Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 trung học phổ thông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------

LÊ THỊ HẰNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG
VÀ VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------

LÊ THỊ HẰNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG
VÀ VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Select.Pdf
SDKdạy học bộ môn Hóa học


ChuyênDemo
ngành:Version
Lý luận-và
Phƣơng pháp

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Hằng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii



Lời Cảm Ơn
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Hóa học trường
ĐHSP Huế, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của
đồng nghiệp kết hợp với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Xuân Trường cùng quý thầy cô tham gia giảng dạy trong suốt khóa học, sự
hướng dẫn nhiệt tình đầy tâm huyết của quý thầy cô đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Học viên xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô cán bộ giảng viên Khoa
Hóa, Phòng đào tạo sau đại học trường ĐHSP Huế đã luôn hỗ trợ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác
Demo Version - Select.Pdf SDK

tích cực từ quý thầy cô và các em học sinh các trường THPT Duy Tân,
THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi và một số trường THPT dân
tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Kon Tum; bạn bè thân thiết và các thành viên
trong gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Hằng

iii
iii



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ............................................................................................................ii
lời Cảm ơn ............................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... 1
Bảng chữ viết tắt ........................................................................................................ 5
Danh mục các bảng, hình vẽ..................................................................................... 6
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................10
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................11

Demo
- Select.Pdf SDK
7. Giả thuyết
khoaVersion
học ...........................................................................................
11
8. Những đóng góp của đề tài ................................................................................11
PHẦN II. NỘI DUNG .............................................................................................13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................13
1.1. Vì sao phải giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh? .................................13
1.1.1. Tầm quan trọng của môi trường sống ......................................................13
1.1.2. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ....................................14

1.1.3. Hóa học và vấn đề môi trường.................................................................18
1.1.4. Nhà trường phổ thông với công tác giáo dục môi trường hiện nay .........21
1.2. Dạy học tích hợp và vấn đề giáo dục môi trường trong chương trình hóa học
phổ thông ...............................................................................................................22
1.2.1. Các đặc trưng của dạy học tích hợp .........................................................23
1.2.2. Tác dụng của dạy học tích hợp ................................................................23
1.2.3. Giáo dục môi trường thông qua dạy học hoá học ở trường phổ thông ....24

1


1.2.4. Phạm vi tích hợp giáo dục môi trường thông qua môn hoá học ở trường
phổ thông ...........................................................................................................25
1.3. Vai trò của bài tập hóa học trong chương trình hóa học phổ thông ...............25
1.3.1. Ý nghĩa và tác dụng của bài tập hóa học .................................................25
1.3.2. Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học ở phổ thông ..................26
1.3.3. Xây dựng bài tập hóa học gắn với nội dung giáo dục môi trường ..........26
1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa trong dạy học hóa học ở phổ thông ....27
1.4.1. Thế nào là hoạt động ngoại khóa hóa học ...............................................27
1.4.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa trong dạy học hóa học ở phổ thông ....27
1.5. Thực trạng việc dạy học hóa học gắn với nội dung giáo dục môi trường ở nhà
trường phổ thông hiện nay.....................................................................................28
1.5.1. Mục đích điều tra .....................................................................................28
1.5.2. Nội dung điều tra .....................................................................................28
1.5.3. Đối tượng điều tra ....................................................................................28
1.5.4. Phương pháp điều tra ...............................................................................28
1.5.5. Kết quả điều tra ........................................................................................28

Version
- Select.Pdf SDK

TIỂU KẾT Demo
CHƢƠNG
1 .........................................................................................
31
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG THÔNG
QUA DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG VÀ VÔ CƠ LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................................32
2.1. Biện pháp 1. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu, xác định các nội dung hóa
học phần đại cương và vô cơ lớp 11 trung học phổ thông có liên quan đến giáo
dục môi trường ......................................................................................................32
2.1.1. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh ........................................................32
2.1.2. Xác định nội dung bài học có liên quan đến vấn đề môi trường .............33
2.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin trong sưu tầm,
trao đổi và hệ thống hóa nguồn tư liệu phục vụ cho giáo dục môi trường trong dạy –
học hóa học phần đại cương và vô cơ lớp 11 trung học phổ thông nhằm phát triển
năng lực công nghệ thông tin cũng như năng lực hợp tác cho học sinh ...................35
2.1.1. Chương sự điện ly ....................................................................................36

2


2.2.2. Chương Nitơ – Photpho ...........................................................................36
2.2.3. Chương Cacbon – Silic ............................................................................42
2.3. Biện pháp 3. Thiết kế và thực hiện một số giáo án sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh có tích hợp nội dung giáo
dục môi trường phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 trung học phổ thông ........47
2.3.1. Giáo án bài “Phân bón hóa học” ..............................................................47
2.3.2. Giáo án bài: “Hợp chất của cacbon” ........................................................49
2.4. Biện pháp 4. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học tích hợp giáo
dục môi trường phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 trung học phổ thông....54

2.4.1. Nguyên tắc xây dựng ...............................................................................55
2.4.2. Quy trình xây dựng bài tập hóa học phần đại cương và vô cơ lớp 11 trung
học phổ thông có nội dung giáo dục môi trường ...............................................55
2.4.3. Hệ thống bài tập hóa học phần đại cương và vô cơ lớp 11 trung học phổ
thông có nội dung giáo dục môi trường .............................................................55
2.4.4. Sử dụng hệ thống bài tập hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 trung học
phổ thông có nội dung giáo dục môi trường trong dạy học môn hóa học .........63

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
2.5. Biện pháp
5. Tổ
chức cho
học sinh tham
gia các hoạt động trải nghiệm thực
tế nhằm phát triển kiến thức, kĩ năng cũng như sự hiểu biết của học sinh về môi
trường và bảo vệ môi trường .................................................................................69
2.5.1. Tổ chức cho học sinh thăm quan, trải nghiệm thực tế .............................69
2.5.2. Hoạt động vệ sinh cộng đồng ..................................................................75
2.5.3. Tham gia các cuộc thi kiến thức ..............................................................76
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................77
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................78
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .....................................................................78
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................................78
3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm sư phạm ....................................................78
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................................................79
3.4.1. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm .............................................................79
3.4.2. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................79


3


3.4.3. Kiểm tra mẫu thực nghiệm sư phạm........................................................80
3.4.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm...............................................................80
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................80
3.6. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm ...............................................................80
3.6.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ........................................................82
3.6.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ...........................................................83
3.6.3. Vẽ đồ thị đường lũy tích và biểu đồ ........................................................86
3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.........................................................89
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................90
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................91
1. Kết luận .............................................................................................................91
2. Một số kiến nghị, đề xuất ..................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ


Viết tắt

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

ĐC

Đối chứng

4

GDMT

Giáo dục môi trường

5

GV


Giáo viên

6

KNK

Khí nhà kính

7

HS

Học sinh

8

TN

Thực nghiệm

9

THPT

Trung học phổ thông

10

THPTDTNT


Trung học phổ thông dân tộc nội trú

11

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

12

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13
14

Demo Version - Select.Pdf SDK
WHO

Tổ chức Y tế thế giới

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả điều tra tần suất lồng ghép các nội dung GDMT trong quá trình
dạy học môn hóa học của giáo viên THPT ...............................................................29
Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc thực hiện các biện pháp GDMT cho học sinh thông
qua dạy học môn hóa học của giáo viên THPT ........................................................29
Bảng 1.3. Kết quả điều tra sự hiểu biết của học sinh về các vấn đề môi trường liên
quan đến môn hóa học (Thông qua chất lượng bài kiểm tra) ...................................29
Bảng 1.4. Kết quả điều tra về hứng thú của học sinh nếu được học môn hóa học có
tích hợp nội dung về môi trường ...............................................................................29
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh về việc kết hợp sử dụng các biện pháp
giáo dục môi trường trong dạy học môn hóa học .....................................................30
Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng ..........................................79
Bảng 3.2. Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm ........82
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 15’ THPT Duy Tân,
THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................................83
Bảng 3.4. Bảng
phânVersion
phối theo- Select.Pdf
kết quả học tập
bài kiểm tra 15’ THPT Duy Tân,
Demo
SDK
THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................................83
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số bài kiểm tra 15’ ba trường THPT Duy Tân,
THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................................83
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 45’ lần 1 trường
THPT Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi .....................................................84
Bảng 3.7. Bảng phân phối theo kết quả học tập bài kiểm tra 45’ lần 1 trường THPT
Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................84
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số bài kiểm tra 45’ lần 1 trường THPT Duy Tân,

THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................................84
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 45’ lần 2 trường
THPT Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi .....................................................85
Bảng 3.10. Bảng phân phối theo kết quả học tập bài kiểm tra 45’ lần 2 trường THPT
Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................85
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các tham số bài kiểm tra 45’ lần 2 trường THPT Duy Tân,
THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi ................................................................................85
6


HÌNH
Hình 1.1. Khí thải từ các ngành công nghiệp thép ở TP. Bản Khê, Trung Quốc .....15
Hình 1.2. Rác thải rắn trên biển ................................................................................16
Hình 1.3. Cá chết trắng .............................................................................................18
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ...........................21
Hình 2.1. Điều chế thuốc nổ đen ...............................................................................40
Hình 2.2. Bức tranh CO2 toàn cầu hiện nay .............................................................46
Hình 2.3. Nước giếng sinh hoạt bị nhiễm phèn tại Kon Tum ...................................70
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống lọc thô...............................................................................71
Hình 2.5. Lò đốt rác thải rắn tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum .................................72
Hình 2.6. Đập ngăn sông Đăk Bla khai thác cát, sỏi trái phép .................................73
Hình 2.7. Hệ thống hào, hố rộng hàng nghìn m2 của doanh nghiệp ........................74
Hình 2.8. Học sinh trường THPT Duy Tân tham gia dọn vệ sinh ............................75
Hình 2.9. Giáo viên, học sinh THPT Duy Tân tại nghĩa trang liệt sĩ tp.Kon Tum........76
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15’ của HS cả ba trường ....................86
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 45’ lần 1 của HS cả ba trường ...........86

Version
Select.Pdf
SDK

Hình 3.3. ĐồDemo
thị đường
lũy tích-bài
kiểm tra 45’
lần 2 của HS cả ba trường ...........87
Hình 3.4. Biểu đồ cột biểu diễn kết quả học tập qua bài kiểm tra 15’ của HS ba
trường THPT Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi .........................................87
Hình 3.5. Biểu đồ cột biểu diễn kết quả học tập qua bài kiểm tra 45’ lần 1 của HS ba
trường THPT Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi .........................................88
Hình 3.6. Biểu đồ cột biểu diễn kết quả học tập qua bài kiểm tra 45’ lần 2 của HS ba
trường THPT Duy Tân, THPT Kon Tum, THPT Lê Lợi .........................................88

7


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập niên gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên
nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người. Việt
Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như
cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô
nhiễm môi trường sống, … Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh:
“Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con
người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hoàn thiện hệ thống pháp luật,
ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp
luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và
kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, …” Điều này cho thấy, vấn đề môi
trường đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong Chiến lược xây dựng và
phát triển đất nước giai đoạn tới.

Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

Demo
- Select.Pdf
SDK
số 1363/QĐ-TTg
vềVersion
việc phê duyệt
đề án: “Đưa
các nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu:“Giáo dục học sinh có những hiểu
biết về pháp luật và chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi
trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. Nhằm
cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày
31/01/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CTBGD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm
vụ trọng tâm cho giáo dục bảo vệ môi trường ở phổ thông là trang bị cho học sinh
(HS) kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng những hình thức
phù hợp trong các môn học.
Thực tế cho thấy, ngành hóa học cùng với các ngành khoa học khác có sự
đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng cũng chính sự phát
triển ấy đã gây những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với môi trường sống.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống, sản xuất thực tiễn

8


và môi trường. Việc lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục môi trường (GDMT)
thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông là phù hợp và rất cần thiết. Tuy
nhiên, qua thực tế giảng dạy ở địa phương chúng tôi nhận thấy, vấn đề GDMT trong
trường phổ thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như: HS chưa hứng thú với

những nội dung mang tính lý thuyết về môi trường; nhà trường chưa có đủ điều kiện
cơ sở vật chất để ứng dụng nội dung GDMT trong các bài giảng trên lớp cũng như
các hoạt động trải nghiệm cho học sinh; nguồn tư liệu để giáo viên (GV) sử dụng
trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT rất nhiều nhưng thiếu tính hệ
thống, ... Vì vậy mà việc tích hợp GDMT thông qua dạy học hóa học còn chưa hiệu
quả và chưa được thực hiện đồng bộ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp
giáo dục môi trường cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học đại cương và
vô cơ lớp 11 trung học phổ thông, nhằm mục đích xây dựng ý thức bảo vệ môi
trường cho các em HS, đồng thời cung cấp nguồn tư liệu có hệ thống giúp GV dễ
dàng hơn trong việc lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học ở trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Demo
SDK
Qua tìm
hiểu Version
lịch sử vấn- Select.Pdf
đề nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy đã có một số
công trình khoa học có liên quan như:
- Trần Thị Hồng Châu, Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học 10,
11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sỹ giáo dục, 2010.
- Nguyễn Văn Vĩnh Hảo, Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh thông qua việc dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông,
Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, 2014.
- Lê Thị Huyền, Một số biện pháp giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn
thực phẩm trong dạy học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục, 2016.
- Nguyễn Thị Huyền, Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua

các bài giảng hóa học lớp 10 Trung học phổ thông, Sáng kiến kinh nghiệm, 2013.
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở những biện
pháp chung cho chương trình hóa học phổ thông, chưa đi sâu vào các bài dạy cụ thể,

9


chưa áp dụng nhiều các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển
năng lực HS.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT).
Đối tƣợng nghiên cứu
Một số biện pháp GDMT cho HS thông qua dạy học phần hóa học đại cương
và vô cơ lớp 11 THPT.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất, xây dựng và áp dụng một số biện pháp GDMT cho HS thông qua
dạy học phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 THPT nhằm:
- Giúp HS có nhận thức đúng đắn về các vấn đề môi trường hiện nay và tầm
quan trọng của môn hóa học đối với môi trường sống.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho HS cũng như khả
năng vận dụng các kiến thức đã học để tuyên truyền cho những người xung quanh

Demo Version - Select.Pdf SDK
bảo vệ môi trường.
- Tạo hứng thú học tập bộ môn và giúp các em học sinh phát triển các năng
lực cá nhân.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng các vấn đề môi trường, cũng như sự hiểu biết và ý thức

bảo vệ môi trường của HS hiện nay.
- Tìm hiểu việc thực hiện lồng ghép GDMT trong môn hóa học cho HS ở
trường phổ thông hiện nay.
- Nghiên cứu những kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường có thể áp
dụng trong chương trình hóa học THPT.
- Thiết kế một số giáo án có tích hợp các nội dung giáo dục môi trường theo
hướng phát triển năng lực học sinh thuộc phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11
THPT.

10


- Xây dựng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 có nội
dung liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu quả của các biện pháp và
hệ thống bài tập đã xây dựng.
- Vận dụng kiến thức đo lường, đánh giá kết quả học tập để phân tích kết quả TNSP.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung và biện pháp GDMT cho HS trong chương trình hóa học phần đại
cương và vô cơ lớp 11 THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về vấn đề môi trường, mối liên hệ giữa hóa học với
môi trường sống.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học và phương pháp dạy học hóa học
theo hướng đổi mới giáo dục.
- Nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới hiện hành.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


Demo Version - Select.Pdf SDK

- Sử dụng phiếu điều tra khảo sát nhận thức của HS về các vấn đề môi trường
và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở một số trường THPT tại tỉnh Kon Tum.
- Khảo sát thực tiễn dạy – học môn hóa học có tích hợp, lồng ghép các nội
dung GDMT và tiến hành TNSP tại trường THPT Duy Tân, THPT Lê Lợi, THPT
Kon Tum trên địa bàn thành phố Kon Tum.
6.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học
Xử lý kết quả TNSP bằng toán học thống kê.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và áp dụng hợp lý các biện pháp GDMT cho học sinh thông
qua việc dạy học hóa học phần đại cương và vô cơ lớp 11 THPT thì sẽ đạt được
hiệu quả cao về công tác GDMT ở nhà trường phổ thông.
8. Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng nguồn tư liệu cung cấp thông tin phục vụ cho GDMT trong
chương trình hóa học phổ thông.

11


- Thiết kế một số giáo án có tích hợp nội dung GDMT bằng những phương
pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Xây dựng và hệ thống hóa bài tập trắc nghiệm và tự luận có nội dung liên
quan đến vấn đề môi trường trong phần hóa học đại cương và vô cơ lớp 11 THPT.
- Đề xuất một số hoạt động ngoại khóa liên quan đến GDMT cho HS giúp
các em khắc sâu kiến thức, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào cuộc sống,
đồng thời nâng cao kỹ năng sống cho HS.

Demo Version - Select.Pdf SDK


12


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Vì sao phải giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh?
1.1.1. Tầm quan trọng của môi trường sống
1.1.1.1. Môi trường là gì?
Tại Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, quy định:
Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trƣờng là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Có thể thấy các thành phần của môi trường luôn chuyển hoá trong tự nhiên,
diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Các chu trình phổ biến nhất
trong tự nhiên là chu trình sinh địa hoá như: Chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu

Demo Version - Select.Pdf SDK

trình photpho, … Khi các chu trình này không giữ trạng thái cân bằng thì các sự cố
về môi trường xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở khu vực
hoặc quy mô toàn cầu.
1.1.1.2. Chức năng cơ bản của môi trường
Môi trường thực hiện các chức năng cơ bản nhưng hết sức quan trọng như:
- Là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
- Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất.

- Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên Trái đất.
- Môi trường cũng là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

13



×