Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH và QUẢN lý rủi RO của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY sản cần THƠ (CASEAMEX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN NGUYỄN THANH QUANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ & KINH TẾ NGHỀ CÁ

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN NGUYỄN THANH QUANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CASEAMEX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ & KINH TẾ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Th.s HUỲNH VĂN HIỀN

2012




NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô của trường
Đại học Cần Thơ, nhất là Thầy, Cô trong Khoa Thủy Sản đã truyền đạt

cho em những kiến thức về lý thuyết lẩn thực tế trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Văn Hiền người tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Cần Thơ – Caseamex đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong công ty. Đặc
biệt là chị Hồng đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập tại cơ
quan của Công ty.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản, Ban giám đốc
công ty Caseamex, quý Cô, Chú và Anh, Chị của công ty Caseamex dồi
dào sức khỏe và công tác tốt, chúc công ty cổ phần xuât nhập khẩu thủy
sản Cần Thơ ngày càng phát triển hơn.

Ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện

Trần Nguyễn Thanh Quang

ii


TÓM TẮT

Quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý rủi
ro của công ty trong thời gian qua. Sử dụng số liệu từ các báo cáo của
công ty và thông qua việc trao đổi với các anh chị trong công ty, sau đó
số liệu được tổng hợp và phân tích nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và quản lý rủi ro của công ty qua ba năm (20092011). Kết quả phân tích cho thấy tình hình hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty có tăng trưởng nhưng không ổn định trong năm
2009- 2011. Trong đó năm 2011 đạt hiệu quả cao nhất và mặt hàng chủ
lực của công ty hiện nay là cá tra và cá ba sa. Doanh thu năm 2011 là
643.878 triệu đồng tăng 8.423 triệu đồng, tăng 1,34 % so với năm 2010
trên tổng doanh thu tương ứng với lợi nhuận sau thuế của công ty là
30.920 triệu đồng so với năm 2010 tăng 120,1%. Và các chỉ tiêu tài
chính được thực hiện như: Tỷ suất lợi nhuận trên Năm 2011 là 4,85%, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 4.65%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (REO) là 16.28%, vòng quay toàn bộ tài sản là 0,96 vòng,tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là 4,65%, hiệu quả sử dụng chi
phí là 1,03 lần, doanh lợi trên chi phí là 5.4%
Bên cạnh đó việc quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng cũng được công ty thực thi một cách có hiệu quả đó là đề ra
được những chính sách phòng ngừa và hạn chế rủi ro như: cung ứng
nguyên liệu đầu vào, ATVSTP và các chính sách về tài chính nhằm giảm
rủi ro về lãi suất, giảm rủi ro về thanh khoản của các hợp đồng thu mua
nguyên liệu.

ii


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................. i
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................. vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vii
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 2
1.2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................... 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................ 3
2.1 Tổng quan về thủy sản Việt Nam ....................................................... 3
2.2 Tổng quan tình hình thủy sản ĐBSCL ............................................... 7
2.2.1 Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản ĐBSCL .................... 7
2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ĐBSCL ....................... 8
2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản Thành phố Cần Thơ .......... 9
2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản Thành phố Cần Thơ ............................ 9
2.5.1 Rủi ro và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp thủy sản ................. 10
2.6 Các chỉ tiêu phân tích tài chính ........................................................ 13
2.6.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .............................................. 13
2.6.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn................................................... 14
2.6.3 Hiệu quả sử dụng chi phí .......................................................... 15
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 16
3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 16
3.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 16
3.2.1 Phương pháp so sánh ................................................................. 16
3.2.2 Phương pháp phân tích chi tiết tổng hợp .................................... 17
iii


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 18
4.1 Tổng quan công ty ........................................................................... 18
4.1.1 Khái quát chung về công ty ...................................................... 18
4.1.2 Lĩnh vực kinh doanh .................................................................. 19
4.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................... 19
4.1.4 Cơ cấu tổ chức .......................................................................... 20
4.1.5 Quy trình sản xuất của công ty................................................... 25

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TỪ NĂM 2009-2011 ........................................... 31
4.2.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ
2009-2011 ................................................................................... 31
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ............... 43
4.3.1 Lượng sản phẩm và nhân tố giá ................................................. 43
4.3.4 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2012 ................... 45
4.4 Phân tích các yếu tố rủi ro và tình hình quản lý rủi ro ...................... 48
4.4.1 Phân tích các yếu tố rủi ro về tài chính ...................................... 48
4.4.2 Tình hình quản lý rủi ro của công ty .......................................... 57
4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
quản lý rủi ro ................................................................................. 59
4.5 Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý rủi ro ..................................... 62
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 63
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................... 63
5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................... 64
5.2.1 Đối với nhà nước ....................................................................... 64
5.2.2 Đối với công ty .......................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 66
PHỤ LỤC.............................................................................................. 68

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam 2011 ........................................ 4
Bảng 4.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009- 2011 .. 31
Bảng 4.2: Tổng doanh thu của Công ty qua ba năm ( 2009– 2011) ........ 34
Bảng 4.3: Tình hình tiêu thụ của Công ty (2009 – 2011) ....................... 36
Bảng 4.4: Tình hình dự trữ hàng hóa (2009 – 2011)............................... 37

Bảng 4.5 : Tình hình lợi nhuận từ 2009-2011......................................... 38
Bảng 4.6: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty trong ba năm
(2009 – 2011) ........................................................................ 39
Bảng 4.7: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (2009 – 2010) ........... 40
Bảng 4.8: Vòng quay tổng tài sản của Công ty trong ba năm
(2009-2011) ........................................................................... 41
Bảng 4.9: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trong 3 năm (2009 – 2011)....... 41
Bảng 4.10: Hiệu suất sử dụng chi phí trong ba năm (2009 – 2011) ........ 42
Bảng 4.11: Doanh lợi trên chí phí kinh doanh (2009 – 2011) ................ 42
Bảng 4.12 Giá bán sản phẩm (2009-2011) ............................................. 44
Bảng 4.13: Kế hoạch sản xuất 2012 ....................................................... 48
Bảng 4.14 Tỷ giá hối đoái từ 2009-2011 ................................................ 50
Bảng 4.15: Khả năng thanh toán nợ ...................................................... 51
Bảng 4.16: Sản lượng nguyên liệu qua 3 năm ........................................ 52
Bảng 4.17: Hợp đồng xuất khẩu ký kết và thực hiện 2009-2010 ............ 54
Bảng 4.18: Đối tượng lao động .............................................................. 56
Bảng 4.19: Trình độ lao động ................................................................ 57

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tỷ trọng trong xuất khẩu thủy sản năm 2011. .......................... 5
Hình 2.2: Thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2011 ..................... 6
Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam từ 2007 đến 10 tháng đầu
2011 ........................................................................................ 6
Hình 4.2: Cơ cấu sản xuất công ty Caseamex ........................................ 24
Hình 4.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2008-2011 ............................ 49
Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu thị trường truyền thống công ty Caseamex ..... 52


vi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ADB:

Asean Development Bank ( Ngân hàng phát triển
Châu Á)

ATVSTP:

An toàn vệ sinh thực phẩm

BRC:

British Retail Consortium (Hiệp hội các nhà bán lẻ
Anh)

DN :

Doanh nghiệp

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long.

Đ V T:

Đơn vị tính


EU :

European Union (Liên minh Châu Âu)

GA P :

Good Agriculturial Practices (Thực hành nuôi trồng

tốt)
GD P :

Gross Domestic Production (Tổng sản phẩm quốc
nội)

GMP:

Good manufacturing practice (Thực hành tốt sản
xuất)

HACCCP:

Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân
tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)

NK :

Nhập khẩu

NN và PTNT:


Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

SQF:

Safe Quality Food (Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm)

SSOP:

Sanitation Standard Operating Procedures (Quy
trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh)

TN H H :

Trách nhiệm hữu hạn

US D :

United States Dollar (Đô la Mỹ)

VASEP:

Vietnammese Association of Seafood Exporters and
Produccers (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam)

XK :

Xuất khẩu


XN K :

Xuất nhập khẩu
vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
Hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường là cơ rất hội lớn nhất
cho các doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu được mở rộng và vận hành theo quy
luật cung cầu, tuy nhiên sự cạnh tranh gây gắt là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra các
rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, rủi ro về tranh chấp thương mại luôn là rủi
ro lớn nhất cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản. Điều này đã
đưa các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ đứng thách thức rất lớn về phát triển mạng lưới
kinh doanh cũng như mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong
những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của các doanh nghiệp nên
các doanh nghiệp phải đầu tư cả về nhân lực và tài lực để quản lý trong sản xuất
kinh doanh cũng như quản lý các yếu tố rủi ro một cách chặt chẽ. Có như thế doanh
nghiệp mới có thể tồn tại và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.
Trong thời gian gần đây có một sô doanh nghiệp thủy sản mất khả năng thanh toán
cũng như hoạt động kém hiệu quả nợ nần chồng chất dẩn đến hoạt động bị tạm
ngừng thậm chí vỡ nợ phá sản. Chỉ trong trong năm 2011 và đầu năm 2012, có 3
doanh nghiệp thủy sản lớn tại đồng bằng sông Cửu Long và Sóc Trăng nợ nần ngân
hàng với số tiền hàng ngàn tỉ đồng và nợ gần 100 nông dân bán cá hơn 300 tỉ đồng
(VOV.vn, 2012). Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý rủi ro kém hoặc chưa có
cái nhìn thật sự đúng về việc quản lý rủi ro dẩn đến việc đầu tư sản xuất kinh doanh
không hiệu quả trong tình hình hiện nay.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vũng doanh nghiệp cần phải
xác định được các yếu tố rủi ro, xác định được mức độ và xu hướng tác động của

các yếu tố đó đến kết quả sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý rủi ro toàn diện giúp doanh nghiệp có thể khai thác triệt để
tiềm năng của mình đồng thời hạn chế các mặt yếu kém cũng như kiểm soát được
các yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp. Nhận rõ được tầm quan trọng của các
1


vấn đề trên nên đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý rủi ro
sản xuất kinh doanh” được chọn để làm đề tài tốt nghiệp ra trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý rủi ro
tại công ty để từ đó sẽ tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phân tích các yếu tố rủi ro và tình hình quản lý rủi ro của công ty.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý
rủi ro tại công ty.

2


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về thủy sản Việt Nam
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế
trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4
triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp

thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản
hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành
một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam năm 2010 thiết lập kỷ lục mới với trên 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2009
sản lượng xuất khẩu đạt 1,353 triệu tấn, tăng 11,3% về khối lượng (Duy Linh,
2011).
Theo các chuyên gia, năm 2011 là năm có nhiều khó khăn cho hầu hết các
ngành đặc biệt là ngành thủy sản khi người dân và các doanh nghiệp phải đối đầu
với giá nguyên liệu, thức ăn và giá xăng dầu tăng cao. Ngoài ra ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh. Tuy nhiên ngành thủy sản
Việt Nam đã từng bước khắc phục và đạt được những kết quả khả quan.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2011, lượng thủy
sản năm 2011 đạt 5432.9 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2930.4 ngàn
tấn, tăng 7.8 % cùng kỳ năm 2010. Tại các địa phương ven biển, trong tháng thời
tiết tương đối thuận lợi cho đánh bắt thuỷ hải sản. Sản lượng khai thác thuỷ sản năm
2011 đạt 2502.5 tấn (Tổng cục thủy sản, 2011).
Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.093 ha, diện tích nuôi cá đạt 367,7 nghìn ha,
tăng 2,2% trong đó diện tích nuôi cá tra ước tính đạt 12,9 nghìn ha, giảm 2,2% so
với năm trước. Diện tích nuôi cá tra giảm song sản lượng cá tra đạt khá, ước tính
1120 nghìn tấn, tăng 9,3% so với năm trước do mật độ thả nuôi dày hơn vào thời
3


điểm vào thởi điểm cuối năm do giá cao hơn. Tính đến tháng 10/2011 giá cá nguyên
liệu liên tục tăng từ 26.000 – 28.500 đồng/kg, hiện giá cá tra nguyên liệu thịt trắng
tại ĐBSCL đã mức 28.000– 28.500 đồng/kg tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với đầu
tháng trước, trong khi giá thành cá nguyên liệu từ 24.500 – 25.000 đồng/kg, người
nuôi có lãi từ 1.500 – 3.500 đồng/kg. Giá cá tra giống, cá hương và cá bột cũng tăng
liên tiếp trong những tuần gần đây do vào vụ nuôi và nhiều trại giống đã đẩy giá cá
giống lên. Với giá bán hiện nay các hộ ương cá giống đều có lãi cao nên diện tích

ương cá tra giống tăng trở lại (Ngọc Thủy, 2011).
Đối với tôm theo số liệu thống kê 2011 diện tích nuôi tôm đạt 626,8 nghìn
ha, giảm 2% so với năm 2010, sản lượng 482,2 nghìn tấn, tăng 7,2%., Nuôi tôm
phát triển khá do giá tôm nguyên liệu ổn định (Tổng cục thống kê, 2011).
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam 2011
ĐVT: nghìn tấn
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch (%)

1. Tổng số

5142,8

5432,9

105,6



3836,6

4050,5

105,6


Tô m

592,5

632,9

106,8

Thuỷ sản khác

713,7

749,5

105

2. Nuôi trồng

2728,4

2930,4

107,4



2101,6

2258,6


107,5

Tô m

449,7

482,2

107,2

Thuỷ sản khác

177,1

189,6

107

2414,4

2502,5

103,6



1735

1791,9


100,3

Tô m

142,8

150,7

105,5

Thuỷ sản khác

536,6

559,9

104,3

3. Khai thác

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011)
4


Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2011 thì tình hình xuất khẩu thuỷ sản của cả
nước sang các thị trường đạt kim ngạch 2,61 tỷ USD, chiếm 6,05% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước, tăng 28,84% so với cùng kỳ năm ngoái XK sang
nhiều thị trường lớn có tốc độ tăng trương mạnh, như Mỹ tăng gần 50%, Hàn Quốc
hơn 30%. Trong đó cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất. Trong các mặt
hàng thủy sản, cá tra có tốc độ tăng giá và giá trị XK mạnh nhất. Tính đến

tháng6/2011, Việt Nam đã xuất khẩu 289.200 tấn cá tra, trị giá 744,9 triệu USD,
tăng 4,4% về khối lượng và 25,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá XK
trung bình cá tra tháng sau luôn cao hơn tháng trước đó.

7%

10%

2%
38%

12%

31%

Tôm

Cá tra, ba s a

Cá k hác

Nhuy ễn thể

Cá ngừ

Giáp x ác

Hình 2.1: Tỷ trọng trong xuất khẩu thủy sản năm 2011.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011)
Mười tháng đầu năm 2011, giá trị XK cá tra đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng 27,6% so với

cùng kỳ năm ngoái. Thị trường EU chiếm 30% tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam, đạt
452,2 triệu USD, tăng 3%, trong đó Tây Ban Nha giảm 4,5% đạt 93,5 triệu USD,
mặc dù mấy tháng gần đây XK cá tra sang thị trường này đã bắt đầu tăng trưởng
nhưng chưa đủ bù đắp được sự đi xuống mạnh của những tháng đầu năm nên XK cá
tra sang Tây Ban Nha vẫn tiếp tục sụt giảm nhẹ trong 10 tháng qua. Trong số 4 nước
NK cá tra chủ lực nằm trong khối EU, duy nhất Hà Lan có mức tăng trưởng trong
10 tháng đầu năm nay, trong khi Tây Ban Nha, Đức và Ba Lan lại sụt giảm cho dù
chỉ ở mức một con số nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến sức tăng trưởng NK cá
tra chung của cả thị trường EU.
5


30.40%

31.10%

3.20%

5.20%

EU

6.30%
4.30%

ASEAN

17.60%

Mỹ


Braxin

Mehicô

Ả rập xê út

Khác

Hình 2.2: Thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2011

Triệu USD

(Nguồn: Pangasiusvietnam.com)
1800
1500
1200
900
600
300
0
2007

2008

2009

2010

2011


Hình 2.3 Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam từ 2007 đến 10 tháng đầu 2011
(Nguồn: Pangasiusvietnam.com)

6


2.2 Tổng quan tình hình thủy sản ĐBSCL
2.2.1 Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản ĐBSCL
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích
cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360 nghìn km2, chiếm
37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ
thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ (Huỳnh Kim Anh, 2011).
Sản lượng khai thác ven biển của vùng ĐBSCL ước đạt khoảng trên 900
nghìn tấn, bằng khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cả nước, trong đó trên 80%
khai thác từ biển. Trong 13 tỉnh ĐBSCL, có 8 tỉnh tham gia Chương trình vay vốn
đóng tàu khai thác hải sản xa bờ (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long
An, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang). Tàu thuyền và công suất theo thống kê 13 tỉnh
ĐBSCL thì hiện nay, số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản khá lớn,
khoảng 25.000 đến 30.000 chiếc với trên 2,1 đến 2,3 triệu CV. Trong đó, khai thác
xa bờ luôn là thế mạnh của vùng, đặc biệt một số tỉnh có nghề cá rất phát triển như
Kiên Giang trên 3.500 chiếc, Cà Mau có khoảng 1.200 chiếc (Huỳnh Kim Anh,
2011).
Khai thác thủy sản nội địa ở ĐBSCL tương đối mạnh, do nơi đây có nhiều
sông, lạch, đầm phá, đặt biệt là hệ thống sông Mêkông. Số phương tiện đánh bắt
trong vùng nội địa là rất lớn nhưng thường là những thuyền nhỏ không gắn động cơ,
nếu có gắn thì công suất thường thấp (<10Cv). Ngoài ra, sản lượng khai thác nội địa
cũng là một thế mạnh, chiếm tỷ lệ từ 50 – 60% sản lượng khai thác nội địa cả nước.
Những địa phương có sản lượng khai thác cao như An Giang (chiếm khoảng 33%),
Trà Vinh (18,24%), Đồng Tháp (chiếm 13,52%). Tuy nhiên, trong những năm gần

đây tình hình sản lượng đang có xu hướng giảm, do nguồn lợi giảm mạnh. Trong đó
chỉ có hai tỉnh Long An và Bạc Liêu có sản lượng khai thác không cao là có mức độ
tăng trưởng dương 4 - 8% (Huỳnh Kim Anh, 2011).
Năm 2011, các tỉnh đã đưa 762.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản, tăng
9.000 ha so năm 2010, trong đó có 582.164 ha nuôi tôm sú, trên 5.400 ha nuôi cá
7


tra. Với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so với
năm 2010, trong đó có trên 300.000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 1,2 triệu tấn
cá tra. Kế hoạch sản xuất gắn với yêu cầu của thị trường, bảo đảm nguồn nguyên
liệu đủ cho chế biến và tiêu dùng, hạn chế đến mức thấp khủng hoảng thiếu, thừa
nguyên liệu. Vùng nuôi tôm nước lợ tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang. Vùng nuôi cá tra tập
trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng,
Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh (Huỳnh Kim Anh, 2011).
2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ĐBSCL
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng đạt 4 tỷ USD, tăng 27%
so năm 2010. Thị trường tiêu thụ chính gồm 29 quốc gia thuộc Bắc Mỹ, EU, Châu
Á, Châu Đại Dương và Trung Đông (Thế Đạt, 2012).
Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, sản lượng cá tra trên 600.000 tấn,
kim ngạch đạt gần 1,7 tỷ USD. Tôm các loại 190.000 tấn, kim ngạch đạt 1,8 tỷ
USD. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng dẫn đầu về xuất khẩu tôm sú. Các tỉnh
An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ dẫn đầu về xuất khẩu cá tra
(Thế Đạt, 2012).
Hiện giá cá tra ở các tỉnh ĐBSCL ở mức 27.500 - 28.300 đồng/kg, mặt dù
vậy nông dân không dám mở rộng diện tích nuôi vì thời gian qua giá thành sản xuất
cao, lợi nhuận thấp. Điều này đã gây ra tình hình thiếu hụt nguyên liệu cho các
doanh nghiệp. Hiện một số nhà máy chế biến thủy sản ở ĐBSCL chỉ hoạt động cầm
chừng với công suất 40% - 50% (Quỳnh Dung, 2012).

Để khắc phục tình trạng trên các tỉnh ĐBSCL khuyến khích nông dân áp
dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” trong thâm canh cá tra xuất khẩu. Nhờ mật độ thả
nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, lớn nhanh hơn, tăng sức đề
kháng với bệnh tật, chất lượng thịt tốt hơn.

8


Đối với mặt hàng tôm 2011 các DN phần lớn phải đối mặt với tình trạng
thiếu nguyên liệu trầm trọng. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn), trong tổng số trên 78.000 héc ta tôm nuôi bị thiệt hại của
cả nước thì ĐBSCL chiếm hơn 60.000 héc ta, chủ yếu là tôm sú. Nhiều tỉnh có diện
tích bị thiệt hại lên đến 60-70% diện tích thả nuôi như Sóc Trăng gần 28.500 héc ta,
Bạc Liêu 16.000 héc ta... Phần lớn diện tích bị thiệt hại là nuôi theo hình thức công
nghiệp, bán công nghiệp có năng suất cao nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng
tôm nguyên liệu (Minh trung, 2011).
2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản Thành phố Cần Thơ
Chế biến thủy sản xuất khẩu là một thế mạnh của TP Cần Thơ và chiếm trên
35% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tuy nhiên, đây cũng là ngành phải
đối mặt với tình trạng biến động nguyên liệu thường xuyên.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 10
tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đạt kim ngạch trên
1,48 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm đến nay, các DN chế biến thủy sản luôn đối mặt với tình trạng
sản xuất cầm chừng, do thiếu nguyên liệu chế biến (tôm sú và cá tra) trầm trọng.
Các DN xuất khẩu cá tra đã chủ động 40 - 60% nguyên liệu chế biến cho nhà máy,
còn DN xuất khẩu tôm chưa xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, nên tình trạng tôm
chết hàng loạt những tháng đầu năm 2011 làm không ít DN gặp khó.
Thêm vào đó, những rào cản thương mại, kỹ thuật ở các nước nhập khẩu (tiêu
biểu là kiện chống bán phá giá) cũng là trở ngại lớn mà DN phải đối mặt (Chí Thiện

và Minh Huyền, 2011).
2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản Thành phố Cần Thơ
Cá tra vẫn là đối tượng nuôi chủ lực của địa bàn cần thơ. Diện tích nuôi cá tra
của địa phương năm 2011 ước đạt 900 ha, bằng 114% so với 787 ha của cùng kỳ
năm 2010, sản lượng thu hoạch là 157.400 tấn, bằng 101% so với 156.949 tấn của
9


cùng kỳ năm 2010. Trong đó, diện tích nuôi của các công ty trên địa bàn là 136,21
ha, gồm: quận Ô Môn có 6 công ty với diện tích 24 ha, quận Cái Răng có 3 công ty
với 7,7 ha, quận Bình Thủy có 2 công ty với 5,2 ha, quận Thốt Nốt có 4 công ty với
41 ha, huyện Cờ Đỏ có 2 công ty với 40,31 ha và huyện Vĩnh Thạnh có 3 công ty
với 18 ha
Hiện nay giá cá tra dao động ở mức 27.500 – 28.000 đồng/kg. Tình hình giá
cá lên xuống thất thường là do thị trường tiêu thụ không ổn định
2.5 Cơ sở lí luận
2.5.1 Rủi ro và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp thủy sản
a) Khái niệm về quản lý rủi ro doanh nghiệp
Là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán
bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp
thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh
nghiệp đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ
đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
b) Các khái niệm về rủi ro doanh nghiệp
Rủi ro trong sản xuất kinh doanh là sự thay đổi về lợi nhuận của đơn vị mà sự
thay đổi đó xuất phát từ sự biến động thường có đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Rủi ro trong sản xuất kinh doanh trước 2005 năm hình thức sau :
Rủi ro về năng xuất /sản lượng (kể cả rủi ro bất thường do thiên tai gây ra)
Rủi ro do sự thay đổi kỹ thuật công nghệ

Rủi ro về thị trường
Rủi ro trục tiếp do con người gây ra.
Rủi ro do thay đổi về thể chế chính trị, chính sách và các biến động trong xã
hội (Lê Xuân Sinh, 2010).
10


 Rủi ro về kinh tế
Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế trong những năm gần
đây, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu
ngày càng tăng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(11/2011) kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản 11 tháng đầu năm nay đạt 5,6 tỷ USD,
tăng 24,9 % so cùng kỳ năm trước. Mặt khác, trong thời gian qua tình hình lạm phát
và suy thoái kinh tế cũng diễn biến khá phức tạp, do vậy nếu tình trạng lạm phát xảy
ra liên tục ở mức độ cao, suy thoái kinh tế kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng doanh
nghiệp phải liên tục đối phó với chi phí hoạt động ngày càng tăng, làm giảm khả
năng sinh lời của Công ty.
Rủi ro về tỷ giá
Hiện nay, hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất khẩu thuỷ sản nên phần lớn
doanh thu của Công ty đều bằng ngoại tệ, trong khi Công ty sử dụng phần lớn nguồn
nguyên liệu ở trong nước, nên rủi ro sẽ có thể xảy ra khi có sự biến động bất lợi về
tỷ giá làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Rủi ro thể chế chính sách và qui định của pháp luật
Hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của Luật doanh nghiệp và Luật chứng
khoán, chinh sách ATVSTP và chính sách quản lý chất lượng như Global Gap, Viet
Gap.... Các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này hiện vẫn đang trong quá trình tiếp
tục được hoàn thiện. Do vậy, việc thực thi và sự ổn định của hệ thống các văn bản
pháp lý này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Rủi ro ngành nghề
Rủi ro từ nguồn nguyên liệu cho sản xuất

Môi trường nuôi trồng: Nếu việc quy hoạch nuôi trồng thủy sản không phù
hợp sẽ dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, làm tăng khả năng dịch bệnh ở cá và
có thể dẫn đến việc các hộ nuôi bị thiệt hại dẫn đến việc người nông dân sẽ “treo
ao”, làm biến động nguồn nguyên liệu cho Công ty.
11


Điều kiện tự nhiên: khi thời tiết thay đổi nhiều, số lượng và chất lượng cá
nuôi cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn cá nguyên liệu cho
Công ty.
Cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu: điều này thường xảy ra do trong vùng
Công ty đang hoạt động có rất nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra cạnh tranh gay
gắt.
Sử dụng công nghệ lạc hậu dẩn đến nhiều rủi ro trong chế biến như sản phẩm
bị lỗi hoặc không đảm bảo chất lượng.
Rủi ro về thị trường tiêu thụ
Do sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu được xuất khẩu nên rủi ro có thể
xảy ra khi có sự thay đổi hành vi của người tiêu thụ ở các nước nhập khẩu thủy sản
của Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ người nuôi cá ở các nước nhập
khẩu đã diễn ra qua các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như sự thay đổi ngày càng
khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu
chuẩn về kiểm dịch, thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi và chế biến
thủy sản là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu và làm ảnh hưởng
tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
 Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
Một số rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Công ty có thể gặp phải như:
Quy cách, chất lượng, bao bì có lúc chưa phù hợp nên phải giảm giá bán hoặc
trả hàng về do bị nhiễm thuốc kháng sinh trong khi tại Việt Nam cơ quan chức năng
đã kiểm đạt yêu cầu.
Giao hàng chậm trễ bị khách hàng từ chối nhận hàng và hàng trả về.

Thay đổi giá đột biến trên thị trường tiêu thụ ở nước ngoài có thể dẫn đến
việc khách hàng tìm cách không nhận hàng hoặc đòi hỏi giảm giá bằng nhiều cách.
12


c) Rủi ro khác
Các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên đường vận chuyển hàng hóa, nguyên
liệu... là những rủi ro bất khả kháng, tuy rất ít có khả năng xảy ra, nhưng nếu xảy ra
sẽ gây ra những thiệt hại nhất định và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của
Công ty (mekongfish.vn).
2.6 Các chỉ tiêu phân tích tài chính
2.6.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu, nó được tính
bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu.
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần

Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường
lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh
doanh đem lại hiệu quả như thế nào.
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh bình quân
Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ
Vốn kinh doanh bình quân =
13


2


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường
mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu, được xác định bằng quan hệ so sánh giữa
lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.

Lợi tức sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu
Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến
khả năng thu nhận được từ lợi nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư.
2.6.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của
doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay bao nhiêu lần.
Doanh thu
Vòng quay toàn bộ tài sản =

Tổng tài sản bình quân
Tài sản đầu kỳ+ Tài sản cuối kỳ
Tổng tài sản bình quân=
2

14



Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu
quả của các tài sản được đầu tư.
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =
Tổng tài sản
2.6.3 Hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu.
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng chi phí =
Tổng chi phí
Doanh lợi trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình luân
chuyển hàng hóa thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi trên chi phí =
Tổng chi phí

15


×