Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của cao lỏng sóng rắn trên bệnh nhân zona

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=======

ĐÀO THANH HOA

§¸nh gi¸ t¸c dông hç trî ®iÒu trÞ
cña cao láng sãng r¾n trªn bÖnh nh©n
Zona
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số

: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG
2. PGS.TS. NGUYỄN QUÝ THÁI


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, cơ quan, bệnh viện, gia
đình và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng quản lý và


đào tạo Sau đại học, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng ủy, Ban giám hiệu, Khoa Y học cổ
truyền - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong công tác, học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Đỗ Thị Phương, PGS.TS. Nguyễn Quý Thái những người thầy đã
trực tiếp dạy dỗ, ân cần chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học Cao học, người đã
dìu dắt, hướng dẫn tôi học tập nghiên cứu và thực hiện luân văn này.
Để có được kết quả nghiên cứu hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn các
bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên, những bệnh nhân thân yêu điều trị tại Khoa Da liễu đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu góp phần quan trọng cho thành
công của đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ hai bên, chồng và con trai
yêu quý, gia đình, lớp Cao học y học cổ truyền khóa 23 và bạn bè đã luôn ở
bên hậu thuẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Đào Thanh Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đào Thanh Hoa, lớp Cao học khóa 23, chuyên ngành Y học Cổ
truyền, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện với sự hướng dẫn khoa
học của GS.TS. Đỗ Thị Phương và PGS.TS. Nguyễn Quý Thái.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3. Những số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực
và khách quan. Những số liệu và thông tin này đã được cơ sở nơi
tiến hành nghiên cứu chấp nhận và cho phép lấy số liệu. Đối tượng
nghiên cứu đều tình nguyện tham gia và đồng ý cung cấp thông tin.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam kết này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Đào Thanh Hoa


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

:

Bệnh nhân

BV

:

Bệnh viện

ĐC

:


Đối chứng

ĐT

:

Điều trị

DTCT

:

Diện tích cơ thể

LS

:

Lâm sàng

N(N0, N3, N7, N10)

:

Ngày điều trị

NC

:


Nghiên cứu

NĐC

:

Nhóm đối chứng

NNC

:

Nhóm nghiên cứu

TCLS

:

Triệu chứng lâm sàng

VZA

:

Virus Zona

WHO

:


Tổ chức Y tế thế giới

(World Health Organization)
YHCT

:

Y học cổ truyền

YHHĐ

:

Y học hiện đại

(Varicella zoster virus)

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU
TRỊ ZONA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI..............................................3
1.1.1. Nguyên nhân....................................................................................3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................5
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng......................................................................5
1.1.4. Đau do bệnh Zona...........................................................................8
1.1.5. Cận lâm sàng.................................................................................10
1.1.6. Điều trị bệnh Zona.........................................................................11

1.2. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU
TRỊ ZONA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN......................................15
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo YHCT.................................15
1.2.2. Quan niệm về Zona theo YHCT....................................................16
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Zona theo YHCT....................17
1.2.4. Các thể Zona theo YHCT..............................................................18
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC...................................................................................18
1.3.1. Nghiên cứu điều trị bệnh Zona trên thế giới......................................18
1.3.2. Nghiên cứu điều trị bệnh Zona trong nước...................................20
1.4. TỔNG QUAN VỀ VỊ THUỐC NGHIÊN CỨU...............................22
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................28
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ................................28
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT..................................29
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.......................................................29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................29


2.3.2. Mẫu nghiên cứu.............................................................................30
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu................................................................30
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................32
2.3.5. Phương pháp đánh giá...................................................................32
2.3.6. Xử lý số liệu..................................................................................34
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............35

3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu...35
3.1.2. Phân bố theo giới...........................................................................35
3.1.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu.......................36
3.1.4. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát..................37
3.1.5. Phân bố vị trí tổn thương da của 2 nhóm nghiên cứu....................37
3.1.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu..............................38
3.1.7. Các loại tổn thương cơ bản............................................................39
3.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu....................39
3.1.9. Bệnh kết hợp với Zona..................................................................40
3.1.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT giữa hai nhóm..............41
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.........................................................................41
3.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau........................................................41
3.2.2. Kết quả cải thiện một số triệu chứng ngoài da..............................45
3.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ...........................................................47
3.2.4. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị ở hai NNC................48
3.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu...........49
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN.............................................53
3.3.1. Một số tác dụng không mong muốn..............................................53
3.3.2. Chỉ số huyết học của 2 nhóm nghiên cứu.....................................54
3.3.3. Chỉ số sinh hóa của 2 nhóm nghiên cứu........................................55
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................56
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............56


4.1.1. Phân bố theo tuổi...........................................................................56
4.1.2. Phân bố theo giới...........................................................................56
4.1.3. Thời gian bị bệnh...........................................................................57
4.1.4. Dấu hiệu khởi phát bệnh................................................................58
4.1.5. Vị trí tổn thương da.......................................................................58
4.1.6. Tính chất đau.................................................................................59

4.1.7. Các loại tổn thương cơ bản............................................................60
4.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của hai nhóm nghiên cứu.................61
4.1.9. Các bệnh kết hợp với Zona............................................................61
4.1.10. Phân bố bệnh theo thể YHCT......................................................62
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................................63
4.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau........................................................63
4.2.2. Hiệu quả phục hồi da.....................................................................65
4.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ...........................................................67
4.2.4. Kết quả điều trị chung...................................................................69
4.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu...........70
4.2.6. Tác dụng lâm sàng không mong muốn.........................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cách tính thang điểm đau Likert ...............................................33
Bảng 3.1. Sự phân bố về tuổi của 2 nhóm nghiên cứu ..............................35
Bảng 3.2. Phân bố theo giới .........................................................................35
Bảng 3.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu ..................36
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát bệnh ...................37
Bảng 3.5. Phân bố vị trí da bị tổn thương ..................................................37
Bảng 3.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu .........................38
Bảng 3.7. Các loại tổn thương cơ bản .........................................................39
Bảng 3.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu ...............39
Bảng 3.9. Một số bệnh kết hợp với Zona ....................................................40
Bảng 3.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT ..................................41
Bảng 3.11. Thay đổi thang điểm đau ở các thời điểm điều trị ..................41
Bảng 3.12. Mức chênh Likert ở các thời điểm so với N0 ...........................42

Bảng 3.13. So sánh thời gian hết đau của 2 nhóm .....................................43
Bảng 3.14. Thời gian hết đau trung bình ở cả hai nhóm ..........................44
Bảng 3.15. Kết quả cải thiện dát đỏ theo thời gian ....................................45
Bảng 3.16. Kết quả cải thiện phù nề theo thời gian ...................................45
Bảng 3.17. Thời gian khô tổn thương ở hai nhóm .....................................46
Bảng 3.18. Thời gian hết các triệu chứng ngoài da ...................................46
Bảng 3.19. Kết quả điều trị tác dụng cải thiện giấc ngủ ...........................47
Bảng 3.20. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị ở hai NNC .........48
Bảng 3.21. Kết quả giảm đau theo thể bệnh YHCT ở NNC .....................49
Bảng 3.22. Kết quả cải thiện dát đỏ theo thời gian ....................................50
Bảng 3.23. Kết quả cải thiện phù nề theo thời gian ...................................50
Bảng 3.24. Thời gian khô tổn thương ở hai thể .........................................51


Bảng 3.25. Kết quả cải thiện triệu chứng mất ngủ theo thể bệnh YHCT ở NNC
52
Bảng 3.26. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT ở NNC .............53
Bảng 3.27. Một số tác dụng không mong muốn .........................................53
Bảng 3.28. Kết quả xét nghiệm chỉ số huyết học của hai nhóm nghiên cứu 54
Bảng 3.29. Kết quả xét nghiệm chỉ số sinh hóa của hai nhóm nghiên cứu
55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hiệu quả cải thiện mức độ đau theo thời gian ......................43
Biểu đồ 3.2. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ ........................................................48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Siêu cấu trúc VZV.............................................................................4

Hình 1.2. Hình ảnh Zona.................................................................................16
Hình 1.3. Cơ chế bệnh sinh Zona theo YHCT................................................17
Hình 1.4. Sóng rắn dài.....................................................................................23
Hình 1.5. Sóng rắn dây ...................................................................................24
Hình 1.6. Sóng rắn sừng nhỏ...........................................................................24
Hình 1.7. Sóng rắn tại Thái Nguyên................................................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Zona là một tình trạng viêm hạch thần kinh gây nên do một loại
virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella - Zoster Virus (VZA). Tổn
thương trong bệnh Zona là những mụn nước, bọng nước, khu trú đặc biệt một
bên cơ thể theo hướng đi của dây thần kinh, vì vậy bệnh Zona được xếp vào
nhóm bệnh da có mụn nước do virus [1],[2]. Ở Mỹ, gần 100% người lớn có
chứng cứ huyết thanh về việc nhiễm varicella zoster virus và đều có nguy cơ
bị Zona. Hàng năm có hơn 500.000 bệnh nhân bị herpes zoster. Ở nước ta,
theo nghiên cứu tại Bệnh viện da liễu Trung ương từ 1/2008 đến 12/2011 cho
thấy nhóm bệnh dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 4,17%, bệnh nhân trên 50 tuổi
chiếm tỉ lệ 43,53%, ngoài ra sự phân bố bệnh có thể gặp ở tất cả các thời gian
trong năm, tăng lên vào các tháng mùa hè và đầu mùa thu[2].
Bệnh Zona cũng thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch do
dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, hoá trị liệu điều trị ung thư, bệnh
nhân HIV/AIDS... [4],[5]. Riêng bệnh nhân HIV/AIDS thì bệnh Zona chiếm
tỷ lệ cao hơn (29,4/1000 người/ năm), thương tổn da nặng và lan toả hơn, đây
cũng là một dấu hiệu chỉ điểm của HIV/AIDS [2].
Đau là một triệu chứng quan trọng trong bệnh Zona. Đau có thể xuất
hiện trước (đau tiền triệu) hoặc cùng lúc có thương tổn trên da và có thể tồn
tại nhiều tháng thậm chí nhiều năm sau khi thương tổn da đã hoàn toàn lành

sẹo (đau sau Zona) [5],[6].
Các thương tổn da trong bệnh Zona thường khỏi sau 2-3 tuần [5].
Nhưng đau có thể còn kéo dài tuỳ thuộc vào tuổi, bệnh liên quan và thuốc
điều trị sớm. Các thuốc điều trị đau Zona và đau sau Zona có nhiều loại như:
Paracetamol, Neurontin, amitriptylin… tuy nhiên hiệu quả vẫn thất thường, có
nhiều tác dụng phụ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị Zona với mong
muốn làm nhanh lành tổn thương và hạn chế đau Zona và đau sau Zona, song


2

kết quả đạt được không đáng kể. Ở Việt Nam có nhiều cây thuốc trong dân
gian được dùng để chữa bệnh có hiệu quả, cây Sóng rắn (Albizia) được phát
hiện mọc hoang khá phổ biến tại Thái Nguyên cũng như một số vùng đất
trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc...Tại những vùng này, nhân dân đã dùng
loại lá cây này để chữa các bệnh mụn rộp, Herpes, Zona (giời leo)...và một số
bệnh ngoài da khác. Trong đó đáng chú ý là bài thuốc dùng lá cây Sóng rắn
giã nhỏ đắp lên tổn thương mụn rộp để chữa bệnh giời leo (theo dân gian)
được cho là rất hiệu quả. Đặc biệt ở Thái Nguyên cây Sóng rắn đã được
nghiên cứu thực nghiệm độc tính cấp (LD50), độc tính bán trường diễn, phản
ứng kích ứng da, tác dụng giảm đau chống viêm và bước đầu thăm dò lâm
sàng trên một số bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên
thấy có hiệu quả điều trị khả quan. Để tiếp tục khẳng định tác dụng của vị
thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị
của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona” nhằm các mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh
nhân Zona.


2.

Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của Cao lỏng Sóng rắn trong hỗ
trợ điều trị Zona trên lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
ZONA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Nguyên nhân
Zona là bệnh da thường gặp với tỉ lệ bệnh nhân Zona mới mắc hàng
năm từ 1,5 - 3%. Theo nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu cho thấy, tỷ lệ mắc
Zona ở người dân nhóm tuổi từ 20 - 50 chiếm 2,5/1000 dân, nhóm từ 51 79 chiếm 5,1/1000 dân, nhóm từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lên cao 10,1/1000
dân [8]. Cho thấy tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng cao, nhất là nhóm bệnh
nhân trên 50 tuổi, là do hệ miễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động kém
hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho vius tái hoạt động, chúng di chuyển
theo các trục thần kinh tới da và gây bệnh.
Ở Việt Nam, theo nguyên cứu tại bệnh viện Da liễu trung ương từ
1/2008 đến 12/2011 cho thấy nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ
4,17%, bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 43,53%, ngoài ra sự phân bố
bệnh có thể gặp ở tất cả thời gian trong năm, tăng lên vào các tháng mùa hè
và đầu mùa thu [1].
Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã xác định được tác nhân gây
bệnh là Varicella Zoster Virus (VZV) (virus gây bệnh thuỷ đậu), virus này
gây nên tình trạng viêm hạch thần kinh cấp tính. VZV có nhân là DNA và
thuộc họ α Herpes, còn gọi là virus herpes ở người (Human Herpes Virus HHV3) [4]. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy cấu trúc của VZV kích

thước 150 - 200nm, vỏ là protein gồm 162 đơn vị hình thái (Capsomeres),
có màng lipid bao quanh với những nhung mao. Chiều dài của những
nhung mao vỏ ngoài là 80A 0.


4
Vi nhung mao
Glycoprotein gB- gN
Màng Lipid
Vỏ

DNA
Hạt capxit
Hình 1.1. Siêu cấu trúc VZV
(Nguồn www.healthoma.com/ 30/5/2007)
Năm 1991, Agut thấy VZV lây truyền qua đường hô hấp, nhân lên ở đó
và được các lympho bào vận chuyển đến hệ liên võng nội mô rồi xâm nhập
vào máu sau 5 ngày, gây nhiễm Virus huyết lần đầu rồi đến khu trú tại gan,
lách. Từ gan, lách VZV lại tung vào máu lần thứ hai và cuối cùng mới đến da
để gây tổn thương (bệnh thuỷ đậu). Thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 ngày
đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với Virus. Khi thương tổn ngoài da cuối cùng
đóng vẩy tiết là lúc bệnh không còn khả năng lây. Cùng với việc gây tổn
thương da, Virus đi theo các dây thần kinh hướng tâm đến khu trú ở các hạch
giao cảm và tiềm ẩn ở đây hàng năm. Khi có điều kiện thuận lợi như suy giảm
miễn dịch, sang chấn tâm lý… VZV được tái hoạt và gây bệnh Zona.
Trong Zona, kháng thể IgG tăng còn IgM thay đổi thất thường. Các tác
giả cho rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ chống lại Virus trong việc tồn tại lâu của VZV và chống lại
những đợt tái nhiễm. Miễn dịch trong Zona là miễn dịch suốt đời (trừ trường
hợp bệnh nhân bị các bệnh suy giảm miễn dịch).



5

1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
VZV xâm nhập dây thần kinh và hạch giao cảm, tại đây Virus sẽ nhân
lên làm hạch rễ sau của đoạn thần kinh bị viêm cấp, hoại tử, xuất huyết, Virus
lan dọc theo chiều dài ngoại vi của dây thần kinh cảm giác làm tổn thương
bao Myelin, đôi khi lan cả vào rễ thần kinh. Sự nhân lên của Virus làm tổn
thương thực thể dây thần kinh gây tăng nhạy cảm ngoại vi, đồng thời các tế
bào thần kinh bị hủy hoại sẽ giải phóng các cytokine gây viêm. Tổn thương
thần kinh cảm giác làm xuất hiện các cơn đau lan dọc theo đường đi của dây
thần kinh cảm giác đó chi phối. Thời kỳ tiền triệu, người bệnh có thể đau đầu,
khó chịu, ít khi có sốt. Bệnh khởi đầu với các triệu chứng đau nhói, có khi đau
dữ dội ở các vùng da trước khi có tổn thương 1 - 5 ngày. Các mụn nước ban
đầu căng rồi loét chảy dịch và đóng vảy. Các vị trí tổn thương thường gặp
nhất là liên sườn và đầu - mặt - cổ. Các vị trí khác ít gặp hơn như chân, tay,
bẹn.... Các mụn nước khô và bong vảy da trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tuần,
thường để lại sẹo nông. Các ban đỏ và mụn nước thường chỉ ở một bên cơ thể
và không vượt quá đường giữa. Bệnh có thể để lại di chứng là các cơn đau dai
dẳng, nhẹ từ 1 - 2 năm, nặng 10 năm, trung bình từ 2 - 5 năm.
Một số bênh nhân đặc biệt là trẻ em bị Zona nhưng lại không có tiền sử
thủy đậu, có thể họ mắc bằng con đường nhau thai [2].
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
1.1.3.1. Tổn thương trên da
Trước khi tổn thương mọc 2 - 3 ngày thường có cảm giác báo hiệu
như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn
thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu... Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng
và đau.
Vị trí: Thường khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một

bên của cơ thể thành một khoanh dọc theo các đường dây thần kinh chi phối


6

như trán - quanh mắt - đầu, hoặc cổ - vai - cánh tay, liên sườn một bên từ sau
lưng vòng ra ngực, hoặc dọc từ hông xuống đùi, nhưng cá biệt có thể bị cả hai
bên hay lan toả.
Tổn thương cơ bản: Thường bắt đầu là dát đỏ hình tròn, hình bầu dục
kích thước 0,5 - 1 cm, sau 1 - 2 ngày xuất hiện các mụn nước, bọng nước
không căng mọc thành từng đám từng chùm có dịch trong hoặc đục (mủ) hoặc
đỏ hồng (máu). Sau 3 - 5 ngày bọng nước dập vỡ ra thành vết loét trợt ướt,
dần đóng vảy tiết sau lành để lại sẹo. Từ khi bắt đầu mọc đến khi lành sẹo
khoảng 20 - 30 ngày. Trước hoặc cùng với tổn thương da, thường nổi hạch
sớm, đau ở vùng tương ứng. Hạch là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bệnh.
Rối loạn cảm giác rất thường gặp biểu hiện là đau dây thần kinh từng
cơn lan toả, hoặc thành các điểm đau chói dai dẳng, cảm giác rát, nóng, khu
trú ở vùng có thương tổn da. Ở người trẻ đau chỉ nhẹ và thoáng qua, nhưng
người già đau thường dữ dội và khá dai dẳng. Tại vùng da tổn thương, cảm
giác da có thể tăng, giảm hoặc rối loạn cảm giác. Cá biệt có khi bị viêm tuỷ
leo gây tử vong.
Nếu Zona ở người bị suy giảm miễn dịch sẽ có mụn nước lưu vong, hai
bên hoặc rải rác khắp người.
1.1.3.2. Các triệu chứng toàn thân
Triệu chứng toàn thân có thể có, tuỳ theo từng trường hợp có thể gặp:
- Viêm hạch (sưng, đau) vùng lân cận.
- Sốt, thường ở mức độ nhẹ và vừa, bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh.
- Mệt mỏi, kém ăn, đau khớp…
1.1.3.3. Các thể lâm sàng
- Theo vị trí

+ Zona liên sườn và ngực, bụng: các mụn nước mọc theo thần kinh liên sườn.
+ Zona ngực - cánh tay.


7

+ Zona hạch gối - Zona tai (tổn thương dây VII, dây VIII): Phát ban
vùng Ramsay Hunt (màng nhĩ, lỗ tai ngoài, xoăn vành tai) và ở dây nhĩ, 2/3
trước lưỡi, mất cảm giác nửa bên mặt, liệt mặt ngoại biên [3].
+ Zona hạch bướm khẩu cái (tổn thương dây IX, dây X): Zona vòm
miệng, phát ban thành sau lưỡi, cột trụ hay thành sau bên của hầu họng.
+ Zona mắt: Có thể tổn thương một vài nhánh của dây thần kinh tam
thoa. Nhánh mắt bị tổn thương gây ra Zona mắt (Zona Ophthalmique), chiếm
khoảng 15% - 25% trong tổng số bệnh do Zona. Các tổn thương xuất hiện ở
trán, mi trên, góc trong của mắt, cánh mũi, cả niêm mạc mũi. Triệu chứng đau
quanh hố mắt thường tồn tại lâu dài trong bệnh Zona mắt [3].
+ Zona cổ, cổ gáy, cổ cánh tay.
+ Zona thắt lưng: Ở bụng, đùi hay dọc theo dây thần kinh toạ
+ Zona xương cùng: Mông, cơ quan sinh dục ngoài.
+ Zona lan toả: Mụn nước, bọng nước mọc sang cả bên đối diện, lan ra
toàn thân, tổn thương gần giống bệnh thuỷ đậu (có lõm ở giữa), có xuất huyết
hoại tử (thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS) [4].
- Theo tính chất của tổn thương
+ Zona xuất huyết: Các đám thương tổn có tính chất xuất huyết, kèm
theo các mụn nước, bọng nước có lẫn máu.
+ Zona bội nhiễm - hoại tử: Mụn mủ, bọng mủ loét sâu, khó và lâu lành
sẹo (thường gặp ở người già yếu, suy mòn, có tổn thương ở phủ tạng, ngộ độc).
+ Zona thể thông thường.
1.1.3.4. Tiến triển
- Bệnh thường là lành tính, tiến triển từ 2 đến 4 tuần là lành tổn thương da.

Tuy nhiên, có thể gặp một số biến chứng, di chứng, nhất là đau sau Zona [4],[5].
- Bệnh nhân Zona có miễn dịch vĩnh viễn nhưng những người có suy
giảm miễn dịch như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn
dịch kéo dài…thì Zona có thể tái phát [5],[6],[7].


8

1.1.3.5. Biến chứng
- Bội nhiễm vi khuẩn gây viêm mô tế bào và hoại tử khi đó thương tổn
viêm tấy nhiều, trong mụn nước, bọng nước chứa mủ, bội nhiễm có thể gây ra
nhiễm khuẩn huyết (do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn) (hiếm gặp).
- Thương tổn dây thần kinh. Loại biến chứng này khá phố biến, gây ra
đau sau Zona (postherpetic pain) kéo dài nhiều tháng nhiều năm sau khi
thương tổn da đã lành. Có thể có liệt một số dây thần kinh như liệt dây VII
ngoại vi, mất cảm giác lưỡi [8].
- Viêm giác mạc gây loét, sẹo giác mạc, viêm thần kinh thị giác, viêm
mống mắt thể mi…ở bệnh nhân Zona mắt.
- Viêm phổi nặng do virus.
- Viêm não - màng não rất ít gặp, thường xảy ra ở cuối thời kỳ bệnh.
1.1.4. Đau do bệnh Zona
Đau do bệnh Zona được xếp vào danh mục đau thần kinh (Neuropathic
pain). Đau thần kinh là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc
những rối loạn chức năng trong hệ thần kinh cảm giác gây nên [9],[10].
Triệu chứng đau do Zona
Đau do bệnh Zona tuỳ thuộc vào mức độ thương tổn, vị trí tổn thương
và sự đáp ứng của cơ thể. Đau do Zona có thể có các tính chất sau đây [11].
- Đau có thể xuất hiện trước, trong và sau khi có thương tổn trên da.
- Đau khu trú ở vùng da có tổn thương hoặc lan ra vùng da lành.
- Đau âm ỉ, đau như châm chích, đau nhói như điện giật..

- Đau tự nhiên hoặc sau một kích thích, đau tăng khi: ho, hắt hơi...
- Đau thành cơn. Thời gian mỗi cơn đau kéo dài vài phút, từ vài phút
đến 30 phút, 30 phút đến vài giờ (5h) hoặc hầu hết thời gian trong ngày, có
khi đau liên tục suốt cả ngày.


9

- Đau ảnh hưởng đến giấc ngủ (khó ngủ, ngủ kém, trằn trọc, thậm chí cả
đêm không ngủ được), ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của bệnh nhân.
- Đau có thể tồn tại nhiều tháng, nhiều năm sau khi tổn thương da đã
hoàn toàn lành sẹo.
- Đau có thể tự hết nhưng cũng có thể phải dùng thuốc giảm đau.
- Tại vùng da bị tổn thương, ngoài đau dây thần kinh ra, bệnh nhân còn
có bất thường về cảm giác như dị cảm (allodynia), tăng cảm (hyperesthesia) [6].
- Các tính chất của đau do Zona gồm: Tăng cảm đau, dị cảm đau,
đau rát, đau nhói.
+ Đau rát (burning pain): Cảm giác đau như bị bỏng.
+ Đau nhói (shooting pain): Cảm giác đau như châm chích.
+ Tăng cảm đau (hyperalgesia): Một kích thích nhẹ (chải bằng bàn chải
mềm, châm kim) làm đau tăng lên.
+ Dị cảm đau (allodynia): Kích thích gây đau đã không còn nhưng bệnh
nhân vẫn cảm nhận được đau tại vùng vừa kích thích.
- Tuổi càng lớn, vùng da tổn thương có diện tích càng rộng thì mức độ
đau càng dữ đội. Đó là các chỉ số tiên đoán đau dai dẳng [12],[13].
Phân loại đau Zona
- Đau tiền triệu: Đau xuất hiện trước khi có thương tổn da của Zona.
- Đau Zona: Đau xuất hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi có thương
tổn da của Zona.
- Đau sau Zona: Đau kéo dài trên 30 ngày kể từ khi có thương tổn da

của Zona [6].
Cơ chế đau do Zona
- Đau Zona: VZV xâm nhập vào dây thần kinh và hạch giao cảm. Tại
đây VZV sẽ nhân lên làm hạch rễ sau của đoạn thần kinh bị viêm cấp, hoại tử,


10

xuất huyết, rồi VZV lan dọc theo chiều dài ngoại vi của dây thần kinh cảm
giác làm mất bao Myelin, đôi khi lan cả vào rễ cảm giác và rễ cận kề dây thần
kinh cảm giác đó. Sự nhân lên của VZV làm tổn thương thực thể dây thần
kinh gây nên tăng nhạy cảm ngoại vi, đồng thời các tế bào thần kinh bị huỷ
hoại sẽ giải phóng các cytokin gây viêm [14],[15],[16],[17].
- Nhạy cảm thần kinh: Mặc dù có tăng nhạy cảm ngoại vi gây đau
trong Zona nhưng cho đến nay chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào giải thích
tại sao vùng tăng nhạy cảm lại lan rộng sang vùng da lành cận kề vùng da bị
bệnh. Rất có thể loạn cảm đau hoặc tăng đau là do nhạy cảm trung ương hoặc
những thay đổi tại sừng sau tuỷ sống.
- Đau sau Zona: Do teo sừng sau tuỷ sống, viêm dây thần kinh cảm
giác không hồi phục.
1.1.5. Cận lâm sàng
1.1.5.1. Bạch cầu và công thức bạch cầu
Trong Zona cũng như một số bệnh da do virus khác, bạch cầu có thể
giảm, bình thường hoặc tăng (thường do bội nhiễm). Công thức bạch cầu ít
thay đổi.
1.1.5.2. Chẩn đoán tế bào Tzanck
- Có giá trị hỗ trợ chẩn đoán trong những trường hợp khó, không điển
hình. Đó là sự li gai thứ phát do tế bào gai bị phá hủy, đứt cầu nối tạo thành
những quả bóng “balloon cells” [17].
- Tổn thương mô bệnh học: Tổn thương trong bệnh Zona là những

mụn nước ở thượng bì. Trong và cạnh mụn nước thấy tế bào trương, phồng to
gọi là tế bào quả bóng [18]. Hình ảnh mô bệnh học của Zona điển hình là mụn
nước nằm trong lòng lớp nhầy Malpighi được hình thành do hiện tượng phù
thũng nội tế bào và hư biến các tế bào gai. Các tế bào này mất các cầu nối, rơi
vào trong mụn nước và phình to ra (hư biến phình của Unna).


11

- Trong Zona khu trú có thể xuất hiện các tế bào thần kinh da. Trái lại
trong Zona lan tỏa có thế thấy tế bào tổ chức liên kết và tế bào nội mạc
mao mạch ở trung bì. Cạnh mụn nước có phù khoảng gian bào, các tế bào
phần trên của trung bì có phù giãn mạch và thâm nhiễm tế bào lympho,
bạch cầu đa nhân quanh mạch máu [18].
1.1.6. Điều trị bệnh Zona
1.1.6.1. Liệu pháp kháng virus
- Thuốc kháng virus: Là thuốc được lựa chọn hàng đầu, thường đáp
ứng tốt trong 72 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện mụn nước, chỉ định dùng cho
Zona trong 7 ngày đầu [4],[19]
+ Acyclovir 800mg × 5 viên/ngày × 7 ngày, cách 4 giờ uống 1 viên.
Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian bài xuất virus, ngừng hình thành tổn
thương mới, rút ngắn thời gian liền sẹo và làm giảm mức độ đau.
+ Famcyclovir 500mg × 3 viên/ngày × 7 ngày, cách 8 giờ uống 1 viên
+ ValAcyclovir 1000mg × 3 viên/ngày × 7 ngày, cách 8 giờ uống 1 viên
Acyclovir sử dụng enzym Thymidin kinase của virus để chuyển hoá
thành acylovir monophosphat, sau đó chuyển tiếp thành Acyclovir
diphosphat và Acyclovir triphosphat có tác dụng ức chế tổng hợp DNA
của virus và ức chế sự nhân lên của virus. Các thuốc này chỉ hoạt động
khi có mặt virus và chỉ có hiệu quả khi virus đang sao chép nên không có
tác dụng điều trị dự phòng.

Nói chung cả 3 loại thuốc trên đều an toàn, khả năng dung nạp tốt,
không có chống chỉ định. Các tác dụng hiếm gặp, bao gồm đau bụng, buồn
nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu [20].
Theo Smith và cộng sự, thuốc kháng virus trong điều trị Zona chỉ làm
khống chế sự lan rộng tổn thương, do đó nó có thể làm giảm được cơn đau
cấp và rút ngắn thời gian đau [20]. Nhưng nó không phải là thuốc giảm đau và
do đó nó không ngăn chặn hoàn toàn được đau do Zona.


12

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các thuốc kháng virus như:
Acyclovir, Famcyclovir,… có tác dụng rút ngắn thời gian bài xuất virus, làm
ngưng sự hình thành thương tổn mới nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ liền sẹo,
giảm độ nặng của cơn đau cấp [20]. Tuy nhiên, đau dây thần kinh sau Zona
vẫn có thể xảy ra trên nhóm phụ bệnh nhân được điều trị kháng virus. Trên
giả thuyết, kết hợp thuốc kháng virus với giảm đau, chống trầm cảm cấu trúc
ba vòng hoặc thuốc chống động kinh ngay lúc khởi phát Zona có thể làm
giảm chứng đau dây thần kinh sau Zona. Những bước tiếp cận này chưa được
chứng minh hiệu quả nhưng cần được khảo sát thêm [20].
- Kháng sinh toàn thân
Dùng kháng sinh toàn thân khi có nhiễm khuẩn thứ phát, người già
có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Một số kháng
sinh có thể lựa chọn:
+ Cephalexin 500mg × 4 viên/ngày × 7 ngày hoặc
+ Doxycyclin 100 mg × 2 viên/ngày × 7 ngày hoặc
+ Erythromycin 500 mg × 4 viên/ngày × 7 ngày...
- Thuốc giảm đau:
Đau nhẹ và vừa: Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid
như: Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen...

Đau nặng, đau sau Zona dùng các thuốc như: Gabapentin,
Amitriptyline, Doxepin, Pregabalin...
- Vitamin nhóm B liều cao.
Ngoài dùng thuốc, có thể điều trị Zona và đau Zona bằng châm cứu,
điện châm, phong bế tại chỗ các thụ cảm thể ngoại vi, phẫu thuật cắt, đốt
điện, phong bế làm liệt hạch thần kinh giao cảm.
1.1.6.2. Điều trị đau do Zona
Điều trị đau Zona bằng phương pháp không dùng thuốc
- Điện châm.
- Vật lí trị liệu (chiếu tia tử ngoại, hồng ngoại, máy siêu âm, sóng ngắn...).


13

Điều trị đau Zona bằng thuốc
Tại chỗ: Khi thương tổn da lành sẹo mà vẫn còn đau dai dẳng thì
dùng các thuốc bôi giảm đau như: kem EMLA, Lidocain gel, Proxicam gel,
kem Capsaicin, Benzydamin, Irifori.
Toàn thân: Có nhiều loại thuốc có thể lựa chọn để điều trị đau Zona
- Điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid
Paracetamol 10mg/kg × 3 - 5 lần/ngày uống khi đau, mỗi lần cách
nhau 4 - 6 giờ hoặc
Ibuprofen 400mg × 2 lần/ngày
- Điều trị bằng Corticoid
Liệu pháp kết hợp mang lại một chất lượng cuộc sống được cải thiện,
thể hiện qua việc sử dụng giảm thuốc giảm đau, thời gian có giấc ngủ
khôngg bị ngắt quãng dài hơn và thời gian trở lại sinh hoạt sơm hơn. Tuy
nhiên có rất nhiều biến chứng và tác dụng phụ.
- Kháng Histamin: Do có tổn thương thần kinh nên giải phóng nhiều
Histamin là yếu một tố kích thích gây đau. Có thể dùng các thuốc sau:

Chlopheniramin 4mg hoặc
Fexofenadin (Telfast) 120 mg hoặc
Desloratadin (Aerius) 5 mg
- Điều trị đau do Zona bằng Gabapentin (Neurontin)
Hàm lượng viên nang mềm 100mg, 300mg, 400mg.
Cơ chế tác dụng. Gabapentin ức chế kênh Ca ++ và tăng lượng GABA
trong não. Không gắn kết với thụ cảm thể GABA hoặc các thụ cảm thể
thông thường khác. Không làm thay đổi chuyển hoá GABA, không làm
thay đổi hoạt tính của chất ức chế GABA. Gabapetin có ái lực cao với các
vùng vỏ não, hồi hải mã.


×