Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

văn nghệ dân gian của người Pu Péo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.58 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG........................................................................................................... 2
1. Khái quát chung về người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ......... 2
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội........................................... 2
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 2
1.1.2. Kinh tế xã hội ...................................................................................... 3
1.2. Khái quát về tộc danh và nguồn gốc lịch sử của người Pu Péo ở huyện
Đồng Văn tỉnh Hà Giang................................................................................... 3
1.2.1. Về dân số, tộc danh và ngôn ngữ ........................................................ 3
1.2.2. Về nguồn gốc lịch sử........................................................................... 3
1.3. Đặc điểm về đặc điểm văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh
Hà Giang............................................................................................................ 4
1.3.1. Văn hóa vật chất .................................................................................. 4
1.3.2. Văn hóa tinh thần ................................................................................ 5
2. Một số loại hình văn nghệ dân gian và ý nghĩa của nó trong đời sống văn
hóa của người Pu Péo ........................................................................................ 7
2.1. Truyện cổ dân gian ..................................................................................... 7
2.1.1. Truyện thần thoại ................................................................................ 7
2.1.2. Truyện cổ tích...................................................................................... 8
2.2. Dân ca ....................................................................................................... 10
2.2.1. Hát nghi lễ - phong tục ...................................................................... 11
2.2.2. Hát giao duyên .................................................................................. 14
2.2.3. Hát ru ................................................................................................. 20
2.2.4. Hát đố ................................................................................................ 21
3. Đánh giá và đề xuất biện pháp để quản lý, bảo tồn phát huy các giá trị văn
hóa của tộc người Pu Péo ................................................................................ 23
3.1. Đánh giá ................................................................................................... 23
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 23
3.1.2. Nhược điểm ....................................................................................... 24
3.2. Biện pháp quản lý, bản tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người


Pu Péo .............................................................................................................. 24
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 28
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 29


MỞ ĐẦU
Mục đích là sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa, được học tập, trang
bị và trau dồi những kiến thức về văn hóa các dân tộc thiểu số, được tìm hiểu về
các vấn đề như: kinh tế, hôn nhân, tín ngưỡng, lễ hội, ma chay,... của các tộc
người. Qua đó giúp tôi hiểu rõ và sâu sắc hơn về văn hóa vật chất cũng như tinh
thần của các tộc người trên khắp mọi miền đất nước, đây cũng là nền tảng để tôi
nghiên cứu sâu hơn về giá trị văn hóa dân gian của dân tộc Pu Péo.
Dân tộc Pu Péo (tên gọi khác Ka Beo, Pen ti lô lô, La quả) là một dân tộc
thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Pu Péo cư trú tập trung ở vùng biên
giới Việt - Trung thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh và Bắc Mê tỉnh Hà Giang.
Trong bài tiểu luận dưới đây tôi tập trung nghiên cứu về người Pu Péo ở
huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

1


NỘI DUNG
1. Khái quát chung về người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang và là điểm cực
bắc của Tổ Quốc, có tọa độ từ 22 độ 55 đến 23độ 23 bắc; vĩ độ 105 độ 42 độ
kinh đông, có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc và Đông bắc tiếp giáp nước CHND Trung Hoa.

- Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp huyện Mèo Vạc.
- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Yên Minh.
Huyện có đường biên giới tiếp giáp với nước CHND Trung Hoa dài trên
52 km. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Đồng Văn cách thành phố Hà
Giang 150km về phía bắc.
Huyện Đồng Văn là trung tâm vùng lõi của cao nguyên đá Đồng Văn. Với
địa hình đặc trưng là núi đá với độ cao trung bình so với mặt biển là 1500m.
nhìn chung địa hình khá phức tập và bị chia cắt mạnh và thấp dần từ tây bắc
xuống đông nam. Toàn huyện chia thành 2 dạng địa hình chính là:
Địa hình núi đất gồm 7 xã: Lũng Cú, Ma Lé, Đồng Văn, Phố Bảng, Phố
Là, Phố Cáo và Sủng Trái.
Địa hình núi đá vôi gồm 12 xã còn lại đó là: Hố Quáng Phìn, Lũng Phìn,
Lũng Táo, Lũng Thầu, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài
Phìn Tủng, Vần Chải và xã Sà Phìn.
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Đồng Văn có tổng
diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 44.497,55 ha. Trong đó đất
nông nghiệp là 26,51%, còn lại là rừng núi đá tự nhiên chiếm 73,49% diện tích.
Diện tích đất có độ dốc trên 25 độ là lớn nhất chiếm 14.119ha. Điều này đã gây
khó khăn cho việc phát triển giao thông và canh tác sản xuất nông - lâm nghiệp
cũng như sinh hoạt đời sống nhân dân.

2


1.1.2. Kinh tế xã hội
Vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế nơi đây tương đối kém phát triển. Lâm
sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng
như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản
gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận
và lê. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Tính đến cuối năm 2008, toàn

huyện có 63.254 người với 11.069 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là
61.845 người.
Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2008 là 6.198 hộ. Chiếm
tỷ lệ 51,82%. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ
hộ nghèo huyện Đồng Văn giảm mạnh, chỉ còn 5.390 hộ (trên tổng số 12.757 hộ
dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 42,25%. Trong năm 2009 thực hiện xóa 100% số
nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số 1.054 nhà.
1.2. Khái quát về tộc danh và nguồn gốc lịch sử của người Pu Péo ở huyện
Đồng Văn tỉnh Hà Giang
1.2.1. Về dân số, tộc danh và ngôn ngữ
Theo số liệu thống kê năm 2005 thì dân số tộc người Pu Péo ở Hà Giang
có khoảng 602 người. Tính đến 31/12/2007 có khoảng 663 người.
Tộc danh chính thức Pu Péo xuất phát từ cách đồng bào tự gọi mình là Ka
Béo, QaBéo hay Han Béo… Trong các tài liệu dân tộc học trước đây còn có
nhiều cách ghi tên gọi khác như Pen ti, Pen ti Lô Lô, Ka Béo và Pu Péo.
Người Pu Péo được xếp vào nhóm ngôn ngữ Ka – Đai trong hệ ngôn ngữ
Tai-Kadai. Tuy nhiên Người Pu Péo nói giỏi cả các tiếng H'Mông, Quan hỏa.
1.2.2. Về nguồn gốc lịch sử
Từ lâu người ta đã xác định rằng người Pu Péo là một trong những cư dân
lâu đời nhất ở vùng cao cực bắc Hà Giang. Họ cũng được xem là một tộc người
chỉ duy nhất có mặt sinh sống ở Hà Giang. Người Pu Péo di cư đến huyện Đồng
Văn tỉnh Hà Giang cách ngày nay khoảng hơn 300 năm, khi đặt chân lên mảnh
3


đất Đồng Văn, đồng bào cư trú ở các xã Phố Là, xã Phố Cáo, Phố Bảng là chủ
yếu. Hiện nay, dân tộc Pu Péo với gần 1000 người, tập trung chủ yếu tại xã Phố
Là; Thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, ở xã Sủng Tráng và Phú Lũng, huyện
Yên Minh và một số ít còn lại sống ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. Người Pu
Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan hoả. So với lịch sử phát triển của các dân tộc

anh em sinh sống tại vùng núi này, người Pu Péo là một trong những cư dân
khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực Bắc.
1.3. Đặc điểm về đặc điểm văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn
tỉnh Hà Giang
1.3.1. Văn hóa vật chất
Cho dù với số dân không đông, nhưng người Pu Péo lại sinh sống phân
tán trên dải đất Việt - Trung. Người Pu Péo không ở trên núi cao như người
Hmông mà thường chọn những bồn địa giữa núi để lập làng. Làng bản của
người Pu Péo đều thuộc vùng núi giữa, mang đậm tích chất của khí hậu á nhiệt
đới. Với một điều kiện tự nhiên như vậy người Pu Péo có thể làm ruộng nước và
vừa vận dụng được những thế mạnh của rừng trong canh tác. Các thôn xóm của
họ thường có quy mô nhỏ, chỉ 10 - 12 hộ gia đình; cá biệt có những gia đình Pu
Péo ở một mình, ghép với bản của người Hmông. Nhìn chung, do số dân ít, lại
cư trú phân tán, hiện tượng xen cư của dân tộc này diễn ra khá phổ biến, theo
kiểu một hoặc hai xóm Pu Péo ghép vào các bản của người Tày hoặc người
Hmông. Các sắc thái văn hoá Pu Péo vẫn được giữ cho đến nay, kể cả trong văn
hoá vật chất cũng như tinh thần và nhất là trong ý thức tự giác tộc người.Theo
hồi ức của những người già, trước kia, người Pu Péo ở nhà sàn nhưng do rừng bị
tàn phá nhiều nên việc tìm kiếm nguyên vật liệu trở nên khó khăn; vì vậy, họ đã
phải chuyển sang ở nhà đất. Người Pu Péo ở kiểu dạng nhà làm theo kiểu của
người Hoa đó là nhà trình tường, hai mái, không có chái và số gian không cố
định, phổ biến hơn là ba gian. Các ngôi nhà đều được xây to, bề thế, nhưng chỉ
được trổ một cửa ra vào không có cửa sổ. Trước đây người Pu Péo thường làm
theo kiến trúc hai tầng giống người Hoa, mái nhà chủ yếu được lợp bằng cỏ
4


tranh; Hiện nay được lợp bằng ngói máng (ngói âm dương) hoặc ngói Tây. Ngày
nay các ngôi nhà làm theo kiểu người Việt chỉ có một tầng kiểu kiến trúc vẫn
tương đối chuyên biệt. Nhà của Pu Péo thường được dựng ở chân đồi, tựa lưng

vào rừng và nhìn ra ruộng. Hướng Nam và Đông Nam được xem là tốt nhất.
Không gian sinh hoạt của người Pu Péo rất đa dạng. Mỗi gia đình thường có
khuân viên riêng, trong đó có các kiến trúc như: Nhà ở, chuồng gia súc và vườn
nhà. Về nhà mới là lễ thức quan trọng nhất trong hệ thống tín ngưỡng liên quan
đến ngôi nhà của người Pu Péo. Mọi nghi thức cúng tế nhà mới phải hoàn tất
vào lúc gần sáng, đến khi trời sáng họ hàng, làng xóm sẽ sang mừng tân gia,
chúc phúc cho gia chủ. Trang phục của người Pu Péo trước kia được may bằng
vải bông tự dệt và nhuộm chàm; ngày nay hầu hết đều mặc vải công nghiệp. Cho
đến nay, trang phục của họ vẫn chủ yếu được phân loại theo giới tinh và tình
trạng hôn nhân ( đối với phụ nữ), không phân biệt theo vị thế xã hội hay nghề
nghiệp. Hiện nay những người lớn tuổi chỉ mặc quần áo đen như nam giới như
các dân tộc khác ở trong vùng. Tuy nhiên, các đặc trưng văn hoá của dân tộc Pu
Péo cơ bản vẫn được bảo lưu ở trang phục nữ. Trang sức của người Pu Péo chủ
yếu là bằng bạc, thường được đi chung với những bộ trang phục mang những
nét hoa văn đặc sắc riêng của dân tộc mình.Trống đồng xưa kia được người Pu
Péo sử dụng trong các hoạt động văn hoá như: Lễ hội, tang ma, cưới xin... Ngày
nay người ta chỉ còn dùng nó trong các đám ma khô. Trống đồng của Pu Péo có
2 loại (trống đực và trống cái), Trống đồng còn là nhạc nền cho những điệu dân
ca, dân vũ.
1.3.2. Văn hóa tinh thần
Người Pu Péo tin vào sự tồn tại của ba thế giới. Ngoài thế giới thực, còn
có sự tồn tại của một thế giới khác ở trên trời, mà con người không kiểm soát
được - thế giới của các thần linh. Trong thế giới đó, ngoài các vị thần còn có
những người trời, có đặc điểm là mặt đỏ và thường đeo dao gỗ ở cổ. Thế giới
thứ ba ở dưới mặt đất với những con người chỉ bé bằng ngón tay và thường đeo
dao ở khoeo chân. Thời gian của thế giới thực và hai thế giới kia luôn ngược
nhau, trước kia ba thế giới được thông qua bằng chiếc thang. Truyền thuyết của
5



người Pu Péo kể lại rằng quả bầu chính là vật đã cứu sống tổ tiền của dân tộc
này. chính vì vậy: Con cháu dân tộc này khi cúng tổ tiên bao giờ cũng bày thức
ăn lên nong chứ không bày lên mâm; và khi hành lễ, bao giờ thầy cúng cũng
phải cầm một quả bầu. Người Pu Péo sử dụng lịch nhà Chu, mỗi giáp có 12
năm, mỗi năm chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 29 ngày hoặc 30 ngày, mỗi
ngày có 12 giờ. Cứ 3 năm, sẽ có một năm nhuận, hoàn toàn khớp với cách tính
năm, tháng và ngày của âm lịch ngày nay. Vì vậy họ cũng ăn tết Nguyên đán
như nhiều dân tộc khác. Mặc dù có số dân không đông, nhưng người Pu Péo ở
Hà Giang vẫn còn lưu giữ trong ký ức cộng đồng một kho tàng văn nghệ dân
gian phong phú. Những bài cúng của họ thực chất là những áng cổ văn, kể về
nguồn gốc loài người, về nạn đại hồng thuỷ và lịch sử du cư của họ từ đời này
sang đời khác. Trong đám cưới, trai gái thường hát đối đáp mà nội dung của các
bài hát thường nói nhiều về tình yêu lứa đôi và biểu thị khát vọng hạnh phúc.
Ngoài ra, họ còn có nhiều thành ngữ, tục ngữ, được sử dụng khá nhuần nhuyễn
trong giao tiếp hàng ngày. Đó là một lối truyền đạt các tri thức bản địa hữu hiệu,
một biện pháp giáo dục cộng đồng hiệu quả. Người Pu Péo có những phong tục
tập quán, lễ hội, dân ca, cưới xin theo phong tục riêng... đặc biệt là Lễ cúng thần
rừng (Lễ cúng thần rừng Là lễ cúng cầu Thần Rừng, Thần Đá, Thần Suối bảo vệ
ruộng nương và phù hộ sự bình yên cho người Pu Péo có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc). Xuất phát từ những phong tục tập quán, văn hoá truyền thống của dân tộc
thiểu số là một nét đẹp trong đời sống văn hoá của cả cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Chính những nét văn hoá truyền thống ấy đã thôi thúc mỗi con người Việt
Nam chúng ta tìm về cội nguồn một cách tận tâm, tận ý. Mỗi dòng họ, mỗi tộc
người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có một nét văn hoá độc đáo riêng.
Đưa các giá trị văn hoá vào phục vụ du lịch là hình thức bảo tồn và phát huy giá
trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần phát triển mọi mặt
đời sống kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đối với bà con
các dân tộc vùng sâu, vùng xa.

6



2. Một số loại hình văn nghệ dân gian và ý nghĩa của nó trong đời sống văn
hóa của người Pu Péo
2.1. Truyện cổ dân gian
2.1.1. Truyện thần thoại
Bao gồm nhiều truyện kể giải thích về nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng
của tự nhiên. Văn học dân gian đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú đa chiều
để lý giải các hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội. Chẳng hạn như giải thích
về nguồn gốc của vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên ngày và đêm có liên quan đến
tiếng gà gáy, vì sao có thần rừng và việc thờ cúng thần rừng,... Nguồn gốc loài
người giống truyện “ Quả bầu mẹ” của nhiều tộc người ở Tây Bắc hay nội dung
tượng tự của nhiều tộc người khác hay truyện “Hai anh em” của người Dao và
các truyện có nội dung tương tự của nhiều dân tộc khác theo một mô thức chung
là lũ lụt - nam + nữ - loài người.
Tuy nhiên theo truyền thuyết Pu Péo cũng có một số chi tiết khác đáng
lưu ý. Hai chị em nhà nọ vào một buổi tối cho bà cụ già tên gọi Diệc Linh, Diệc
Lúa – thần chuyên quản lý về sông nước ngủ nhờ trong một cái nia, sáng dậy bà
báo cho biết trên thế gian sẽ gặp một trận lụt lớn và trao cho hai người một hạt
bầu, bảo mang trồng, ba ngày bầu sẽ mọc, sáu ngày ra hoa, chín ngày có quả,
ngày mười thu hoạch về và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tránh nước. Đúng ngày
mười ba trời đổ mưa, nước lớn kéo dài liên tục 12 ngày đêm, chả mấy chốc nước
đã ngập cả thế gian. Hai chị em chui vào trú trong quả bầu, nước dâng đến đâu,
quả bầu nổi lên đến đó. Nhờ đó mà chị em thoát nạn.
Sau nạn đại hồng thủy trên thế gian không còn người, đi tới đâu hai chị
em đầu nghe vẳng vẳng bên tai là thế giới không còn ai nữa.
Trải qua hàng loạt thử thách, cuối cùng hai chị em kết duyên với nhau.
Sau một thời gian, người chị sinh ra một bọc thịt, hai vợ chồng vứt mang vứt
xuống hồ nước để cho cá ăn, nhưng các loài muông thú lại kéo đến khu vực hồ
để ngắm nhìn. Hai vợ chồng thấy vậy lại đi vớt về và cắt thành từng miếng thịt

nhỏ treo lên các cành cây. Ba ngày sau, mỗi miếng thịt treo ở cành cây biến
thành một nóc nhà và người chủ nhà đó mang một tên họ. Miếng thịt treo ở cành
7


cây lê hóa ra người họ Lê; miếng thịt treo ở cành cây đào hóa người họ Thào;
miếng thịt treo ở bờ rào hóa thành người họ Duyền..., đến miếng thịt thứ 100
biến thành người họ Pờ. Từ đấy có người sống trên trái đất.
Trên đây là tóm lược truyện kể về nguồn gốc loài người từ hai chị em mồ
côi được quả bầu cứu thoát sau cơn đại hồng thủy. Để nhớ ơn cứu mạng, ngày
nay trong các buổi cúng tế, người Pu Péo thường dùng quả bầu để tân sự với tổ
tiên trong mâm lễ cúng.
Trong thần thoại còn đề cập đến một số biểu trưng hình tượng anh hùng văn
hóa. Truyện “Mẹ lửa, mẹ ngô” kể rằng “Dé Linh”, “Dé Lúa” – người trời đã cho
con người dưới trần các giống lúa, ngô, kê, mạch để trồng và theo các ông Sáng:
“ông Sáng ngày (mặt trời), ông Sáng đêm (mặt trăng), gieo giống ở nơi đất bằng, ở
cả thung lũng. Phải trồng lúa ở nơi có nước...”. Từ ngày ấy cây lúa lên xanh, rồi
chín vàng, bông to hột nặng. Cây bắp, kê, mạch cũng đẻ quả to hạt nhiều.
Người mặt đất có gạo ngô, kê, mạch ăn. . . Lại biết say gạo, giã bột làm
bánh. Trẻ con ăn bánh thấy béo tốt, lớn nhanh, khôn nhiều. Bây giờ có nhiều
tiếng cười, ít nghe tiếng khóc.
Người Pu Péo nhớ ơn người cho giống lúa, giống ngô, gọi đó là mẹ lúa,
mẹ ngô. Khi địu xong ngô, lúa về nhà, cất vào kho, người ta cũng cúng. Bao giờ
lễ cũng là bát cơm ngon và bánh ngô thơm dẻo.
2.1.2. Truyện cổ tích
Truyện cổ tích của tộc người Pu Péo khá phong phú, đề cập đến nhiều sắc
thái của tự nhiên và xã hội bao gồm: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh
hoạt xã hội và truyện cổ tích loài vật.
Truyện cổ tích thần kỳ: Ở đây người ta dùng những yếu tố hoang đường
để giải quyết những xung đột xã hội và chi phối toàn bộ quá trình phát triển của

cốt truyện. Tiêu biểu là các truyện “Tướng Cóc ra trận”, “Vua Ếch”..., những
nhân vật ưu tú, khô ngô, thông minh, tài giỏi, giàu lòng vị tha, nhưng trong lốt là
những con vật quen thuộc (con cóc hay con ếch).
Truyện “Tướng Cóc ra trận” kể rằng, có đôi vợ chồng nọ sinh ra một con
cóc. Lớn lên cóc lấy vợ - một cô gái làng bên đẹp đẽ, nết na, thùy mị. Ngày ngày
8


nàng cùng chồng lê nương, ra ruộng. Bà mẹ có dâu hiền cũng đỡ vất vả. Nhà
mỗi năm lại no đủ hơn. Bỗng có tin giặc lại xâm phạm bờ cõi. Rồi quân giặc
tràn tới biên giới. Lính nhà vua đánh chỗ nào cũng thua. Giặc tràn đến giết mẹ
Cóc, bắt vợ Cóc mang đi. Cóc tìm đến xin nhập ngũ, cứu nguy đất nước. Đang
lúc quẫn bách, vua chấp thuận. Cóc chỉ xin nhà vua ba trăm xe than tốt và số
lính hộ tống những xe than đó. Xe than ngày đêm rầm rập lên đường ra trận.
Gần tới chiến địa giáp doanh trại giặc, Cóc sai đổ than ra thành đống lớn và cho
nhóm lửa. Than rực hồng thành một đống lửa lớn nóng bỏng, Cóc nhẩy đến bên
núi lửa nuốt dần từng hòn vào bụng. Cóc nhảy rất nhanh ra trận, phun lửa liên
tiếp và doanh trại địch. Lửa trong mồm Cóc phun ra tới đâu, lính giặc bị thiêu
cháy tới đó. Giặc chết không sót một tên. Cả chiến trường biến thành bãi tha ma
lớn phủ tro tàn và khói than nghi ngút, mùi thịt cháy khét lẹt. Quân ta toàn
thắng, không mất một người, không phí một mũi tên, không mất một cây gươm.
Tin thắng trận lan truyền về hậu phương, nhà vua và mọi người vô cung sung
sướng. Đất nước trở lại bình yên, nơi nơi hát ca mừng chiến thắng.
Riêng nhà vua đã quên lời hứa với tướng Cóc là nếu Cóc đuổi sạch được
quân thù thì vua phải gả con gái út xinh đẹp cho Cóc. Trong bữa tiệc mừng công
Cóc nhắc lại với vua về việc ấy. Vua vờ ngạc nhiên như không bao giờ hứa vậy.
Cóc tức giận, bỏ tiệc đi ra ngoài phun lửa đốt ngay 72 cổng thành. Vua kinh
hoàng phải giữ lời hứa cũ, nhưng lại ra thêm một điều kiện nữa. Vua nói: “Nhà
ta có ba mươi sáu buồng giống nhau. Nếu Cóc đoán đúng buồng cô út ở thì được
lấy nàng. Nếu đoán sai thì thôi!”. Cuối cùng nhờ có ruồi giúp, Cóc tìm ra được

buồng của cô út. Đám cưới được tổ chức thật linh đình, vui vẻ. Ngay đêm tân
hôn, rể mới liền xé tấm da Cóc xù xì, xấu xí và vươn vai thành một chàng trai
tuấn tú, khôi ngô. Ít lâu sau, vua cha ốm nặng rồi qua đời. Chàng rể út nhờ tài
năng đánh giặc, cứu nguy cho đất nước, được lên làm vua.
Truyện cổ tích sinh hoạt xã hội:
Truyện cổ tích sinh hoạt xã hội chiếm một vị trí quan trọng trong kho
tàng truyện cổ Pu Péo. Nổi bật là các mối quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ,
quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em. Đặc biệt là ca ngợi tình yêu, tình nghĩa vợ
9


chồng thủy chung, trọn vẹn. Các truyện “Inh và Ính”, “Chàng rể kỳ lạ”, “Vợ
chồng chàng Rồng”,... phản ánh đa dạng quan hệ vợ chồng, dù phải trải qua
nhiều bi kịch đau khổ, bị các thế lực đối nghịch chia cắt, nhưng cuối cùng
tình yêu đã chiến thắng, vợ chồng đuoực đoàn tụ bên nhau. Truyện “Ba anh
em” nói lên tình anh em gắn bó keo sơn, tính trung hậu, tinh thần dũng cảm
đẩy lùi được toán cướp, giữ được cuộc sống yên ổn cho gia đình. Mặc dầu, xã
hội của Pu Péo chưa phát triển, nhưng đã có người giàu, người nghèo, đã có
thường dân và chức dịch. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác đã diễn ra gay gắt.
Truyện “Tình anh em và tên bạo chúa” nói về 8 anh em nhà nọ, mỗi người
một năng lực riêng, trải qua bao thử thách hiểm nghèo do tên vua độc ác bày
đặt ra để giết hại họ. Cuối cùng chiến thắng thuộc về họ và tên vua độc ác uất
ức phải chết. Mọi người đồng thanh cử 8 anh em biết hết việc lên trông coi
thiên hạ.
Truyện cổ tích về loài vật
Trong nhiều truyện cổ, tập tính của nhiều loài vật được khắc họa khá
hiện thực và sâu đậm. Như vì sao “gà sống cất tiếng gáy” báo hiệu một ngày
đến và ngày mới bắt đầu? Vì sao diều hâu bắt gà ăn, người Pu Péo không dám
kêu? Vào đầu năm mới từ mồng 5 tháng giếng người ta phải kiêng giặt giũ và
phơi quần áo? Vì sao số phận của chó và bọ hung không dám lơ là việc làm

vệ sinh cho con người?... Những loài vật được thể hiện trong truyện cổ phần
lớn là có thực, sống trên lãnh thổ của tộc người.
2.2. Dân ca
Dân ca là một rong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất hấp dẫn
nhất đối với tộc người Pu Péo. Họ rất tự hào vốn dân ca của mình, “hát suốt
mấy ngày đêm trong hàng tháng không phải quay lại bài cũ”.
Có thể tạm chia khối lượng dân ca phong phú của tộc người Pu Péo ra
làm mấy loại như sau:
- Hát nghi lễ - phong tục.
- Hát giao duyên.
- Hát ru.
- Hát đố.
10


2.2.1. Hát nghi lễ - phong tục
Trong đời sống dân tộc có nhiều hoạt động, đánh dấu những bước ngoặt,
những giờ phút thiêng liêng của cuộc đời, những mốc giới của cuộc sống. tiễn
năm cũ đón năm mới, lấy vợ gả chồng, chết đi sang thế giới bên kia, mong ước
một mùa thu hoạch phong đăng bội thu, khi một ngôi nhà mới vừa dựng xong cả
gia đình và bản làng đón mừng.
Chính vào những dịp như thế, người Pu Péo thường có những lễ tục mang
tính chất tín ngưỡng tôn giáo và kèm theo những lời ca tiếng hát biểu lộ ý tâm lý
vui nhộn, ước mong mọi điều tốt lành đã đến và sẽ đến với bản thân từng thành
viên và cả gia đình, hoặc sự chia ly, buồn tủi giữ kẻ ở người đi trong các lễ ma
chay của người thân. Dân ca nghi lễ - phong tục của tộc người Pu péo rất đa
dạng gắn liền với từng một hiện tượng cuộc sống cụ thể. Hát mừng năm mới, hát
đám cưới, hát gọi hồn lúa, hát mừng cơm mới, hát đám ma,... “Những nghi lễ
này hát bằng nhạc lay khinh, một điệu nhạc chậm rãi, ngâm ngợi. Lay khinh hay
xính khinh cùng chung nhạc điệu cơ bản, song ứng vào ứng vào nhiều đề tài

khác nhau. Lay khinh dùng trong lễ chiêu hồn và lễ tang. Còn hát đón giao thừa
và hát mừng năm mới thì dùng xính khinh, tiết tấu có thay đổi chút ít, nghe vui
hơn lay khinh”[2, Tr 76].
Lễ “Chiêu hồn” trong phần mời các thần về hưởng lộc là mời các thần
thánh, tổ tiên ở trên trời, dưới mặt đất ở khắp mọi nơi về ăn tết với gia đình, khi
về gọi giúp hồn các thành viên của gia đình về theo.
“Tháng hết hôm nay, năm hết hôm nay.
Mời hồn về ăn bữa cơm tết sáng.
Tết đầu năm, ăn to nhất.
Mời hồn về dự bữa cơm tết tối.
Lễ tiễn năm cũ tết to, ăn nhiều.
Về ăn bánh gio to, bánh chưng lớn.
Mời hồn, mời hồn!
Năm mới phát tài mới”[1, Tr 12].

11


Dân ca mừng năm mới với nội dung bày tỏ niềm vui đưa tiễn một năm
qua đi và đón nhận một năm mới đến, cầu mong cho gia đình tài lộc, sức khỏe
mới, vụ mùa phong đăng, gia súc gia cầm đầy chuồng trại.
“Mở cửa đón cơm
Mở cửa đón nước
Mở cửa đón gia cầm nhỏ, đón gia súc lớn.
Gia cầm đầy sân, gia súc đầy chuồng.
Gà sinh nở từng đàn
Chó sinh sôi từng lứa.
Lợn đẻ như lợn rừng.
Trâu nhiều như hươu nai
Bò đông như dê núi

Lúa, ngô, kê, mạch
Về đầy nhà đầy cửa”[1, Tr 13].
Trong dân ca nông nghiệp, nguyện vọng được mùa no đủ được diễn đạt
dưới dạng cầu mong. Lễ cúng cơm mới, xin cầu chúc ở tổ tiên, thần thánh:
“Đừng cho sét đánh xuống ruộng
Gió đừng cho nó to
Bão đừng cho nó lớn
Mưa đừng cho nó nhiều
Nước vào ruộng nước đủ lúa uống.
Nắng, đừng cho hạn hán
Thấy gió về đẩy gió lên núi.
Thấy mưa nhiều đẩy nước xuống khe.
Thấy bão về thì quạt đi
Nắng gắt thì làm mây che
Cho mát nương, mát lúa.
... ... ... ... ... ... ... ...
Năm sau mùa mới
Được lúa, được lợn, được gà
12


Lợn chật chuồng
Gà đầy sân
Chúng tôi lại dâng mời”[1, Tr 13].
Việc vào nhà mới đánh dấu công trình xây dựng tốn nhiều vật lực của gia
đình và công sức của nhiều thành viên trong dòng họ, làng bản giúp đỡ đã hoàn
thành. Nghi lễ vào nhà mới giải quyết được nhiều vấn đề đời sống tinh thần. Các
thành viên gia đình yên tâm bởi lẽ đã được các loại thần linh chấp thuận, từ nay
trở đi có cuộc sống an cư lạc nghiệp. sau khi kết thúc nghi lễ vào nhà mới xong,
gia chủ dọn mâm cơm thiết đãi những người đến giúp việc và các thân thích bạn

bè đến mừng. Khách khứa bằng những lời ca tiếng hát chúc mừng gia chủ:
“Ngôi nhà đã làm xong
Đất mịn, tường dày
Chọn ngày lành, tháng tốt.
Bước vào nhà mới
Chúc thọ gia đình
Chúc tài, chúc lộc.
Bốn cây nến chiếu sáng bàn thờ
Ba ngọn đèn tỏa lan mọi chỗ
... ... ... ...
Mừng cả nhà: ai ai cũng khỏe
Ở nhà mới gặp nhiều may mắn
Tiền bạc vào nhà
Nằm im trong hòm
Thóc lúa vào nhà
Nằm im trên gác
Gia cầm vào nhà
Sinh đàn, đầy sân
Gia súc vào nhà
Sinh đàn, đầy chuồng
Xong nhà mới: Lòng thật yên lòng”[1, Tr 16].
13


Lễ cưới là sự kiện quan trọng của cả đời người, là ngày vui của cô dâu
chú rể nhưng cũng là ngày vui mang tính chất ngày hội của cộng đồng dòng họ,
xóm làng.
Vì vậy dân ca đám cưới đóng vai trò không thể thiếu trong đám cưới của
người Pu Péo. Các bài hát trong lễ mừng cưới chúc tụng cô dâu chú rể, chúc
tụng nhà trai cưới được dâu thảo hiền; bày tỏ niềm vui và khuyên nhủ cô dâu

chú rể hay hai vợ chồng trẻ chung thủy thuận hòa, xây dựng gia đình đầm ấm,
hạnh phúc.
Sau đây là một vài đoạn đối đáp giữa đại diện của nhà cô dâu với ông bà
nội của nhà chú rể trong nghi thức đón dâu về nhà chồng.
Đại diện cho nhà gái hát: :Piềng pạc lìn piềng pai, piềng pai lìn xhờ sờ,
vần ươi vần dấm hồ tung chiên bang, uổn éng dắm hồ tương chín mướng, bản
khu du nhạc du đi, pế xả khuổi mở lắng dú xê, chẳng mứng vấn ẻng dấm ngô
tùng táng lao du sử”. Đại ý là đón dâu, 2 bên vợ chồng làm ăn phát đạt hạnh
phúc mãi mãi. Không thể tan tình chia sẻ hai vợ chồng, phải phiền phức ông bà
mối giới thiệu thành đôi thành lứa.
Ông bà mối đáp: “Ca khu táng ngứn, ca khu táng ngứn, khạc di pác lao,
thì nại dạc du sà, thì thì nại giác chín ban, tạc lao tạc tem, tạc lao giác tạc lạc,
giữ ươi”. Đại ý là xin cảm ơn chủ nhà đã đưa một con gái đi làm ăn, 2 vợ chồng
được sinh sống thành đôi, xin cám ông ngoại bà ngoại...
Trong dân ca đám cưới Pu Péo, người diễn xướng là những người đóng
vai trò trung gian, là người đại diện thay ông bà của gia đình cô dâu chú rể.
Trong tang lễ, các nghi lễ được quy định rõ ràng. Bài ca nào sử dụng trước, bài
nào sử dụng sau, cách diễn xướng ra sao đều nhằm phục vụ nghi lễ được quy
định rõ ràng.
2.2.2. Hát giao duyên
Hát giao duyên là loại dân ca trữ tình, là bộ phận phong phú nhất trong
dân ca. Từ xa xưa, trai gái nhiều dân tộc trong đó có dân tộc Pu Péo tìm hiểu
nhau, yêu mến nhau chủ yếu là qua ngững lờia ca tiếng hát làm quen, yêu nhau,
thử thách và kết duyên trăm năm thành vợ, thành chồng. Loại dân ca truyền
14


thống này, tiếng Pu Péo gọi là “Xỉng lớn” hát bằng tiếng “Quan hỏa” (Trung
Quốc) mặc dầu về âm nhạc, giai điệu có khác, dựa trên thể thơ 4 câu 7 chữ như
thể thơ Đường. theo thể thức đối đáp, cứ mỗi bên hát đáp nhau một bài, thảng

hoặc khi đối phương chưa kịp trả lời thì bên này hát tiếp 2 hay 3 bài. Cách tiến
hành một cuộc hát giao duyên rất sinh động và đa dạng. Có thể hát trong lúc đi
nương, đi ruộng, trong tiệc cưới, đi chợ, bên bếp lửa, vào những đêm xuân đi từ
bản nọ đến bản kia để hát suốt đêm liền. Trước bạn tình, người ta có thể thổ lộ
mọi nỗi niềm. Có thể hát về một cảnh đẹp của quê hương hoặc kể về một sự tích
cổ. Khi tình cảm đã mặn nồng, người ta thường than thở về cảnh làm ăn khó
nhọc, cảnh sống nghèo khổ (nhiều khi lồng vào đó tinh thần đấu tranh phản
kháng giai cấp. Nhưng nỗi niềm chính là tình yêu nam nữ). Khi nhẹ nhàng thả
bay theo gió:
“- Gió thổi lá cây từ núi xuống
Rơi trên sông, nước cuốn theo dòng
Em có gì nói với anh không
- Những chiếc lá từ từ trôi mãi
Không phải chỉ em là con gái
Không phải rừng có một cây hoa”[1, Tr 45].
Khi thúc giục thiết tha:
“Mặt trăng mọc ra hai mũi nhọn
Hai ngôi sao hạn, thế là ba
Chúng ta vào độ trăng mười sáu
Trẻ trung đang độ, sao không đùa?”[1, Tr 45].
Nữ:
“Chúng ta cùng ý, lòng cùng lòng
Mười tám tuổi đời đang trẻ trung
Anh như măng mới nhô trên đất
Em tựa mặt trời lúc rạng đông”[1, Tr 45].

15


Nam:

“Mười bảy mười tám đang tuổi hoa
Không vui chơi, chờ đến bao giờ?
Vài ba năm nữa, hoa tàn héo
Dẫu có bạc vàng, chẳng thể mua”[1, Tr 46].
Trong quan hệ với người yêu thì trước sau một lòng, dầu cho “Xuống suối
vàng, tay vẫn nắm tay”. Những mối tình chung thủy, thủy chung trong những
con người sống có thủy, có chung:
“- Đã nói yêu, em yêu thực lòng.
Em đủ sức gánh đầy ruộng nước
Chi bỏruộng hoang cho cỏ mọc
Không thể bỏ anh theo người khác
- Sông ruộng nước nông, sông hẹp sâu
Bên bờ suối nhỏ trồng cây bấc
Bấc có dầu thắp đèn sáng quắc
Em thề một lòng tha thiết bên nhau”[1, Tr 58].
Một đêm hát “xỉnh lớn” vào mùa xuân, thuờng được diễn ra ở trong nhà
một gia đình nào đó, tại một làng nào đó, trong không khí náo nhiệt của năm
mới, khi trời ấm cúng, muôn sắc hoa nhú mầm và khai nở, thời kỳ kết thúc việc
nông nhàn và chuẩn bị một vụ mùa canh tác mới. Tiến trình một đêm hát diễn ra
như sau:
Chào hỏi và xin phép hát:
“Cái bàn 4 góc đều vuông
Mong được người già mở lòng thương
Mong cả gia đình cùng rộng lượng
Để cho trai gái hát vui chung.
- Cái bàn 4 góc đều vuông
Xin phép mẹ cha với họ hàng
Trai gái đến thì, hoa đến lứa
Cho phép đêm nay được hát cùng”[1, Tr 60].
16



Mời hát:
Lúc đầu, người được mời hát đưa đẩy, chối từ, viện ra lý do biện bạch:
Nam:
“Em mở đầu, anh sẽ tiếp ngay
Nào, em hãy vào câu thứ nhất
Hai chúng ta cùng cất tiếng lên
Tiếng hát qua, nhưng không trôi mất”[1, Tr 62].
Nữ:
“Ở quê nhà chân em đứng vững
Tới nơi đây tìm bạn hát ca
Lời ca vẫn sẵn trong trí nhớ
Mà bồi hồi tiếng hát không ra
Giọng anh hay tựa giống vàng anh
Em đang khản giọng, hát chẳng thành
Bố mẹ sinh em, em vốn thế
Thua bề nhan sắc lẫn âm thanh”[1, Tr 62].
Tham dò – tỏ tình:
Nam:
“Không có người yêu lòng trống không
Thiên hạ dường như chỉ có anh
Nghĩ cũng tủi thẹn cho thân phận
Trăm năm trông cũng chẳng tròn vành”[1, Tr 64].
Nữ:
“Em cũng chưa hề có bạn tình
Đơi nhiều người thế, cứ gì anh
Sông có khúc, người có lúc
Trăm năm nhất định phải tròn vành”[1, Tr 64].
Tâm tình kể khổ (chặng hát nửa đêm về sáng).


17


Nam:
“Nghĩ tới em lòng anh thương nhớ
Thương em đi ở mong trừ nợ
Bao giờ trả hết bon nhà giàu
Em ra, tay trắng, cần gì đâu!”[1, Tr 71].
Nữ:
“Cảnh khổ, nhưng đừng quá âu lo
Tuổi trẻ kém vui chỉ chóng già
Lo nhiều sinh bệnh càng hại lớn
Đêm dài rồi cũng sáng dần ra”[1, Tr 71].
Bao nhiêu cái khổ được nêu trong lời ca. Khổ vì nợ nần, khổ vì phải mang
thân đi ở để trả nợ cho nhà giầu có; khổ vì không có nhà cửa để che mưa, che
nắng: “Trời mưa không có chỗ che thân, nắng to vẫn cứ đầu trần”; khổ vì không
có cơm ăn lú mùa giáp hạt, mùa đông không áo ấm; khổ vì thiếu dao cắt rau,
không nồi nấu; khổ sở nhớ thương vì cha mẹ chết đi; khổ sở vì quần áo rách rưới
không tiền mua, “Áo bẩn như giẻ lót yên ngựa, quần rách như dây buộc ngựa”...
Đây là những lời than thân trách phận cho từng số phận gặp phải, cũng là những
lời lên án, phê phán sự bất công tàn bạo của các xã hội trước đây. Lời ca đề cao
những người có đạo đức, phẩm chất trong sáng hơn là kẻ có diện mạo bên ngoài
lòe loẹt, thiếu đức độ.
“Cây chuối xanh hơn quả chuối ngọt
Chuối kết quả, quả thơ, ngan ngát
Mặc đẹp như tiên, anh không ưa
Áo rách, dịu hiền, anh ước mơ”[1, Tr 78].
Thề thốt – thử thách:
Thề thốt bằng những hình ảnh quen thuộc của cảnh giới liên tưởng: “Nhìn

lên thấy cây bốc lửa. Cháy cỏ páo mác (là loại cỏ rừng sắc cạnh), nhưng mầm
vẫn sống” hoặc “Một chai không đựng hai thứ rượu, một cây không nở hai loài
hoa!” hay “Ném phù sa theo dòng nước chảy, phù sa chìm từ từ xuống đáy, phù

18


sa hóa cá, em mới sai lời!”... Những so sánh hay, sâu sắc, sắt son thủy chung và
diễn biến của tâm lý bằng những lời ca:
“Em mười bảy, anh mười tám tuổi
Đốt hương thề, tỏ tấm lòng son
Anh phụ tình, anh sẽ chết non
Em chết độc, nếu em phản bội”[1, Tr 53].
Chia tay:
Cuộc hát giao duyên tốt đẹp, hai người đã yêu nhau và để làm tin trao đổi
tặng vật cho nhau, dặn dò nhau mong ngày hội tụ, trước lúc chia tay ra về:
Nam:
“Gà gáy ba lần, trời sắp sáng
Đêm vui đã hết phải ra về
Mắt anh ứa lệ, lòng cay đắng
Em vẫn cười như chẳng có chi”[1, Tr 86].
Nữ:
“Gà gáy dồn, bốn bề gà gáy
Hai lần nữa thôi, nắng tỏa hồng
Phút gần nhau còn mỏng như tờ giấy
Ngày mai xa anh, mấy núi mấy rừng”[1, Tr 86].
Nam:
“Ra về mong những ngày trở lại
Tay đã trao nào nhẫn, nào khăn
Nhìn tặng phẩm còn lưu luyến mãi

Anh trở lại vào mùa hoa mới”[1, Tr 86].
Nữ:
“Hoa đủ màu cải trắng, cải xanh
Chia tay đây hẳn không đi mãi
Tới mùa nào anh quay trở lại
Gửi vài lời em đón anh ngay”[1, Tr 86].

19


Dân ca giao duyên như mọi thứ dân ca khác, đều sử dụng phương pháp
nghệ thuật quen thuộc so sánh, liên tưởng, phóng đại, ước lệ,... nhưng nổi bật ở
đây là phương pháp đối chiếu so sánh, gắn bó con người với muôn vẻ của thiên
nhiên, sự rung động hòa đồng theo nhịp rung động của tự nhiên.
“Đôi chim câu bay qua mái nhà
Chim mất bạn như em mất anh”
“Mây che che hết cả mặt trời
Chim én không bay qua mái ngói
Qua nhà anh em không dừng lại
Anh thiếu người trò chuyện vui chơi
Trăng sáng tỏa lan khắp mọi phương
Chiếu vào anh, mặt anh sáng láng
Chiếu vào em, em càng duyên dáng
Bao giờ ta nên vợ nên chồng”[1, Tr 88].
2.2.3. Hát ru
Hát ru nhằm mục đích ru cho trẻ ngủ, cho nên yếu tố đầu tiên là nhạc ru
êm dịu, đến đoạn theo tiếng nhịp nôi (nếu nằm trong nôi) hoặc nhịp lưng người
đu đưa (nếu nằm trong địu) hoặc theo tiếng vỗ nhè nhẹ của bàn tay khi nằm trên
giường. Nhưng dẫu sao tiếng ca vẫn có giá trị quan trọng. Phần lớn những bài
hát ru mang những hình tượng quen thuộc, thích hợp với tâm thức của trẻ nhỏ.

“- À ơi, con lợn tập mặc váy
Đẹp sao mà đẹp! À ơi!
À ơi, con dê tập mặc quần
Hay sao mà hay, à ơi!
À ơi, à ơi!
À ơi, dê ăn lúa dưới ruộng,
Lại lên núi ăn hoa hướng dương, à ơi!
À ơi, con tép, con tôm tung tăng khe suối.
Hai con muồm muỗm bay nhẩy trên đường, à ơi!
20


À ơi, à ơi!
À ơi, con chó đen hay ngủ góc nhad
Chó gio quen nằm chân thang, à ơi!
À ơi, con ngoan, con ngoan
Còn ngủ giường với mẹ, à ơi”[1, Tr 94].
2.2.4. Hát đố
Đố nhau là một sinh hoạt văn hóa của mọi dân tộc, nhưng ở người Pu Péo
lại vào những dịp rỗi rãi, nhất là vào những đêm đông, đêm xuân bên bếp lửa
than hồng sưởi ấm, vừa trò chuyện, vừa hát đố để thử thách trí thông minh, tính
hoạt bát hóm hỉnh trong giao tiếp của nhau. Đối vói người Pu Péo, hát đố gần
như cuộc hát đối đáp giữa đôi nam nữ nhân cơ hội gặp gỡ tự nhiên trong buổi
đầu làm quen.
Nữ:
“Nghe câu đố giải câu đố
Đố một câu lại giải một câu
Cuộc vui kéo dài suốt đêm thâu
Cuộc vui kéo qua đêm về sáng
Bờ ruộng cong bên trong có trứng

Gió không về sao trứng rung rinh?”[1, Tr 98].
Nam:
“Câu hát em đúng là câu đố
Em hát rồi anh giải em nghe
Bờ ruộng con ấy là mi mắt
Con ngươi là quả trứng bên trong
Khi mắt nhìn con ngươi động đậy
Con ngươi động không cần gió lay”[1, Tr 98].
Nam:
“Anh đã giải, bây giờ anh đố
Nghe một câu phải giải một câu
Cái gì không nhuộm mà khắc đỏ
Không mài mà khắc sắc
Không mời mà khắc đi!”[1, Tr 98].
21


Nữ:
“Em xin giải câu anh vừa đố
Lời anh hát nghe thật vui tai
Quả ớt chín, không nhuộm khắc đỏ
Cỏ gianh không mài, khắc sắc
Ngày chợ phiên không mời, khắc đi.
Lời anh đố em xin giải thế”[1, Tr 103].
Tộc người Pu Péo có nền văn học dân gian phong phú dân gian phong phú,
đa dạng bao gồm nhiều loại hình. Thần thoại đề cập đến các quan niệm về sự hình
thành vũ trụ, một số hiện tượng tự nhiên và về nguôn gốc của các tộc người.
Truyện cổ tích có nội dung đa dạng nhất, đề cập tới nhiều khía cạnh về cuộc sống
xã hội, cảnh vật quen thuộc đối với con người. Nhưng ý nghĩa bao trùm lên nguồn
truyện này là tư tưởng nhân văn cao cả đẹp đẽ, quý giá trong sáng, đôn hậu như

phản ánh đạo đức truyền thống của dân tộc, đề cao con người trước thiên nhiên và
vạn vật bằng trí khôn để khẳng định con người là chủ thể của mặt đất này, được
thể hiện rõ trong các truyện “Hổ làm bạn với người”, “Con người nhẫn nhục và
tinh khôn”, “Con sâu róm”, “Hổ với trâu”,... hoặc ca ngợi tình yêu chung thủy,
tình nghĩa vợ chồng trung hậu bằng cuộc kết duyên thần kỳ hạnh phúc như các
truyện “Kỉ và Kủ”, “Vợ chồng chàng Rồng”, “Vua Ếch”,... hoặc đề cao trí lực và
tài năng của những người lao động, hoặc thiện phải thắng ác, các thói hư tật xấu
phải bị trừng trị, thể hiển rõ trong các truyện “Tình anh em và tên bạo chúa”, “Ba
anh em”, “Vua Ếch”, “Hai anh em mồ côi”...
Qua truyện cổ của tộc người Pu Péo, chúng ta cũng thấy được những đặc
điểm nhận thức và suy tư riêng của tộc người này. “Chẳng hạn, nguồn ánh sáng
ban đầu được hiểu không phải chín hay mười mặt trời như người Mông hay một
vài dân tộc khác, mà chỉ có hai và là hai mẹ con. Hoặc việc đi tìm giống lúa lại
do chính hai nguồn sáng: ngày (mặt trời) và đêm (mặt trăng) nhiệt tâm đưa
đường chỉ lối cho người. Tính nhẫn nhục để quyết giành thắng lợi cuối cùng của
người Pu Péo trong cuộc chiến chống thú dữ - hay biểu tượng của kẻ ác, cái ác,
kẻ thù - cũng là độc đáo, ít thấy trong loại đề tài tương tự ở truyện các dân tộc
22


khác. Chính cái chung và cái riêng ấy đã là những đóng góp, làm giàu thêm kho
tàng truyện cổ các dân tộc Việt Nam”[2, Tr 56].
Có thể nói trình diễn ca dao (dân ca) là một loại hình nghệ thuật phổ biến,
hấp dẫn nhất của tộc người Pu Péo. Thanh niên nam nữ Pu Péo có một tập quán
sinh hoạt rất hay là vào đêm cuối năm – 30 tháng chạp âm lịch tụ tập tại nhà một
nghệ nhân để học hát. Đồng thời cũng nhân dịp đây tiễn đưa năm cũ để đón năm
mới. Người ta hát trong nhiều tình huống, bằng nhiều cách theo yêu cầu riêng
của môt trường sự việc, tình cảm... như hát trong nghi lễ - phong tục hay hát vui
giao duyên hay giải trí... Dân ca chứa đựng nhiều thông tin thế sự đáng kể thông
qua môi quan hệ đa phương của người Pu Péo. Con người với giới tự nhiên, con

người với con người trong gia đình, dòng họ, giữa các thế hệ, quan hệ giữa các
giới, cá nhân và xã hội, con người với thế giới siêu nhiên... mối quan hệ ứng xử
của con người được ghi nhận trong tư duy của tộc người.
3. Đánh giá và đề xuất biện pháp để quản lý, bảo tồn phát huy các giá trị
văn hóa của tộc người Pu Péo
3.1. Đánh giá
3.1.1. Ưu điểm
Văn nghệ dân gian dân tộc Pu Péo không chỉ mang các giá trị nghệ thuật,
nhân văn, lịch sử mà nó còn có giá trị cố kết cộng đồng. Các giá trị văn nghệ dân
gian có nhiều nét đặc sắc với những dấu ấn riêng của dân tộc được thể hiện qua
những câu truyện cổ, những điệu hát dân ca mượt mà. Người Pu Péo sở hữu một
kho tàng văn nghệ dân gian lớn, điều này giúp cho đời sống tinh thần họ được
nâng cao. Kho tàng văn hóa dân gian này còn làm phong phú thêm vào nền văn
hóa dân gian của dân tộc. Những câu truyện cổ tích với các hình tượng nhân vật
được xây dựng thể hiện những quan niệm, lối sống, cách nhìn nhận của người Pu
Péo với các tự nhiên và mối quan hệ trong cộng đồng người. Qua những điệu hát
giao duyên, nam nữ được giao lưu, kết bạn và bày tỏ tình cảm của mình. Điều này
làm tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Pu Péo. Những tác phẩm
văn nghệ dân gian ấy cần được bảo tồn và phát huy những giá trị của mình.

23


3.1.2. Nhược điểm
Là một dân tộc ít người, không có chữ viết nên văn nghệ dân gian Pu Péo
chỉ được lưu truyền với hình thức truyền miệng, điều này làm cho văn nghệ dân
gian ít nhiều bị mai một. Các loại hình văn nghệ dân gian chưa thu hút được sự
chú ý của mọi người. Bên cạnh đó việc sân khấu hóa các loại hình cũng làm mất
đi phần nhiều các giá trị nhân bản truyền thống. Việc sử dụng các loại hình trong
sinh hoạt thường ngày ít diễn ra.

Môi trường sinh tồn của ca múa nhạc dân gian cũng theo đó thay đổi.
Biểu hiện cụ thể là những nghệ nhân ca múa nhạc dân gian dần dần già đi, còn
thế hệ trẻ lại thoát ly đi lao động, không có thời gian và tâm trạng học tập lớp
người đi trước. Một số thanh niên dân tộc thiểu số đi lao động ở bên ngoài về,
chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tiêu dùng, thậm chí còn nảy sinh tâm lý tự ti
với văn hóa dân gian, cho rằng đó là những thứ lạc hậu, dần dần từ bỏ âm nhạc,
vũ đạo truyền thống của dân tộc, khiến chúng đứng trước nguy cơ thất truyền.
Ngoài ra, còn do rất ít người ý thức đầy đủ được giá trị của việc giữ gìn văn hóa
dân tộc thiểu số trong công cuộc bảo tồn tính đa dạng của văn hóa quốc gia và
thế giới. Cùng lúc với việc theo đuổi nhu cầu vật chất, người ta đã quên đi ý
nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa dân tộc thiểu số với việc duy trì cân bằng
sinh thái toàn cầu. Phần lớn vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của thời
cơ bảo tồn văn hóa dân tộc, khiến văn hóa dân tộc tiêu vong hoặc đứt đoạn.
3.2. Biện pháp quản lý, bản tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc
người Pu Péo
Không có chữ viết riêng nên việc bảo lưu và gìn giữ các giá trị văn hóa
của người Pu Péo chỉ thông qua hình thức truyền miệng, phụ thuộc vào trí nhớ
của con người. Đây chính là nguyên nhân khiến các giá trị văn hóa độc đáo của
người dân tộc Pu Péo bị pha trộn và quên lãng. Để tránh những sự mất mát và
mai một đáng tiếc trong tương lai chúng ta cần có biện pháp bảo tồn và phát huy
những giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Pu Péo như sau:
Một là, nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó khẳng
24


×