TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN: TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Niên khóa (2006- 2010)
Đề tài
VẤN ĐỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN TẤN ĐẠT
MSSV: 5062243
LỚP : TƯ PHÁP 1- K32
CẦN THƠ, 27-04-2010
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
------------oOo-----------
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………........................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
------------oOo------------
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ...................................................4
1.1. Lý luận chung về quan hệ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 4
1.1.1. Cổ luật Phong kiến.............................................................................................4
1.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc ............................................................................................5
1.1.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay ......................................6
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ VẤN ĐỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000 .....................................................................................................................22
2.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.................................22
2.1.1. Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nh .22
2.1.2.Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ...................22
2.1.3. Người có quyền và lợi ích liên quan đến việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân .........................................................................................31
2.2. Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn ..............37
2.2.1.Cơ chế thanh toán đặc biệt................................................................................37
2.2.2. Phân chia tài sản chung không phải thay đổi chế độ tài sản.............................38
2.2.3. Tiến hành phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .........39
2.3. Thể thức phân chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân.....42
2.3.1. Phân chia theo thỏa thuận................................................................................42
2.3.2. Phân chia bằng con đường tư pháp..................................................................43
2.3.3. Nội dung việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ...46
2.4. Các trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
bị vô hiệu .......................................................................................................................47
2.5. Hiệu lực việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.......................49
2.6. Hậu quả việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ......................51
2.6.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân..........................................................................52
2.6.2. Hậu quả pháp lý về quan hệ về tài sản .............................................................52
CHƯƠNG 3
THỰC TIỂN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN........................................................................................55
3.1. Nhận xét chung....................................................................................................55
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật: ...........................58
3.2.1. Câu chữ của Luật viết chưa rõ ràng:................................................................59
3.2.2. Về mặc tuyên truyền pháp luật: ........................................................................60
3.2.3. Tình trạng mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ. .......................................62
3.2.4. Về mặt áp dụng pháp luật: ...............................................................................62
3.2.5. Các vấn đề bất cập trong điều luật:..................................................................65
KẾT LUẬN ...................................................................................................................72
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
DANH MỤC VIẾT TẮT
-
LHN&GĐ
: Luật Hôn nhân và gia đình
TANDTC
: Toà án nhân dân tối cao
HĐTP
: Hội đồng thẩm phán
QTHL
: Quốc triều hình luật
BDLBK
: Bộ Dân luật Bắc kỳ
BDLTK
: Bộ Dân luật Trung kỳ
BLDS
: Bộ luật dân sự
DLGYNK
: Tập dân luật Giản yếu nam kỳ năm 1883
TAND
: Toà án nhân dân
HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau. Gia đình là sản
phẩm của xã hội, đã tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã
hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của
gia đình. Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội.
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp
phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên
những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn
nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình.
Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn trú trọng
quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước
ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp
với sự phát triển của xã hội.
Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau
không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một
vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng
cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và
tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù
ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ
với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp
luật Hôn nhân và gia đình. Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000
nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18), quy định này
đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ
khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung
của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp
phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam .
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên
vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Vấn
đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
1
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ
vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng;
người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân” theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Hôn nhân và gia đình
(HN&GĐ) đã có nhiều bài viết về tài sản chung của vợ chồng trên Tạp chí Luật học, tạp
chí Pháp luật, tạp chí Tòa án nhân dân…đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tài
sản vợ chồng như “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình 2000”
(Nguyễn Văn Cừ, Tạp chí Luật học số 4/2000. Tr. 3); “Hậu quả pháp lý của việc chia tài
sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” (Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số
6/2002)…Ngoài ra, cũng đã có những khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ
luật học nghiên cứu về vấn đề tài sản vợ chồng như luận văn tốt nghiệp cao học luật khóa
I của Thạc sĩ Hoàng Ngọc Huyên với nội dung “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn
nhân và gia đình” và gần đây nhất là công trình khoa học “Chế độ tài sản vợ chồng theo
luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” được thầy giáo Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ vào đầu năm 2005. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học
và thực tiễn, nhưng những công trình này chủ yếu tập trung đi vào phân tích những khía
cạnh chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chứ chưa
nghiên cứu vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chính vì vậy
vấn đề “Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” theo pháp luật
Hôn nhân và gia đình hiện hành mặc dù đã được nghiên cứu và trình bày trong giáo trình
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của Trường Đại Học Luật Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Đại học Cần thơ và trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở
nước ta, nhưng việc trình bày đó chỉ dừng lại ở một số vấn đề mang tính nguyên tắc mà
chưa đi sâu vào giải quyết toàn diện vấn đề liên quan, đặc biệt là dưới khía cạnh tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ “Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân” theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và đưa ra
những kiến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho vấn đề phân
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đó được triệt để, tuân thủ theo
pháp luật và vận hành trơn tru trong thực tế.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
2
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung, chia tài sản chung và
hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật,
phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định
của pháp luật trong lĩnh vực này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong khóa luận
nhất quán dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu người viết có sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh…
5. Kết cấu khóa luận
Kết cấu của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về quan hệ tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về vấn đề phân chia tài sản của vợ, chồng
trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và phương
hướng hoàn thiện.
Hoàn thành việc nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, người viết đã
được sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn. Nhân đây người viết xin gửi lời
cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Mỹ Linh đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian
qua.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
3
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.1. Lý luận chung về quan hệ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Luật Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhóm quan hệ tài sản giữa vợ
và chồng, nhưng trong hoàn cảnh đặc thù. Vợ và chồng được pháp luật củng cố lại khối
tài sản riêng của mình để có được điều kiện vật chất cần thiết cho những dự tính riêng của
mỗi người. Mặc khác, vợ và chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bằng cách chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
hoặc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung khối tài sản riêng của vợ (chồng) hoặc khối
tài sản chung được củng cố nhưng các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng vẫn tiếp tục chịu
sự chi phối của luật chung.
Đã là vợ chồng thì phải có bổn phận với nhau, trong đó có những bổn phận ảnh
hưởng nhất định đối với quyền hạn của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch có liên
quan đến tài sản, thậm chí có các bộ phận có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính
chất chung hay riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra. Suy cho cùng, tất cả tài sản
của vợ chồng dù là của riêng của mỗi người hay của chung đều phải được khai thác sử
dụng trước hết nhằm bảo đảm duy trì và phát triển của gia đình. Sau đó mới phục vụ cá
nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập
thực hiện các giao dịch trên các tài sản chung và trong một số trường hợp nghĩa vụ phát
sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng buộc cả vợ hoặc chồng một cách liên đới. Nghĩa là
khiến cho vợ hoặc chồng dù không trực tiếp thực hiện giao dịch phải có trách nhiệm cùng
với vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng. Tuy
nhiên, qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau luật Hôn nhân và gia đình quy định việc phân
chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có sự khác biệt.
1.1.1. Cổ luật Phong kiến
Ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng
trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng. Chế độ sở hữu chung của vợ
chồng cũng được xác lập nhưng vẫn còn hạn chế.
Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật: Quốc Triều Hình Luật (QTHL) dưới triều
Lê và bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn. Cả hai bộ luật này đều ghi nhận sự
tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của vợ chồng, đấy chính là “tần tảo điền sản”.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
4
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Về vấn đề chia tài sản chung cổ luật phong kiến Việt Nam quy định hai trường hợp
chia tài sản chung của vợ chồng: khi một bên chết trước và chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn.
QTHL quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sản đều được chia đôi mỗi người
một phần. Đây là một quy định tiến bộ thể hiện sự bình đẳng của người vợ đối với người
chồng trong quan hệ tài sản. Tuy nhiên, do hạn chế của xã hội bấy giờ nên quyền lợi của
người vợ cũng chưa thực sự được đảm bảo, thể hiện ở chỗ: “nếu người vợ còn sống mà
cải giá thì phải trả lại điền sản đã được chia”
Trường hợp vợ chồng ly hôn, việc phân chia tài sản chung được quy định trong
QTHL như sau: Nếu ly hôn mà có con thì tài sản chung không được chia; nếu vợ chồng
không có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho hai người.
Trường hợp người vợ “phạm gian” mà ly hôn thì không những không được chia tài sản
chung, mà còn không lấy lại được tài sản riêng.
Như vậy, luật Phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, gia trưởng, đề cao
coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình, người đàn ông trong xã hội, nên
quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng và chưa được bảo đảm.
1.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi hoàn tất tiến trình xâm lược, để đảm bảo và duy trì nền móng cai trị thực
dân ở nước ta, thực dân Pháp đã chia nước ta ra làm 3 miền với ba chế độ để dễ bề cai trị.
ở mỗi miền áp dụng các Bộ luật Dân sự riêng, trong đó quy định điều chỉnh các quan hệ
về Hôn nhân và gia đình.
- Tại Bắc kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931.
- Tại Trung kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1936.
- Tại Nam kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật Giản yếu năm 1883.
Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng như cổ
luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sản chung khi ly hôn.
Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Bộ Dân Luật Bắc Kỳ
quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được
chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ được chia một phần trong tài sản chung tuỳ
theo kỷ phần mà người vợ đã đóng góp. Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người
vợ được chia sẽ bị bớt đi một nửa. Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy
lại kỷ phần của mình và một nửa tài sản chung.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
5
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, Bộ Dân Luật
Bắc Kỳ quy định không chia mà giữ nguyên, chỉ đặt ra vấn đề chia khi người vợ còn sống
mà cải giá.
Trong bộ dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồng tạo sản, toàn
bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng. Do đó, không đặt ra vấn đề
chia tài sản.
Như vậy, chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công cụ pháp lý của
giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình. Thời kỳ này quyền lợi của
người phụ nữ, người vợ hầu như không đươc pháp luật xem xét, coi trọng.1
1.1.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.
Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn trú trọng tới việc
soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luật nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của Cách
mạng.
Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân gia đình là:
Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL. Sắc lệnh vẫn duy trì các trường hợp chia tài sản
chung của luật cũ. Tuy nhiên, việc quy định về vấn đề chia tài sản còn rất chung chung,
Sắc lệnh chưa quy định rõ về cách thức chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý
của việc chia tài sản chung.
Ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành bộ luật Dân sự mới, thay vào đó là việc
duy trì áp dụng Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ trên cơ sở có chọn lọc các
yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định thủ tục, lạc hậu. Mà theo các Bộ dân luật này quy
định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản. Do đó việc Sắc
luật chỉ quy định các trường hợp chia mà chưa dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng
nguyên tắc chia đôi.
Năm 1959, lần đầu tiên Luật Hôn nhân và gia đình được ra đời, hay còn gọi là Đạo
luật số 13. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 tài sản chung của vợ chồng là tài
sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều là tài
sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận tài sản riêng. Luật quy định hai trường hợp
chia tài sản chung của vợ chồng là: chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết
trước và chia khi ly hôn. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết
trước (Điều 16) thì sẽ chia như khi ly hôn. Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào
1
Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV- Thế kỷ XVII.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
6
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
sự đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình…
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của hai Sắc lệnh
khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời khẳng định được
bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân
lao động, là nền móng để từng bước xây dựng ngành luật Hôn nhân và gia đình trong hệ
thống pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa của Nhà nước ta.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những năm đầu
của thời kỳ đổi mới. Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1986 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợ
chồng trong ba trường hợp: Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước và chia trong
thời kỳ hôn nhân.Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chết trước và chia trong thời kỳ
hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời áp dụng cả pháp luật về thừa kế theo thông tư
số 81/1988. Còn khi ly hôn sẽ theo nguyên tắc chia đôi.
Luật Hôn Nhân và Gia Đình 1986 được xây dựng và ban hành, đã có bước phát
triển mạnh mẽ đó là sự ghi nhận về quyền có tài sản riêng của vợ chồng quy định tại
Điều 16: “Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế
riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập
hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng”. Trong khung khổ hồi phục của
sở hữu tư nhân. Tính chất “tốt” của một số tài sản ở góc nhìn của quan hệ nội bộ giữa vợ
và chồng bắt đầu được lưu ý. Trong các nổ lực nhằm thiết lập sự dung hòa giữa các
nguyên tắc tôn trọng tự do cá nhân và nguyên tắc bảo vệ lợi ích của gia đình. Luật 1986
thừa nhận việc kết hôn không làm mất khả năng có quyền có tài sản riêng của mỗi người.
Vậy là bắt đầu hình thành ba khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân: khối tài sản chung của
vợ và chồng, khối tài sản riêng của chồng và khối tài sản riêng của vợ. Luật 1986 thừa
nhận vợ và chồng nhập một hay nhiều tài sản riêng vào khối tài sản chung cũng như
quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu có lý do chính đáng.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được luật dự kiến lần đầu tiên trong
luật Việt Nam tại luật Hôn Nhân và gia Đình 1986, có thể xem luật này là “chiếc nôi”
nuôi dưỡng chế định chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bởi vậy,
lần đầu tiên trong lịch sử phát triển về quan hệ tài sản vợ, chồng vấn đề này được luật
thừa nhận. Sự ra đời của chế định này góp phần tháo gở những khó khăn phát sinh từ
quan hệ tài sản của vợ và chồng vốn đã rất phức tạp, đồng thời thể hiện sự nhảy vọt về
mặt tư duy lập pháp và sự quan tâm đúng mực của người làm luật đến quan hệ nội bộ
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
7
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
giữa vợ, chồng đều được tôn trọng tự do cá nhân, vợ và chồng bình đẳng, hạnh phúc và
lợi ích gia đình được đảm bảo.2
Tuy nhiên, việc nhập khối tài sản riêng vào khối tài sản chung và việc chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân có các quan hệ không giống nhau dưới mắt người thứ ba
đặc biệt là các chủ nợ. Thật vậy, ta sẽ thấy rằng các chủ nợ chung của vợ, chồng đều có
quyền đảm bảo thanh toán không chỉ bằng tài sản riêng của người mắc nợ. Nếu việc chia
tài sản chung không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích đa số chủ nợ, thì việc nhập tài sản
riêng vào khối tài sản chung lại làm phát sinh hậu quả bất lợi cho đa số chủ nợ riêng.
Kế thừa các tư tưỡng của các nhà làm luật năm 1986. Luật Hôn Nhân và Gia đình
năm 2000 tiếp tục thừa nhận sự phân chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ
hôn nhân, luật này nay đang có hiệu lực thi hành, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
cũng thừa nhận sự tồn tại của ban khối tài sản của vợ chồng, thừa nhận việc nhập tài sản
riêng vào khối tài sản chung và quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Việc kế thừa các vấn đề này đã đưa chế định chia tài sản chung của vợ và chồng lên một
bước phát triển mới, bước phát triển tới hoàn thiện, xóa bỏ những nhận thức không rõ
ràng về vấn đề chia tài sản riêng, tài sản chung trong suốt thời kỳ hôn nhân tồn tại một
khoảng thời gian khá dài ở các giai đoạn lịch sử trước. Các nguyên tắc liên quan được xây
dựng chi tiết hơn trước.
Trong chừng mực nào đó có thể nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
trong luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 là sự kế thừa có phát triển chế độ tài sản gia
đình của các Luật trước trong điều kiện sở hữu tư nhân mang tính chất cá nhân và trong
điều kiện vợ và chồng bình đẳng về mọi mặt.
Ta thấy Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
cũng quy định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thành ba
trường hợp: đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng và có lý do chính
đáng khác.
Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực tế lúc bấy giờ
mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác nhau. Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam đang ngày một củng cố và hoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ
hôn nhân và gia đình ngày một tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây
dựng đất nước ngày càng vững mạnh.3
2
3
Giáo trình luật hôn nhân và gia đình -Ts Nguyễn Ngọc Điện
Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình tập II các quan hệ tài sản của vợ chồng -Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
8
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.2. Các nguồn của luật về chế độ tài sản giữa vợ, chồng trong thời thời kỳ hôn nhân
và mối quan hệ tương quan của đối với các nguồn đó
Luật về chế độ tài sản được hình thành từ các nguồn luật khác nhau:
Thứ nhất, là các văn bản Hiến Pháp đặc biệt là Hiến Pháp năm 1992. Hiến Pháp
năm 1992 là đạo Luật cơ bản của Nhà nước, những nguyên tác của Hiến pháp được xây
dựng trên cơ sở chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước Xã Hội Chủ
Nghĩa. Hiến pháp ghi nhận những thành tựu sự nghiệp cách mạng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Giữa chế độ xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp với chế độ gia
đình trong Luật Hôn nhân và gia đình có mối quan hệ mật thiết và thống nhất. Bất cứ quy
định nào của luật Hôn Nhân và Gia Đình nói chung và các quy định về tài sản chung của
vợ, chồng nói riêng đều dựa vào cơ sở các quy định của Hiến pháp.
Thứ hai, là các văn bản Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm1986 mà cụ thể là
Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000. Đây là nguồn Luật trực tiếp quy định một cách
chi tiết về chế độ tài sản giữa vợ và chồng.
Thứ ba, là các văn bản Luật Dân Sự năm 1995, 2005. Giữa Luật Hôn nhân và gia
đình và Bộ luật Dân Sự 2005 có nhiều mối quan hệ tương quan, quan hệ mật thiết với
nhau. Đều khẳng định sự bình dẳng của vợ và chồng. Cùng quy định “Vợ và chồng đều
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung” cùng thống nhất rằng tài sản
chung của vợ và chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, hay nghĩa vụ của các khối tài sản
giữa vợ, chồng đối với người thứ ba mà cả hai có nghĩa vụ thực hiện. Vì vậy, trong chừng
mực nhất định có thể nói rằng luật về quan hệ tài sản là sự pha trộn giữa luật Hôn nhân và
Luật Dân sự. Dựa vào luật Dân sự, Luật về quan hệ tài sản của vợ, chồng xác định các
quy tắc liên quan đến thành phần cấu tạo của khối tài sản, đến quyền của vợ, chồng đến
khối tài sản đó, cũng như đến với các nghĩa vụ của vợ, chồng đối với người thứ ba và đối
với nhau. Dựa vào luật Hôn Nhân và Gia Đình, luật về quan hệ tài sản xây dựng các
nguyên tắc mang tính đặc thù liên quan đến nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng
tài sản cũng như việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định áp dụng trong
điều kiện người có nghĩa vụ, người có tài sản là vợ, chồng. Ngoài ra, còn có nhiều văn
bản Pháp Luật liên quan khác quy định về việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
1.3. Khái niệm về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.3.1. Khái niện về tài sản
Có nhiều cách để đưa ra khái niệm về tài sản, nhưng nhìn tổng quan có thể hiểu tài
sản theo hai cách:
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
9
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Cách thứ nhất, Nếu hiểu theo cách thông dụng thì tài sản là của cải được con người
sử dụng, một vật cụ thể mà con người có thể nhận biết được bằng giác quan hay tiếp xúc.
Như vậy, ở chừng mực nào đó ta có thể nói tất cả tài sản đều là vật hữu hình và được hữu
hình hóa.
Cách thứ hai, Theo từ điển pháp luật thì “Tài sản là tất cả những gì có thể định giá
bằng tiền, lưu thông được và thuộc sở hửu của một người nào đó”, với khía cạnh này thì
tài sản được hiểu một cách rộng hơn bao gồm các tài sản hửu hình và vô hình.
Tuy nhiên, khái niệm về tài sản chỉ được hiểu rõ khi Bộ luật dân sự ra đời tại Điều
163 tài sản bao gồm: “vật. tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản”. Theo quy định
của luật Dân sự 2005 thì vật ở đây có thể là vật có thật, hữu hình như: nhà ở, đất đai, các
công trình xây dựng… nhưng cũng có thể vật hình thành trong tương lai như: trái cây sẽ
được thu hoạch trong vài tháng tới, một công trình sẽ được hình thành trong tương lai,
những con gia súc con sắp được mẹ sinh ra…..
Tài sản được phân loại như sau:
-Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Ðất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với
nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Ðộng sản là những tài sản không phải là bất động sản.
- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
- Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
-Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
-Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là
một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
Ngoài ra, còn có vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu
hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ….4
1.3.2. Tài sản chung của vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Vậy Nhà nước sẽ làm
gì để “bảo hộ Hôn nhân và gia đình”? Có rất nhiều biện pháp mà một biện pháp không
thể thiếu được là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn
nhân và gia đình. Trong gia đình Xã Hội Chủ Nghĩa, vợ chồng cùng nhau chăm lo gánh
4
Giáo trình luật dân sự Việt Nam- Ts. Nguyễn ngọc Điện.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
10
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
vác công việc gia đình, do đó tài sản của vợ chồng không chỉ để phục vụ cho bản thân mà
còn cho cả các thành viên khác trong gia đình.
Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở xem xét mối liên hệ của tài sản và cuộc sống vợ
chồng từ thực tiễn đã quy định vợ chồng có tài sản chung.
* Căn cứ xác định tài sản chung
Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của pháp luật về việc hình
thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản ấy.
Trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa nam nữ kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu chân chính,
bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ chồng tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được
xác lập.
Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000:
“ 1. Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời
kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài
sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử
dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung
khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của
cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
Như vậy, ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loại tài sản thuộc sở
hữu chung của vợ chồng, thì nhà làm luật còn căn cứ vào nguyên tắc suy đoán để xác
định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh chấp, nhưng không đủ cơ sở
để xác định tài sản riêng của vợ chồng thì coi là tài sản chung. Đây là quy định mới của
Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công tác xét xử
và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên.
Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự ra đời và tồn tại
của quan hệ vợ chồng. Luật quy định, những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ
hôn nhân” mới được coi là tài sản chung của vợ chồng.
“Thời kỳ hôn nhân” là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu
từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tế có
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
11
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau không có đăng ký kết hôn, khi phát sinh mâu thuẫn
thì đưa nhau ra toà xin ly hôn và phân chia tài sản. Để giải quyết tình trạng hôn nhân thực
tế còn tồn đọng từ trước, khi xem xét hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng
theo hôn nhân thực tế sẽ theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội
ngày 09/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của TANDTC ngày23/12/2000.5
Như vậy, căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết phải dựa trên cơ
sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng. Toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân này được coi thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản do vợ và chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh
doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài sản chung của
vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh
vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của
gia đình mình.
Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất
thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ
hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục vụ cho
nhu cầu của gia đình, thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng
trong gia đình…Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài
sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền
vàng, công sức để tạo ra. Vì lẽ đó, chúng ta phải hiểu tài sản do vợ, chồng tạo ra theo cả
hai nghĩa như thế mới thấu suốt được tinh thần điều luật.
Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham gia lao động, sản xuất kinh doanh để tạo ra
tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp pháp. Thu nhập từ lao động là thu nhập cơ
bản, chính đáng chủ yếu của người lao động. Trong xã hội ta, lao động vừa là quyền lợi
vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được
Nhà nước ghi nhận là một quyền hiến định, Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện
cho các cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi nó một mặt vừa mang lại
tài sản để duy trì ổn định và phát triển của gia đình, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát
triển cũng như làm giàu cho xã hội.
Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn cứ để luật phân
định công sức đóng góp của các bên vợ chồng. Như vậy, dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề
5
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của TANDTC ngày 23/12/2000
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
12
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
khác nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất
kinh doanh theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đều là tài sản chung.6
- Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo hướng
dẫn tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP thì “những thu nhập hợp pháp khác”
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng
thưởng xổ số… mà vợ chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở
hữu theo quy định của BLDS năm 2005 tại các Điều 240 (xác lập quyền sở hữu đối với
vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy), Điều 239 (xác lập quyền sở hữu đối với vật
vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu), Điều 243 (xác lập quyền sở hữu đối
với gia cầm bị thất lạc), Điều 244 (xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước),
Điều 242 ( xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc).
Như vậy, chỉ những tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợ chồng cùng tạo ra hoặc
được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung là tài
sản chung của vợ chồng. Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là
“tặng cho”. Tài sản này thường không nhiều bởi vì khi xây dựng gia đình vợ chồng bao
giờ cũng mong muốn cùng nhau tạo lập tài sản để phát triển kinh tế gia đình. Tuy vậy, nó
lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa những
người thân và bạn bè. Ngoài ra vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kế theo
di chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần di sản bằng nhau khi
thừa kế theo pháp luật.
Tài sản chung của vợ chồng còn được tạo lập bởi sự thoả thuận của vợ chồng, bao
gồm tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung và tài sản do vợ chồng nhập từ tài
sản riêng vào thành tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản
chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của một bên thì vô hiệu. Đây là quy
định rất mềm dẻo, linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba tham gia vào quan
hệ tài sản đối với vợ hoặc chồng.
Đối với tài sản không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp
là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó cũng là tài sản chung. Ở đây nhà làm luật đã áp
dụng nguyên tắc suy đoán để giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Đây
chính là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000.
Điều 5 Nghị định số 70/2000/NĐ- CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định các
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và
6
Giáo trình luật hôn nhân và gia đình phần 2 –Ts. Nguyễn Ngọc Điện
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
13
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
chồng như: nhà ở, quyền sử dụng đất….Với quy định này đã thể hiện sự bình đẳng giữa
vợ chồng trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Như vậy, Lụât HN&GĐ năm 2000 đã quy định các căn cứ xác lập tài sản chung của
vợ chồng, dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc các loại tài sản, đảm bảo cho quyền lợi
của vợ chồng đối với tài sản chung. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các Toà án nhanh
chóng giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng.
* Nội dung quyền sở hữu tài sản
Theo quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000:“Vợ, chồng đều có quyền
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của
vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung
của vợ chồng”.
Như vậy, về mặt nguyên tắc vợ, chồng có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nó xuất phát từ quyền bình đẳng của vợ
chồng đối với tài sản chung. Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định:
“Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá
trị lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh
doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư
kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29”. Cụ thể hoá quy định trên Luật
HN&GĐ đã có hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Nghị đinh số 70/2000/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của Chính phủ.
Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986 thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định
khá cụ thể và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung.
Bên cạnh việc quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm
2000 còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Quy định này góp phần làm lành
mạnh hoá các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở để xây dựng những gia đình hoà
thuận, hạnh phúc.
1.3.3. Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau chung
sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “êm đềm”. Trong quan
hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt
rạch ròi nguồn gốc tài sản và tài sản của ai, nhưng cuộc sống gia đình không tránh khỏi
việc phát sinh các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt
tài sản chung. Chỉ đến khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh, lúc đó các tranh chấp về tài
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
14
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
sản mới đựơc đặt ra, tuỳ theo mức độ khác nhau mà họ có thể yêu cầu ly hôn hay xin chia
tài sản chung mà không yêu cầu ly hôn.
Chính vì vậy, việc quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân trở thành một nhu cầu tất yếu đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Một mặt giải
toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các cá nhân tự phát huy
được các khả năng của mình trong xã hội. Mặt khác, giúp cho các Toà án giải quyết
nhanh chóng các vụ việc.
Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ
năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ chồng. Trong nhiều năm qua chế
định này đã từng bước đi vào cuộc sống phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây
dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Vậy chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là “Chia tài sản chung
của vợ chồng là việc vợ chồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài
sản chung của vợ chồng dựa trên những điều kiện nhất định, nhằm bảo đảm cho các bên
tự chủ trong việc sử dụng, định đoạt, tài sản của mình trong khối tài sản chung”.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 do nhiều điều kiện và nguyên nhân khác nhau
đã không đặt vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà tất cả tài
sản của hai người điều thuộc sở hữu chung của hai người, không phân biệt tài sản chung
hay tài sản riêng. Bởi vậy, thời kỳ này lợi ích cá nhân luôn gắn liền với lợi ích tập thể,
không tồn tại nhiều hình thức sở hữu và đa dạng thành phần kinh tế như hiện nay. Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy Hiến pháp 1980 đã
công nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng nhưng chưa ghi nhận việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đến Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 ra đời vấn đề này được quy định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ
chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng
khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản. Việc phân chia tài sản chung phải
được lập thành văn bản, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm tránh việc thực
hiện nghĩa vụ về tài sản thì không được pháp luật công nhận”. Sở dĩ luật cho phép chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là do yêu cầu thực tiễn đời sống kinh
tế xã hội, xuất phát từ nhiều lý do, sau đây là những lý do cơ bản về việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Thứ nhất, trong cuộc sống gia đình nhiều khi không thể tránh khỏi những căng
thẳng, bất hòa dẫn đến tình trạng không thể sống chung với nhau được, nhưng do nhiều lý
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
15
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
do, trong đó chủ yếu là con cái nên họ không muốn ly hôn. Việc cho phép chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là biện pháp dung hòa tối thiểu những xung
đột, mâu thuẫn của vợ chồng trước hết là trong quan hệ tài sản, sau đó là những quan hệ
nhân thân khác, đồng thời giữ được hòa khí cũng như tạo sự ổn định nhất định giữa các
thành viên trong gia đình.
Thứ hai, là cơ sở kế thừa những quy định tiến bộ của Luật Hôn nhân gia đình năm
1986 cũng như xuất phát từ yêu cầu khách quan làm thay đổi để hợp với Hiến pháp năm
1992 về việc mở rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, quy định tại Điều 29 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham
gia vào các quan hệ kinh tế, xã hội nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều
có quyền thực hiện các quyền năng hợp pháp của mình như quyền tự do kinh doanh,
quyền tham gia các giao dịch dân sự. Để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra ảnh
hưởng đến kinh tế chung của gia đình, cũng như tạo điều kiện cho vợ chồng được tự do
thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có
quyền phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ ba, quy định này đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia vào các
giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay việc duy trì và phát triển đời sống
gia đình đã thúc đẩy vợ, chồng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự. Hoạt động này
mang lợi ích cho vợ chồng cũng như phát sinh các nghĩa vụ của vợ chồng đối với người
thứ ba cùng tham gia giao dịch. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người
thứ ba cần biết quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch,
mức độ tài sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định này tạo ra sự công
bằng, hợp lý, đảm bảo sự an toàn về tài sản không những cho người thứ ba mà còn cho cả
gia đình.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành
văn bản, có đủ chữ ký của cả hai vợ chồng phải có ngày, tháng, năm lập văn bản. Văn bản
có thể được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của bên vợ, bên chồng hoặc theo quy
định của pháp luật. Theo Điều 6, Nghị định 70/2001/NĐ-CP văn bản thỏa thuận phải có
các nội dung:
a/ Lý do chia tài sản;
b/ Phần chia tài sản (bao gồm động sản, bất động sản, các quyền tài sản); trong đó
cần mô tả rõ tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
c/ Phần tài sản còn lại không được chia, nếu có;
d/ Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
16
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
đ/ Các nội dung khác nếu có.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định rõ phần tài sản của mỗi bên sao khi
chia, là chứng cứ quan trọng để giải quyết nếu hai bên xảy ra tranh chấp, bên cạnh việc
quy định về chế độ phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, do thực
tế cuộc sống có những người chia tài sản chung để thực hiện việc đầu tư kinh doanh, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng và có lý do chính đáng khác.
Sau khi chia tài sản chung thì quan hệ tài sản giữa vợ chồng có sự thay đổi. Chế độ
cộng đồng tài sản chấm dứt thay vào đó là hai chủ sở hữu riêng biệt được tách rời ra từ
khối tài sản chung. Tuy nhiên, vấn đề này không hoàn toàn tuyệt đối và vẫn còn tồn tại
“thời kỳ hôn nhân” và việc phân chia tài sản cũng không được triệt để như khi ly hôn.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 29 và Điều 30 thì phân
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể chia một phần hoặc toàn
bộ tài sản chung tùy thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng. Nếu vợ chồng không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này phù hợp với thực tế của cuộc sống, đảm
bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ tài sản của vợ chồng, đồng thời đảm bảo lợi ích chung
của cả gia đình. Trên thực tế, yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng chỉ được
đặt ra trong hoàn cảnh đặc biệt như thực hiện nghĩa vụ tài sản quá lớn nếu một phần tài
sản chung thì không đủ hoặc có bên yêu cầu chia khi bên kia có hành vi phá tán tài sản
như: nghiện hút, rượu chè, cờ bạc….
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung còn
lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh
doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi người sau khi chia tài sản chung là tài
sản riêng của vợ chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp tài sản
chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia thuộc sở hữu riêng
của mỗi người; phần còn lại không được chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Khi chia tài sản chung, thì giữa vợ chồng có thể chấm dứt về mặt quan hệ tài sản
nhưng về mặt nhân thân thì họ vẫn phải có nghĩa vụ với nhau vì nhiều lẽ mà trước hết là
hôn nhân của họ vẫn còn tồn tại. Vì vậy, vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ yêu thương,
chăm sóc lẫn nhau… cũng bởi lẽ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chủ yếu
là thuận tiện cho các giao dịch, nhưng tình cảm của họ thì không có tác động gì. Vì vậy,
không có lý do gì khi chia tài sản chung xong thì quan hệ về nhân thân của họ chấm dứt.7
7
Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình tập II các quan hệ tài sản của vợ chồng -Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
17
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành nhằm làm cho vấn đề phân
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phù hợp với thực tế. Tại Điều 29,
khoản 1 “Trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì có thể thỏa thuận chia tài sản” đây là nền tảng
pháp lý cho việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 8
1.4. Đặc điểm về vấn đề phân chia chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trên tinh thần Nghị quyết số 35 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc Hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về việc thi hành luật Hôn nhân và gia đình cũng
đã ghi nhận rõ.
Về quan hệ tài sản của vợ, chồng chỉ được xác lập sau khi xác lập quan hệ hôn nhân
và chỉ tồn tại giữa các chủ thể là vợ, chồng hợp pháp với nhau cụ thể có những đặc điểm
sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm
1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn
thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa
án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987
đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này
thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực
cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn,
nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật
không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu
ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu
về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 để giải quyết.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại điều 29 “Chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân”.
8
Giáo trình luật Hôn nhân gia đình phần 2 quan hệ tài sản của vợ chồng- Ts. Nguyễn Ngọc Điện.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
18
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận
chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận
được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài
sản không được pháp luật công nhận.
Việc chia tài sản khi hôn nhân tồn tại là một trường hợp đặc biệt, chia tài sản chung
như trong trường hợp ly hôn, nếu chia tài sản chung khi hôn nhân đổ vỡ trên thực tế
nhưng chưa chấm dứt về mặt pháp lý, thì vợ và chồng có thể tính toán với nhau một cách
sòng phẳng trong việc xác lập phần quyền của mỗi người dựa vào sự phát triển của khối
tài sản chung để thanh toán khối tài sản đó trước khi tiến hành phân chia. Việc chia tài
sản chung theo phần cũng giống như chia tài sản khi ly hôn. Chia tài sản như biện pháp
hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh đây là một cách tạo cơ hội cho vợ hoặc chồng thực hiện
nghĩa vụ riêng. Khi giữa hai bên không có thỏa thuận với nhau trong khối tài sản chung,
thì vợ và chồng có thể thỏa thuận về việc dành cho người cần có nhu cầu có tài sản riêng
để thực hiện mục đích kinh doanh riêng của mình. Phân chia tài sản chung không làm
thay đổi chế độ tài sản (không có chuyện thỏa thuận ngược lại với các quy tắc thuộc chế
độ chung), Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là biện pháp giúp cho vợ, chồng
chuyển các tài sản chung cụ thể đã được tạo ra và hiện hữu trong khối tài sản chung của
vợ, chồng thành tài sản riêng của mọi người. Tuyệt đối không thỏa thuận về việc chia tài
sản chung sẽ có trong tương lai. Có thể nói trong cơ cấu Luật năm 2000 việc chia tài sản
giúp các bên có thể tham gia vào các giao dịch một cách độc lập và thực hiện được quyền
tuyệt đối, đây được coi là đặc điểm nổi bật trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân.9
1.5. Ý nghĩa về vấn đề phân chia chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trong xã hội có giai cấp, vấn đề chia tài sản của vợ chồng bị chi phối bởi ý chí của
giai cấp thống trị. Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua
nhà nước, bằng pháp luật, tác động vào các quan hệ tài sản của vợ chồng làm cho các mối
quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp đó.
Do pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nên trong nền lập pháp của
mỗi nhà nước, vấn đề chia tài sản của vợ chồng đều theo ý chí của nhà nước đó. Vì vậy,
9
Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình phần tập II các quan hệ tài sản của vợ chồng -Tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Điện
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh
19
SVTH: Nguyễn Tấn Đạt