TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008- 2012
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Cần Thơ, tháng 4/2012
Sinh viên thực hiện:
Bùi Văn Bảo
MSSV: 5085865
Lớp: Luật Tư pháp 2-K34
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên người viết xin gởi lời cảm ơn đến thầy cô Khoa luật
Trường Đại học Cần Thơ, đã tận tụy truyền cho người viết nguồn
kiến thức sâu rộng để nghiên cứu đề tài này.
Và hơn hết, người viết xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn
Thị Ngọc Tuyền đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên người
viết hoàn thành đề tài này.
Luận văn hoàn thành còn nhờ sự động viên, giúp đỡ tận tình của
gia đình và bạn bè – những người luôn sát cánh với người viết trong
thời gian qua.
Nhưng với điều kiện và thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu
và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ắt hẳn đề tài sẽ có nhiều thiếu
sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi người
viết hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ vào sự phát triển chung của nền
khoa học pháp lý. Người viết rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo
tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị,
độc giả quan tâm đến đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Bùi Văn Bảo
Cần Thơ, ngày…04….tháng…4….năm…2012……
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA ............................... 3
1.1. Khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ ................................................................. 3
1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra................................................................................................................... 4
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng............................... 4
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra ................................................................................................................... 7
1.2.3. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra............................................................................................................. 9
1.2.4. Các loại nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành....................................................................................................... 10
1.3. Năng lực chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................................ 13
1.3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra của cá nhân ...................................................................................... 14
1.3.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là pháp nhân..................................................................................... 15
1.4. Lược sử hình thành và phát triển trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................ 16
1.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
theo luật cổ ............................................................................................................. 16
1.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong luật cận đại.................................................................................................... 18
1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong luật hiện đại .................................................................................................. 22
1.5. Sự cần thiết ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................................ 22
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY
HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA..................................................................................... 25
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra ................................................................................................. 25
2.1.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao
độ ............................................................................................................................ 25
2.1.2. Phải có sự gây thiệt hại cho người khác của nguồn nguy hiểm cao độ.............. 27
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự tự thân gây thiệt hại
của nguồn nguy hiểm cao độ.................................................................................. 28
2.1.4. Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra ................................................................................................................. 29
2.2. Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................................ 31
2.2.1. Chủ thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ........................ 31
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.2.2. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật................................................................................................................. 35
2.3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra............................................................................. 37
2.3.1. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại..................................... 37
2.3.2. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng .............................................. 39
2.3.3. Thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết ............................................................. 40
2.4. Xác định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ..................... 42
2.4.1. Xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra ................................................................................................................. 42
2.4.2. Xác định bồi thường thiệt hại về vật chất do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra ...................................................................................................................... 46
2.5. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ............................................ 52
2.5.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ................. 52
2.5.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra........................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY
RA VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT................................................................... 59
3.1.Thực trạng áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra ................................................................................................. 59
3.1.1. Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ............................................................... 59
3.1.2. Đối với điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ......................................................................................... 61
3.1.3. Chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm
hữu và sử dụng....................................................................................................... 65
3.1.4. Đối với nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại............................ 67
3.2. Một số ý kiến đề xuất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................................ 68
3.2.1. Bổ sung khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ ................................................. 68
3.2.2. Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ......................................................................................... 69
3.2.3. Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho
người khác sử dụng................................................................................................ 70
3.2.4. Bổ sung trách nhiệm của Nhà nước khi nguồn nguy hiểm cao độ tự
nhiên gây thiệt hại .................................................................................................. 71
3.2.5. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 623 và điểm c mục 2 phần III của Nghị
quyết 03/2006.......................................................................................................... 72
3.2.6. Về giải thích luật liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ.................................. 72
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, của khoa học kỹ
thuật hiện đại đem đến cho con người những thành tựu to lớn và kéo theo những
hệ lụy mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con
người. Đó là những vụ tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc, những vụ rò rỉ điện
đầy thương tâm hay những vụ cháy, nổ đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tài sản... của các chủ thể trong xã hội, trong nhiều trường hợp được xác định
lên đến hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong thực tiển, việc áp dụng trách nhiệm
bồi thường thiệt hại có sự nhằm lẫn giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm bồi thường do hành vi của con
người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ: bản thân hoạt động của nó luôn
tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mặc dù, con người
luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những
thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Để bảo đảm
quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm
bồi thường cả khi không có lỗi.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam (Bộ luật dân sự 2005) đã dành hẳn một
chương (chương XXI - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) với 26
điều luật quy định và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm
2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra có một vị trí đặc biệt quan trọng, đây là quy định mang tính nguyên tắc, liên
quan tới bồi thường thiệt hại không cần chứng minh yếu tố lỗi và đây là lý do
người viết chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra” để làm đề tài nguyên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và đối tượng nguyên cứu
Luận văn này nhằm mục đích nguyên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý
luận, các khía cạnh pháp lý về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn diện hơn để
nâng cao kiến thức cho bản thân, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật, đưa ra
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 1
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
những ý kiến hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Thông qua đó, người viết hy vọng đóng góp một phần
nhỏ công sức, công trình nguyên cứu cho nền khoa học pháp lý.
3. Phạm vi nguyên cứu
Luận văn này nguyên cứu về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, người viết chủ yếu dựa vào những quy định của Bộ luật
dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
cùng với một vài văn bản pháp luật có liên quan.
4. Phương pháp nguyên cứu
Cơ sở khoa học pháp lý và những nội dung lý luận về luật học là nền tản
trong việc nguyên cứu. Bên cạnh đó người viết còn sử dụng các phương pháp sau:
-
Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để tìm hiểu các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Phương pháp chứng minh được sử dụng để đưa ra những dẫn chứng
cụ thể.
Phương pháp tổng hợp, thống kê tài liệu như chương trình tìm kiếm,
tra cứu để thu thập thông tin.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có ba
chương:
-
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 3: Thực trạng áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và một số ý kiến đề xuất.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 2
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1. Khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ
Trên thực tế, có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống tải điện,
dây truyền sản xuất trong nhà máy… mà bản thân hoạt động của nó luôn tìm ẩn
khả năng gây thiệt hại cho mọi người xung quanh. Mặc dù chủ sở hữu, người được
chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chúng luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành
chúng một cách an toàn hay tìm các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn chỉ kiểm
soát được một cách tương đối và vẫn có thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra
nằm ngoài sự kiểm soát đó. Trên cơ sở đó pháp luật Việt Nam hiện hành quy định:
“nguồn nguy hiểm cao độ là các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác theo quy định của
pháp luật”1. Hay trong nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTPTANDTC cũng đã quy
định: “Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều
623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó.
Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ
vào Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm 13 Điều 3 Luật giao thông
đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ôtô, máy kéo, xe
môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ
giới dùng cho người tàn tật”; Phương tiện giao thông đường thủy nội địa là tàu,
thuyền và các cấu trúc nổi khác có động cơ, hoặc không có động cơ chuyên hoạt
động trên đường thủy nội địa2. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có văn bản nào
đưa ra định nghĩa chính xác về nguồn nguy hiểm cao độ. Khoản 1 Điều 623 BLDS
cũng như Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTPTANDTC chỉ liệt kê các đối tượng
đặc trưng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Từ những đối tượng liệt kê trên,
người viết nhận thấy: nguồn nguy hiểm cao độ là những vật thể hay chất thể tồn
tại trong tự nhiên, xã hội mà trong quá trình tồn tại, hoạt động của nó có khả
năng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho mọi người xung quan. Hay nói một
1
2
Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005
Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 3
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
cách khác, các đối tượng là nguồn nguy hiểm cao độ luôn luôn có khả năng gây
nguy hại cho con người và tài sản. Chính tính chất nguy hiểm của tài sản là nguồn
nguy hiểm cao độ, trong quá trình tồn tại và hoạt động của chúng đòi hỏi người
chiếm hữu, sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật liên
quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, nếu vi phạm về quy định quản lý, sử dụng mà
gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại.
1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.2.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
"Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước
pháp luật. Vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ"; "Công dân có quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành... Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế của công dân"; "Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm"…
Các quyền nêu trên đồng thời là khách thể bảo vệ của nhiều ngành luật
khác nhau. Mọi hành vi trái pháp luật, đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhà nước quy định những hình thức trách nhiệm pháp lý buộc những người có
hành vi vi phạm pháp luật khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của họ gây
ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có.
Nhiệm vụ của Luật dân sự là bảo vệ các quyền và lợi ích nói trên dưới góc
độ đặc thù của ngành luật này. Điều 1 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định:
"Bộ luật dân sự có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn
pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội".
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với người khác
làm phát sinh các quan hệ pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại. Điều 604 Bộ
luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản của pháp
nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường; Trong trường
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 4
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
hợp pháp luật có quy định người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó". Như vậy, theo
quy định trên, người có hành vi gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại.
Trong giáo trình luật dân sự của các trường đại học luật, cũng như các sách
báo pháp lý khác khi đề cập đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng chưa đưa ra khái niệm chính thức về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Theo giáo trình Luật dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, một
trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện gây thiệt hại do hành vi
trái pháp luật đồng thời đó cũng là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Như vậy, theo quan điểm này thì sự kiện gây thiệt hại do hành
vi trái pháp luật làm phát sinh nghĩa vụ dân sự . Đồng thời, cũng theo quan điểm
này, sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "gây thiệt hại do hành vi
trái pháp luật"3 là một trong các căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự và cũng là
một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Khi đã phát sinh nghĩa vụ dân sự,
thì người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực,
theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu người
có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu
trách nhiệm dân sự đối với người có quyền. Theo tinh thần quy định tại Mục 2
Chương XVII Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự, thì trách nhiệm dân sự bao gồm: trách
nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật; trách nhiệm do không thực hiện nghĩa
vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc; trách nhiệm do chậm
thực hiện nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
dân sự... Thực tiễn cũng đã chứng minh rằng, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
phải có trách nhiệm phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được quy định tại chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và trách nhiệm
này bao gồm trách nhiệm bồi thường cả về vật chất và tinh thần khi có sự thiệt hại
xảy ra. Vậy, từ những phân tích trên người viết đưa ra khái niệm về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
3
Khoản 7 Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 5
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh khi người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô
ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại.
1.2.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại
trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật
quy định ngoài hợp đồng xâm hại tới quyền và lợi ích của người khác thì phải bồi
thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phát sinh
trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành
vi trái pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện
nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thường thiệt
hại ngoài hợp đồng đối với hành vi vi phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân và tổ chức khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặc ra khi thỏa mãn
những điều kiện nhất định đó là: có thiệt hại xãy ra, có hành vi trái pháp luật, có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra, có lỗi của
người gây thiệt hại. Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm
của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi
không có đủ các điều kiện trên điển hình là trường hợp bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường.
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp
dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật thì còn áp dụng đối với một số
chủ thể khác như cha mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với
người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân….
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt
hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể được xem xét
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 6
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
giảm trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so
với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Nhưng trong thực tế, việc giảm
mức bồi thường thiệt hại chỉ đặc ra khi người gây thiệt hại là tài sản của Nhà
Nước, khi thiệt hại không phải của cơ quan Nhà Nước thì thường người gây thiệt
hại không được giảm mức bồi thường.
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những
trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều
623 Bộ luật Dân sự 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt bởi lẽ: thiệt hại xảy ra không
phải do hành vi và do lỗi của con người mà do chính hoạt động của chính nguồn
nguy hiểm cao độ luôn tìm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường và mọi người
xung quanh. Mặc dù, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ
có thể không có lỗi đối với thiệt hại, nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho
người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Pháp
luật Việt Nam không có một khái niệm đầy đủ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nhưng có thể hiểu đó là loại trách nhiệm phát
sinh đối với người sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho con người và tài sản.
Thiệt hại là thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm đó tự thân gây ra thiệt hại
cho người khác, không phải do hành vi sử dụng của chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại,
nếu do hành vi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao
độ sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại cho người khác thì không
phải là thiệt haị do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà là thiệt hại do sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ là công cụ, phương tiện gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được xác định là trách nhiệm thông thường của hành vi trái pháp
luật gây thiệt hại.
Ví dụ: Khoảng 10 giờ 15 ngày 8-1, xe tải thi công công trình đường Kha
Vạn Cân biển kiểm soát 57L-4859 do tài xế Trần Văn Quỳnh lưu thông trên đường
Võ Văn Ngân đổ dốc xuống vòng xoay chợ Thủ Đức, bất ngờ mất thắng. Lúc này
nhiều người đi từ các hướng Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân đang đổ vào vòng xoay
hốt hoảng nháo nhào né tránh khi nghe tiếng kêu la của tài xế nên may mắn thoát
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 7
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
nạn. Tuy nhiên, 2 xe máy vẫn không kịp tránh bị cuốn vào gầm xe tải, một người
kịp nhảy ra ngoài chỉ bị thương nhẹ, còn một phụ nữ (chưa rõ danh tính) không
nhảy kịp nên bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trong ví dụ này ta thấy,
việc mất phanh là do nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, sự gây thiệt hại là tự
thân nguồn nguy hiểm cao độ đó gây ra. Vì thế trường hợp này là thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Nhưng cần phải phân biệt sự tự thân gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm
cao độ hay do hành vi trái pháp luật của người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Ví dụ: Ngày 6/3/2012, công an huyện Châu Phú (An Giang) cho biết, đang tiến
hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết tại chỗ trên
quốc lộ 91. Trước đó, lúc 19h30, ngày 05/3 xe tải mang biển số kiểm soát 67L
6381 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông theo hướng từ Tp Long Xuyên về thị xã
Châu Đốc (An Giang) , với tốc độ khá nhanh. Khi đi đến ấp Mỹ Thiện, Xã Mỹ
Đức, huyện Châu Phú thì bất ngờ lạc tay lái, lao qua bên trái hất văng người phụ
nữ đang đứng bán cháo ven đường. Chưa dừng lại, chiếc xe tiếp tục lao thẳng
xuống lề đường, đâm vào quán cà phê cạnh quốc lộ 91, khiến nhiều người trong
quán hoảng loạn bỏ chạy. Do sự việc diễn ra quá nhanh, anh Nguyễn Văn Dũng
(33 tuổi, cùng ngụ xã Mỹ Đức huyện Châu Phú) đang uống cà phê trong quán
không kịp chạy thoát, bị tông chết tại chỗ. Chủ quán Nguyễn Văn Giang 40 tuổi bị
thương nhẹ ở đầu, sau khi gây tai nạn, tài xế xe tải đã rời khỏi hiện trường. Danh
tánh người phụ nữ được xác định là bà Võ Thị Sàn (55 tuổi cùng ngụ xã Mỹ Đức).
Trong ví dụ này ta thấy, xe tải đó là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng thiệt hại
không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, đây chỉ là thiệt hại do hành vi của
con người cụ thể là do Trần Văn Quỳnh. Thiệt hại này là thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc trường hợp được quy
định tại điều 618 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định khá cụ thể tại Điều 623 Bộ luật
Dân sự 2005 và Mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Như vậy, có thể nói, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là một loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt của cá nhân, pháp nhân là
chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ, hoặc nguồn nguy hiểm cao độ do người
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 8
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
khác không phải là chủ sở hữu chiếm hữu và sử dụng có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho người khác.
1.2.3. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra
Xuất phát từ điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, có thể khẳng định đặc điểm của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm dân sự về tài
sản và trách nhiệm dân sự này không cần điều kiện lỗi.
Thứ nhất, cũng giống như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra nói riêng chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Thiệt hại theo khái niệm chung được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất
của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hoặc của Nhà nước về sức khỏe, tính mạng, tài
sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm, thi thể, mồ mả... được xác định bằng một khoản
tiền và những chi phí hợp lí, phù hợp nhằm khắc phục những tổn thất về vật chất,
tinh thần cho chủ thể bị thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra chỉ mang tính chất thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe chứ không bao
gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay thi thể, mồ mả... Bởi xuất phát từ
chính đối tượng gây thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo
khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải
điện, thú dữ, vũ khí,... đồng thời thiệt hại xảy ra do bản thân nguồn nguy hiểm cao
độ đang trong tình trạng hoạt động chứ không phải bởi hành vi trái pháp luật có
yếu tố lỗi của con người nên rõ ràng, nguồn nguy hiểm cao độ chỉ có thể gây ra
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản chứ hoạt động của các đối tượng này
dẫn tới thiệt hại không thể là thiệt hại về uy tín, danh dự, nhân phẩm.
Thứ hai, nếu như lỗi là một trong bốn điều kiện cơ bản làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra lại dựa trên sự suy đoán trách nhiệm
của chủ sở hữu hay người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Xuất phát từ việc
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh
khi thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng vận hành,
nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, người đang sử
dụng... và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Theo khoản 3 Điều 623
Bộ luật Dân sự năm 2005: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 9
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ
các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị
thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp
thiết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ
trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp chứng minh được họ không có lỗi
trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ.
Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng không loại trừ khả năng thiệt hại
xảy ra do một phần lỗi của chủ sở hữu, người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận
hành nguồn nguy hiểm cao độ. Những hành vi để xảy ra thiệt hại này của người
trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính
quyết định đến việc xảy ra thiệt hại. Ví dụ như trước khi xuống dốc, lái xe không
kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận
hành tốt… Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn
không có lỗi của con người như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn
đến đổi hướng đột ngột gây thiệt hại...
Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một
trong những trường hợp đặc biệt. Theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh là
trách nhiệm pháp lý nâng cao không nhất thiết đòi hỏi phải chứng minh yếu tố lỗi
của chủ thể gây thiệt hại. Nếu căn cứ vào yếu tố lỗi và cho nó là điều kiện bắt buộc
để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và
nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi từ
phía gây thiệt hại thì thực sự là việc quá khó khăn, gần như không thực hiện được.
Từ đó không thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản,
tính mạng, sức khỏe do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Do đó, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ phát sinh mà không cần
điều kiện lỗi.
1.2.4. Các loại nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành
Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao
độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy
công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,
thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Ngoài ra,
điểm b khoản 1 Mục III Nghị quyết 03/2006 cũng đã hướng dẩn việc phân nguồn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 10
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
nguy hiểm cao độ ngoài việc căn cứ vào khoản 1 Điều 623 thì còn phải căn cứ vào
các văn bản pháp luật có liên quan. Vậy, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam hiện hành thì có thể chia nguồn nguy hiểm cao độ ra các loại
sau:
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Theo Luật Giao thông đường bộ
2008 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009) quy định: “ Phương tiện giao
thông cơ giới bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ôtô, máy kéo, rơ mooc hoặc sơ
mi rơ mooc được kéo bởi xe ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”4.
Theo khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 thì phương tiện vận tải cơ
giới bao gồm: phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không “ được trang bị và hoạt động bằng máy móc. Đặc điểm
của phương tiện vận tải cơ giới là một loại tư liệu mà khi sử dụng đòi hỏi các điều
kiện về người sử dụng và về an toàn kỹ thuật. Mặt khác, do vận hành bằng động
cơ phương tiện vận tải cơ giới có thể gây nguy hiểm cao độ cho những người xung
quanh. Hơn nữa, phương tiện vận tải cơ giới hiện nay đang được sử dụng phổ biến
có giá trị và mang tính xã hội cao, là đối tượng thường được chuyển nhượng, cho
thuê, cho mượn, thế chấp, bảo đảm. Trong các vụ tai nạn do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra thì số vụ tai nạn do phương tiện vận tải cơ giới gây ra chiếm số lượng
lớn và có mức độ thiệt hại cao. Vấn đề được đặc ra là không phải tất cả các
phương tiện giao thông cơ giới là nguồn nguy hiểm, chỉ những phương tiện giao
thông cơ giới nào đã được liệt kê tại khoản 18 Điều 13 mới được gọi là nguồn
nguy hiểm cao độ.
Hệ thống tải điện : Theo luật Điện lực 2004 không đưa ra khái niệm thế nào
là hệ thống tải điện mà chỉ đưa ra khái niệm lưới điện , thiết bị đo đếm điện:
“… Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị
phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành,
được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phố…
Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện
áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và
các thiết bị, phụ kiện kèm theo.”5
4
5
. Khoản 18 Điều 3 luật Giao thông đường bộ
. Khoản 3, 14 Điều 3 Luật Điện lực.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 11
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tuy nhiên trong hệ thống truyền tải điện còn có hệ thống trang thiết bị phát
điện vì vậy nó cũng được coi là bộ phận trong hệ thống truyền tải điện.
Vũ khí: Vũ khí bao gồm:
a) Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành;
các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn
phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng,
hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng an ninh.
b) Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể theo chuyên dùng
các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể
thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.
c) Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc
không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, súng hoả mai, súng tự chế và các loại
đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.
d) Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả
đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ
Nội Vụ quy định theo quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, ban
hành kèm theo Nghị định 47/1996/NĐ-CP6.
Chất cháy, chất nổ: là chất lỏng, chất khí, chất rắn,... dễ gây cháy nổ theo
khoản 2 Điều 3 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001. Chất cháy có đặc tính tự
bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các
yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, xăng, dầu…). Chất nổ có khả
năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt có phát ra ánh sang (thuốc nổ, thuốc súng,…).
Chất độc: là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính
mạng của con người, động vật, cũng như đối với môi trường xung quanh. Các chất
độc có thể gây hư hại, bệnh, hoặc tử vong cho các cơ thể, thường bằng các phản
ứng hóa học hoặc các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lượng vừa
đủ được cơ thể sinh vật hấp thụ vào, chất độc có thể là chất độc nhân tạo hoặc chất
độc tư nhiên. Các chất độc tự nhiên như nọc độc của rắn, ong hay các loại lá cây
có chứa độc tính như lá ngón. Trên thực tế, có nhiều trường hợp con người ăn phải
các loại nấm độc hay lá cây độc mà dẫn đến tổn hại sức khỏe hay tử vong. Nhưng
các chất độc tự nhiên thường không có chủ sở hữu, nên việc xác định tránh nhiệm
6
. Điều 1 Quy Chế Quản Lý Vũ Khí, Vật Liệu Nổ Và Công Cụ Hổ Trơ (ban hành kèm theo nghị định số
47/CP, ngày 12/8/1996).
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 12
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
bồi thường thiệt hại thường không đặt ra với các trường hợp này. Các chất độc
nhân tạo như chì, chất độc màu da cam… Các chất độc này có độc tính có thể gây
ảnh hưởng cho cơ thể con người, động vật hay cho môi trường. Đặc biệt là các
chất độc được sử dụng với mục đích chiến tranh sẽ gây ra hậu quá khó lường và
rất khó khắc phục như chất độc màu da cam.
Chất phóng xạ: là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ
riêng lớn hơn 70kilo Beccơren/kg. Chúng là nhân tố sát thương của vũ khí hạt
nhân, có khả năng phát ra những chùm phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc
gây nhiễm xạ với người, động vật và môi trường sống.
Thú dữ: Là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa,
to lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ như hổ, báo, sư tử… Tuy nhiên, cần lưu
ý và phân biệt giữa vật nuôi gây thiệt hại trong trường hợp nó hung dữ (Ví dụ:
chó, mèo, vật nuôi khác bị bệnh dại cắn người…) với thiệt hại do thú dữ được coi
là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu vật nuôi trong gia đình bị dại gây thiệt hại
thì thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, còn thiệt hại do thú dữ
gây ra sẽ thuộc trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ngoài ra,
trường hợp phát sinh tránh nhiệm bồi thường do thú dữ gây ra chỉ đặt ra đối với
các thú dữ phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định, nếu không có sự
quản lý (ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì tránh nhiệm bồi thường
cũng không phát sinh, mặc dù tài sản này thuộc sở hữu của Nhà nước.
`Các loại nguồn nguy hiểm cao độ khác: Vì liệt kê các loại tài sản được coi
là nguồn nguy hiểm cao độ chứ không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
nên Điều 623 Bộ luật Dân sự còn đề cập đến “nguồn nguy hiểm cao độ khác do
pháp luật quy định”. Nên đây mới chỉ là quy định mang tính mở của pháp luật liên
quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu có văn bản pháp luật khác quy định bổ
sung về nguồn nguy hiểm cao độ còn được xác định theo các văn bản này.
1.3. Năng lực chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra nói riêng, thì có bốn chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là: cá
nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Nhưng trong thực tế, khi xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hộ gia đình và tổ hợp tác rất khó xác định.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 13
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Nên trong phạm vi bài viết, người viết chỉ đề cặp hai chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đó là cá nhân và pháp nhân.
1.3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra của cá nhân
Theo quy định thì đối với một cá nhân muốn tham gia vào quan hệ dân sự,
pháp luật đồi hỏi cá nhân đó phải thỏa mãn hai điều kiện: phải có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005
“1.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự. 2.Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau.
3.Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt từ khi
người đó chết”. Với quy định này thì năng lực pháp lực của mỗi người đều hoàn
toàn giống nhau không có sự phân biệt giữa người thành niên và người chưa thành
niên, người mất hay không mất năng lực hành vi… họ được hưởng năng lực pháp
luật giống nhau. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 17
của Bộ luật Dân sự năm 2005 “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ đân sự”.
Như vậy, đối với năng lực hành vi của cá nhân thì không phải ai cũng có, đối với
người dưới sáu tuổi và những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không nhận thức được thì những người này không có năng lực hành vi, do đó họ
không thể tự mình tham gia vào quan hệ dân sự mà chỉ thông qua người đại diện
hoặc người giám hộ của họ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 606
của Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:
“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ
thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để
bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó
để bồi thường phần còn thiếu.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được
giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 14
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Theo quy định trên thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, quy định này chỉ có thể áp dụng đối với trường
hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra thì nguyên tắc này không thể được áp dụng bởi lẽ cha mẹ chỉ
có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc giáo dục, quản lý con cái để con cái có hành
vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác. Còn trong trường hợp nguồn nguy
hiểm cao độ thuộc tài sản của người con gây ra thiệt hại, chủ sở hữu của nguồn
nguy hiểm cao độ vẫn là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi
dân sự và cha mẹ không bị coi là có lỗi nếu nguồn nguy hiểm cao độ đang do
người khác quản lý. Hơn nữa, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về tài sản và
người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Do đó, chủ thể
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là
chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ đó hoặc người đang chiếm hữu, quản lý
nguồn nguy hiểm cao độ chứ không thể là cha mẹ hoặc người giám hộ. Nếu cha,
mẹ, người giám hộ cũng là người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ thì họ cũng có
thể là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù người chưa thành
niên và người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực tố tụng nhưng người
đại diện của họ có thể tham gia còn trách nhiệm vẫn phải thuộc về những người
này và họ phải bồi thường bằng tài sản của chính họ. Và nếu tài sản của họ không
đủ để bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ cũng không phải thực hiện thay.
1.3.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là pháp nhân
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Một tổ chức được
công nhận là pháp nhân khi có đủ điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
một cách độc lập”. Khi một pháp nhân được thành lập hợp pháp và được công
nhận thì pháp nhân đó có đầy đủ quyền năng tham gia vào các quan hệ dân sự. Khi
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 15
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
có tranh chấp hoặc thiệt hại phát sinh thì pháp nhân này phải đứng ra chịu trách
nhiệm bồi thường.
Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể bình
đẳng, độc lập với các chủ thể khác, cho nên pháp nhân phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và
năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương đương với
thời điểm thành lập của pháp nhân. Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động
theo quy định thì năng lực của pháp nhân phát sinh kể từ thời điểm đăng ký. Trách
nhiệm dân sự của pháp nhân được xác lập trong các trường hợp thành viên của
pháp nhân hoặc người lao động của pháp nhân có hành vi gây thiệt hại cho người
khác. Pháp nhân không phải là con người, do đó khi đảm nhận vai trò một bên
trong vụ án, pháp nhân luôn phải do một cá nhân có thẩm quyền đứng ra với vai
trò là một bên trong vụ kiện.
1.4. Lược sử hình thành và phát triển trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo
luật cổ
Sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nói riêng gắn liền với lịch sử truyền thống đạo đức, gắn liền
với nền văn hoá dân tộc và với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của
dân tộc Việt Nam. Qua sử liệu cho thấy, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chưa được đề cập trong giai đoạn này, do điều
kiện kinh tế và xã hội lúc bấy giờ chưa phát triển, chưa có các chất thể hay vật thể
là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng trong luật Hồng Đức đã có quy định về những
súc vật có tính hung do con người nuôi dưỡng, cụ thể tại Điều 582 qui định “Súc
vật và chó có tính hay húc, đá và cắn người, mà người trông côi chúng buộc khớp
không đúng cách (đúng cách là con vật hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá
người thì buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai) hay chó dại mà không giết
thì đều xử phạt 60 trượng”.
Đối với súc vật có tính hung ác, thì chủ sở hữu phải có các biện pháp trông
giữ theo qui định của pháp luật như trâu, bò hay húc thì phải cắt hai sừng, vì sừng
là “vũ khí” nguy hiểm để tấn công con người hay súc vật khác, nếu cắt bỏ thì khả
năng gây thiệt hại không còn. Nếu ngựa hay đá người thì phải buộc rằng hai chân
trước và sau, sao cho có thể đi lại được bình thường nhưng không thể co chân đá
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 16
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
người khác và có nghĩa là nếu co hai chân sau lên cùng đá thì con ngựa sẽ bị ngã,
cho nên không thể gây ra thiệt hại.
Đối với chó hay cắn người thì cắt hai tai, đây là biện pháp trừng phạt theo
cách thức dân gian có hiệu quả. Chó phát hiện ra con người từ hướng nào và chuẩn
bị tấn công người hướng đó là do thính giác, vì thế chó bị cắt hai tai sẽ không phát
hiện ra tiếng động từ phía nào, cho nên nó không chủ động tấn công con người.
Đối với chó dại là nguồn nguy hiểm cho bất cứ ai, nếu không giết ngay sẽ
gây nguy hiểm về tính mạng cho người khác, vì thế chủ sở hữu phải giết chó dại
ngăn ngừa chó căn người, nhưng chủ sở hữu không thực hiện việc phòng ngừa đó,
cho nên phải chịu hình phạt là 60 trượng.
Súc vật không những gây thiệt hại về tài sản, tính mạng sức khoẻ cho con người,
mà còn gây thiệt hại cho những con súc vật cùng loại khác như trâu bò đánh nhau,
vấn đề này được qui định tại Điều 586 luật Hồng Đức: “Trâu của hai nhà đánh
nhau, con nào chết thì hai nhà cùng ăn thịt, còn sống hai nhà cùng cầy. Trái luật xử
phạt 80 trượng”.
Trong luật Gia Long cũng chưa quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra, cụ thể là những súc vật có tính hung dữ. Theo quy định thì:
“Phàm ngựa, trâu, chó húc, cắn táp ai (mà trước đó) chủ nó không ghi số, cột
không đúng luật. Nếu là chó điên mà không giết đi thì phạt 40 rôi; Nếu cố ý thả
vật cho nó gây thương tích người thì xử theo luật đánh lộn gây thương tích, nhưng
bớt một bực tội. Trong thân thuộc đi nữa cũng xử theo luật tội đi đánh lộn gây
thương tích; Người thú y được mướn trị bệnh cho súc vật mà chưa có phương
pháp khống chế con vật, rồi người vô có đụng nó bị nó cắn bị thương thì không bắt
tội người chủ con vật; Nếu cố ý phóng đại nhằm đánh trọng thương súc sản người
ta thì bị phạt 40 rôi và phải bồi thường cho chủ về giá trị giảm sút của con vật.
Như vậy, trong cổ luật Việt Nam không quy định thế nào là nguồn nguy
hiểm cao độ, nhưng phần nào cũng cho thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, do tài sản của chủ sở hữu gây thiệt hại cho người khác và dựa
trên yếu tố lỗi là chủ yếu, nếu như tài sản của chủ sở hữu gây thiệt hại cho người
khác mà chủ sở hữu tài sản đó không có lỗi thì không phát sinh trách nhiệm bồi
thường. Đồng thời, trong cổ luật này cũng đã qui định tương đối đầy đủ trách
nhiệm dân sự của chủ sở hữu khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 17
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Những quy định này rất phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đương thời, gớp
phần không nhỏ vào sự hình thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do tài sản gây ra nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng trong pháp luật hiện nay.
1.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong luật cận đại
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Pháp đã thi hành chế độ bảo hộ
đối với Việt Nam và các nước Đông Dương, vì vậy các bộ luật dân sự của nước ta
thời kỳ pháp thuộc do nhà nước Pháp ban hành bằng tiếng pháp và được dịch ra
tiếng Việt. Các bộ luật này dựa theo Bộ luật dân sự của NAPOLEON nhưng có
điều chỉnh phù hợp với điều kiện chính trị kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Đến giai
đoạn này trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn
chưa được đề cập. Trong giai đoạn này, pháp luật chỉ quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và chế định bồi thường thiệt hại được chia thành trách nhiệm dân
sự theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Về nguyên tắc, đối với
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người nào gây thiệt hại thì người đó phải bồi
thường. Mặt khác, nếu một người giám hộ (bảo lỉnh) người khác mà để người
được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại, vì người
giám hộ không thực hiện tốt nghĩa vụ giám hộ của mình nên phải chịu thay người
được giám hộ. Đồng thời, cũng quy định trách nhiệm của người trông coi tài sản
mà để tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường thiêt hại. Người trông coi tài sản có
thể là chủ sở hữu, hoặc người được chủ sở hữu chuyển tài sản thông qua hợp đồng
như gửi, giữ…, người trông giữ không bảo quản, coi giữ cẩn thận để tài sản gây
thiệt hại là do lỗi của người trông giữ, cho nên họ phải bồi thường thiệt hại.
Đối với vật vô hồn và các tài sản vô chi vô giác gây thiệt hại trong trường
hợp do người quản lý trông coi, sử dụng tài sản mà có lỗi vô ý, quản lý, trông coi
hoặc khai thác sử dụng không cẩn thận để tài sản gây thiệt hại và tài sản tự nó gây
thiệt hại mà không có hành vi tác động trực tiếp của người quản lý trông coi.
Trường hợp này người quản lý tài sản có lỗi vô ý gián tiếp là không thực hiện tốt
các biện pháp phòng ngừa có khả năng cho phép, cho nên để tài sản gây thiệt hại,
vì vậy chủ sở hữu hoặc người quản lý trông coi tài sản phải bồi thường thiệt hại.
Nếu thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của người quản lý tài sản mà do hành vi trái
luật trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba thì người thứ ba phải bồi thường
thiệt hại
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 18
SVTH: Bùi Văn Bảo
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh khi người quản lý, trông
coi tài sản chứng minh được việc gây thiệt hại đó là bất khả kháng. Vì trường hợp
này người quản lý không có lỗi trong việc trông coi tài sản, thiệt hại xảy ra nằm
ngoài khả năng kiểm soát của con người, cho nên họ không phải chịu trách nhiêm
dân sự.
Đối với những súc vật có tính hung dữ thì chủ sở hữu, người sử dụng súc
vật phải có biện pháp trông coi cẩn thận, tuy nhiên có trường hợp chủ sở hữu đã áp
dụng các biện pháp cho phép để trông giữ nhưng súc vật vẫn trốn khỏi sự kiểm
soát của chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó và gây thiệt hại cho người khác. Súc
vật gây thiệt hại có thể do hành vi bất cẩn của người quản lý nó hoặc do người
quản lý đã không lường hết được các khả năng sẽ gây thiệt hại thì những trường
hợp này suy đoán là ngươì quản lý có lỗi trong việc trông coi, quản lý súc vật để
nó gây thiệt hại, vì thế chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng súc vật phải bồi
thường thiệt hại.
Các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hai bộ Dân luật Bắc
kỳ và dân luật Trung kỳ đều dựa trên căn cứ vào lỗi trực tiếp hoặc lỗi gián tiếp của
của chủ sở hữu hoặc quản lý sử dụng tài sản. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân
sự dựa trên yếu tố lỗi đảm bảo được việc xác định đúng trách nhiệm dân sự của
người có hành vi trái luật, bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại trong việc khắc
phục hậu quả thiệt hại do người khác gây ra.
1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong luật hiện đại
Trong giai đoạn này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra đã được quy định khá cụ thể tại phần II mục 5 của Thông tư 173/TTHDTPTATC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 3
năm 1972 hướng dẫn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong
thông tư quy định rất cụ thể về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, chủ thể
chịu trách nhiệm bồi thường, xác định thiệt hại. Đối với lỗi, thì đây là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ,
vì đây là thiệt hại do chính tự thân nguồn nguy hiểm cao độ đó gây nên không có
sự tác động của chủ sở hữu nên vấn đề lỗi được loại trừ. Tuy nhiên, không phải
mọi sự thiệt hại đều do nguồn nguy hiểm gây ra, có rất nhiều trường hợp thiệt hại
do lỗi của người sư dụng hay quản lý nguồn nguy hiểm cao độ đó. Trong trường
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 19
SVTH: Bùi Văn Bảo