Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

phân tích thực trạng về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cổ phần viglacera hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.44 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỔ PHẦN VIGLACERA HÀ NỘI

1. Giới thiệu chung về Công ty
Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất cứ
loại hình tổ chức nào. Đối với tổ chức nơi tôi đang làm việc, hoạt động đào tạo và
phát triển được chú trọng và quan tâm đúng mức.
Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty
Viglacera. Với ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh gạch ốp lát cao cấp.
Công ty hiện có hai nhà máy trực thuộc sản xuất sản phẩm gạch lát nền và ốp
tường tại Bắc Ninh và Hải Dương, công suất 6 triệu m2/năm với công nghệ và
thiết bị hiện đại; hai chi nhánh kinh doanh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tới nhiều
nước trên thế giới và được đánh giá cao. Công ty có trụ sở tại Tầng 15 tòa nhà
Viglacera - Mễ trì Từ Liêm - Hà Nội.
Công ty hiện có 564 cán bộ công nhân viên. Trong đó khối sản xuất tại hai
Nhà máy có 493 người, khối văn phòng Công ty và bộ phận kinh doanh có 71
người.


Hệ thống tổ chức và quản lý của Công ty bao gồm:
1, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát
2, Ban Giám đốc điều hành:
+ Giám đốc công ty
+ Phó giám đốc công ty phụ trách thiết bị, năng lượng
+ Phó giám đốc công ty phụ trách kinh doanh
3, Các phòng ban trực thuộc công ty:
+ Phòng Tổ chức hành chính (Có cán bộ chuyên trách quản lý nhân sự của
Công ty)
+ Phòng Kế hoạch đầu tư
+ Phòng Tài chính kế toán


+ Phòng Kinh doanh
+ Phòng Xuất nhập khẩu
4, Các Nhà máy và Chi nhánh:
+ Nhà máy Gạch ốp lát Hà nội
+ Nhà máy Gạch ốp lát Hải Dương
+ Chi nhánh Đà Nẵng
+ Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh


Quản trị nguồn nhân lực trong Công ty được chú trọng triển khai trong toàn
hệ thống quản lý, trong đó các cán bộ quản lý trực tiếp giữ vai trò quan trọng.

2, Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty:
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được phối hợp chặt chẽ từ
cán bộ quản lý cơ sở với cán bộ quản lý nhân sự của Công ty, thực hiện theo Quy
trình Q 06-02. Trong đó: công tác đào tạo là khâu kế tiếp của quy trình tuyển dụng
nhằm nâng cao năng lực của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Phát
triển bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ
chức khi nó thay đổi và phát triển trong tương lai.

Trích dẫn nội dung Quy trình Q 06-02 ban hành ngày 01/9/2009:
1, Mục đích:
Quy định phương pháp thống nhất cho việc quản lý nhân lực của Công ty
cổ phần Viglacera Hà Nội, bao gồm:
- Tuyển dụng lao động: nhằm đảm bảo tuyển dụng lao động có đủ năng
lực làm việc trong các bộ phận, đáp ứng được yêu cầu công việc.


- Đào tạo lao động: nhằm đảm bảo cung cấp những kiến thức cần thiết
cho cán bộ công nhân viên phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh

của Công ty.

2. Tài liệu liên quan:Các văn bản hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động và người lao động tập I và tập III.
3, Định nghĩa : Không có.
4, Nội dung:
4.1- Xác định năng lực của cán bộ công nhân viên:
Cán bộ lãnh đạo của các khối quản lý văn phòng và sản xuất có trách
nhiệm xác định năng lực, yêu cầu của CBCNV, chịu trách nhiệm quản lý
của bộ phận phòng ban mình bằng việc thiết lập bản mô tả công việc của
CBCNV đó (theo mẫu quy định) bao gồm:
- Chức danh
- Phòng ban trực thuộc
- Báo cáo tới
- Uỷ quyền
- Yêu cầu năng lực
- Trách nhiệm, quyền hạn


Khi có một CBCNV mới được phân bổ về phòng ban mình, trưởng phòng
liên quan có trách nhiệm phối hợp với Trưởng phòng TCHC thiết lập và
hướng dẫn bản mô tả công việc trong vòng hai tuần kể từ ngày làm việc.
4.2 – Tuyển dụng lao động: ……………………………..
4.3 – Đào tạo và phát triển nhân lực: (theo trình tự sau)

Trách nhiệm
Giám đốc

Công việc
Yêu cầu đào tạo


Trưởng các bộ phận
Trưởng phòng TCHC

Mô tả
4.3.1
B 06-02-04

Xây dựng kế hoạch đào tạo

4.3.2 – 4.3.3
B 06-02-05

Giám đốc

Phê duyệt

4.3.4

Phòng TCHC

Thực hiện đào tạo

4.3.5

Đánh giá hiệu quả đào tạo

4.3.6

Bộ phận liên quan

Phòng TCHC
Bộ phận liên quan
Phòng TCHC

B 06-02-06
Lưu hồ sơ đào tạo

4.3.7
B 06-02-07


4.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo: Trưởng các bộ phận có liên quan chịu trách
nhiệm xác định yêu cầu về năng lực chuyên môn và nhu cầu đào tạo nâng cao
trình độ đối với lao động của đơn vị theo biểu mẫu B06-02-04.
4.3.2. Phòng TCHC kết hợp cùng các bộ phận xây dựng kế hoạch, chương trình
đào tạo hàng năm hoặc đào tạo bổ sung của Công ty theo B06-02-05 và căn cứ
trên cơ sở:
- Trình độ hiện tại của lao động
- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Yêu cầu nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ
- Các yêu cầu đào tạo đột xuất khác,…
4.3.3. Phòng TCHC chịu trách nhiệm tập hợp các yêu cầu đào tạo của các đơn vị
và trao đổi với bộ phận liên quan về kế hoạch đào tạo, xem xét tính hợp lý của kế
hoạch trên cơ sở:
- Nhu cầu thực tế cần đào tạo
- Chi phí đào tạo
- Thời gian đào tạo và các vấn đề khác,…
Trên cơ sở đó phòng TCHC báo cáo Giám đốc về kế hoạch đào tạo
4.3.4. Giám đốc là người quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo



4.3.5. Phòng TCHC kết hợp với bộ phận liên quan triển khai kế hoạch đào tạo đã
được duyệt.
+ Đào tạo bên ngoài: Liên hệ với các tổ chức đào tạo bên ngoài để thực hiện kế
hoạch đào tạo của Công ty. Thông báo các bộ phận liên quan sắp xếp công việc
và thời gian để người lao động đi học mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, thông báo cho đương sự kế hoạch đào tạo (nội
dung, thời gian và trách nhiệm)
+ Đào tạo tại chỗ: Tổ chức tự đào tạo tại các đơn vị trong Công ty
4.3.6. Đánh giá hiệu quả đào tạo:
+ Đối với khóa đào tạo từ 01 tháng trở lên: sau thời gian 01 tháng, trưởng bộ
phận và đương sự đánh giá hiệu quả đào tạo theo biểu mẫu B 06-02-06 và nộp về
phòng TCHC. Phòng TCHC căn cứ vào phiếu đánh giá để đề xuất các hành động
phù hợp.
+ Đối với khó đào tạo dưới 01 tháng: phòng TCHC lập danh sách học viên,
trường hợp cần thiết thì thực hiện theo đánh giá nêu ở phần trên.
4.3.7. Lưu hồ sơ đào tạo: Phòng TCHC có trách nhiệm quản lý các hồ sơ đào tạo
của CBCNV trong Công ty. Bao gồm: các chứng chỉ đào tạo, kết quả kiểm tra, hồ
sơ đánh giá đào tạo và cập nhật theo dõi quá trình đào tạo theo biểu mẫu B 0602-07.
5. Hồ sơ lưu trữ: …………..


3, Những hạn chế và giải pháp khắc phục:
Về cơ bản, quy trình đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty hoàn chỉnh
và đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty,
đảm bảo nguồn lực cho Công ty phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tuy
nhiên, còn một số hạn chế và cần khắc phục trong thời gian tới:

Những hạn chế
1


Giải pháp khắc phục

Trong yêu cầu đào tạo 4.3.1 chưa Bổ sung mục 4.3.1 trong Q06-02
thể hiện rõ mục tiêu đào tạo và phần mục tiêu đào tạo và phát triển
phát triển

2

Trong kế hoạch đào tạo chưa chỉ Bổ sung phương pháp và hệ thống
rõ phương pháp đào tạo và phát giảng dạy trong kế hoạch đào tạo
triển

3

Quy trình chưa thể hiện định Bổ sung phần định hướng nhân
hướng nhân viên

viên nhằm khuyến khích tự đào
tạo.




×