TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
] \
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 31 (2005 – 2009)
Đề tài:
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ LY HÔN THEO QUY ĐỊNH
Trung tâmCỦA
Học liệu
ĐH Cần
ThơVIỆT
@ Tài NAM
liệu họcHIỆN
tập vàHÀNH
nghiên cứu
PHÁP
LUẬT
Giảng viên hướng dẫn:
Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
Bộ môn : Tư pháp
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Mssv: 5054729
Lớp : Tư pháp 1
Cần Thơ 11-2008
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trung
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------tâm------------------------------------------------------------------------------------------Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, Ngày tháng năm
Giảng viên hướng dẫn
Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Trung
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------tâm------------------------------------------------------------------------------------------Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, Ngày tháng năm
Giảng viên phản biện
Ký tên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu-------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ LY HÔN HIỆN NAY
1.1. Khái niệm chung về ly hôn ------------------------------------------------------------- 3
1.2. Nguyên tắc của việc giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành--------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3. Ly hôn – tiếp cận dưới góc độ các lý thuyết xã hội học
1.3.1. Thuyết trao đổi xã hội --------------------------------------------------------------- 5
1.3.2. Thuyết xung đột xã hội-------------------------------------------------------------- 7
1.3.3. Thuyết sai lệch xã hội---------------------------------------------------------------- 9
1.4. Ly hôn – nhìn từ góc độ lịch sử
1.4.1. Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta trước cách mạng tháng Tám
(1945)--------------------------------------------------------------------------------------------- 11
1.4.2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám
(1945) đến nay---------------------------------------------------------------------------------- 12
CHƯƠNG 2
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Các trường hợp ly hôn
2.1.2. Ly hôn theo đơn chung của vợ chồng -------------------------------------------- 17
Trung 2.1.2.
tâm Học
Tài --------------------------------------------liệu học tập và nghiên cứu 18
Ly hônliệu
theoĐH
đơnCần
riêng Thơ
của vợ@
chồng
2.2. Điều kiện ly hôn và hạn chế ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành
2.2.1. Điều kiện ly hôn----------------------------------------------------------------------- 19
2.2.2. Điều kiện hạn chế ly hôn ------------------------------------------------------------ 21
2.3. Căn cứ để Tòa án cho ly hôn
2.3.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------------------------ 24
2.3.2. Nội dung căn cứ ly hôn -------------------------------------------------------------- 26
2.3.3. So sánh căn cứ ly hôn theo luật với nguyên nhân, lí do, động cơ của
đương sự ---------------------------------------------------------------------------------------- 27
2.4. Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn
2.4.1. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn ----------------------------------------------------- 28
2.4.2. Nộp đơn
2.4.2.1. Người yêu cầu ly hôn------------------------------------------------------------- 29
2.4.2.2. Chế độ án phí---------------------------------------------------------------------- 31
2.4.2.3. Nơi nộp đơn------------------------------------------------------------------------ 32
2.4.3. Hòa giải
2.4.3.1.Ý nghĩa của việc hòa giải trong thực tiễn ly hôn ---------------------------- 32
2.4.3.2. Các thủ tục hòa giải
2.4.3.2.1. Hòa giải tại cơ sở-------------------------------------------------------------- 33
2.4.3.2.2. Hòa giải tại Tòa án ----------------------------------------------------------- 35
2.5. Hậu quả của ly hôn
2.5.1. Những hậu quả cá nhân xã hội và con cái--------------------------------------- 36
2.5.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn
2.5.2.1. Hệ quả đối với vợ chồng
2.5.2.1.1. Hệ quả nhân thân ------------------------------------------------------------ 42
2.5.2.1.1. Hệ quả tài sản----------------------------------------------------------------- 43
2.5.2.2. Hệ quả đối với con cái ----------------------------------------------------------- 51
CHƯƠNG 3
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ LY HÔN VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LY HÔN VÀ GIẢM THIỂU HẬU QUẢ CỦA
NÓ
3.1. Bức tranh ly hôn thời mở cửa --------------------------------------------------------- 57
3.2. Nguyên nhân ly hôn hiện nay---------------------------------------------------------- 59
3.3. Một số giải pháp chung nhằm hạn chế ly hôn và giảm thiểu hậu quả của nó
3.3.1. Trách nhiệm của người trong cuộc ----------------------------------------------- 63
3.3.2. Vai trò của gia đình cộng đồng xã hội-------------------------------------------- 66
3.3.3. Vai trò của Nhà nước và pháp luật ----------------------------------------------- 67
3.4. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện luật về ly hôn------------------------------------------ 68
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------- 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------- 79
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Như chúng ta đã biết, trước đây nền kinh tế Vệt Nam chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, tổ chức gia đình phổ biến là gia đình mở rộng, trong đó tồn tại
nhiều thế hệ thành viên cùng sống và làm việc với nhau. Những quan hệ “ấm cúng”
trong gia đình đã đóng góp vào việc duy trì sự ổn định lâu dài của kiểu gia đình
“nông nghiệp” dưới chế độ phong kiến, nhưng mặt hạn chế của nó là tham gia vào
quá trình kìm hãm năng lực phát triển của các cá nhân cả về trí tuệ và sự tham gia
công việc xã hội.
Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, gia đình cũng có hướng
chuyển đổi theo là ngày càng có nhiều gia đình hạt nhân và gia đình tổ hợp, nhưng
một khuynh hướng trái ngược đã xuất hiện. Đó là việc ngày càng có nhiều cặp vợ
chồng xin ly hôn với nhiều lý do khác nhau. Từ hiện tượng ly hôn tăng nhanh này
khiến nhà báo Hạnh Nhơn viết: “các cặp vợ chồng giờ đây lôi nhau ra Tòa quá
Trungđãtâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dễ dàng. Giờ đây người ta có thể xin ly hôn cả vì lý do vu vơ nhất”. Việc mở cửa
hội nhập với thế giới bên ngoài trong thời gian vừa qua đã có ảnh hưởng đến lối
sống của cá nhân và tác động không nhỏ đến gia đình. Lối sống phương Tây đã bị
biến dạng khi du nhập không những vào thành phố mà ở cả nông thôn nên đã tác
động đến gia đình và xã hội. Đã làm cho lối sống và con người thay đổi. Ly hôn, từ
chỗ bị xã hội lên án, bị coi là xấu sa nay lại gần như được xem là chuyện thường.
Xu hướng của ly hôn tăng lên không ngừng trong nhiều năm qua. Do vậy, ly hôn là
một vấn đề cần được quan tâm.
Từ những bài viết về ly hôn trên các trang báo, tạp chí đã rung lên hồi chuông
báo động về độ bền vững của gia đình Việt Nam. Và cũng đồng thời, để làm hành
trang cho tác giả bước vào đường đời với bao chông gai mà các bạn trẻ nào cũng
cần phải vượt qua là: “làm thế nào để xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc?”.
Vì khi kết hôn ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, sinh con, nuôi dạy con
trưởng thành và cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc. Song cuộc đời
mọi sự không phải lúc nào cũng như ý nguyện. Bởi, trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay, sự giao tiếp giữa nam và nữ có phần rộng mở, ít bị ràng buộc bởi
những tập tục lạc hậu, lễ giáo khắc khe. Trình độ văn hoá, nhận thức được nâng cao,
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
1
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
nên việc kết hôn thông thường do tự nguyện của đôi trai gái sau thời gian tìm hiểu
với nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà nhiều đôi lứa “giữa
đường đứt gánh” ngọn lửa tình tàn lụi dần khi mỗi người không tự vượt qua những
“khúc mắc” cuộc tình, làm rạn nứt gia đình. Khi ấy, người tìm cách níu kéo, người
lại buông xuôi tất cả mặc cho số phận, và cuối cùng một điều mà không ai mong
muốn tới đó là “ly hôn”. Vì vậy, mảng đề tài của gia đình, ly hôn đã gợi ra mhững ý
tưởng quý giá cho tác giả, cho nên “Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành” là vấn đề mà tác giả quan tâm nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề ly hôn là vấn đề rộng, bên cạnh đó việc đi sâu phân tích cụ
thể từng vấn đề gặp rất nhiều khó khăn do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
tương đối ngắn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên đề tài được phân tích một
cách khái quát từng vấn đề, từng khía cạnh về điều kiện, căn cứ, hậu quả…của ly
hôn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài tác giả đã sử dụng các phương
pháp như thu thập số liệu, so sánh, phân tích phát triển, phân tích tổng hợp, thống
kê nhằm làm nổi bật nội dung của đề tài, giúp người đọc có một cách nhìn khái
Trungquát,
tâmtoàn
Học
diệnliệu
về đềĐH
tài. Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4. Kết cấu luận văn
Với cách phân tích trên tác giả sẽ tiến hành xây dựng bài viết của mình với nội
dung chia thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu vấn đề ly hôn hiện nay
Chương này đưa ra những hiểu biết khái quát nhất về ly hôn theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành
Chương 2: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành
Trong chương này tác giả sẽ làm rõ những quy định của pháp luật về ly hôn
theo quy định của pháp luật Vệt Nam hiện hành đối với từng vấn đề cụ thể.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện các quy định về ly hôn và một số giải pháp
nhằm hạn chế ly hôn và giảm thiếu hậu quả của nó
Là việc xây dựng những giải pháp mà luật còn nhiều hạn chế nhằm hoàn thiện
hơn luật về ly hôn
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
2
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LY
HÔN HIỆN NAY
1.1. Khái niệm chung về ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – lênin, hôn nhân (trong đó có ly hôn) là
hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Vì vậy, nghiên cứu “hiện tượng xã
hội” này, chúng ta cần xem xét toàn diện trong quá trình phát sinh, tồn tại và chấm
dứt quan hệ hôn nhân. Bình thường, hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và
chồng, bởi vì nó được xây dựng trên cuộc sống tình yêu chân chính của cả hai bên
nam nữ nhằm gắn bó và thỏa mãn những tình cảm trong đời sống gia đình, xây
dựng gia đình bền vững, hạnh phúc. Tính chất suốt đời đó của hôn nhân là điều
mong muốn của hai vợ chồng, của Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, tính chất suốt
đời của hôn nhân vẫn có những trường hợp ngoại lệ: nếu sau khi kết hôn, trong thời
gian chung sống giữa vợ và chồng có phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, mục đích của
hôn nhân không đạt được và cả hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống chung
được nữa thì pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc
giải quyết ly hôn.Vậy ly hôn là gì?
hôn làliệu
việcĐH
chấmCần
dứt quan
vợ Tài
chồng
khi học
hai người
do một
bên
Trung tâmLyHọc
Thơhệ@
liệu
tập còn
và sống
nghiên
cứu
yêu cầu hoặc do hai bên thuận tình, được Toà án nhân dân công nhận bằng bản án
xét xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Hay nói cách khác: Ly
hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Như vậy, chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của
vợ, chồng. Ngoài hai vợ chồng không người nào khác có thể yêu cầu ly hôn được.
Mặt khác Nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn nhằm bảo vệ quyền lợi ích cho
mỗi người, cho xã hội và bảo đảm các nguyên tắc của hôn nhân xã hội chủ nghĩa.
Theo hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà nước ta, chỉ có Toà án mới có quyền xét
xử ly hôn.
1.2. Nguyên tắc của việc giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành
• Trong ly hôn không có yếu tố lỗi
Trường hợp ly hôn không có yếu tố lỗi là hôn nhân không thể được duy trì bởi
vì không thể đạt mục đích của nó. Trong quan niệm của người làm luật Việt Nam
hiên đại, hôn nhân đích thực là điều kiện vun đắp tình yêu giữa một người đàn ông
và một người đàn bà. Nếu sau một thời gian chung sống, tình yêu không những
không được vun đắp mà còn bị mài mòn và sự mài mòn không thể cứu chữa, thì
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
3
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
cuộc hôn nhân coi như thất bại. Tuy nhiên, sự thất bại của hôn nhân không nhất
thiết dẫn đến sự tan rã của gia đình, vì trong quan niệm của tục lệ, chất liệu xây
dựng và củng cố gia đình thực ra không phải tình yêu mà là “nghĩa”. Chính từ hôn
nhân mà gia đình được tạo ra và sống trong đó, các thành viên của gia đình được
nuôi dưỡng, chăm sóc, che chở, bảo vệ, cũng như có điều kiện phát triển trí tuệ và
nhân cách, xây dựng và củng cố sự nghiệp của mình. Họ cùng hưởng hạnh phúc và
cùng chia sẻ bất hạnh. “Nghĩa” được hình thành và lớn lên từ đó. Nếu giữa vợ và
chồng có tình yêu, thì tình yêu đó được lồng trong “nghĩa” (và chính “nghĩa” nuôi
dưỡng tình yêu); nếu tình yêu không tồn tại, “nghĩa” vẫn có thể tự mình phát triển
để vun đắp tình yêu. Suy cho cùng, “nghĩa” là động lực thúc đẩy vợ chồng nỗ lực
đạt đến mục đích của hôn nhân – xây dựng, duy trì và phát triển gia đình. Chính sự
suy yếu của “nghĩa” khiến cho hôn nhân khó có thể vươn tới mục đích của nó. Quá
trình suy yếu không thể cứu chữa của “nghĩa” luôn diễn ra và đồng thời với quá
trình tan rã của gia đình. Có trường hợp sự tan rã chưa kịp đi vào giai đoạn quyết
định, thì vợ hoặc chồng chết: người còn sống được tự do. Có trường hợp sự tan rã
chưa kịp đi vào quyết định ngay trong lúc cả vợ chồng đều còn sống: vợ và chồng
chấm dứt cuộc sống chung bằng con đường ly hôn.
Vấn đề suy yếu của “nghĩa” có thể do nhiều nguyên nhân, đặt biệt do vợ
Trungchồng
tâm viHọc
liệu
ĐH trọng
Cầncác
Thơ
@vụTài
và nghiên
phạm
nghiêm
nghĩa
hỗ liệu
tương,học
nhấttập
là nghĩa
vụ chungcứu
thủy.
Trong nhiều trường hợp, sự vi phạm nghĩa vụ hỗ tương của vợ chồng có thể dẫn đến
việc chế tài theo yêu cầu của chồng hoặc vợ; song, đó là những chế tài độc lập và
không thể được ghi nhận để quy lỗi cho người vi phạm đối với sự sụp đỗ của gia
đình trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Nói đúng hơn, ly hôn là một kết cục
không có hậu quả của cuộc hôn nhân mà mỗi đương sự đều phải chịu trách nhiệm
do không vun đắp được “nghĩa” để duy trì cuộc hôn nhân đó. Trách nhiệm của vợ,
chồng dẫn tới sự tan vỡ của hôn nhân có thể không ngang nhau; nhưng việc quy kết
trách nhiệm chỉ mang tính chất đạo đức và không dẫn tới những biện pháp chế tài
của luật, đặc biệt là không có chế tài mang tính chất tài sản.
Và cũng có trường hợp tình nghĩa vợ chồng vẫn còn, nhưng vợ chồng không
gặp nhau trong cách quan niệm về lẽ sống, về hạnh phúc… cuối cùng không thành
công trong việc xây dựng, duy trì cuộc sống chung. Ta nói rằng trường hợp đó,
nghĩa vợ chồng không đủ mạnh để giữ hai bên trong quan hệ vợ chồng.
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con
Như chúng ta đã biết, trong phần lớn trường hợp, người sẽ đương đầu với
nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần sau khi ly hôn là người vợ và các con sinh
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
4
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
ra từ hôn nhân, các con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà tàn tật và không có
khả năng lao động. Do đó, việc giải quyết yêu cầu ly hôn phải được thực hiện dựa
trên tư tưởng chủ đạo theo đó, quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con được ưu
tiên bảo vệ. Luật cho phép Toà án chủ động can thiệp trong trường hợp thuận tình
ly hôn, một khi các thỏa thuận giữa vợ và chồng không thể hiện sự bảo đảm đúng
mức các quyền và lợi ích đó (Luật hôn nhân và gia đình Điều 90). Cả trong trường
hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, thẩm phán cũng có thể chủ động can thiệp
vào việc giải quyết vấn đề về trông giữ con (trong khi đó chỉ có thể can thiệp vào
việc giải quyết các vấn đề về hệ quả tài sản của việc ly hôn, nếu có yêu cầu của một
trong các bên hoặc của cả hai bên). Khi can thiệp, thẩm phán phải đứng vững trên
nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con để quyết định.
Đó là nguyên tắc, nhưng nhìn từ thực tế, không phải tất cả những vụ ly hôn
hoàn toàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và các con. Có một số
trường hợp người đàn ông có quen biết với một số người làm trong Toà án nhân
dân, dẫn đến việc xử lý sẽ không khách quan nghiêng một số vấn đề về người đàn
ông, từ đó làm cho các đương sự bất bình đẳng với nhau, hơn thế nữa đó là sự
không tuân thủ pháp luật.
Và đây là trường hợp điển hình, ở một gia đình nọ cuộc sống vẫn yên ấm,
Trungnhưng
tâm sau
Học
liệu
liệu
họcđưatập
nghiên
cứu
một
thờiĐH
gianCần
ngườiThơ
chồng@
lạiTài
bỏ vợ
và hai
convà
nhỏ,
để đi kết
hôn
với người khác (hay nói đúng hơn là đi chung sống với người khác) người vợ phải
lo cuộc sống gia đình để kiếm tiền lo cho hai đứa con ăn học, hai đứa trẻ còn nhỏ,
vẫn cần sự quan tâm của cha mẹ, trong khi đó người chồng lại chung sống với
người khác, vì nguyên nhân là người kia có tiền và giàu có hơn nhưng pháp luật
không can thiệp vào vấn đề trên, để mặt cho người chồng bỏ mặt vợ và hai con.
Trong cuộc sống cuối cùng, thực tế chắc rằng sẽ có nhiều trường hợp phụ nữ và các
con sẽ không được bảo vệ theo đúng nguyên tắc chủ đạo đã đặt ra.
1.3. Ly hôn - tiếp cận dưới góc độ các lý thuyết xã hội học
1.3.1. Thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết trao đổi xã hội được mở đầu bởi các nhà tâm lý xã hội Thibaut và
Kelly. Sau đó nhà xã hội học Mỹ Geosge Homans và Peter Blau phát triển nó để
nghiên cứu các vấn đề xã hội học. Lý thuyết này được các nhà xã hội học sử dụng
rộng rãi, đặc biệt là trong việc giải thích sự hình thành và tan rã các mối quan hệ và
cân bằng quyền lực trong các mối quan hệ đó.
Áp dụng thuyết trao đổi vào lĩnh vực hôn nhân và gia đình, người ta thấy
trong cả kết hôn và ly hôn đều dựa trên trạng thái cân bằng hay không của các giá
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
5
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
trị trao đổi để giải thích sự hình thành hoặc tan rã của các mối quan hệ hôn nhân và
gia đình.
Lý thuyết trao đổi mô tả việc lựa chọn bạn đời giống như quá trình “trao đổi
hàng hóa ở chợ”. Việc kết hôn có thể được thực hiện qua sự trao đổi hiện vật thông
qua hình thức quà tặng, mua bằng tiền hay trao đổi bằng vật khác. Mỗi cá nhân đều
có một số tài sản hữu hình hoặc vô hình nào đó, và tài sản đó có một chất lượng và
số lượng nào đó chứa đựng khả năng thực hiện hành vi trao đổi khi ta chọn vợ hoặc
chồng. Tức là, chúng ta mang chính chúng ta để chào hàng và hy vọng nhận lại
được sự đáp ứng tương đương.
Lý thuyết này nhấn mạnh sự công bằng trong khi so sánh để lựa chọn. Và sự
công bằng là công khai thỏa thuận, không gian lận. Chẳng hạn, ở xã hội Mỹ, hôn
nhân được hình thành trên cơ sở tự do và tự nguyện lựa chọn, trao đổi từ hai phía
dưới tác động của gia đình, họ hàng và bạn bè, quy chuẩn xã hội. Các giá trị mà
thanh niên Mỹ hướng tới và coi đó là giá trị chuẩn để trao đổi có thể là sự hấp dẫn
cơ thể (khiến hai người hướng tới nhau và khao khác thèm muốn); sự tương đồng
(về quan điểm sống, tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo,tính cách…); và cuối cùng là một
tình yêu lãng mạn như một trong những điều kiện tiên quyết để đi đến hôn nhân và
giảm bớt cho cá nhân những mệt mỏi, căng thẳng trong xã hội công nghiệp.
Trung tâmLýHọc
liệu
@hiệu
Tàiquả
liệukhihọc
nghiên
thuyết
traoĐH
đổi Cần
xã hộiThơ
tỏ ra có
giải tập
thíchvà
hiện
tượng lycứu
hôn.
Những người theo thuyết này cho rằng, ly hôn xảy ra khi mối quan hệ cân bằng về
các giá trị trao đổi bị mất đi, việc thưởng công cho việc duy trì mối quan hệ thấp
hơn so với sự trả giá; hoặc chi phí cho mối quan hệ đó đem lại phần thưởng thấp
hơn mối quan hệ khác hoặc cho cuộc sống một mình.
Khi kết hôn, các giá trị trao đổi thường là cân bằng nhau. Khi đó người ta tạm
hài lòng với những giá trị mà người bạn đời họ chọn lựa có được như trình độ học
vấn, tình trạng sức khỏe, hình thức mong muốn và cả điều kiện xã hội. Những tình
thế đó rất có thể sẽ thay đổi. Ví dụ: Một cô gái trẻ đẹp lấy một người nhiều tuổi với
mong muốn đổi sắc đẹp và sự quyến rũ của mình lấy tiền bạc và địa vị xã hội mà
người đàn ông kia đem lại. Nhưng một khi của cải, địa vị xã hội đó mất đi hoặc sút
giảm cô ta sẽ thấy những cái mình có không còn tướng xứng với những thứ mình
nhận. Khi đó, sự tan vỡ là sẽ có thể xảy ra với nhiều bước đệm: mâu thuẫn, bạo
hành, ngoại tình…
Sự mất cân bằng quan hệ dẫn đến ly hôn xảy ra khi thang giá trị ở mỗi người
thay đổi. Với một người có sự hãnh tiến, nhạy bén với xã hội sẽ cảm thấy không
còn hòa hợp với người bạn đời thủ cựu, khó chuyển đổi kịp với những thay đổi của
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
6
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
môi trường xung quanh, vẫn giữ nguyên phẩm chất, từ khi kết hôn. Điều này
thường diễn ra trong thực tiễn, nhất là ở môi trường đô thị trong giai đoạn chuyển
đổi kinh tế - xã hội.
Có nhiều yếu tố phá vỡ thế cân bằng về phương diện thang giá trị, khiến cho
mối quan hệ vợ chồng thành quan hệ được – mất. Chẳng hạn, có trường hợp một
trong hai người cho rằng, trước đây đã đánh giá người kia quá cao và bây giờ nghĩ
rằng không nhận được từ người ấy những gì mình thường mong đợi hoặc nhận được
không nhiều như mong đợi. Tất nhiên, điều này không bao giờ dẫn đến ly hôn bởi
thế cân bằng các giá trị có thể lấy lại sự bằng lòng về nhau. Tưởng ly hôn chỉ ám
ảnh nhiều với những ai tin tưởng sâu sắc rằng bản thân phải trả giá quá đắt cho
những gì nhận được; mặt khác, ở đâu đó xuất hiện khả năng có thể một quan hệ
nhiều lợi thế hơn so với những cái mà mình đang có, vì thế nghĩ ngoại tình cũng
phát sinh từ đây.
Mất cân bằng trong giá trị trao đổi cũng xảy ra khi nhân cách cá nhân lúc kết
hôn còn non nớt. Qua thời gian, những nét tính cách trước đây từng gắn bó vợ
chồng có thể phát triển theo những hướng khác nhau, và ở những mức độ khác nhau
(như mối quan tâm, sở thích, quan điểm chính trị, đạo đức…). Khi kết hôn, những
cơ may dành cho phụ nữ thăng tiến về mặt trí lực và địa vị xã hội thường thấp hơn
Trungngười
tâm chồng.
Học liệu
ĐHngười
CầnvợThơ
@tụtTài
học
tậptrong
và nghiên
Vì vậy,
thường
hậuliệu
so với
chồng
cuộc sốngcứu
cũng
như sự nghiệp. Người chồng thường có điều kiện tiếp xúc rộng rãi hơn, gặp nhiều
đối tượng mới hấp dẫn và quyến rũ hơn. Điều này, trong nhiều trường hợp, là
nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.
Tóm lại, Lý thuyết trao đổi xã hội cho ta một cách giải thích tương đối hợp lý
cho vấn đề ly hôn. Theo đó, ly hôn như một kết quả của sự mất cân bằng các giá trị
trong quan hệ hôn nhân, biểu hiện ở các giá trị vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, đây
chưa phải là lý thuyết hoàn hảo để có thể sử dụng độc lập trong nghiên cứu về ly
hôn, mà cần có sự hỗ trợ của các lý thuyết xã hội khác.
1.3.2. Thuyết xung đột xã hội
Theo các nhà xã hội học, xung đột xã hội là các quan hệ và các quá trình xã
hội mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân hay nhóm có quyền lợi đối lập
nhau trong những cách giải quyết vấn đề nhất định. Cơ sở của xung đột xã hội là
quyền lợi khác nhau và đối lập của các đương sự xung đột. Quan hệ giữa quyền lợi
chung và đối lập trong một nhóm hoặc một xã hội tạo ra con đường cho các quá
trình xung đột xảy ra. Có tính quyết định đối với sự phát sinh quyền lợi là sự tách
biệt giữa một mặt là các chuẩn mực và các quy tắc cố định và không thay đổi được
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
7
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
với mặt kia là lĩnh vực mà trong khuôn khổ các quy tắc này là dòng để ngỏ với tư
cách là hiện trường cho hành động chiến lược. Có thể chia thành ba loại xung đột:
xung đột về trật tự thứ bậc (vị thế vai trò); xung đột về phân phối và xung đột về
quy tắc giá trị.
Theo quan điểm của thuyết xung đột, xã hội không có cuộc sống riêng bên
trên các thành viên của nó. Các xã hội hình thành như là quá trình xã hội hóa của
nhiều tổ chức, cá thể và tập thể. Liên kết giữa các thành viên của một xã hội không
bao giờ mạnh tới mức mà bất kỳ lúc nào đường xung đột cũng giao hòa với đường
thống nhất, nhưng cũng không bao giờ yếu tới mức có thể nổ ra một cuộc chiến hỗn
loạn bất kì. Thuyết xung đột được áp dụng rộng rãi trong việc giải thích các phong
trào xã hội, cách mạng xã hội…
Trong phân tích về gia đình, xung đột được định nghĩa như sự đối mặt giữa
các cá nhân, nhóm để vượt qua trở ngại. Cách tiếp cận này thường được sử dụng để
giải thích các vấn đề họp bàn, hòa giải và quyết định hôn nhân, bởi vì trong cuộc
sống gia đình thường xảy ra xung đột ở các lĩnh vực này. Bản thân gia đình với các
thiết chế xã hội khác cũng thường xảy ra xung đột do lợi ích khác nhau.
Xung đột trong quan hệ vợ chồng hiện nay bắt nguồn cơ bản từ xung đột giới.
Xung đột giới dẫn đến hàng loạt xung đột về vị trí, vai trò, chức năng trong quá
Trungtrình
tâmtham
Học
ĐHtừCần
Tàigialiệu
và trò
nghiên
cứu
gialiệu
chuyển
truyềnThơ
thống@
sang
đìnhhọc
hiện tập
đại. Vai
giới biến
đổi
dẫn đến xung đột vợ chồng, xung đột nàng dâu mẹ chồng, cha mẹ - con cái… và ly
hôn là vấn đề không dễ tránh.
Gia đình hiện nay đang chịu tác động của những biến động nhanh chóng từ xã
hội, tạo ra những thay đổi rõ rệt về cấu trúc, từ gia đình mở rộng sang gia đình hạt
nhân và gia đình tổ hợp. Vai trò của người vợ, người chồng cũng có những thay đổi,
đặc biệt là phía phụ nữ. Phong trào giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới và sự phát
triển xã hội đem lại sự thay đổi to lớn về vai trò giới trong gia đình. Người phụ nữ
ngày càng có vị thế cao hơn trong xã hội và đóng nhiều vai trò khác nhau.
Về luật pháp, phụ nữ được khẳng định quyền bình đẳng với nam giới, có
quyền kết hôn, ly hôn theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng. Quyền
của phụ nữ trong hôn nhân được thừa nhận và bảo vệ chống lại những tàn dư của tư
tưởng phong kiến “trai năm thê bảy thiếp”, hạ thấp địa vị và ràng buộc họ vào hôn
nhân bất bình đẳng.
Về văn hóa, niềm tin vào những sự khác biệt giữa nam và nữ giới dựa trên cơ
sở các giá trị văn hóa cũ đã góp phần làm cho sự phân biệt nam nữ tồn tại dai dẳng.
Niềm tin này dựa trên tiền đề là những khác biệt bẩm sinh giữa nam và nữ về đặc
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
8
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
điểm, tính cách dẫn đến sự thích hợp những công việc khác nhau, rằng phụ nữ gắn
bó với công việc gia đình còn nam giới hoạt động ngoài xã hội. Nữa thế kỷ qua,
cùng với sự xác lập những giá trị văn hóa mới, quan điểm về vấn đề phụ nữ cũng đã
có nhiều thay đổi. Vai trò của phụ nữ ngày càng được đề cao đang làm lung lay vị
thế độc tôn của người đàn ông gia trưởng. Chính ở đây, xung đột giá trị, vị thế và
vai trò… đã diễn ra trên các cấp độ, cả vĩ mô (xã hội), trung mô (tổ chức) và vi mô
(gia đình). Và nó là một trong những nguyên nhân làm cho một số các gia đình đổ
vỡ.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa vợ và chồng – một bên muốn vươn lên tự
khẳng định mình với một bên muốn duy trì một trật tự thang bậc giá trị cũ, mà còn
xảy ra ở bản thân mỗi người. Với phụ nữ, là sự xung đột giữa tham vọng, mong
muốn hoạt động xã hội với những hạn chế về mặt sinh học và những chức năng
không thể thay thế trong gia đình. Sự điều chỉnh hai mặt này rất khó vì nếu quá tập
trung vào phương diện xã hội cũng dể gây ra khủng hoảng gia đình. Với người đàn
ông, đó là sự xung đột giữa thực tế khẳng định giá trị của người vợ với tinh thần thủ
cựu luôn muốn vợ phụ thuộc; giữa vai trò truyền thống với vai trò hiện đại. Tình thế
này làm cho người đàn ông mất đi vị trí trụ cột cùng với quyền lực trước đây trong
gia đình. Người chồng “buộc phải” tham gia vào những công việc mà trước đây anh
Trungtatâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cho làHọc
của vợ.
Như vậy, thuyết xung đột giải thích sự tan vỡ gia đình thường dựa trên những
xung đột về giá trị giữa truyền thống và hiện đại; sự kém thích ứng trong việc làm
quen, chấp nhận những giá trị mới của quan hệ gia đình.
1.3.3. Thuyết sai lệch xã hội
Sai lệch xã hội là hành vi của các cá nhân hoặc của nhóm người nào đó không
phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng. Nghĩa là, hành vi đó
đi lệch những gì mà số đông mong đợi ở họ trong những hoàn cảnh nhất định. Sai
lệch xã hội là sự vi phạm những chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của
một nhóm hay một xã hội nhất định.
Các nhà nghiên cứu xã hội đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về hành vi
sai lệch: từ góc độ sinh học, tâm lý, xã hội học. Sự giải thích dưới góc độ xã hội học
thường tính đến các nhân tố văn hóa xã hội, coi đó là cơ sở của các hành vi sai lệch.
Một số thuyết chủ yếu là:
- Thuyết anômie cho rằng, sự rối loạn xã hội (trạng thái xã hội mà các giá trị
văn hóa, chuẩn mực và liên hệ xã hội yếu hoặc mâu thuẫn với nhau hoặc vắng
bóng) là nguyên nhân chính của sự sai lệch. Theo đó, trong thời kỳ khủng hoảng
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
9
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
hoặc có những thay đổi cơ bản của xã hội, kinh nghiệm sống không phù hợp với lý
tưởng thể hiện trong chuẩn mực xã hội khiến con người trãi qua trạng thái lẫn lộn,
mất định hướng giá trị dẫn đến sai lệch.
- Thuyết dán nhãn cho rằng, hành vi của cá nhân có lệch hay không là do sự
phản ứng của các cá nhân khác nhiều hơn là tự thân hành vi đó biểu hiện. Một cá
nhân khi dán nhãn cho một hành vi của cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên
tưởng đến lý lẽ của nhãn đó. Khi nhãn đó được dán rồi tự nó sẽ chứa đựng nhiều ý
nghĩa mang tính đặc trưng hơn bất kỳ trạng thái nào mà cá nhân đó có.
- Thuyết nhóm khác biệt quan niệm sự sai lệch biến đổi khác nhau từ nhóm
này sang nhóm khác. Căn cứ vào mức độ sai lệch, có sai lệch cá nhân và sai lệch
nhóm. Căn cứ vào mức độ ý nghĩa của hành vi sai lệch, tồn tại hành vi sai lệch tích
cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
Sai lệch có nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Nguyên nhân bên trong bao
gồm những yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội và yếu tố xã hội. Nguyên nhân bên
ngoài bao gồm các yếu tố và điều kiện kinh tế - xã hội, lối sống và các quan hệ xã
hội của con người. Hai nguyên nhân này có quan hệ biện chứng với nhau.
Khi áp dụng lý thuyết sai lệch xã hội vào xem xét lĩnh vực hôn nhân và gia
đình, người ta có thể coi mỗi thành viên gia đình là một cá nhân và mỗi gia đình
Trungnhư
tâm
ĐH
Thơ
@văn
Tàihóa
liệu
học
cứuvi
mộtHọc
nhómliệu
xã hội
để Cần
đứng từ
góc độ
xã hội
màtập
giải và
thíchnghiên
những hành
sai lệch trong gia đình.
Trong cơ chế thị trường, bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp, hưởng thụ… nhiều
người coi ngoại tình như một thứ mốt, biểu hiện cho lối sống hiện đại, coi thường
hôn nhân – gia đình. Bị hấp dẫn bởi những trò giải trí thấp hèn, cùng sự bất lực
trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nghề nghệp học vấn, thêm vào đó là sự
không đáp ứng được những mong muốn của người bạn đời về vị thế, vai trò, lối
sống của bản thân trong gia đình và xã hội, nên nhiều người đã lao vào con đường
cờ bạc rượu chè, ngược đãi bạn đời… Đây không chỉ là vấn đề xã hội mà chính là
hành vi của mỗi cá nhân trong từng gia đình. Chính là lệch lạc trong nhận thức về
giá trị, chuẩn mực đó đã dẫn đến không ít gia đình đến sự tan vỡ.
Chức năng của gia đình hiện đại là tái sản xuất (bao gồm tái sản xuất con
người), xã hội hóa, chức năng kinh tế và chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý,
tình cảm của con người. Đặc biệt, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm
ngày càng có ý nghĩa quan trọng với việc đảm bảo hạnh phúc gia đình. Như vậy, sự
bền vững của hôn nhân ngày nay được thể hiện qua hàng loạt các giao tiếp và ứng
xử vợ chồng, tình yêu và tình dục, sự chung thủy, nuôi dưỡng và giáo dục con cái…
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
10
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Tuy nhiên, nhận thức xã hội về tầm quan trọng của vấn đề này chưa đủ. Nhiều
người đàn ông cho rằng cứ mang nhiều tiền về cho vợ con, đảm bảo cho họ cuộc
sống vật chất đầy đủ đã là hoàn thành trách nhiệm người chồng, người cha trong gia
đình. Họ cho việc kiếm tiền là quan trọng nhất và phó mặt cho vợ con ở nhà với nỗi
cô đơn, công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng có nhiều người có vợ có địa vị
xã hội, thu nhập cao lại quên mất vai trò của mình trong gia đình. Sự thành đạt đôi
khi làm người phụ nữ quá tự tin trong sự nghiệp mà quên đi hay coi nhẹ trách
nhiệm với gia đình. Cách ứng xử này của người chồng hay người vợ đều làm cho
quan hệ gia đình lỏng lẻo, tình cảm vợ chồng mai một vì họ quá ít thời gian để quan
tâm và chăm sóc lẫn nhau. Từ bỏ hôn nhân hoặc tìm người thứ ba để bù đắp khoảng
trống trong trường hợp này là không khó giải thích.
Lý thuyết sai lệch xã hội giải thích hiện tượng ly hôn hiện nay như một sai
lệch về nhân thức, dẫn đến sai lệch về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân
khi kết hôn, chung sống. Cùng với lý thuyết trao đổi và thuyết xung đột, lý thuyết
sai lệch góp phần phân tích hiện tượng ly hôn một cách đa chiều và tỉ mỉ hơn 1 .
1.4. Ly hôn – nhìn từ góc độ lịch sử
1.4.1. Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta trước cách mạng tháng Tám
(1945)
Trung tâmTrước
Họccách
liệumạng
ĐH tháng
Cần Tám
Thơ(1945),
@ TàiViệt
liệu
học
và nghiên
cứu
Nam
là tập
một nước
thuộc địa
nữa
phong kiến. Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, thực dân Pháp và
giai cấp địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã
tồn tại và được duy trì từ nhiều thế kỷ ở Việt Nam để củng cố nền thống trị của
chúng. Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền
(vùng) và mỗi miền (vùng) trong các quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng
những quy định của các bộ luật cụ thể:
- Tại Bắc Kỳ áp dụng quy định trong Bộ Dân luật năm 1931.
- Tại Trung Kỳ áp dụng quy định theo Bộ Dân luật năm 1936.
- Tại Nam Kỳ áp dụng quy định theo tập giản yếu năm 1883.
Chế độ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam thời kỳ này do Nhà nước thực dân
phong kiến quy định trong các Bộ Dân luật trên đều có những đặc điểm chung sau:
- Duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ, dù
con đã thành niên.
1
Nguyễn Thanh Tâm – ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội – Nxb Khoa học xã hội – Hà Nội - 2002
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
11
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Điều 77 – Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 đã quy định: “Phàm con cái đã thành niên
cũng như chưa thành niên, không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn
được”…
- Thừa nhận chế độ nhiều vợ (đa thê). Cho phép người chồng được lấy nhiều
vợ.
Điều 79 – Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 quy định: “có hai cách giá thú hợp pháp:
Giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất” và theo Điều 80 của Bộ luật này quy
định: “chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ”.
- Duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình với quan niệm
“nhất nam viết hưu, thập nữ viết vô” (một con trai coi như có, mười con gái vẫn như
không): Bảo vệ và củng cố quyền của người gia trưởng, phân biệt đối xử giữa các
loại con, coi rẻ quyền lợi của con cái, con ngoài giá thú không được phép truy nhận
cha, mẹ của mình trước Tòa án.
Điều 204 – Bộ Dân luật 1931 quy định: “Quyền chủ thể đối với tất cả mọi
người đồng cư trong một nhà là quyền của người gia trưởng”. Hoặc là con loạn luân
hay con ngoại tình của người mẹ, thì hộ lại không được đăng ký sự khai nhận đứa
con hoang ấy. Nếu hộ đã trót khai nhận thì coi như không và vô hiệu.
- Quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Theo Điều 118 –
TrungBộtâm
liệuKỳ
ĐH
Cần
Thơ117@ Tài
liệuluật
học
tậpKỳvà1936
nghiên
DânHọc
luật Bắc
1931
và Điều
Bộ Dân
Trung
đã quycứu
định
những duyên cớ ly hôn cho riêng vợ (chồng). Chồng có thể xin ly hôn vì vợ phạm
gian (ngoại tình): Vì vợ bỏ nhà chồng mà đi tuy đã bắt phải về mà không về, vì vợ
thứ đánh chửi, bạo hành với vợ chính…
Đặc biệt Bộ Dân luật giản yếu 1883 đã quyết định việc xin ly hôn chỉ do
người chồng quyết định, người vợ không có quyền đó và áp dụng chế độ “tam bất
khứ” cho người vợ, theo cổ luật phong kiến Việt Nam, chồng không có quyền “rẫy”
vợ nếu: hai vợ chồng nghèo sau khi cưới nhau đã trở nên giàu có; Người vợ đã để
tang nhà chồng ba năm; Người vợ không còn nơi nương tựa để trở về nhà.
Như vậy, chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước cách mạng tháng Tám
(1945) là công cụ pháp lý của Nhà nước thực dân phong kiến. Các văn bản pháp
luật do Nhà nước thực dân phong kiến ban hành điều dựa vào phong tục, tập quán
lạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam và dựa theo Bộ Dân luật của Pháp (1804)
với quan điểm thuần túy coi các quan hệ hôn nhân và gia đình là một chế định do
Dân luật điều chỉnh.
1.4.2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng Tám (1945)
đến nay
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
12
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
(2-9-1945). Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta rất quan tâm và coi trọng việc soạn
thảo, ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh (trong đó có luật hôn nhân và gia
đình) nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của cách mạng, phục vụ lợi ích của nhân
dân lao động. Từ đó đến nay, trong từng thời kỳ cách mạng, Nhà nước ta đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình, phù hợp với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật về hôn nhân
và gia đình cũng dần được hoàn chỉnh.
Với ý nghĩa luật hôn nhân và gia đình là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, là
một bộ phận của thượng tầng kiến trúc. Tính chất của pháp luật, mục đích và yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng là logic, là biện chứng. Có thể thấy rằng, sự phát triển
của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám (1945) đến
nay được chia:
• Luật hôn nhân và gia đình từ sau cách mạng tháng Tám (1945) đến năm
1959
Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung
và phụ nữ nói riêng ra khỏi ách thống trị hết sức hà khắc và đối xử thậm tệ của chế
độ thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hôn nhân và gia
Trungđình
tâmViệt
Học
liệu
Cần
@ Tài
liệu
học
tập
vàtanghiên
nam.
TuyĐH
nhiên,
sau Thơ
cách mạng
tháng
Tám,
Nhà
nước
chưa bancứu
hành
đạo luật cụ thể mà tiến hành phong trào “vận động đời sống mới” nhằm vận động
nhân dân xóa bỏ những thủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia
đình, bởi vì giai đoạn sau cách mang tháng Tám, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn
còn tồn tại và việc xóa bỏ hôn nhân gia đình phong kiến không phải là việc dễ dàng
và nhanh chóng. Vì vậy, Sắc lệnh số 90-SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã được ban hành vào ngày 10-10-1945 cho phép vận dụng những quy
định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc, theo nguyên tắc không được đi ngược
lại với lợi ích của nhân dân, Nhà nước.
Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời đã xác định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều thứ
9). Đây chính là sự ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ, là lời tuyên ngôn của Nhà
nước Việt Nam độc lập nhằm giải phóng phụ nữ thoát khỏi ách áp bức hàng ngàn
năm trong lịch sử dưới chế độ phong kiến.
Để bảo đảm phát triển xã hội về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa trong quá
trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc phong kiến, bảo đảm sự phát triển của
phong trào giải phóng phụ nữ, cần xóa bỏ một chế định trong các Bộ luật dân cũ về
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
13
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
các quan hệ hôn nhân và gia đình cản trở sự phát triển của xã hội mới.Vì thế trong
giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành các Sắc lệnh đầu tiên về dân luật
và hôn nhân gia đình. Đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy
lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-01-1950 quy định vấn
đề ly hôn.
Sắc lệnh số 97-SL có thể được xem như văn bản pháp luật đầu tiên về hôn
nhân và gia đình của Nhà nước Việt Nam kiểu mới - Nhà nước dân chủ nhân dân, là
bước đi tiên phong của quá trình xây dựng và hoàn thiện mô hình gia đình mới.
Mặc dù Sắc lệnh không định nghĩa bằng một hệ thống các quy tắc chặt chẽ về mô
hình gia đình mà người làm luật xã hội chủ nghĩa muốn xây dựng để thay thế mô
hình gia đình phụ quyền, song những nguyên tắc lớn đã được khẳng định trong Sắc
lệnh; đó là nguyên tắc bình đẳng nam nữ, không phân biệt đối xử giữa các con,
nguyên tắc tự kết hôn. Những nguyên tắc ấy, cộng với sự thừa nhận cho cá nhân,
đặc biệt là sự thừa nhận năng lực chủ thể của người phụ nữ có chồng đã góp phần
thúc đẩy sự hình thành gia đình Việt Nam mới, trong đó các mối quan hệ dân chủ
tiến bộ đang xen với những quan hệ truyền thống tốt đẹp, giúp cá nhân có điều kiện
phát triển toàn diện.
Sắc lệnh 159-SL quy dịnh về vấn đề ly hôn, gồm có 9 Điều chia thành 3 mục:
TrungDuyên
tâm cớ
Học
liệuthủĐH
@ của
Tàiviệc
liệu
ly hôn,
tục Cần
ly hôn,Thơ
hiệu lực
ly học
hôn. tập và nghiên cứu
- Sắc lệnh thừa nhận nguyên tắc tự do hôn nhân: tự do giá thú và tự do ly hôn,
xóa bỏ sự phân biệt bất bình đẳng về duyên cớ ly hôn riêng của vợ và chồng, quy
định các duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng: Vợ, chồng có quyền ly hôn
nếu một bên ngoại tình hoặc can án phạt giam, mắc bệnh điên hoặc một bên khó
chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng
tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được nữa
(Điều 2).
- Sắc lệnh quy định đơn giản thủ tục ly hôn: thủ tục tố tụng áp dụng thường
như xử các việc hộ khác. Trong trường hợp vợ chồng xin thuận tình ly hôn (Điều 3),
nếu Tòa án nhân dân huyện hoặc thị xã hòa giải không thành và nếu sau đó 1 tháng,
vợ chồng vẫn giữ ý kiến xin ly hôn thì Tòa án nhân dân huyện hoặc thị xã sẽ chính
thức công nhận việc ly hôn (Điều 4).
Thực hiện nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi khi ly hôn: khi xin ly
hôn, nếu người vợ đang có thai thì vợ hoặc chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau kỳ
sinh nở mới xử việc ly hôn (Điều 5).
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
14
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Bảo vệ quyền lợi ích con chưa thành niên khi cha mẹ xin ly hôn: Tòa án sẽ
quyết định người nuôi con tùy thuộc vào việc xem xét quyền lợi của con, hai vợ
chồng điều phải có trách nhiệm chịu phí tổn nuôi dạy con theo khả năng của mình.
Như vậy Sắc lệnh số 97-SL và Sắc lệnh số 159-SL đã góp phần đáng kể vào
việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, giải phóng phụ nữ thoát khỏi
chế độ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tuy vậy, do được ban hành trong hoàn cảnh xã hội,
điều kiện lịch sử nhất định, hai Sắc lệnh này còn có những hạn chế: Chưa xóa bỏ
tận gốc và toàn diện chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chưa đặc ra yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng, chế độ hôn nhân và gia đình mới. Một số vấn đề trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình được quy định còn dựa trên quan điểm của giai cấp tư sản –
phong kiến như: Trong Sắc lệnh số 97-SL chưa quy định đầy đủ các điều kiện kết
hôn: Chưa thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Trong Sắc lệnh số
159-SL quy định việc giải quyết ly hôn, dựa vào những lý do, duyên cớ của vợ
chồng, thực chất là lỗi của bị đơn (Điều 2); hoặc trong thường hợp xét xử ly hôn,
nếu một bên có lỗi thì Tòa án sẽ bắt bên đó bồi thường phí tổn cho bên kia (Điều 7).
Cấm người vợ góa được tái giá, hay người vợ sau ly hôn phải đợi sau hạn 300 ngày
mới có quyền kết hôn với người khác (Điều 3, Điều 4 – Sắc lệnh số 97-SL).
Trung tâmCũng
Họctrong
liệuthời
ĐH
Cần
Tài
liệu
học
nghiên
cứu
gian
này Thơ
(1959),@bản
Hiến
pháp
củatập
nướcvà
Việt
Nam dân
chủ
cộng hòa được Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 11 thông qua ngay 31-12-1959 và được
Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 1-1-1960. Điều 24 Hiến pháp quy định “phụ
nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt
sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình… Nhà nước bảo hộ hôn nhân
và gia đình”. Từ quy định mang tính nguyên tắc đó, các giải pháp chi tiết của vấn đề
hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình đã được xây dựng và ghi nhận tại Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959 – Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 29-12-1959 và được công bố
ngày 13-01-1959, một trong những đạo luật được ban hành sớm nhất, giữ vị trí
quang trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (gồm có 35 điều, 6 chương) là công cụ
pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản là:
xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng
chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa “hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận,
trong đó mọi người đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ”.
• Luật hôn nhân và gia đinh 1986
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
15
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (30-41975) “Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập
thống nhất… tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” (Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
của Đảng Cộng sản Việt Nam – Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1978, trang 16).
Quốc hội khoá VI trong kỳ họp thứ nhất đã quyết định đặt tên nước là “Nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Nhà nước xã hội chủ nghĩa thống nhất đòi
hỏi phải có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thống nhất trên cả hai miền Nam Bắc. Vì vậy, ngày 25-03-1977, Hội đồng Chính phủ đã ra nghị quyết 76-CP, quy
định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trên cả nước, trong đó có đạo luật số 13
về hôn nhân và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình 1959).
Tình hình nước ta thời kỳ này đã thay đổi về căn bản với năm 1959; một số
quy định của Luật hôn nhân và gia đình 1959 không còn phù hợp. Do tình hình kinh
tế xã hội phát triển (đặc biệt là tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân và gia đình),
đòi hỏi Nhà nước tập hợp quy định đầy đủ và cụ thể hơn trong pháp luật điều chỉnh
các quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Việc ban hành Luật hôn nhân và
gia đình mới là một tất yếu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội trong phạm vi cả nước. Ngày 25-10-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
Trungphủ)
tâmđãHọc
liệu
ĐH
Thơlập@Ban
Tài
họchôn
tậpnhân
và và
nghiên
ra quyết
định
về Cần
việc thành
dựliệu
thảo Luật
gia đìnhcứu
mới.
Sau một thời gian tiến hành điều tra, khảo sát về tình hình các quan hệ hôn nhân và
gia đình trong các khu vực cả nước, tham khảo ý kiến đóng góp của nhân dân và các
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, dự Luật hôn nhân và gia đình mới đã được Quốc
hội khoá VII, kỳ họp thứ 12 chính thức thông qua ngày 29-12-1987 và được Hội
đồng Nhà nước công bố ngày 03-01-1987.
Luật hôn nhân và gia đình 1986 gồm 57 điều, chia thành 10 chương, dựa trên
các nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình
đẳng; bảo vệ quyền lợi ích của cha mẹ và con cái; bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Luật hôn nhân và gia đình 1986 kế thừa và tiếp tục sứ mệnh của Luật hôn
nhân và gia đình 1959, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia
đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, thúc đẩy
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
• Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Sau hơn 10 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, bên cạnh
những thành tựu đạt được, thực tế áp dụng cho thấy những quy định của Luật hôn
nhân và gia đình 1986 còn mang tính khái quát, định khung, chưa cụ thể, việc áp
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
16
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
dụng luật giải quyết các tranh chấp từ quan hệ hôn nhân và gia đình gặp nhiều
vướng mắc. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước ta phải sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân
và gia đình 1986 một cách toàn diện.
Luật gồm 13 chương, 110 điều, được xây dựng và thực hiện trên nguyên tắc
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, hôn nhân giữa
công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực
hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con
thành công dân có ích cho xã hội, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng
dưỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp
đỡ lẫn nhau, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đốI xử giữa các con,
giữa con trai với con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú;
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực
hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
Như vậy, theo từng giai đoạn, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất
nước, phù hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực tế
các quan hệ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản
pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình dần
Trungđược
tâmhoàn
Họcthiện,
liệulàĐH
Thơ
@ Nhà
Tài nước
liệu ta,
học
và nghiên
cứu
côngCần
cụ pháp
lý của
bảotập
vệ quyền
và lợi ích
hợp
pháp của nhân dân lao động.
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
17
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
CHƯƠNG 2
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Các trường hợp ly hôn
2.1.1. Ly hôn theo đơn chung của vợ chồng
Ly hôn theo đơn chung của vợ chồng là vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án cho
phép họ được ly hôn. Vì vậy, trong việc ly hôn theo đơn chung của vợ chồng đòi
hỏi cả hai vợ chồng cùng bày tỏ ý chí xin ly hôn một cách tự nhiên, không bị cưỡng
ép, lừa dối trên cơ sở nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Như vậy, sự tự
nguyện ly hôn của vợ chồng là cơ sở để Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp một bên vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích thì
không thể có ly hôn theo đơn chung của vợ chồng được. Pháp luật quy định việc ly
hôn theo đơn chung của vợ chồng đã công nhận và bảo đảm quyền tự do ly hôn
chính đáng của cả hai vợ chồng; không bên nào được ép buộc bên nào, không ai
được cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc ly hôn của hai vợ chồng. Giải quyết ly hôn
trong trường hợp ly hôn theo đơn chung của vợ chồng cần lưu ý: Nếu như khi kết
hôn sự tự nguyện của hai bên nam nữ là cơ sở của việc xác lập quan hệ vợ chồng,
ly liệu
hôn sựĐH
tự nguyện
chỉ là@
cơ Tài
sở đểliệu
Tòa học
án xem
xét,và
giải
quyết vụcứu
việc
Trungnhưng
tâm khi
Học
Cần Thơ
tập
nghiên
chứ không phải là căn cứ quyết định chấm dứt hôn nhân. Tòa án quyết định cho
hoặc không cho vợ chồng ly hôn vẫn phải dựa trên căn cứ theo luật định (Điều 98
khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, đối với những trường hợp ly hôn theo đơn chung của vợ chồng, nếu
thực tế, quan hệ vợ chồng chưa phải là đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” Tòa án không quyết
định cho vợ chồng thuận tình ly hôn. Qua công tác điều tra và hòa giải việc ly hôn
theo đơn chung của vợ chồng cần xác định vợ chồng có thật sự tự nguyện thuận tình
ly hôn hay không? Mâu thuẫn giữa vợ chồng đã trầm trọng chưa? Mục đích của hôn
nhân có đạt được hay không? Những yếu tố này tạo nên căn cứ đầy đủ để Tòa án
công nhận thuận tình ly hôn. Muốn vậy, cán bộ xét xử phải tận tâm tới công việc, có
tinh thần trách nhiệm cao trước hạnh phúc gia đình của đương sự và lợi ích của xã
hội, liên hệ mật thiết với cơ sở, quần chúng mới đánh giá được chính xác ý chí tự
nguyện ly hôn của vợ chồng. Qua đó, mới có thể phát hiện những trường hợp ly hôn
theo đơn chung của vợ chồng do một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng bị lừa
dối, bị cưỡng ép ký đơn; hoặc có trường hợp cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn giả
tạo để đạt những lợi ích trái pháp luật, mưu cầu lợi ích riêng của vợ chồng như:
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
18
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
nhằm chuyển hộ khẩu, hoặc tạo điều kiện cho người chồng lấy vợ lẽ một cách hợp
pháp; hoặc tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người
khác…(vi phạm Điều 4 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
Như vậy, việc pháp luật quy định và công nhận ly hôn theo đơn chung của vợ
chồng là nhằm giải quyết và chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột trầm trọng trong
cuộc sống vợ chồng mà từ đó, mục đích hôn nhân không đạt được ảnh hưởng đến
cuộc sống của con cái và các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, vợ chồng
không thể xin ly hôn một cách tùy tiện, vô trách nhiệm mà phải phù hợp với yêu
cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung
của gia đình con cái.
2.1.2 . Ly hôn theo đơn riêng của vợ hoặc chồng
Bên cạnh những trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì cũng còn có
nhiều trường hợp việc ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng mà
không có sự thuận tình của bên kia vì những lý do khác nhau: do không nhận thức
được mâu thuẫn giữa vợ chồng đã sâu sắc, trầm trọng, quan hệ hôn nhân đã tan vỡ
hoặc có thể nhận thức được nhưng vẫn không muốn ly hôn vì động cơ nào đó như
quyền lợi con cái, danh dự, uy tín cá nhân, muốn cứu vãn hạnh phúc gia đình hoặc
cũng có thể muốn gây khó khăn cho bên kia, coi đó là áp lực, là điều kiện trong quá
Trungtrình
tâmlyHọc
Thơ
@91,Tài
tập
vàchồng
nghiên
cứuly
hôn…liệu
TheoĐH
quyCần
định tại
Điều
khiliệu
một học
bên vợ
hoặc
yêu cầu
hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Về nguyên tắc, thì Tòa án chỉ xét xử cho ly hôn nếu thấy quan hệ vợ chồng đã ở vào
“tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân
không đạt được” (nội dung căn cứ ly hôn).
Theo quy định tại mục 10 Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP hướng dẫn như
sau:
a. Khi một bên vợ chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn
thì Tòa án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, ra
quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án lập biên bản
hòa giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng
hoặc cả hai vợ chồng đều không có sự thay đổi ý kiến cũng như viên kiểm sát phản
đối thì Tòa án quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận
hòa giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền
kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
19
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Đề tài: Chế độ pháp lý về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
b. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa
giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo
thủ tục chung”.
Riêng đối với trường hợp vợ, chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có
yêu cầu ly hôn, tại điểm b mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23-12-2000
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì “trong trường hợp vợ hoặc chồng bị
Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho
thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
b1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người
chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn,
nếu Tòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu
của người vợ hoặc người chồng.
b2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích theo yêu cầu
của người có quyền, lợi liên quan. Sau khi bản án của Tòa án tuyên bố người vợ
hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người vợ hoặc người chồng
của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Tòa án giải
quyết cho ly hôn.
Trung tâmb3.Học
ĐH
@hôn
Tàivớiliệu
học
tập và
cứu
Khi liệu
Tòa án
giảiCần
quyếtThơ
cho ly
người
bị tuyên
bố nghiên
mất tích thì
cần
chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy
định tại Điều 89 Bộ luật dân sự 2 .
2.2. Điều kiện ly hôn và hạn chế ly hôn theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành
2.2.1. Điều kiện ly hôn
• Hôn nhân có giá trị và chưa chấm dứt
Hôn nhân chấm dứt bằng con đường ly hôn phải là hôn nhân có giá trị, nghĩa
là được xác lập phù hợp với các quy định của pháp luật về kết hôn và đăng kí kết
hôn. Ta đã nói rằng trừ những trường hợp ngoại lệ, những người chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn khi xin ly hôn chỉ nhận được một quyết định của
Tòa án tuyên bố không thừa nhận quan hệ vợ chồng. Nếu hôn nhân đã chấm dứt do
vợ hoặc chồng chết, thì việc xin ly hôn cũng không còn ý nghĩa: trong trường hợp
vụ án ly hôn đang diễn tiến mà một trong hai bên chết, thì Tòa án xếp hồ sơ và
người còn sống được trả về tình trạng độc thân với tư cách vợ (chồng) góa chứ
2
Mục 10 và điểm b mục 8 Nghị quyết số 02/200/NQ-HDDTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: Th.s Đoàn Thị Phương Diệp
20
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp