TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH LUẬT TƯ PHÁP
TÊN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT VIỆC THAY ĐỔI
THÀNH PHẦN THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI
SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
HÔN NHÂN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN:
Ths.ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP
Năm 2008
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
ĐỖ VIỆT THẮNG
MSSV: 5054930
LỚP LUẬT TƯ PHÁP 1K31
(LK 0565A1)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN..........................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN..........................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................
KẾT CẤU LUẬN VĂN ......................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAY ĐỔI THÀNH
PHẦN THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN ......................................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÀI SẢN .........................................................3
1.2. THÀNH PHẦN KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG ...............................4
1.2.1. Khối tài sản chung....................................................................................4
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2. Khối tài sản riêng của vợ (chồng)............................................................5
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ
CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..5
1.3.1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. ...........................................6
1.3.2. Nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. .............................................6
1.4...LỊCH SỬ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ
CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..7
1.4.1. Luật cổ và Tục lệ. .....................................................................................7
1.4.2. Luật Cận đại.............................................................................................7
1.4.3. Luật năm 1959..........................................................................................8
1.4.4. Luật năm 1986..........................................................................................8
1.4.5. Luật Hôn nhân gia đình 2000. .................................................................9
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VẤN ĐỀ
THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA
VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.................................................10
2.1. NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG. ...................................10
2.1.1. Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung. .........................................10
2.1.2. Hiệu lực của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung. ..........................11
2.1.3. Ý nghĩa của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung. ...........................11
2.2. CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN. ....................12
2.2.1. Các trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân..............................................................................................................12
2.2.1.1. Đầu tư kinh doanh riêng. .......................................................................12
2.2.1.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. .........................................................13
2.2.1.3. Lý do chính đáng khác. ..........................................................................15
2.2.2. Thủ tục phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
17
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2.1. Quyền yêu cầu phân chia. ......................................................................17
a. Quyền yêu cầu của vợ (chồng)........................................................................17
b. Các chủ nợ riêng. ............................................................................................19
c. Chủ nợ chung. .................................................................................................20
2.2.2.2. Thủ tục phân chia...................................................................................21
a. Các hình thức chia. .........................................................................................21
b. Ấn định các khối tài sản chia. ........................................................................22
c. Cấu tạo các phần tài sản chia. ........................................................................23
2.2.3. Các nguyên tắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân..............................................................................................................24
2.2.3.1. Cơ chế thanh toán đặc biệt. ...................................................................24
2.2.3.2. Phân chia tài sản chung không làm thay đổi chế độ tài sản. ................25
2.2.4. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân..............................................................................................................26
2.2.4.1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. ...............................26
2.2.4.2. Hiệu lực đối với tài sản chia...................................................................27
2.2.4.3. Hệ quả đối với hoa lợi, lợi tức của tài sản chia. ....................................30
2.2.4.4. Hiệu lực liên quan đến nghĩa vụ bảo quản tài sản. ...............................31
2.2.4.5. Các hệ quả khác. ....................................................................................31
2.2.5. Thực tiễn và ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân. ................................................................................................33
2.2.5.1. Thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân..............................................................................................................33
2.2.5.2. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân..............................................................................................................36
CHƯƠNG 3
VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT VIỆC THAY ĐỔI THÀNH PHẦN CÁC KHỐI
TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................................39
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.1. Các quy định hiện hành về việc kiểm soát thay đổi thành phần các khối
tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ....................................................39
3.1.1. Tác động của các thỏa thuận thay đổi......................................................39
3.1.2. Tuyên bố vô hiệu đối với các thỏa thuận thay đổi thành phần các khối
tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ....................................................41
3.2. Đề xuất cơ chế kiểm soát các thỏa thuận của vợ chồng trong việc
thay đổi thành phần các khối tài sản .................................................................43
3.2.1. Trình tự, thủ tục........................................................................................43
3.2.2. Các cơ quan có thẩm quyền......................................................................45
3.2.3. Các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan....................................... …..46
KẾT LUẬN .........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
KẾT CẤU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG MỘT:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAY ĐỔI THÀNH
PHẦN THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN.
CHƯƠNG HAI:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VẤN ĐỀ
THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG BA:
VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT VIỆC THAY ĐỔI THÀNH PHẦN CÁC KHỐI
TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂNTHỰC TIỄN
VÀ ĐỀ XUẤT.
KẾT LUẬN
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội, cho dù đã trải qua hàng ngàn năm đi chăng nữa không một
ai lại không biết đến hai chữ “gia đình”. Vì gia đình luôn có vị trí, vai trò quan
trọng, nó là môi trường bảo tồn văn hóa truyền thống, giáo dục nếp sống, hình
thành nhân cách con người, đồng thời, giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện
về thể chất, trí tuệ, tinh thần chuẩn bị hành trang hòa nhập vào cộng đồng xã
hội... Đồng thời theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) quy định tại Điều
64 “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ, chồng bình
đẳng”. Vì thế, khi khái niệm gia đình xuất hiện thì đồng thời cũng làm xuất
hiện những sự kiện pháp lý phát sinh như khi nam nữ cùng tiến tới hôn nhân,
chung sống với nhau và cùng nhau xây dựng nên một gia đình, từ đó làm phát
sinh vấn đề tài sản của vợ chồng, cần xem xét độ tuổi, năng lực hành vi của mỗi
người… Trong đó, quan hệ tài sản đang là một vấn đề rất phức tạp. Vì trước
khi hình thành khối tài sản chung do sự kiện hôn nhân thì trước đó tự mỗi
người có thể có tài sản riêng cho mình và họ có quyền nhập hoặc không nhập
nó vào khối tài sản chung cả vợ chồng. Trong khi cuộc sống vợ chồng còn ấm
êm, tâm
hạnh Học
phúc thì vấn đề về tài sản đó
khi đó cứu
họ
Trung
liệu ĐH Cần Thơ @không có gì đáng lo
Tài liệu học tậpngại vì
và nghiên
không quan tâm đến khối tài sản đó là của chung hay riêng. Tuy nhiên, trong
cuộc sống vợ chồng cũng có lúc “Cơm không lành canh không ngọt”, đôi khi
thì giải quyết được và cuộc sống vợ chồng trở lại như trước nhưng có khi
không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, căng thẳng, bất hòa dẫn đến tình
trạng không còn muốn sống chung với nhau, nhưng vì nhiều lý do tế nhị mà họ
không muốn ly hôn mà chỉ muốn chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân. Theo quy định luật hiện hành thì điều kiện áp dụng chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là khi hôn nhân vẫn đang tồn tại,
trong trường hợp vợ, chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ
dân sự riêng…Vì việc phân chia đó nó phù hợp với thời đại ngày nay, thời kỳ
hội nhập kinh tế, nó tạo điều kiện cho người phụ nữ trong gia đình có chỗ
đứng trong xã hội, có khả năng tiếp cận với các quyền tự do kinh doanh, tiếp
cận các giao dịch dân sự. Đồng thời để đảm bảo và khẳng định một lần nữa sự
bình đẳng đối với nhau trong việc tiếp cận cơ hội kinh doanh, trong việc nắm
giữ, quản lý tài sản. Từ việc thay đổi tài sản của vợ chồng đã thấy được quyền
lợi, nghĩa vụ của người thứ ba sẽ được bảo đảm khi tham gia giao dịch liên
quan tới tài sản của vợ chồng. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
1
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
thì việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ, chồng tham gia
các giao dịch dân sự một cách rộng rãi. Khi thực hiện hoạt động này, nó đã
mang lại lợi ích cho vợ chồng, cũng như làm phát sinh nghĩa vụ của vợ chồng
đối với người thứ ba cùng tham gia giao dịch. Tuy nhiên có những trường hợp
trên thực tế, vợ hoặc chồng yêu cầu nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung
của vợ chồng hoặc chia tài sản chung của vợ chồng không vì mục đích kinh
doanh riêng hay vì một lợi ích chính đáng khác, mà họ lợi dụng việc chia hoặc
nhập tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích lẩn tránh pháp
luật, trốn tránh các nghĩa vụ tài sản của mình, điều đó đã dẫn đến việc ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của vợ hoặc chồng hoặc đối với người thứ ba như
về nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho người
khác,…Vậy việc thay đổi thành phần khối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân được quy định như thế nào nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho vợ
hoặc chồng hoặc người thứ ba? Cho đến nay, việc thay đổi thành phần khối tài
sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một vấn đề khiến cho các nhà làm
luật vẫn còn đang tranh luận rất nhiều. Do đó, cần phải có các quy định cụ thể
hơn của pháp luật về vấn đề trên là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng được các
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế xã hội và nó cũng phù hợp với ý
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chí nguyện vọng của con người.
Chính vì vậy, đề tài “Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế
các khối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” sẽ cho thấy được những
vấn đề cần giải quyết một cách công bằng và hợp lý và từ đó có thể đóng góp
một phần hiểu biết của bản thân vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý của nhà
nước. Để hoàn thành đề tài này người viết đã vận dụng một số phương pháp
như: tổng hợp, so sánh, thu thập tài liệu, phân tích, kết hợp với xử lý các thông
tin có được nhằm làm rõ những vấn đề có liên quan. Cơ cấu của đề tài gồm có
ba phần chính trong đó phần một, hai là những lý luận chung, những quy định
của luật về những vấn đề có liên quan đến việc thay đổi thành phần thực tế các
khối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, phần ba đưa ra một số các
đề xuất góp phần khắc phục những quy định của luật mà bản thân cảm thấy
chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
2
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN
THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN
NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÀI SẢN
Tài sản có thể được hiểu theo hai cách, về phương diện pháp lý, tài sản là
của cải được con người sử dụng; trong ngôn ngữ thông dụng, tài sản là một vật
được con người sử dụng, một vật cụ thể, nhận biết được bằng giác quan tiếp
xúc. Trong chừng mực nào đó ta nói rằng tất cả tài sản đều hữu hình hoặc đều
có thể được hữu hình hoá: một quyền tài sản vô hình sẽ hữu hình một khi nó
được thực hiện và trở thành tiền mặt (trả nợ) hoặc thành một vật nào đó có giá
trị tiền tệ (thực hiện nghĩa vụ thay thế).
Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005): “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Trong khái niệm trên vật có thực là
những vật hữu hình như nhà ở, công trình xây dựng…, giấy tờ giá trị được
bằng tiền (cổ phiếu, trái phiếu…). Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ
quy định tại phần thứ sáu BLDS 2005.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tài sản được phân loại như sau:
ü Bất động sản là tài sản không di dời được.
ü Động sản là các tài sản không phải là bất động sản.
ü Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
ü Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
ü Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
ü Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của
vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời khỏi
vật chính.
Ngoài một số loại tài sản nêu trên ta có thể phân loại tài sản thành: vật
chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại,
vật đặc định, vật đồng bộ, quyền tài sản theo quy định tại các Điều 177, 178,
179, 180, 181 BLDS 2005.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
3
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.2. THÀNH PHẦN KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
1.2.1. Khối tài sản chung.
Theo Điều 27 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình 2000: “Tài sản chung của
vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử
dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế
riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ
chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
Từ những quy định trên ta có thể nhận thấy sự hình thành và phát triển
của khối tài sản chung gắn liền với hôn nhân: nếu không có hôn nhân thì
không có tài sản chung; hôn nhân càng dài khối tài sản chung càng lớn mạnh.
Thực ra, còn một loại tài sản chung được hình thành từ phương thức xác lập
quyền sở hữu trực tiếp theo luật chung về tài sản: sáp nhập, trộn lẫn, chế biến,
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu…
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chế độ sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân:
Theo Điều 217 BLDS 2005: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định
đối với tài sản chung”. Tài sản đó bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra từ thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp
khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thỏa
thuận đó là tài sản chung của vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Như
vậy, căn cứ để công nhận tài sản chung của vợ chồng về mặt thời gian chủ yếu
là trong thời kỳ hôn nhân, có thể là trước thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng có
thỏa thuận về nguồn gốc từ các loại tài sản đã trình bày ở trên. Hiện nay trên
thế giới, quan hệ vợ chồng về tài sản được quy định không giống nhau, có
những nước quy định việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản dù chung hay
riêng đều phải bằng hợp đồng. Ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định khá chi tiết về việc sở hữu chung của vợ chồng, nó xuất phát từ
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
4
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, từ việc kế thừa và phát triển Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất khác với với sở
hữu chung theo phần trong Luật dân sự. Theo nguyên tắc vợ chồng đều có
quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những tài sản
chung. Xuất phát từ tính chất cộng đồng của hôn nhân nên tính hợp nhất
quyền sở hữu của vợ chồng là một đặc trưng chỉ xuất hiện trong quan hệ tài
sản giữa vợ và chồng. Sự cộng đồng của hôn nhân dẫn đến vợ và chồng cùng
chung sức, chung ý chí trong việc tạo lập khối tài sản chung. Tuy nhiên trong
thực tế, do điều kiện hoàn cảnh về nghề nghiệp, sức khỏe…dẫn tới sự đóng góp
công sức của vợ chồng vào khối tài sản chung không ngang nhau nhưng không
vì thế mà quyền sở hữu của bên có công sức đóng góp ít hơn bị giảm bớt. Mặt
khác, luật thừa nhận lao động trong gia đình như làm việc nhà, chăm sóc con
cái…cũng như lao động sản xuất. Đây là điểm khác biệt trong cách điều chỉnh
của Luật Hôn nhân và gia đình và Luật dân sự.
Trước khi chia tài sản chung của vợ chồng không thể xác định phần tài
sản nào là của vợ, phần nào là của chồng. Theo nguyên tắc vợ chồng đều có
phần ngang nhau đối với sở hữu chung hợp nhất. Chế độ sở hữu chung của vợ
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chồng là do pháp luật quy định nên nên vợ, chồng không thể bằng sự thỏa
thuận hay ký kết hợp đồng mà thay đổi hoặc xóa bỏ nó được.
1.2.2. Khối tài sản riêng của vợ (chồng).
Theo Điều 32 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình 2000: “Vợ, chồng có
quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người
có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong
thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại
khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”.
Nhà làm luật đã xây dựng định nghĩa về tài sản chung và tài sản riêng
như vậy sẽ xuất hiện những tài sản không được ghi nhận tại bất kỳ định nghĩa
nào, do đó, không thể biết được tài sản đó thuộc cả vợ và chồng hay chỉ thuộc
về riêng một người.
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ
CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Một hệ thống quan hệ tài sản duy nhất, áp dụng cho vợ chồng, có thể
khiến cho một số cặp vợ chồng trong những hoàn cảnh nhất định cảm thấy bị
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
5
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
gò bó, tù túng. “Một hệ thống quan hệ tài sản duy nhất” có thể được hiểu như
khi kết hôn với nhau hai vợ chồng sẽ chỉ tồn tại một khối tài sản chung duy
nhất. Trước khi kết hôn thì giữa hai người là hai cá nhân riêng lẻ cho nên mỗi
cá nhân đều có tài sản riêng. Họ có quyền tự định đoạt tài sản riêng đó nếu
thỏa mãn các quy định của pháp luật như năng lực hành vi, độ tuổi…Tất cả
các tài sản mà quyền sở hữu được xác lập cho cá nhân người nào thông qua
các giao dịch đều thuộc về họ một cách “độc quyền”. Có tài sản riêng người
này tự chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản do mình xác lập theo
quy định của pháp luật bằng tài sản riêng của mình và không thể trông cậy vào
ai khác. Một số ít cặp vợ chồng có thể thấy được sự cần thiết của việc thay đổi
thành phần thực tế các khối tài sản trong những hoàn cảnh thích hợp, không
gây phương hại đến lợi ích chính đáng của người thứ ba. Quyền thỏa thuận về
nội dung quan hệ tài sản giữa vợ chồng được coi như một chế định phục vụ cho
lợi ích của một số cặp vợ chồng, nhưng đó phải là lợi ích chính đáng phải được
xã hội tôn trọng.
Trong những hoàn cảnh đặc thù vợ chồng được phép chia tài sản chung
nhằm củng cố lại tài sản riêng của mình để có được điều kiện vật chất cần thiết
cho kế hoạch riêng của mỗi người. Mặt khác, vợ chồng có quyền nhập hoặc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, cũng như có quyền thỏa
thuận rằng một tài sản nào đó là của chung. Bằng cách chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân hoặc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung hoặc
thỏa thuận rằng một tài sản nào đó là của chung, khối tài sản riêng của vợ
(chồng) hoặc khối tài sản chung được củng cố; nhưng các quan hệ tài sản giữa
vợ chồng trên nguyên tắc vẫn chịu sự chi phối của luật chung.
1.3.1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như là việc chuyển một
hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ hoặc
chồng. Đây không phải là kiểu phân chia như việc chấm dứt tình trạng sở hữu
chung theo phần bằng cách phân thẳng cho người này hay người nọ một hoặc
nhiều tài sản vốn thuộc sở hữu chung để tổng giá trị các khối tài sản chia cho
một người ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản được
phân chia. Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng
có thể thỏa thuận rằng người này hoặc người kia nhận nhiều tài sản dù trên
thực tế công sức đóng góp của người nhận nhiều tài sản vào việc tạo lập, phát
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
6
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
triển khối tài sản chung không tương xứng với giá trị số tài sản nhận được (Lý
thuyết công sức đóng góp).
1.3.2. Nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung chỉ có thể xuất phát từ ý
chí của chủ sở hữu khối tài sản riêng, củng cố khối tài sản chung của vợ và
chồng. Theo Nghị định số 70/2001/ NĐ – CP Điều 13 khoản 1: “Việc nhập tài
sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu
riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định
tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân gia đình phải được lập thành văn bản,
có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng
thực theo quy định của pháp luật”. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung
không tạo ra hệ quả nào đặc biệt vì hoa lợi từ tài sản đó dù là tài sản riêng hay
tài sản chung đều đi vào khối tài sản chung, coi như một hình thức đóng góp
của chủ sở hữu riêng vào khối tài sản chung (chủ sở hữu có quyền yêu cầu ghi
nhận sự đóng góp này khi tính toán để xác định giá trị phần quyền của mình
trong khối tài sản chung sau khi hôn nhân chấm dứt). Tài sản được nhập sẽ đi
vào khối tài sản chung và được vợ chồng cùng quản lý theo luật chung về quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4. LỊCH SỬ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC
TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.4.1. Luật cổ và Tục lệ.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dài hàng
nghìn năm, luật pháp chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo,
Phật giáo…với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “tam tòng tứ đức”, “ngũ
luân”,…Bên cạnh đó, luật pháp về hôn nhân gia đình có liên quan nhiều đến
phong tục tập quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức, thành thói quen ứng
xử trong nhân dân.
Trong suy nghĩ cổ xưa, vợ và chồng không có quan hệ tài sản. Khi hôn
nhân còn tồn tại thì vợ chồng là một người; khi hôn nhân chấm dứt do có
người chết thì vợ, chồng thì chỉ còn một người; nếu hôn nhân chấm dứt do rẫy
vợ hoặc do ly hôn, thì đúng là có hai người nhưng không phải là vợ chồng.
Quan niệm toàn bộ tài sản trong gia đình là của gia đình và chính gia
đình chứ không phải cá nhân. Trước người thứ ba gia đình hoá thân vào người
chủ gia đình và người này nhân danh gia đình để xác lập, thực hiện các giao
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
7
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
dịch liên quan đến tài sản của gia đình. Chế độ sở hữu gia đình được thừa
nhận trong Luật cổ và Tục lệ Việt Nam như là hình thức duy nhất của sở hữu
tư nhân.
Vì những quan niệm như trên nên không đặt ra việc thay đổi thành phần
thực tế các khối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
1.4.2. Luật Cận đại.
Từ năm 1858 đến trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa
phong kiến. Cho đến cuối thời kỳ thuộc địa, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp
lạc hậu. Người Việt Nam thời kỳ này vẫn duy trì hình thái gia đình phụ quyền
và sống trên các mảnh ruộng mà gia đình có nhiệm vụ giữ gìn để truyền đời.
Người làm luật thời thuộc địa thừa nhận cho vợ chồng quyền xây dựng
các quan hệ tài sản theo thỏa thuận, miễn là các thỏa thuận ấy không có tác
dụng tước đi quyền đứng đầu gia đình của người chồng và không trái với
thuần phong mỹ tục song các quan hệ tài sản theo thỏa thuận hầu như không
được các cặp vợ chồng Việt Nam quan tâm. Chỉ có một số hôn nhân được xác
lập giữa người Việt và người Pháp thì người nước ngoài có thể nghĩ tới việc
xây dựng các thỏa thuận cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của mình về tài sản.
Đây là sự pha trộn giữa quan niệm truyền thống và quan niệm phương Tây.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tóm lại, việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân trong thời kỳ này ít được quan tâm, quy định chặt chẽ.
1.4.3. Luật năm 1959.
Luật hôn nhân gia đình năm 1959 (gồm có 35 điều, 6 chương) là công cụ
pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản
là: xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu, xây
dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa “hạnh phúc, dân chủ và
hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết thương yêu nhau”.
Về quan hệ vợ chồng: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chăm
sóc, quý trọng nhau…Do hầu hết các tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu Nhà
nước hoặc được tập thể hóa, sở hữu tư nhân chỉ bao gồm các tư liệu tiêu dùng,
vợ chồng hầu như chỉ có các tài sản phục vụ sinh hoạt. Để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người vợ trong quan hệ gia đình về tài sản, trong bối cảnh của
cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến .Theo đó Điều 15 của
Luật năm 1959: “Vợ chồng có quan hệ tài sản theo chế độ tài sản chung tuyệt
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
8
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
đối: tất cả tài sản có trước và sau khi kết hôn đều là của chung”. Thực tiễn vẫn
có xu hướng coi các đồ dùng cá nhân mà công dụng gắn liền với giới tính (đặc
biệt là quần áo) là tài sản riêng của mỗi người.
1.4.4. Luật năm 1986.
Sau khi đất nước thống nhất, Luật Hôn nhân gia đình 1986 được xây
dựng và ban hành trong khung cảnh hồi phục của sở hữu tư nhân. Trong các
nỗ lực nhằm thiết lập sự dung hoà giữa nguyên tắc tôn trọng tự do cá nhân và
nguyên tắc bảo vệ lợi ích gia đình, người làm luật năm 1986 thừa nhận rằng
việc kết hôn không làm mất khả năng quyền có tài sản riêng của một người.
Vậy là bắt đầu hình thành ba khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân: khối tài sản
chung của vợ chồng, khối tài sản riêng của chồng và khối tài sản riêng của vợ.
Luật Hôn nhân gia đình 1986 thừa nhận cho vợ, chồng quyền nhập một hoặc
nhiều tài sản riêng vào khối tài sản chung, cũng như việc thừa nhận việc chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu có lý do chính đáng. Sự ra đời của
chế định này tuy còn rất mới nhưng nó đã góp phần tháo gỡ những khó khăn
phát sinh từ quan hệ tài sản vợ chồng và thể hiện sự quan tâm của người làm
luật đến quan hệ nội bộ của vợ, chồng. Từ đây vợ và chồng đều được tôn trọng
tự do cá nhân, vợ chồng bình
đẳng hạnh phúc, lợi ích gia đình
đảm.
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập được bảo
và nghiên
cứu
1.4.5. Luật Hôn nhân gia đình 2000.
Luật Hôn nhân gia đình 2000 tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của ba khối tài
sản và sự thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân, luật này đang có hiệu lực thi hành. Việc thừa nhận các vấn đề
này đã xoá bỏ những nhận thức không rõ ràng về vấn đề tài sản riêng, tài sản
chung trong suốt thời kỳ hôn nhân tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài
ở các giai đoạn lịch sử trước đó. Các nguyên tắc liên quan được xây dựng chi
tiết hơn trước. Luật Hôn nhân gia đình 2000 là sự kế thừa có phát triển chế độ
tài sản gia đình của các luật trước trong điều kiện sở hữu tư nhân mang tính
chất cá nhân và trong điều kiện vợ chồng bình đẳng về mọi mặt. Nó phù hợp
với các quan điểm chỉ đạo khi xây dựng Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.
Tuy nhiên việc kiểm soát cũng như các quy định về thủ tục, trình tự thay
đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
vẫn chưa hoàn thiện và chặt chẽ.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp
9
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VẤN ĐỀ
THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ CÁC KHỐI TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
2.1. NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG
2.1.1. Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Theo Điều 32 khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2000: “Vợ, chồng có
quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. Theo Điều
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
13 khoản 1 Nghị định 70/2001/NĐ–CP ngày 03 tháng 10 năm 2001: “Việc nhập
tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu
riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định
tại khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân gia đình phải được lập thành văn bản, có
chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng
thực theo quy định của pháp luật”.
Do luật hiện hành không có quy định nào cụ thể về thủ tục nhập tài sản
riêng vào tài sản chung nhưng đây giống như một hợp đồng giữa vợ và chồng
vì vậy hợp đồng này sẽ được giao kết theo luật chung nghĩa là chỉ đòi hỏi sự
gặp gỡ ý chí của các bên giao kết mà không cần tuân theo một quy định đặc
biệt về thủ tục, thể thức. Còn Nghị định 70/2001/NĐCP ngày 03 tháng 10 năm
2001 quy định một số tài sản riêng khi nhập vào tài sản chung phải lập thành
văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng như nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài
sản khác có giá trị lớn. Như vậy ta có thể hiểu đây là thủ tục khi nhập những
tài sản đó. Nhưng một vấn đề phát sinh khái niệm “tài sản có giá trị lớn” sẽ
được hiểu như thế nào? Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/HĐTPTANDTC
(23/12/2000) thì: trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 10
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
mà pháp luật quy phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền
sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Thực tiễn cho thấy, chỉ những tài sản rất
lớn, rất quan trọng đối với gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu
mới ghi tên của vợ và chồng (như nhà ở, quyền sử dụng đất). Song nếu đối với
các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận chỉ
ghi tên vợ hoặc chồng (như xe mô tô, tàu thuyền...), nếu không có tranh chấp
thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu có tranh chấp tài sản riêng xảy ra thì
người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được đó là
tài sản riêng của mình do được thừa kế riêng, tặng cho riêng…Trong trường
hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp là tài sản riêng thì
theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tài sản
đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu quy định điều kiện lập văn bản chỉ áp
dụng đối với việc nhập các tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu sẽ rõ
ràng, cụ thể hơn. Việc quy định như vậy giúp xác định đâu là tài sản chung,
đâu là tài sản riêng một cách dễ dàng.
Riêng đối với nhà ở, theo quy định của Luật nhà ở năm 2005 khoản 3
Điều 12: “Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ
sở hữu thỏa thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thỏa
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu
chung của vợ chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng, trường hợp có vợ hoặc
chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.” Luật đã
có những quy định cụ thể hơn giúp chúng ta có thể xác định rõ ràng nhà ở này
có phải là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng (theo sở hữu chung hợp
nhất). Nếu là tài sản chung thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà phải
ghi tên cả vợ và chồng.
2.1.2. Hiệu lực của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Như đã nói ở trên việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung thật sự là một
hợp đồng, pháp luật cũng không quy định đặc biệt gì về thủ tục nên ta có thể
vận dụng các quy định chung về hiệu lực của một hợp đồng để xác định thời
điểm có hiệu lực của giao dịch nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Trên
nguyên tắc việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung có hiệu lực vào thời
điểm giao dịch được xác lập. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên việc nhập tài
sản riêng vào tài sản chung có thể được công chứng hoặc chứng thực vì vậy
thời điểm có hiệu lực có thể được xem như thỏa thuận được công chứng, chứng
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 11
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
thực. Theo quy định tại Điều 405 BLDS 2005: “Hợp đồng được giao kết hợp
pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật có quy định khác”. Trong việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung chỉ cần
chủ sở hữu thừa nhận rằng một tài sản nào đó là của chung kể từ một ngày nào
đó, rõ ràng sự thỏa thuận giữa vợ và chồng không phải là điều kiện cần thiết
để giao dịch có hiệu lực.
2.1.3. Ý nghĩa của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, khi trở thành vợ chồng cả hai
phải thương yêu, giúp đỡ cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Quan
hệ hôn nhân có ảnh hưởng sâu rộng đến tình trạng tài sản của vợ và chồng với
tư cách là hai con người, hai cá nhân trong quan hệ pháp luật trước khi kết
hôn và sau khi hôn nhân chấm dứt, vợ chồng là những người độc thân. Người
độc thân thì có tài sản riêng, còn gọi là tài sản cá nhân và họ tự mình chịu
trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản do mình xác lập theo quy định của
pháp luật bằng tài sản riêng của mình và không thể trông cậy vào ai. Người
thứ ba khi giao dịch với người độc thân cũng chỉ biết có người này như là
người duy nhất có quyền hoặc nghĩa vụ trong quan hệ với mình. Việc nhập tài
sản riêng vào tài sản chung có tác dụng làm tăng giá trị của tài sản chung, lúc
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
này người thứ ba có thể xác định cả vợ chồng là người có quyền hoặc có nghĩa
vụ trong quan hệ đối với mình. Mặt khác, khi vợ hoặc chồng chấp nhận nhập
tài sản riêng của cá nhân mình vào tài sản chung có thể làm cho họ cảm thấy
có trách nhiệm hơn đối với gia đình.
2.2. CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.
2.2.1. Các trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân.
Theo quy định của Điều 29 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình 2000: “Khi
hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản;
nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.
2.2.1.1. Đầu tư kinh doanh riêng.
Việc quy định chia tài sản chung trong trường hợp đầu tư kinh doanh
riêng thể hiện sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của vợ, chồng trên thương
trường, tránh được những quy tắc thuộc chế độ tài sản chung ảnh hưởng tới
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 12
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
quá trình kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mà vợ, chồng
đứng ra xác lập. Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc
tham gia thành lập một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hoặc
tham gia vào một kế hoạch hợp tác kinh doanh. Điểm cần lưu ý trong trường
hợp này là việc đầu tư kinh doanh vẫn được chấp nhận ở giai đoạn chuẩn bị.
Điều này có nghĩa là vợ, chồng chỉ cần chứng minh rằng mình đang chuẩn bị
kinh doanh một lĩnh vực nào đó sắp được thực hiện thì đó cũng là căn cứ để
chia tài sản chung. Việc chia tài sản chung trong trường hợp này sẽ tạo điều
kiện cho vợ, chồng có thể định đoạt tài sản, các giao dịch quan trọng có liên
quan đến tài sản theo những thủ tục đơn giản và không mất thì giờ. Một số
trường hợp chia tài sản chung chỉ để củng cố, phô trương các tiềm lực về tài
sản của cá nhân nhằm tạo lòng tin cậy của các đối tác làm ăn với bản thân chứ
không có ý định đưa tài sản được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.2.1.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng.
Theo quy định tại Điều 280 BLDS 2005: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo
đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Vì vậy khi một bên
vợ hoặc chồng có nghĩa vụ riêng mà không thể thực hiện được bằng tài sản
riêng ta không thể chuyển giao vật, chuyển giao quyền… là tài sản chung để
thực hiện nghĩa vụ vì đó là tài sản chung của cả vợ và chồng. Rõ ràng việc chia
tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng là cần thiết. Các nghĩa vụ
được xác lập trước khi kết hôn cũng như các nghĩa vụ gắn liền với tài sản được
tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân được bảo đảm thực hiện
bằng tài sản riêng và được coi như là nghĩa vụ riêng. Hiểu một cách đơn giản
ta thấy nghĩa vụ riêng được thực hiện từ tài sản chung “ứng trước” cho tài sản
riêng, sau này có thể tính vào công sức đóng góp để chia tài sản của vợ chồng.
Tính chất nhỏ hay lớn của các nghĩa vụ cũng nên được xác định cụ thể vì cần
trả một món nợ riêng rất nhỏ thì đó không phải là lý do chính đáng để chia tài
sản chung. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối tài sản riêng đủ hoặc thừa sức
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng việc chia tài sản chung vẫn tỏ ra cần
thiết, do các tài sản riêng có giá trị đồng thời cũng là những tài sản có hoa lợi
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 13
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
là nguồn sống chủ yếu của gia đình. Nếu vợ chồng thống nhất ý chí về việc tự
nguyện trả nợ, thì vợ chồng sẽ trả bằng bất cứ tài sản nào mà không cần biết
đó là của chung, của riêng. Vấn đề chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ
riêng chỉ được đặt ra hoặc trong trường hợp người mắc nợ muốn trả nợ nhưng
không có đủ tài sản riêng để trả trong khi vợ (chồng) của người mắc nợ lại
hoàn toàn thờ ơ, hoặc trong trường hợp cả vợ và chồng đều không muốn trả
nợ. Vì vậy việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thực hiện nghĩa
vụ riêng thường được thực hiện bằng con đường tư pháp, theo yêu cầu của
người có nghĩa vụ riêng.
Luật không nói rõ nghĩa vụ tài sản riêng là nghĩa vụ hiện hữu hay nghĩa
vụ sẽ được xác lập trong tương lai. Bởi vậy, việc chia tài sản chung cũng được
tiến hành nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ mà ở thời điểm tài sản chung
được chia chỉ nằm trong dự tính của vợ hoặc chồng. Vợ muốn vay một số tiền
mà không có tài sản để bảo đảm, chồng không đồng ý với vợ về dự án làm ăn
và cũng không đồng ý cùng đứng tên vay; vợ muốn chia tài sản chung để có thể
tự mình đứng vay với sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng khối tài sản
riêng, mà không cần đến vai trò của chồng. Có khi người chồng chủ động chia
tài sản chung để bảo đảm an toàn cho một phần khối tài sản của gia đình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Người sẽ trở thành chủ nợ của vợ trong giả thiết trên không có quyền thay mặt
người sắp vay tiền để yêu cầu chia tài sản chung bởi chừng nào hợp đồng vay
chưa được xác lập thì quyền yêu cầu đó không tồn tại.
Một vấn đề cần đề cập đến là mục đích sử dụng tài sản phục vụ cho lợi
ích của khối tài sản nào. Nếu nghĩa vụ đó nhằm mục đích phục vụ cho gia đình,
tài sản chung thì không thể nào là nghĩa vụ riêng được. Khi áp dụng thực tế
không xét đến tiêu chí này sẽ dẫn đến không phân biệt đâu là nghĩa vụ riêng,
trường hợp nào phải liên đới. Một ví dụ cụ thể tại Tây Ninh:
Anh X. và chị T. (tỉnh Tây Ninh) kết hôn với nhau từ năm 1991. Quá
trình chung sống phát sinh mâu thuẫn kéo dài, họ tự nguyện ly hôn. Tháng 2
2007, TAND huyện Dương Minh Châu ra quyết định công nhận việc thuận
tình ly hôn của các bên.
Chồng vay, vợ không ký
Ba ngày sau khi có quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn, anh X. và
chị T. bị một phụ nữ cùng địa phương kiện đòi trả hơn 400 triệu đồng. Chủ nợ
cung cấp hai giấy vay tiền lập năm 2006 có chữ ký của anh X.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 14
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
Không phủ nhận chứng cứ này, anh X. còn thừa nhận có thế chấp cho
chủ nợ “giấy đỏ” do chị T. đứng tên. Anh chỉ yêu cầu tính lại lãi suất cũng như
ràng buộc trách nhiệm liên đới trả nợ của người vợ cũ. Song chị T. không đồng
ý vì cho rằng đó là nợ riêng của chồng cũ.
Tháng 112007, TAND huyện Dương Minh Châu xử sơ thẩm vụ án và đã
loại trừ trách nhiệm trả nợ của chị T. Theo tòa này, anh X. từng khai rằng vợ
chồng không có nợ chung, đã sống ly thân từ tháng 22006. Qua đối chất, anh
X. xác định mình trực tiếp vay tiền mà vợ không biết. Hễ có mặt vợ, anh và
chủ nợ lại không bàn đến chuyện vay tiền. Một mình anh X. viết, ký vào giấy
vay tiền và nhận tiền mà vợ anh không biết.
Tổng hợp chứng cứ, cấp sơ thẩm xác định hơn 400 triệu đồng kia không
phải là nợ chung nên anh X. phải tự trả nợ.
Anh X. và chủ nợ kháng cáo, yêu cầu chị T. phải liên đới trả nợ. Tháng 6
2008, TAND tỉnh Tây Ninh xử phúc thẩm vụ án. Tại phiên tòa, anh X. rút
kháng cáo và đồng ý tự mình trả nợ như án sơ thẩm đã tuyên. Tuy nhiên, do
người chủ nợ không rút kháng cáo nên phiên tòa phúc thẩm vẫn được tiến
hành.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cấp phúc thẩm buộc chị T. trả nợ cùng chồng cũ. Cấp này viện dẫn lời
khai của anh X. cho rằng chị T. đã cùng chồng đi nhận tiền vay. Do quen biết
nên chủ nợ không yêu cầu làm giấy nợ. Tháng 9 và tháng 122006, anh X. lập
hai giấy vay tiền. Đến tháng 22007, vợ chồng họ mới được công nhận thuận
tình ly hôn. Như vậy, việc vay tiền xảy ra trong thời kỳ hôn nhân nên chị T.
phải liên đới trả nợ.
Nợ chung hay nợ riêng?
Năm 1988, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số
01 quy định những giao dịch đối với tài sản có giá trị lớn phải có sự thỏa thuận
của cả hai vợ chồng. Nợ do một bên vay trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân mà
không vì nhu cầu của gia đình thì người đó phải thanh toán bằng tài sản riêng.
Nếu tài sản riêng không đủ thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó
trong tài sản chung. Nghị quyết này đã hết hiệu lực kể từ ngày 1012001.
Sau đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng có quy định về nợ
chung, nợ riêng. Theo Điều 25 luật này, vợ hoặc chồng phải có trách nhiệm đối
với các giao dịch dân sự hợp pháp do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 15
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng phán quyết nêu trên của TAND tỉnh
Tây Ninh thiếu thuyết phục khi chưa xác định số tiền vay đã được sử dụng vào
mục đích gì. Nếu tiền vay không nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình thì không thể xác định là nợ chung. Lý lẽ của chị T. “đó là nợ riêng
của chồng” xem ra không phải không có cơ sở khi quyết định công nhận sự
thuận tình ly hôn cũng đã ghi rõ hai bên không có nợ chung.
2.2.1.3. Lý do chính đáng khác.
Ngoài các lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
như trên luật còn quy định có những lý do chính đáng khác. Đó có thể là một
hướng mở của luật giúp những cặp vợ chồng có thể đi đến quyết định chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì trong đời sống xã hội có những tình
huống, lý do rất đa dạng mà luật không thể dự định tới. Được hiểu là việc chia
tài sản chung chỉ được xem là cần thiết để ổn định đời sống của mỗi bên vợ
chồng hoặc theo quy định của pháp luật là “vợ chồng tính tình không hợp
nhau nhưng con cái đã lớn nên không muốn xin ly hôn” hay có thể là vợ hoặc
chồng có hành vi vi phạm pháp luật phải bồi thường thiệt hại nhưng vợ hoặc
chồng không có thể thỏa thuận được với nhau về việc lấy tài sản chung của vợ
chồng để bồi thường thì theo đơn yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên có thể
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dùng phần tài sản đó của mình để bồi thường cho người khác. Ngay trong thời
kỳ hôn nhân vợ, chồng hoặc cả hai có thể có nhu cầu củng cố khối tài sản riêng
để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hoặc cho nhu cầu giao dịch riêng của
mỗi người. Với tư cách là một công dân, vợ hoặc chồng đều có quyền thực hiện
các giao dịch hợp pháp của mình và có quyền yêu cầu Toà án tiến hành chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Một lý do khác, cũng có thể
coi là chính đáng: vợ hoặc chồng đã từng có nhiều tài sản riêng nhưng phần
lớn tài sản riêng đã được chuyển thành tài sản chung sau các vụ chuyển
nhượng, nay vợ hoặc chồng muốn khôi phục khối tài sản riêng của mình. Cũng
được coi là có lý do chính đáng trong trường hợp vợ (chồng) vắng mặt tại nơi
cư trú hoặc bị tuyên bố mất tích và người còn lại cần có một khối tài sản riêng
để được chủ động hơn trong các giao dịch của mình. Một lý do thường gặp
trong các cặp vợ chồng ở Việt Nam và chúng ta có thể xem đó là một lý do
chính đáng, vợ hoặc chồng thường có hành vi phá tán tài sản chung, chồng
hoặc vợ cũng có thể yêu cầu chia tài sản chung để bảo đảm sự an ninh kinh tế
của gia đình.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 16
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trái lại, khó có thể coi là có lý do chính đáng, nếu vợ hoặc chồng muốn
chia tài sản chung chỉ vì cảm thấy rằng các quy tắc về tài sản chung quá gò bó,
gây cản trở cho việc thực hiện các quyền tự do cá nhân của mình. Cũng không
thể coi là chính đáng, khi vợ hoặc chồng muốn chia tài sản chung chỉ vì nhận
thấy rằng khối tài sản chung đã thu hút quá nhiều tài sản riêng của mình sau
một quá trình dài chung sống; vì pháp luật đã xây dựng lý thuyết về công sức
đóng góp vào việc duy trì, phát triển khối tài sản chung để bảo vệ lợi ích của
đương sự.
Nói chung, tính chất chính đáng hay không chính đáng của lý do chia tài
sản chung sẽ không có tác dụng khi vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về
việc chia tài sản chung, các tài sản được chia như thế nào, cách thức
chia…không chịu sự giám sát của Toà án trừ trường hợp có đơn yêu cầu của
một người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài những vụ chia tài sản chung
nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản thân vợ hoặc
chồng. Nói cách khác vấn đề có hay không có lý do chính đáng chỉ được đặt ra
một khi giữa vợ và chồng không có sự nhất trí, đồng thuận về việc chia hay
không chia tài sản chung và chỉ được đánh giá khi sự việc được đưa ra trước
Toà án. Như vậy, trường hợp vợ và chồng có được sự đồng thuận đối với việc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phân chia tài sản chung, quy định về sự hiện hữu của một lý do chính đáng trở
nên thừa. Nếu đúng là vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản
chung mà không cần lý do chính đáng thì toàn bộ chế độ pháp định về tài sản
chỉ mang tính chất của luật bổ khuyết, nghĩa là chỉ được áp dụng nếu không có
thỏa thuận ngược lại.
2.2.2. Thủ tục phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.
Sau khi đề cập về các trường hợp luật định cho phân chia tài sản chung
của chồng trong thời kỳ hôn nhân chúng ta sẽ tiếp tục xác định ai là người có
quyền yêu cầu, quyền và lợi ích của người thứ ba, phân chia bằng con đường
nào.
2.2.2.1. Quyền yêu cầu phân chia.
a. Quyền yêu cầu của vợ (chồng).
Trong thời kỳ hôn nhân thì vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc yêu cầu phân chia tài sản chung. Theo quy định tại Điều 29
khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình 2000, nếu vợ chồng không thỏa thuận được
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 17
SVTH: Đỗ Việt Thắng
Vấn đề kiểm soát việc thay đổi thành phần thực tế các khối tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì có quyền yêu cầu Toà án giải
quyết. Nếu đó chỉ là sự thỏa thuận về cách chia thì ta thừa nhận rằng vợ
(chồng) có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung khi xảy ra một trong các
trưòng hợp được luật dự kiến mà không nhất thiết có sự đồng ý của người còn
lại, vấn đề chỉ là chia như thế nào. Nếu đó còn là sự thỏa thuận về việc nên chia
hay không nên chia, thẩm phán, theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai có
thể xem xét và quyết định cho phép chia hay không chia tùy trường hợp (thẩm
phán có thể không cho phép phân chia, dù vợ hoặc chồng đang mắc nợ riêng,
có nhu cầu đầu tư kinh doanh riêng, nếu quyết định ấy phù hợp với lợi ích của
gia đình, quyết định này có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm).
Cần lưu ý rằng trong trường hợp phân chia tài sản chung với lý do thực
hiện nghĩa vụ riêng hoặc thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh riêng, người
yêu cầu phân chia không nhất thiết là người có nghĩa vụ hoặc người chủ dự án
đầu tư kinh doanh. Cũng có khi người này không thấy sự cần thiết của việc
phân chia nhưng vợ hoặc chồng của ngưòi này lại muốn chia để tách bạch các
khối tài sản nhằm tránh cho một phần tài sản của gia đình khỏi những rủi ro
liên quan đến giao dịch hoặc hoạt động đầu tư kinh doanh của người này.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Một ví dụ cụ thể về trường hợp yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ
chồng, người chồng trong ví dụ không có các lý do như luật định nhưng ông
cũng góp phần vào việc tạo lập tài sản chung. Tòa án nhân dân thành phố Cần
Thơ xét hoàn cảnh trên thực tế ông T không đóng góp gì nuôi gia đình và có
làm giấy ủy quyền cho bà Đ toàn quyền sử dụng, mua bán ngôi nhà và mảnh
vườn mà không cần có chữ ký của ông. Tòa án bác đơn của ông T là hoàn toàn
hợp lý. Trường hợp trong ví dụ:
Sau 16 năm bỏ đi sống với những người phụ nữ khác, ông chồng lù lù
quay về, đòi bà vợ chia tài sản…
TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) vừa hoãn phiên xử sơ thẩm lần hai
vụ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân giữa ông T. và bà
Đ. theo yêu cầu của phía ông T.
Đòi chia đất sau 16 năm xa cách
Năm 1976, vợ ông T. mất, để lại cho ông năm người con. Trong cảnh gà
trống nuôi con vất vả, ông T. tìm được người ý hợp tâm đầu là bà Đ. và hai bên
kết hôn với nhau.
GVHD: Ths. Đoàn Thị Phương Diệp 18
SVTH: Đỗ Việt Thắng