Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP DI TẶNG TRONG CHẾ ĐỊNH THỪA kế THEO PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.27 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên khóa 2008 – 2012)

DI TẶNG TRONG CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Trần Khắc Qui

Chao Thị Mỹ Hường
MSSV: 5085962
Lớp: Luật Tư pháp 2 – K34

Cần Thơ, tháng 4/2012


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

GVHD: Trần Khắc Qui


1

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

GVHD: Trần Khắc Qui

2

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------05
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TẶNG TRONG CHẾ
ĐỊNH THỪA KẾ--------------------------------------------------------------------------08
1.1. Khái niệm di tặng trong chế định thừa kế------------------------------------------08
1.2. Đặc điểm cơ bản của di tặng---------------------------------------------------------10
1.3. Ý nghĩa của di tặng -------------------------------------------------------------------13
1.4. Lược sử về di tặng trong chế định thừa kế ----------------------------------------15
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI
TẶNG TRONG CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ ---------------------------------------------21

2.1. Căn cứ phát sinh di tặng trong chế định thừa kế -----------------------------21
2.1.1. Di chúc để lại di tặng --------------------------------------------------------------21
2.1.1.1. Theo luật định ---------------------------------------------------------------------21
2.1.1.2. Trường hợp di chúc miệng ------------------------------------------------------23
2.1.1.3. Trường hợp di chúc chung của vợ, chồng-------------------------------------24
2.1.2. Người di tặng -----------------------------------------------------------------------27
2.1.2.1. Về mặt chủ thể---------------------------------------------------------------------27
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người di tặng------------------------------------------29
2.1.3. Người được di tặng ----------------------------------------------------------------32
2.1.3.1. Về mặt chủ thể---------------------------------------------------------------------32
2.1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người được di tặng -----------------------------------36
2.1.4. Tài sản di tặng và việc xác định tài sản di tặng theo pháp luật ------------38
2.1.4.1. Tài sản di tặng --------------------------------------------------------------------38
2.1.4.2. Xác định tài sản di tặng theo pháp luật----------------------------------------41
2.2. Nghĩa vụ tài sản phát sinh từ di tặng trong mối liên hệ với di
sản thừa kế ---------------------------------------------------------------------------------43

GVHD: Trần Khắc Qui

3

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
2.3. Giới hạn của di tặng trong chế định thừa kế -----------------------------------44
2.4. Những bảo đảm quyền lợi người thứ ba trong mối quan hệ với
người được di tặng ------------------------------------------------------------------------45
2.4.1. Đối với những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc ---------------45
2.4.2. Đối với những người thừa kế khác----------------------------------------------46

2.4.3. Đối với các chủ nợ của người di tặng-------------------------------------------47
CHƯƠNG 3. NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ DI TẶNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ------------------49
3.1. Kiến nghị hoàn thiện những vướng mắc ngay trong từ ngữ, tại
Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 2005 ----------------------------------------------------49
3.1.1. Ở từ “người khác”-----------------------------------------------------------------49
3.1.2. Ở từ “toàn bộ di sản” -------------------------------------------------------------52
3.2. Một số kiến nghị khác nhằm hoàn thiện những vấn đề về di
tặng-------------------------------------------------------------------------------------------54
3.2.1. Cụ thể điều kiện có hiệu lực của di chúc để lại di tặng----------------------54
3.2.2. Về quyền và nghĩa vụ của người được di tặng --------------------------------56
3.2.3. Cụ thể hóa tài sản dùng để di tặng ----------------------------------------------59
3.2.4. Về việc cắt giảm phần di tặng vượt mức ---------------------------------------61
3.2.5. Về người lập di chúc để lại di tặng ----------------------------------------------63
3.2.6. Bổ sung thời điểm người được di tặng xác lập quyền sở hữu
đối với di sản di tặng và thời hiệu khởi kiện về di tặng------------------------------67
3.2.6.1 Thời điểm người được di tặng xác lập quyền sở hữu đối với di
sản di tặng -----------------------------------------------------------------------------------67
3.2.6.2. Thời hiệu khởi kiện về di tặng---------------------------------------------------68
KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------73

GVHD: Trần Khắc Qui

4

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do thừa kế là một chế định phổ biến của đời sống xã hội nên từ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp
thuộc cũng có những quy định về thừa kế. Trong các bộ luật được ban hành
vào thời kỳ phong kiến và các Bộ Dân luật cũ thời kỳ Pháp thuộc, thừa kế
cũng luôn là một chế định chiếm vị trí quan trọng trong các bộ luật. Trong tiến
trình đổi mới, nhà nước ta đã ban hành Bộ luật Dân sự đầu tiên vào năm 1995 và
có hiệu lực ngày 01/7/1996. Lần đầu tiên chế định thừa kế được quy định trong
Bộ luật Dân sự năm 1995 khá đầy đủ và hoàn thiện mà những văn bản pháp luật
trước đó chưa quy định. Tuy nhiên, sau mười năm áp dụng, có những quy định
của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã không còn thích hợp, một số điều khoản đã
không phát huy được tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ về tài
sản, trong đó có những quy định về thừa kế. Năm 2005, nhà nước lại ban hành Bộ
luật Dân sự sửa đổi, bổ sung, thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995.
Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta
còn dàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về
quyền thừa kế như: thời điểm mở thừa kế; điều kiện của những người được
hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; quyền thừa kế di sản
của con nuôi… Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp
cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người
thừa kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật... Những bài viết
có tính chất nghiên cứu này được đăng trong các tạp chí chuyên ngành luật như:
Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật. Vấn đề
thừa kế đã được nghiên cứu khái quát ở một số sách có tính chất như là một dạng
kiến thức phổ thông như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế" của luật sư
Lê Kim Quế, "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của tiến sĩ Đinh Văn Thanh và luật
sư Trần Hữu Biền... với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản nhất về thừa kế
trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc sau

đại học, cấp luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của một số tác giả. Những công
trình nghiên cứu về thừa kế là những luận văn hoặc luận án của các tác giả nói trên
chỉ dừng lại trong phạm vi chế định thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự và
giải quyết những vấn đề thừa kế theo pháp luật mà Bộ luật Dân sự hiện hành của
nước ta quy định. Việc nghiên cứu vấn đề về di tặng lại rất hiếm có một công trình
GVHD: Trần Khắc Qui

5

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
khoa học nào nghiên cứu. Trong khi di tặng là một vấn đề mới, một vấn đề dù
xảy ra không nhiều trong thực tế, tuy nhiên pháp luật cũng mang tính dự liệu
để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống một cách kịp thời và đảm
bảo quyền lợi của người dân. So với các văn bản pháp luật có quy định chế
định thừa kế trước đây thì Bộ luật Dân sự 2005 ở nước ta đã đánh dấu bước
phát triển của pháp luật dân sự nói chung và chế định thừa kế nói riêng. Bộ
luật Dân sự năm 2005 đã kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với
thực tiễn và không ngừng hoàn thiện để đảm bảo các quyền của công dân một
cách đầy đủ và công bằng nhất.
Tuy nhiên, quy định về di tặng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 còn rất
chung chung chỉ mang tính định hướng trong quá trình áp dụng, thông qua
một điều luật cụ thể chưa thể khái quát được những tình huống, những vấn đề
vướng mắc cũng như những thiếu sót gặp phải trong thực tế. Do đó, thông qua
Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 2005 người viết chọn đề tài Di tặng trong chế
định thừa kế theo pháp luật Dân sự Việt Nam, nhằm hoàn thiện hơn quy
định của pháp luật về di tặng, giúp người đọc có một cách nhìn và cách hiểu
khái quát nhất về di tặng đúng theo tinh thần pháp luật Việt Nam, tạo tiền đề

cho các quy định sau này hoàn thiện hơn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng mang
tính nguyên tắc khi áp dụng trong thực tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này người viết tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề: lý luận
chung về di tặng, quy định của pháp luật hiện hành về di tặng, những vướng
mắc trong quy định pháp luật về di tặng trong chế định thừa kế và kiến nghị
hoàn thiện nhằm mục đích cụ thể hóa vấn đề di tặng nói riêng, chế định thừa
kế và Bộ luật Dân sự nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy
định của pháp luật về di tặng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề xoay quanh việc di
tặng như: người di tặng, người được di tặng, tài sản di tặng, quyền và nghĩa vụ
của người được di tặng… trong chế định thừa kế theo quy định của pháp luật
Dân sự Việt Nam. Khi nghiên cứu đề tài, người viết đã tham khảo các quy
định của pháp luật về di tặng nói riêng, chế định thừa kế nói chung, đồng thời
nghiên cứu các sách chuyên khảo và những tài liệu liên quan đến vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được người viết sử dụng phương pháp luận kết hợp với một số
phương pháp phân tích, liệt kê, so sánh, tổng hợp.
GVHD: Trần Khắc Qui

6

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Việc sử dụng phương pháp luận với những cơ sở lý luận, hệ tư tưởng làm
tiền đề xuất phát điểm mà người viết chọn để dựa vào đó làm nền tảng nhằm
xây dựng cách tiếp cận những nội dung của đề tài, Di tặng trong chế định thừa

kế theo pháp luật Dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng thêm phương pháp
phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc nội dung của phạm vi nghiên
cứu. Ngoài ra, phương pháp liệt kê kết hợp với so sánh cũng được sử dụng để
liệt kê các điều luật được quy định trong chế định thừa kế và so sánh với các
quy định của pháp luật về di tặng nhằm sáng tỏ hơn quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam về di tặng. Mặc khác, phương pháp tổng hợp được người viết
sử dụng trong phương pháp nghiên cứu để khái quát hóa nội dung nghiên cứu
một cách tổng hợp có hệ thống làm rõ nội dung của vấn đề về di tặng.
5. Kết cấu của luận văn
Với phạm vi nghiên cứu như trên, ngoài các phần mục lục, lời mở đầu,
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1. Lý luận chung về di tặng trong chế định thừa kế.
Chương 2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về di tặng trong chế định thừa kế.
Chương 3. Những vướng mắc trong quy định pháp luật về di tặng và kiến nghị
hoàn thiện.

GVHD: Trần Khắc Qui

7

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TẶNG TRONG CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
1.1. Khái niệm di tặng trong chế định thừa kế
Mãi đến khi trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản thì quan hệ
thừa kế tài sản mới hình thành và phát triển. Tuy di tặng là một vấn đề trong
chế định thừa kế nhưng lại không được hình thành và phát triển song song

cùng chế định thừa kế. Vấn đề về di tặng chỉ bắt đầu được quy định trong Bộ
Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và trong các Sắc lệnh điền thổ ngày
21/7/1925 và ngày 29/3/1936. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật nói trên
cũng chưa quy định cụ thể vấn đề về di tặng khi Bộ luật Dân sự năm 1995
được ban hành, vấn đề về di tặng cũng chỉ được quy định tại Điều 674. Với
chỉ vỏn vẹn một điều luật quy định vấn đề về di tặng. Văn bản hướng dẫn thi
hành Bộ luật Dân sự cũng không đề cập đến vấn đề này. Vậy, ta phải hiểu như
thế nào về di tặng cho đúng theo tinh thần luật định?
Theo quy định của pháp luật dân sự, di tặng là một vấn đề trong chế định
trong thừa kế mà thừa kế là một thực thể trong đời sống xã hội, con người
không thể tồn tại và phát triển nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói
cách khác, con người không thể sống và lao động khi không có tài sản để thoả
mãn các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Nếu tư liệu
tiêu dùng là phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực hiện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống
của con người. Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thoả
mãn cho nhu cầu của mình, khi chết, tài sản còn lại của họ được dịch chuyển
cho người còn sống. Quá trình dịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ
khác được gọi là thừa kế.
Nhìn nhận một cách tổng quan nhất thì “thừa kế là việc dịch chuyển tài
sản của người đã chết cho người còn sống”1. Về mặt ngữ nghĩa thì thừa kế là
thừa hưởng một cách kế tục. Theo phương diện này, Từ điển Tiếng Việt đã
định nghĩa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho” 2. Về mặt nội dung
thì thừa kế là quá trình dịch chuyển di sản từ người chết cho người còn sống.

1. 2

Xem Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học Nxb. Đà Nẵng, năm 2000, trang 791.

GVHD: Trần Khắc Qui


8

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được
hình thành ở bất cứ một xã hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có Nhà nước và pháp
luật, thì nó được thực hiện theo tập tục xã hội nên được gọi là thừa kế.
Mặc khác, khi phân tích nghĩa của từ “Di tặng”, ta hiểu “di” ở đây được
hiểu là di sản, “tặng” có nghĩa là tặng cho, “Di tặng” được hiểu là di sản tặng
cho. Vì cùng được hưởng di sản do người chết để lại nên di tặng cũng là một
vấn đề của thừa kế. Nhưng đến tận năm 1995 vấn đề về di tặng luật vẫn còn bỏ
ngõ. Tuy Di tặng là một vấn đề mới, một vấn đề xảy ra không nhiều trong thực
tế, nhưng pháp luật cũng dành cho di tặng một vị trí đáng chú ý mang tính dự
liệu để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống một cách kịp thời và
đảm bảo quyền lợi của người dân nhất là trong xã hội hiện nay vấn đề về di
tặng càng cần phải quan tâm bởi không ít người có tài sản trước khi chết
không chỉ muốn để lại thừa kế mà còn có để lại di tặng.
Vì lẽ đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn tiếp tục quy định vấn đề về di
tặng. Theo quy định tại Điều 671 trong chế định thừa kế, Bộ luật Dân sự năm
2005 định nghĩa, “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để
tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.”
Vậy, di tặng là sự thể hiện ý chí của người có di sản (được gọi là người di
tặng) về việc chuyển giao một phần tài sản của mình (được gọi là tài sản di
tặng) cho “người khác” (được gọi là người được di tặng) thông qua việc lập di
chúc mà không đòi hỏi người này phải thực hiện bất cứ một nghĩa vụ tài sản
nào. Như vậy, di tặng là một hình thức của tặng cho với điều kiện đình chỉ
(còn gọi là điều kiện treo) và việc tặng cho chỉ được thực hiện khi điều kiện

đình chỉ không còn (người di tặng không còn sống).
Ví dụ: trong di chúc, bà B dành 2/3 tổng số di sản chia cho các người
thừa kế, số còn lại 1/3 thì tặng cho quỹ người nghèo.
Một ví dụ khác, ông A có tổng số tài sản được định giá khoảng 900 triệu
đồng. Trước khi chết ông A lập di chúc để lại 300 triệu đồng cho bà vợ là B
200 triệu đồng cho con trai là C và 100 triệu đồng cho con gái là D, trong di
chúc ông còn dành tặng cho bác sĩ E 300 triệu đồng.
Ngoài ra, luật còn quy định, người được di tặng không phải thực hiện
nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản
không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người này, thì phần di tặng cũng
được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người chết. Tuy di tặng
được quy định trong di chúc nhưng di tặng là một trường hợp trong chế định

GVHD: Trần Khắc Qui

9

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
thừa kế nhưng là một trường hợp khác của di chúc bởi người được di tặng
không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng.
Đọc vào quy định của luật, có vẻ như ta đã thấy rõ khái niệm di tặng là
việc người lập di chúc dành một phần tài sản của mình để tặng cho người
khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Vấn đề đặt ra, ai là người
được quyền lập di chúc di tặng? Phần tài sản di tặng này được định lượng như
thế nào? Và ai được quyền nhận di tặng?... Rõ ràng, chỉ dựa vào từ ngữ trong
điều luật ta không thể hiểu hết vấn đề về di tặng bởi lẽ bất kỳ một sự vật, hiện
tượng nào cũng cần phải đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm, tính chất của sự vật,

hiện tượng ấy mới hiểu được vấn đề.
1.2. Đặc điểm cơ bản của di tặng
Điều 671 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:
“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho
người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần
được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ
tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện
nghĩa vụ còn lại của người này.”
Câu văn của điều luật toát lên một cách rõ ràng một số đặc điểm cơ bản
của việc di tặng:
Thứ nhất, tài sản di tặng phải là một phần tài sản của người lập di chúc,
“người lập di chúc dành một phần di sản” của mình để di tặng. Phần tài sản
này được xác định khi người lập di chúc còn sống, có quyền sở hữu tài sản của
mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo
ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào ý chí của người khác và tuân
theo pháp luật.
Thứ hai, có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản di tặng từ người di tặng
sang một hay nhiều người được di tặng.
Thứ ba, sự chuyển dịch quyền sở hữu được thực hiện bởi một hành vi
pháp lý đơn phương gọi là “di chúc” và việc chuyển dịch này chỉ xảy ra sau
khi người di tặng chết.
Thứ tư, người được di tặng về mặt nguyên tắc không phải dùng tài sản di
tặng để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người di tặng (nếu có), trừ trường hợp
toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản
thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ còn lại của người này.

GVHD: Trần Khắc Qui

10


SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Bản chất của di tặng là một giao dịch dân sự, tuy đơn phương thể hiện ý
chí của người lập di chúc nhưng di tặng vẫn phải bị chi phối bởi những
nguyên tắc cơ bản của việc thiết lập các giao dịch dân sự được quy định trong
Bộ luật Dân sự. Trong đó có các nguyên tắc, tự do, tự nguyện cam kết. Tức là
quyền tự do cam kết trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự về di tặng được
pháp luật bảo đảm, nếu việc di tặng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật
và không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ về
di tặng nói riêng, các bên phải hoàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt,
cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Và cũng theo nguyên tắc này,
di tặng hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được
cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.3
Ngoài ra, việc di tặng còn phải thỏa nguyên tắc tôn trọng lợi ích hợp
pháp của người khác, tuy đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc
nhưng việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự về di tặng không được
xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.4 Vấn đề này được cụ thể hoá tại một số điều luật đáng
chú ý liên quan đến như quyền tự do của người lập di chúc (Điều 646 và 648
Bộ luật Dân sự năm 2005), quyền tự do định đoạt đối với tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình (Điều 195 và Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2005) và nghĩa
vụ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi thực hiện quyền sở
hữu (Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Theo đó, cho dù di tặng là một giao dịch dân sự, đơn phương thể hiện ý
chí của người chết là một trường hợp của di chúc và có những điểm tương
đồng với thừa kế theo di chúc bởi sự chuyển dịch quyền sở hữu được thực
hiện từ một hành vi pháp lý đơn phương gọi là di chúc và việc chuyển dịch

này chỉ xảy ra sau khi người di tặng chết nhưng di tặng không phải là thừa kế
theo di chúc bởi lẽ:
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho
người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết. Nôi dung cơ
bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế và phân định tài sản.
Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ
hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều
người, mỗi người được hưởng bao nhiêu tùy theo ý chí của người có tài sản.
Người có tài sản thể hiện ý chí của mình. Song song đó, cũng như quy định
3
4

Xem Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Xem Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2005.

GVHD: Trần Khắc Qui

11

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
của pháp luật về thừa kế theo di chúc, người lập di chúc để lại tài sản di tặng
muốn định đoạt một phần tài sản của mình cho việc di tặng cần phải lập di
chúc, ghi rõ trong di chúc phần tài sản dành cho việc di tặng và phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Nhưng, theo nguyên tắc
chung của pháp luật thừa kế, kể từ thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ tài sản,
quyền tài sản, nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại được chuyển dịch cho
người thừa kế. Theo nguyên tắc đó, kể từ thời điểm mở thừa kế nghĩa vụ tài

sản của người chết được chuyển dịch sang cho người thừa kế theo di chúc.
Tuy di tặng được phát sinh từ di chúc, tài sản di tặng là một phần di sản của
người lập di chúc để lại theo ý chí định đoạt của người lập di chúc nhưng di
tặng và thừa kế theo di chúc khác nhau ở chỗ người được di tặng không phải
thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần tài sản được di tặng. Do đó, ta có thể
khẳng định di tặng và thừa kế theo di chúc là hai trường hợp khác nhau của
chế định thừa kế.
Mặc khác, bản chất của di tặng không phải là hợp đồng tặng cho bởi theo
quy định tại Điều 465 Bộ luật Dân sự năm 2005, hợp đồng tặng cho là sự thỏa
thuận giữa người được tặng cho và người tặng cho. Chủ thể tặng cho và chủ
thể được tặng cho đều phải còn sống để thể hiện ý chí cho và nhận tài sản.
Hợp đồng tặng cho chỉ có hiệu lực một khi người nhận đã nhận tài sản hoặc
một khi quyền sở hữu tài sản đã được đăng ký cho người được tặng cho mà
người cho không có nghĩa vụ giao vật 5. Hợp đồng tặng cho đương nhiên
không tồn tại nếu nó chưa có hiệu lực mà người tặng cho chết. Có thể nói, di
tặng là một hình thức của tặng cho với điều kiện đình chỉ nhưng di tặng chỉ
phát sinh từ cơ sở định đoạt của người có di sản lập di chúc và người được chỉ
định nhận di tặng chỉ có quyền nhận di tặng khi người để lại di tặng chết. 6
Người được di tặng chỉ có thể là một người cụ thể là người này mà không thể
là người kia, tùy thuộc vào sự định đoạt của người có di sản lập di chúc. Mặc
dù cùng được nhận tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác dành tặng cho
mình nhưng theo quy định của pháp luật dân sự, tặng cho và di tặng là hai quy
định khác nhau.
Tóm lại, tuy di tặng có những điểm tương đồng với thừa kế theo di chúc,
là một hình thức của tặng cho nhưng di tặng có những đặc điểm riêng và là

5

Người được tặng cho trong luật thực định Việt Nam chỉ có nghĩa vụ thông báo cho người được tặng
cho khuyết tật của tài sản tặng cho ( Điều 469, Bộ luật Dân sự 2005).

6
Xem thêm Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005.

GVHD: Trần Khắc Qui

12

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
một vấn đề riêng trong chế định thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa của di tặng
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế luôn có một vị
trí khá quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu
để bảo vệ các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã
hội. Mỗi Nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa
kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp 7.
Di tặng là một trường hợp của di chúc, một trường hợp riêng trong chế
định thừa kế. Theo quy định của pháp luật, di tặng được hiểu là một phần tài
sản mà người lập di chúc tặng cho người khác với ý nghĩa kỉ niệm8. Với ý
nghĩa như vậy, giữa người lập di chúc và người được hưởng tài sản có một
quan hệ thân thiết nhất định. Người có tài sản muốn giữ tình cảm tốt đẹp đó
bằng cách tặng một “món quà” làm kỉ niệm. Người được hưởng tài sản di
tặng có quyền sở hữu với phần tài sản đó, mà không phải gánh chịu nghĩa vụ
của người chết để lại. Di tặng chỉ được dùng để thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ
di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di
chúc. Mặc dù, cùng là người được hưởng di sản của người chết để lại nhưng

kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người
để lại thừa kế trong phạm vi di sản được hưởng. Ngược lại, người được di tặng
không phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản chia
thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, thì phần
tài sản là di tặng mới được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ tài sản còn lại
này.
Vấn đề đặt ra, trong trường hợp có cả di tặng và di sản dùng vào việc thờ
cúng thì ý nghĩa của hai phần di sản này có như nhau không và phải dùng phần
di sản nào để thanh toán nghĩa vụ tài sản trước? Di tặng hay phần di sản dùng
vào việc thờ cúng?
Có ý kiến cho rằng, do tính chất đặc biệt của phần di sản dùng vào việc
thờ cúng là sự biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, nếu xếp di
sản dùng vào việc thờ cúng ngang với di sản di tặng đồng nghĩa với việc “hy

7

Pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận quyền thừa kế của công dân trong Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi bổ sung năm 2001) tại Điều 58.
8
Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm
2004, trang 496.

GVHD: Trần Khắc Qui

13

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam

sinh truyền thống cổ xưa vì lợi ích của quyền tự do cá nhân” 9. Chính vì vậy,
trong trường hợp này, ta phải dùng phần di sản dành cho di tặng để thanh toán
nghĩa vụ trước, nếu không đủ thì mới dùng đến di sản dùng vào việc thờ cúng.
Ý kiến khác lại cho rằng, phải dùng di sản dùng vào việc thờ cúng để
thanh toán nghĩa vụ trước, nếu không đủ mới dùng đến di tặng, bởi tài sản
dành cho di tặng thường có ý nghĩa đặc biệt với người di tặng cũng như người
được di tặng. Việc để lại di tặng thường nhằm mục đích làm kỷ niệm, lưu dấu
một mối quan hệ tốt đẹp thân thiết giữa người di tặng với người được di tặng.
Dung hòa cả hai ý kiến trên, ý kiến thứ ba cho rằng, trong trường hợp này
phải dùng cả di tặng cũng như di sản dùng vào việc thờ cúng để thanh toán
nghĩa vụ tài sản đối với người chết. Việc cắt giảm hai phần di sản này để thực
hiện nghĩa vụ tài sản sẽ được thực hiện theo tỷ lệ.10 Ta cho rằng, ý kiến này là
hợp lý hơn cả. Bởi theo quy định tại Điều 670 và 671, Bộ luật Dân sự 2005 thì
hai loại di sản này có địa vị pháp lý tương đối “cân bằng” nhau. Vì, với từ
ngữ được quy định ngay trong điều luật thì cơ sở để dùng hai loại di sản này
để thanh toán nghĩa vụ về tài sản đối với người chết đều là “toàn bộ di sản của
người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó”. Thế nên,
trong trường hợp, toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa
vụ tài sản của người đó thì phải dùng cả di tặng cũng như di sản dùng vào việc
thờ cúng để thanh toán. Vệc cắt giảm hai phần di sản này để thực hiện nghĩa
vụ tài sản sẽ được thực hiện theo tỷ lệ.
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, rất khó lý giải nên dùng loại di sản nào
để thanh toán toán nghĩa vụ tài sản trước? Bởi thực tế đời sống, ngoài những
quy định của pháp luật còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như là tính đa
dạng của quan hệ pháp luật về thừa kế, mức chênh lệch về giá trị di sản dùng
vào việc thờ cúng và di tặng, yếu tố tâm lý, sự khác nhau về phong tục tập
quán giữa các vùng, miền trên cả nước mà phần di sản dùng vào việc thờ cúng
hay phần di sản di tặng sẽ được đem ra thực hiện nghĩa vụ tài sản hay đồng
thời cả hai loại di sản đều được dùng để thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản
của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người này.

Theo đó, di tặng mang một ý nghĩa “kỉ niệm” quan trọng đối với bản
thân người để lại di sản; đồng thời, trong chế định thừa kế di tặng còn mang
9

Xem TS. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ,
TP. Hồ Chi Minh, năm 2001, trang 243.
10
Ths. Bùi Thị Lan Hương, Thông tin pháp luật dân sự, Di tặng theo quy định tại điều 671 Bộ luật
Dân sự, -s%E1%BB%B1/, [truy cập ngày 20/01/2012].

GVHD: Trần Khắc Qui

14

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
một ý nghĩa xã hôi sâu sắc. Bởi phần đông trong xã hội hiện nay, những Nhà
hảo tâm trước khi chết, ngoài việc lập di chúc để lại di sản thừa kế còn lập di
chúc giao trách nhiệm cho một người gây dựng quỹ, hoặc tự mình trực tiếp
hiến tài sản gây dựng các quỹ vì mục đích từ thiện, tôn giáo, khoa học, văn
học hoặc những mục đích khác vì lợi ích công cộng…
Với ý nghĩa xã hội sâu sắc như vậy, ta càng cần phải tìm hiểu rõ hơn
pháp luật quy định như thế nào vấn đề về di tặng trong chế định thừa kế. Mặc
khác, ta không chỉ dừng lại ở việc phân tích làm rõ quy định của pháp luật
hiện hành về di tặng mà điều trước tiên còn cần phải tìm hiểu một cách tổng
quan pháp luật Việt Nam, lược sử quá trình hình thành vấn đề về di tặng trong
chế định thừa kế để hiểu một cách đúng nhất theo tinh thần của luật về vấn đề
này, cũng như ý nghĩa của nó trong thực tiễn xã hội từ xưa đến nay.

1.4. Lược sử về di tặng trong chế định thừa kế
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành quy định vấn đề về di tặng tại Điều
671 Bộ luật Dân sự 2005. Song, vấn đề về di tặng trong chế định thừa kế
không chỉ mới được nhắc đến trong quy định của Bộ luật Dân sự mà là một
quá trình lịch sử lâu dài, dần dần mới được hình thành và quy định trong pháp
luật thừa kế.
Thừa kế là một thực thể trong đời sống xã hội, con người không thể tồn
tại và phát triển nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói cách khác,
con người không thể sống và lao động khi không có tài sản để thoả mãn các
nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Nếu tư liệu tiêu
dùng là phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực hiện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống của
con người. Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thoả mãn
cho nhu cầu của mình, khi chết, tài sản còn lại của họ được dịch chuyển cho
người còn sống. Quá trình dịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ
khác được gọi là thừa kế. Nhìn nhận một cách tổng quan nhất thì “thừa kế là
việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống”. Về mặt ngữ
nghĩa thì thừa kế là thừa hưởng một cách kế tục. Theo phương diện này, Từ
điển Tiếng Việt đã định nghĩa, “thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”.
Về mặt nội dung thì thừa kế là quá trình dịch chuyển di sản từ người chết cho
người còn sống.
Quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được
hình thành ở bất cứ một xã hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có Nhà nước và pháp
luật, thì nó được thực hiện theo tập tục xã hội. Khi Nhà nước xuất hiện, bằng
GVHD: Trần Khắc Qui

15

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường



Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
pháp luật, nhà nước tác động đến quá trình dịch chuyển tài sản nói trên, trong
đó, quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể được nhà
nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật nên từ đó, quá trình dịch
chuyển di sản được gọi là quyền thừa kế. Nói cách khác, khái niệm quyền thừa
kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó là xác định phạm vi các quyền,
các nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế.
Quan hệ thừa kế tài sản chỉ hình thành và phát triển khi trong xã hội xuất
hiện chế độ tư hữu về tài sản nhưng vấn đề về di tặng lại không đồng thời
được đề cập đến trong thời gian này. Lúc bấy giờ, quan hệ thừa kế tài sản gắn
chặt với tư hữu như hình với bóng, không thể tách rời. Tư hữu là tiền đề của
thừa kế, còn thừa kế lại là cơ sở củng cố quyền tư hữu về tài sản. Chế độ tư
hữu về tài sản ra đời đã xóa đi không những quyền độc tôn của người đứng
đầu thị tộc, bộ lạc trong việc định đoạt tài sản chung của cộng đồng, xóa đi
quyền chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc trong việc kế thừa, hưởng dụng tài
sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ chết mà còn khẳng định
quyền tài sản của cá nhân để làm cơ sở cho việc hình thành quan hệ thừa kế
theo đúng nghĩa của nó và điều quan trọng hơn chính nó đã khẳng định luôn
cả diện thừa kế là những người thân thuộc theo huyết thống của người có tài
sản khi họ chết.
Khi giai cấp đã xuất hiện, có giai cấp thống trị và có giai cấp bị trị, đương
nhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi. Kết quả của sự
đối kháng giai cấp là Nhà nước của chế độ tư hữu ra đời và trở thành công cụ
chuyên chế của giai cấp thống trị. Nhà nước của chế độ tư hữu đã phải sử
dụng sức mạnh áp chế để bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp mình. Song song
với quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản cũng được bảo vệ bằng những
sức mạnh đó. Những trật tự trong quan hệ về sở hữu tài sản nói chung và trong
quan hệ về thừa kế nói riêng được nhà nước của chế độ tư hữu thiết lập trong
giai đoạn này phù hợp với tính tất yếu khách quan, nhưng mang bản chất giai

cấp sâu sắc. Quyền lợi của giai cấp thống trị luôn được bảo vệ bằng chính
những thiết chế của sức mạnh trấn áp hay sức mạnh kinh tế.
Để duy trì những tài sản của cá nhân sau khi qua đời được chuyển dịch
cho người còn sống không phải theo phương thức đương nhiên như thời kỳ
chế độ cộng sản nguyên thủy, ngoài việc thiết lập ra một tổ chức đặc biệt để
thống trị xã hội đó là Nhà nước, giai cấp thống trị đã ban hành pháp luật nhằm
duy trì quyền lực kinh tế, nền tảng của quyền lực chính trị từ đời này sang đời
khác. Trên cơ sở chế độ tư hữu về tài sản đã được pháp luật bảo vệ, pháp luật
GVHD: Trần Khắc Qui

16

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
về thừa kế được hình hành, phát triển như một tất yếu khách quan và là nhu
cầu của xã hội có giai cấp. Theo luật La Mã cổ đại thì các con, cháu của người
để lại di sản có quyền thừa kế trước tiên, vì họ được pháp luật coi là những
người thừa kế đương nhiên và nếu người để lại di sản không có con, cháu thì
mới đến lượt những người có quan hệ huyết thống nội tộc được hưởng di sản,
những người thuộc thị tộc của người để lại di sản chỉ được hưởng di sản khi
không còn người thừa kế thuộc nội tộc của người để lại di sản. Từ những quy
định này, quan hệ pháp luật về thừa kế đã ra đời và chiếm vị trí quan trọng
trong hệ thống các quan hệ pháp luật dân sự.
Khi chưa xuất hiện Nhà nước, thừa kế được dịch chuyển theo phong tục,
tập quán của các thị tộc, bộ lạc, thì khi Nhà nước xuất hiện, quá trình dịch
chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống đã có sự tác động
bằng ý chí của Nhà nước. Giai cấp thống trị thông qua quyền lực nhà nước để
áp dụng các phương pháp cưỡng chế nhằm tác động đến các quan hệ xã hội

làm cho các quan hệ đó phát sinh, phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp
mình. Nghĩa là khi có Nhà nước thì mọi quan hệ cũng như mọi sự kiện xảy ra
trong đời sống xã hội đều được pháp luật điều chỉnh. Thừa kế trong xã hội đã
có nhà nước cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Vì thế, có thể nói rằng: khái niệm quyền thừa kế được xuất hiện và chỉ
xuất hiện chừng nào có sự xuất hiện nhà nước và pháp luật.
Như vậy, thừa kế nói chung là quá trình dịch chuyển di sản từ người đã
chết cho người còn sống. Nếu quá trình dịch chuyển này được thực hiện dựa
trên ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại sẽ được gọi là
thừa kế theo di chúc. Mặt khác, nếu sự dịch chuyển trên được thực hiện theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định sẽ được gọi
là thừa kế theo pháp luật và di tặng là một trường hợp trong chế định thừa kế
nhưng là một trường hợp khác của di chúc.
Nói đến di chúc, ở nước ta vấn đề di chúc cũng đã có quy định cụ thể từ
Bộ Dân luật Bắc Kỳ. Dân luật Bắc Kỳ không quy định di chúc miệng, chỉ quy
định di chúc viết gọi là chúc thư. Người lập chúc thư phải là người đã thành
niên (đủ hai mươi mốt tuổi). Người chưa thành niên đủ mười tám tuổi, đã kết
hôn và đã có nhà ở riêng khác nhà cha mẹ thì đương nhiên có quyền tự lập
(Điều 261 Bộ Dân luật Bắc Kỳ gọi là thoát quyền) và có quyền lập chúc thư.
Người lập chúc thư có quyền định đoạt toàn thể tài sản của mình sau khi
chết cho bất cứ ai, không phải dành lại một phần tài sản cho người thừa kế
theo pháp luật. Người lập chúc thư có thể truất quyền thừa kế của các người
GVHD: Trần Khắc Qui

17

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam

thừa kế theo pháp luật nhưng không thể truất quyền hưởng dụng suốt đời của
người vợ chính (vợ cả) đối với tài sản riêng của chồng, tài sản chung của vợ
chồng và tài sản riêng của mình sau khi chồng (người lập chúc thư) qua đời.
Việc truất quyền thừa kế của người thừa kế theo pháp luật phải được thể hiện
minh bạch bằng văn bản lập tại phòng công chứng hoặc có thị thực.
Người lập chúc thư phải giữ quyền lợi cho người vợ chính là quyền được
hưởng dụng suốt đời tài sản riêng của chồng, tài sản chung của vợ chồng và tài
sản riêng của mình sau khi chồng qua đời. Nếu người lập chúc thư là người
thừa tự (người hưởng hương hỏa) thì phải trao của hương hỏa cho người thừa
tự kế tiếp để lưu truyền việc phụng tự (thờ cúng) tổ tiên.
Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định ba loại cũng như ba hình thức chúc thư và
những thể thức phải tuân theo đối với mỗi loại chúc thư đó. Người lập chúc
thư lựa chọn một trong ba loại chúc thư nói trên và phải tuân theo những thể
thức quy định cho loại chúc thư đó. Những thể thức quy định cho mỗi loại
chúc thư phải được tuân thủ đầy đủ và tuân thủ đúng, nếu không chúc thư sẽ bị
coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý.
Ba loại chúc thư đó gồm: chúc thư do nô-te11 lập, chúc thư có viên chức
thị thực, chúc thư không có viên chức thị thực.
Chức thư do nô-te (công chứng viên) lập là hình thức chúc thư mới ở thời
điểm năm 1931 khi ban bố Bộ Dân luật Bắc Kỳ nên Điều 323 chỉ ghi, "Chúc
thư phải làm thành tờ chữ do nô-te lập", không quy định cụ thể thể thức lập
chúc thư này như thế nào. Loại chúc thư này không có trong pháp luật và tục
lệ Việt Nam, được tiếp thu từ luật của Pháp do đó gười ta đành phải căn cứ
vào Sắc lệnh ngày 24-8-1931 về tổ chức các phòng chưởng khế (phòng công
chứng) để áp dụng những quy định trong pháp luật dân sự của Pháp, chúc thư
do một chưởng khế (công chứng viên) viết tay theo lời đọc của người lập chúc
thư trước mặt bốn người làm chứng hoặc trước mặt một chưởng khế thứ hai và
hai người làm chứng. Viết xong, người chưởng khế đọc to lại rồi cùng ký tên
với người lập chúc thư và những người làm chứng.
Chúc thư có viên chức thị thực phải do chính người lập chúc thư viết ra

hoặc đọc cho người khác viết hộ trước mặt lý trưởng (một chức dịch ở xã thời
Pháp thuộc) nơi cư trú của người lập chúc thư và ít ra phải có hai người làm
chứng đã thành niên (đủ hai mươi mốt tuổi). Các người làm chứng phải chọn
ngoài những người được thừa kế.
11

Dân luật Bắc Kỳ dùng từ nô-te, phiên âm từ tiếng Pháp notaire, dịch tiếng Việt là chưởng khế - Dân
luật Trung Kỳ ghi là: viên quản lý thư khế. Danh từ hiện nay là công chứng viên.

GVHD: Trần Khắc Qui

18

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Chúc thư phải đề ngày, tháng, năm lập chúc thư, phải ghi họ, tên, tuổi
và chỗ ở của người lập chúc thư, người viết hộ chúc thư, những người làm
chứng. Chúc thư làm xong phải do lý trưởng đọc to cho mọi người nghe, do
người lập chúc thư, người viết hộ chúc thư, các người chứng và lý trưởng
cùng ký tên vào chúc thư.
Chúc thư không có viên chức thị thực phải do người lập chúc thư tự viết
lấy tất cả và ký tên.
Người không biết chữ lập chúc thư không có viên chức thị thực thì phải
làm tại trước mặt ít nhất là hai người làm chứng biết viết, biết đọc. Các người
chứng phải cùng ký tên vào chúc thư với người viết hộ chúc thư.
Mặc khác, Điều 336 Dân luật Bắc Kỳ ghi rõ, người lập chúc thư chết rồi
thì chúc thư mới phát sinh hiệu lực. Cùng thời điểm này, vấn đề về di tặng
cũng bắt đầu hình thành. Cụ thể, trước năm 1945, ở nước ta vấn đề di tặng

cũng đã được quy định trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và trong
các Sắc lệnh điền thổ ngày 21/7/1925 và ngày 29/3/1936. Tuy nhiên, những
văn bản pháp luật nói trên đều có những quy định phân biệt việc tặng giữ với
di tặng; được gọi là sinh thời tặng giữ và di tặng nhân tử và đều được coi là
cho.12
Đối với sinh thời tặng giữ được thực hiện khi người tặng cho còn sống và
người được tặng cho đồng ý nhận. Theo án lệ ở Nam Bộ trước đây thì sự tặng
giữ bao giờ cũng có thể bị người tặng giữ bãi bỏ, trừ trường hợp người được
tặng giữ đã chuyển giao tài sản tặng giữ cho người thứ ba thông qua một giao
ước (hợp đồng). Nhưng theo quy định của Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung
Kỳ và Sắc lệnh điền thổ nói trên thì sự tặng giữ không thể bị truất bãi. Tuy
nhiên, trong trường hợp cụ thể như vợ chồng vi phạm đạo đức hoặc người vợ
đã vi phạm một trong bảy điều “thất xuất” như: không thể sinh con; dâm dặt;
không thờ cha, mẹ chồng; lắm điều; trộm cắp; ghen tuông; có ác tật; thì sự
tặng giữ bị bãi bỏ.
Bộ Dân luật Trung Kỳ quy định, sự tặng giữ giữa vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân có thể bị truất bãi bất cứ lúc nào và vô điều kiện, mặc dù khi cho đã
có điều kiện cấm đòi lại (Điều 798).
Đối với di tặng nhân tử, di tặng nhân tử chỉ có thể thực hiên được sau khi
người để lại di tặng chết. Người được di tặng có quyền sở hữu vật di tặng kể
từ thời điểm nhận vật. Trong trường hợp người được di tặng chết trước người
12

Xem TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb. Hà Nội, năm 2008,
trang 249.

GVHD: Trần Khắc Qui

19


SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
để lại di tặng thì sự di tặng đó không có hiệu lực thi hành. Theo quy định của
pháp luật thì di tặng mang tính chất cá nhân, theo đó người nào chỉ đích danh
thì được thụ hưởng. Nhưng từ sau năm 1945, ở nước ta không có quy định nào
về di tặng. Chỉ đến khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, về di tặng
được quy định tại Điều 674. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành,
thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995, về di tặng được quy định tại Điều 671, có
nội dung tương tự như quy định tại Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 1995. Tuy
có thay đổi một số từ, Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định, “nghĩa vụ
tài sản của người di tặng” còn Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, “nghĩa vụ
tài sản của người lập di chúc”. Như vậy, di tặng chỉ được quy định từ Bộ luật
Dân sự năm 1995 và hiện nay di tặng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm
2005.
Như đã nêu trên, vấn đề về di tặng là một quá trình lịch sử, tuy không
xuất hiện song song cùng chế định thừa kế nhưng cũng chính từ chế định thừa
kế mới có di tặng mà cụ thể là từ di chúc. Vấn đề này được pháp luật Việt
Nam hiện hành quy định như thế nào? Làm thế nào để việc di tặng phát sinh
hiệu lực pháp luật? Ai được quyền để lại di tặng và nhận di tặng? Tài sản di
tặng bao gồm những loại tài sản nào… Giải đáp cho câu hỏi đó, ta cần phải đi
sâu vào tìm hiểu, phân tích quy định của pháp luật về di tặng trong chế định
thừa kế.

GVHD: Trần Khắc Qui

20

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường



Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI TẶNG TRONG
CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
2.1. Căn cứ phát sinh di tặng trong chế định thừa kế
2.1.1. Di chúc để lại di tặng
2.1.1.1. Theo luật định
Điều 671 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, “Di tặng là việc người lập di
chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được
ghi rõ trong di chúc.” Theo quy định này, di tặng chỉ phát sinh khi có người
lập di chúc, chỉ định trong di chúc “dành một phần di sản để tặng cho người
khác” hay nói khác hơn di tặng chỉ phát sinh từ căn cứ duy nhất là từ di chúc.
Vấn đề đặt ra, thời điểm có hiệu lực của di chúc có để lại di tặng là khi nào?
Theo quy định tại Điều 667 Bộ luật Dân sự 2005, “Di chúc có hiệu lực từ
thời điểm mở thừa kế.” và theo quy định chung của luật thừa kế thì thời điểm
mở thừa kế được quy định tại Khoản 1 Điều 633 Bộ luật Dân sự 2005, “Thời
điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.” Tuy nhiên, trên thực tế,
có người chết mà không xác định được ngày người đó chết, pháp luật quy định
trường hợp này tại khoản 2 Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005, “Tùy từng trường
hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào
quy định tại khoản 1 Điều này.” Theo đó, ngày chết của người mà Tòa án
tuyên bố là đã chết bằng một bản án thì thời điểm mở thừa kế của người này là
ngày bản án tuyên bố người này chết có hiệu lực pháp luật. Việc xác định thời
điểm mở thừa kế của cá nhân có ý nghĩa pháp lý quan trọng:
Thứ nhất, là căn cứ để xác định tài sản và nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại.
Thứ hai, là căn cứ để xác định những người có quyền hưởng di sản thừa
kế của người chết.

Thứ ba, là thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật. Di chúc được
mang ra thực hiện theo ý chí của người lập di chúc.
Thứ tư, là căn cứ để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy
định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005.
Theo như phân tích, thời điểm mở thừa kế là thời điểm di chúc phát sinh
hiệu lực pháp luật. Di tặng là một vấn đề trong chế định thừa kế và là một
trường hợp của di chúc mà căn cứ phát sinh thừa kế theo quy định của luật
thừa kế là thời điểm mở thừa kế. Vậy, căn cứ phát sinh di tặng phải chăng
GVHD: Trần Khắc Qui

21

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
cũng là thời điểm mở thừa kế? Luật dân sự Việt Nam, các văn bản hướng dẫn
thi hành vẫn còn bỏ ngõ. Vậy, phải chăng luật đang đồng nhất giữa căn cứ
phát sinh di tặng với căn cứ phát sinh thừa kế? Mặc khác, di tặng chỉ phát sinh
từ một căn cứ duy nhất là từ di chúc và di chúc này phải có hiệu lực pháp luật.
Vậy, di chúc có để lại di tặng phải được lập như thế nào để được xem là hợp
pháp, chẳng hạn như phải lập dưới hình thức nào? Ai có quyền lập di chúc để
lại di tặng và khi nào di chúc di tặng phát sinh hiệu pháp luật?
Theo quy định tại Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005, “Di chúc là sự thể
hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết.” Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di
chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung
được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các điều kiện có hiệu
lực của di chúc nói riêng.
Bởi, di tặng là một trường hợp khác của di chúc theo đó di chúc có di

tặng cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực
của di chúc nói chung và điều kiện về mặt chủ thể có quyền lập di chúc là một
trong những điều kiện cần để di chúc được thành lập hợp pháp và phát sinh
hiệu lực pháp luật. Thế nên, di chúc có để lại di tặng phần di sản của mình
cũng phải thỏa điều kiện về mặt năng lực chủ thể theo quy định tại Điều 647
Bộ luật Dân sự năm 2005 về người có thể lập di chúc. Điều kiện về mặt chủ
thể là một trong những điều kiện cần để di chúc nói chung lẫn di chúc có để lại
di tặng phát sinh hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, hình thức của di chúc di tặng
có bao gồm cả di chúc miệng?
Vì, về mặt câu chữ luật định, “Di tặng là việc người lập di chúc dành
một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong
di chúc.” Rõ ràng, Bộ luật Dân sự Việt Nam đã quy định “Việc di tặng phải
được ghi rõ trong di chúc” tức là hình thức của di chúc di tặng chỉ có thể là di
chúc bằng văn bản và phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức di
chúc bằng văn bản được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2005 gồm:
di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có
người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản
có chứng thực. Và, điều kiện di chúc bằng văn bản hợp pháp theo quy định tại
khoản 4 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005, “Di chúc bằng văn bản không có
công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa các điều kiện theo
quy định tại khoản 1 Điều này.” Vấn đề đặt ra, di chúc miệng có để lại di tặng
có được pháp luật thừa nhận?
GVHD: Trần Khắc Qui

22

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam

2.1.1.2. Trường hợp di chúc miệng
Di chúc miệng là một trong hai hình thức di chúc được pháp luật dân sự
nước ta ghi nhận trong Bộ luật Dân sự, cụ thể Điều 651 Bộ luật Dân sự năm
2005 quy định về di chúc miệng như sau:
“1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật
hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể
di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Như vậy, quyền lập di chúc miệng của công dân chỉ phát sinh trong
những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt
được pháp luật quy định là bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên
nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Do đó, nếu một người bị
cái chết đe dọa, nhưng họ vẫn có thể lập di chúc bằng văn bản, mà người đó
lại lập di chúc miệng thì di chúc đó không được pháp luật công nhận.
Theo như quy định tại khoản 5 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005, “Di chúc
miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người
làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày,
kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc miệng phải
được công chứng hoặc chứng thực.” Với quy định này, vai trò của người làm
chứng đối với di chúc miệng rất quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di
chúc. Số lượng những người làm chứng ít nhất phải là hai người. Những người
làm chứng phải thực hiện đồng thời hai hành vi, ghi chép lại và cùng ký tên
hoặc điểm chỉ ngay sau khi được nghe di chúc miệng. Do là hình thức di chúc
đặc biệt, nên pháp luật quy định di chúc miệng với hình thức chặt chẽ. Sau ba
tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh
mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Như vậy, vấn đề thời
gian, nhận thức của người di chúc miệng sau khi có di chúc miệng là vấn đề
quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc. Về mặt sinh học, nếu người

di chúc miệng chỉ sống được dưới ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng, thì
di chúc miệng có giá trị khi thỏa mãn các điều kiện khác của pháp luật. Sau ba
tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc miệng vẫn còn sống thì
hiệu lực của di chúc miệng phụ thuộc vào khả năng nhận thức của người di
chúc miệng, cụ thể có các khả năng sau có thể xảy ra:

GVHD: Trần Khắc Qui

23

SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


Di tặng trong chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Một là, nếu người di chúc miệng còn minh mẫn, nhưng không sáng suốt
thì di chúc miệng không mặc nhiên bị hủy bỏ.
Hai là, nếu người di chúc miệng còn minh mẫn và sáng suốt thì di chúc
miệng bị hủy bỏ.
Ba là, nếu người di chúc miệng sáng suốt nhưng không minh mẫn thì di
chúc miệng cũng không mặc nhiên bị hủy bỏ.
Với những phân tích trên, một vấn đề đặt ra, một khi di chúc miệng có để
lại di tặng đã được lập đúng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì di
chúc miệng có được coi là có giá trị pháp lý như di chúc bằng văn bản có công
chứng, chứng thực hay không? Và lúc bấy giờ, di chúc miệng có di tặng có
phát sinh hiệu lực pháp luật hay không phát sinh hiệu lực pháp luật? Ta cho
rằng, theo câu chữ quy định tại khoản 1 Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 2005,
“Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc” đã là “ghi rõ” thì không thể
thừa nhận hình thức di chúc miệng. Song, vì không có một điều luật nào quy
định về hình thức di chúc có để lại di tặng nên vấn đề này vẫn còn bỏ ngõ.
Theo đó, vấn đề về di chúc miệng để lại di tặng có được pháp luật thừa nhận

hay không? Vẫn còn là vấn đề, luật vẫn chưa giải đáp. Vậy, di chúc chung của
vợ, chồng thì sao?
2.1.1.3. Trường hợp di chúc chung của vợ, chồng
Tại Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, “Vợ chồng có thể lập
di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Vậy thì, vợ, chồng có thể lập di
chúc chung để định đoạt một phần tài sản chung của mình để di tặng hay
không? Vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế, vợ chồng cùng lập di
chúc dành một phần tài sản chung của mình di tặng cho một quỹ từ thiện, quỹ
khuyến học hay để lại di tặng cho trẻ em nghèo mồ côi, người già neo đơn
chẳng hạn… Vậy, trường hợp này, di chúc chung của vợ, chồng có để lại di
tặng có phát sinh hiệu lực pháp luật?
Đối chiếu với các quy định của Luật La Mã13 cũng như Bộ luật Dân sự
Cộng hoà Pháp14 cho thấy, họ cũng không thừa nhận quyền lập di chúc chung
của vợ, chồng15. Có lẽ, pháp luật của La Mã và pháp luật dân sự của Cộng hòa
13

Xem: W. Wolodkiewicz và M. Zabocka, Luật La Mã, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1999; Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1994,
trang 159 đến trang 175.
14
Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp hay còn gọi là Bộ luật Dân sự Napoleon hay Bộ luật Dân sự Pháp
năm 1804.
15
Điều 968 Bộ luật Dân sự Pháp: “Hai hay nhiều người không được lập di chúc chung để lại di sản
cho người thứ ba hay để lại di sản cho nhau”, Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm
2005, trang 611.

GVHD: Trần Khắc Qui

24


SVTH: Chao Thị Mỹ Hường


×