Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bí mật đời tư– lí LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.8 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2008 – 2012

Đề tài:

BÍ MẬT ĐỜI TƯ – LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

HUỲNH THỊ TRÚC GIANG

VÕ TUẤN ANH
MSSV: 5086019
Lớp: Luật Tư pháp 2

Cần Thơ, 5/2012


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài....................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3


5. Kết quả đạt được của luận văn ......................................................................... 3
6. Bố cục đề tài.................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1

TỔNG QUÁT LÍ LUẬN VỀ BÍ MẬT ĐỜI TƯ
1.1 Khái niệm bí mật đời tư .............................................................................. 5
1.2 Đặc điểm quyền bí mật đời tư ..................................................................... 7

1.3 Ý nghĩa của việc ban hành quy định pháp luật về bảo vệ bí mật đời
tư ........................................................................................................................... 10

1.4 Pháp luật quốc tế bảo vệ bí mật đời tư ...................................................... 11
1.4.1 Các quy định của những công ước quốc tế về quyền bí mật đời tư .......... 11
1.4.2 Quyền về bí mật đời tư của các quốc gia ................................................. 12

1.5 Lược sử những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền bí mật
đời tư ..................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG
QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁC NHÂN
2.1 Chủ thể của quyền bí mật đời tư................................................................ 20

2.2 Các hình thức đến xâm phạm bí mật đời tư và những ví dụ điển hình ... 23
2.2.1 Xâm phạm bằng công nghệ thông tin, Internet ........................................ 23
2.2.2 Xâm phạm bí mật đời tư trong tác nghiệp báo chí, điện ảnh .................... 29
2.2.3 Xâm phạm bí mật đời tư trong cuộc sống hàng ngày............................... 34
2.3 Các biện pháp bảo vệ khi có hành vi xâm phạm....................................... 35
2.4 Một số bất cập nhận thấy và giải pháp đề xuất......................................... 39
2.4.1 Một số bất cập trong qui định của pháp luật ........................................... 39
2.4.2 Gỉai pháp đề xuất ................................................................................... 41


KẾT LUẬN ............................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền

nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. Đó là các quyền có liên quan
mật thiết đến danh dự, uy tín, nhân phẩm … Pháp luật đang ngày càng chú trọng đến

việc bảo vệ quyền nhân thân mà đặc biệt là trong lĩnh vực hình ảnh cá nhân, bí mật đời

tư cá nhân …

Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con

người, bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút
danh…Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến những quyền cụ
thể như quyền đối với họ, tên ; quyền đối với hình ảnh của mình ; quyền được bảo vệ

danh dự, nhân phẩm, uy tín …Nhưng gộp tất cả các quyền nhân thân của cá nhân đều
có thể gọi là đời tư, và nếu những chuyện đời tư ấy được cho là cần được che dấu và
không muốn ai biết hoặc chỉ một số ít người biết thì đó là bí mật đời tư.

Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, quyền tự do dân chủ càng được mở rộng bao


nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng

được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với các biện pháp bảo vệ ngày càng

có hiệu quả. Ví dụ: ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định

chưa nhiều, trong cuộc sống thường ngày, tên họ, hình ảnh, đời tư của cá nhân dễ bị

bêu riếu trên mặt báo với nhiều động cơ khác nhau ; người bị xúc phạm dù chịu rất

nhiều khó khăn, khổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào để tự vệ, buộc người vi

phạm chấm dứt hành vi xúc phạm đến bản thân mình, gia đình mình. Thường thì người

xâm phạm chỉ bị đền bù tượng trưng bằng cách xin lỗi chứ không có biện pháp nào đền

bù thoả đáng về vật chất và tinh thần cho người đó.

Gần 10 năm nay, cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời

của bộ luật dân sự 2005 nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước long
trọng công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ. Cụ thể như vấn đề họ tên, hình

ảnh, uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã được pháp luật quy định ở nhiều văn

bản, nhiều ngành luật khác nhau.Và bí mật đời tư là một quyền nhân thân rất quan

trọng đang ngày càng được quan tâm và hoàn thiện.


Mặt dù được quy định trong Bộ Luật Dân Sự 2005 Điều 38: “Quyền bí mật đời

tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Nhưng thế nào là bí mật đời

tư thì chưa có một văn bản pháp luật nào giải thích một cách đầy đủ và chính xác.Từ

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

1

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
đó làm thiếu tính thống nhất giữa các khái niệm về bí mật đời tư, gây khó khăn cho nhà
quản lí cũng như mọi công dân khi có hành vi bị cho là xâm phạm đến mình.

Nhiều vụ án đã được Toà án thụ lí xét xử, buộc người vi phạm dù là cá nhân hay

tổ chức, dù là tư nhân hay Nhà nước đều phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường bằng
tiền cho người bị xâm phạm, hay hơn nữa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ
các cơ quan Nhà nước tiến hành tố tụng gây oan sai, từ báo chí thông tin sai sự thật,

xuyên toạc, vu khống ; bới móc đời tư cá nhân: từ việc tự ý sử dụng họ tên hay hình

ảnh của công dân trên các mẫu quảng cáo, in lịch mà không hỏi ý kiến hoặc không

được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của họ (nếu họ đã chết, mất năng lực

hành vi dân sự, từ việc tung ảnh clip nóng của cá nhân lên mạng…) Vấn đề vi phạm đã


xảy ra nhiều, tuy nhiên pháp luật vẫn chưa dự trù hết được mọi trường hợp, cũng như
chưa có một cánh tổng quát nào bao hàm hết được nội dung của bí mật đời tư.

Với tốc độ phát triển của xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông đang ảnh

hưởng dến mọi hoạt động của con người như một sự phát triển tất yếu, những tiến bộ

tối tân của công nghệ thông tin ,internet, các thiết bị nghe lén, xem trộm,ghi hình, ngày

càng tràn lan thì bí mật đời tư của mỗi cá nhân ngày càng dễ bị phơi bày và truyền đi

một cách nhanh chóng. Hiện nay, pháp luật đã quy định các biện pháp để bảo vệ và

khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm nhân thân của

người khác thì dù cố ý hay vô ý thì đều phải có nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm, xin
lỗi cải chính công khai; nếu xâm phạm danh dự nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường

bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bi xâm phạm. Đó là trách

nhiệm pháp lí giữa người với người – giữa người vi phạm với người bị xâm phạm; còn

đối với xã hội nói chung thì Nhà nước đại diện cho xã hội sẽ xử phạt họ. Việc xâm
phạm bí mật đời tư của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu ở mức độ

thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị Nhà nước xử lý hành chính; nếu nguy
hiểm ở mức độ đáng kể thì người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự.

Nói tóm lại, quyền nhân thân của con người đã được pháp luật quan tâm ngày


càng nhiều. Tuy nhiên, ở một vài lĩnh vực điển hình như bảo vệ bí mật đời tư thì vẫn

chưa được quy định một cách thích đáng, còn nhiều bất cập. Do tầm hiểu biết và phạm
vi tài liệu còn hạn chế nên bài viết này chỉ phân tích được phần nào những qui định của

pháp luật liên quan đến quyền bí mât đời tư, tìm hiểu những ví dụ điển hình, từ đó nhận

xét một số điểm bất cập cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm hiểu hơn và phần nào
hoàn thiện những qui định của pháp luật liên quan đến bảo vệ bí mật đời tư của cá
nhân.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

2

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn

2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu dựa trên các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.

Nghiên cứu thực tiễn các vụ xâm hại đến bí mật đời tư.

Nguồn thông tin chủ yếu từ giáo trình,các văn bản luật, internet, báo ,đài và tổng
hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu luật.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Đề tài giúp người dân hiểu rõ hơn thế nào là bí mật đời tư, tìm ra một khái niệm

gần đúng nhất thế nào là bí mật đời tư, mức độ bảo vệ bí mật đời tư của nhà nước đối

với cá nhân, tổ chức đến đâu để tránh tình trạng thông tin cá nhân bị phơi bài cũng như
tránh xúc phạm đến bí mật đời tư của người khác.

Nội dung đề tài còn đi sâu vào những qui định cụ thể của pháp luật để vận dụng

một cách triệt để và chính xác nhất vào cuộc sống, qua đó phát hiện những mặt còn hạn

chế thiếu sót của các qui định pháp luật về bí mật đời tư, từ đó đưa ra những hướng giải

quyết, kiến nghị cụ thể hóa, bổ sung nhằm hoàn thiện những qui định của pháp luật.

Thông qua đề tài còn tìm hiểu các thời kì đổi mới của luật về vấn đề quyền còn

người, hiểu các chính sách của đảng trong việc bảo vệ quyền nhân thân, quyền bí mật

đời tư. Từ đó, thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho việc bảo vệ quyền cơ
bản của mọi công dân trong thời kì mới.

Việc nghiên cứu đề tài góp phần trao đổi và cũng cố, bổ sung kiến thức trong

quá trình học tập ở trường trong thời gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình xây dựng đề tài phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương


pháp phân tích câu chử tổng hợp, phương pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu, đi sâu vào

từng điều luật, ví dụ cụ thể. Tìm hiểu từng nội dung, tính ưu việt cũng như những mặt

hạn chế từ đó đưa ra giải quyết từng vấn đề cụ thể.
5. Kết quả đạt được của luận văn :

Tuy là vấn đề cấp thiết của xã hội, và đã được ghi nhận ở nhiều văn bản luật về

quyền bí mật đời tư nhưng khái niệm chính xác thế nào là bí mật đời tư vẫn còn bỏ
ngõ, gây khó khăn khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong

việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bí mật đời tư.

Đề tài đã phần nào phân tích, tổng hợp nhiều ý kiến để đưa ra một định nghĩa

thế nào là bí mật đời tư. Đưa ra được những dẫn chứng về thực tiễn quyền bí mật đời tư

của một số nước tiên tiến về luật học trên thế giới, từ đó bổ sung để hoàn thiện hơn

phần nào quyền về bí mật đời tư ở Việt Nam, một phần quyền nhân thân quan trọng

trong thời kì mới.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

3

SVTH: Võ Tuấn Anh



6. Bố cục đề tài.

Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn

Đề tài gồm 2 chương :

CHƯƠNG 1 : Tổng quan lí luận về bí mật đời tư

CHƯƠNG 2 : Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng quyền bí mật đời

tư của cá nhân.

Hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Trước hết em xin chân thành cảm ơn

thức cơ bản cơ bản giúp cho người viết mở rộng thêm tầm hiểu biết và tạo điều kiện

thuận lợi cho việc học tập của bản thân em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt, em xin

gửi lời cảm ơn cô Huỳnh Thị Trúc Giang là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện

hoàn thành nghiên cứu đề tài. Cảm ơn cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức cũng

như những kinh nghiệm quí báo để người viết hoàn thành được đề tài tốt nghiệp. Xin

kính chúc quí thầy cô sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống, gặt hát được nhiều thành

công trong việc nghiên cứu giảng dạy.


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

4

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
CHƯƠNG 1

LÍ LUẬN CHUNG VỀ BÍ MẬT ĐỜI TƯ
1.1 Khái niệm bí mật dời tư :

Hiện nay Bộ luật dân sự nước ta đã có những quy định về quyền bảo vệ đối với

bí mật đời tư cụ thể tại điều 38:

“1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật

bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được

người đó đồng ý hoặc nhân thân người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực

hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quy định của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp
luật.”


Quy định là vậy nhưng xem ra để xác định thế nào là “đời tư” và “bí mật đời tư”

thì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định

rõ ràng về phạm vi khái niệm “Bí mật đời tư”, đồng thời cũng chưa có văn bản pháp

luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Khái niệm “Bí mật đời tư” là cụm
từ Hán – Việt, có nguồn gốc chữ Hán và được Việt hoá. Do đó, có thể hiểu “bí mật” là

những chuyện kín đáo, chuyện muốn che giấu, không cho ai biết. “Tư”có nghĩa là
riêng, việc riêng, của riêng. Như vậy “bí mật đời tư”là chuyện thầm kín của một cá

nhân nào đó( vd: ngoại tình, tình trạng hôn nhân, sự dịch chuyển tài sản, di chúc thừa
kế hoặc đơn giản là ai hay lui tới nhà …).

Theo điều 24 Bộ luật dân sự thì, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với

mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy

định khác. Vẫn theo Bộ luật dân sự thì, quyền về nhân thân bao gồm: quyền đối với họ

tên, quyền xác định dân tộc, quyền khai sinh, khai tử, quyền của cá nhân đối với hình

ảnh, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền được bảo vệ

danh dự, nhân phẩm … Trong đó, quyền về bí mật đời tư cũng là một quyền về nhân

thân. Qua qui định này ta có thể rút ra định nghĩa quyền bí mật đời tư từ định nghĩa
quyền nhân thân như sau:


* Theo nghĩa khách quan, quyền bí mật đời tư được hiểu là tổng hợp các quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ cho các cá nhân

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

5

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
có các quyền nhân thân, trong đó có quyền về bí mật đời tư gắn liền với bản thân mình

và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình1.

* Theo nghĩa chủ quan, quyền bí mật đời tư là quyền dân sự chủ quan gắn liền

với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao
quyền này cho người khác2.

* Về mặt nội dung thì bí mật đời tư gộp chung lại có thể hiểu là những gì gắn

với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những tư liệu, thông tin về hình

ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ gắn liền với một cá nhân mà

người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân
người đó biết hoặc những người thân thích, những người có mối liên hệ với người đó
biết và họ chưa từng công bố ra ngoài với bất kì ai. VD: con ngoài giá thú, di chúc,


hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín…

Tuy nhiên, những thông tin được xác định là bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần phải che đậy, giữ kín, nhưng

dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu. Thực tiễn cho thấy

thì quyền về bí mật đời tư còn phải được hiểu theo nhiều mặt, ứng trên từng chủ thể,

từng trường hợp khác nhau. Ví dụ: hình ảnh một cá nhân nào đó (chụp tại nhà hay

studio) muốn đăng báo, phát hành phải xin phép cá nhân đó. Nhưng nếu ai đó đang

tham gia phiên toà, chụp hình chung nhiều người (bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, hội đồng

xét xử, người dự khán..) thì những hình ảnh đấy không còn bí mật đời tư nữa mà là

hình ảnh về sinh hoạt cộng đồng, tác giả bức ảnh đấy có quyền sử dụng mà không cần

phải xin phép những người có mặt trong ảnh.

Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ trước tới nay, có thể

nhận thấy, chưa có bất kỳ một quy định nào giải thích thế nào là bí mật đời tư và danh
mục liệt kê bí mật đời tư. Có thể thấy dây là một lỗ trống của pháp luật, nói là một kẻ

hở hay đơn giản là các nhà làm luật muốn chừa chỗ trống để tùy từng trường mà xem


đó có phải là bí mật đời tư hay không. Đây có thể nói là ngụ ý tiến bộ của các nhà làm
luật. Từ việc không có danh mục qui định thế nào là bí mật đời tư nên không có cái bí

mật đời tư “chung chung” mà bí mật đời tư phải được cụ thể trong từng trường hợp rõ

ràng. Công dân muốn pháp luật bảo vệ quyền về bí mật đời tư thì công dân đó phải có

nghĩa vụ chứng minh bí mật đó thuộc về cá nhân người đó mà chưa từng công bố, công
khai ở nơi công cộng.3

Tiến sĩ Lê đình nghị, bàn về khái niệm bí mật đời tư,Kilobook.
Tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu, bàn về khái niệm bí mật đời tư, Luật Việt.com.
3
Thông tư số 09/2005/TT-BCA Khái niệm nơi công cộng
1
2

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

6

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn

1.2. Đặc điểm quyền bí mật đời tư :

Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền dân sự của cá nhân, quyền này


đã được cụ thể hoá trong quy định của điều 38 Bộ luật dân sự (BLDS). Quyền về bí
mật đời tư là một phần của quyền nhân thân. Vì vậy, những đặc điểm của quyền nhân
thân4 cũng bao gồm là đặc điểm của quyền bí mật đời tư.
Quyền bí mật đời tư có các đặc điểm sau đây:

Quyền bí mật đời tư là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt

Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của các

cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Dưới góc độ pháp luật dân sự

thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến của quan hệ dân

sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người và hướng tới con
người, trong đó có quyền bí mật đời tư. Sở dĩ nói quyền bí mật đời tư là quyền dân sự
đặc biệt vì quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền khác (quyền tài sản)

có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình).

Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền bí mật đời tư

Mọi người đều có quyền bí mật đời tư, không phân biệt giới tính, tôn giáo, giai

cấp… Chúng ta thấy quyền bí mật đời tư có một sự khác biệt cơ bản với quyền tài sản

vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng

hưởng những quyền như nhau. Nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá

nhân đều có những quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là


một thực tế. Lợi ích của quyền bí mật đời tư là được quy định như một thực tế chứ
không phải là sự quy định mang tính hình thức.

Quyền bí mật đời tư có tính chất phi tài sản

Quyền bí mật đời tư không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền bí mật đời tư gắn với
tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì không phải là tài sản nên quyền bí mật

đời tư không bao giờ trị giá được thành tiền. Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định rõ
tính chất phi tài sản của quyền bí mật đời tư .

Quyền bí mật đời tư luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho

chủ thể khác

Pháp luật dân sự thừa nhận quyền bí mật đời tư là quyền dân sự gắn liền với mỗi

cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp luật qui
định. Điều 24 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 qui định: “Quyền nhân thân được quy định

trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho
Tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu, khái niệm phân loại quyền nhân thân trong Bộ Luật Dân Sự, luậtViệt.com.

4

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

7


SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Các quyền dân sự, quyền

nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng là do Nhà nước quy định cho các
chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá

nhân không thể chuyển dịch quyền bí mật đời tư cho chủ thể khác, nói cách khác thì

quyền bí mật đời tư không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân.
Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền bí mật đời tư chứ họ không thể

chuyển giao quyền này cho người khác và cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực

hiện quyền này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp

luật thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Mặc dù vậy thì có những yếu

tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được. Ví dụ: Người thân có thể công
khai bí mật đời tư của người đã chết..

Quyền bí mật đời tư là một quyền dân sự do luật định

Quyền bí mật đời tư là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự

của cá nhân. Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có quyền bí mật đời tư là một

sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa nhận. Việc


pháp luật quy định cho cá nhân có quyền bí mật đời tư là dựa vào các điều kiện kinh tế

xã hội. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào

bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… mà quyền bí mật đời tư của cá nhân được
quy định một cách khác nhau. Quyền bí mật đời tư là do Nhà nước trang bị cho cá

nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền
đó.

Ngoài những đặc điểm chung của quyền nhân thân thì quyền bí mật đời tư còn

có những đặc điểm khác, những đặc điểm này chỉ nằm trong số ích những quyền nhân
thân.

Quyền bảo vệ bí mật đời tư được bảo hộ vô thời hạn.

Cùng với quyền đối với họ tên, quyền đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ danh

dự uy tín, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật, bút danh

khi tác phẩm được công bố; sử dụng, quyền bảo vệ tác phẩm thì quyền bí mật đời tư là
một trong những quyền có sự bảo hộ vô thời hạn.

Việc bảo hộ này có ý nghĩa quan trọng vì nó bảo vệ cá nhân khỏi sự xâm phạm

ngay cả khi cá nhân đó chết đi, thì những người có liên quan được quyền yêu cầu bảo

vệ khi có hành vi vi phạm. Bộ Luật Dân Sự Điều 38, khoản 2: Việc thu thập, công bố


thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được

cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

8

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền.

Khi cá nhân đã chết thì việc thu thập công bố thông tin về cá nhân người đó thì

phải được cha, mẹ, vợ chồng, con đã thành niên của người đó đồng ý. Trừ những

trường hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Vậy quyền đối với bí mật đời

tư của cá nhân là vĩnh viễn không mất đi kể cả khi người đó chết.

Quyền bí mật đời tư thuộc nhóm quyền khi bị xâm phạm hành vi có sự

tác động lên chủ thể khác ( không tác động trực tiếp lên quyền)

Việc phân loại dựa trên đặc điểm của hành vi xâm phạm có ý nghĩa quan trọng


trong việc nhận diện và chứng minh hành vi xâm phạm. Khi nộp đơn yêu cầu cơ quan
nhà nước bảo vệ trước những hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư của mình thì chủ
thể quyền phải chỉ ra được các hành vi xâm phạm và chứng minh rằng hành vi đó đã
trực tiếp xâm hại đến quyền bí mật đời tư của mình. Hơn thế nữa, việc phân tích đặc

điểm của hành vi xâm phạm sẽ giúp ích cho việc khôi phục lại các giá trị bị xâm phạm.

Khi hành vi xâm hại lại không tác động vào chính chủ thể quyền, mà tác động

vào các chủ thể khác làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận, đánh giá của các chủ thể khác

về cá nhân chủ thể mang quyền (tung tin thất thiệt xúc phạm danh dự, giảm uy tín của

chủ thể quyền, tung ra những bí mật đời tư mà chủ thể muốn dấu, …) Những thiệt hại

mà chủ thể quyền phải gánh chịu có thể được xoá bỏ bằng việc cải chính, xin lỗi công
khai trên các phương tiên thông tin đại chúng để xoá đi sự nhìn nhận tiêu cực của các
chủ thể khác đối với chủ thể quyền do hành vi xâm hại gây ra.

Quyền bí mật đời tư thuộc các nhóm quyền được bảo vệ khi có yêu cầu

của chủ thể

Việc phân loại dặc điểm như vậy đối với quyền bí mật đời tư là do chính chủ thể

cá nhân nắm quyền mới có thể đánh giá xem những bí mật đời tư của mình có bị xâm
phạm hay không, tự yêu cầu người khác có chấm dứt hành vi vi phạm hay không, và
nhà nước chỉ can thiệp vào khi có yêu cầu. Ví dụ: Việc ca sĩ, diễn viên nổi tiếng bị lộ


ảnh nóng, tạo phản ứng không tốt trong lòng khán giả, thường sẽ đi kiện người tung
những ảnh nóng đó, nhưng một số ca sĩ, diễn viên lại thấy vui vì điều đó, bởi lẽ lúc này

họ thấy tên tuổi của mình lại càng nổi hơn, nhiều báo viết bài về mình hơn, nổi tiếng
một cách tiêu cực, và họ không cảm thấy có sự xúc phạm. Trong cuộc sống hằng ngày
cũng có rất nhiều vụ việc chửi bới, xúc phạm danh dự của nhau, nhưng số vụ án liên
quan đến danh dự mà tòa án phải xử lí thì không nhiều, bởi lẽ khi dược yêu cầu thì Tòa

án mới giải quyết. Yêu cầu ở đây là đối với chủ thể bị xâm hại về quyền hay những

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

9

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
người thân thích (khi chủ thể quyền không còn nữa hoặc không đầy đủ năng lực hành
vi dân sự).
1.3 Ý nghĩa của việc ban hành quy định về việc bảo vệ bí mật đời tư

Ghi nhận các quyền của con người là một trong những yếu tố đánh giá sự tiến

bộ của từng giai đoạn lịch sử, của từng nhà nước khác nhau. Nhà nước Việt Nam luôn
coi trọng các quyền của con người – trong đó có quyền bí mật đời tư. Hiến pháp là văn

bản pháp lí có hiệu lực cao nhất đã khẳng định điều này. Sự phân biệt đẳng cấp, địa vị
tự do không tồn tại trong xã hội hiện tại của Nhà nước ta, theo đó các quyền của cá
nhân (trong đó có quyền bí mật đời tư) được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.


(Điều 71 và điều 73 của Hiến pháp quy định công dân có quyền bất khả xâm

phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm; các quyền được

bảo vệ: thư tín, điện thoại, điện tín, nơi ở. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát,
thu giữ thư tín, điện tử của công dân phải do người có thẩm quyền theo quy định của

Pháp luật tiến hành.)

Những quy định trên của hiến pháp nước ta đã thể hiện rõ bản chất của pháp luật

Việt Nam là luôn bảo vệ các quyền dân sự của công dân và tạo điều kiện cho công dân

thực hiện triệt để các quyền dân sự của mình.

Việc tôn trọng những bí mật đời tư của cá nhân đã được pháp luật Nhà nước ta

quy định thành những nguyên tắc và những phương thức dân sự để bảo vệ quyền đó.

Đời tư của công dân có liên quan đến năng lực pháp luật của công dân. Đây là quyền

nhân thân gắn liền với mỗi công dân, đời tư của mỗi người mang tính độc lập tương

đối, bởi nó còn chịu sự ảnh hưởng của những mối quan hệ khác, nó một phần phản ánh

các mối quan hệ trong một xã hội có phát triển hay không, một nhà nước muốn phát
triển phải có một xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội phải hài hòa và phù hợp với

tinh thần và nguyện vọng của toàn dân. Bảo vệ bí mật đời tư cũng chính là bảo vệ


quyền con người của mỗi công dân, góp phần nâng cao giá trị đời sống của mỗi cá

nhân trong thời đại mới. Nâng cao được giá trị con người cũng chính là nâng cao đời

sống tinh thần, nâng cao sự tiến bộ của một nhà nước. Đảm bảo sự tin cậy của nhân
dân về một nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Quyền bí mật đời tư cũng là một quyền cơ bản nằm trong những quyền quan

trọng của con người được pháp luật quốc tế công nhận trong các công ước, các tuyên

ngôn quốc tế về nhân quyền. Việc nhà nước ban hành những qui định về bảo vệ bí mật

đời tư của cá nhân là phù hợp với xu hướng chung của thế giới, của xã hội. Từ việc đưa

ra những nguyên tắc cơ bản bảo vệ quyền bí mật đời tư, sẽ là nền tảng để hoàn thiện

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

10

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
nâng cao và ngày càng phát triển nền pháp luật Việt Nam, nâng tầm vị trí pháp lí Việt
Nam trên nền pháp luật quốc tế.

Một nền pháp luật tiến bộ, nhiều quyền lợi của con người được bảo đảm còn thu


hút được sự quan tâm của người nước ngoài khi họ muốn đầu tư vào Việt Nam. Thu

hút được ngồn nhân lực dồi dào, có kiến thức là tiêu chí của nước ta trong công cuộc
đổi mới.

1.4 Pháp luật quốc tế về bảo vệ bí mật đời tư

1.4.1. Các qui định của những công ước quốc tế về quyền bí mật đời tư

Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền dân sự vô cùng quan trọng được

pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Kể cả trong công ước quốc

tế được các quốc gia trên thế giới kí kết, là những văn bản pháp lí cấp cao nhất cũng đề
cập đến quyền này.

Điều 8: Công ước châu Âu về Nhân quyền

Mọi người đều có quyền tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình của mình, nhà
của mình và thư từ của cá nhân.

Được soạn thảo và thông qua bởi Hội đồng Châu Âu vào năm 1950 và trong

đóbao gồm cả lục địa châu Âu, ngoại trừ cho Belarus và Kosovo , bảo vệ quyền tôn
trọng cuộc sống riêng tư.

Điều 12: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR):
"không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia


đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi
người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như
vậy."

Điều 17: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng

tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi
người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm
như vậy.

Những qui định bên trên là một sự tôn trọng tuyệt đối đến quyền riêng tư của

con người bằng một qui chế pháp lí cao nhất đối với các nước là thành viên của các

điều ước. Điều đó thể hiện một sự quan tâm rất lớn đến quyền riêng tư của con người

của các quốc gia tiên tiến trên thế giới từ rất sớm. Nghành công nghiệp điện tử thế giới
phát triển từ rất sớm nên đòi hỏi một quyền bảo vệ tuyệt đối, đối với sự riêng tư.

Bình luận chung thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của Ủy ban Nhân

Quyền Liên Hợp Quốc có làm rõ một số khía cạnh của Quyền bí mật đời tư.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

11

SVTH: Võ Tuấn Anh



Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
Vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền về sự riêng tư không phải

là quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông tin về đời tư nếu như
những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã hội.

Theo quy định các công ước, tính toàn vẹn và bảo mật của thư tín phải được bảo

đảm cả về mặt pháp lý và thực tế. Thư từ phải được giao tận tay người nhận mà không
bị chặn lại, mở ra hay nói cách khác là xem trước. Việc theo dõi, bất kể bằng biện pháp

điện tử hay các biện pháp khác, ví dụ như nghe trộm điện thoại, điện tín...đều bị
nghiêm cấm. Việc lục soát nhà cửa phải bị giới hạn chỉ được sử dụng trong trường hợp

để tìm chứng cứ cần thiết và không được phép gây phiền nhiễu cho chủ nhà.

Việc khám xét thân thể phải theo cách thức phù hợp để bảo đảm nhân phẩm của

người bị khám xét; người khám xét phải cùng giới tính với người bị khám xét.

Theo đó, việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân

hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể

nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp luật. Nhà nước phải có

những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin cá nhân đó không rơi vào


tay những người không được pháp luật cho phép và không bị sử dụng vào các mục đích

trái với Công ước. Để bảo đảm bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có
quyền được biết liệu thông tin cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ bởi chủ thể nào

không và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông tin cá nhân của

mình là ai? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa

bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc
bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật.

Tuy ra đời từ rất sớm nhưng các biện pháp qui định đều được giải thích rõ ràng,

có thể thấy đây là điều tiến bộ mà các qui định trong nước cần học hỏi để hoàn thiện

hơn qui định của pháp luật trong nước về quyền bí mật đời tư.
1.4.2. Quyền về bí mật đời tư của các quốc gia

Các quốc gia trên thế giới có những qui định riêng liên quan về bảo vệ bí mật

đời tư từ rất sớm, nó như một quyền cơ bản trong những quyền con người mà các nước

trên thế giới ghi nhận. Cùng điểm sơ qua một số nước có nền pháp luật cũng như kinh
tế phát triển có những qui định về bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.
1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

“Quyền lợi của các công dân được đảm bảo về bản thân, nhà cửa, giấy tờ và tài
sản khỏi mọi sự khám xét và tịch thu vô lý, sẽ không bị xâm phạm và sẽ không bị trát


khám nhà nào được cấp nếu không phải là có lí do chắc chắn, căn cứ vào lời tuyên thệ

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

12

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
hoặc sự xác nhận, cần nhất trát đó phỉa tả rõ nơI và chốn phải khám xét và chỉ rõ
người hay vật phải bắt giữ. ”
(Điều 4 - Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).
2. Nhật Bản:

“Nhà ở, thư từ và các đồ vật đều được đảm bảo chống lại sự khám xét, tìm tòi

và tịch thu, trừ có trát của toà án trình bày lý do, ghi chỗ khám xét, đồ vật có thể bị

tịch thu theo điều kiện trong khoản 33. Mọi sự khám xét và tịch thu phải do lệnh của

thẩm phán lí trát riêng biệt. ”
(Điều 35 - Hiến pháp Nhật Bản).
3. Trung Quốc:

“Công dân có quyền được tự do về ngôn luận, thư tín, báo chí, hội họp, tuần
hành, biểu tình, tự do bãi công, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng và tuyên
truyền chủ nghĩa vô thần.

Tự do cá nhân của công dân và nhà ở của họ là bất khả xâm phạm. Không một


công dân nào có thể bị bắt nếu không có quyết định của toà án, chứng nhận hoặc phê
chuẩn của một cơ quan an ninh”.
(Điều 28 - Hiến pháp CHND Trung Hoa).
4. Thụy Điển:

“Mọi công dân được bảo vệ chống lại mọi biện pháp do một nhà chức trách

thực hiện đối với họ thuộc loại khám xét người hoặc một sự xâm phạm cưỡng bức đối
với thân thể thuộc loại khám xét, mọi việc xen vào những quan hệ tôn giáo hoặc thư
tín, điện tín hoặc nghe điện bí mật”.

(Điều 3 - Hiến pháp Thuỵ Điển).

5. Pháp:

“Mỗi người có quyền được tôn trọng đời tư của mình. Thẩm phán có thể ngoài

việc quyết định bồi thường thiệt hại, quyết định mọi biện pháp, như quyền trừ, kê biện

và các biện pháp khác nằm ngăn chặn hoặc chấm dứt việc vi phạm đến sự sâu kín của
đời tư, các biện pháp này trong trường hợp cấp bách có thể được quy định theo thủ tục
cấp thẩm”.
(Điều 9 - Luật Dân sự Pháp).

Bên trên là một số qui định pháp luật về quyền bí mật đời tư của các quốc gia

tiên tiến trên thế giới. Nó được ra đời và ghi nhận ngay trong hiến pháp, và đến nay

nhu cầu con người trong xã hội mới ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo vệ bí

mật đời tư ngày càng được quan tâm. Hầu hết, các quốc gia trên thế giới đều có đạo

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

13

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
luật liên quan để bảo vệ quyền riêng tư. Sau đây là sơ lược những đạo luật liên quan

đến việc bảo vệ bí mật đời tư của các nước trên thế giới5:

Argentina: Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của năm 2000

Brazil: Bảo mật thông tin cá nhân hiện đang qui định bởi Điều 5 của Hiến pháp
năm 1988

Bulgaria: Các Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân Bungari , được thông qua ngày

21 Tháng mười hai năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, 2002.

Cộng hòa Séc: Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (tháng 4 năm 2000) số 101

Đan Mạch: Đạo luật về xử lý dữ liệu cá nhân, luật số 429, tháng 5 năm 2000.

E-xtô-ni-a: Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2003. Tháng Sáu năm 1996,
hợp nhất tháng 7 năm 2002.


Phần Lan: Luật sửa đổi, các dữ liệu cá nhân Luật (986) 2000.
Pháp: Đạo luật Bảo vệ dữ liệu Liên bang năm 2001

Hy Lạp: Luật số.2472 Bảo vệ cá nhân, Xử lý dữ liệu cá nhân, tháng 4 năm
1997.

Hàn Quốc - Đạo luật Bảo vệ thông tin cá nhân của các cơ quan bộ, công chức

Hành động Thông tin và Truyền thông sử dụng mạng
Latvia: Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân, 2000.

Lithuania: Luật pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân (tháng 6 1996)

Romania: Luật số 677/2001 về bảo hộ của người Dân liên quan đến việc Xử lý

dữ liệu cá nhân và lưu hành miễn phí của dữ liệu như vậy.

Ba Lan: Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (tháng 8 năm 1997)

Bồ Đào Nha: Đạo luật về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Luật 67/98 ngày 26 tháng 10)

Singapore : Bộ luật thương mại điện tử về bảo hộ thông tin cá nhân và Truyền

thông của người tiêu dùng Thương mại Internet.
Thụy Sĩ: Luật Liên bang về Bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 1992

Nhìn chung, quy định của các quốc gia khác về cơ bản cũng giống như Việt

Nam đều khẳng định quyền đối với bí mật đời tư cá nhân được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ.


Bí mật đời tư của một người có mối quan hệ hữu cơ với danh dự, uy tín, nhân

phẩm của người đó. Người có hành vi làm lộ bí mật đời tư của người khác bị coi là vi
phạm quyền nhân thân của cá nhân.

5

Hg.org.com.luật Mĩ.
Http://www.Hg.org

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

14

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
đời tư

1.5 Lược sử những qui định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền bí mật
Ngay từ những văn bản pháp luật cơ bản và cũng là đầu tiên của nước cộng hòa

xã hội chủ nhĩa Việt Nam đã thể hiện tôn trọng bảo vệ sự riêng tư của con người.

Quyền bí mật đời tư của người dân (lúc bấy giờ là nhà ở và thư tín) được hiến pháp ghi
nhận và đảm bảo. Hiến pháp là văn bản luật cao nhất, nên khi quyền bảo vệ đời tư của
cá nhân được ghi nhận trong Hiến pháp cũng là sự ghi nhận và bảo đảm cao nhất.


Quyền được ghi nhận và bảo vệ trong Hiến pháp thì cao hơn là nhà nước ghi nhận và

bảo đảm. Vì rằng nếu nhà nước ghi nhận và bảo đảm thì quyền chủ động là thuộc nhà

nước, nhưng nếu hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thì nhà nước không có quyền chủ

động ở đây. Lần đầu tiên ở Đông Nam Á, một nhà nước dân chủ nhân dân được hình

thành với hình thức chính thể cộng hòa, một nhà nước kiểu mới, của dân, do dân và vì
dân.

Điều 11, Hiến pháp năm 1946:

Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ, giam cầm công dân Việt Nam.

Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái pháp
luật.

Trước nền chính trị còn bất ổn, đời sống người dân vô cùng thiếu thốn, đất nước

mới thoát khỏi chế độ xã hội cũ, mà bản hiến pháp đầu tiên của nước ta đã qui định về

những quyền bất khả xâm phạm của công dân, trong đó có một phần là bí mật đời tư

(nhà ở, thư tín). Đây chính là một nền tảng tiến bộ rõ rệt trong qui định của pháp luật

về quyền con người ở nước ta trong thời kì này. Có thể nói Hiến pháp năm 1946 tiếp

cận gần với quyền con người nhất. Khác với các bản Hiến pháp sau này quyền công


dân được hiến pháp 1946 qui định ở các chương đầu tiên, làm cơ sở qui định các
chương khác.

Tính đến năm 1959, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời và phát

triển được 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng

làm thay đổi tình hình chính trị xã hội và kinh tế của đất nước. Ngay khi bản Hiến Pháp

1946 vừa ra đời, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để xâm lược nước ta một lần nữa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh đổ được thực dân Pháp, giải phóng
được Miền Bắc đất nước. Với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới của đất nước

Hiến Pháp năm 1946 cần được bổ sung và thay đổi. Rất nhiều điều khoản được bổ sung
và thay đổi trong bản Hiến Pháp thời kì này. Song, vấn đề bảo vệ đời tư của công dân

vẫn được qui định ngay trong bản Hiến pháp và được bổ sung thêm rõ ràng hơn.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

15

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
Điều 28, Hiến pháp năm 1959

Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không


bị xâm phạm, thư tín được gĩư bí mật.

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do cư trú và đi lại.

Quyền bảo vệ sự riêng tư được quy định trong bản Hiến Pháp 1959 nhà ở của cá

nhân là bất khả xâm phạm, và thư tín phải được giữ bí mật. Ở bản Hiến pháp này ta
thấy mức dộ bảo vệ đối với thư tín cao hơn. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của nhà

nước đối với vấn đề này trong thời kì này. Đó cũng là động viên, khích lệ tinh thần đấu
tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân ta.

Giai đoạn từ năm 1959 - 1980, với nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc, giải

phóng hoàn toàn đất nước, đánh tan âm mưu của bọn truyền bá tư tưởng chống phá của

Trung Quốc và Campuchia ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam của tổ quốc, bảo

vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trải qua nhiều gian khổ để đấu tranh giành

được độc lập, dành được tự do, trước niềm vui vẻ vang của dân tộc, bản Hiến Pháp
năm 1980 ra đời, đáp ứng tình hình nền kinh tế xã hội lúc đương thời. Một xã hội mới,

nền văn minh mới được mở ra. Điều đầu tiên mà bản Hiến Pháp hướng đến và cũng là

nguyện vọng của hàng triệu công dân là một bản Hiến Pháp nâng cao được giá trị con

người, cũng là để thể hiện một nhà nước sinh ra là vì nhân dân. Một trong những giá trị
đó là sự tôn trọng những gì thuộc về riêng tư nhất của một con người. Bản Hiến Pháp


1980 dành hẳn hai điều bảo đảm quyền riêng tư cho công dân. Nhà ở, thư tín, điện

thoại, điện tín, quyền đi lại cư trú cũng được đảm bảo và là một trong những quyền bất

khả xâm phạm của công dân.

Điều 70, 71 Hiến pháp năm 1980:

Điều 70: Công dân có quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, tài sản, danh
dự, nhân phẩm.

Điều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ

trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.
Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm.

Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.

Điều 70 và 71 của Hiến Pháp năm 1980 tôn trọng quyền riêng tư của con người

ở mức độ cao hơn, lúc này điện thoại, điện tín được giữ bí mật. Đây là một điểm mới,

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

16


SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
cũng như tiến bộ hơn so với các bản Hiến Pháp trước đó, đáp ứng được tình hình kinh
tế và xã hội nước nhà lúc bấy giờ.
Qua các thời kì kháng chiến kiến quốc, nước ta trải qua các bản Hiến Pháp

1946, 1959, 1980. Mỗi bản Hiến Pháp là đáp ứng một tình hình mới của nền kinh tế xã

hội đương đại. Năm 1986 công cuộc đổi mới toàn bộ đất nước do Đại Hội lần thứ VI
của Đảng Cộng Sản Việt Nam đề sướng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Quốc

Hội quyết định sửa lại Hiến Pháp năm 1980 để đáp ứng được thực trạng xã hội nước
nhà lúc bấy giờ.

Bản Hiến Pháp năm 1992 có nhiều điểm mới về chính trị, văn hóa, kinh tế...

Song một phần kế thừa các bản Hiến Pháp trước là vẫn tôn trọng và bảo đảm quyền

riêng tư của công dân, phát huy nó một cách đầy đủ và dễ hiểu hơn.
Điều 73, Hiến pháp năm 1992:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường

hợp được pháp luật cho phép.


Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc

khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do

người có thẩm quyền tiến hành hoặc do pháp luật quy định.

Qua các bản hiến pháp, thì những qui định của pháp luật về bảo vệ quyền riêng

tư của người dân được giữ lại và ngày càng hoàn thiện, một cách dễ hiểu, đất nước

ngày một phát triển, xã hội ngày một phồn vinh thi những nhu cầu về bảo vệ bí mật đời

tư ngày càng được ý thức rõ về tầm quan trọng của nó.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ, các quyền dân sự nói

chung, quyền nhân nhân thân nói riêng, trong đó có quyền bí mật đời tư được qui định

chủ yếu là bảo vệ giai cấp thống trị xã hội, người lao động hầu như không biết đến

những quyền đó, nếu có biết thì chỉ như là một sự ghi nhận để nhà nước dễ quản lí xã
hội hơn, một sự ghi nhận như là hợp thức hóa hình thức cướp nước của bọn chúng.

Trong một chế độ xã hội nếu không có sự tự do, không có quyền riêng tư của mỗi cá

nhân thì các quyền của con người sẽ không được đảm bảo trọn vẹn. Nói cách khác sự
tôn trọng quyền riêng tư là tiền đề để con người hoàn thiện các quyền vốn có của mình.

Sau khi chúng ta lật đổ được ách đô hộ hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, hàng


trăm năm của thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ, điều mà tất cả chúng ta hằng mong muốn
là có một nhà nước đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho mỗi công dân, đó cũng là

động lực, lòng tin để mỗi người dân chiến đấu và xây dựng đất nước. Nhà nước ta qua
các thời kì khác nhau có qui chế pháp lí khác nhau để con người thực hiện được các

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

17

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
quyền dân chủ của mình. Đến năm 1995 Bộ Luật Dân Sự của nước ta ra đời và ghi
nhận lại một lần nữa quyền bí mật đời tư của cá nhân là bất khả xâm phạm.
Điều 34 Bộ luật dân sự năm 1995:

1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người

đó đồng ý hoặc nhân thân người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành
vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quy định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền và phai được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bộ Luật Dân Sự năm 1995 quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân được qui

định trực tiếp trong đạo luật, là một trong những quyền của quyền nhân thân. Từ qui


định này đã chỉ rõ quyền bí mật đời tư là một quyền dân sự cơ bản, gắn liền với mỗi cá

nhân. Việc Nhà nước ban hành và quy định quyền nhân bí mật đời tư của cá nhân trong
Bộ Luật Dân Sự là sự khẳng định sự quan tâm của Nhà nước tới các giá trị của quyền
con người.

Điều 38 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Quyền bí mật đời tư”:

1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được

người đó đồng ý hoặc nhân thân người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực

hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quy định của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân

được đảm bảo an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác

của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.

Như vậy tính đến Bộ Luật Dân Sự 2005 thì pháp luật Việt Nam đã kế thừa và


phát huy những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân Sự năm 1995 và các bản hiến
pháp, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Với việc ghi nhận về quyền bí mật

đời tư trong Bộ Luật Dân Sự năm 2005 có thể thấy rằng pháp luật dân sự Việt Nam có

những bước tiến đáng kể trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.

Đây là sự khẳng định và ghi nhận đồng thời là cơ sở pháp lí quan trọng cho cá nhân

trong việc thực hiện các quyền của mình bí mật đời tư của cá nhân được ghi nhận trong
Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thể hiện sự tôn vinh của pháp luật đối với các giá trị đích

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

18

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
thực của con người, điều này đúng với bản chất của Nhà nước ta: Nhà nước của dân, do

dân, vì dân, đó cũng là sự thể hiện mục đích của pháp luật nói chung, pháp luật dân sự
nói riêng: Vì con người, lấy con người là trung tâm.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

19


SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2:

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ LIÊN QUAN VÀ

THỰC TRẠNG QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƯ CỦA CÁ NHÂN

2.1 Chủ thể của quyền bí mật đời tư:

Chủ thể của pháp luật là những cá nhân hoặc tổ chức mà theo quy định của pháp

luật có khả năng có được các quyền và nghĩa vụ pháp lí, trực tiếp hoặc thông qua người
đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Chủ thể pháp luật có năng lực chủ thể.

Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp lí và năng lực hành vi. Chủ thể của quyền bí mật
đời tư là cá nhân. Điều này được ghi nhận ngay từ điều 73 Hiến pháp năm 1992 của
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường

hợp được pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc

khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do


người có thẩm quyền tiến hành hoặc do pháp luật quy định.”

Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, công dân là khái niệm chỉ một cá

nhân mang quốc tịch của một nhà nước, với đầy đủ tư cách pháp lý của của nhà nước
đó, ở đây là công dân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam. Vậy ngay từ bản Hiến

Pháp chủ thể của quyền bí mật đời tư (chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín) được ghi
nhận là cá nhân. Chủ thể của bí mật đời tư cũng được ghi nhận ngay trong điều 38 của
Bộ Luật Dân Sự 2005:

“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được

người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự,

chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người

đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân

được bảo đảm an toàn và bí mật.”

Quyền bí mật đời tư được qui định ngay trong điều 38 Bộ Luật Dân Sự với chủ

thể của quyền được nhắc lại nhiều lần cũng là cá nhân. Cũng theo Bộ Luật Dân Sự điều


24: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

20

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
định khác.” Qui định này đã nêu lên khái niệm quyền nhân thân thông qua hai đặc
điểm là gắn liền với mỗi cá nhân, và không thể chuyển dịch cho người khác.

Như đã phân tích những đặc điểm ở trên, quyền bí mật đời tư là một phần của

quyền nhân thân nên nó cũng mang những đặc điểm của quyền nhân thân. Một trong

những đặc điểm được phân tích ở trên đó là quyền bí mật đời tư là một quyền mà chủ
thể được cá biệt hóa chỉ là cá nhân. Từ điều 24 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì có thể

thấy quyền bí mật đời tư có chủ thể duy nhất là cá nhân mang quyền, vậy các chủ thể
khác (như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) không mang quyền bí mật đời tư. Tuy

nhiên, tại điều 6046 và Điều 6117 Bộ Luật Dân Sự 2005 có đề cấp đến “danh dự, uy tín

của pháp nhân, chủ thể khác”. Một phần bảo vệ quyền bí mật đời tư đối với cá nhân là

bảo vệ danh dự, uy tín. Thì ở đây quyền này không được xem là bí mật đời tư đối với


pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác mà bảo vệ danh dự, uy tín ở đây được hiểu là bảo

vệ tên gọi, bảo vệ quyền tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh,

bảo vệ hình ảnh,...nội hàm của các quyền được bảo vệ ở đây mang ý nghĩa hẹp hơn so

với quyền bí mật đời tư của cá nhân.

Ngoài những văn bản luật nêu trên, còn có một số qui định trong các văn bản

luật khác cũng đề cập đến chủ thể của quyền bí mật đời tư là cá nhân. Cụ thể như Điều

46 Luật Giao dịch điện tử quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng,

cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá

nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không

được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Trong lĩnh vực

điện ảnh cũng có qui định bảo vệ bí mật đời tư cá nhân Điều 11 khoản 3 luật điện ảnh:

không được tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an nhinh, kinh tế, đối

ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật qui định.

Luật Công nghệ thông tin Điều 21, Điều 22, Điều 72 quy định các vấn đề liên

quan đến việc bảo đảm bí mật đối với thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, bí mật đời


tư cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng

11 năm 2010 cũng đã dành một điều (Điều 6) để quy định về “quyền của người tiêu

dùng được đảm bảo an toàn, bí mật thông tin cá nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá

nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đối với việc thu thập, sử dụng, chuyển giao thông
tin cá nhân.”

6
7

Điều 604, Bộ Luật Dân Sự 2005. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại trong thiệt hại ngoài hợp đồng .
Điều 611, Bộ Luật Dân Sự 2005. Thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

21

SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
Như đã phân tích ở trên cá nhân là chủ thể mang quyền bí mật đời tư. Vì thế điều

cần xác định ở đây là cá nhân đó tham gia vào pháp luật dân sự với điều kiện nào thì


trở thành chủ thể của quyền bí mật đời tư một cách đầy đủ về mặt pháp lí.

Qui định của pháp luật, chủ thể của quyền bí mật đời tư là cá nhân, vậy cũng

như các chủ thể quan hệ pháp luật khác, chủ thể pháp luật của bí mật đời tư ở đây là

cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể phải bao gồm năng lực pháp luật
và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng cá nhân có các quyền chủ thể và

nghĩa vụ pháp lí được nhà nước thừa nhận. Bộ Luật Dân Sự khoản 3 điều 14 qui định:

“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi

người đó chết.” Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá
nhân có thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự cũng như trở thành chủ thể của

quyền bí mật đời tư. Tuy nhiên, do là một quyền dân sự đặc biệt, nên quyền bí mật đời

tư được bảo vệ vĩnh viễn bất kể chủ thể của quyền có chết đi. Lúc này, tuy năng lực

pháp luật của cá nhân không còn nữa nhưng cá nhân vẫn có quyền được bảo vệ bí mật

đời tư. Việc thu thập, công bố thông tin dữ liệu của cá nhân đã chết phải được cha, mẹ,

con đã thành niên của người đó đồng ý. Nhưng cũng chính điểm này lại nảy sinh

trường hợp, liệu tâm nguyện của người đã chết có muốn những bí mật mà mình giữ bấy

lâu bị công bố hay không, hay những bí mật được chính người thân đã công bố làm ảnh


hưởng đến hình ảnh mà người đã chết gìn giữ bấy lâu nay..

Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng cá nhân được nhà nước thừa nhận

bằng hành vi của mình, thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp

lí tham gia vào các quan hệ pháp luật. Bộ Luật Dân Sự năm 2005 điều 17: “năng lực

hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Năng lực hành vi của cá nhân còn gắn liền với độ
tuổi và tình trạng sức khỏe tinh thần của cá nhân đó. Người có năng lực hành vi dân sự

đầy đủ là người đủ 18 tuổi trở lên (người đã thành niên) là người có khả năng nhận
thức, điều khiển được hành vi của mình và ý thức được hậu quả mà hành vi mình gây

ra. Năng lực hành vi dân sự của một cá nhân được chia theo nhiều cấp độ khác nhau.

Vậy cũng tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức mà quyền bí mật đời tư được áp dụng
trên từng chủ thề cá nhân khác nhau.

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không

mắc bệnh tâm thần và các bệnh khác làm cho người đó không có khả năng nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình hoặc không bị tòa án tuyên bố là bị hạn chế năng

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

22


SVTH: Võ Tuấn Anh


Bí mật đời tư – Lí luận và thực tiễn
lực hành vi dân sự. Người có năng lực hành đầy đủ đương nhiên trở thành chủ thể của
bí mật đời tư, có thể tự mình đứng ra bảo vệ khi có xâm phạm.

Người chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự

vẫn là chủ thể mang quyền bí mật đời tư. Tuy nhiên, khi cá nhân không có năng lực

hành vi dân sự đầy đủ, thì đương nhiên sẽ bị hạn chế năng lực chủ thể như: khi có hành
vi xâm phạm hay có yêu cầu được bảo vệ thì phải cần người đại diện theo pháp luật,

chủ thể bị xâm phạm không tự mình đứng ra tham gia vào pháp luật tố tụng dân sự để

bảo đảm quyền lợi của mình...Độ tuổi, sức khỏe, và khả năng nhận thức quyết định rất

nhiều đến chủ thể của quền bí mật đời tư. Bởi là quyền chỉ được bảo vệ khi có yêu cầu

nên nhiều khi đã có hành vi xâm phạm nhưng chủ thể vẫn chưa hoặc không có khả

năng nhận thức được nên không có yêu cầu dừng lại hoặc đưa yêu cầu ra pháp luật thì

vẫn không được pháp luật bảo vệ quyền một cách triệt để.

Vậy có thể kết luận mọi cá nhân điều có quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời

tư, quyền bí mật đời tư của họ được xác lập kể từ khi họ sinh ra, và vẫn tồn tại nếu như


họ chết đi, đây là một điểm đặc biệt của quyền này. Điểm đặc biệt nữa ở chủ thể mang

quyền của bí mật đời tư là ứng với từng chủ thể, từng thời điểm mà những xâm phạm
có thể được xem là bí mật đời tư hay không, hay khi ứng với từng chủ thể thì mức độ
của sự xâm phạm là khác nhau.
Vd: Một thanh niên A, làm công nhân bảo vệ cho một doanh nghiệp thì chuyện

A thường đi đâu, sở thích là gì, thích ăn gì, đôi khi chẳng mấy ai quan tâm. Nhưng nếu

A là một ca sĩ nổi tiếng được nhiều người ái mộ thì vô hình chung chuyện sở thích,

chuyện đi đâu, chơi gì, tất cả được quan người hâm mộ quan tâm bí mật đời tư của một

nghệ sĩ khác với bí mật đời tư của cá nhân bình thường. Nghệ sĩ là người của công
chúng, do vậy một phần nào đó những thông tin về cá nhân, đời sống tình cảm của họ

cũng có thể bị (hoặc được) công chúng quan tâm, bình bàn, khen chê. Vấn đề là không

ai được thêm bớt thông tin. Có thể thấy lúc này chuyện đời tư của hai chủ thể được

hiểu ở hai mức độ khác nhau, xét nếu A là một cá nhân bình thường thì chuyện sở thích

của mình được đem ra bàn tán là chuyện hoàn toàn bình thường và A cũng không xem

đó là xâm phạm đến đời tư của mình. Nhưng nếu A là người nổi tiếng thì mọi chuyện

có theo chiều ngược lại. Hay nếu có hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư của một

nguyên thủ quốc gia thì sự xâm phạm bí mật đời tư đôi khi có thể xem như xâm phạm

bí mật quốc gia.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

23

SVTH: Võ Tuấn Anh


×