Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

tiểu luận GIÁO DỤC HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 50 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI


GIÁO DỤC HỌC

NHÓM 2
NĂM HỌC: 2014- 2015


CHUYÊN ĐỀ 1
Chương 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I.

1)








Giáo dục học là một khoa học.
Đối tuợng của Giáo dục học:
Khi nghiên cứu khoa học ta thường bắt đầu từ việc xem xét đối
tượng của nó vì đối tượng nghiên cứu của một khoa học là một
phần của thế giới khách quan mà lĩnh vực khoa học đó tập trung
nghiên cứu đẻ tìm ra những quy luật vận động của nó. Trong khoa
học hiện đại thì bộ môn nghiên cứu Giáo dục học có đối tượng
nghiên cứu rất đặc biệt.


Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con
người và là một bộ môn của khoa học giáo dục, trong các khoa học
xã hội
Đối tuợng nghiên cứu của giáo dục học chính là quá trình giáo dục
con người, với tư cách là là một quá trình hình thành con người một
cách có ý thức, có mục đích, có tổ chức quản lí một cách khoa học,
nghĩa là nghiên cứu giáo dục trong sự vận động, phát triển với tính
chất là một quá trình xã hội bộ phận.
Giáo dục học dụa trên các khoa học để tiến hành nghiên cứu và tổ
chức các họat động giáo dục, được chia làm 4 phần : Những vấn đề
lí luận chung, Lý luận dạy học, Lí luận giáo dục va Lý luận quản lí nhà
trường . Mỗi phần có những nội dung nghiên cứu đặc trưng .

2) Những khái niệm phạm trù cơ bản :
Giáo dục học là hệ thống các khái niệm, phạm trù có quan hệ
với nhau tạo thành lí thuyết chặt chẽ, sau đây là một số khái niệm
quan trọng trong giáo dục học :
-Giáo dục : Là khái niệm cơ bản nhất, quan trọng nhất của Giáo
dục học.
Về bản chất : giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những
kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người

Về hoạt động : giáo dục là quá trình tác động đến đối tượng giáo
dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách .

Về mặt phạm vi: khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác
nhau:


+ Ở cấp độ rộng thứ nhất : giáo dục được hiểu là quá trình hình



thành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan, có
ý thức và không có ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh xã hội đối với
các cá nhân. Đó là quá trình xã hội hóa con người. Ngày nay thực
tiễn giáo dục đã phát triển rộng, sâu sắc hơn nhiều, vì thế nội dung
giáo dục đã phát triển hơn trước, đáp ứng nhu cầu học hỏi, tự hoàn
thiện của mọi người.

+Ở cấp độ thứ hai : giáo dục có thể hiểu là hoạt động có mục đích
của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có kế hoạch, có hệ
thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách
( giáo dục xã hội ).

+Ở cấp độ thứ ba: giáo dục được hỉêu là quá trình tác động có kế
hoạch , có nội dung và phương pháp khoa học của các nhà sư phạm
trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp nâng cao nhận thức, phát
triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Đó là quá
trình sư phạm , được chia thành hai quá trình là dạy học và giáo dục
theo nghĩa hẹp.
+ Ở cấp độ thứ tư: giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để
hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể thông qua việc tổ chức
cuộc sống, hoạy động và giao lưu. Ở cấp độ này khái niệm giáo dục
ngang bằng với khái niệm dạy học ( Giáo dục nghĩa hẹp).
=> Tóm lại, giáo dục là quá trình xã hội hóa, hình thành nhân cách
của mỗi con người, được thực hiện trong quá trình xã hội hóa, đa
dạng hóa, là công việc của toàn xã hội phù hợp với tính quy luật của
hoạt động giáo dục thông qua quá trình giáo dục.

-Giáo dưỡng : là quá trình cung cấp kiến thức khoa học, hình

thành phương pháp nhận thức và kĩ năng thực hành sáng tạo cho
học sinh thông qua con đường dạy học, vậy giáo dưỡng là qua trình
bồi dưỡng học vấn cho học sinh.
-Dạy học : đây là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể


với một nội dung khoa học, được thực hiện thao một phương pháp
sư phạm đặc biệt. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt
đông học diễn ra song song do nhà trường tổ chức, thầy giáo thực
hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và
hình thành lỹ năng hoạt động, vận dụng tri thức vào cuộc sống,
nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách
cho người học.
+Day và học là hai quá trình tương tác lẫn nhau, cái này cho sự
xuất hiện, vận động phát triển của hoạt động kia, chúng chế ước bổ
sung cho nhau bắt đầu từ việc dạy. Trong đó vai trò quan trọng, tính
chất chủ thể của học sinh dưới tác động của người thầy làm cho
hoạt động học diễn ra năng động, sáng tạo, giúp học sinh có thể
chuyển hóa từ những kiến thức chung thành vốn riêng của mình.
+ Day học khác với giáo dục đó là việc đánh giá hiệu quả phải
kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức – tình cảm – niềm tin và biểu lộ ra ở
thói quen và hành vi, lối sống của con người trong các mối quan hệ
xã hội.
Dạy học là con đường cơ bản để thực hiên mục đích giáo dục xã
hội. Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi các nhân phát triển,
thành đạt.
II.

Vị trí giáo dục học trong hệ thống các khoa học giáo dục
1) Vị trí của giáo dục học trong hệ thống các khoa học giáo dục

Khoa học giáo dục là hệ thống bao gồm các khoa học bộ phận
cùng nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của hoạt động giáo dục.
trong cấu trúc của hệ thống khoa học giáo dục, trong các tài liệu
tổng kết về lịch sử phát triển của nó thường được trình bày như sau:
-Lịch sử giáo dục
+Nội dung trình bày tổng quát về sự phát triển giáo dục ở các
giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh các kinh nghiệm
giáo dục, các tư tưởng giáo dục tiến bộ, giúp cho các nhà nghiên cứu
,các nhà giáo dục kế thừa và phát huy được những tinh hoa, những
tư tưởng và xu hướng tiến bộ về giáo dục từ trước tới nay.


+Trong lịch sử giáo dục(và trong khoa học giáo dục nói chung)
nguyên tắc lịch sử được áp dụng triệt để, đặc biệt trong việc đánh
giá , chọn lọc các hiện tượng giáo dục, tìm ra bản chất giáo dục ở
từng giai đoan lịch sử, xu hướng phát triển và tiến bộ của giáo dục
làm cơ sở cho viêc xây dựng và phát triển những vấn đề mới trong
giáo dục.
-Các ngành giáo dục
Gồm có giáo dục học đại cương, trong đó trình bày cơ sở lí luận
chung, những vấn đề cơ bản về lí luận giáo dục và dạy học. cung cấp
cho các nhà nghiên cứu giáo dục các quan điểm phương pháp luận,
những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức thưc hiện và quản lí
các quá trình giáo dục phù hợp với khoa học giáo dục đáp ứng yêu
cầu khách quan của kinh tế- xã hội đối với giáo dục.

2) Quan hệ với tâm lí học
-Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các quá trình, các trạng thái
và các phẩm chất tâm lí muôn vẻ của con người Là những cái được
hình thành và nảy sinh trong cuộc sống, là sự phản ánh của con

người trước hiện thực khách quan. Tâm lí học trang bị cho giáo dục
học cơ sở khoa học về việc xây dựng lí luận và tổ chức hoạt động
thực tiễn cho trẻ em theo các thời kì với những đặc điểm phát triển
tâm lí theo lứa tuổi ,thậm chí theo cá nhân trong từng hoạt động
làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức quá trình sư phạm.
-Tâm lí học hiện đại đã khẳng định, trẻ em phát triển qua các
thời kì, mỗi giai đoạn sau là sự tiếp nối cuả giai đoạn trước và chuẩn
bị cho các bước phát triển tiếp theo. Mỗi thời kì lứa tuổi có có
những đặc điểm phát triển riêng thể hiển ở hoạt động chủ đạo.
-Từ tâm lí học đại cương phát triển thành các bộ môn tâm lí
học các lứa tuổi. ví dụ : tâm lí học vườn trẻ, tâm lí học mẫu giáo,
Tâm lí học phổ thông và tâm lí học người lớn ; tâm lí học chuyên
ngành.
Vd: tuổi nhà trẻ 12- 36 tháng có hoạt động chủ đạo là hoạt
động với đồ vật, vì thế các giáo viên mầm non thông qua viêc cho


trẻ tiếp xúc với đồ vật mà hình thành phát triển chức năng của trẻ.
=> Tóm lại, tâm lí học là cơ sở khoa học của giáo dục học. Chỉ có
hiểu biết tâm lí mới có thể tổ chức khoa học quá trình giáo dục mới
tuân theo quy luật phát triển tâm lí và tránh được sự áp đặt giáo
dục.

3) Quan hệ với phương pháp giảng dạy bộ môn
-Xuất phát từ lí luận giáo dục học đại cương, người ta đi sâu
vận dụng nó trong quá trình giáo dục thông qua các môn học cụ thể
do đó đươc gọi là giáo dục học bộ môn (toán, lí, hóa, văn,.. ) hoặc
theo thói quen ta vẫn gọi pháp bộ môn. Vậy là phương pháp giảng
dạy bộ môn là một ngành hẹp của khoa học giáo dục, chuyên nghiên
cứu đặc điểm ứng dụng cơ sở lí luận chung về giáo dục, tính quy luật

của việc giáo dục trong một môn học cụ thể ở nhà trường.
-Dù mức độ nghiên cứu ứng dụng rộng hay hẹp có khác nhau nhưng
tất cả các môn học giáo dục học bộ phận kể trên đều là các bộ phận hợp
thành của khoa học giáo dục. Mỗi bộ phận chỉ có thể phát triển dựa trên
quan điểm phương pháp luận, cơ sở lí luận chung, của toàn hệ thống (kể cả
viêc xác lập đối tượng, nội dung cấu trúc và phương pháp vận dụng trong
nghiên cứu …), thực chất mối quan hệ ở đây là mối quan hệ tương hỗ, biện
chứng giũa cái toàn thể và cái bộ phận, cái chung nhất và cái riêng biệt có
tính đặc thù.

4) Quan hệ với các khoa học khác
-Giáo dục là hiện tượng xã hội, giáo dục do xã hội quy định vì
thế giáo dục
học - khoa học nghiên cứu việc giáo dục con người được coi là một
khoa học ứng dụng vì nó phải dựa vào thành tựu nghiên cứu của các
khoa học khác nhau về con người để xây dựng lí luận và tổ chức
khoa học quá trình sư phạm . nếu thoát li khỏi các khoa học khác


nhau thì giáo dục học sẽ mất cơ sở khoa học của mình . những
nhành khoa học có liên hệ mật thiết với giáo dục học là : triết học
sinh lí học, tâm lí học xã hội học, mĩ học, đạo đức học, điều khiển
học…
a) Với triết học
-Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của
thé gioiwsveef sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của con
người
-Đứng trên quan điểm triết học khác nhau( duy tâm, duy vật,
duy vật biện chứng) sẽ có cách hiểu về con người ,về sự hình thành
và phát triển nhân cách của con người khác nhau. Vì thế giáo dục

học phải lấy triêt học làm cở sở phương pháp luận của mình. Ví dụ :
các vấ đề giáo dục con người về hình thành và phát triển nhân cách,
mối quan hệ qua lại giũa tồn tại và ý thức, nguồn gốc của ý thức…
chỉ có thể giải quyết đúng để xây dựng lí luận khoa học giáo dục học
là dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và sẽ là sai lầm nếu
bắt nguồn từ các dòng triết học không phải là duy vật biện
chứng( như duy tâm và duy vật siêu hình)
b) Sinh lí học được coi là cơ sở tự nhiên của giáo dục học
-Dựa vào các dữ kiện của sinh lí học (thông số phát triển của
con người )về sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, về đăc điểm
của các loại hình thần kinh, về đặc điểm hệ thống tín hiệu thứ nhất
và thứ hai, về sự phát triển và vận hành của các cơ quan cảm giác và
vận động, về hệ thống tim mạch và hô hấp, về nhu cầu cơ thể, về
đặc điểm phát triển của hệ thống cơ thể … VD: từ đặc điểm phát
triển của trẻ từ 0-6 tuổi mà chúng ta quy định chế độ sinh hoạt, dinh
dưỡng, học tập và vận đông của trẻ một cách khoa học
c) Với tâm lí học(như trên)

d) Với điều khiển học
-Điều khiển học là khoa học hiện đại nảy sinh vào thời kì phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kĩ thuật. là khoa học điều


khiển tối ưu các hệ thống động phức tạp. Là khoa học nghiên cứu
lôgic của những quá trình trong tự nhiên và xã hội, xác định những
cái chung quy định những điều kiện vận hành các quá trình đó. Cái
chung chính là sưc có mặt của trung t6aam điều khiển và sự thưc
hiện điều khiển thông qua thông qua các kênh liên hệ thuận nghịch
và môi trường điều khiển.
-Quá trình giáo dục học chính là một hệ thống phức tạp mà

trung tâm điều khiển là giáo viên và đối tường điều khiển là học sinh
. Muốn điều khiển tối ưu quá trình sư phạm đòi hỏi phải đảm bảo
được mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên và học sinh . Thông tin
phát ra từ giaops viên đến học sinh (đường liên hệ thuận)và thông
tin thu từ học sinh (đường liên hệ nghịch) phải luôn thông suốt gíao
viên mới có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình tác động sư phạm
này. Quá trình giáo dục được diễn ra trong một môi trường vì thế
phải làm sao cho môi trường truyền thông không bị nhiễu tín hiệu
nghịch.
=>Tóm lại , các thành tựu khoa học về con người của các ngành
khoa học có liên quan, giáo dục học đã hoàn thiện từng bước lí luận
khoa học của mình và ngày càng đem dến hiệu quả cao của công tác
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ. Sẽ là sai lầm và xa lạ với khoa học
nếu giáo dục học tách biệt vói các khoa học chuyên ngành khác cũng
đồng thời nghiên cứu con người : triết học, sinh lí học, tâm lí học,
giáo dục học, đạo đức học, xã hội học,điều khiển học…

Chuyên đề 2


III. Giáo dục là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt
1. Nguồn gốc phát sinh hiện tượng giáo dục
Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành hoạt
động lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người tiến hành
nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm
phong phú bao gồm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá trị văn hóa xã hội
như các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạt động giao lưu của con
người trong xã hội Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội lòai người, con
người có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại những kinh nghiệm đã tích lũy ấy cho
nhau.

Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm đó chính là hiện tựơng giá́o
dục. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài người
giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Lúc đầu giáo dục xuất hiện
như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước ngay trong qúa
trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt ). Về sau giáo dục trở thành
một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội dung và phương pháp của con
người. Xã hội loài người ngày càng biến đổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển và
trở thành một hoạt động được tổ chức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có
nội dung, phương pháp khoa học
Như vậy, giáo dục là họat động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã
hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động
sản xuất và đời sống xã hội. Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phải
truyền lại cho thế hệ sau những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộc
sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Thế hệ sau không chỉ lĩnh hội, kế thừa
các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị mà còn phải tìm tòi, sáng tạo và làm phong phú
hơn những giá trị đó.
Nhờ lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân hình
thành và phát triển nhân cách của mình. Nhân cách mỗi người được phát triển ngày
càng đầy đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh về tinh thần và thể chất của mỗi con
ngừơi được phát huy sẽ tạo nên nguồn lực cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển xã
hội trong những giai đọan lịch sử cụ thể.
Như vậy, sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũy trong quá
trình phát triển xã hội lòai người chính là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư


cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo dục là họat động có ý thức, có mục
đích của con người, là hệ thống các tác động nhằm làm cho người học nắm được hệ
thống các giá trị văn hoá của loài người và tổ chức cho người học sáng tạo thêm
những giá trị văn hoá đó. Giáo dục làm nhiệm vụ chuyển giao những tinh hoa văn
hoá, đạo đức, thẩm mỹ của nhân loại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các thế hệ sau

nối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao những gì mà nhân loại đã học được. Cho nên có
thể coi giáo dục như một kiểu di truyền xã hội – giáo dục thực hiện cơ chế di sản xã
hội: là cơ chế truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình
phát triển của xã hội loài người. Chúng ta có thể thấy nếu không có cơ chế di sản xã
hội - không có giáo dục thì loài người không tồn tại với tư cách loài người, không
có tiến bộ xã hội, không có học vấn, không có văn hoá, văn minh.
=>Vì vậy, bất kỳ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức và
thực hiện họat động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu
cầu tất yếu của xã hội lòai người và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội
là một tất yếu lịch sử. Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có
trong xã hội loài người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự này
sinh, biến đổi và phát triển của xã hội lòai người. Bản chất của hiện tượng giáo dục
là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người,
chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân
cách con người. Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu không thể thiếu được cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2.Tính chất đặc trưng của giáo dục
a.

Tính lịch sử :

Giáo dục luôn biến đổi trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, giáo
dục phát triển qua từng phương thức sản xuất và qua từng giai đoạn của một
phương thức sản xuất.
b. Tính giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công cụ của giai cấp cầm
quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương
pháp giáo dục
c. Tính vĩnh hằng :
Ở đâu có con người là có giáo dục và tồn tại cùng xã hội loài người.



d. Tính dân tộc :
Nền giáo dục của mỗi quốc gia đều phải có trách nhiệm giữ gìn, phát triển
truyền thống văn hóa của dân tộc bên cạnh đó cũng tiếp thu, có chọn lọc những cải
tiến của thế giới.
e. Tính nhân văn :
Quá trình giáo dục giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo
dục giá trị nói chung. Có mối quan hệ chặt chẽ với giá trị giáo dục đạo đức, quá
trình giáo dục giá trị văn hóa và là bộ phận thiết yếu của quá trình giáo dục quốc tế.
Quá trình giáo dục giá trị nhân văn mang bản sắc dân tộc trong diều kiện đấy
nước ta đổi mới đang tiến lên theo con dduoongwd công nghiệp hóa- hiện đại hóa
đất nước và đang mở rộng chính sách “mở cửa” muốn làm bạn với mọi dân tộc,
mọi quốc gia trên thế giới.
Quá trình giáo dục giá trị nhân văn là một quá trình lâu dài,có khả năng thực
hiện trên cơ sở kết hợp các hoạt động nội khóa với các hoạt động ngoại khóa.
Trong đó hai môn đạo đức ở tiểu học, giáo dục công dân ở trung học có nhiều khả
năng giáo dục nhân văn
Quá trình giáo dục giá trị nhân văn là một quá trình trong đó dưới tác động chủ
đạo của nhà giáo dục, người dược giáo dục tích cực, tự giác độc lập chiếm lĩnh
những giá trị nhân văn thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng mà họ là chủ
thể.

IV. Chức năng của giáo dục
1. Chức năng văn hóa xã hội :
Giáo dục có tác dụng to lớn trog việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn
xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, trình độ văn hóa cho toàn
xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao dần .Qua đó mà
tạo nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài .
Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống

gia trị XH, xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực
XH cho thế hệ trẻ.


2. Chức năng chính trị tư tưởng :
Chế độ của chúng ta là ‘ Tất cả của dân, do dân và vì dân’ do đó giáo dục tạo
điều kiện cho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản lí
xã hội, với tư cách chủ nhân của đất nước.Ý thức rõ ràng được quyền lợi và nghĩa
vụ của người công dân.
Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn XH lý tưởng phấn đấu vì một nước VN
“Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”;
Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói giảm nghèo, tạo
sự bình đẳng trong các tầng lớp dân cư;
Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự vì nước, vì dân.
3. Chức năng kinh tế :
Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động ở 1 trình độ mới,
cao hơn,khéo léo hơn,hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy,
Giáo dục tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn , có tác dụng đẩy mạnh sản
xuất và phát triển kinh tế.
Tái sản xuất sức lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao
động có trình độ) cho cho XH.
Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD & ĐT cần quan tâm đến những
vấn đề:
+ Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế - XH trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước (đào tạo gắn với nhu cầu của XH)
+Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế - XH
của đất nước, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
+Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạy
nghề, THCN, cao đẳng, đại học.
+ Đầu tư cơ sở vật chất trường học cả về số và chất đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ở tất

cả các cơ sở GD & ĐT.


CHƯƠNG 2:
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1) Khái niệm nhân cách :
- Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các
nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu.
Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai
đoạn phát triển khác nhau.

- Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác
biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể.
- Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý
(nhân cách).


Con người có thể được xem xét trên nhiều bình diện:
- Khi được xem trên bình diện là đại diện cho loài người thì con người được xem
là cá thể.
- Khi được xem là thành viên xã hội thì con người được xem là cá nhân.
-Khi được xem là chủ thể của hoạt động thì con người được coi là có nhân cách.
=> Nhân cách là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá nhân, với tổ hợp những phẩm
chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận.
2) Khái niệm sự phát triển nhân cách:
- Sự phát tiển nhân cách bao gồm sự phát triển về mặt thể chất, mặt tâm lý, mặt xã
hội của cá nhân:
• Về mặt thể chất: đây là sự phát triển về thể lực, như sự tăng trưởng về chiều
cao, trọng lượng, hoàn thiện về giác quan, hệ tuần hoàn, thần kinh,... ở trẻ.


• Về mặt xã hội: thể hiện ở những biến đổi trong quan hệ ứng xử với người
xung quanh, gia đình,...
• Về mặt tâm lí: thể hiện ở biến đổi cơ bản của quá trình nhận thức, xúc cảm
với người xung quanh, gia đình, cộng đồng,.....
• => Sự phát triển nhân cách là một quá trình biến đổi tổng thể, là một thể
thống nhất toàn vẹn những mặt riêng của nó, đồng thời cũng là quá trình tự
vận động theo những quy luật bên trong nó.


• - Trong quá trình phát triển này có sự tăng trưởng về số lượng và biến đổi về
chất lượng, nhưng sự biến đổi về chất lượng là được quan tâm hơn cả.
ll)Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách:
Sự phát triển nhân cách con người bị chi phối bởi các yếu tố sau đây:
a) Di truyền:
- Di truyền là sự tái tạo thuộc tính sinh học nhất định giống với cha mẹ, là sự truyền
lại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất, đặc điểm nhất định đã ghi lại được
trong hệ gen.
Ví dụ : cấu trúc giải phẫu, sinh lí ơ thể, màu mắt, màu da,màu tóc, vóc dáng thể
trạng, những đặc điểm của hệ thần kinh...
- Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống
đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thể
hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theomột cơ chế
định sẵn.
- Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và
các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với một số cá thể khi ra đời đã nhận được một
số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể của các thể hệ trước thông qua con
đường di truyền.
- Trong đó có các đặc điểm và chức năng của các cơ quan giác quan và não.
Những biểu hiện của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những
ngày đầu của cá thể.

- Tuy nhiên không thể khẳng định vai trò quyết định của yếu tố di truyền trong
sự hình thành và phát triển của nhân cách.
Tóm lại, bẩm sinh di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát
triển của tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của
các hiện tượng tâm lý. Từ đó khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di
truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhưng không phải là yếu tố
quyết định cho sự phát triển nhân cách.
-  Thừa hưởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệ trước là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển toàn diện của một nhân cách.


- Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền để đạt đến sự phát triển
đỉnh cao.
Liên hệ thực tế: Moza là nhà soạn nhạc thiên tài và cũng là một nghệ sĩ xuất sắc
xuất thân trong một gia đình đã có truyền thống âm nhạc lâu đời, đó là một cơ sở di
truyền bẩm sinh giúp tạo một tiền đề để nhân cách của Moza phát triển mạnh mẽ.
b) Môi trường :
- Môi trường là hệ thống phối hợp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên
và xã hội xung quanh trẻ.
- Môi trường gồm hai loại:
+ Môi trường tự nhiên : là những điều kiện tự nhiên - sinh thái như : khí hậu, đất,
sinh vật ....
+Môi trường xã hội :


MT chính trị:

 MT kinh tế sản xuất:
 MT sinh hoạt xã hội:
- Con người bao giờ cũng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh,điều kiện

cụ thể của một môi trường sống cá nhân và môi trường sống có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Cá nhân chỉ tồn tại khi nó có mối quan hệ qua lại với môi
trường sống.
- Môi trường sống là toàn bộ những điều kiện bên ngoài quan hệ đến sự
sống và hoạt động của cá nhân.
- Môi trường sống bao gồm cả môi trường sống tự nhiên và môi trường
sống xã hội:đất đai, khí hậu ,song ngòi... quan hệ xã hội,chế độ chính trị,
truyền thống văn hóa .Mỗi cá nhân có môi trường sống riêng không ai giống
ai.
Vai trò: môi trường sống có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển
tâm lí của cá nhân chủ yếu là môi trường xã hội,còn môi trường tự nhiên chỉ
ảnh hưởng một cách tự phát đến sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân và
sự ảnh hưởng thông qua môi trường xã hội. Cá nhân khi lớn lên không sống


trong môi trường xã hội và phát triển trong trạng thái động vật và không có
tâm lí người.
Tất cả những vấn đề về phân hóa chính trị- xã hội đều tác động đến và
quan trọng nhất là giáo dục là sự tác động tự giác của môi trường sống đến
cá nhân theo mục đích,kế hoạch, biện pháp định trước nhằm phát triển thể
chất và hình thành cá nhân theo những đặc điểm tâm lí nhất định.
• c) Giáo dục:
- Một yếu tố cực kì quan trọng, nhân tố chủ đạo giúp định hướng cho sự phát
triển nhân cách con người chính là giáo dục.
- Giáo dục là quá trình có mục đích được tổ chức có kế hoạch, phương pháp
nhằm phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu xã hội
trong giai đoạn phát triển của nó.
- Giáo dục có những tác động mang tính tự giác rõ rệt trong sự hình thành,
phát triển nhân cách con người.
  Mỗi con người đều sinh ra, lớn lên trong môi trường và chịu sự tác động

to lớn của môi trường. Giống như trồng cây, trước khi gieo hạt phải cuốc đất,
nhổ cỏ dại, phải tạo ra môi trường tốt để những hạt mầm có thể bén rễ; việc
giáo dục con trẻ muốn thành công trước tiên phải tạo ra được môi trường
giáo dục thuận lợi.
Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dục
và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục
rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà
trường, gia đình, xã hội và tự nhiên.
“Các phương tiện và điều kiện vật chất- kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động
thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách
có ý thức, để đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt
hiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”.
Môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường gia đình
và môi trường nhà trường.


   Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Gia đình là nơi sản sinh, nuôi
dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Môi trường gia đình là
nơi nhen nhóm lên lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hy
sinh… là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách.
Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một
cách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức
được giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình. Các gia đình đã
thực hiện chức năng này một cách tự giác với một tình cảm tự nhiên.
 “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen
lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh”.
Tất cả
những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em
những ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em

trong suốt cuộc đời.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình gia đình VN đang có sự biến
động hết sức mạnh mẽ. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ đang bị phá vỡ,
thay vào đó là mô hình gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và các con. Trong đó, sự tiếp
xúc giữa các thành viên ngày càng hạn chế. Cha mẹ mải mê kiếm tiền, làm giầu,
thăng tiến. con cái mải mê “chạy sô” các lớp học từ chính khóa đến học thêm.
Truyền thống văn hóa gia đình, những kinh nghiệm sống… còn rất ít thời gian để
chuyển giao giữa các thế hệ, hoặc chuyển giao một cách lệch lạc hoặc sơ sài, mai


một. Có một nghịch lý là: gia đình hiện nay ít con nhưng sự quan tâm dạy bảo của
các thế hệ cha ông lại không được nhiều và không thường xuyên như gia đình đông
con ngày trước.
   Phần lớn gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái. Các bậc
cha mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục, không rõ dạy cái
gì và dạy con như thế nào? Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chất
lượng còn thấp.
Việc định hướng mục đích học tập cho con cái của cha mẹ có nhiều bất cập.
  Những tác động nêu trên đã tạo nên môi trường không thuận lợi cho sự phát
triển nhân cách của trẻ, gây áp lực xấu cho việc xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh trong nhà trường. Thầy cô giáo không thể thuyết phục trẻ đi học nghề để trở
thành thợ giỏi nếu gia đình và xã hội chỉ đánh giá đứa trẻ tốt nghiệp đại học mới là
thành đạt. Và như vậy, hai mục đích đặc biệt quan trọng của giáo dục là “Học để
làm việc, học để làm người”không được quan tâm đúng mức.
  Các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, phim ảnh, truyền hình,
internet… có ảnh hưởng rất tích cực hoặc tiêu cực tới trí tuệ, tình cảm trí tuệ, đạo
đức, tình cảm và thế giới tâm hồn của trẻ, nhà nước cần quản lý chặt chẽ và phát
huy có hiệu quả thế mạnh của các phương tiện thông tin này.

Trong nhà trường, người gần gũi, sâu sát, thấu hiểu HS nhất là Giáo viên chủ

nhiệm(GVCN). Hầu hết thông tin và xử lý các thông tin trong quan hệ HS- nhà
trường- cha mẹ HS đều thông qua GVCN. Vì thế, đội ngũ này cần được tuyển lựa,
bồi dưỡng một cách cẩn trọng, thường xuyên. Các cấp quản lý cần có sự quan tâm
chỉ đạo sâu sát nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và dành cho họ
những ưu đãi về vật chất, tinh thần để họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc của
mình.
  Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nhân cách, đạo đức HS. Ý nghĩa của
công tác Xã hội hóa giáo dục thể hiện rõ nhất trong sự kết hợp này. Khi đứa trẻ


được cả gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm một cách đúng mức, kịp thời và khoa
học nhất định sẽ phát triển trở thành những công dân tốt của xã hội, những người
con thành đạt (theo đúng nghĩa của từ này).
- Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, xã hội, nhà trường thì có vai trò
quan trọng nhất.
+ Nhà trường: là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ sư phạm được đào
tạo, có phương pháp, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho giáo dục.

• Nhà trường là một môi trường sư phạm lành mạnh, chính môi trường
sư phạm này với việc tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn
làm cho nhân cách, bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những tiêu
chuẩn, giá trị xã hội thời đại.
• Mục đích của giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã
hội và thời đại.
• Nhà trường là một môi trường sư phạm lành mạnh, chính môi trường
sư phạm này với việc tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn
làm cho nhân cách, bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những tiêu
chuẩn, giá trị xã hội thời đại.
• Mục đích của giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã

hội và thời đại.


+ Xã hội:
• Giáo dục là việc của toàn xã hội, ở mọi góc độ như: chính trị, pháp luật, đạo
đức,....được thể hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, bộ máy truyền thông tin
đại chúng, qua hoạt động giáo dục đoàn thể quần chúng.... Góp phần cho sự
phát triển nhân cách con người.
->Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục to lớn, tuy khác nhau về
hình thức nhưng đều có chung một mục đích, yêu cầu, phương thức là đem lại kết
quả giáo dục tốt đẹp.
 Giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực với
nhau :
 Giáo dục định hướng cho sự phát triển nhân cách, không chỉ vạch ra
phương hướng mà còn tổ chức, dẫn dắt cho sự phát triển nhân cách
 Giáo dục mang lại tiến bộ mà các nhân tố di truyền , bẩm sinh, môi trường
không mang lại được.
 Khắc phục khó khăn do khuyết tật của cơ thể mang lại
 Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu xa, làm cho nó phát
triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội
d) Hoạt động cá nhân :
- Con người luôn hoạt động, hoạt động là phương thức tồn tại, giúp hình thành
và phát triển nhân cách .Đó là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới
( chủ thể và khách thể) nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía con người và thế
giới.
Không chỉ có người lớn mà cả trẻ em cũng tham gia tích cực vào các hoạt
động của mình như : học tập, vui chơi, văn nghệ ....mà qua đó trẻ dần dần
hình thành nhân cách cho bản thân mình
Con đường tác động có mục đích tự giác của xã hội bằng giáo dục đến cá
nhân sẽ trở lên không có hiệu quả nếu cá nhân không có những hoạt động

tương ứng để tiếp thu, hưởng ứng tác động đó, cá nhân bao giờ cũng sống
trong một môi trường hoàn cảnh nhất định và luôn luôn chịu sự tác động của


nó, song cá nhân không chỉ chịu tác động của môi trường một cách thụ động
mà luôn có sự tác động trở lại môi trường bằng các hoạt động của mình.
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới biểu thị
mối quan hệ qua lại tích cực giữa con người và hoàn cảnh , qua đó làm biến
đổi hoàn cảnh và biến đổi chính bản thân mình.
- Hoạt động con người là hoạt động có đối tượng do chủ thể tiến hành.
Gồm hai quá trình là đối tượng hóa và chủ thể hóa.

Vai trò: hoạt động có vai trò rất quan trọng là nhân tố quyết định trực tiếp đến
sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân.
Thông qua hoạt động ngoài việc con người tác động vào hoàn cảnh để tạo ra
những sản phẩm phù hợp cho mình và cho xã hội,hoạt động giúp cá nhân có thể
phản ánh được quy luật của sự vật,hiện tượng trong hiện thực và tạo nên đời sống
tâm lí nhân cách của mình.
III)Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách.
1) Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách.

Giáo dục là quá trình hoạt động tự giác, chủ động đến con người nhằm thỏa
mãn nhu cầu hình thành và phát triển nhân cách cá nhân và đáp ứng yêu càu của xã
hội. Giáo dục là toàn bộ những tác động của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ
đạo. Điều đó được thể hiện như sau:
+ Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách và tổ chức
cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra.
+ Giáo dục là con đường thuận lợi nhất để cá nhân tiếp thu kinh nghiệm lịch sử, xã
hội để tạo ra sự phát triển nhân cách.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
+ Giáo dục là yếu tố tác động vào sự phát triển nhân cách có hiệu quả nhất vì đó là
hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp khoa học…


+ Giáo dục có thể phát huy những mặt ưu điểm của các yếu tố khác và khắc phục,
bù đắp những khiếm khuyết của các yếu tố khác.
VD: Bồi dưỡng trẻ có năng khiếu thành tài năng, giáo dục cho trẻ mù, thiểu năng trí
tuệ, người có hoàn cảnh khó khăn…

+ Giáo dục còn có khả năng uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp
với yêu cầu của xã hội.
Tuy vậy, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi giáo
dục là vạn năng. Bởi vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
khác.
2) Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách.
Giáo dục muốn phát huy được đày đủ vai trò chủ đạo của mình thì cần có
những điều kiện nhất định sau:


Một là, giáo dục phải diễn ra theo một quá trình,trong đó có sự vận động
và phát triển đồng bộ của các thành tố của nó(mục đích và nhiệm vụ giáo
dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục,
người được giáo dục và kết quả giáo dục).



Hai là, giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của người giáo
dục,nghĩa là giáo dục phải đưa ra nhưng yêu cầu cao,vừa sức đối với người
được giáo dục mà họ có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất.




Ba là, giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lị lẫn
nhau:giáo dục điịnh hướng và kích thích sự phát triển nhân cách; kết quả


phát triển nhân cách lại lại tạo tiền đề và điều kiện cho giáo dục được tiến
hành ở điều kiện cao hơn


Bốn là, giáo dục một mặt quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm sinh lí
chung của những người được giáo dục, mặt khác cũng phải quan tâm đúng
mức đến trình độ đặc điểm tâm sinh lí của từng cá nhân người được giáo
dục.

=>Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.Giáo
dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực đối với nhau; Giáo
dục muốn phát huy được đầy đủ vai trò của mình thì cần phải có những điều kiện
nhất định.
IV) Giáo dục và các giai đoạn phát triển nhân cách theo lứa tuổi.

Các mức độ phát triển
Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới
sinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi.
- Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các
phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn.


Giai đoạn đầu tiên


Là giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát của
Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý
không ngừng và nổi bật nhất.
Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng
các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng
mang nét riêng của từng cá nhân.
- Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ này
của trẻ, bao gồm khái niệm về ''trí tuệ tiếp thu, các thời kỳ nhạy cảm và sự bình
thường hoá.''


Trí tuệ thấm hút: Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực không
ngừng nghỉ học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh – các


giác quan, ngôn ngữ, văn hóa, và hình thành khái niệm với thuật ngữ ‘trí tuệ
thấm hút’.
Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm
ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thấm Hút’.
- Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm
hút nước vậy.
- Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học
hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ.Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy
nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6
tuổi.


Thời kỳ nhạy cảm: Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặc
biệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh.


- Bà gọi đó là ‘Thời kỳ nhạy cảm’. Môi trường lớp học Montessori (các học cụ
và hoạt động) được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ
bộc lộ. Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:
Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ - từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được khoảng
6 tuổi
+ Tính trật tự - giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi
+ Sự gọt giũa tinh tế của các giác
quan – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi
+ Sự đam mê với các đồ vật nhỏ - khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi
+ Sự phát triển của các hành vi xã
hội - khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi




Sự bình thường hoá: Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào
hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khả
năng tập trung cũng như ‘các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo
khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông và
tham gia giúp đỡ những người khác.
Giai đoạn thứ hai (trẻ từ 6-12 tuổi)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×