Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP THẨM QUYỀN của tòa án TRONG VIỆC xét xử của các vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.22 KB, 60 trang )

Thẩm quyền của Tồ án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHOÁ 1999-2003

THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN
TRONG VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

S Ự

Giáo viên hướng dẫn:
TP. THÁI QUANG HẢI

Sinh viên thực hiện:
TRƯƠNG THANH HÙNG
MSSV: 5992683
LỚP LUẬT TƯ PHÁP B-K25

Cần Thơ, 7-2003

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
1



Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
MỤC LỤC
trang
Lời nói đầu--------------------------------------------------------------------------------------- 1
Phần nội dung
Chương 1
KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 TÒA ÁN, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN -------------------------- 3
1.1.1 Địa vị Tòa án trong bộ máy Nhà nước của nước ta ---------------------------- 3
1.1.1.1 Sự xuất hiện của Tòa án -------------------------------------------------------- 3
1.1.1.2 Địa vị của Tòa án trong bộ máy Nhà nước của nước ta ------------------- 3
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án ------------------------------------------------- 4
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ
ÁN DÂN SỰ 5
1.2.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng tám đến năm 1959 ------------------------- 5
1.2.2 Giai đoạn 1959 đến 1975 ------------------------------------------------------------ 6

Trung tâm1.2.3
HọcGiai
liệu
ĐH
CầnđếnThơ
Tài liệu học tập và nghiên cứu
đoạn
từ 1976
1992 @
-------------------------------------------------------7
1.2.4 Giai đoạn từ 1992 đến nay ---------------------------------------------------------- 8
1.3 KHÁI NIỆM, PHẠM VI XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỀ VỤ ÁN

DÂN SỰ ---------------------------------------------------------------------------------------10
1.3.1Khái niệm vụ án dân sự, luật tố tụng dân sự -------------------------------------10
a Khái niệm vụ án dân sự --------------------------------------------------------------10
b Khái niệm luật tố tụng dân sự -------------------------------------------------------- 11
1.3.2 Phạm vi xét xử của Tòa án nhân dân về vụ án dân sự ----------------------- 11
Chương 2
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1 KHÁI NIỆM-------------------------------------------------------------------------------- 13
2.2 THẨM QUYỀN CHUNG ---------------------------------------------------------------- 14
1.2.1 Những tranh chấp từ quan hệ dân sự ------------------------------------------- 14

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
6


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
a Tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi ------------------------------ 14
b Tranh chấp về quyền nhân thân ----------------------------------------------------- 15
c Các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu ---------------------------------------- 16
d Các tranh chấp về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự ------------------------ 16
e Yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu ---------------------------------------- 19
f Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ------------------------- 19
g Các tranh chấp về quyền thừa kế --------------------------------------------------- 21
h Các tranh chấp về quyền sử dụng đất ---------------------------------------------- 22
i Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ------------- 25
2.2.2 Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình---------------------------------- 28
a ly hôn do yêu cầu của một bên hoặc thuận tình ly hôn; ly hôn với người

đang ở nước ngoài ----------------------------------------------------------------------------- 28
b Hủy hôn nhân trái pháp luật --------------------------------------------------------- 29
c Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, một bên chết trước hoặc yêu
cầu chia tài sản khi hôn nhân còn tồn tại

30

d Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn -------------------------------------------------- 32

Trung tâm Học
Cần
@thú
Tài
liệu học tập và nghiên cứu
e Xácliệu
nhậnĐH
cha, mẹ
con Thơ
ngoài giá
----------------------------------------------33
f Hủy việc nuôi con nuôi ---------------------------------------------------------------- 34
g Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn ---------- 35
h Xác định tài sản riêng của vợ chồng------------------------------------------------ 35
2.2.3 Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết ------------------------ 36
2.2.4 Các tranh chấp lao động ----------------------------------------------------------- 38
2.2.5 Những khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không
chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong gấy tờ về hộ tịch ------------------ 40
2.2.6 Những khiếu nại về danh sách cử tri -------------------------------------------- 41
2.2.7 Những khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính những
thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác ------------------ 41

2.2.8 Những việc khác do pháp luật quy định----------------------------------------- 41
2.3 THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP------------ 42
2.3.1 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện --------------------------------- 42
2.3.2 Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh ------------------------------------- 42
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
7


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
2.3.3 thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao -------------------------------------- 44
2.4 THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ VÀ CÁC TRƯỜNG
HỢP NGUYÊN ĐƠN ĐƯỢC LỰA CHỌN TÒA ÁN --------------------------------- 46
2.4.1 Thẩm quyền theo lãnh thổ --------------------------------------------------------- 46
2.4.2 Các trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Tòa án -------------------------- 47
Kết luận và kiến nghị ------------------------------------------------------------------------- 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------- 54

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
8


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự

Lời nói đầu

Với bản chất là “...Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” 1.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong chương “Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã ghi nhận khá đầy đủ về các quyền của công
dân về chính trị, kinh tế, văn hóa và các quyền tự do cá nhân khác, và để cho
những quy định của Hiến pháp trở thành hiện thực, Nhà nước cũng đã ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật quy định cụ thể các quyền cơ bản của công dân,
nội dung, thể thức, cơ chế thực hiện, trình tự bảo vệ khi quyền công dân bị xâm
phạm... Mặt khác, với phương châm “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp
luật” Nhà nước ta tạo điều kiện cho công dân có quyền tham gia thực sự vào công
việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội2. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên
nhân khác nhau nên nhiều công dân, pháp nhân đã không sử dụng, không biết sử
dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả quyền này, làm thiệt hại không nhỏ đến đời
sống tinh thần và vật chất của bản thân và của xã hội.
Với mục đích giúp công dân hiểu rõ về thẩm quyền của Tòa án trong việc
giải quyết các vụ án dân sự và việc sử dụng quyền khởi kiện như một vũ khí sắc
bén để chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của
mình. Sinh viên Trương Thanh Hùng đã chọn và thực hiện đề tài ”thẩm quyền của
Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự” với sự hướng dẫn của thầy Thái
Quang Hải em hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu cũng như
tuyên truyền pháp luật vào đời sống nhân dân.
Phạmliệu
vi vàĐH
đối tượng
Luận liệu
văn được
cứu nghiên
trong khuôn
Trung tâm Học
Cầnnghiên
Thơ cứu:

@ Tài
họcnghiên
tập và
cứu
khổ đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Về mặt lý luận,
luận văn được nghiên cứu dưới góc độ các vi phạm pháp luật của hệ thống pháp
luật dân sự, tố tụng dân sự và các quy định khác có liên quan. Về thực tiển, giới
hạn của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những vụ, việc dân sự thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án. Không đi sâu phân tích về nội dung cũng như những quy
định của pháp luật về các vụ, việc đó.
Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp... để đánh
giá, phân tích.
Với tình hình phát triển mạnh mẽ của xã hội như hiện nay, để điều chỉnh kịp
thời các quan hệ xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cũng
như những văn bản hướng dẫn thi hành. Có những văn bản có hiệu lực thay thế
một phần hoặc toàn bộ văn bản pháp luật trước đó. Để hệ thống lại các văn bản
đó và cung cấp những thông tin về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết
các vụ án dân sự, em rất hài lòng khi đã chọn đề tài này. Xét thấy đề tài này có ý
nghĩa thiết thực đối với cuộc sống hàng ngày và xã hội nhưng từ trước đến nay
chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu thỏa đáng đề tài này. Với sự
nghiên cứu thật sự nghiêm túc cùng với sự cố gắng hết sức, em hy vọng sẽ cung

1
2

Điều 2 Hiến pháp 1992
Xem trang 212 Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật. NXB Công an nhân dân 1998

Luận văn tốt nghiệp


SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
9


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
cấp được những thông tin cơ bản nhất, dễ hiểu nhất để hoàn thành đề tài một cách
có chất lượng.
Bố cục của luận văn: Luận văn được trình bày theo bố cục sau:
- Mục lục
- Lời nói đầu
- Chương I: Khái niệm chung
- Chương II: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xét xử các vụ án
dân sự
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của bản
thân. Song, đây là đề tài rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như
nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau. Do trình độ nghiên cứu còn hạn chế cùng với
vốn hiểu biết, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu có hạn, nên chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ở quý thầy cô
và các bạn những ý kiến đóng góp qúi báu để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cần thơ ngày 14 tháng 7 năm 2003

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
10



Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự

Phần nội dung
Chương 1

KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 TÒA ÁN, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN
1.1.1 Địa vị Tòa án trong bộ máy Nhà nước của nước ta
1.1.1.1 Sự xuất hiện của Tòa án
Cùng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề làm
thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi sự phân công lao
động tự nhiên phải được thay thế bằng phân công lao động xã hội. Trãi qua bao lần
phân công lao động xã hội, từ việc xuất hiện nghề chăn nuôi rồi đến thủ công
nghiệp và cuối cùng là sự ra đời của thương nghiệp đã dẫn đến sự xuất hiện một
giai cấp (không tham gia sản xuất nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản
xuất và bóc lột các giai cấp khác…)3

Trung

Sự ra đời và bành trướng của thương mại đã kéo theo sự xuất hiện của đồng
tiền. Tất cả những sự phát triển này đã làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt
giữa các giai cấp đối lập nhau mà tổ chức Thị tộc trở nên bất lực và không thể dập
tắt nổi những cuộc xung đột đó. Do đó, đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để
dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để cho cuộc
tâm
liệucấpĐH
Thơ
học

nghiên
cứu
đấu Học
tranh giai
diễnCần
ra trong
lĩnh@
vựcTài
kinhliệu
tế dưới
mộttập
hìnhvà
thức
gọi là hợp
pháp. Tổ chức đó là nhà nước và Nhà nước đã xuất hiện.
So với tổ chức Thị tộc trước kia thì Nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là phân
chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng. Nét đặc biệt của quyền
lực công cộng sau khi Nhà nước xuất hiện là quyền lực đó không thuộc về tất cả
mọi thành viên của xã hội nữa mà chỉ phụ thuộc vào giai cấp thống trị và nhằm
phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực công cộng cần
có một lớp người đặc biệt, một bộ máy cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lý và
tựa hồ như đứng trên giai cấp. Bộ máy cưỡng chế đó bao gồm: quân đội, cảnh sát,
Tòa án,...Như vậy, Tòa án đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và
pháp luật.
1.1.1.2 Địa vị Tòa án trong bộ máy Nhà Nước của nước ta
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa. Ngay từ buổi đầu thành lập Nhà nước ta đã thể hiện bản
chất của một kiểu Nhà nước mới, một Nhà nước có chế độ dân chủ rộng rãi, gắn
bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Công sản Việt Nam. Về cơ cấu Nhà nước có một bộ máy bao gồm

các cơ quan như: cơ quan quyền lực Nhà nước; Chủ tịch nước; các cơ quan quản lý
3

Xem trang 36 Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật. NXB Công an nhân dân 1998

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
11


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
Nhà nước; các cơ quan xét xử; các cơ quan Kiểm sát; các cơ quan quốc phòng và
an ninh. Toàn bộ các cơ quan này hợp thành một hệ thống các cơ quan quản lý
thống nhất. Pháp luật còn xác lập mối quan hệ cụ thể giữa các cơ quan trong hệ
thống cơ quan quản lý Nhà nước, quy định thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vu
cụ thể của mỗi cơ quan và người đứng đầu cơ quan đó. Đồng thời, cũng quy định
mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ quan khác trong bộ
máy Nhà nước. Những quy định đó là cơ sở để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
của bộ máy Nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý
Nhà nước nói riêng và của bộ máy Nhà nước nói chung.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cuả tòa án (cơ quan xét xử)
Hệ thống các cơ quan xét xử là loại cơ quan có chức năng đặc thù của bộ
máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Tính đặc thù của loại cơ quan này thể hiện ở chổ
chúng trực thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ
quan quyền lực Nhà nước, nhưng trong hoạt động lại độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật.
Ở nước ta hệ thống cơ quan xét xử gồm có: Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa
án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt Quốc hội có thể thành lập Tòa án đặc biệt. Các Tòa án

được lập ra để nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện
chức năng xét xử4 (chỉ có Tòa án mới có chức năng này).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhằm mục đích phát
huy dân chủ, tạo điều kiện cho công dân tham gia vào công việc của Nhà nước,
Tòa án nhân dân ở nước ta có Hội thẩm nhân dân, Tòa án quân sự có Hội thẩm
quân nhân5. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán. Trong
hoạt động xét xử, Tòa án phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; xét xử công khai (trừ trường hợp
do luật định); xét xử tập thể và quyết định theo đa số; bảo đảm quyền bào chữa của
bị cáo; bảo đảm cho công dân thuộc các dân tộc được dùng tiếng nói và chữ viết
của dân tộc mình; bảo đảm quyền giám sát của cơ quan quyền lực đối với hoạt
động xét xử.
Trên đây là những chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc xét xử cơ bản của Tòa
án. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực như dân sự, hành chính, lao động,... thì công tác
xét xử còn có những nguyên tắc xét xử riêng và trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
lịch sử thì công tác xét xử nói chung, việc xét xử các vụ án dân sự nói riêng sẽ có
những thay đổi về phạm vi, về thẩm quyền của Tòa án nói chung cũng như có
nhiều sự thay đổi về thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án dân sự nói riêng cho
phù hợp với tình hình phát triển của xã hội6.

4

Điều 1 Luật tổ chức Toà án 2002
Điều 4 Luật tổ chức Toà án 2002
6
Xem trang 46 Tập bài giảng nghiệp vụ Toà án của trường đào tạo các chức danh tư pháp
5


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
12


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TOÀ ÁN TRONG VIỆC XÉT XỬ VỤ
ÁN DÂN SỰ
1.2.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng tám đến năm 1959
Ở nước ta dưới chế độ phong kiến để đạt được hiệu quả trong việc thống trị,
giai cấp thống trị đã sử dụng Nhà nước như một công cụ sắc bén nhất thể hiện và
thực hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự
quản lý bắt buộc với với mọi người. Chế độ phong kiến Việt Nam khác với chế độ
phong kiến tư sản phương tây, ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến không có hệ
thống Toà án và pháp luật. Trong thời kỳ này, không phân biệt hình sự và dân sự
những người xét xử là những người đứng đầu một cấp quản lý hành chính như Tri
phủ, Tri huyện... người có quyền xét xử cao nhất là Vua
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, nước ta trở thành một nước nửa
phong kiến nửa thuộc địa. Ở Nam kỳ và các thành phố lớn thực dân Pháp thành lập
hệ thống Toà án và áp dụng Bộ luật dân sự của Pháp để xét xử các vụ án dân sự.
Còn ở Trung kỳ, Bắc kỳ thì bọn quan lại phong kiến xét xử các vụ án dân sự theo
pháp luật bản xứ và Luật tục. Các cơ quan thuộc địa và phong kiến là công cụ của
thực dân và phong kiến nhằm bảo vệ quyền lợüi thống trị của chúng, đàn áp nhân
dân, đàn áp cách mạng.

Trung

Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ban

hành
sắc lệnh:
lệnhThơ
số 18 @
và Sắc
số 32
bãi tập
bỏ ngạch
quan học và
tâm Học 2liệu
ĐHSắc
Cần
Tàilệnh
liệu
học
và nghiên
cứu
bãi bỏ ngạch quan hành chính và quan tư pháp. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta
khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng trong đó có hệ thống Toà án
nhân dân. Ngày 13/9/1945 Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 33 và sau
đó bổ sung bằng Sắc lệnh số 21 ngày 14/1/1946 thành lập Toà án quân sự nhằm
bảo đảm cho việc xử lý tội phạm được kịp thời. Các Toà án quân sự này có thẩm
quyền xét xử những tội phạm làm phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà. Trong khi nhà nước mới thành lập còn non trẻ hệ thống pháp
luật còn thiếu rất nhiều nên cho phép Toà án áp dụng những luật lệ chế độ cũ, trừ
những điều trái với nguyên tắc độc lập, trái với với chính thể Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà. Còn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, thương sự, hôn nhân gia
đình trong thời kỳ này giao cho Uỷ ban hành chính đảm nhiệm.
Ngày 24/1/1946 Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 13 qui định về tổ chức các
Toà án tư pháp ở nước ta bao gồm: các Toà án thượng thẩm, các Toà án đệ nhị

thẩm và các Toà án sơ cấp. Các Toà án được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
sau:
- Toà án độc lập với cơ quan hành chính, Thẩm phán sẽ tôn trọng pháp luật
và công lý;
- Thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán;
- Toà án xét xử có Phụ thẩm nhân dân tham gia;
- Toà án xét xử theo nguyên tắc công khai;
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
13


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
- Quyền bào chữa của các bị cáo được đảm bảo...
Sắc lệnh 13 qui định, trong cơ quan Toà án thẩm phán chia làm hai loại:
Thẩm phán buộc tội và Thẩm phán xử án, Sắc lệnh qui định cụ thể về tiêu chuẩn,
quyền và nghĩa vụ cũng như chế độ phụ cấp của Thẩm phán. Hệ thống Toà án tư
pháp do Bộ tư pháp quản lý.
Bên cạnh hệ thống Toà án tư pháp và Toà án quân sự Chính phủ đã ra các sắc
lệnh xây dựng Toà án binh. Các Toà án binh này điều thuộc Uỷ ban kháng chiến ,
Hành chính khu và về chuyên môn do Cục quân pháp Bộ quốc phòng đảm nhiệm.
Thẩm quyền của Toà án binh là xét xử những quân nhân phạm tội, những người có
hành vi gây thiệt hại cho quân đội hoặc có liên quan đến quân đội và các tội phạm
khác xãy ra ở nơi đóng quân. Như vậy, trong thời gian này, song song tồn tại các
loại Toà án: Toà án quân sự, Toà án binh và Toà án tư pháp. Hệ thống Toà án tư
pháp theo Sắc lệnh 13 chỉ tồn tại đến năm 1950.

Trung


Ngày 22/5/1950 Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85 qui định cải cách bộ máy
tư pháp và luật tố tụng. Các Toà án thường theo Sắc lệnh 13 trước đây được đổi
tên thành Toà án nhân dân. Các Toà án sơ cấp, đệ nhị cấp, Toà án thượng thẩm
được đổi thành các Toà án nhân dân Huyện, Thị xã, Quận, Thành phố trực thuộc
Tỉnh, Toà án Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, các Toà
án nhân dân liên khu. Hội đồng phúc thẩm được đổi thành Toà phúc thẩm, còn các
Phụ thẩm nhân dân được đổi thành Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử Hội thẩm nhân
dân có quyền xem xét hồ sơ và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết. Các
Thẩm phán được bổ nhiệm là người có công với cách mạng, thành phần cốt cán, có
tâm
Học
ĐHtrong
Cần
Thơ
Tàiđộng.
liệuỞ học
vàđâynghiên
cứu
thành
tích liệu
xuất sắc
chiến
đấu @
và lao
cấp xãtập
trước
có Ban tư
pháp, nay chỉ có một Uỷ viên hành chính xã phụ trách công tác để giải quyết các
mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân bằng biện pháp hoà giải.
Sau khi hoà bình lập lại Nhà nước ta tiếp tục tiến hành cải cách tư pháp.

Tháng 4/1958 Quốc hội ra Quyết định thành lập Toà án nhân dân tối cao và Viện
công tố Trung ương. Hai cơ quan này không chịu sự quản lý về tổ chức của Bộ tư
pháp và chỉ trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Nhìn chung, trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám hệ thống Toà án được
thành lập và từng bước hoàn thiện để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Tuy
nhiên trong giai đoạn này do hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, do mới
thành lập nên các tội phạm về hình sự như tội phản bội tổ quốc, tội xâm phạm an
ninh quốc gia , tội tham nhũng... diễn ra rất phức tạp và đa dạng nên trong giai
đoạn này việc xét xử chủ yếu là các vụ án hình sự còn các vụ án dân sự chưa được
quan tâm.
1.2.2 Giai đoạn 1959 đến 1975
Trong giai đoạn này đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính
trị khác nhau. Ở miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiếp tục xây dựng hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1959 ra đời, Hiến pháp qui định chức năng
nhiệm vụ của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Trên cơ sở qui định của
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
14


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
Hiến pháp 1959 Quốc hội ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14/7/1960.
Theo luật này hệ thống Toà án nhân dân gồm có: Toà án nhân dân tối cao, các Toà
án nhân dân địa phương và Toà án quân sự. Toà án nhân dân dược tổ chức theo
nguyên tắc: Thẩm phán được bầu và khi xét xử phải có Hội thẩm nhân dân, xét xử
tập thể và quyết định theo đa số, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật, xét xử công khai, đảm bảo việc bào chữa của bị cáo.
Toà án nhân dân địa phương dược giao cho Toà án nhân dân tối cao quản lý.
Toà án nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội và trong

thời gian Quốc hội không hợp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Uỷ ban
thường vụ Quốc hôi và Chủ tịch nước.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng đất nước thống nhất. Về mặt
Nhà nước, hệ thống Toà án miền Nam đựơc tổ chức lại và thống nhất hoạt động
theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 19607
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1992

Trung

Hiến pháp 1980 ra đời thay thế cho Hiến pháp 1959. Hiến pháp mới đã khẳng
định rõ "các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật
phải được các cơ quan Nhà nước các tổ chức xã hội và mọi người tôn trọng, những
người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành"8. Chế định Toà án nhân
dân trong Hiến pháp 1980 được cụ thể hóa bằng Luật tổ chức Toà án nhân dân
được
Quốcliệu
hội thông
qua ngày
3/7/1981.
Luậtliệu
tổ chức
án và
1981nghiên
đã kế thừa
tâm Học
ĐH Cần
Thơ
@ Tài
họcToà
tập

cứu
Luật tổ chức Toà án 1960 và có những nội dung mới sau:
+ Mở rộng thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Luật
đã qui định cho Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng
nghị vì có sự vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi
cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản
án hoặc quyết định đó.
+ Qui định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan và mọi công dân
trong việc tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân. Toà án có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ
chức khắc phục những thiếu sót trong quản lý. Các tổ chức nói trên có trách nhiệm
trả lời cho Toà án nhân dân về kiến nghị đó9.
+ Quy định sự phối hợp và chặt chẽ giữa Toà án với các cơ quan tư pháp
khác và các cơ quan, tổ chức trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm (Điều
18). Luật tổ chức Toà án 1981 được sửa đổi bổ sung ngày 22/12/1988.

7

Theo Nghị quyết số 76/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 25/8/1977 quy định về việc thi hành và xây
dựng pháp luật thống nhất cả nước.
8
Điều 137 Hiến pháp 1980.
9
Điều 13, 14 Luật tổ chức Toà án 1981

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
15



Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
1.2.4 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay
Ngày 15/4/1992 Quốc hội khoá VII đã thông qua Hiến pháp 1992. Những
vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân được quy định tại
chương X Hiến pháp 1992 và được cụ thể hoá trong Luật tổ chức Toà án nhân dân
ngày 6/10/1992.luật tổ chức Toà án 1992 có những quy định mới về tổ chức và
hoạt động của Toà án nhân dân như sau:
- Về cấu trúc đạo luật có sự sắp xếp, bổ sung hợp lý hơn, thể hiện sự tiến bộ
về kỹ thuật lập pháp.
- Thay thế chế độ bầu bằng chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, tất cả các Thẩm
phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm.
- Mặt dù còn quy định chế độ bầu cử Hội thẩm nhưng việc quy định tiêu
chuẩn và chế độ tuyển chọn chặt chẽ hơn trước. Chế độ bầu Hội thẩm xen kẽ chế
độ cử Hội thẩm. Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao, các hội thẩm Toà án
quân sự được cử. Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Quy định rõ Chánh án Toà án nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Chánh án Toà án
nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân
dân cùng cấp, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Trung tâm Học
ĐH
Thơ
liệuviệc
học
vàánnghiên
cứu

- Tuyliệu
Luật tổ
chứcCần
Toà án
1992 @
vẫn Tài
quy định
quảntập
lý Toà
địa phương
về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ tư pháp đảm nhiệm. Nhưng luật này nhấn mạnh là
Bộ trưởng Bộ tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối
cao trong việc quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức và sự phối hợp này sẽ
theo một quy chế do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội qui định.
- Luật tổ chức Toà án 1992 còn quy định Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của
Toà án cấp dưới theo qui định của pháp luật tố tụng.
Ngày 28/12/1993 Quốc hội khoá IX kỳ hợp thứ 4 đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992
Trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao các Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, luật qui định thành lập Toà kinh tế. Như vậy
Toà kinh tế là một toà chuyên trách nằm trong Toà án nhân dân để thay thế hệ
thống cơ quan Trọng tài kinh tế nhà nước. Luật sửa đổi bổ sung này đã qui định rõ
về tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao, Toà
kinh tế của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân đã qui định trong trường
hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà án chuyên
trách của Toà án nhân dân tối cao và ở Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi thống nhất ý


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
16


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Ngoài ra về mặt kỹ thuật lập pháp Luật
sửa đổi, bổ sung còn có sự chỉnh lý lại câu, chữ cho chính xác và chặt chẽ hơn...
Cơ chế kinh tế mới đặt ra những yêu cầu mới, đó là đảm bảo dân chủ trong
hoạt động kinh tế, sự bình đẳng cùng có lợi giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế... Với cơ chế kinh tế mới, phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
Trong tình hình đó thì tổ chức và phương thức hoạt động của trọng tài kinh tế nhà
nước không còn phù hợp nữa. Vì vậy, chỉ có Toà án kinh tế mới có đủ điều kiện
giải quyết công khai, dân chủ, đúng pháp luật.

Trung

Công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền đang đặt ra cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật những nhiệm vụ nặng nề, nhất là nhiệm vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Với cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư
pháp nói chung và hệ thống Toà án nói riêng, các Toà án ở nước ta chưa đủ khả
năng đảm đương những nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và Nhà nước đặt ra nhằm đáp
ứng tình hình mới hiện nay. Thực tiển cho thấy có nhiều vụ việc nếu không đưa ra
xét xử tại Toà án sẽ gây hậu quả không tốt, vi phạm quyền dân chủ của công dân,
đó là: những khiếu nại của công dân, tổ chức về những quyết định trái pháp luật
của cơ quan hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,những
tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động, tranh chấp tài chính... Vì lẽ đó Quốc hội

khoá IX kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992 và đã sửa đổi bổ sung năm 1993.
Trong tình hình mới thì Luật tổ chức Toà án không còn đáp ứng kịp với yêu cầu
của Học
thực tiễn.
Vì ĐH
vậy, căn
cứ vào
Hiến
và học
đã sửatập
đổi bổ
theo Nghị
tâm
liệu
Cần
Thơ
@Pháp
Tài1992
liệu
vàsung
nghiên
cứu
quyết số 51/2001/QH10. Tại kỳ hợp thứ 11 của Quốc hội khoá X từ ngày 15 tháng
3 đến ngày 20 tháng 4 năm 2002 đã thông đã thông qua Luật tổ chức Toà án năm
2002. Một điểm khác so với quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức
Toà án năm 1981 của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 là việc quy định về
việc quản lý về mặt tổ chức của Toà án nhân dân địa phương mà cụ thể là ở Điều
25 “Chánh án Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tổ chức công tác xét xử của Toà án nhân dân tối cao;

2. Chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của các Toà án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án
xin ân giảm án tử hình;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà
chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân
dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Toà án nhân dân Địa
phương;…
7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các Toà án
nhân dân địa phương sau khi thống nhất với Thường trực hội đồng nhân dân địa
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
17


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
phương;…”. Đây là điểm nổi bật và tiến bộ của Luật tổ chức Toà án năm 2002.
Với quy định này rõ ràng việc quản lý về mặt tổ chức của Toà án nhân dân địa
phương là rất phù hợp với Luật chung về quản lý nhà nước.
1.3 KHÁI NIỆM, PHẠM VI XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỀ
VỤ ÁN DÂN SỰ
1.3.1 Khái niệm vụ án dân sự, Luật tố tụng dân sự
a. Khái niệm vụ án dân sự:

Trung

Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao

gồm các ngành luật nội dung (còn gọi là luật vật chất) và các ngành luật hình thức.
Các ngành luật nội dung quy định địa vị pháp lý của mỗi chủ thể với những quyền
và nghĩa vụ gắn liền với những quan hệ về tài sản hoặc nhân thân của mỗi chủ thể
này. Đây là quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật thừa nhận. Bên cạnh đó pháp
luật còn cho họ cái quyền khiếu nại, tố cáo và quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Và các quyền này như là một vũ khí, một phương tiện
quan trọng để công dân, pháp nhân thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình
chống lại những hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật qui định mọi khiếu nại, tố
cáo, hành vi khởi kiện vụ án dân sự phải được cơ quan nhà nước và Toà án xem
xét và giải quyết trong thời hạn do pháp luật qui định. Mọi hành vi xâm phạm dến
lợi ích
nhàliệu
nước ĐH
cũng Cần
như quyền
hợpTài
phápliệu
của tập
thểtập
và của
dân phải
tâm
Học
Thơlợi@
học
vàcông
nghiên
cứu
được xử lý nghiêm minh và kịp thời. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường
về vật chất và phục hồi danh dự. Ngoài ra theo Điều 8 Pháp lệnh thủ tục giải quyết

các vụ án dân sự quy định: Uíy ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên của
Mặt trận tổ quốc có quyền khởi kiện và Viện kiểm sát có quyền khởi tố vì lợi ích
chung. Vì vậy, khi công dân, pháp nhân, tổ chức xã hội, Viện kiểm sát yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền lợi của mình hay của người khác được pháp luật quy định thì Toà
án phải xem xét và giải quyết và ở tại Toà án xuất hiện vụ án dân sự
Như vậy, vụ án dân sự là việc phát sinh tại Tòa án do cá nhân, pháp nhân, tổ
chức xã hội, Viện kiểm sát khởi tố yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, của Nhà nước, của tập thể hay của người khác. Hay, tất cả các tranh
chấp, các vụ kiện phát sinh từ pháp luật nội dung theo quy định và thuộc thẩm
quyền giải quyết về dân sự của Tòa án nhân dân thì được gọi là vụ án dân sự10.
Có thể chia các vụ án dân sự thành hai loại: Vụ kiện dân sự và việc dân sự.
- Vụ kiện dân sự: Giữa các bên đương sự trong vụ án có những mâu thuẫn
bất hòa về quyền và nghĩa vụ dân sự mà bản thân họ không thể tự giải quyết được
nên họ yêu cầu Toà án giải quyết. Những vụ kiện dân sự phổ biến những tranh
chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
về thừa kế...Loại này có hai bên đương sự là nguyên đơn và bị đơn.

10

Xem Giáo trình Luật tố tụng dân sự. NXB Công an nhân dân 1998

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
18


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
- Việc dân sự: Trong vụ này đương sự yêu cầu Toà án thừa nhận một sự kiện
pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ quan hệ pháp giữa các đương sự.

Những việc dân sự là việc hai vợ chồng xin ly hôn, yêu cầu Toà án công nhận một
người là đã chết hoặc mất tích trong loại việc này hoàn toàn không có yếu tố kiện
tụng. Vì vậy, không hình thành hai bên nguyên đơn và bị đơn như trong vụ kiện
dân sự.
b. Khái niệm Luật tố tụng dân sự
Luật tố tụng dân sự là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án với những người tham gia tố tụng trong quá trình
Toà án giải quyết các vụ án dân sự để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tập
thể và công dân, tổ chức và Nhà nước11.
Luật tố tụng dân sự là luật về trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân
sự, xét xử các vụ án dân sự. Nếu Luật dân sự là luật về nội dung thì Luật tố tụng
dân sự là luật về hình thức.

Trung

Như vậy, Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tổng hợp các qui phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Toà án, Viện kiểm sát với
các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, trong quá trình Toà án giải
quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, Nhà
nướcHọc
và cácliệu
chủ thể
tâm
ĐHkhác.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Toà án nhân dân có nhiệm vụ xét xử các vụ án dân sự để giải quyết tranh
chấp trong nhân dân. Luật tố tụng dân sự qui định việc tiến hành các hành vi tố
tụng của Toà án, Viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng
khác trong quá trình Toà án giải quyết vụ án dân sự đã tạo điều kiện thuận lợi cho

các cơ quan tố tụng tìm ra sự thật trong vụ án dân sự. Trên cơ sở đó Toà án có thể
tiến hành việc giải quyết vụ án được đúng đắn. Để đạt mục đích xét xử, Thẩm phán
và hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử không những phải nắm vững pháp luật
về nội dung như: Bộ Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình... mà còn nắm vững Luật
tố tụng dân sự.
1.3.2 Phạm vi xét xử của Toà án nhân dân về vụ án dân sự.
Theo Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì phạm vi xét
xử của Toà án nhân dân như sau:
- Những tranh chấp từ quan hệ pháp luật dân sự như: những tranh chấp về
nhân thân, về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo qui định của pháp luật dân sự
giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với pháp
nhân.
11

Xem Giáo trình Luật tố tụng dân sự. NXB Công an nhân dân 1998

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
19


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
- Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình như: chia tài sản giữa vợ và
chồng, ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng, xác định cha mẹ cho con...
- Những tranh chấp về lao động như: khiếu nại của cán bộ công nhân viên
chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; những việc do học sinh, học nghề
trong nước, học sinh học nghề, giáo viên dạy nghề và thực tập sản xuất ở nước
ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn đào tạo cho Nhà nước vì vi phạm kỷ luật;

những người đi lao động hợp tác với nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn
cho Nhà nước vì vi phạm hợp đồng, bị kỷ luật phải về nước trước thời hạn12;
những tranh chấp về lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Những việc xác định công dân vắng mặt, yêu cầu tuyên bố mất tích, yêu cầu
tuyên bố một người là đã chết.
- Những khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng kí hoặc không chấp
nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch.
- Những khiếu nại về công dân mất tích hoặc đã chết trừ những trường hợp
quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến tranh thuộc trách nhiệm giải
quyết của các cơ quan hữu quan.
- Những khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin có nội
dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Những việc khác do pháp luật qui định.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12

Thực tế toà dân sự còn xét xử tranh chấp về khoảng tiền cọc hoặc bảo lãnh giữa người lao động nước
ngoài và doanh nghiệp xuất khẩu lao dộng. Xem báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2000 tr 31.

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
20


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
Chương 2


THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1 KHÁI NIỆM
Thẩm quyền là gì? Có thể hiểu theo một nghĩa chung nhất, “Thẩm quyền“ là
tổng hợp các quyền và nghĩa vụ, hành động, quyết định của cơ quan, tổ chức thuộc
bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định. Hành động và các quyết định trong phạm
vi thẩm quyền do pháp luật quy định là điều kiện để bảo đảm trật tự pháp luật và
pháp chế thống nhất, tránh được sự trùng lập, lấn sân trong việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan các cấp, các ngành. Như vậy, trên cơ sở khái niệm ấy
thì “Thẩm quyền xét xử” được hiểu dưới gốc độ là “Sự phân định thẩm quyền xét
xử, thẩm quyền giải quyết các vụ án giữa các Tòa án với nhau“13.

Trung

Tuy nhiên, đây cũng mới là cách hiểu chung nhất về thẩm quyền xét xử của
Tòa án khi thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và
gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy
định của pháp luật... Trong lý luận và thực tiển pháp lý, thẩm quyền của Tòa án
được biểu hiện hết sức đa dạng, phong phú tùy theo lọai việc và theo quy định của
mỗi ngành luật tố tụng. Vì vậy, nghiên cứu để hiểu rõ khái niệm và nội dung thẩm
quyền
giải liệu
quyếtĐH
các vụ
án không
ý nghĩa
cơ sởtập
để xác
ranh giới
tâm

Học
Cần
Thơchỉ
@cóTài
liệulàhọc
vàđịnh
nghiên
cứu
giữa các quyền tư pháp mà còn đặc biệt cần thiết cho việc xác định thẩm quyền,
quyền hạn của Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ kiện.
Thẩm quyền của Tòa án về dân sự, được hiểu là quyền giải quyết các tranh
chấp dân sự. Những vụ án này có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự dẫn đến
việc khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải quyết các tranh chấp dân sự,
kinh tế, lao động... đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhưng được tiến hành theo
những thủ tục tố tụng riêng (Trong Tòa án nhân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối
cao còn có các Tòa chuyên trách riêng). Nhìn chung, thẩm quyền của Tòa án về
dân sự được phân lọai cụ thể như sau:

13

-

Thẩm quyền theo lọai việc (Thẩm quyền chung)

-

Thẩm quyền theo cấp xét xử

-


Thẩm quyền theo lãnh thổ

Theo từ điển Luật học. NXB Từ điển bách khoa 1999.

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
21


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
2.2 THẨM QUYỀN CHUNG
Mỗi một cơ quan Nhà nước khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình
cần phải hoạt động trong một phạm vi thẩm quyền mà Nhà nước cho phép, tuyệt
đối không được vi phạm, lạm dụng thẩm quyền của các cơ quan khác. Sự phân
định thẩm quyền này là một điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động bình
thường và hợp lý của bộ máy nhà nước, trong đó có Toà án. Theo điều 126 Hiến
pháp 1992, Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992 và Luật tổ chức Toà án
nhân dân 2002 thì Toà án thực hiện thẩm quyền đặc biệt của Nhà nước là thẩm
quyền xét xử. Tất cả các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án tạo nên
thẩm quyền chung về dân sự của Toà án. Như vậy, thẩm quyền chung về dân sự
của Toà án là tổng hợp các loại việc về dân sự mà Toà án có thẩm quyền thụ lý
giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền chung về dân sự của Toà án phân biệt thẩm quyền của Toà án
với thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức khác: phân biệt thẩm quyền của Toà án
trong việc giải quyết các loại việc về dân sự với thẩm quyền của Toà án trong việc
giải quyết các loại việc khác. Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự ngày 19/11/1989 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết các loại việc dân sự
sau:

2.2.1 Những tranh chấp từ quan hệ dân sự
a. Tuyên
một người
hạn@
chế Tài
năng liệu
lực hành
vi (Điều24,25
BLDS) cứu
Trung tâm Học
liệubốĐH
Cầnmất,
Thơ
học
tập và nghiên
Tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì
theo yêu cầu người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy hoặc
nghiện các chất kích thích khác mà dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, hoặc cơ quan tổ chức hữu quan, Toà
án ra quyết định tuyên bố người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích
khác bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi không còn căn cứ tuyên bố một
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc
của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Toà án
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, qua những quy định của pháp luật ta có thể thấy rằng những người
có quyền và lợi ích liên quan ở đây chính là thân nhân của người bị mất hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy pháp luật cho họ có quyền yêu cầu Tòa án ra
quyết định người ấy là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi nhưng với truyền thống
Á-Đông mà đặc biệt là với truyền thống của dân tộc ta (hết lòng yêu thương đùm
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
22


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
bọc nhau) không chỉ với người thân mà ngay cả với bà con lối xóm nên việc yêu
cầu này từ trước đến nay hầu như chưa có một Tòa nào thụ lý giải quyết (cụ thể là
Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ cùng các Tòa cấp huyện). Thực tế, Tòa án chỉ ra
quyết định tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng
lực hành vi dân sự chỉ khi họ gây thiệt hại đến lợi ích của người khác hoặc họ là
nạn nhân hay liên quan đến những vụ án khác như hình sự... thì khi đó Tòa án mới
tuyên họ mất hoặc hạn chế năng lực hành vi cùng với việc xét xử vụ kiện ấy.
b. Các tranh chấp về quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 47 BLDS)

Trung

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công dân Việt Nam bên cạnh những quyền về
kinh tế, chính trị... còn có một quyền đặc biệt nữa đã được Hiến pháp ghi nhận đó
chính là quyền tự do cá nhân mà trong đó có quyền nhân thân (Điều 50, 71). Ngòai
ra để làm rõ hơn về quyền nhân thân Bộ Luật dân sự Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1995 đã ghi nhận khá đầy đủ về quyền nhân thân. Theo đó
quyền nhân thân bao gồm: quyền đối với họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền
của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức

khỏe, thân thể; quyền được bảo đảm danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền đối với bí
mật đời tư; quyền kết hôn; quyền bình đẳng của vợ chồng; quyền được hưởng sự
chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không
nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;
quyền đối với quốc tịch; quyền được bảo đảm an toàn về chổ ở; tự do tín ngưỡng,
tôn giáo;
do điCần
lại, cưThơ
trú; quyền
lao động;
do kinh
quyền
tâm
Họcquyền
liệutựĐH
@ Tài
liệuquyền
họctựtập
và doanh;
nghiên
cứu
tự do sáng tạo... Không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận, Bộ Luật dân sự còn quy định
việc bảo vệ quyền nhân thân như:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
- Tự mình cải chính trên các phương tiện đại chúng
-Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi
thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Tuy nhiên, mặc dù Bộ Luật dân dân sự ghi nhận khi môt người bị vi phạm

quyền nhân thân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần
nhưng cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định mức bồi thường
cũng như cách xác định mức thiệt hại. Và hiện tại Tòa án nhân dân tối cao cũng
chưa có một văn bản nào hướng dẫn việc xác định mức bồi thường đối với người
bị thiệt hại về quyền nhân thân. Như vậy, để giải quyết loại việc này các Tòa phải
dựa vào đâu? Khi mà pháp luật nước ta còn bỏ lững. Thiết nghĩ, Quốc hội mà đặc
biệt là Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp cần phải xem xét vấn đề này để có
hướng dẫn cụ thể hoặc ban hành những văn bản pháp luật để tránh tình trạng bỏ
lững như hiện nay.

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
23


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
c. Các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu (từ điều 172 đến Điều 284
BLDS)
- Tài sản được Bộ luật Dân sự qui định bao gồm: vật có thật, tiền, tài sản trị
giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình
nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Người không phải chủ sở hữu
cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao
hoặc do pháp luật quy định.
Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản
của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền tự

mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình
thức định đoạt khác đối với tài sản.
- Vì vậy, theo qui định của pháp luật chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các
chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản.
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan

Trung tâm
ĐH
Cần
Thơ
Tàicóliệu
vàquyền
nghiên
cứu
NhàHọc
nước liệu
có thẩm
quyền
khác
buộc@
người
hành học
vi xâmtập
phạm
sở hữu,
quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở
hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp theo qui định của pháp luật. Tranh

chấp quyền sở hữu thực chất đó chính là các tranh chấp về tài sản giữa công dân
với nhau, thậm chí giữa một pháp nhân với một công dân. Khi có yêu cầu, Tòa án
phải giải quyết, nhằm bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, pháp nhân.
d. Các tranh chấp về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (từ Điều 285 đến
Điều 598 BLDS)
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo qui định của pháp luật, thì một hoặc nhiều
chủ thể (gọi chung là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được
làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có
quyền)
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ: hợp đồng dân sự; hành vi dân sự đơn phương;
chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt
hại do hành vi trái pháp luật; thực hiện công việc không có ủy quyền; những căn
cứ khác do pháp luật qui định.

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
24


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc
không được làm và để thực hiện nghĩa vụ thì đối tượng của nghĩa vụ phải được chỉ
đích xác. Một điều cần lưu ý là chỉ những tài sản có thể đem giao dịch được và
những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo
đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự14.
Về hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự có rất nhiều loại: Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mượn,
hợp đồng gửi giữ, hợp đồng ủy thác, hợp đồng bảo hiểm,v.v...Trong quá trình ký
kết và thực hiện các hợp đồng dân sự này, thường xảy ra các vi phạm tranh chấp

hợp đồng . Theo Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 01/7/1991 thì “Trong
thời hạn 3 năm kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền
khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác”. Quá thời hạn này,
bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện15.

Trung

Tuy nhiên, quy định này đã không được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự năm
1995. Và như vậy, mọi trách chấp về hợp đồng dân sự kể từ thời điểm Bộ luật dân
sự có hiệu lực (ngày 1/7/1996) phải được thi hành theo Bộ Luật dân sự bởi vì kể từ
thời điểm Bộ Luật dân sự có hiệu lực cũng là thời điểm Pháp lệnh hợp đồng dân sự
hết hiệu lực16. Như vậy, thời hạn khởi kiện khi xảy ra vi phạm hợp đồng là bao
lâu? Thiết nghĩ nên có một văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bởi vì khi Bộ
Luật dân sự không quy định thì có quyền suy ra thời hạn ấy là vô hạn. Điều này
tâm
Học
ĐH
Thơ
@ 145,
TàiĐiều
liệu630
học
tập và nghiên cứu
không
phù liệu
hợp với
các Cần
quy định
tại Điều
BLDS.

Điều quan trọng khi giải quyết các lọai tranh chấp này là cần phân biệt rõ
giữa tranh chấp hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế bởi vì nếu là tranh chấp hợp
đồng kinh tế sẽ do cơ quan Nhà nước khác giải quyết. Muốn vậy cần căn cứ vào
khái niệm hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 1 và Điều 3 Pháp lệnh hợp
đồng dân sự ngày 01/7/1991 và khái niệm hợp đồng kinh tế được quy định tại Điều
1 và Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. Bên cạnh đó còn phải căn
cứ vào nội dung thỏa thuận giữa các chủ thể khi ký kết hợp đồng. Nói cách khác,
còn phải căn cứ vào chính nội dung của hợp đồng đang có tranh chấp vi phạm đó.
Ví dụ: Điều lệ về quy chế sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết kỹ thuật, gọi tắt là Điều lệ mua bán
li-xăng (ban hành kèm theo Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội
đồng bộ trưởng) quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tại Điều 21 như
sau:
- Mọi tranh chấp nảy sinh giữa các bên ký kết hợp đồng trong quá trình thực
hiện hợp đồng li-xăng cần được giải quyết bằng con đường thương lượng giữa các
bên. Nếu không thương lượng được thì:

14

Xem Điều 287 Bộ Luật dân sự
Xem các văn bản hình sự, dân sự và tố tụng. NXB Hà NộI 1996
16
Xem Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ Luật dân sự ngày 28/10/1995
15

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
25



Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
+ Đối với các hợp đồng được ký kết giữa cá nhân và pháp nhân trong nước sẽ
do trọng tài kinh tế hoặc Tòa kinh tế giải quyết.
+ Đối với hợp đồng li-xăng được ký kết với bên nước ngoài nếu các bên ký
kết không thỏa thuận cụ thể về cách thức giải quyết tranh chấp, bất đồng ý kiến
giải quyết giữa các bên, thì vụ tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến đó dược đưa ra
trước trọng tài kinh tế Việt Nam hoặc một cơ quan xét xử khác do các bên thỏa
thuận.
+ Những tranh chấp hợp đồng không thuộc phạm vi trọng tài kinh tế, Tòa
kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự.
Ví dụ 2: Công ty A và công ty B (điều có tư cách pháp nhân) ký hợp đồng
mua bán, khi đến hạn thanh toán, công ty B không đủ khả năng thanh toán mà làm
giấy nợ thì khoản nợ đó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự.

Trung

Ví dụ 3: Về hợp đồng bảo hiểm. Theo lý luận thì đây là một dạng hợp đồng
dân sự. Tuy nhiên mỗi loại hợp đồng bảo hiểm lại quy định khác nhau về cơ quan
có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Chẳng hạn, Điếu
20 Quy tắc bảo hiểm tai nạn lao động (ban hành kèm theo Quyết định 383/TC
ngày 24/12/1987 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao
động) quy định: Mọi tranh chấp giữa người được bảo hiểm và Bảo Việt trong việc
thực hiện quy tắc này nếu hai bên không giải quyết được bằng thương lượng thì
đưa ra Tòa án nhân dân nơi cư trú của người được bảo hiểm để giải quyết. Nhưng
quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn (Ban hành kèm theo Quyết định số 06-TC/QĐ ngày
17/01/1990
về bảo
hiểm
hỏa hoạn)

lại quy
định:
Mọivà
tranh
chấp giữa
tâm
Học liệu
ĐH
Cần
Thơtại@Điều
Tài23liệu
học
tập
nghiên
cứu
người tham gia bảo hiểm và Bảo Việt liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không
giải quyết được bằng thương lượng sẽ đưa ra Trọng tài kinh tế Nhà nước để xét xử.
Hoặc trong quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới thì từng trường
hợp sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân hoặc Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Tuy nhiên, do hiện nay hầu hết các hợp đồng bảo hiểm đều do chi nhánh
hoặc đại lý của công ty bảo hiểm ký kết, mà theo quy định của pháp luật thì chi
nhánh, đại lý không có đủ tư cách và điều kiện để khởi kiện hoặc tham gia tố
tụng17, bởi vì chi nhánh và đại lý không có tư cách pháp nhân. Nếu tham gia tố
tụng phải được sự ủy quyền. Do vậy, khi xảy ra tai nạn nếu chi nhánh hoặc đại lý
của công ty bảo hiểm không thanh tóan hợp đồng bảo hiểm thì người được bảo
hiểm phải kiện công ty bảo hiểm đó chứ không phải chi nhánh hoặc đại lý đã ký
kết. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn và phiền tóai cho người được bảo hiểm vì
khi ấy người được bảo hiểm phải kiện tại Tòa án nơi công ty bảo hiểm có trụ sở
chính. Nếu trụ sở chính ở xa thì càng khó khăn hơn.
Dù pháp luật có quy định giữa họ có thể thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn

sinh sống (trong trường hợp này là người được bảo hiểm) để giải quyết, nhưng nếu
họ không thỏa thuận được thì sao? Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm hầu hết
hai bên không thỏa thuận Tòa án giải quyết khi có tranh chấp. Thiết nghĩ, cần xem
xét và cho người có chức vụ cao nhất ở chi nhánh hoặc đại lý của pháp nhân có
quyền tham gia tố tụng trong vụ kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nói riêng
17

Xem trang 35 các văn bản hình sự, dân sự và tố tụng. NXB Hà NộI 1992

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
26


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
và các loại hợp đồng dân sự nói chung mà không cần sự ủy quyền để giảm được
những chi phí, thời gian và phiền hà cho nhân dân, vì khi thành lập các chi nhánh
hay đại lý họ đã được sự ủy quyền của pháp nhân đó trong việc ký kết hợp đồìng.
Do đó, cần phải để họ chịu trách nhiệm pháp lý khi họ ký kết hợp đồng đó.
Tóm lại, cho dù việc phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế là
phức tạp thì cũng hết sức cần thiết và phải làm. Trên cơ sở đó mới xác định được
cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, bất đồng phát sinh từ các hợp
đồng đó.
e. yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự là hành vi đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác nhằm làm phát sinh thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ
dân sự18. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện:
+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
+ Mục đích và nội dung giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
+ Hình thức giao dịch phù hợp với qui định của pháp luật.
Nếu giao dịch dân sự thiếu một trong các điều kiện trên thì vô hiệu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đối với giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội,
do giả tạo (nhằm che giấu một giao dịch khác); do không tuân qui định về hình
thức (không thể hiện bằng văn bản, không được công chứng của Nhà nước chứng
nhận...) thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị
hạn chế. Tuy nhiên đối với giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên,
người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự xác lập,
thực hiện do bị nhằm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch, do bị lừa dối, đe dọa;
do người xác lập không nhận thức được năng lực hành vi của mình thì thời hạn
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là một năm, kể từ ngày giao dịch
dân sự được xác lập19.
f. Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (từ Điều 609 đến
Điều 633 BLDS)
Bộ luật Dân sự Việt Nam qui định người do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền quyền lợi
hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc
các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

18
19

Điều 130 BLDS
Điều 145 BLDS

Luận văn tốt nghiệp


SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
27


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
Đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là các
tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa các chủ thể mà trước khi xảy ra thiệt hại,
hoàn toàn không có mối liên hệ pháp lý nào. Ví dụ như thiệt hại do tai nạn giao
thông, tai nạn điện giật, tai nạn do xúc vật gây ra,... Khác với thiệt hại trong hợp
đồng là những hành vi vi phạm trong hợp đồng thì thiệt hại ngoài hợp đồng phải là
những thiệt hại thực tế (có xảy ra không) và phải tính toán được (cụ thể là bao
nhiêu). Khi xét xử, Tòa án phải xác định cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được quy định trong Thông tư số 173-UBTP ngày 22/03/1972 của
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo đó việc xét xử phải chú ý các điểm sau:
* Phải có thiệt hại: Đó là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về
tài sản, hoặc những chi phí và thu nhập bị giảm sút hay bi mất mát do có sự thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe. Đối với các thiệt hại như: hoa màu sắp thu hoạch, xúc
vật sắp đến ngày đẻ mà bị làm chết thì có thể xem xét thiệt hại một cách thỏa đáng.
- Thiệt hại do tài sản bị xâm hại: trong trường hợp tài sản bị xâm phạm, thì
thiệt hại được bồi thường bao gồm tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi
ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế và khắc phục thiệt hại.

Trung

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất bị giảm sút của người bị
thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí
hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong

tâm
liệu
Cầntrường
Thơhợp,
@Toà
Tài
tậpxâm
vàphạm
nghiên
cứu
thờiHọc
gian điều
trị.ĐH
Tùy từng
án liệu
quyết học
định buộc
đến sức
khỏe của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần
mà người đó gánh chịu.
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý mai
táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng. Tùy từng trưòng hợp, Toà án quyết định buộc người gây thiệt hại do xâm
phạm tính mạng phải bồi thường một khỏan tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho
người than thích gần gũi nhất của nạn nhân.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm phạm. Thiệt hại do danh dự
nhân phẩm uy tín cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xâm hại bao gồm: chi
phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút. Tùy từng trường hợp, ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải

chính công khai, Toà án còn quyết định người gây thiệt hại phải bồi thường một
khỏan bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có một văn bản hướng dẫn nào của cơ quan có thẩm quyền về việc xác định
mức bồi thường trong trường hợp này là bao nhiêu 20.
* Phải có hành vi trái pháp luật: hành vi trái pháp luật có thể là một việc
phạm pháp về hình sự, một vi phạm về pháp luật dân sự, một vi phạm đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước hay một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội.
20

Xem điểm b mục 2.2.1

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
28


Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự
* Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật; Hay ngược
lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp, hoặc nguyên nhân có ý nghĩa
quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra.
* Phải có lỗi của người gây thiệt hại: Người gây thiệt hại phải nhận thức
hoặc có thể nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây
thiệt cho người khác; cố ý hay vô ý đều có lỗi.
g. Các tranh chấp về quyền thừa kế (từ Điều 634 đến Điều 689 BLDS)
Hiện nay việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế mà đặc biệt là di sản liên
quan đến “đất công” còn chưa thống nhất. Có Tòa công nhận là di sản thừa kế
cũng có Tòa không công nhận là di sản thừa kế.
Ví dụ như vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị

Bút và các đồng bị đơn là anh Trương Văn Trung, chị Trương Thị Nga và chị
Nguyễn Thị Liên ở tỉnh Hà Tây.

Trung

Cụ Nguyễn Văn Minh chết năm 1940 không để lại tài sản. Cụ Minh có vợ là
cụ Nguyễn Thị Hàn, hai cụ có hai người con là bà Nghiên (chết năm 1995) và bà
Bút. Năm 1958 cụ Hàn mua của cụ Nguyễn Đồng Ky 5 gian nhà tre, một gian bếp,
một bể nước trên diện tích 76,6m2 đất công (nay là 41 Nguyễn Thái Học phường
Quang Trung, Thị xã Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây) việc mua bán được UBHC Thị xã
tâm
liệu
Thơ Năm
@ Tài
học
tập
và yêu
nghiên
cứu
SơnHọc
Tây thị
thựcĐH
ngàyCần
12/12/1958.
1968liệu
cụ Hàn
chết
bà Bút
cầu chia
thừa kế. Tại bản án sơ thẩm số 04/DSST ngày 27/5/1997 Tòa án nhân dân Thị xã

Sơn Tây xác định 76,6m2 đất công là di sản thừa kế của cụ Hàn. Tại bản án dân sự
phúc thẩm số 37/DSPT ngày 23/4/1999 Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây xác định
76,6m2 đất có nhà là đất công không phải là di sản thừa kế...
Từ thực tế xét xử, đối chiếu với quy định về pháp luật đất đai thấy rằng: Sau
khi có Luật đất đai năm1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/CP ngày
05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở (Điều 10), Nghị định
số45/CP ngày 03/8/1996 bổ sung Điều 10 của Nghị định số 60/CP; Nghị định số
88/CP ngày 17/8/1994 (Điều 33) đều quy định cụ thể đối với người đang sử dụng
đất đô thị không có đủ các giấy tờ hợp lệ, nhưng việc sử dụng đất là phù hợp với
quy hoạch, không có tranh chấp, không vi phạm các công trình cơ sở hạ tầng,
không lấn chiếm đất thuộc công trình di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước
công nhận, thì được xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, quyền
sử dụng đất trong trường hợp này được xác định là di sản thừa kế.
Để giải quyết loại tranh chấp này, phù hợp với các quy định của pháp luật về
đất đai và đúng thẩm quyền. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau21:
Trước hết Tòa án phải có văn bản trao đổi với UBND cấp có thẩm quyền,
nếu:
21

Xem báo cáo tổng kết ngành Toà án 2001

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: TRƯƠNG THANH HÙNG
29


×