Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí đánh giá học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Mỹ Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.34 KB, 13 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
Sự phát triển như vũ bảo của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại
những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành giáo
dục, việc ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại một
hiệu quả thật tích cực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, công
việc được nhẹ nhàng và khoa học. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục
huyện Phú Tân đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học và quản lí giáo dục. Đã có nhiều ứng dụng ra đời phục vụ dạy học. Đó là các
bài giáo án, các ứng dụng soạn giảng bằng trình chiếu. Năm học 2014-2015, Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học
sinh tiểu học. Ngày 29 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn số 6169/BGDĐT-GDTH về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học
theo Thông tư 30/2014 trong đó có khuyến khích tạo và sử dụng hồ sơ, sổ sách
điện tử. Chính vì vậy tôi đề xuất sáng kiến về Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lí đánh giá học sinh tiểu học ở trường Tiểu học Mỹ Bình bằng việc
sử dụng phần mềm Quản lí đánh giá học sinh tiểu học phiên bản 1.4 do tôi tạo
ra. Ứng dụng chạy trên nền tảng Acces 2003 nên chạy được trên tất cả các máy
có cài Microsof Office từ bản 2003 trở về sau.
Lí do tôi chọn đề tài này là vì hiện nay, để làm công việc ghi chép, thống
kê, báo cáo, giáo viên chỉ thực hiện bằng biện pháp thủ công (tức là viết vào sổ,
đếm, tính rồi viết báo cáo). Việc làm như vậy vừa tốn nhiều thời gian lại dễ sai
sót. Trong khi nhà trường phải tốn kinh phí để mua sổ theo dõi chất lượng giáo
dục, tốn không gian để lưu trữ, tính an toàn chưa cao. Hiện tại, hầu hết giáo viên
của trường đã có máy tính, 100% giáo viên có trình độ tin học Chứng chỉ A trở
lên, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng của máy tính. Access có thể cho phép
người dùng nhập thông tin vào rồi xem, tìm, lọc, chèn, sửa, xóa, chia sẻ,... nhanh
chóng và tiện lợi, phù hợp với công việc của giáo viên thì lại bị "lãng quên"
trong máy. Để nộp các báo cáo, nộp các loại hồ sơ, giáo viên phải mang tự nhà
ra tận điểm chính, đoạn đường khá xa, giao thông không thuận lợi, trong khi ích
lợi của mạng Internet chưa được tận dụng. Phần mềm này nếu được sử dụng sẽ
tiết kiện được nhiều tiền của cho nhà trường, công sức của giáo viên, thuận lợi


cho việc thống kê và báo cáo, phát huy được tiềm năng sức mạnh của công nghệ
thông tin.
Ứng dụng này không cần cài đặt, giao diện bằng tiếng Việt, đơn giản, thân
thiện nên dễ sử dụng và dễ dàng nhân rộng. Nội dung đánh giá thường xuyên
cập nhật. Hơn nữa đây là ứng dụng tích hợp nên sử dụng được cho nhiều đối
tượng như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ chuyên môn. Bước
đầu được sử dụng thử nghiệm trong phạm vi trường Tiểu học Mỹ Bình. Tuy
nhiên với những tính năng sẵn có, có thể nhân rộng trong phạm vi huyện, tỉnh.
Mục tiêu của việc nghiên cứu và tạo ra phần mềm này là giúp nhà trường
và giáo viên quản lí tốt việc đánh giá học sinh, làm các thống kê báo cáo kịp thời
và chính xác, ghi phiếu liên lạc, lên kế hoạch giảng dạy, kế hoạch đánh giá, góp
phần tiết kiệm tiền của và công sức, tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin
để phục vụ cho công tác giáo dục.
Phương pháp nghiên cứu:
1


- Nghiên cứu lí luận:
+ Tìm đọc các tài liệu về Access.
+ Nghiên cứu Thông tư 30/2014 và các chính sách mới về giáo dục.
- Nghiên cứu thực tế:
+ Khảo sát: Các công việc giáo viên phải làm.
+ Phân tích, tổng hợp: Thuận lợi và khó khăn của giáo viên hiện nay.
+ Đối chiếu, so sánh: Trước và sau sử dụng phần mềm.
Đây là ứng dụng vừa mới được tạo, bám sát theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học và các quy định mới nhất của ngành. Đây
là ứng dụng đa nhiệm, không chỉ dùng để quản lí đánh giá học sinh tiểu học mà
còn lên lịch báo giảng, lập kế hoạch đánh giá theo tuần, tháng, ghi điểm đánh giá
định kì, tự động ghi phiếu liên lạc, tự động thống kê số liệu vừa chi tiết, vừa
chính xác. Giáo viên thực hiện ít thao tác nhưng hiệu quả lại cao. Đặc biệt là chế
độ tự động thống kê các số liệu giúp giáo viên dễ dàng làm các báo cáo. Đây là

những điểm mới mà từ trước đến nay ít có ứng dụng làm được. Khi cần nộp sổ
để cán bộ chuyên môn kiểm tra, giáo viên có thể gởi qua mail mà không phải
mang đi nên rất thuận tiện. Ngoài ra có thể sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây
để lưu trữ, dễ dàng truy xuất mà không phải tốn không gian và tài nguyên máy.
Phần 2: NỘI DUNG
2.1.Cơ sở khoa học, lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế, trong một năm học, giáo viên phải làm nhiều việc liên quan đến
thống kê, báo cáo. Đầu năm học, giáo viên phải viết danh sách học sinh, rồi
thống kê số liệu học sinh theo độ tuổi với năm đối tượng học sinh trong lớp
(tổng số học sinh, số nữ, số dân tộc, số nữ dân tộc và số khuyết tật). Số liệu này
được báo cáo ngay đầu năm học. Theo những quy định mới của Thông tư 30/TTBGDĐT, hàng ngày giáo viên thường xuyên ghi các nhận xét học sinh trên lớp,
rồi viết nhận xét tháng cùng các biện pháp hỗ trợ học sinh vào sổ theo dõi chất
lượng giáo dục. Hàng tháng, giáo viên ghi phiếu liên lạc. Cuối học kì I và cuối
năm học, giáo viên còn phải ghi kết quả đánh giá định kì và đánh giá thường
xuyên các môn học. Sau đó phải thống kê số liệu này theo năm đối tượng học
sinh để làm báo cáo. Các báo cáo đòi hỏi chính xác, nhất là các báo cáo về chất
lượng giáo dục, báo cáo nhập vào phần mềm quản lí giáo dục EQMS. Để mua sổ
theo dõi chất lượng giáo dục cho giáo viên sử dụng ghi chép nội dung đánh giá
thường xuyên, đánh giá định kì, nhà trường phải bỏ ra một số kinh phí khá lớn.
Nhà trường còn phải mua tủ hồ sơ, lại tốn không gian để lưu trữ.
2.2. Thực trạng cần giải quyết:
Hiện tại, để làm các công việc ghi chép, thống kê số liệu học sinh theo độ
tuổi đầu năm học cũng như các báo cáo kết quả đánh giá định kì, đánh giá
thường xuyên, giáo viên phải viết nội dung vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục,
rồi đếm số liệu theo từng nhóm đối tượng. Sau đó mới tổng hợp lại, tính toán và
ghi chép báo cáo. Công việc này mất nhiều thời gian nhưng lại dễ sai sót do đếm
nhầm hoặc viết sai. Những quy định mới của Thông tư 30/TT-BGDĐT tuy làm
giảm áp lực đối với học sinh nhưng lại tăng phần nặng nề cho công việc của
giáo viên. Hàng ngày, giáo viên phải nhận xét những mặt làm được và chưa
được của học sinh cùng các biện pháp hỗ trợ. Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét

2


tháng vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục rồi ghi phiếu liên lạc. Câu nhận xét
cùng biện pháp hỗ trợ thường khá dài nên dễ viết sai, làm bẩn sổ.
Nhìn chung, công việc ghi chép, thống kê đều được làm thủ công nên mất
nhiều thời gian, dễ sai sót. Hơn nữa, để mua sổ theo dõi chất lượng giáo dục cho
giáo viên sử dụng, nhà trường phải bỏ khá nhiều kinh phí, rồi phải tốn kinh phí
để mua tủ đựng hồ sơ để lưu trữ. Việc lưu trữ tốn nhiều không gian nhưng không
bền vững do tủ có thể hỏng, sổ sách có thể hư hỏng, mất mát do mối mọt hay
thiên tai, hỏa hoạn và nhiều nguyên nhân khác.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang đẫy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lí giáo dục và dạy học. Tuy nhiên, các sản phẩm do
giáo viên huyện nhà tạo ra chỉ đơn thuần là soạn giáo án bằng máy tính hay soạn
giảng trình chiếu phục vụ trực tiếp công tác dạy học. Trong khi các phần mềm
quản lí giáo dục phải mua, lại phải cài đặt khó khăn. Các phần mềm này đều tiêu
tốn nhiều tài nguyên của máy tính nên chỉ có nhà trường sử dụng để quản lí giáo
dục còn cá nhân giáo viên thì không thể dùng. Một số phần mềm online thì đòi
hỏi phải có mạng Internet và phải trả phí. Trong khi đó, bộ Office của Microsoft
có nhiều phần mềm bổ ích thì chưa được khai thác hết. Hầu hết giáo viên mới
chỉ sử dụng Word để soạn thảo văn bản, PowerPoint để trình chiếu, Excel để lập
bảng biểu, tính toán. Thế nhưng Access có thể cho phép người dùng nhập thông
tin vào rồi xem, tìm, lọc, chèn, sửa, xóa, chia sẻ,... nhanh chóng và tiện lợi thì lại
bị "lãng quên" trong máy. Nói tóm lại, chúng ta đẫy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin nhưng lại chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của công nghệ thông tin
để phục vụ công việc.
Hiện nay, trình độ khoa học kĩ thuật rất cao, các hãng sản xuất tăng cường
cạnh tranh bằng việc cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao. Trong khi đó trào
lưu sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng đang thịnh hành, nên giá máy
tính để bàn, máy tính xách tay liên tục giảm, phù hợp với túi tiền của giáo viên.

Do đó, giáo viên đã có thể tự mua máy tính để sử dụng. Thực tế trường Tiểu học
Mỹ Bình, đã có hơn 70% giáo viên đã có máy tính và máy in, 100% giáo viên đã
có Chứng chỉ tin học trình độ A trở lên. Tất cả đều đã sử dụng thành thạo máy
tính.
Mặt khác, hiện nay công nghệ lưu trữ đám mây đang phát triển và được
đánh giá là kiểu lưu trữ an toàn nhất. Hồ sơ được lưu trữ ở đây không tốn tài
nguyên của máy tính, không tốn không gian lưu trữ, không phải trả phí và có thể
truy xuất ở bất cứ đâu, bất cứ máy tính nào, chỉ cần có kết nối Internet. Thế
nhưng vẫn chưa được nhà trường và giáo viên khai thác và sử dụng.
Với những lí do trên, tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lí đánh giá học sinh tiểu học ở trường Tiểu học
Mỹ Bình" bằng việc sử dụng phần mềm Quản lí đánh giá học sinh tiểu học phiên
bản 1.4 do tôi tạo ra bằng Microsoft Access.
2.3. Mô tả sáng kiến:
Để thực hiện nhập dữ liệu lên phần mềm, giáo viên chỉ cần khởi động
chương trình. Đầu năm học, giáo viên nhập danh sách học sinh. Hàng tháng giáo
viên ghi nhận xét cùng các biện pháp hỗ trợ, các nhận xét được tự động đưa sang
phiếu liên lạc. Hàng tuần, giáo viên lên lịch báo giảng, kế hoạch đánh giá. Cuối
3


kì, giáo viên ghi điểm đánh giá định kì cùng kết quả đánh giá thường xuyên. Các
lần báo cáo định kì, giáo viên chỉ cần vào lấy số liệu, các số liệu này đã được tự
động thống kê và rất chi tiết, rất chính xác, phù hợp với tất cả các loại báo cáo
mà giáo viên phải làm. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng mẫu sổ tay đánh giá để
ghi chép hàng ngày.
2.3.1. Giao diện chính của ứng dụng:
Giao diện chính của chương trình gồm 5 thành phần (như hình 1):

1

2
3

5

4

Hình 1: Giao diện chính của chương trình
(1) Thanh tiêu đề: Gồm tên ứng dụng, phiên bản và tên tác giả.
(2) Thanh menu: Gồm 10 lệnh đơn (Hệ thống, Danh sách học sinh, Giáo
viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Tổng hợp KQGD, Phiếu liên lạc, Lịch báo
giảng, kế hoạch đánh giá, Sổ tay đánh giá, Trợ giúp).
(3) Thanh công cụ From.
(4) Thanh công cụ Datasheet.
4


(5) Cửa sổ làm việc.
2.3.2.Ghi danh sách học sinh:
Cũng giống như sổ theo dõi chất lượng giáo dục bằng giấy, đầu năm học
giáo viên phải ghi danh sách học sinh.
Để ghi danh sách học sinh, giáo viên vào menu, chọn Danh sách học
sinh, sau đó chọn Thẻ ghi DSHS và nhập dữ liệu theo các mục ghi trong thẻ
(Hình 2).

Hình 2: Thẻ nhập danh sách học sinh
2.3.3.Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì:
a. Giáo viên chủ nhiệm:
Để ghi nội dung nhận xét thường xuyên, giáo viên vào menu Giáo viên
chủ nhiệm, chọn Đánh giá thường xuyên rồi ghi nhận xét hàng tháng. Để ghi

điểm đánh giá định kì, giáo viên chọn Ghi điểm ĐGĐK theo kì đánh giá và ghi.
Điểm đánh giá sẽ tự động đưa sang bảng tổng hợp kết quả giáo dục năm học
(Hình 3).

Chọn nội
dung cần
ghi

Hình 3: Ghi đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì
b. Giáo viên bộ môn:
Nếu là giáo viên bộ môn vào menu Giáo viên bộ môn và chọn tháng rồi
ghi nhận xét.
Điểm đánh giá định kì môn Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc được ghi
chung trong bảng điểm đánh giá định kì của giáo viên chủ nhiệm.
5


2.3.4. Tổng hợp kết quả giáo dục:
Cuối học kì I hoặc cuối năm học, giáo viên vào menu Tổng hợp KQGD,
chọn Bảng THKQGD CN ghi dấu "x" vào cột TX của các môn học hoặc cột năng
lực, phẩm chất. Điểm đánh giá định kì đã được tự động đưa sang (Hình 4). Giáo
viên cũng có thể ghi trực tiếp điểm đánh giá định kì vào bảng.

Ghi dấu "x"
vào đây
Danh sách học
sinh được tự động
đưa vào đây

Điểm đánh giá

định kì được tự
động đưa vào đây

Hình 4: Cách ghi kết quả đánh giá học sinh
2.3.5. Báo cáo số liệu
Các số liệu báo cáo được tự động thống kê, giáo viên chỉ in báo cáo.
- Số liệu học sinh theo độ tuổi: Vào menu Danh sách học sinh, chọn Số
liệu HS theo độ tuổi.
- Số liệu báo cáo đánh giá định kì: Vào menu Giáo viên chủ nhiệm, chọn
Số liệu ĐGĐK của thời điểm báo cáo.
- Số liệu báo cáo đánh giá thường xuyên: Vào menu Tổng hợp KQGD,
chọn Số liệu ĐGTX của thời điểm báo cáo (Hình 5).

6


Hình 5: Tổng hợp báo cáo
2.3.6. Phiếu liên lạc:
Sau khi ghi nhận xét tháng, nội dung nhận xét được tự động đưa sang
phiếu liên lạc. Mỗi tờ giáy A4, máy tự động in được 3 phiếu của 3 học sinh.
Ngoài ra, giáo viên có thể ghi thêm ý kiến đối với gia đình để có biện pháp cùng
gia đình giáo dục học sinh (Hình 6).

Nội dung nhận xét
được tự động đưa
vào đây.
Giáo viên ghi
thêm ý kiến
vào đây.


Hình 6: Phiếu liên lạc
7


2.3.7. Lịch báo giảng:
Để lên lịch báo giảng, giáo viên vào menu Lịch báo giảng, vào PPCT
từng môn để ghi phân phối chương trình. Phân phối chương trình được tự động
đưa vào Lịch báo giảng. Giáo viên chỉ cần in lịch báo giảng và đóng tập (Hình
7).
Khi cần thiết kế lại Lịch báo giảng, vào menu Lịch báo giảng, chọn Thiết
kế lại lịch báo giảng.

Hình 7: Lịch báo giảng
2.3.8. Kế hoạch đánh giá:
Kế hoạch đánh giá giúp giáo viên định hướng được nội dung trọng tâm
cần đánh giá theo tuần, tháng.
8


Để lập kế hoạch đánh giá, vào menu Kế hoạch đánh giá, chọn lớp rồi lên
kế hoạch đánh giá (Hình 8).

Tên bài dạy tự
động đưa sang
đây sau khi lên
lịch báo giảng

Ghi nội dung
nhận xét tuần
vào đây.


Ghi nội dung
nhận xét tháng
vào đây.

Hình 8: Cách ghi kế hoạch đánh giá
2.3.9. Sổ tay đánh giá:
Để in sổ tay đánh giá, vào menu Sổ tay đánh giá, in bìa, theo dõi ngày
nghỉ, theo dõi đánh giá và ghi chép đánh giá. Trong đó, phần Theo dõi đánh giá
dùng để đánh dấu những học sinh đã được đánh giá theo môn để tránh việc bỏ
sót (Hình 9).

Ghi môn học
vào đây

Đánh dấu vào
đây nếu HS đã
được đánh giá.

Hình 9: Cách ghi phần theo dõi đánh giá
2.3.10. Báo cáo, lưu trữ:
Để nộp sổ, giáo viên chỉ cần gửi qua Mail. Giáo viên cũng có nhiều cách
lưu trữ như lưu trong ổ cứng của máy, ổ cứng di động, USB. Đặc biệt có thể lưu
trữ bằng công nghệ đám mây với các dịch vụ miễn phí như Google Driver,
Media File… bảo đảm không mất dữ liệu, dễ dàng truy suất và truy suất bất cứ
đâu, bất cứ máy tính nào, chỉ cần máy có kết nối Internet.
2.4. Kết quả thu được:
Được Ban giám hiệu cho phép dùng thử nghiệm, sau thời gian tôi thấy đạt
được các kết quả như sau:
- Tự động, dễ sử dụng, thao tác ít, tiết kiệm công sức, đảm bảo tính thẩm

mỹ.
- Thống kê nhanh chóng, chi tiết, chính xác, phù hợp với tất cả các mẫu
báo cáo mới nhất.
9


- Quản lí chặc chẽ nội dung đánh giá.
- Tạo thói quen làm việc có kế hoạch.
- Sử dụng cho nhiều đối tượng: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
Tổ trưởng tổ chuyên môn…
- Dễ lưu trữ, không tốn không gian lưu trữ.
- Tiết kiệm tiền.
- Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.
2.5. Tính mới, tính sáng tạo:
Phần mềm Quản lí đánh giá học sinh tiểu học có nhiều tính mới, sáng tạo
như:
- Phù hợp với xu thế phát triển của các phần mềm hiện nay là các phần
mềm phải đạt yêu cầu đa nhiệm, đa dụng.
- Không cần cài đặt, giao diện bằng tiếng Việt, đơn giản, thân thiện nên dễ
sử dụng, dễ dàng nhân rộng.
- Phần mềm đảm bảo hoàn toàn phù hợp theo Thông tư 30 cũng như các
mẫu thống kê số liệu mới nhất hiện nay.
- Nội dung đánh giá thường xuyên cập nhật.
- Đây là một sản phẩm tích hợp với nhiều tính năng:
+ Lập danh sách học sinh.
+ Ghi nhận xét thường xuyên.
+ Ghi kết quả đánh giá định kì.
+ Tự động thống kê số liệu, bảo đảm chi tiết, chính xác.
+ Tự động ghi phiếu liên lạc.
+ Lập lịch báo giảng.

+ Lập kế hoạch đánh giá.
+ Tạo sổ tay ghi chép đánh giá.
+ Sử dụng cho nhiều đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
Tổ trưởng tổ chuyên môn, cán bộ chuyên môn.
- Phù hợp với các chính sách hiện hành về Giáo dục và Đào tạo, của Đảng
và Nhà nước như chính sách về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Thông
tư 30, các chính sách về đổi mới về giáo dục, về thực hành tiết kiệm chống lãng
phí.
- Tiết kiệm được nhiều công sức của giáo viên và tiền của của Nhà nước.
2.6. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Phần mềm bước đầu được sử dụng thử nghiệm ở phạm vi trường. Nhưng
nếu được quan tâm phát triển, với tính đa nhiệm, đa dụng, tự động, thì sẽ dùng
cho mọi đối tượng giáo viên tiểu học và cán bộ chuyên môn ở tất cả các loại
hình trường Tiểu học. Qua đó tôi thấy hoàn toàn có thể nhân rộng phạm vi
huyện, tỉnh.
Phần 3: KẾT LUẬN
- Phần mềm này đã được dùng thử, kiểm nghiệm và đã khắc phục hoàn
toàn các lỗi, cho nên sử dụng hoàn toàn hiệu quả, bảo đảm thẩm mỹ, chính xác,
đa nhiệm, tự động. Ứng dụng này mang lại hiệu quả cao cho giáo viên tiểu học,
giúp giáo viên tiết kiệm được công sức, nhà trường tiết kiệm tài chính..
10


- Nếu được đóng góp ý kiến, tôi sẽ tiếp tục tích hợp thêm nhiều tính năng
mới.
- Kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục phổ biến cho giáo viên dùng. Nếu
như thế sẽ tiết kiệm được nhiều tiền của và công sức.

11



PHỤ LỤC 1
BẢNG ĐỐI CHỨNG VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM VÀ SỬ DỤNG SỔ
THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIẤY
Tên công việc
- Thống kê số
lượng học sinh
theo độ tuổi
- Ghi nhận xét
tháng
- Thống kê chất
lượng đánh giá
định kì
- Thống kê chất
lượng đánh giá
thường xuyên
- Ghi phiếu liên
lạc
- Mua sổ
- Lưu trử

Sổ theo dõi chất
lượng giáo dục
giấy

Phần mềm Quản
lí đánh giá học
sinh Tiểu học 1.4

Nhận xét về sự

tiện dụng

Đếm và tính

Tự động

Nhanh và chính
xác.

Viết

Đánh máy

Sạch, đẹp.

Đếm và tính

Tự động

Nhanh và chính
xác.

Đếm và tính

Tự động

Nhanh và chính
xác.

Viết


Tự động

Nhanh và chính
xác và đẹp.

Miễn phí

Tiết kiệm.

Không tốn không
gian

Tiện lợi.

Mua bằng kinh
phí của trường
Tốn không gian
lớn

12


PHỤ LỤC 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá
học sinh tiểu học.
- Công văn số 6169/BGDĐT-GDTH về việc thực hiện đánh giá học sinh
tiểu học theo Thông tư 30/2014, ngày 29 tháng 10 năm 2014, của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành.

- Giáo trình Access của Nguyễn Sơn Hải.
- Giáo trình Access: Lập trình trực quan của Nguyễn Trung Hoa.
- Công văn số 710/HD-PGD ĐT về việc hướng dẫn viết sáng kiến kinh
nghiệm năm học 2014-2015.
- Hướng dẫn kèm theo Quyết định 154/QĐ-UBND tỉnh Cà Mau.
- Kèm theo đĩa CD phần mềm Quản lí đánh giá học sinh Tiểu học 1.4 (có
hướng dẫn sử dụng)

13



×