Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

VĂN NGHỆ dân GIAN của NGƯỜI KHMER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430 KB, 45 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh
chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất
nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt
cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội,
các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ,
vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu
khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cả
những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam.
Tôi là sinh viên đang theo học chuyên nghành quản lí văn hóa. Trong quá
trình học bộ môn chuyên nghành “Văn hóa các dân tộc thiểu số”, tôi đã được
trang bị những kiến thức chuyên sâu và hiểu rõ hơn về các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam như :54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn
ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Nam Đảo,
Hán. Cùng với đó tôi còn được hiểu thêm một số vấn đề như: Kinh tế, trang
phục, tín ngưỡng, ma chay, nhà ở, ẩm thực, lễ hội, thiết chế xã hội, văn nghệ dân
gian,hôn nhân,... của mỗi một dân tộc. Từ đó cho thấy được mỗi dân tộc, mỗi
vùng miền lại có một nét văn hóa đặc trưng riêng. Giúp tôi hiểu được về đời
sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và
đó cũng là vốn nền tảng kiến thức để tôi tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về giá trị
văn hóa dân gian của người Khmer.Nghiên cứu cộng đồng các dân tộc Việt Nam
nói chung hay văn hoá các dân tộc nói riêng là những công việc không có giới
hạn. Càng nghiên cứu, tìm hiểu ta càng thấy say mê, cuốn hút và ta càng thấy
thêm yêu đất nước Việt Nam hơn.
Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.Người
Khmer ở Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ,



2


Khơ-me dưới) là bộ phân dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt
Nam. Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm.
Dân tộc Khmer là một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất Nam bộ nhiều ngôi
chùa của đồng bào người Khmer trên vùng đất này đã chứng minh được điều đó.
Có nhiều ngôi chùa đã ghi dấu trong lịch sử mở cõi của Đồng bằng sông Cửu
Long sớm hơn rất nhiều so với tên gọi Gia Định, một tên gọi chính thức đặt dấu
ấn cho việc mở cõi và cai trị của chúa Nguyễn ở vùng đất này. Song song với
việc ghi dấu ấn cho việc định cư của mình, người dân Khmer cũng kế thừa nền
văn hóa Ăngco, nền văn minh lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những
nhóm lưu dân của người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc,
một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn
lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Nền văn hóa đó cần được gìn giữ và phát huy nhằm chống sự “xâm
thực” của các nền văn hóa khác, bảo toàn nguyên vẹn yếu tố gốc có như vậy mới
thấy được sự phong phú đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.

3


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI, NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của người Khmer ở
tỉnh Sóc Trăng
1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc

Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231
km, cách Cần Thơ 62 km.Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và
105033’ - 106023’ kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là
Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Địa giới hành chính của Sóc
Trăng ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc
Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển
Đông. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào
biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ
6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức
là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có
kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó
thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh
(chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành
Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang).
Phần lớn người Khmer sống tập trung ở Campuchia. Ở Việt Nam thì
người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc các
tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre được gọi là
Khmer Crộm. Crộm là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là Dưới.
1.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội
- Đặc điểm về kinh tế
4


Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp có nguồn nguyên liệu dồi dào, là lợi thế để
phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, cơ khí phục vụ
nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm trên 350.000 ha, đạt sản lượng
khoảng 2 triệu tấn/năm. Năm 2012 diện tích nuôi thủy sản của tỉnh đạt 64.000
ha, sản lượng 178.600 tấn. Trong đó, diện tích nuôi tôm bình quân qua mỗi năm

là 51.000 ha, sản lượng bình quân 60.000 – 70.000 tấn/năm. Trong năm qua,
toàn tỉnh chế biến được gần 42.000 tấn tôm đông và hơn 10.000 tấn thủy sản
khác, với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 356 triệu USD. Sóc Trăng có
trên 10 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu
Về công nghiệp năng lượng, tỉnh đã quy hoach phát triển 3 nhà máy nhiệt
điện (Cụm Nhiệt điện Long Phú, tại xã Long Đức, huyện Long Phú) với tổng
công suất 4.400 MW. Hiện tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang triển
khai đầu tư nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ
USD. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014; Công ty Tata
Power thuộc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) vừa được Chính phủ cho phép nghiên cứu
khả thi Dự án Nhiệt điện Long Phú 2 với công suất 2x600 MW.
Về du lịch, Sóc Trăng có nhiều chùa nổi tiếng (chùa Dơi, chùa Đất sét,…)
Có nhiều vườn cây ăn trái với khí hậu trong lành. Ngoài ra, hàng năm diễn ra lễ
hội đua ghe ngo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến xem. Có nền
văn hóa đặc sắc của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Là xứ sở của văn hóa lễ hội
thích hợp cho phát triển du lịch.
- Đặc điểm về xã hội
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người,
mật độ dân số đạt 394 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần
339.300 người, chiếm 25% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt
964.400 người, chiếm 75% dân số. Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó
nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng
9,4%.Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với
người Chăm bản địa.

5


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều tôn giáo như: Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt

Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Ba Hải được Nhà nước công
nhận tư cách pháp nhân. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 632.350 người theo các
tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hệ phái Cao Đài, Hòa Hảo,
Tịnh Độ Cư sĩ…với 728 cơ sở thờ tự tín ngưỡng tôn giáo, có 585 chức sắc, trên
2.350 nhà tu hành, gần 4.300 chức việc, có 321 cơ sở thờ tự tôn giáo.
1.2 Khái quát về tộc danh và nguồn gốc lịch sử của người Khmer ở
tỉnh Sóc Trăng
1.2.1 Về dân số, phân bố dân cư, tộc danh và ngôn ngữ
Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt phiên âm
thành Khơ-me trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên
(高高) hay Cao Man. Trước năm 1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt
gốc Miên, Thổ...
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam
có dân số 1.260.640 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Người Khmer cư
trú tập trung tại các tỉnh: Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn
tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (317.203 người,
chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam),
Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số
người Khmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người),
Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long
(21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người), Bình
Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người)
Dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở
tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu,
Cần Thơ, Vĩnh Long... Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác
lúa nước và nhiều nghề thủ công. Dân tộc Khmer có cả một kho tàng phong phú
về truyện cổ và có kiến trúc chùa tháp đặc sắc. Các lễ hội lớn trong năm là dịp

6



để đồng bào Khmer Nam bộ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của
dân tộc mình.
Tiếng nói của dân tộc Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Tuy
sống cùng trên một địa bàn với các dân tộc Kinh, Hoa từ rất lâu nhưng hình thái
cư trú của người Khmer vẫn giữ được đặc điểm riêng của mình, phổ biến là hình
thái cư trú theo cộng đồng người với tên gọi là “phum” và “sóc”. Người Khmer
sinh sống bằng nhiều nghề trong đó có đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm
đường thốt nốt và làm gốm. Trong cuộc sống hàng ngày, người Khmer chế biến
rất nhiều loại mắm làm từ tôm tép, cá sặc nhưng nổi tiếng nhất là mắm làm bằng
cá lóc, các sọc, cá trê, tôm tép trộn với thính và muối.
1.2.2 Về ngồn gốc lịch sử
Cho đến ngày nay, người ta chỉ biết lịch sử của người Khmer qua một
nguồn duy nhất là những thư tịch của các triệu đại Trung Hoa. Người Trung Hoa
viết về Khmer lần đầu tiên nhất vào thế kỷ thứ III, Tây lịch sau khi 2 sứ thần của
Trung Hoa là ông Kwang Tai và Chu Ying đi sứ và sinh sống ở trên đất nước của
Khmer trong thời gian 5 năm, từ năm 245 đến năm 250, Tây lịch. Những ghi
chép của hai ông này được viết lại và lưu giữ trong thư tịch của vương triều
đó.Có người cho rằng Brahma Kaundin xuất thân từ Malaysia, khi đó là lãnh thổ
của người Ấn Độ. Tuy nhiên, dù sau đi nữa thì sau cuộc thủy chiến ác liệt,
Kaundin đã giành được chiến thắng và trở thành Quốc vương của Đế quốc
Khmer.Truyền thuyết kể rằng nữ vương Khmer tên Liu Yi (Theo các ghi của
Tàu) muốn cướp tàu bườm của Kaundin cốt chỉ để hạ thấp uy tín và uy quyền
của nữ vương Khmer mà thôi.
Kaundin lấy bà Liu Yi làm hoàng hậu và sắp xếp xã hội Khmer theo cấu
trúc xã hội của Ấn Độ thời bấy giờ (tức là vào năm 50 Tây lịch, sau khi người
Munda mang kiến trúc xã hội của mình rời khỏi Ấn Độ khoảng 6,000 năm
trước). Brahma (Bà La Môn) Giáo là quốc giáo. Tiếng Sanskrit là ngôn ngữ
hành chính và học thuật.Xã hội mới của người Khmer được chia thành 4 đẳng
cấp của Brahma giáo. Việc sắp xết triều chính và quản lý xã hội được sao chép

hoàn toàn từ xã hội Ấn Độ.Mặc dù xã hội mới của người Khmer được sắp xếp
7


theo xã hội Brahma giáo ở Ấn Độ, nhưng người Khmer vẫn gìn giữ các truyền
thống của mình như tục tôn kính mẹ-cha, thần đất, nước và Néak Ta. Người
Khmer cũng không bỏ ngôn ngữ, chữ viết của mình.Người Mon, cũng là hậu
duệ của người Munda như người Khmer, nhưng rời bỏ Ấn Độ sau tổ tiên của
người Khmer và đến vùng Burma (Miến Điện) ngày nay khoảng 3,000 năm
trước Tây lịch. Người Mon thành lập vương quốc của mình, đặt tên là
“Suvaṇṇabammī” mà người Khmer quen gọi là “ Sovanna phum”
Như vậy, xết về nguồn gốc người Khmer, chúng ta có 2 nguồn tư liệu
chính:
Nguồn tư liệu lịch sử: Khmer có nguồn gốc từ dân tộc Munda, chủng tộc
có mặt đầu tiên trên bán đảo Ấn Độ.
Nguồn truyền thuyết: Khmer chính là con cháu trực tiếp của vua
Hanuman, là một chiến binh anh dũng, chưa hề chiến bại.
1.3 Đặc điểm về đời sống văn hóa của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng
1.3.1 Văn hóa vật chất
- Nhà ở
Nhà truyền thống của người Khmer là nhà sàn. Nhưng ngày nay nhà sàn
chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt - Campuchia và một số nhỏ trong các chùa
phật giáo Khmer là nơi hội họp sư sãi và tín đồ... Cách bố trí trên mặt bằng sinh
hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản.
Nhà ở của người Khmer gần như tương đồng với nhà ở của người Kinh
(Việt) lân cận. Hầu như họ ở trong những ngôi nhà trệt, kiểu dáng kiến trúc đơn
giản, được làm bẳng tre, gỗ, thưng và lợp mái bằng lá dừa nước, lá thốt nốt.
Nhìn chung, nhà trệt của họ chỉ gồm hai loại: Loại nhỏ, chỉ gồm hai, mái trước
ngắn, mái sau dài; Loại lớn chiếm đa số, có 4 mái, mái trước, mái sau, và hai
mái phu. Kết cấu nhà của họ đơn giản, cũng giống như kết cấu nhà người Việt

lân cận, chủ yếu liên kết bằng con xỏ, mông xuyên,… Bố trí mặt bằng sinh hoạt,
bài trí đơn giản: Gian chính giữa đẻ tiếp khách, phía trước của hai gian canh
gian giữa là nơi ngủ của nam giới, phía sau là buồng ngủ của nữ giới. Những gia
đình Khmer làm nghề buôn bán , dịch vụ ở các thị trấn, thị xã thường ở trong
những ngôi nhà kiểu như nguời Kinh (Việt), tường xây, mái lợp ngói, hoặc đổ
8


bằng bê tông. Vùng giáp với Campuchia, lác đác còn một vài ngôi nhà sàn của
người Khmer trong các khuôn viên chùa, dùng để hội họp, và là nơi ở của sư,
sãi, và những thanh thiếu niên đang tu trong chùa.
Nay số đông người Khmer ở nhà đất. Bộ khung nhà đất được làm khá
chắc chắn. Nhiều nơi làm theo kiểu vì kèo của nhà Việt cùng địa phương. Trong
nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm
nơi ở, một phần dành cho bếp núc. Phần dành để ở lại chia thành hai phần theo
chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ
kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách. Sau bộ
bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật. Nữa sau, bên phải là buồng của vợ chồng
chủ nhà. Về bên trái là phòng con gái.
- Trang phục
Trang phục cổ truyền của người Khmer có cá tính ở lối mặc váy và phong
cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật.
• Trang phục nam
Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen,
quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc
áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám
cưới chú rể thường mặt bộ “xà rông” (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là
loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm
“con dao cưới” (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Thanh niên hiện nay khi ở
nhà thường không mặc áo và quấn chiếc “xà rông” kẻ sọc.

• Trang phục nữ
Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khmer Nam Bộ thường mặc “xăm
pốt” (váy). Đó là loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín). Chiếc váy điển hình là
loại xăm pốt chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiều tộc
người khác cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân. Đó là cách mang
luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thành những
chiếc quần ngắn và rộng. Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoa văn trên
váy có thể có sự tiếp xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy này có thể
9


xem là đặc trưng độc đáo của Khmer Nam Bộ. Họ thường mặc váy trong những
ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó. Đó là loại
xăm pốt pha muông. Ngày nay các loại trên ít thấy, có khả chăng chỉ trên sân
khấu cổ truyền mà thôi. Người Khmer có kỹ thuật nhuộm vải đen tuyền bóng lâu
phai từ quả mặc la để may trang phục. Thường nhật hiện nay người Khmer ảnh
hưởng văn hóa Kinh qua trang phục. Trong lễ, tết lại mặc loại áo dài giống
người Chăm. Ngoài ra phụ nữ Khmer còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông
màu xanh, đỏ trên nền trắng. Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt
hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn
chéo qua người, đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim
loại hay giấy bồi.
- Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực của người Khmer hết sức phong phú và đa dạng. Từ các
món ăn trong sinh hoạt thường ngày, đến các món ăn trong các dịp lễ Tết, giỗ
chạp của người Khmer đều thể hiện được sự ứng xử của con người đối với môi
trường thiên nhiên. Họ lựa chọn các thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên, chế biến
vàsáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau. Đến nay, đồng bào Khmer đã có được
một danh sách dài về các món ăn đặc trưng. Trong đó, có các món tiêu biểu như:
Mắm bò hóc, canh som lo, bún nước lèo, cốm dẹp, bánh thốt nốt, nước thốt

nốt,v.v...
Người Khmer thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Mắm là loại thức ăn được ưa
chuộng với nhiều loại. Gia vị ưa thích là vị chua (từ quả me hay mè) và cay (hạt
tiêu, tỏi, sả, ca ri...).Khẩu vị của người Khmer là vị chua và vị cay. Vị chua chủ
yếu được lấy từ trái me, lá me non hoặc cơm mẻ. Vị chua này được dùng trong
món canh sim lo, món ăn có cách nấu rất công phu, phải dùng cá đồng nấu với
rau ngổ, chuối cây và nêm thêm mắm prohoc thì mới đúng điệu. Đây là món
canh được dùng rất phổ biến trong các phum sóc của người Khmer.
Người Khmer Nam Bộ thường làm rất nhiều bánh ngọt cổ truyền vào
những dịp lễ, tết, đám cưới, đám làm phước. Bánh làm xong thường được đựng
trong các giỏ đan bằng lá dừa để đem vào chùa tặng các vị sư sãi hoặc tặng ông
10


bà, cha mẹ, họ hàng, láng giềng và tặng những vị ân nhân của gia đình như thầy
thuốc, thầy giáo,…các loại bánh phổ biến như: bánh bò thốt nốt, bánh tổ yến,
bánh gừng, bánh lăng bí, dưa củ riềng,…Đặc biệt món cốm dẹp, một món ăn cổ
truyền mang tính đặc trưng dân tộc không thể thiếu trong lễ hội Ok om bok ( lễ
cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ. Cốm dẹp được làm từ những
hạt lúa non mới gặt được giã ra thơm ngát, khi ăn được trộn thêm ít đường, dừa
bào sợi tạo vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm rất hấp dẫn.Trong lễ cưới của người
Khmer hầu như không thể thiếu ba loại bánh cổ truyền để cúng trên bàn thờ tổ
tiên, đó là bánh quạt, bánh củ gừng và bánh bông lan. Ba loại bánh này sẽ được
xâu kết lại một cách khéo léo thành hình dáng ngôi tháp Khmer trông rất đẹp
mắt.Vào dịp lễ hội với ý nghĩa tạ ơn trời đất, thì bánh dây hay còn gọi là bánh
dứa thường được đồng bào dân tộc Khmer ưa chuộng. Đây là một loại bánh dân
gian được làm đơn giản hơn bánh tổ yến nên nhiều người Khmer còn dùng nó
trong sinh hoạt hằng ngày và làm bán mời khách du lịch thưởng thức một món
ăn cổ truyền của người Việt Nam mang đậm phong cách dân tộc Khmer Nam
Bộ.

1.3.2 Văn hóa tinh thần
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ rất phong phú.
Trong hệ thống lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ, có nhiều lễ hội đặc sắc
nhưng phải kể đến 2 lễ lớn trong năm là Tết Chol Chnam Thmay, là Tết đón năm
mới, và Lễ hội Ok-ang Bok, là Lễ cúng trăng, trong lễ có đua thuyền Ngo giữa
các phum - sóc. Tết Chol Chnam Thmay tháng 4 là dịp vui lớn của cộng đồng.
Bà con thăm hỏi, chúc lẫn nhau, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao. Lễ
đón năm mới của người Khmer cũng có những khác biệt với các dân tộc khác,
ông Châu Ôn, Viện Phật học Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ, cho biết: Đón
giao thừa của người Khmer khác hơn đón giao thừa của người Việt hay là người
Hoa. Đón giao thừa của người Khmer được tính theo mặt trời đi. Tức là theo giờ
phút đã định sẳn mà người Hora Cha (người thiên văn) bói toán cách tính theo
hướng của mặt trời đi theo đường thẳng, ngay một giờ nào đó. Giờ chấm dứt
mùa này sang mùa mới. Thí dụ như năm nay, vào năm mới bắt đầu từ 14h2’, vậy
11


thì người ta lấy lúc 14h2’ đó, ngày đó là ngày người ta mới ở tại chùa tổ chức
đánh cồng, đánh chống này nọ xong rồi mới mời, đưa rước đức phật, tượng phật
và Moha Songkran xung quanh chánh điện vào giờ đó.
Người Khmer ở Nam Bộ là cộng đồng đa thần, họ tin rằng muôn vật trên
thế gian đều thiêng liêng. Mặc dù theo phật giáo, nhưng họ cũng còn giữ được
nhiều tín ngưỡng bản địa: Totem (thờ cúng rồng), thần bảo hộ cá nhân, gia đình
và dòng họ (arắk), saman (rịp arắk), thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thổ thần (neak
tà), các nghi lễ nông nghiệp (Tết té nước, cầu mưa, bơi thuyền trên cạn/um tuk
lơcôk, cúng thần ruộng, cúng hồn lúa, cúng trăng,…).Phật giáo tiểu thừa chi
phối gần như toàn bộ cuộc sống tâm linh của người Khmer. Vùng họ cư trú hiện
có tới trên 500 ngôi chùa. Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi quản lý
nhân khẩu (mỗi chùa có một số gia đình đến đến đăng ký hành lễ cố định), bàn
bạc các công việc của cộng đồng, nơi tiếp khách và là trường học ở nông

thôn.Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam
Tông. Di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer cũng chính là nghệ thuật và kiến
trúc chùa tháp. Người Khmer lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp,
học giáo lý Phật và học văn hoá tại chùa trước khi bước vào cuộc sống tự lập
của người trưởng thành.Thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông nghiệp,
tín ngưỡng dân gian như cúng thần ruộng (neak tà xiê), gọi hồn lúa (ok ang
leok), thần mặt trăng (ok ang bok). Ngoài ra, vẫn tồn tại những dấu vết tàn dư
còn lại của Bà la môn giáo trong đời sống.
Người Khmer có một kho tang truyện kể (truyện cổ, thần thoại, truyện
cười). Bên cạnh đó, văn học viết cũng khá phát triển. Nghệ thuật điêu khắc, tạo
hình nổi bật với kiến trúc và trang trí ở chùa, trang trí tượng, nguồn tranh dân
gian với màu sắc sặc sỡ gắn với các tich của đạo Phật. Âm nhạc Khmer thường
gắn với sinh hoạt ca múa và sân khấu.
1.3.3 Văn hóa xã hội
Người Khmer Nam Bộ cư trú thành các phum(giống như các làng của
người Việt). Đơn vị hành chính trên phum là Khum. Nhiều trường hợp, các
12


phum lớn có thể là một đơn vị hành chính.Nhiều nơi, Soc (Srốc) là đơn vị xã
hành chính trên phum. Theo quan niệm của người Khmer, nó được hiểu như một
xứ. Nó tương đương với cấp huyện của người Việt. Srốc cũng được họ tâm niệm
đó là quê hương. Trong thực tiễn, srốc là đơn vị quản về kinh tế, đơn vị tín
ngưỡng (mỗi srốc có một chùa), và gần như một đơn vị hôn nhân của người
Khmer. Srốc có bộ máy tự quản, do mê srốc, acha wat đứng đầu.
Người Khmer theo phụ hệ, con cái mang họ cha. Dòng học của họ được tổ
chức khá chặt chẽ, trưởng tộc là người đứng đầu chi cả. Tên họ của người
Khmer khá đa dạng. Danh, Kiên, Kim, Sơn Thạch,…do Nhà Nguyễn đặt
ra;Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý,…là do ảnh hưởng người Hoa, người
Kinh (Việt) mà có; Thị, Néang(cho nữ), Chau (cho nam),…là do ảnh hưởng

Kiều dan Campuchia; U, Khan, Khum,… là các tên họ có nguồn gốc Khmer
(phụ tử liên danh);…Người Khmer Nam Bộ theo hôn nhân một vợ, một chồng.
Gia đình của họ thuộc loại hình tiểu gia đình phụ quyền, chủ yếu gồm hai (hoặc
ba) thế hệ cùng chung sống. Đứng đầu gia đình là ông bố (ông chồng), nhưng
tính gia chưởng không nặng nề, thừa kế tài sản thuộc về cả con trai và con gái.
Ngoài việc nhận được sự dậy dỗ của bố, mẹ, những trẻ em trai trong các gia đình
Khmer đều được vào chùa dậy học chữ, giáo lý nhà Phật, và đạo đức làm người.

13


PHẦN 2: MỘT SỐ LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI KHMER
2.1 Khái niệm về văn nghệ dân gian
Văn nghệ dân gian bao gồm những sáng tác nghệ thuật dân gian, tức là
gồm văn học dân gian và các ngành nghệ thuật dân gian khác như âm nhạc, hội
họa, kiến trúc, điêu khắc dân gian.
Cù Huy Cận đã từng viết:”Văn nghệ dân gian (Folklore) là văn nghệ gốc.
Qua văn nghệ dân gian, nhân dân trước hết là nhân dân lao động tự biểu hiện
mình, tự phản ánh cuộc sống của mình. Chính trong văn nghệ dân gian ta tìm
thấy những điều cơ bản nhất của bản sắc văn hóa của dân tộc mà bản sắc văn
hóa lại là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Điều này vô cùng quan trọng” (Văn hóa
dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc).
Người ta thường nói, văn nghệ hóa dân gian là “cội nguồn của văn hóa
dân tộc”, “văn hóa mẹ”. Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu
đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Có
con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Đến thời kỳ Hùng
Vương – thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc, văn hóa đó trước nhất là văn
hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn hóa dân gian, nhân
dân lao động “tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình”. Việt Nam là

một trong các quốc gia Đông Nam Á có những nét văn hóa dân gian đặc trưng,
sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian gắn liền với những giai đoạn sớm
nhất của lịch sử dân tộc.
Từ quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc
thì trong hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc chúng
ta phải bắt đầu từ văn hóa dân gian. Thời kỳ Đại Việt (từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX), cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa dân tộc không còn thuần nhất mà
bên cạnh văn hóa dân gian đã xuất hiện văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung
đình. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối quan hệ tác động qua lại góp phần nâng
cao và định hình văn hóa dân gian.
14


Kho tàng văn hóa dân gian và nghệ thuật truyền thống của người Khmer
Nam bộ phong phú cả về thể loại lẫn đề tài. Trong nghệ thuật biểu diễn, nghệ
thuật tạo hình, kịch bản sân khấu, họ có các loại hình như Rô-Băm, Dù Kê, lối
đọc xướng truyện thơ Chom riêng, chà pây, hát đối đáp Aday, Aday rương... Các
tác phẩm điêu khắc, hội họa và trang trí mỹ thuật ở các chùa Khmer là những
sáng tác xuất phát từ truyện kể dân gian rất dồi dào và súc tích.
2.2 Một số loại hình văn nghệ dân gian
2.2.1 Múa
Dân tộc Khmer có một di sản văn hóa độc đáo là các điệu múa, vốn được
hình thành và phát triển trong tiến trình phát triển của dân tộc này. Nghệ thuật
múa của người Khmer hội tụ cả tài năng, tri thức sáng tạo, những bản sắc, những
giá trị văn hóa, xã hội và giá trị thẩm mĩ của cộng đồng.
Đối với người Khmer, nghệ thuật múa là sản phẩm văn hóa tinh thần độc
đáo vừa mang tính thiêng liêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những giờ lao động
mệt nhọc.Nghệ thuật múa ra đời từ rất sớm và có nhiều hình thái. Hiện nay,
người Khmer duy trì ba hình thái chính là múa dân gian, múa tín ngưỡng và múa
sân khấu.

Vào những dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc, khi tiếng trống hoặc nhạc
ngũ âm vang lên, từng đôi trai gái, già trẻ cùng uyển chuyển hòa mình vào
những điệu múa dân gian tập thể rất mềm mại và duyên dáng. Điệu múa dân
gian được nhiều người biết đến là Răm Vông hay còn gọi là múa Lâm Thôn.
Tham gia điệu múa này, từng đôi trai gái vừa múa vừa đi vòng tròn, vừa quay lại
nhìn nhau thật tình tứ, thể hiện sự quấn quýt. Các động tác của nữ khi múa lượn
2 cánh tay đưa ra trước ngực, còn nam thì lượn cánh tay rộng ra như để che chở
cho người bạn múa của mình; kết hợp với chân, chân nào phía trước thì tay đó ở
dưới thấp và ngược lại.Còn có thể kể đến điệu múa Lăm Leo, hoặc múa
Saravan....Giáo sư, Tiến sỹ Lê Ngọc Canh, Phó Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa Việt
Nam, cho biết: “Đặc điểm của múa dân gian Khmer là rất vui nhộn, rất hóm
hỉnh, tinh nghịch. Múa dân gian thì phổ cập làng nào cũng có. Già trẻ trai gái khi
trống phách lên là họ múa rất hồn nhiên và tâm hồn họ rất thoải mái".Ngoài các
15


điệu múa tiêu biểu kể trên, trong nghệ thuật múa dân gian của người Khmer còn
có các điệu múa khác như: Múa xúc tép sử dụng dụng cụ là chiếc xà niêng
(Chniêng), múa gáo dừa (Khôs Trolôt), múa gặt lúa (Casêko), múa trống Sadăm,
múa Yak (múa Chằn), múa mở rào trong nghi lễ cưới...
Loại hình thái múa thứ hai cũng rất được ưa chuộng đối với người Khmer
là múa tín ngưỡng thờ cúng. Hình thái này được sử dụng trong các dịp như cúng
thần bảo vệ ruộng đồng, thần bảo vệ xóm làng, trong dịp lễ tết, lễ chùa, phật
đản. Tuy nhiên, hình thái này không còn được lưu truyền rộng rãi, thậm chí có
nơi đã biến mất hoàn toàn.
Loại hình múa thứ ba của người Khmer là múa sâu khấu. Múa trong sân
khấu thì người Khmer có 3 loại: Rô băm, Dù kê, Dì kê. Rô băm gần gũi tương
đương như múa tuồng của người Việt; múa Dù kê tương đương như múa trong
cải lương, sân khấu cải lương; múa Dì kê tương đương với chèo của người Việt.
Ba loại sân khấu đều có múa cả nhưng nổi trội đặc biệt là múa trong sân khấu

Rô băm. Người ta gọi kịch hát Rô băm hay kịch múa Rô băm vì trong cái này
vai trò múa quán xuyến múa theo cốt truyện múa theo kịch của truyện sân khấu
cổ truyền. Sân khấu Rô băm rất quy cách có bài bản, chặt chẽ. Nó có thế múa
chân, thế múa tay rất rõ ràng, nằm trong quy ước nó gọi là múa cổ điển và múa
này rất đặc trưng của người Khmer.Trong nghệ thuật múa của người Khmer thì
âm nhạc chính là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.
Âm nhạc với múa có sự đồng bộ và xuất phát từ chính tâm hồn của người dân
Khmer nên rất bay bổng, tự do.
Với người Khmer, nghệ thuật múa có ảnh hưởng rất lớn và có mỗi quan
hệ mật thiết với kiến trúc, hội họa và đời sống văn hóa tinh thần của người dân
Nam Bộ. Ông Lê Ngọc Canh chia sẻ thêm: "Múa thường được biểu diễn ở chùa.
Giả thiết chùa có trước hay nghệ thuật múa có trước thì rất khó nhưng biết rằng
hiện nay kiến trúc chùa của người Khmer Nam Bộ có rất nhiều hình tượng người
nhảy múa, người nhảy múa cách điệu, chim thần, các cột nhà, các xà nhà, các
kèo nhà đều có hình chim thần. Nói đến chùa Khmer không thể không có hình
tượng người nhảy múa”.Các điệu múa hiện nay còn lưu giữ được là: múa Rom
16


vong (múa vòng), múa Saravan trong sinh hoạt tập thể; múa Rom leo (múa Lào),
múa Rom Kbách (múa cung đình), múa Aday (múa xen kẽ đối đáp), múa trống
Sa dăm, múa trong lễ cưới, múa trong lễ cúng Arặc (múa của thầy cúng lúc lên
đồng)…
2.2.2 Nhạc khí
Nhạc khí của người Khmer Nam Bộ được chế tác từ những vật liệu sẵn có
trong tự nhiên như gỗ, tre, trúc, có loại kết hợp giữa các chất liệu thiên nhiên với
kim loại, có nhạc khí hoàn toàn bằng kim loại. Nhạc khí của người Khmer cũng
có bốn loại như: dây, hơi, màng rung và thân vang.
Có thể xếp loại các nhạc khí như sau: loại nhạc khí chế tác từ các chất liệu
có trong thiên nhiên: gỗ, gáo dừa, tre, đá...; loại nhạc khí được chế tác kết hợp

giữa các vật liệu trong thiên nhiên với kim loại (dây bằng sắt); loại nhạc khí chế
tác hoàn toàn bằng kim loại: côông vông thum, côông vông tốch...Có hai nguyên
tắc để phân loại nhạc khí của người Khmer: dựa vào nguồn vật liệu chuyển động
tạo ra âm thanh, từ nguồn này chia ra làm bốn bộ lớn: bộ dây, bộ hơi, bộ màng
rung và bộ tự thân vang; dựa vào phương pháp kích âm để chia từ bộ thành các
chi. Ví dụ: bộ dây chia thành dây dùng cung vĩ kéo, dùng phím gảy hoặc dây gõ.
Nhạc khí Khmer cũng được phân loại theo nguyên tắc phân loại của
phương Tây, gồm:
Bộ dây chia thành 3 nhóm: dây gõ (khưm tôch, khưm thum); dây gảy
(chapây chomrieng, tà khê, say điêu); dây kéo (truô sô, truô u, tru khse).
Bộ hơi chia thành 3 nhóm: nhạc khí hơi lỗ thổi (khlôy, pâypuôc); nhạc khí
hơi dăm kép (srolay pưnpét, srolay rôbăm, sây o); nhạc khí hơi môi (pôông
snenh, pây slâc).
Bộ màng rung chia làm 2 nhóm: nhạc khí màng rung gõ (skô yeam, skô
thum); nhạc khí màng rung vỗ (skô chhay dzăm, skô sam phô, trống aday).
Bộ thân vang chia làm 2 nhóm: thân vang gõ (rônek ek, rônek thung,
rônek đek, côông vông tôch, côông vông thum, khmuốs, kôông môông, krap,
lôô, t’ro chôôt); tự thân vang đập (chhưng, chapp, ek khleng).

17


Theo phong tục tập quán của người Khmer Nam bộ thì nhạc ngũ âm được
coi là tài sản quý, đã ăn sâu vào tiềm thức của họ từ bao đời nay. Nó chỉ được
phép “ra mắt” vào các ngày lễ lớn như Chôl Chnăm Thmây, Sendolta và Ok Om
Bok. Vì vậy, nhạc ngũ âm là thành tố cơ bản để tạo ra lễ hội, là “linh hồn” trong
đời sống văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ.Người Khmer có một
kho tàng nhạc cụ phong phú và đặc sắc. Nhạc cụ ngũ âm (Phlêng Pinpeat) là dàn
nhạc truyền thống tiêu biểu của người Khmer Nam bộ. Nó có âm lượng lớn và
thường được dùng trong các nghi lễ quan trọng tại các chùa Khmer và trong các

ngày lễ hội.
Dàn nhạc này được gọi là ngũ âm vì chúng có 5 bộ: bộ đồng, bộ sắt, bộ
mộc, bộ hơi và bộ da. Trong đó, mỗi bộ lại có hai hoặc ba loại nhạc cụ khác
nhau. Các chất liệu bằng sắt hoặc đồng, gang như: bộ cồng lớn và nhỏ Pét –
Kuông – Thôn; Rô – Niết – đek cho đến cây đàn Tà – khê, đàn Khưm. Nhóm âm
thanh bằng tre, gỗ có Rô – Niết – ek (đàn thuyền), Rô – Niết – thung, bộ trống
Sakhô – somphô, Sakhô-thôm, đàn Cò và bộ trống Sa-dăm. Loại nhạc khí thổi
hơi với kèn Srô–Lây (2 loại Srô – Lây – Tôck (kèn nhỏ) và Srô – Lây – Thung
(kèn lớn). Nhạc khí Rô – Niết – ek được xem là loại nhạc khí chủ đạo. Nhạc cụ
của người Khmer Nam bộ truyền thống còn có các nhạc dây (Phleng Khsè) như:
trô u, trô pô, lea, khưm, krab, skôr phlêng, khloy... Trong đó nhạc cụ Trôsô
(giống đàn nhị của người Việt) có vai trò chủ đạo. Ngoài ra, nhạc ngũ âm còn
phối hợp hài hoà với các nhạc cụ khác như đàn cò, đàn A dây hoặc có thể tách ra
thành những nhạc cụ riêng lẻ để dễ thực hiện cho các điệu múa Sa dzăm, Rom
Vong, Lam thone, múa Dzù kê…
Trong dàn nhạc ngũ âm gồm có: Trống Samphô được người Khmer gọi là
Skô Sampô là loại trống có hai mặt được bịt bằng da bò, mặt lớn có âm trầm
mặt nhỏ có âm bổng, được đặt trên một giá đỡ cao 30cm. Khi sử dụng nhạc cụ
thì nhạc công dùng cả 2 tay vỗ vào mặt trống để tạo ra âm thanh.Hai trống lớn
hay Skô Thum là loại có hai mặt được bịt bằng da trâu đặt kề nhau và dùng dùi
bằng cây để đánh, một cái có âm trầm, một cái có âm bổng.Nhạc cụ Rô Niết
Thúng là loại nhạc cụ có âm trầm được cấu tạo từ 16 thanh gỗ và giá đỡ có 4
18


chân. Khi sử dụng nhạc cụ, nhạc công dùng dùi làm bằng gỗ trên đỉnh đầu có
bột nhựa hay da gõ nhẹ trên các thanh gỗ để tạo ra âm thanh.Nhạc cụ Rô Niết Ek
gồm 21 hoặc 26 thanh gỗ hay bằng gỗ hình chữ nhật dài khoảng 25cm, rộng
khoảng 5cm, được ghép với nhau thành một sâu dài, hai đầu được máng vào một
thùng gỗ có hình dạng như chiếc thuyền nhỏ chỉ có một chân đỡ. Khi sử dụng

nhạc công dùng dùi gõ Rô Niết Thúng. Nhạc cụ Rô Niết Đêk được làm bằng sắt
gồm 21 thanh sắt ghép lại, khi sử dụng nhạc công cũng dùng dùi gõ như Rô
Niết.Cồng nhỏ hay còn gọi là Khồn Mồn bao gồm 16 quả cồng nhỏ có điểm nhô
lên chính giữa và được làm bằng đồng, dàn cồng này được xâu lại và đặt trên
một giá đỡ bằng mây hình bán nguyệt. Khi sử dụng nhạc công ngồi trong vòng
cong đó, dùng 2 dùi có bọc da để gõ. Tùy theo độ dài, mỏng, lớn hay nhỏ của
từng quả mà phát ra âm thanh khác nhau.
Ngoài những nhạc cụ chính đó còn có các nhạc cụ như còn có bộ gõ
Chhling được cấu tạo gần giống với "thanh la" của người Kinh. Kèn Srolay là
loại kèn được làm bằng tre, riêng ống kèn bằng gỗ quý.Trong các loại nhạc cụ
của dàn Pưn Piết có Rô Niết Ek được xem là loại nhạc cụ chủ đạo nó có vai trò
dồn bè và luôn cất âm đầu tiên trong một bài tấu.Plêng Pưn Piêt có thể nói là dàn
nhạc đạt đến mức độ hoàn mỹ và ổn định nhất về âm thanh. Nó không chỉ thể
hiện một cách đặc sắc các giai điệu cổ truyền mà còn diễn tả những tiết tấu dân
gian và âm thanh có thể diễn tấu không thua gì những nhạc cụ hiện đại. Dàn
nhạc Pưn Piết thường được người dân Khmer sử dụng phong phú trong các ngày
lễ tết của đồng bào dân tộc mình.
Trong lễ hội, mặc dù quy tụ được nhiều nhạc cụ khác nhau nhưng âm
thanh của nhạc ngũ âm vang lên luôn chiếm một vai trò chủ đạo làm thay đổi
hẳn không khí và lôi cuốn mời gọi những đôi nam nữ nắm tay nhau, thể hiện các
điệu múa duyên dáng làm say đắm lòng viễn khách. Dấu ấn truyền thống văn
hóa của đồng bào dân tộc Khmer rất đặc sắc, mà trong đó dàn nhạc ngũ âm luôn
là biểu tượng không gian văn hóa sinh động, là linh hồn trong đời sống văn hóa
của người Khmer ở Nam bộ. Vì thế, tính tâm linh ở các Lễ hội trong đời sống

19


văn hóa tinh thần của người Khmer qua âm thanh ngũ âm vang lên luôn được
đồng bào gìn giữ và phát huy.

Nhạc ngũ âm của người Khmer rất độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao
nhưng để sử dụng thành thạo các nhạc cụ này đòi hỏi người sử dụng phải sành
điệu, hiểu được cách thức hoà âm, thật sự yêu nghề và phải có sáng tạo mới có
thể thể hiện được một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở các đội văn
nghệ Khmer Nam bộ các nhạc công chỉ truyền nghề lại cho nhau bằng cách học
lóm, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, nên không thể hiện được hết
độc đáo của loại hình nhạc cụ này. Một số nghệ nhân tâm huyết, muốn truyền
dạy loại hình nghệ thuật đặc sắc này cho các thế hệ mai sau cũng rất hạn chế,
công tác bảo tồn, phát huy giá trị của chúng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó còn có các loại hình dàn nhạc. Chúng ta dễ dàng bắt gặp ở
hầu hết các phum, sóc đều có các loại dàn nhạc phục vụ cho từng tính chất lễ
hội, sinh hoạt vui chơi riêng biệt:
Dàn nhạc Lakhone Bassăk
Khưm thum: là nhạc khí dây gõ không cần đàn, đây là nhạc khí phổ biến
trong nghệ thuật sân khấu dù kê của người Khmer. Khưm thum có dạng hình
thang, kích thước chiều ngang phía trước là 110cm, chiều ngang mặt sau là
70cm, chiều dọc thân đàn 45cm, đàn có 40 dây. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ như
thông, dông, ngô đồng. Mặt đàn được khoét hai lỗ tròn để âm thanh thoát ra
ngoài, trên mặt đàn có gắn 2 dãy ngựa đàn để chia âm vực của dây đàn thành ba
tầm âm.
Khưm tôch: là nhạc khí gõ của dân tộc Khmer, có dạng hình con bướm
đang xòe cánh. Đàn chế tác bằng loại gỗ như sao, cồng... mặt trên và dưới làm
bằng gỗ nhẹ như thông, dông... mặt trên có khoét 2 lỗ tròn để âm thanh phát ra
ngoài. Mỗi bên của thân đàn có 2 dãy trục đàn để gắn dây và lên dây. Có 2 dãy
ngựa đàn, mỗi dãy có 7 ngựa đàn phân chia dây đàn thành 3 hàng âm: trầm,
trung và cao. Khưm tôch có 35 dây.
Truô sô: là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) của người Khmer từ rất lâu đời.
Truô sô có loại lớn và nhỏ, được làm bằng ống tre hoặc gỗ cứng dáng như mu
20



rùa. Truô sô lớn thường dài khoảng 12cm, đường kính khoảng 9cm. Mặt đàn bịt
bằng da trăn hoặc da rắn. Cần đàn dài khoảng 62 - 65cm. Trục đàn làm bằng gỗ
cứng cắm xuyên qua trục đàn, dài khoảng 12 - 14cm. Truô sô có 2 dây làm bằng
sợi tơ se, ngày nay thường làm bằng đồng hoặc thép. Dây đàn được lên theo
quãng 5 đúng. Nơ đàn là những sợi lông đuôi ngựa hoặc bằng sớ của cây thơm,
đôi khi cũng làm bằng dây nhựa cực nhỏ. Cung vĩ được làm bằng tre hoặc gỗ
cứng, được uốn cong như hình cánh cung. Vĩ đàn dài khoảng 75cm, được đưa
vào nằm giữa hai dây đàn không lấy ra được.
Truô u: là nhạc khí dây kéo (cung vĩ), đàn còn được gọi với những tên
khác như Truô nguk, Truô lea. Là nhạc khí phổ biến của người Khmer và rất
nhiều người biết sử dụng. Bầu cộng hưởng làm bằng gáo dừa. Mặt đàn làm bằng
da trăn hoặc gỗ thông, đường kính khoảng 15 - 16cm. Cần đàn làm bằng gỗ
cứng để chịu lực khi lên dây, thường dài khoảng 75cm. Trục đàn dùng để lên
dây dài khoảng 18 - 19cm, làm bằng gỗ cứng, một đầu to, một đầu nhỏ. Truô u
có 2 dây, ngày xưa được làm bằng tơ hay nylon, nay làm bằng dây đồng có vỏ
bọc, một dây to và một dây nhỏ. Cung đàn được làm bằng tre hoặc gỗ uốn cong
hình cung. Cung vĩ dài khoảng 75 - 85cm, được mắc nơ đàn ở 2 đầu.
Khlôy: là nhạc khí hơi thổi dọc của dân tộc Khmer Nam Bộ, đã có từ lâu
đời và được nhiều người yêu thích. Nó gần giống với tiêu của người Việt, ống ối
của dân tộc Mường, đinh klía của dân tộc Ê đê... Khlôy là nhạc khí hơi có lỗ thổi
phổ biến trong các tổ chức dàn nhạc của người Khmer Nam Bộ. Khlôy được làm
bằng ống trúc hoặc gỗ tốt được khoét ruột, rỗng hai đầu. Đường kính thường
khoảng 1cm, dài 25cm. Đầu được trám bằng một loại gỗ mịn (ổi hoặc cật bần)
có một đường thông hơi để thổi. Cách đầu Khlôy khoảng 2cm có một lỗ hình
vuông để âm thanh phát ra. Âm thanh của Khlôy trầm ấm, trữ tình, du dương,
êm dịu.
Krap: là nhạc cụ thân vang của dân tộc Khmer Nam Bộ. Có 4 loại Krap:
Krap Chhay Dzăm, Krap cái, Krap đực và Krap dàn nhạc Môhôri. Mỗi loại có
cấu tạo và chức năng sử dụng riêng trong các tổ chức dàn nhạc. Krap là nhạc cụ


21


dùng đánh nhịp sử dụng trong biểu diễn âm nhạc cũng như trong các tiết mục
múa, ca, nhạc tổng hợp của người Khơme.
Lôô: là nhạc khí thân vang gõ (không định âm) của dân tộc Khmer Nam
Bộ, khi dùng trong dàn nhạc Lakhône bassăk thì người ta gọi là Lôô. Lôô được
chế tạo bằng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, hình tròn, phồng lên ở giữa, xung
quanh là thành (sâu khoảng 2cm, có khoét 2 lỗ tròn để xỏ dây quai). Dùi làm
bằng gỗ, đầu dùi có quấn vải mềm nhằm làm cho âm thanh bớt chói tai. Lôô có
âm sắc ngân vang, đánh giữa mặt Lôô âm thanh nghe đầy, đánh ở cạnh nghe
chói tai. Khi diễn, nghệ nhân một tay cầm quai dây, một tay cầm dùi đánh.
Trống lớn (Skô thum): là nhạc khí màng rung gõ, luôn được sử dụng một
cặp. Thân trống được làm từ gỗ mít hoặc gỗ thốt nốt, ở giữa phình ra. Hai mặt
trống bịt bằng da trâu, da bò hoặc da kỳ đà. Hai mặt trống có đường kính khoảng
40cm, thân trống khoảng 50cm. Cặp dùi trống làm từ gỗ tốt, chắc nặng để tạo
lực cho trống vang xa. Cặp dùi trống dài khoảng 30 cm, có hai đầu vuốt tròn.
Âm thanh của Skô thum vang xa, khỏe, trầm. Một trống có âm trầm và một
trống có âm bổng. Khi diễn hai âm trầm bổng hòa quyện vào nhau. Khi diễn, hai
trống được đặt trên một giá đỡ song song nhau.
Về môi trường diễn xướng, dàn nhạc Lakhone Bassăk được dùng trong
đệm cho sân khấu dù kê. Hệ bài bản của dàn nhạc Lakhone Bassăk gồm 4 bài
chính: Luôm, Nokoreach, Phach Chey, SomPôn. Từ 4 bài bản chính lại sinh ra
những bài bản phụ khác, như Luôm có thêm Luôm Teng, Luôm Thu, Luôm
Chom heang, Luôm Phon; Nokoreach sinh ra Nokoreach ksei Pros, Nokoreach
ksei Srey; Phach Chey có thêm Phach chey ksei pros, Phach chey ksei Srey;
SomPôn sinh ra thêm bài Sompôn Phon, Sompôn Smos. Mỗi một bài bản tùy
vào hoàn cảnh từng nhân vật mà được sử dụng linh hoạt.
Dàn nhạc ngũ âm (pưng peat)

Rôneat Ek (đàn thuyền): là nhạc khí có tầm âm cao nhất trong tổ chức dàn
nhạc ngũ âm của dân tộc Khơme. Đây là nhạc khí không thể vắng mặt trong dàn
nhạc ngũ âm, bởi nó đóng vai trò chủ lực về diễn tấu giai điệu trong dàn nhạc.
Âm thanh của Rôneat Ek réo rắt, giòn giã, vang xa. Tầm cữ Rôneat Ek khoảng 3
22


quãng 8. Kỹ thuật diễn tấu đặc biệt của Rôneat Ek là dùng dùi (không quấn vải)
đánh đồng âm quãng 8 đúng, hoặc đánh quãng 4, 5, 6 và trémolo ở những nốt
ngân dài.
Rôneat Thung: là nhạc khí tự thân vang gõ nằm trong biên chế dàn nhạc
ngũ âm của người Khmer Nam Bộ, có âm sắc trầm ấm, mềm mại, sâu lắng,
không vang bằng Rôneat Ek. Tầm cữ Rôneat Thung là 2 quãng 8. Rôneat Thung
không đánh đồng âm quãng 8 như Rôneat Ek mà đánh từng âm rời, thường sử
dụng kỹ thuật trémolo quãng 3, 4, 5, 6 ở những nốt ngân dài. Rôneat Thung vừa
diễn tấu giai điệu, vừa làm nền bè trầm cho Rôneat Ek và cho cả dàn nhạc.
Rôneat Thung và Rôneat Ek được coi là một cặp song hành trong tổ chức dàn
nhạc ngũ âm và trong tổ chức của các dàn nhạc khác.
Rôneat Đek: là nhạc khí tự thân vang gõ nằm trong biên chế dàn nhạc ngũ
âm của người Khmer Nam Bộ. Nó còn có tên gọi khác là Rôneat Thônh, Rôneat
Meás. Rôneat Đek có 21 thanh âm làm từ chất liệu sắt pha đồng, mỗi thanh có
chiều rộng khoảng 4cm, hình chữ nhật, chiều dài 23 – 30cm, các thanh ngắn dần
từ âm trầm đến âm cao. Âm thanh Rôneat Đek vang rất xa. Thanh âm được xếp
theo hệ thống 7 cung đều, khi bị lệch người ta điều chỉnh bằng cách mài dũa hai
đầu thanh âm cho chuẩn xác. Kỹ thuật diễn tấu giống Rôneat Ek, nghĩa là dùng
dùi gõ đồng âm quãng 8 đúng hoặc quãng 4, 5, 6 hoặc trémolo những nốt ngân
dài.
Kôông Vông Thum: là nhạc khí tự thân vang gõ nằm trong biên chế chính
thức của dàn nhạc ngũ âm của người Khmer Nam Bộ. Kôông Vông Thum là
cồng lớn, gồm 16 chiếc cồng có nấm như Kôông Vông Tôch nhưng đường kính

to hơn, được chế tác bằng chất liệu đồng thau hoặc đồng pha gang. Kỹ thuật
diễn tấu phổ biến của Kôông Vông Thum là diễn tấu giai điệu đồng âm với
Kôông Vông Tôch, thường dùng kỹ thuật trémolo 2 nốt các quãng 3, 4, 5, 6 ở
các nốt ngân dài. Nó còn có vai trò làm nền hòa âm bè trầm cho dàn nhạc.
Samphô: là nhạc khí màng rung vỗ nằm trong biên chế dàn nhạc ngũ âm
của dân tộc Khmer. Trống Samphô có 2 mặt da được đặt trên giá đỡ khi diễn tấu.
Phần mặt trống to có âm thanh đục, trầm ấm. Phần mặt trống nhỏ có âm thanh
23


giòn giã, vang xa. Ngoài ra, âm câm còn được tạo ra bằng cách đập mạnh và giữ
yên bàn tay trên mặt trống, làm cho âm thanh bị ngắt, tạo ra tiếng pặc pặc.
Skô Thum: là nhạc khí màng rung – gõ, luôn được sử dụng một cặp. Thân
trống được làm từ gỗ mít hoặc gỗ thốt nốt, ở giữa phình ra. Âm thanh của Skô
Thum vang xa, khỏe, trầm. Một trống có âm trầm và một trống có âm bổng. Khi
diễn hai âm trầm bổng hòa quyện vào nhau. Khi diễn, hai trống được đặt trên
một giá đỡ song song nhau.
Srolay pưnpét: là nhạc khí thổi hơi dăm kép không loa đặc biệt chỉ sử
dụng trong dàn nhạc pưnpét (dàn nhạc ngũ âm). Srolay pưnpét được làm bằng
loại gỗ quý (thường là lõi gỗ mun) được khoét lỗ từ đầu đến cuối thân kèn. Màu
âm của Srolay pưnpét êm dịu, hòa quyện với các nhạc khí gõ trong dàn nhạc ngũ
âm làm cho âm thanh tổng hợp trở nên hài hòa, đa âm sắc.
Chhưng: là nhạc khí thân vang đập phổ biến của người Khmer, được cấu
tạo bằng hợp kim đồng thau hoặc đồng thiếc. Chhưng gồm 2 chiếc bằng nhau có
hình dáng vung tròn như chiếc dĩa nhỏ, ở giữa có núm, giữa núm có khoét lỗ
nhỏ để xỏ dây dài khoảng 20cm cột vào 2 đầu dây. Thân Chhưng có đường kính
khoảng 20cm. Âm thanh Chhưng ngân vang như tiếng chuông, đánh mạnh âm
thanh vang xa nhưng chói tai.
Các nghi lễ tại gia cũng được người dân Khmer rước dàn nhạc ngũ âm về
biểu diễn như: lễ mừng thọ, lễ an vị phật. Tất cả những lễ này cũng thường sử

dụng bài Kravnay-kravok.
Dàn nhạc cưới
Ngoài dàn nhạc ngũ âm và Lakhone Bassăk đang được sử dụng phổ biến
trong dân gian, trong đời sống của người Khmer ngày nay, còn có dàn nhạc
cưới. Dàn nhạc cưới sử dụng bộ dây là chủ đạo (gồm các nhạc khí dây kéo và
dây gõ). Như đã giới thiệu ở phần trên, lễ cưới truyền thống của người Khmer là
hệ thống những nghi thức nối tiếp nhau. Trong đó, giai điệu của mỗi bài bản
được sử dụng như một phương tiện góp phần chuyển tại nội dung của hoạt động
nghi lễ. Mỗi hoạt động, mỗi lễ khác nhau sẽ có một bản nhạc khác nhau. Ngày

24


nay, do sự giao thoa về văn hóa nên lễ cưới truyền thống của người Khmer cũng
đã giảm bớt các nghi thức.
Xã hội ngày càng phát triển, đứng trước sự lấn át của âm nhạc điện tử,
nhạc trẻ, nhạc hiện đại… người dân Khmer vẫn giữ lại những nét văn hóa dân
gian trong âm nhạc của họ thông qua các dàn nhạc dân gian. Mặc dù môi trường
diễn xướng không phải quá phong phú, nhưng âm nhạc vẫn luôn hiện diện trong
đời sống của họ, mỗi dịp lễ hội, mỗi giai đoạn quan trọng của đời người.
2.2.3 Ca dao, tục ngữ
Tục ngữ của mỗi dân tộc nói chung và tục ngữ Khmer nói riêng đều có
giá trịvềnhiều mặt, được đúc kết từ đời sống cộng đồng của từng dân tộc và
từnhững mối quan hệvới cộng đồng các dân tộc anh em. Tục ngữ Khmer là tài
sản vô giá, là tinh hoa của dân tộc Khmer từ ngàn đời truyền lại và luôn được
bồi đắp theo dòng chảy của thời gian, của những biến động trong đời sống văn
hóa, xã hội.
- Tục ngữ về quan hệ thiên nhiên và lao động sản xuất
Từ xưa, con người đã sống hòa nhập với tự nhiên. Cuộc sống hòa nhập
đó giúp con người nhận thức ngày càng tốt hơnvề tự nhiên để có thể thích nghi

và phát triển đời sống của chính mình. Đó là những hiểu biết về dự đoán thời
tiết, kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất…Vì phụ thuộc
rất nhiều vào tự nhiên nên những hình ảnh của: gió, mưa, sấm, chớp…cũng đi
vào tục ngữ Khmer thường xuyên, thểhiện quan niệm của con người về thế giới
tự nhiên.
Lao động nông nghiệp của người Khmer phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện thời tiết, khí hậu. Vì thế người nông dân phải luôn theo dõi, chú ýdiễn biến
của các hiện tượng thời tiếttừng ngày để có sự điều chỉnh kịp thời trong sản
xuất. Từ việc quan sát các hiện tượng tự nhiên (như: gió, mưa, sấm chớp, trăng,
sao…) và đặc điểm sinh học của một số động vật, thực vật, ngườidân đã rút ra
những nhận xét, những phán đoán vềthời tiết. Và có lẽ tác động lớn nhất của
thiên nhiên đối với sản xuất nôngnghiệp và đời sống là mưa, nắng, bão, lụt… Vì
thế, trong vốn tục ngữViệt, những dự đoán này không ít:
25


×