và các phụ lục bao gồm các điều khoản
đặc biệt liên quan đến những ngành hoặc những vấn đề chuyên biệt; (iii) danh mục và
chi tiết nêu cam kết của mỗi nước mở cửa thị trường nội địa của mình cho các nhà
cung cấp hàng hóa nước ngồi. Các danh mục ở phần phụ lục của GATT bao gồm các
cam kết có tính rằng buộc về thuế quan đối với thương mại hàng hóa nói chung, về
thuế quan và hạn ngạch thuế quan đối với thương mại một số sản phẩm nông nghiệp14.
 Hiệp định Nông nghiệp (AOA – Agreement of Agriculture)
Nội dung của hiệp định quy định về cách tiếp cận thị trường, cũng như hỗ trợ
trong nước và những trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp được liệt kê
trong Phụ lục 1 của hiệp định. Việc thực hiện hiệp định này đang được các quốc gia
thành viên tuân thủ. Tuy nhiên, trong vòng đàm phán Doha, các quốc gia vẫn còn đang
bàn luận để đưa những nội dung mới vào hiệp định này.
 Hiệp định về hàng dệt may (ATC – Agreement on Textiles and Clothing)
Hiệp định ATC ra đời thay thế cho Hiệp định hàng đa sợi MFA (Multi Fibre

Arrangement) được xây dựng năm 1974 để quản lý thương mại quốc tế trong lĩnh vực
hàng dệt may, một lĩnh vực khá nhạy cảm vì mặt hàng này được rất nhiều quốc gia
quan tâm. Điều đặc biệt ở Hiệp định này chính ở việc nó có quy định điều khoản tự
hủy. Cụ thể là Hiệp định ATC chính thức chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm
2005, và thương mại về hàng dệt may sẽ quay về áp dụng các nguyên tắc của GATT
1994. Do đó, chế độ hạn ngạch về hàng dệt mau sẽ bị chấm dứt và các nước nhập khẩu
mặt hàng này không được đề ra các biện pháp phân biệt đối xử với các quốc gia xuất
khẩu khác nhau.
13

World Trade Organisation: WTO Secretariat budget for 2012,
[truy cập ngày 20-1-2013].
14
Nguyễn Anh Tuấn: Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – OMC), Nxb Chính trị quốc gia, 2008, tr.
50.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 10

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

 Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS –
Sanitary and Phyto-Sanitary)
Mục tiêu xây dựng hiệp định này nhằm đề ra các biện pháp cần thiết nhằm mục
tiêu bảo vệ sức khỏe và đời sống của người dân, bảo vệ các loài động thực vật… Hiệp
định này được xây dựng gồm 14 điều và ba phụ lục.

 Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT – Technical
Barierrs to Trade)
Hiệp định TBT công nhận quyền của các quốc gia trong việc áp dụng các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng với điều kiện là các quy định, tiêu chuẩn đó khơng
được tạo ra các rào cản không cần thiết trong thương mại nhằm gây khó khăn cho các
nhà sản xuất và xuất khẩu. Mục tiêu của hiệp định này cũng nhằm kiểm sốt việc đặt
ra q nhiều luật lệ “vơ lý” để cản trở sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
 Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu (IPL – Import Licensing
Procedures)
Theo như quy định tại hiệp định này, các thủ tục cấp phép nhập khẩu phải đơn
giản, minh bạch và có thể dự đốn được nhằm khơng tạo ra một rào cản trong thương
mại. Các quốc gia phải công bố rõ ràng và đầy đủ những thông tin liên quan đến việc
xin giấy phép và sửa đổi các thủ tục hiện hành sao cho phù hợp và đơn giản hóa.
 Hiệp định về kiểm hóa trước khi xuất khẩu (PSI – Pre-Shipment
Inspection)
Hiệp định quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ áp dụng cho các cơ quan
giám định để xác định thông tin chủ yếu về giá cả, chất lượng và số lượng do các quốc
gia nhập khẩu đặt ra trước khi nhập khẩu hàng vào quốc gia đó. Mục đích xây dựng
hiệp định này để bảo vệ lợi ích tài chính quốc gia và bù đắp cho những khiếm khuyết
trong cơ cấu hành chính. Hiệp định này được các quốc gia đang phát triển quan tâm sử
dụng nhiều.
 Hiệp định về quy tắc xuất xứ (ROO – Rule Of Origin)
Việc xây dựng Hiệp định ROO với mục tiêu làm hài hòa các quy tắc xuất xứ và
ổn định thương mại thế giới. Các quy tắc xuất xứ phải rõ ràng và dự đoán được cũng
như không tạo nên trở ngại không cần thiết cho thương mại; phải đảm bảo rằng các
quy tắc xuất xứ không vơ hiệu hóa hay ảnh hưởng đến quyền của các thành viên được
quy định trong GATT 1994. Ngoài ra, các quy tắc này còn phải còn phải được chuẩn
bị và áp dụng một cách vơ tư, cơng khai, có thể dự đoán trước, nhất quán và trung lập.
 Hiệp định trị giá hải quan (ACV – Agreement on Customs Valuation) hay
còn gọi là Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan GATT


GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 11

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

Hiệp định này được xem như phần làm rõ những quy định của GATT 1994 về
trị giá hải quan. Hệ thống định giá của hiệp định dựa trên các tiểu chuẩn đơn giản và
cơng bằng có xem xét đến các tập quán thương mại. “Sự khác biệt chủ yếu giữa Bộ
luật về trị giá hải quan và Hiệp định ACV là việc bắt buộc tất cả các nước thành viên
của WTO phải tham gia”15.
 Hiệp định về các biện pháp tự vệ (ASG – Agreement on Safeguards)
Trước kia, các biện pháp tự vệ được quy định tại Điều XIX của GATT 1947,
nhưng từ sau năm 1994, vấn đề này được xây dựng thành Hiệp định về các biện pháp
tự vệ mà tất cả các nước thành viên phải tham gia. Hiệp định cho phép một nước thành
viên của WTO có thể tạm thời hạn chế nhập khẩu một sản phẩm nếu việc gia tăng
nhập khẩu sản phẩm này (có thể là tăng tuyệt đối hay tăng tương đối) gây ra hay đe
dọa gây ra thiệt hại cho việc sản xuất mặt hàng tương tự tại nước nhập nhẩu đó (gây
thiệt hại nghiêm trọng). ASG quy định các biện pháp tự vệ khơng được mang tính
phân biệt đối xử, tức là khơng được sử dụng để đánh vào hàng xuất khẩu của một nước
cụ thể nào16.
 Hiệp định về trợ cấp (ASCM – Agreement on Subsidiesand
Countervailing Messures)
Hiệp định bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và các biện
pháp đối kháng (biện pháp chống trợ cấp) mà tất cả thành viên WTO phải tuân thủ.
Hiệp định có quy định những trợ cấp bị cấm và các chế tài, những trợ cấp nào có thể

đối khác và những trợ cấp nào không thể đối kháng…
 Hiệp định về bán phá giá (AAD) hay còn gọi là Hiệp định về thực hiện
Điều VI của WTO17
Vấn đề chống bán phá giá là một vấn đề được rất nhiều quốc gia thành viên của
WTO quan tâm. Hiệp định quy định cụ thể về các vấn đề như xác định việc bán phá
giá, bằng chứng, các biện pháp tạm thời đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá,
tham vấn và giải quyết tranh chấp… Hiện nay, bảy thị trường xuất khẩu tập trung của
hàng hóa Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đức và Anh. Việt
Nam đang tập trung xuất khẩu vào 9 mặt hàng được đánh giá là chủ lực có tốc độ tăng
trưởng nhanh và gần chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đứng hàng
thứ 39/260 nước có tổng thương mại xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng
15

Sweden National Board, Consequence of WTO to developing countries, 2004, Stockholm, Sweden.
Nguyễn Anh Tuấn: Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – OMC), Nxb Chính trị quốc gia, 2008, tr.
142.
17
Điều 2 của Hiệp định chống bán phá giá quy định: một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu
thông thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị thơng thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của
sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thếp hơn mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
16

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 12

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt



WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

về xuất khẩu của Việt Nam rất cao tới 20% trên năm, trong khi tốc độ tăng trưởng bình
quân trên thế giới khoảng 6%-8% trên năm. Các mặt hàng Việt Nam bị kiên như cá
ba-sa, tôm (với Hoa kỳ), giày da, xe đạp (với EU), giày không thắm nước (với
Canada)… Về phía mình, doanh nghiệp Việt Nam khơng có thói quen đi kiện tụng. Do
vậy, tính đến tháng 7/2009, Việt Nam đã bị kiện 39 vụ nhưng chưa diễn ra vụ kiện nào
liên quan đến việc bán phá giá của hàng hóa của các nước nhập khẩu vào thị trường
được thực hiện Việt Nam đang nằm ở trong danh sách 100 nước đã phải đối mặt với
việc bị kiện bán phá giá18.
 Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs The Agreement on Trade-Related Investment Measures)
Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại hàng hoá (Điều 1, Hiệp định TRIMs). Nội dung hiệp định xoay quanh các
vấn đề như đối xử quốc gia và hạn chế số lượng, việc minh bạch hóa chính sách đầu
tư, tham vấn và giải quyết tranh chấp, ưu đãi cho các quốc gia đang phát triển…
- Thứ hai, Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại
(TRIPs)
WTO xây dựng Hiệp định TRIPs nhằm mục đích giảm bớt sai lệch và cản trợ
đối với thương mại quốc tế, thúc đẩy bảo vệ tích cực và hiệu quả các quyền về sở hữu
trí tuệ cũng đảm bảo các biện pháp và thủ tục thực thi không tạo rào cản đối với
thương mại. Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần đổi mới và
chuyển giao công nghệ với mục tiêu sau cùng là mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất
và người sử dụng. Hiệp định này là bắt buộc đối với tất cả thành viên19.
- Thứ ba, Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS – General Agreement on
Trade in Services)20
- Thứ tư, Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU –
Dispute Settlement Understanding)
DSU là bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh
chấp của WTO. Chức năng định hướng qui tắc và coi trọng pháp lý của hệ thống giải
quyết tranh chấp được nhấn mạnh trong DSU. DSU lập ra Cơ quan Giải quyết tranh

chấp (DSB – Dispute Settlement Body) để giám sát việc vận dụng và thực thi chức
năng của DSU. Tất cả các thành viên của WTO đều có mặt trong cơ quan này. Tuy
nhiên, chỉ những chính phủ là thành viên của một hiệp định đa biên cụ thể mới có thể
18

Ái Vân: Để tránh bị kiện bán phá giá, VNEconomy, 2009,
[ngày truy cập 25-12013].
19
OMC E-learning: Les accords commerciaux multilatéral de l’OMC, tháng 4/2012, tr. 49.
20
Nội dung này sẽ được trình bày trong chương 2 về Thương mại dịch vụ.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 13

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

tham gia vào các quyết định của DSB liên quan đến hiệp định. DSB ra quyết định
thông qua sự đồng thuận, có thẩm quyền và họp thường xuyên khi cần thiết để thực
hiện các chức năng của mình trong khn khổ thời gian do DSU qui định. DSB phải
thông báo cho các ủy ban và hội đồng WTO liên quan về bất cứ tiến triển nào trong
tranh chấp liên quan tới các điều khoản của các hiệp định21. Nội dung của DSU quy
định về mơi giới, trung gian, hịa giải, thành lập ban hội thẩm, xét xử, ra quyết định
giải quyết tranh chấp, trọng tài…
1.2 CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG WTO
1.2.1 Khái niệm

Việc phân loại các quốc gia thành các nhóm nước phát triển, nhóm nước đang
phát triển đã được các tổ chức quốc tế thực hiện như Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc
tế, Ngân hàng thế giới… thực hiện từ khá lâu. Ví dụ như năm 1971, Đại hội đồng của
Liên Hợp Quốc đã xếp 49 quốc gia vào nhóm các nước kém phát triển để được nhận
những hỗ trợ đặc biệt trong khi thực thi chương trình phát triển mười năm lần thứ hai
từ năm 1970. Tuy nhiên, Đại hội đồng đã chưa thiết lập được nguyên tắc phân loại sự
phát triển chung cho tất cả các thành viên. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế đã lập
đưa ra những nguyên tắc phân loại để xếp loại sự phát triển của các quốc gia gồm
UNDP22, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế23.
Về việc phân loại các thành viên trong WTO, hiện vẫn chưa có một khái niệm
nào là rõ ràng để định nghĩa như thế nào là “quốc gia đang phát triển”. Việc một quốc
gia được xem có phải là một quốc gia thuộc nhóm phát triển hay đang phát triển hay
khơng tùy thuộc vào tun bố của chính quốc gia đó24. Điều này cũng có nghĩa rằng
địa vị của mỗi quốc gia là do chính quốc gia đó định đoạt. Chính quốc gia đấy hiểu rõ
và thấy rõ tiềm lực và khả năng của mình đến đâu trong hơn 150 thành viên của WTO
mà quyết định cho mình một chỗ đứng phù hợp. Và điều này cũng có nghĩa rằng trong
mỗi hiệp định khác nhau của WTO, cũng từ cách nhìn nhận từ phía quốc gia đó mà
mỗi quốc gia đặt mình ở thứ bậc nào. Sẽ có hiệp định quốc gia này đứng ở vị trí là
quốc gia phát triển, nhưng sẽ có hiệp định quốc gia đấy lại đứng ở vị thế của quốc gia
đang phát triển. Do đó, việc xem xét các nước đang phát triển trong WTO thuộc một
21

Minh Quang, Với DSU, giải quyết tranh chấp trong WTO nhanh hơn, 2007,
[ngày truy cập
25-1-2013].
22
UNDP: chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc với nhiệm vụ giúp đỡ các quốc gia trong đổi mới , là cầu
nối giữa các quốc gia với tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực để giúp đỡ người dân cải thiện cuộc sống tốt hơn.
23
IMF Working Paper: Classifications of Countries Based on Their Level of Development: How it is Done and

How it Could be Done, 2-2011.
24
World Trade Organisation: What are the developing countries in the WTO?
[truy cập ngày 15-1-2012].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 14

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

nhóm đồng nhất là điều khập khiễng vì có thể các quốc gia cùng một nhóm trong hiệp
định này nhưng chính các quốc gia đấy lại chia thành hai nhóm khác nhau trong một
hiệp định khác. Và trên hết là do các quốc gia này khơng nằm trong một nhóm đồng
nhất, nên chắc chắn rằng mức độ phát triển, mức độ thu nhập, đặc điểm thương mại…
là khác nhau. Theo thống kê của WTO thì con số các nước thuộc nhóm thành viên
thành đang phát triển chiếm khoảng 3/4 các nước thành viên. Điều này có nghĩa rằng
một số lượng rất lớn các quốc gia đang nhận thức được vai trò cũng nhu tầm quan
trọng của WTO nên đã gia nhập WTO và xếp mình và nhóm quốc gia đang phát triển
để được hưởng những lợi ích từ tổ chức này. Tuy nhiên, WTO cũng đang mang phải
một gánh nặng trong việc đảm bảo làm sao để cân bằng được hoạt động thương mại
thế giới trong khi vẫn đảm bảo lợi ích các thành viên.
Riêng quy định về các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs – Least-developed
countries) WTO lại căn cứ vào danh sách xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Cụ thể có 49
quốc gia bị xếp hạng là quốc gia kém phát triển theo Liên Hợp quốc và trong số đó có
34 quốc gia là thành viên của WTO25. Cũng như nhóm các nước đang phát triển, các
nước kém phát triển cũng muốn tham gia WTO để thúc đẩy thương mại trong nước

hoạt động tốt hơn.
1.2.2 Lịch sử ra đời của nhóm các quốc gia đang phát triển trong WTO
Nguồn gốc của việc phân loại vị thế của các quốc gia trong WTO có thể được
xem là bắt nguồn từ việc thực thi Hiệp định GATT 1947, tiền thân của WTO. Lúc đầu,
GATT khơng có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Thế nhưng dần dần thực tế, các quốc gia đang phát triển cần có những ưu đãi hơn các
quốc gia khác. Việc ký kết Hiệp định GATT lúc đầu được thực hiện bởi 23 quốc gia.
Hiệp định đã thực hiện nghiêm khắc các cam kết để đảm bảo tuân thủ những nguyên
tắc được đưa ra và không nhằm tạo sự có lợi hơn cho bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên,
trong số các quốc gia tham gia GATT 1947, có đến 11 26 nước là các quốc gia đang
phát triển. Trong những năm đầu của Hiệp định GATT (1948-1955), các nước đang
phát triển đã tham gia vào các cuộc đàm phán về vấn đề thuế quan cũng như các khía
cạnh khác trong công việc của tổ chức như là các đối tác bình đẳng. Họ đã bắt buộc

25

LDCs trong WTO gồm: Angola, Bangladesh, Benin, Burkina Faso, Burundi, Campuchia, Cộng hòa Trung phi,
Chad, Congo, Djibouti, Gambia, Guiné, Guiné Bissau, Haiti, Lào, Leyhoso, Madagascar, Malawi. Mauritania,
Mozambique, Myanmar, Nepal, Niger, Rwanda, Samoa, Senegal, Sierra Leon, Solomom, Tanzania, Togo,
Uganda, Vanuatu, Zambia.
26
Bao gồm các nước: Brazil, Miến Điện (Myanmar), Trung Quốc, Tích Lan (Sri Lanka), Chile, Cu Ba, Ấn Độ,
Lebanon, Pakistan, Nam Rhodesia (Zimbabwe) và Syria.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 15

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt



WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

phải tuân thủ các quy tắc tương tự như các đối tác là quốc gia phát triển và phải chứng
minh cho việc thêm vào các biện pháp hạn chế thương mại27.
Trong 25 năm đầu tiên thực thi Hiệp định GATT, các cuộc đàm phán đã làm
cho hàng rào thuế quan quan đối với hàng hóa cơng nghiệp của các nước đang phát
triển giảm từ mức trung bình 40% xuống cịn xấp xỉ 4%. Tuy nhiên các sản phẩm quan
trọng theo quan điểm của các nước đang phát triển (như hàng nông sản và dệt may)
phần lớn không nằm trong các cuộc đàm phán này. Về sau, trọng tâm đã chuyển từ
thuế quan sang các hàng rào thương mại phi thuế quan. Nhiều nước đang phát triển đã
chọn hướng không tham gia vào các hiệp định này mà thay vào đó là tham gia dưới
hình thức hiệp định phụ tự nguyện. Đến Vòng đàm phán Uruguay, một yêu cầu đặt ra
là các nước là thành viên của WTO phải tham gia tất cả các hiệp định dù là trình độ
phát triển chênh lệch nhau. Ngay tại lời mở đầu của Tuyên bố Marrakesh 1994 về
thành lập tổ chức Thương mại thế giới cũng thể hiện rõ điều này: “Thừa nhận thêm
rằng cần phải có nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, đặc
biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ lệ phần tăng trưởng trong
thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó”28.
Năm

Nội dung

1947

GATT được thành lập với tiêu chuẩn nhân nhượng lẫn nhau nghiêm
ngặt (nghĩa là kỳ vọng tất cả các nước phải cho phép tiếp cận thị
trường để đổi lại điều gì đó).

1954-1955


Rà sốt lại GATT. Lần đầu tiên khơng thực hiện tiêu chuẩn nhân
nhượng lẫn nhau cùng với các quy định đặc biệt cho các nước đang
phát triển.

1964

Địa vị của các nước đang phát triển được tăng cường ở bên ngồi
thơng qua việc thành lập UNCTAD (Cơ quan của Liên Hợp Quốc
nhằm thúc đẩy thương mại và lợi ích phát triển của các nước đang
phát triển) và bên trong thông quan Ủy ban Thương mại và Phát
triển của GATT.
Đoạn bổ sung trong GATT (Phần IV) về Thương mại và Phát triển.
Vòng đàm phán Tokyo: nguyên tắc GATT à la carte được đặt ra với
sự tham gia tự nguyện vào các hiệp định mới.

1965
1973-1979

27

Ban thư ký WTO: “Các nước đang phát triển và hệ thống thương mại đa phương: Quá khứ và hiện tại”, tài
liệu cơ quan cho Hội nghị cấp cao về vấn đề Thương mại và Phát triển, Genève (17-18 tháng 3/1999), tr. 11.
28
Kommerskollegium: Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Ủy ban quốc gia về
hợp tác kinh tế quốc tế, 2005, tr. 19, 20.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 16


SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

1979
1986-1994

Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt được thể chế hóa thơng qua
Điều khoản thi hành.
Vịng đàm phán Uruguay: Quay lại tiêu chuẩn nhân nhượng lẫn
nhau thông qua việc tất cả các thành viên đều tham gia vào tất cả
các hiệp định. Tính linh hoạt động được duy trì thông qua đối xử
đặc biệt và khác biệt trong khuôn khổ từng hiệp định,
Sự hình thành các quy định đặc biệt đối với các nước đang phát triển29.

1.2.3 Ảnh hưởng của WTO đến các quốc gia đang phát triển
Tham gia vào WTO mang đến cho tất cả các thành viên cả những tác động tích
cực và tiêu cực. Việc gia nhập này của tất cả các nước nói chung và các nước đang
phát triển nói riêng đều mang đến những thuận lợi nhất định. Có thể liệt kê mười thuận
lợi cho các quốc gia khi gia nhập WTO như30:
- WTO góp phần vào gìn giữ hịa bình
- Các tranh chấp được giải quyết bằng cách xây dựng
- Đơn giản hóa các quy tắc
- Tự do hóa thương mại nhằm giảm chi phí sinh hoạt
- Cung cấp sự lựa chọn rộng hơn dựa trên sự đa dạng của sản phẩm
- Thương mại thúc đẩy tăng trưởng thu nhập
- Thương mại thúc đẩy tẳng trưởng kinh tế
- Những nguyên tắc cơ bản mang đến một hệ thống hoạt động hiệu quả hơn

- Các chính phủ khơng bị cản trở bởi các áp lực
- Thúc đẩy quản lý tốt thương mại công
Là thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc phải tuân thủ các nguyên tắc
được đặt ra, đặc biệt là hai nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia rất được các
thành viên WTO quan tâm. Về mặt tích cực, hai nguyên tắc này tạo nên sự bình đẳng
giúp các quốc gia đang phát triển không bị phân biệt với các nước phát triển về hàng
hóa, dịch vụ… Trên hết, các doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển sẽ có cơ
hội để thâm nhập thị trường rộng lớn của các nước phát triển từ việc gỡ bỏ các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan. Hơn nữa từ việc thâm nhập thị trường được đơn giản
hóa này, sẽ buộc các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển phải tìm tịi, khắc
phục những hạn chế của mình đồng thời áp dụng cơng nghệ mới để phát triển hoạt
29

Kommerskollegium: Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Ủy ban quốc gia về
hợp tác kinh tế quốc tế, 2005, tr. 31, 32.
30
Organisation mondiale du commerce: 10 avantages du système commercial de l’OMC, 2008, tr. 1.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 17

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


WTO và các quốc gia đang phát triển - Thực tế thị trường dịch vụ phân phối tại Việt Nam

động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Một
điểm tích cực phải đề cập chính là tạo được việc làm cho rất nhiều lao động trong
nước khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ cần nâng

cao chất lượng lực lượng lao động này để đáp ứng được các chỉ tiêu gắt gao của các
công ty đa quốc gia.
Xét về bất lợi, phải khẳng định rằng tham gia WTO đồng nghĩa với việc quốc
gia thành viên phải chấp nhận những cam kết đã đàm phán, những hiệp định đa
phương bắt buộc và những hiệp định nhiều bên đã ký. Thành viên WTO không thể
muốn thực hiện hay không thì tùy vào ý chí thành viên đó mà phải tận tâm thực hiện
chúng. Trong trường hợp thành viên không tuân thủ đúng thì chắc chắn rằng chế tài sẽ
được áp dụng, điển hình như việc áp đặt các biện pháp đối kháng. Nguyên tắc MFN và
NT đảm bảo cho việc đối xử công bằng giữa các quốc gia thành viên, do đó ở khía
cạnh tiêu cực, đây là rào cản để các quốc gia áp dụng các biện pháp hỗ trợ. Sẽ khó cho
chính phủ các nước nước xuất khẩu trợ cấp cho những mặt hàng thiết yếu để xuất khẩu
chúng sang các nước thành viên WTO trong trường hợp này. Mặt khác, một yêu cầu
gắt gao về hành lang pháp lý cũng cần được thiết lập khi mở cửa thị trường. Rất nhiều
doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư. Do đó, việc quản lý, điều hành sao cho vừa tận
dụng được ưu thế của mở cửa cạnh tranh, vừa bảo vệ được các doanh nghiệp trong
nước trước sự thâm nhập đấy cũng rất cần được quan tâm. Những tiêu cực đấy là khó
lịng tránh khỏi, tuy nhiên cũng khơng thể nào phủ nhận rất nhiều ảnh hưởng tích cực
từ việc gia nhập WTO. Nhìn chung, những nghiên cứu đã chứng minh rằng trong nửa
cuối của thế kỷ trước, tác động của tồn cầu hóa đã góp phần giảm bớt sự bất bình
đẳng giữa các quốc gia. Trên thực tế, tồn cầu hóa đã được thực hiện trên tồn thế giới
từ những năm 50, sau thế chiến thứ hai, nhưng các quốc gia đang phát triển vẫn còn
chịu ảnh hưởng của chính sách bảo hộ và khơng mở cửa thương mại. Kể từ thập niên
60, các quốc gia đang phát triển nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc mở cửa nên đã
theo đuổi chính sách này. Tuy nhiên, ưu tiên của các quốc gia đang phát triển không
chỉ nằm trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại mà cịn ở việc
theo đuổi các giá trị và đặc thù riêng về kinh tế của họ31.
1.3 THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG WTO
1.3.1 Khái niệm
Để định nghĩa thế nào là dịch vụ thì hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào cụ
thể và bao trùm tất cả các phân ngành dịch vụ trong đời sống hiện nay. Ngay cả trong

31

Irma Majdalani Habib: Les pays en voie de développement et l’OMC : le Liban y trouvera-t-il son intérêt ?
[ngày truy cập 15-1-2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 18

SVTH: Phạm Tuấn Kiệt


×