Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH vực hôn NHÂN và GIA ĐÌNH – lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.67 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƢ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 33 (2007 – 2011)
Đề Tài

BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hƣớng dẫn
Huỳnh Thị Trúc Giang

Sinh viên thực hiện
Bùi Nhật Cảnh
MSSV 5075167
Lớp: Luật Tƣ pháp 2 khóa 33

Cần Thơ, tháng 4, 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƢ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 33 (2007 – 2011)
Đề Tài


BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hƣớng dẫn
Huỳnh Thị Trúc Giang

Sinh viên thực hiện
Bùi Nhật Cảnh
MSSV 5075167
Lớp: Luật Tƣ pháp 2 khóa 33

Cần Thơ, tháng 4, 2011


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
---------…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cần thơ, ngày…tháng…năm 2011


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
---------…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cần thơ, ngày…tháng…năm 2011


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI ............ 4
1.1 Một số khái niệm chung .................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm giới ............................................................................................ 4

1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới............................................................................. 5
1.1.3 Khái niệm bất bình đẳng giới ....................................................................... 5
1.2 Mục tiêu của bình đẳng giới ............................................................................. 7
1.3 Các nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới .......................................................... 9
1.3.1 Nguyên tắc chung về bình đẳng giới ........................................................... 9
1.3.1.1 Bình đẳng giới là nguyên tắc hiến định ................................................ 9
1.3.1.2 Bình đẳng giới là quyền cơ bản của công dân ..................................... 10
1.3.2 Nguyên tắc cơ bản đảm bảo về bình đẳng giới............................................ 11
1.4 Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình............................ 13
1.4.1 Khái niệm bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình ................................. 13
1.4.2 Nội dung của bình đẳng trong hôn nhân gia đình ........................................ 15
1.5 Ý nghĩa của quyền bình đẳng giới trong đời sống hôn nhân gia đình ............ 16
1.6 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng ta
về bình đẳng giới ..................................................................................................... 17
1.6.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về bình đẳng giới.............................. 17
1.6.2 Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới ............................. 18
1.6.3 Quan điểm của Đảng cộng sản về bình đẳng giới ......................................... 19
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG CỦA QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ............................................................... 23
2.1 Quyền bình đẳng trong việc kết hôn giữa nam và nữ ...................................... 23
2.1.1 Quyền bình đẳng của nam và nữ khi bước vào hôn nhân ............................. 23
2.1.2 Quyền bình đẳng trong việc kết hôn trên cơ sở tự nguyện tiến bộ .............. 23
2.2 Quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng ........................................................ 24
2.2.1 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ nhân thân ........................ 25
2.2.1.1 Tình nghĩa vợ chồng ........................................................................ 25
2.2.1.2 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc lựa chọn nơi cư trú ....... 26
2.2.1.3 Quyền bình đẳng trong việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm,
uy tín của vợ chồng ......................................................................... 27



2.2.1.4 Quyền bình đẳng trong việc tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng ............................................................................ 28
2.2.1.5 Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt ................... 29
2.2.1.6 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc đại diện cho nhau
trước pháp luật ......................................................................................................... 30
2.2.2 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản ............................. 31
2.2.2.1 Quyền bình đẳng trong quan hệ sở hữu tài sản ............................ 31
2.2.2.2 Quyền bình đẳng về chia tài sản khi ly hôn .................................... 35
2.2.2.3 Quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế tài sản ............................ 37
2.2.2.4 Quyền bình đẳng trong quan hệ cấp dưỡng ................................... 38
2.2.3 Bình đẳng trong việc thực hiện quyền ly hôn của vợ chồng ...................... 39
2.2.3.1 Thực hiện quyền yêu cầu ly hôn ..................................................... 39
2.2.3.2 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong vai trò
đối với con khi ly hôn ................................................................................................. 40
2.3 Quyền bình đẳng giữa cha mẹ đối với con cái .................................................. 43
2.3.1 Quyền bình đẳng giữa cha và mẹ trong việc thực hiện quyền của cha mẹ . 43
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái ...................... 44
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .............. 46
3.1 Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình... 47
3.1.1 Bất bình đẳng về vai trò của vợ chồng trong gia đình ............................... 47
3.1.2 Bất bình đẳng giới trong kế hoạch hóa gia đình ....................................... 50
3.1.3 Bất bình đẳng trong quan hệ tài sản ........................................................ 51
3.1.4 Mối liên hệ giữa bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình........................... 53
3.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay ........................ 55
3.3 Một số giải pháp để đảm bảo thực hiện hiệu quả bình đẳng giới
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. ...................................................................... 57
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2005: Bộ luật dân sự năm 2005
Luật HN&GĐ 2000: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
CEDAW: Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt
đối xử với phụ nữ


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, bình đẳng giới là một trong những vấn đề quan tâm đặc biệt của cộng
đồng quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc thực hiện bình đẳng giới là
mục tiêu phát triển của toàn xã hội và được thực hiện hầu hết trong các lĩnh vực của xã
hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động đến hôn nhân và gia đình.
Gia đình là nơi đầu tiên hình thành nhân cách của một con người. Gia đình là
nền tảng của sự phát triển của xã hội. Có thể nói, gia đình vốn được coi là tế bào của
xã hội, nó phản ánh tất cả những gì đang diễn ra ngoài xã hội, các mối quan hệ xã hôi
của con người đều bắt đầu từ gia đình. Gia đình phát triển và biến đổi cùng với sự phát
triển của xã hội, nó phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó. Trong xã hội
phong kiến đa phần mọi người trong xã hội còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” làm cho trong cuộc sống gia đình không cân xứng giữa các
thành viên trong gia đình. Người chồng có quyền quản lý mọi vấn đề trong gia đình
còn người vợ chỉ đóng vai trò là người phụ thuộc chồng về mọi mặt.
Trong tiến trình đổi mới của nước ta có sự tác động mạnh mẽ của những chuyển
biến về kinh tế- xã hội trong nước và quá trình toàn cầu hóa thì một trong những mục
tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước là tăng cường sự tham gia vao các hoạt động
kinh tế văn hóa, xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ

trong gai đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so
với nam giới, những quan niệm xưa bất bình đẳng một thời gian dài khiến cho người
phụ nữ bị ràng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong
câu “tam tòng tứ đức” có thân phận thấp hơn, không được bình đẳng với nam giới sẽ
không còn nữa theo đó người vợ trong gia đình sẽ không là nội trợ trong các công việc
gia đình nữa. Người vợ tham gia vào các công việc và quan hệ xã hội rộng hơn. Người
chồng phải chia sẻ bổn phận trách nhiệm đối với công việc nhà, mọi thành viên trong
gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho nhau phát triển. Thế nên việc thực hiện vấn đề
bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình là một đòi hỏi thực tế có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với công việc xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh là
tạo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong mọi vấn đề của cuộc
sống gia đình.
Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống hôn nhân gia đình
là một việc làm thiết thực có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó người viết chọn đề
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

1

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

tài: “ Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình – lý luận và thực tiễn” để
nghiên cứu và làm đề tài luận văn cho mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đi sâu vào việc phân tích đề tìm rõ các yếu tố ảnh
hưởng như:
+ Tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến vần đề bình đẳng giới như giới, tình

trạng bất bình đẳng giới… đồng thời đi sâu vào phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến sự bình đẳng giới.
+ Tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình về việc bảo vệ người phụ nữ bình đẳng với nam giới trong cuộc
sống hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền bình đẳng giới trên
thực tế.
+ Nêu tổng quan về thực trạng bình đẳng giới ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình. Từ đó để tìm ra những nguyên nhân gây ra vấn đề bất bình đẳng
trong cuộc sống và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết thực trạng đó.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề
về quyền bình đẳng giữa các thành viên trong đời sống hôn nhân và gia đình theo quy
định của pháp luật. Đồng thời qua đó đưa ra những nguyên nhân tồn tại của vấn đề và
một số ý kiến nhằm khắc phục những vấn đề còn bất cập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Nhằm hoàn thiện bài viết của minh một cách tốt nhất trong quá trình nghiên cứu,
người viết dùng phương pháp chủ yếu là thống kê, tổng hợp để thu thập tài liệu, dùng
phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật kết hợp so sánh
đối chiếu một số quy định của luật cũ.
5. Cơ cấu đề tài
- Lời nói đầu
- Phần nội dung gồm 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyền bình đẳng giới
+ Chương 2: Cơ sở pháp lý về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

2

SVTH: Bùi Nhật Cảnh



Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

+ Chương 3: Thực trang và giải pháp đảm bảo việc bình đẳng giới trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình
- Phần kết luận
Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, người viết đã nhận được nhiều sự hỗ
trợ giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn là cô Huỳnh Thị Trúc Giang, quý thầy cô và
bạn bè trong suốt quá trình làm luận văn này. Vì những hạn chế nhất định của bản thân
nên đề tài không tránh khỏi những sai sót . Người viết rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn GVHD là cô Huỳnh Thị Trúc Giang. Em chúc cô có
một sức khỏe dồi dào và luôn thành công trong công việc.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

3

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1 Một số khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm giới
Theo khoản 1 điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định “giới là chỉ đặc
điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.

Ngoài ra giới còn có cách giải thích khác:” giới chỉ sự khác biệt xã hội giữa phụ
nữ và nam giới về vai trò và trách nhiệm, quyền hạn trong bối cảnh cụ thể ” 1 hay giới
là một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới”. Nói đến
mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và nữ giới liên
quan đến hàng loạt vấn đề thuộc thể chế xã hội 2.
Như vậy, giới là khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng trong xã hội của nam và
nữ. Đây là tập hợp của những hành vi ứng xử về mặt xã hội những mong muốn về
những đặc điểm và năng lực xã hội mà coi là thuộc về nam giới hoặc phụ nữ trong xã
hội. Đây là mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới và sự phân công vai trò giữa họ.
Ngoài ra còn có các đặc điểm về giới, các đặc điểm về giới luôn biến đổi theo
hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của từng cá nhân và hoàn cảnh điều kiện lịch sử chung
của xã hội ở mọi thời đại người đó sinh ra và lớn lên như đặc điểm của nam và nữ
ngày nay được hình thành và phát triển trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân nam và
nữ so sự tương tác của cá nhân với môi trường xung quanh (gia đình, nhà trường, xã
hội….). Đây là tập hợp của những hành vi ứng xử về mặt xã hội những mong muốn về
đặc điểm và năng lực xã hội mà coi là thuộc về nam giới hoặc phụ nữ trong xã hội.
Ví dụ: Phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà
cửa, làm kinh tế, chính trị…những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm
sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho
rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới
Những đặc điểm giới và các mối quan hệ giới là các khía cạnh của quan trọng của
một nền văn hóa bởi chúng quyết định lối sống trong cách ứng xử đối xử một gia đình
ngoài cộng đồng và nơi làm việc và nó liên tục được tái tạo và thay đổi. Nó sẽ thay đổi
1

Theo Hội Liện hiệp phụ nữ Việt Nam – Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển, Giới và quyền của phụ nữ trong
pháp luật Việt Nam, 2004.
2
Tài liệu tập huấn giảng viên về phân tích giới và lập kế hoạch dưới góc độ giới - Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ Việt Nam – UNDP, 6/1998


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

4

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

theo thời gian và môi trường xung quanh, chịu sự tác động của nhiều yếu tố : xã hội,
kinh tế, chính trị, pháp lý, đời sống trong xã hội.
Nói tóm lại, giới là phạm trù chỉ mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ .
Nó thể hiện việc đánh giá khả năng vai trò của phụ nữ hoặc nam giới trong một mối
quan hệ xã hội nào đó. Trong một tiến trình nào đó khi giới đã có sự bình đẳng thì
quan hệ trong xã hội cũng như trong gia đình cũng sẽ có xu hướng bình đẳng hơn.
1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới là thuật ngữ mới trong xã hội hiện đại nhưng về thực chất nó
không vượt qua khỏi nội dung của vấn đề bình đẳng nam, nữ và là mục tiêu thước đo
trình độ phát triển của xã hội. Bình đẳng giới là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới
nam và nữ đối với các vấn đề xã hội. Nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận và
coi trọng như các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Họ có cùng
vị thế ngang nhau và được tôn trọng như nhau, có điều kiện và cơ hội bình đẳng để
tham gia đóng góp và thụ hưởng các thành quả phát triển trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Theo khoản 3 điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: “bình đẳng giới là
việc nam, nữ có vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực
của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về
thành quả của sự phát triển đó”.
Ngoài ra bình đẳng giới còn thể hiện ở nhiều mặt: nữ và nam có điều kiện bằng

nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; nữ và nam có
cơ hội ngang nhau để tham gia đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong
quá trình phát triển; giữa nữ và nam có quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong tất cả các hoạt động lĩnh vực là như nhau cũng không có nghĩa
là nam giới và nữ giới giống nhau mà bình đẳng giới là nam giới và nữ giới đều được
công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội cũng như trong mối quan hệ
gia đình đồng thời sự tương đồng và khác biệt giữa nam và nữ được công nhận. Từ đó
nam và nữ có thể trãi nghiệm những điều kiện bắt đầu để phát huy đầy đủ các tiềm
năng của họ có cơ hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi bắt đầu từ công cuộc của
mỗi quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa và xã hội.
1.1.3 Khái niệm bất bình đẳng giới
Ngay từ khi xã hội loài người vừa mới hình thành thì vấn đề giới đã thể hiện rất
rõ trong các tập đoàn người thời nguyên thủy. Đầu tiên, đó là sự thống trị của người

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

5

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

phụ nữ 3trong gia đình và xã hội, rồi sau đó do sự thay đổi về điều kiện kinh tế, ý thức
xã hội, phong tục, tập quán, khi xuất hiện nhà nước thì địa vị của người đàn ông đã
được thay đổi và thay vào đó là chế độ phụ quyền: “chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự
thất bại lịch sự có tính chất toàn thế giới của giới phụ nữ” 3 .Kể từ đó chế độ phụ quyền
đã tồn tại một cách dai dẳng theo sự phát triển của xã hội loài người. Và “sự đối lập
giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa
chồng và vợ, trong hôn nhân cá thể, sự áp bức đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn

ông đối với đàn bà…biểu lộ rõ ràng mâu thuẫn giữa người đàn ông và người đàn bà.
Kết quả thống trị độc nhất của chồng là một hình ảnh đối lập và những mâu thuẫn
trong đó, từ đầu thời kì văn minh, xã hội chia thành giai cấp vẫn vận động mà không
thể nào giải quyết được….” 4. Như vậy, sự bất bình đẳng giới đầu tiên chính là từ gia
đình, trong gia đình mà gia đình lại là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu
của xã hội.
Ngày nay sự bất bình đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức và trong nhiều
lĩnh vực của đời sống. Có thể nói bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở chủng
tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc xã hội mà ảnh hưởng và làm tổn hại đến việc tiếp
cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc hay cuộc sống gia đình thì được coi là có
sự bất bình đẳng. Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ có cùng điều kiện
bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội
bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá
trình phát triển được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống một cách bình đẳng trong
gia đình và trong xã hội. Như vậy, bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của
nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác, nó không phải là sự tuyệt đối hóa hay
một tỷ lệ ngang bằng giữa nam và nữ mà là sự khác biệt về giới tính trong các mối
quan hệ xã hội đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia
đình để tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình phát triển toàn diện khả năng
của mình về mọi mặt.
Như vậy, bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà sự
phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của
xã hội và quá trình phát triển con người.
Xét riêng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở
sự phân biệt về quyền và những đặc quyền không tương xứng giữa nam và nữ. Những

3
4


Xem: C.Mác – Ph.Ănghen (tuyển tập VI) (1984), NXB. Sự thật, H, tr 95.
Xem: C.Mác – Ph.Ăngghen (tuyển tập VI) (1984), NXB. Sự thật, H, tr.106, 109

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

6

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

sự không tương xứng đó diễn ra phổ biến trong những quy định pháp lý và thực tiễn
của các cộng đồng gia đình. Những sự không tương xứng này tồn tại trong các quyền
kết hôn, ly hôn, quyết định qui mô gia đình, thực hiện các chính sách trong gia đình,
quan hệ thừa kế và quản lý tài sản, tham gia các hoạt động tạo thu nhập ở bên ngoài xã
hội. Sự phân biệt giới về quyền đã hạn chế khả năng lựa chọn của người phụ nữ trong
nhiều khía cạnh cuộc sống, cản trở những cơ hội mà họ có được trong xã hội.
Ngày nay, sự bất bình đẳng về giới giữa nam và nữ trong xã hội nói chung và
trong gia đình nói riêng vẫn tồn tại một cách dai dẳng không chỉ ở các quốc gia kém
phát triển mà ở cả các quốc gia phát triển
Ví dụ như ở một số quốc gia Bốtxoana, Chilê, Lêxôthô, Namibia, Xoazilan, phụ
nữ phải chịu sự cai trị vĩnh viễn của người chồng và không có quyền quản lý độc lập
tài sản (UNDP 1995). Ở một số nước châu Phi có chồng không được sở hữu đất đai
mà chỉ có quyền hoa lợi sau khi kết hôn(Gray và Kevane 1995). Ngoài ra, tại nhiều nơi
của châu Phi hạ Sahara, đàn ông có quyền đòi hỏi người vợ phải đóng góp sức lao
động, nhưng người phụ nữ lại không có quyền đó đối với chồng mình (Dey Abbas
1997). Ở Bôlivia, Goatêmala và Syrya, đàn ông có thể cấm không cho vợ mình làm
việc ở bên ngoài. Ở Ai cập và Gioócđani, phụ nữ phải được chồng cho phép nếu muốn
đi đây đi đó. 5Ở một số nước Ảrập, phải có sự đồng ý của người chồng thì phụ nữ mới

xin được hộ chiếu, nhưng lại không xảy ra điều ngược lại 5.
1.2 Mục tiêu của bình đẳng giới
Bình đẳng giới là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Dựa trên điều kiện và
hoàn cảnh thực tế cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia có con
đường đi riêng và được xác định phù hợp trong giai đoạn phát triển của đất nước. Theo
điều 4 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định: “mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ
phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong quá trình phát triển
kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa
nam và nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác thực chất giữa nam và nữ trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
Để thực hiện sự bình đẳng giới và công bằng trong xã hội là tùy thuộc vào môi
trường sinh sống, làm việc cụ thể của từng giới, ở thành phố khác ở nông thôn, ở đồng
bằng khác ở miền núi, vùng dân tộc ít người. Môi trường sinh sống chi phối những
nhu cầu bức bách của mỗi giới, có cái chung, có cái riêng, có nhu cầu trước mắt và
nhu cầu lâu dài, toàn bộ.
5

Đưa vấn đề giới vào phát triển, nguồn lực và tiếng nói, tr.44

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

7

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

Để thực hiện sự công bằng về giới trong phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm,
tăng thu nhập cho giới nam hay giới nữ thì rõ ràng ở nông thôn có nội dung khác ở

thành phố, miền xuôi khác miền núi. Ở nông thôn, điều quan trọng nhất đối với cả
nam, nữ, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của họ, kể cả vị thế của họ trong gia
đình, đó là quyền sở hữu ruộng đất, họ có hay không có, trong gia đình chồng hay vợ
là chủ sở hữu, ai là người quyết định nội dung sản xuất của gia đình, nắm giữ tài sản
tiền nong làm ra, quyết định những chi tiêu lớn của gia đình? Ai làm những công việc
gia đình không được trả công nhiều nhất, kể cả việc chăn nuôi tại nhà? Ai quyết định
những việc lớn của gia đình như việc học tập của con cái, việc cưới xin… Như vậy,
cần chú ý đến những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến vị thế kinh tế, xã hội của
giới nam và giới nữ trong gia đình và ngoài xã hội ở nông thôn. Từ đó sẽ có hướng tác
động nhằm thiết lập sự bình đẳng giới giữa giới nam và giới nữ một cách có hiệu quả.
Còn ở thành phố thực hiện sự bình đẳng giới trong phát triển kinh tế lại là tạo
điều kiện, cơ hội cho nhiều phụ nữ có việc làm phù hợp với khả năng, vốn kiến thức,
sức khoẻ của họ. Do đó, không phải ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần đảm bảo tỷ lệ
cân bằng 50% nam, 50% nữ tham gia, mà có những ưu tiên cần thiết cho giới nam hay
giới nữ đối với từng ngành nghề. Các nghề làm dịch vụ, du lịch, thương mại, may mặc,
công nghiệp nhẹ, y tế, văn hoá …. thường hợp với nữ, nên tạo điều kiện, cơ hội cho họ
tham gia. Đó cũng là những nghề phụ nữ sẽ làm tốt do tính cẩn thận, siêng năng của
họ, cùng với trình độ văn hoá được nâng lên nhờ được học tập, đào tạo có hệ thống.
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của bình đẳng giới thì cần hiểu đúng về xóa bỏ
phân biệt về giới là việc hạn chế loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai
trò, vị trí của nam và nữ gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình. Có thể nói điểm xuất phát của nữ nhìn chung thấp hơn nam về
trình độ văn hoá, sự tiếp cận thông tin với bên ngoài còn hạn chế. Ở mỗi cá nhân
chúng ta, tuy là nam hay nữ mọi người đều có hoàn cảnh gia đình và xã hội khác nhau,
trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế cũng khác nhau. Do đó cả hai giới đều có cơ hội
như nhau để tham gia vào các hoạt động trong xã hội nhưng không phải cơ hội đem lại
thuận lợi cho hai giới như nhau để họ khai thác một cách có lợi nhất cho mình. Họ có
điều kiện bình đẳng như nhau để tham gia công việc ngoài xã hội cũng như trong gia
đình nhưng điểm xuất phát đi lên của nữ giới thấp hơn nam giới nên việc sử dụng
những điều kiện thuận lợi đó còn hạn chế.

Ví dụ như các em gái vốn hay bị thiệt thòi trong học tập, ít được đến trường đến
nơi đến chốn như các em trai, đặc biệt ở nông thôn miền núi, các em thường phải nghĩ
học ở nhà trông em, giúp việc gia đình phụ cha mẹ.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

8

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

Để đảm bảo sự bình đẳng công bằng thực sự giữa nam và nữ, không chỉ tạo điều
kiện, cơ hội như nhau để nữ giới tham gia vào các hoạt động như nam giới, khi cần
thiết phải có những ưu tiên cho giới nữ, tạo cho họ những điều kiện, cơ hội thuận lợi
hơn so với nam giới. Nếu thực hiện sự bình đẳng một cách máy móc sẽ là bất công với
giới nữ, vì giới nam vốn có những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi hơn
giới nữ.
Là một công dân trong xã hội cần hiểu đúng và tạo cơ hội như nhau cho nam và
nữ có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống gia đình và xã hội.
Do vậy, để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cả phụ nữ và nam giới cũng phải tạo
cơ hội như nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình theo nguyên
tắc là cùng quyền, cùng nghĩa vụ, cùng trách nhiệm nhưng linh hoạt hợp lý để đảm bảo
có lợi cho mục tiêu bình đẳng giới.
1.3 Các nguyên tắc đảm bảo về quyền bình đẳng giới
1.3.1 Nguyên tắc chung
1.3.1.1 Bình đẳng giới là nguyên tắc hiến định
Ghi nhận và bảo đảm thực hiện bình đẳng nam nữ là vấn đề luôn được Đảng và
nhà nước quan tâm thể hiện các chính sách pháp luật mang tính nhất quán. Ngay từ khi

thành lập Đảng ngày 3/2/1930 cương lĩnh chính trị của Đảng đã xác định “ nam nữ
bình quyền” là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Cả 4 bản
hiến pháp ( hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992) đều khẳng định quyền bình đẳng nam
nữ là nguyên tắc hiến định. Nhà nước ta đã tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền
bình đẳng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, đời sống hôn nhân và gia
đình nói riêng.
Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập, có chủ
quyền. Cách mạng tháng 8/1945 thành công đã xóa bỏ ách thống trị hàng ngàn năm
của chế độ phong kiến lạc hậu, cổ hủ và xóa bỏ được một phần quan niệm “trọng nam
khinh nữ” phân biệt đối xử phụ nữ trong xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước
Việt Nam, các thành viên trong xã hội không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, giới tính
được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực và nguyên
tắc bình đẳng đã trở thành nguyên tắc hiến định một trong những nguyên tắc quan
trọng nhất trong bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam.
Kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần của hiến pháp 1946 về bình đẳng
nam, nữ hiến pháp 1959 và 1980 thể hiện rõ tinh thần thực sự dân chủ. Cả 2 bản hiến
pháp đều ghi nhận trên nguyên tắc“ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

9

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

được hiểu là nam giới và phụ nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và gia đình.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước bước đầu đạt nhiều thành tựu bước
đầu quan trọng hiến pháp 1992 ra đời đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.

Theo điều 52 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật”. Theo nguyên tắc này thì mỗi công dân bất kể nam và nữ, không
phân biệt người đó là ai, thành phần xã hội như thế nào, tình trạng tài sản ra sao, nắm
giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước, theo tín ngưỡng tôn giáo nào nam và nữ đều
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như bình đẳng trong học tập, đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức văn hóa nghề nghiệp, bình đẳng trong việc hưởng thụ các phúc lợi vật chất
và tinh thần; bình đẳng trong gia đình, trong sử dụng tài sản, quyết định công việc gia
đình quan trọng và chăm sóc con cái…
Ngoài ra, bình đẳng trước pháp luật còn bao hàm cả nội dung bình đẳng nam nữ,
bình đẳng vợ chồng. Đó là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ tiến
bộ của một xã hội là mức độ giải phóng phụ nữ, giải phóng vị trí lệ thuộc của người vợ
trong gia đình.
1.3.1.2 Bình đẳng giới là quyền cơ bản của công dân
Ở Việt Nam vấn đề bình đẳng giới giữa nam và nữ được ghi nhận là quyền cơ
bản của công dân. Bình đẳng trước pháp luật thực sự là một quyền dân chủ rất quan
trọng của công dân. Trên cơ sở đó người công dân mới có thể có các quyền dân chủ
(ứng cử, bầu cử, tham gia quản lý nhà nước…) các quyền tự do (tự do ngôn luận, tự do
báo chí , tự do hội họp). và các quyền kinh tế xã hội ( quyền làm việc, quyền học tập,
nghiên cứu khoa học…). Có quyền bình đẳng trước pháp luật, công dân mới có thể sử
dụng có hiệu quả các quyền của mình và làm nghĩa vụ một cách tự nguyện, tự giác.
Đồng thời bình đẳng trước pháp luật cũng là một cơ sở để đấu tranh chống các biều
hiện đặc quyền, đặc lợi…và những biểu hiện tiêu cực đối với nghĩa vụ trước pháp luật
của mọi người.
Quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật xuất phát từ mục tiêu cuối
cùng mà mọi người trong xã hội theo đuổi là thiết lập bình đẳng xã hội thực sự, không
còn phân biệt giai cấp, giới tính, chủng tộc, tôn giáo.
Quyền công dân của nam và nữ được ghi nhận xuyên suốt từ hiến pháp 1946 đến
hiến pháp 1992 với tinh thần công dân bất kể nam và nữ đều có quyền ngang nhau về
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình. Như vậy, phụ nữ không những có
quyền ngang nhau với nam giới về mọi mặt. đồng thời để phụ nữ thực hiện quyền đó

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

10

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

một cách tốt nhất nhà nước còn có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho phụ nữ nâng
cao về mọi mặt và không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội.
Bình đẳng nam nữ là quyền công dân nhưng được mở rộng về phạm vi và nội
dung. Với tư cách là công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, phụ nữ
và nam giới đều bình đẳng trước pháp luật. Theo điều 63 Hiến pháp 1992 khi quy định
quyền công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm không chỉ chăm lo mà còn
phải tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt vì bình đẳng nam nữ chỉ có thể
thực hiện khi bản thân phụ nữ tự khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội bởi tri
thức và trình độ hiểu biết của mình. Từ nhận thức đó, hiến pháp 1992 bổ sung quy
định về trách nhiệm Nhà nước và xã hội trong việc bảo đảm thực hiện nghiên cấm mọi
hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Nói tóm lại, việc thừa nhận bình đẳng nam nữ là nguyên tắc của hiến pháp năm
1992, quyền cơ bản của công dân và không ngừng được mở rộng theo quan điểm tôn
trọng quyền phụ nữ thể hiện bản chất tốt đẹp của nền dân chủ, tính nhân văn của pháp
luật Việt Nam.
1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo về bình đẳng giới 6
6

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là sự cụ thể hóa nguyên tắc hiến định về
quyền bình đẳng của phụ nữ, là các quyết định thể hiện quan điểm, đường lối của


Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới. Theo điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006 có 6
nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới:
- Nguyên tắc thứ nhất là: “Nam, nữ bình đẳng nhau trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình”.
Nam, nữ bình đẳng nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình có
nghĩa là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy
năng lực, khẳng định vị thế của mình và hưởng thành quả trong mọi lĩnh vực của đòi
sống xã hội và gia đình. Ví dụ: trẻ em gái cũng được đi học giống như trẻ em trai
không quan niệm con gái học thế, học nữa cũng chẳng làm gì”. Trong cuộc sống gia
đình nam giới cho rằng việc đi chợ nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc con cái là việc phụ nữ,
nam giới chỉ lo kiếm tiền và giải quyết những công việc lớn hơn…như vậy là vi phạm
nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong gia đình. Nam giới cũng phải làm những công
việc đó. Ngược lại phụ nữ cũng giống như nam giới cũng bình đẳng về điều kiện tham

6

Nội dung luật bình đẳng giới và các văn bản thi hành, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2009

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

11

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

gia công tác xã hội, bình đẳng về cơ hội thăng quan, tiến chức chứ không chỉ nam giới
mới có khả năng và cơ hội làm lãnh đạo.

- Nguyên tắc thứ hai là: “Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới”. Nguyên tắc
này là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng về bình đẳng giới.
Nguyên tắc này được hiểu là phụ nữ và nam giới được đối xử công bằng, cho dù
giới tính của một người có là nam hay nữ thì người đó vẩn được tôn trọng và được đối
xử như nhau; không được cho rằng vì anh ta là nam giới nên phải làm những việc nặng
nhọc dù anh ta không có sức khỏe còn phụ nữ đứng nhìn. Quy kết của nguyên tắc này
là không được phép có bất kỳ sự phân biệt loại trừ hay hạn chế nào vì lý do giới tính,
phải xóa bỏ mọi hành vi phân biệt đối xử về giới mà quan trọng nhất là sự bất bình
đẳng giới.
- Nguyên tắc thứ ba là: “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân
biệt đối xử về giới”.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới
thực chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh
lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam
và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Tuy nhiên trên thực tế, phụ nữ gặp
nhiều bất lợi và khó khăn hơn so với nam giới do vẫn còn một số gia đình vẫn còn tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại. Do đó, để đạt được tư tưởng bình đẳng
giới nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới cho nhiều chị em phụ
nữ tạo cho họ có điều kiện, cơ hội phát triển cũng như thụ hưởng các thành quả.
Những biện pháp đó không phải là những quy định ưu tiên vai trò của phụ nữ mà nó
làm giảm khoảng cách giữa bất bình đẳng giữa hai giới.
- Nguyên tắc thứ tư là: “Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là
phân biệt đối xử về giới”
Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới là
một trong những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Việc có chính sách bảo vệ và
hỗ trợ người mẹ là bởi quan niệm truyền thống về vai trò, vị trí và sự phân công lao
động của nam và nữ đã tạo nên những bất lợi về điều kiện và cơ hội cho một bên, nhất
là phụ nữ . Trên thực tế, bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn có khoảng cách. Do vậy,
cần có chính sách bảo vệ và hỗ trợ cho mẹ để tạo điều kiện cho người mẹ được học tập

, phát triển và bảo vệ, chăm sóc thế hệ tương lai. Đây cũng là biện pháp tạo điều kiện
cho trẻ em (cả trai và gái) được người mẹ, gia đình, xã hội chăm sóc tốt hơn. Nguyên
tắc này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực cụ thể là:
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

12

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

+ Nhà nước có chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ mang thai, sinh con và nuôi
con nhỏ (khoản 2 điều 7). Ví dụ: Theo quy định của pháp luật lao động, phụ nữ sinh
con được nghĩ 4 tháng hưởng nguyên lương và được thêm 1 tháng lương tối thiểu.
+ Khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ
theo quy định của Chính phủ (khoản 4 điều 14). Ví dụ: Trường phổ thông trung học A
hỗ trợ 200.000 đồng/tháng cho nữ giáo viên của trường được cử đi học cao học phải
mang theo con dưới 36 tháng tuổi.
- Nguyên tắc thứ năm là: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây
dựng và thực thi pháp luật”. Nguyên tắc này có một vai trò rất quan trọng là một vị trí
đặc biệt là biện pháp quan trọng để đảm bảo bình đẳng giới.và được quy định cụ thể
hóa tại điều 7, điều 2187, điều 2298Luật Bình đẳng giới.

7

Điều 20. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luât
1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về
bình đẳng giới.
2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi , bổ

sung các văn bản quy phạm pháp luật.
8
Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh;
b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ
và nam;
c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
theo các nội dung quy định tại khoản 1 điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật .
3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà
nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vần đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật. Nọi dung đánh giá bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chình trong dự án, dự thảo;

4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
9

Điều 22. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

1. Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban
khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo
nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua

2. Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Việc tuân thủ thủ tục và trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự
án, dự thảo;
d) Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

13

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

Nguyên tắc này nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn
đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề
giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Việc lồng
ghép giới trong xây dựng pháp luật được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá
trình ban hành văn bản, từ giai đoạn soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, đến giai đoạn xem
xét, thông qua hoặc ban hành.
-Nguyên tắc thứ sáu là: “Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, gia đình và cá nhân”.
Bình đẳng giới thực chất là mục tiêu Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu. Để đạt
được mục tiêu này, tất cả các cơ quan, tổ chức gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm
thực hiện bình đẳng giới. Điều đó có ý nghĩa rằng cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể
dù ở Trung ương hay địa phương, dù có những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng
đều có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới.
1.4 Quyền bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình

1.4.1 Khái niệm
Gia đình là sự liên kết của nhiều người và dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết
thống và nuôi dưỡng có quyền và nghĩa vụ tương trợ với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau về vật chất và tinh thần để xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự
quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Một gia đình hạnh phúc không chỉ có sự no ấm, bình đẳng, tiến bộ mà còn là hội
tụ tổng thể những nét đẹp văn hóa của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng xã hội, nó được
thể hiện qua thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình, trong đó phải đảm bảo các
nguyên tắc:
+ Đối với người trên phải bộc lộ thái độ tôn kính, lễ độ, khiêm tốn và quan tâm
chăm sóc.
+ Đối với người dưới phải biểu hiện thái độ tình cảm nhường nhịn, giúp đỡ, vị
tha.
+ Đối với người cùng thế hệ phải hết sức tôn trọng nhau chân thành.
Trong quan hệ vợ chồng phải hòa thuận, bình đẳng trên cơ sở tình yêu chung
thủy và sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau.
Tuy nhiên trong xã hội từ xa xưa và một bộ phận không nhỏ trong các gia đình
hiện đại ngày nay, tình trạng người chồng tự do mình quyền quyết định mọi thứ mà
không cần ý kiến của vợ; tài sản trong gia đình do người chồng quản lý , chì có người
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

14

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

chồng mới có quyền tự cho mình làm những gì mình thích, chỉ có người chồng mới
được tham gia các hoạt động xã hội. Đó là sự biểu hiện rõ nhất của sự không bình

đẳng về giới. Sự đối xử thiếu công bằng này đã làm cho người vợ, người mẹ trong gia
đình phải gánh chịu phần lớn sự thiệt thòi.
Trong gia đình truyền thống luôn đặt lợi ích gia đình trên lợi ích cá nhân, đòi hỏi
sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với cha mẹ, sự phục tùng của vợ đối với chồng,
nếu sống trong một gia đình gia trưởng, sẽ làm hạn chế tu duy sáng tạo của người vợ
và con cái. Chính quan hệ bất bình đẳng đó dẫn đến việc thiếu tự do, thiếu dân chủ đôi
khi không tạo ra được hạnh phúc và ổn định trong cuộc sống gia đình mọi người chỉ
im lặng mà không được bày tỏ tâm sự, nguyện vọng chính đáng của mình trong các
vấn đề gia đình.
Vì vậy, sự bình đẳng trong gia đình trước tiên được thể hiện trong nhận thức của
mỗi con người về các vấn đề như chính trị, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng…phải thừa
nhận rằng, gia đình là một cộng đồng mang tính huyết thống nhưng là một xã hội thu
nhỏ. Dù ở ngoài xã hội ta là người có địa vị trong xã hội chức cao quyền trọng nhưng
trong gia đình ta vẫn chỉ là một thành viên trong gia đình. Vì vậy, mỗi người chúng ta
phai thực hiện được đạo làm người - đó chính là thực hiện được bình đẳng trong gia
đình.
Như vậy, bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ,
công bằng tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi
gia đình và xã hội.
Tóm lại, bình đẳng trong gia đình là sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng về mọi
mặt của đời sống gia đình từ quan hệ nhân thân đến quan hệ tài sản. Có thể nói bình
đẳng là chiếc chìa khóa vạn năng giữ cho gia đình êm ấm, hạnh phúc, bên vững và
ngày càng tiến bộ, phù hợp với chủ trương mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Đó cũng
là một trong những vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện quyền bình đẳng giữa vợ
chồng trong gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung.
1.4.2 Nguyên tắc về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình và đất nước đòi
hỏi các mối quan hệ trong gia đình luôn luôn được củng cố không thể thiếu trong gia
đình và bên cạnh đó, bình đẳng trong gia đình lại là cơ sở nền tảng để tạo ra bình đẳng

trong xã hội. Và quyền bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình được cụ thể hóa tại
điều 18 luật bình đẳng giới năm 2006 theo đó:

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

15

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên
quan đến hôn nhân và gia đình.
Ví dụ như vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án cho chấm
dứt quan hệ hôn nhân khi có lý do chính đáng; vợ, chồng không được có hành vi
ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau; cưỡng ép cản
trở nhau theo một hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung và bình
đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực
trong gia đình.
Ví dụ như tài sản của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, nếu tài sản thuộc sở
hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng, hay vợ chồng có thể ủy
quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định pháp
luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử
dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con
ốm theo quy định của pháp luật.
Ví dụ như vợ chồng cùng nhau quyết định về thời gian sinh con, số con và

khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tính trạng sức khỏe, điều kiện học
tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để
học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Ví dụ như cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt, con
cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà cha mẹ. Nhà nước và xã hội không
thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia
đình.
Ví dụ như các thành viên cùng sống chung gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm,
giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức,
tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế
của mình.
Nói tóm lại, gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mọi thành viên. Thực hiện
bình đẳng giới trong gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện mục
tiêu bình đẳng giới. Tuy vậy, cho đến nay gia đình vẫn còn là nơi ẩn chứa nhiều định
kiến giới và được truyền từ đời này sang đời khác trong môi trường gia đình. Điển
hình là tư tưởng coi con trai hơn con gái, tài sản thừa kế chủ yếu để lại cho con trai;
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

16

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

chồng là trụ cột gia đình, khi quyết định các vấn đề của gia đình không tôn trọng ý
kiến của vợ; thực hiện công việc gia đình là trách nhiệm của nữ giới. Để thực hiện mục
tiêu bình đẳng giới, những tồn tại đó phải được khắc phục. Bình đẳng giới trong gia

đình thể hiện ở việc vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý tài
sản chung như thế nào, sử dụng chung như thế nào, định đoạt tài sản chung ra sao. Vợ,
chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai; sử dụng thời
gian nghĩ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Mọi thành viên nam nữ trong
gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
1.5 Ý nghĩa của quyền bình đẳng giới trong đời sống hôn nhân gia đình
Bình đẳng giới có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chế độ xã
hội văn minh và tiến bộ. Dưới góc độ giới quan hệ gia đình có thể được xem xét dưới
nhiều khía cạnh khác nhau như phân công lao động theo giới trong gia đình, bất bình
đẳng giới, bạo lực gia đình ... những khía cạnh đó chịu ảnh hưởng của các điều kiện
kinh tế xã hội, các quan niệm đạo đức truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa…
được thể hiện rõ nét trong quan hệ vợ chồng, có thể gây ra những tác động tích cự
hoặc tiêu cực nhất định đối với sự phát triển của gia đình.
Bất bình đẳng giới có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, từ khi xã hội loài người
chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền và đương nhiên bất bình đẳng
giới bắt nguồn từ trong gia đình và tạo ra một trong những hình thức bất bình đẳng lớn
nhất trong lịch sử nhân loại Những mâu thuẫn và xung đột, vô hình hay hữu hình từ
hình thức bất bình đẳng này đã tạo ra những thảm kịch trong gia đình và kéo theo
những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Từ thực tế cuộc sống cho thấy do bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng lạc hậu phong
kiến nên vẫn tồn tại trong xã hội. Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội nói
chung và trong gia đình nói riêng và sự bất bình đẳng ấy đã đẩy người phụ nữ vào tình
trạng lệ thuộc, không có sự đảm bảo về quyền lợi chính đáng của mình. Quyền bình
đẳng giới trong hôn nhân và gia đình được khẳng định và thể hiện một nhu cầu cấp
thiết, bảo vệ quyền lợi như nhau của các thành viên trong gia đình đồng thời đẩy lùi
những tư tưởng lạc hậu phong kiến. Từ đó người phụ nữ trong xã hội, người vợ trong
gia đình có điều kiện mạnh dạn hòa nhập vào đời sống cộng đồng để họ có thể tạo
được những thành tựu đóng góp vào xã hội vào thế giới mà họ đang sống.
Trong cuộc sống gia đình xóa bỏ bất bình đẳng giới sẽ tạo cho người phụ nữ
người vợ trong gi đình được nâng lên họ có được những quyền lợi tương ứng với

người chồng. Do đó sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích chính đáng
của họ trong gia đình. Ngoài ra quyền bình đẳng trong đời sống gia đình có ý nghĩa về
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

17

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình- lý luận và thực tiễn

mặt pháp lý là tạo cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi của
người phụ nữ nhằm đảm bảo tính khả thi các quyền của phụ nữ được thực hiện trên
thực tế đời sống làm ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình. Đó chính là cơ sở để đảm
bảo gia đình dân chủ hòa thuận hạnh phúc.
Nói tóm lại, sự bình đẳng giới nói chung và bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân
gia đình nói riêng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà nó còn mang một ý
nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện sự tôn trọng nhân cách của con người cho mọi người
được hưởng đầu đủ các quyền của họ.
1.6 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về
bình đẳng giới 109
1.6.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới
Ngay từ thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen - các lãnh tụ thiên tài của giai cấp
vô sản toàn thế giới - đã chỉ rõ: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có
tính chất toàn thế giới của giới nữ. Ngay cả ở trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy
quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự
dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần”; “người vợ trở thành
người đầy tớ chính và không được tham gia vào nền sản xuất xã hội”. “Tình trạng
không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta,
tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt

kinh tế”. Hai ông khẳng định: “Một sự bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới chỉ
có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai
giới và khi công việc nội trợ riêng trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã
hội”.
V.I. Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế kỷ XIX - XX kế thừa
quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, chỉ ra tình cảnh khốn khổ của nữ công nhân
lao động trong các nhà máy, công xưởng: “Hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong
những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói đúng hơn đang bị đọa đầy) trong kiếp
“gia nô”, ra sức lo ăn, lo mặc cho gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng
những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có
“tiết kiệm” lao động của bản thân”. Ông chỉ rõ “Trong nông nghiệp, người lao động
phụ nữ, vô sản cũng như nông dân, đều phải cố đem hết sức mình ra, phải đổ mồ hôi
sôi nước mắt, làm đến kiệt sức, hại đến sức khỏe của mình và của con cái để cố đuổi
cho kịp người lao động nam giới trong nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa”; “họ cùng
10

Tạp chí luật học số 1/2011, tr. 3

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

18

SVTH: Bùi Nhật Cảnh


×