Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

VĂN NGHỆ dân GIAN của NGƯỜI lự ở sìn hồ, TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI LỰ Ở SÌN HỒ, LAI CHÂU..............2
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở Sìn Hồ, Lai Châu...........2
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên............................................................................3
1.1.2. Về kinh tế..............................................................................................4
1.2. Khái quát về tộc người và nguồn gốc lịch sử của người Lự ở Sìn Hồ,
Lai Châu............................................................................................................6
1.2.1. Khái quát về tộc người.........................................................................6
1.2.2. Nguồn gốc lịch sử của người Lự ở Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu...................6
1.3. Đặc điểm về đời sống văn hóa của người Lự ở Sìn Hồ Lai châu...............7
1.3.1. Văn hóa vật chất...................................................................................7
1.3.2. Văn hóa tinh thần..................................................................................9
1.3.3. Văn hóa xã hội....................................................................................12
2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LỰ.......................................13
2.1. Văn học dân gian.......................................................................................13
2.1.1. Chữ viết..............................................................................................14
2.1.2. Thành ngữ, tục ngữ.............................................................................14
2.1.3. Truyền thuyết, cổ tích.........................................................................15
2.1.4. Đồng dao............................................................................................17
2.2.Hát (khắp)..................................................................................................17
2.3. Múa (xề)....................................................................................................21
2.4. Nhạc cụ.....................................................................................................23
2.5. Tri thức bản địa.........................................................................................24
3.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN
NGHỆ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI LỰ Ở SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU..........25
3.1. Đánh giá về vốn văn nghệ dân gian của người Lự...................................25
3.1.1. Ưu điểm..............................................................................................25


3.1.2. Hạn chế...............................................................................................26
3.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn bản sắc văn nghệ dân gian của người Lự........27
KẾT LUẬN........................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................31
PHỤ LỤC...........................................................................................................32


MỞ ĐẦU
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển
qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó vẫn luôn được giữ vững và
trau dồi bởi 54 dân tộc anh em với lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết nhất trí.
Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa
Việt Nam thì tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc
riêng của từng vùng văn hóa.
Giá trị văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch
sử đã thực sự trở thành sức mạnh trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giành
độc lập cho dân tộc. Tìm hiểu, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam cũng như văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời đại hiện nay là
động lực, là mục tiêu của mọi thời kỳ phát triển của đất nước.
Hơn nữa Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn Hóa trong quá
trình học tập và rèn luyện của bản thân đã được trang bị những kiến thức chuyên
sâu về văn hóa của nước nhà cũng như hiểu rõ hơn về văn hóa của từng dân tộc
anh em. Không những thế qua môn học Văn hóa các dân tộc thiểu số còn giúp
tôi hiểu sâu hơn vào từng khía cạnh của các dân tộc như về kinh tế, trang phục,
nhà cửa, hôn nhân, ma chay, tín ngưỡng, văn nghệ dân gian, lễ hội, thiết chế xã
hội. Từ đó cho thấy mỗi dân tộc,mỗi vùng miền khác nhau lại có những nét khác
nhau trong nền văn hóa của họ tạo nên sự đặc trưng riêng cho dân tộc họ tại nơi
họ sinh sống. Với vốn nền tảng kiến thức đó sẽ giúp một phần để tôi "tìm hiểu
về văn nghệ dân gian của dân tộc Lự"

Dân tộc Lự sống chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện tam
Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Trong bài tiểu luận của tôi tập chung chủ
yếu nghiên cứu về phần văn nghệ dân gian của dân tộc Lự ở Sìn Hồ, Lai Châu.

1


NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI LỰ Ở SÌN HỒ, LAI CHÂU
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở Sìn Hồ, Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam Nằm ở phía
tây bắc của Việt Nam, Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây
bắc, có toạ độ địa lý từ 21o51 phút đến 22o49 phút vĩ độ Bắc và 102o19 phút
đến 103o59 phút kinh độ Đông. phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía
đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía tây và phía nam giáp với tỉnh
Điện Biên. Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù
Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với
các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác
kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ
70, Quốc lộ 32 và đường thuỷ sông Đà Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch
vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược
hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc
gia. Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của
sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các
công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng
châu thổ sông Hồng.
Sìn Hồ là huyện nằm ở giữa tỉnh lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía nam giáp huyện Tủa Chùa(Điện Biên), phía đông giáp huyện
tam Đường, phía đông bắc giáp huyện Phong Thổ và Thành phố Lai Châu, phía
tây giáp huyện Nậm Nhùn(Lai Châu) và thị xã Mường lay (Điện Biên). Huyện

có diện tích 1.526 km2 và dân số là 56.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ
nằm cách thị xã Mường Lay 60 km về hướng tây.
Theo tiếng bản địa, “Sìn Hồ” là nơi tập trung nhiều con suối. Ở độ cao
1.500m so với mực nước biển, cao nguyên Sìn Hồ được ví như nóc nhà của tỉnh
Lai Châu. Nơi đây khí hậu khá giống với thị trấn Sa Pa, quanh năm mát mẻ tạo
điều kiện cho nhiều giống hoa, quả ôn đới như mận, đào, lê… phát triển.
2


1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đợc coi là một trong những cái nôi
của loài người, nơi phát sinh nghề trồng trọt từ rất sớm. Qua các tài liệu kháo cổ,
cách đây khoảng 1 vạn năm - cư dân của nền văn hóa Hòa Bình đã biết đến tạp
canh sơ khai, thuần hóa nhiều giống cây trồng. Do kiến tạo địa chất đặc biệt của
địa hình nên núi non, sông suối khu vực miền núi phía Bắc Việt nam đã tạo ra các
cao nguyên rộng lớn như mộc Châu, Sơn La và các thung lũng , bồn địa như Than
Uyển, Mường Lò,Mường Thanh... Vùng đất này là nơi cư trú của hơn 30 dân tộc
thuộc 3 dòng ngôn ngữ lớn đó là ngữ hệ Nam Á, Thái - Kađai và Hán Tạng. Họ
cư trú không chỉ ở những bồ địa phì nhiêu mà ngay cả vùng núi cao khô cằn cũng
đã trở thành nơi định cư của nhiều dân tộc. Nhóm cư dân bản địa lâu đời được xác
định là các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me Nam Á và Tày Thái.
Các tộc người khác di cư từ phía nam Trung Quốc xuống, hay ở Thượng Lào
sang, muộn nhất cũng chỉ cách ngày nay từ 1 đến 2 trăm năm.
Lai Châu là một trong số những tỉnh miền núi, nằm ở phía tây bắc Việt
Nam, phía đông bắc giáp Lào Cai; phía đông nam, tây nam và tây bắc giáp tỉnh
Điện Biên; phía bắc Lai Châu giáp với tỉnh Vân Nam của nước cộng hòa nhân
dân Trung Hoa với đường biên giới dài 311km
Lai châu có khí hậu đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Khí hậu khắc
nghiệt, một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau: thời tiết lạnh, khô, ít mưa; Mùa mưa bắt đầu từ tháng

4 đến tháng 9: thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên lượng mưa phân bố
không nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa
hàng năm. Lượng mưa trung bình hằng năm thường từ 2000 - 2500mm. Do ảnh
hưởng của địa hình, lượng mưa tập trung với cường độ lớn nên vùng đất này
thường xảy ra lũ quét và xói mòn đất
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 25, thời tiết nóng nhất vào tháng 5,6
và lạnh nhất vào tháng 1,2. Lai châu là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió đông,
đông nam thổi vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau và gió tây, tây nam thổi từ tháng
4 đến tháng 9. Số ngày có sương mù ở Lai Châu tương đối nhiều, vào mùa khô
còn xuất hiện xương muối
3


Chế độ thủy văn, Lai Châu có sông Đà chảy qua và rất nhiều sông suối
lớn nhỏ. Chính sông, suối đã đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời
sống của cư dân đang sinh sống trên địa bàn Sìn Hồ được ví như nóc nhà của
tỉnh Lai Châu bởi ở độ cao khoảng 1500m. Nơi đây cũng tập trung nhiều con
suối róc rách chảy ngày đêm và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp
1.1.2. Về kinh tế
Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên như vậy, Lai Châu có đủ điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và bền vững.
Nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, tiềm năng đất cả về số lượng lẫn chất lượng.
Khí hậu và đất đai rất thích hợp với việc trồng các giống cây có nguồn gốc ôn
đới phù hợp phát triển kinh tế theo hướng nông, lâm nghiệp. Việc cải tạo đất
thành ruộng bậc thang để canh tác đã trở thành tập quán sản xuất của người dân
địa phương. Điều đó cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để có thể khai
thác và sử dụng nguồn đất chưa được sử dụng của tỉnh.
Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: Xây dựng các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, có những vùng đạt 30–50 triệu đồng/ha/năm tại các cánh đồng
Mường So, Bình Lư, Mường Than. Duy trì và cải tạo, thâm canh và phát triển

cây chè và cây thảo quả, đây là hai loại cây có thế mạnh trong việc xuất khẩu
hàng hoá của tỉnh. Xã hội hoá nghề rừng, chuyển cơ bản từ lâm nghiệp truyền
thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội mang tính cộng đồng, phát triển rừng
kinh tế để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Tổ chức sản xuất nông thôn
theo hướng phát triển kinh tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm đơn vị tự chủ, các
doanh nghiệp, hợp tác xã nông lâm nghiệp là đơn vị dịch vụ hai đầu cho kinh tế
hộ phát triển.
Công nghiệp: Đối với Lai Châu có thể coi đây là một ngành kinh tế mũi
nhọn, kết hợp phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp. Tỉnh đã thông qua quy hoạch
chi tiết các điểm có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện, đặc biệt là công trình thủy
điện Lai châu. Công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng cần được quan tâm
đúng mức. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng tránh làm theo
4


phương thức vụn vặt để dễ quản lý và khai thác có hiệu quả. Tiểu thủ công
nghiệp với các ngành nghề truyền thống của địa phương như: mây tre đan, dệt
thổ cẩm, lương thực thực phẩm…
Qua khảo sát, huyện Sìn Hồ có khoảng 7.300 ha đất có thể trồng cây cao
su thuộc 8 xã vùng thấp và 4 xã dọc sông Nậm Na. Trên 90% dân số Sìn Hồ
sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. 23/24 xã, thị trấn có đường ôtô đến trung
tâm, 9/24 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 100% xã có điện thoại, 14/24 xã, thị
trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, trên 50% dân số được phủ sóng truyền hình,
97% dân số được phủ sóng phát thanh, 90% trẻ em trong độ tuổi đi học được
đến trường.
Huyện có một bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 24 xã, thị
trấn đều có trạm y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Hiện nay, Sìn Hồ đang xây dựng một hồ đập, với sức chứa khoảng 2,4
triệu m3 nước. Sau khi xây dựng xong, Sìn Hồ sẽ có một hệ thống thủy lợi cung
cấp nước tưới cho khoảng 183 ha ruộng đồng. Ngoài trồng lúa, bà con dân tộc ở

Sìn Hồ có thể trồng thêm những loại rau màu như: su hào, bắp cải, súp lơ… và
nuôi cá hồi.
Giao thông: Sìn Hồ có lợi thế nằm trong 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm
vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D...; vùng kinh tế nông - lâm nghiệp sinh
thái sông Đà; vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ và các điểm kinh tế phụ trợ.
Mục tiêu: Năm 2009, Sìn Hồ dự kiến trồng mới 2.000 ha cao su ở 4 xã Ma Quai,
Nậm Tăm, Nậm Cuổi, Nậm Cha. Riêng vùng biên giới và 5 xã dọc sông Nậm
Na chỉ trồng rừng và cây ăn quả.
Đến năm 2010, Sìn Hồ phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn dưới
10% và trồng mới thêm 2.350 ha cao su.
Năm 2020, Sìn Hồ dự kiến nhân rộng diện tích cao su lên 20.000 ha và
quy hoạch thành vùng cao su trọng điểm.

5


1.2. Khái quát về tộc người và nguồn gốc lịch sử của người Lự ở Sìn Hồ,
Lai Châu
1.2.1. Khái quát về tộc người
Dân tộc Lự còn có tên gọi: Lừ, Nhuồn, Phù Lừ, địa bàn cư trú là tỉnh Lai
Châu; thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Dân tộc Lự có dân số khoảng: 4.493
người. Đa số người Lự cư trú ở vùng Xíp Xoong Păn Na tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc (18 vạn), vùng Chiềng Rai - Chiềng Mai - Thái Lan (8 vạn), vùng Thượng
Lào (4 vạn). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Lự ở Việt Nam cũng như ở
những nơi khác đều có nguồn gốc từ vùng Xíp Xoong Păn Na Trung Quốc.
Người Lự di cư vào Việt Nam cư trú chủ yếu tại các xã Bản Hon, Bình Lư, Nà
Tằm huyện Phong Thổ; tại xã Ma Quai, Nâm Tăm huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
và một số ít sống rải rác, xen kẽ với người Thái, người Khơ Mú ở hai huyện
Điện Biên và Than Uyên.
Người Lự di cư vào Việt Nam qua nhiều thời gian khác nhau, từ nhiều

điểm xuất phát khác nhau và do những nguyên nhân khác nhau. Theo sách Các
dân tộc ít người Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) thì nhóm người Lự đầu tiên có
mặt ở vùng Điện Biên vào đầu thế kỷ XII sau Công nguyên. Họ chiếm giữ vùng
Mường Thanh trước cả người Thái Đen và Thái Trắng. Chỉ khi Lạng Chượng tù trưởng Thái Đen đem quân lên đánh Mường Thanh, người Lự mới bị phụ
thuộc chúa Thái Đen, nhưng sau đó đồng bào lại đánh đuổi chúa Thái Đen làm
chủ vùng này. Hiện nay ở Điện Biên còn giữ lại nhiều di tích của người Lự như
thành Tam Vạn, ruộng Nà Lự ...
Ở nước ta, Lự là một trong những dân tộc có dân số ít, nếu năm 1959, ở
Việt Nam chỉ có 1.254 người Lự, thì đến năm 1979 đã là 3.668 người, đến 1999
có 4.964 người và đến 2009 là 5.601 người. Từ nhiều đời nay, người Lự cư trú
tập trung chủ yếu ở một vài xã thuộc hai huyện Sìn Hồ và Phong Thổ của tỉnh
Lai Châu
1.2.2. Nguồn gốc lịch sử của người Lự ở Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Theo một số tài liệu ghi chép được của người Lự thì họ đến Phong Thổ và
Sìn Hồ thuộc tỉnh Lai Châu tương đối muộn, cách ngày nay chỉ 6 - 7 đời (thế kỷ
6


XVIII). Trước kia người Lự chỉ sinh sống tại hai bản Pặu và Phiêng Chá. Ngày
nay, dân số đã phát triển cộng với sự chia cắt về địa giới hành chính nên Sìn Hồ
gồm có các bản: Pặu, Phiêng Looc, Phiêng Chá, Nà Tăm 1, Nà Tăm 2,Nậm
Ngặp là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Lự.
Xã Nặm Tăm nằm trong số hơn 2.000 thôn bản thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu. Bản Nậm Ngặp là 1 trong số 13 thôn bản của xã Nặm Tăm. Bản Nậm
Ngặp có lịch sử hình thành từ khi nào, đến nay người già nhất trong bản cũng
không biết. Họ cũng chỉ kể lại cho nhau nghe rằng người Lự hiện đang sinh
sống ở bản này trước kia đến từ bản Pặu. Câu chuyện kể rằng; người Lự trước
kia tập trung sống tại bản Pawju, nhưng dân số ngày một đông vì thế họ phải đi
xa nơi ở cũ để kiếm sống. Lâu dần, họ thấy vùng đất Nậm Ngặp có thể ở được
nên một hộ gia đình dọn đến sinh sống. Thời gian cứ trôi đi, số người ngày một

đông lên từ một mái nhà rồi hai, ba... Thế là trở thành một bản. Người ta đặt bản
gắn với con suối nơi cung cấp cho người dân nước sinh hoạt hàng ngày. Ông
Tao Văn Khằm (66 tuổi) kể rằng người đầu tiên đến đây tên là Tao Văn Nó. Câu
chuyện nghe có phần đơn giản nhưng chính nó đã cho chúng ta biết được người
Lự ở bản Nậm Ngặp hiện nay đến từ bản Pặc cách đó 6km.
1.3. Đặc điểm về đời sống văn hóa của người Lự ở Sìn Hồ Lai châu
1.3.1. Văn hóa vật chất
Dân tộc Lự là một trong số ít các dân tộc mà bản sắc văn hóa, lối sống,
sinh hoạt và phong tục tập quán hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc sống của
người Lự rất phong phú, họ biết làm ruộng nước từ lâu đời và còn làm thêm
nương rẫy để trồng ngô, khoai, sắn, bông. Họ còn biết săn bắt cá, biết đan lát,
biết dệt thổ cẩm, biết trồng dâu nuôi tằm. Nét độc đáo là phong tục nhuộm răng
đen của phụ nữ Lự có điểm xuyết một vài chiếc răng bằng vàng giả còn giữ
được đến bây giờ. Phụ nữ Lự lên rừng lấy cây mẹt, cây xuyến cắt thành từng
khúc nhỏ, đem đốt, sau đó, lấy ống tre chụp khói, rồi dùng khói chà răng khoảng
vài lần là có một bộ răng đen bóng.
Theo truyền thống, người Lự sinh sống ở nhà sàn, nhà có hai mái, mái
phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cho cả hàng hiên và cầu
7


thang lên xuống. Cửa ra vào của nhà ở chính mở theo hướng Tây Bắc. Trong
nhà có hai bếp lửa, một bếp để nấu ăn cho gia đình hàng ngày và một bếp để đun
nước tiếp khách khi tới thăm nhà.
Phụ nữ dân tộc Lự mặc áo chàm, xẻ ngực; váy may bằng vải chàm đen, có thêu
hình hoa văn thổ cẩm thành hai phần trang trí do vậy thoáng nhìn ta có cảm giác
như chiếc váy có hai tầng vải ghép lại. Thiếu nữ Lự đeo vòng cổ trang sức được
làm bằng bạc chạm khắc rất tinh sảo và khăn đội đầu được cuốn nghiêng về phía
trái, để lộ mặt trước với những đường viền thêu hoa văn thổ cẩm đẹp mắt. Nét
độc đáo nhất của phụ nữ Lự là phong tục nhuộm răng đen có điểm xuyết một vài

chiếc răng bằng vàng giả trông khá ngộ nghĩnh.
Người Lự chủ yếu là làm ruộng nước, nên lương thực chính của họ là gạo,
xưa kia chủ yếu là gạo nếp. Từ gạo nếp họ chế biến thành nhiều loại xôi (xôi
trắng, xôi đỗ, xôi sắn, xôi nhiều màu sắc...). Đặc biệt trong dịp lễ teeat phải có
xôi nhiều màu làm lễ vật. Người Lự thích các loại đồ ăn chế biến từ những loại
rau mọc ngoài ruộng, và ven suối: rau bợ, rau răng lược, rau dớn nước... Các
loại rau họ hay dùng để nấu canh, xào, luộc, hoặc đồ gồm: mướp, măng đắng, bí
xanh, mướp rừng, rau ngót, lá ban non, rau mồng tơi, đậu đũa, đậu ván... Cách
chế biến các loại măng rừng thành món ăn của họ chủ yếu là: đồ, luộc, nướng,
muối chua.... Các món canh ó, canh lam nhọc... Nấu bằng các loại rau, quả, thịt
hoặc cá, sau đo cho một ít gạo tấm, ớt tươi vào... Được lưu truyền tới tận ngày
nay. Đặc sản xôi tím, Măng nộm Hoa Ban, Nộm rau dớn, Cá bống vùi gio, Thịt
treo gác bếp, Rêu đá, lợn cắp nách, heo thui luộc, lam nhọ (thịt luộc nướng chín,
ướp gia vị, nướng thêm lần nữa), thua nau (được làm bằng đậu nành, xay
nhuyễn, để lên men xong ướp với gia vị), pa dính (cá nướng ướp gia vị của địa
phương), gà luộc chấm chéo tắp, xôi trứng kiến và canh lá đắng, măng khô rừng
Mường Tè, gạo nếp đen, hột chuối rừng, Cá bống suối, Sâu chít rừng Mường Tè,
mật ong rừng, ....
Các món ăn nổi tiếng địa phương mang phong vị của núi rừng Sìn Hồ như
thịt trâu quấn lá lốt, dê hấp, lợn bản, cá suối, xôi nếp nương, thắng cố… cùng
món cá hồi đặc sản xứ lạnh được nuôi thành công tại địa phương.
8


Đồ uống truyền thống của dân tộc Lự là các loại rượu. Rượu của họ bao
gồm hai loại chính; rượu cần và rượu cất. Đời sống vật chất của người Lự vô cùng
đặc sắc và phong phú cần được bảo tồn để giữ được những giá trị văn hóa ấy
1.3.2. Văn hóa tinh thần
Người Lự cũng luôn đề cao đời sống văn hóa tinh thần, có cuộc sống lạc
quan, yêu đời và rất dễ gần. Trên mái tóc của người phụ nữ Lự không bao giờ

thiếu lá thơm (lá nếp). Đến mùa hoa xoan nở, người già, người trẻ đi chợ phiên,
trên đầu cài rất nhiều hoa xoan, lá thơm và các loại hoa khác nữa. Những vật
dụng đan lát của họ rất đẹp, rất tinh xảo. Những giỏ đựng cá có thể đựng hoa
được. Họ cũng rất yêu văn nghệ, khi có khách đến, vui vẻ kể chuyện, uống rượu,
họ sẵn sàng thổi sáo, thổi khèn và hát ngay.
Nói đến các làn điệu dân ca ở Tây Bắc, ít ai biết đến các điệu dân ca khỏe
khoắn mà không kém phần trữ tình, đằm thắm của người Lự. Những làn điệu
dân ca ấy đã là một tài sản tinh thần quý báu của người Lự. Người Lự rất thích
hát dân ca của dân tộc mình, say sưa chơi các loại nhạc cụ truyền thống như sáo,
nhị, trống trong các ngày lễ, ngày hội của bản làng. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi
dân gian được thanh niên ưa thích như ném én, kéo co.
Sự phong phú và đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Lự
được thể hiện rõ nét nhất thông qua tục cưới hỏi.
Lễ cưới của trai gái dân tộc Lự thường diễn ra khi thời tiết đang độ xuân
về, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mạ, hoa pon…đua nở. Từ xưa các chàng trai,
cô gái Lự đều có quyền tự do tìm hiểu, lựa chọn người bạn đời của mình. Trong
cưới xin người Lự không có lệ ép gả hay trong đám cưới người Lự không đề cao
tục thách cưới.
Những chàng trai cô gái Lự sau khi tìm hiểu nhau, chàng trai về thưa
chuyện với gia đình, bố mẹ chàng trai tôn trọng quyền quyết định chọn vợ của
con trai mình. Gia đình nhà trai nhờ ông mối đến giúp hỏi cô gái cho con trai
mình. Sau khi nhận lời gia đình chàng trai, ông mối mang theo 1 can rượu đến
nhà cô gái để bày tỏ mong muốn được hỏi cô gái về làm vợ cho chàng trai. Ông
mối hát những câu kể về lý lịch của chàng trai cũng như những đức tính của
chàng trai với mong muốn nhà gái chấp nhận lời mai mối.

9


Khi được nhà gái chấp thuận, ông mối sẽ về thông báo với lại với gia đình

chàng trai và sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa bố mẹ hai bên để bàn về thời gian
diễn ra lễ cưới, những lễ vật trong ngày cưới ở rể của chàng trai. Đến ngày lành
tháng tốt, lễ vật đã chuẩn bị xong. Vào ngày chính lễ, ngay từ sáng sớm hôm lễ
cưới diễn ra khi con gà mới cất tiếng gáy ông mối bên nhà trai đến thông báo xin
giờ để chàng trai đến ở rể. Ông mối quỳ trước họ nhà gái và hát những lời có
tính chất thông báo, xin cho chàng trai về ở rể. Sau khi trả lời ông mối, nhà gái
cho ông mối uống một chén rượu và ăn một miếng thịt nhằm trả ơn người đã
mai mối cho đôi trẻ thành vợ, thành chồng.
Ông mối về thông báo lại với gia đình chàng trai. Như ngày giờ đã định
gia đình chàng trai dẫn đầu là ông mối mang theo những lễ vật như tiền giấy, 1
chai rượu, 5 đôi nến sáp ong, 1 con gà hoặc 1 con lợn đưa chàng trai sang nhà
gái để xin ở rể. Lúc đưa rể mọi người trong gia đình nhà trai có thể mang theo
chăn, nệm, vải tấm, vòng bạc (tùy thuộc điều kiện gia đình của chàng trai).Đoàn
nhà trai khi đến chân cầu thang nhà gái đón tiếp bằng những chén rượu nồng do
những cô gái Lự là bạn bè của cô dâu rót mời. Mỗi bên đều uống một chén để tỏ
lòng thân thiện và đồng ý sự kết duyên của đôi nam nữ. Nhà gái chuẩn bị một lễ
gồm đầu, bốn chân và đuôi lợn, gà luộc sẵn trình báo với tổ tiên hôm nay nhà có
“Kin khéc” (đám cưới con cháu trong nhà). Đoàn nhà trai lên nhà, nhà gái bày
một mâm rượu, đem các lễ vật (của hồi môn cho con gái) trình trước nhà trai
như váy, áo, chăn nệm, gối, vòng bạc… Trên lễ vật cắm những bông hoa sặc sỡ.
Cô dâu chú rể lạy trước ông bà, chú bác hai bên gia đình.
Sau đó, ông mối hát lời chúc phúc cho hai người thành đôi lứa, sống có
ích cho gia đình. Sau khi hát xong, hai bên gia đình nhà gái, nhà trai mỗi người
một tay bám vào các lễ vật nhằm chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ hạnh phúc, làm
ăn phát đạt, sống có ích cho hai bên gia đình nương nhờ. Mỗi người đến dự lễ
cưới buộc chỉ vào tay cô dâu, chú rể như muốn buộc chặt tình cảm yêu thương
của mình, buộc chặt tình yêu của đôi trẻ với gia đình hai bên mỗi người buộc chỉ
đều hát lời hát răn dạy cô dâu chú rể về tình nghĩa vợ chồng, về đạo hiếu với cha
mẹ hai bên.
10



Đồng thời, nhà gái phát cho mỗi người một que sáp ong như sự tạ ơn của
gia đình đôi trẻ và tinh thần đoàn kết họ hàng thân tộc như mật ong và sáp ong
quyện chặt.
Thủ tục hôn lễ đã xong, ông mối mời họ hàng nhà gái và bà con dân bản
vui chén rượu, chúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Trong thời
gian diễn ra “Kin khéc” chú rể luôn đóng vai trò là người tần tảo tháo vát, lúc
chạy chỗ này, lúc chạy chỗ khác để xem bàn tiệc có thiếu thứ gì thì bổ sung. Một
điều đặc biệt, trong 3 ngày tính từ đám cưới chính thức chú rể không được ngồi
ghế, chỉ ngồi xổm để tiếp khách. Điều này có hàm ý cho bố mẹ vợ biết tính chịu
khó, siêng năng, không ngại khó, ngại khổ của chàng rể.
Sau khi kết thúc lễ cưới chàng trai sẽ phải ở rể bên nhà gái ít nhất 3 năm,
sau đó đón vợ, con về làm dâu nhà mình thêm 2 năm nữa thì mới được phép ra ở
riêng. Trước khi ra ở riêng cô dâu sẽ gánh nước cho gia đình họ hàng thân thiết
bên chồng mỗi nhà một gánh, họ hàng nhà chồng sẽ nhận gánh nước và tặng quà
cho cô dâu như đôi gà, yến gạo, con lợn… để hai vợ chồng có vốn làm ăn khi ra
ở riêng.
Lễ cưới của người Lự góp phần làm phong phú, đa dạng đời sống văn hóa
tinh thần của cộng đồng 54 dân tộc nói chung và cộng đồng các dân tộc Tây Bắc
nói riêng. Nếu có dịp lên Lai Châu, du khách hãy đến với Tam Đường, đến với
Bản Hon để tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng
bào nơi đây, bởi còn rất nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang chờ đón du khách đến
khám phá…
Lễ Căm Mường của người Lự là một nghi lễ truyền thống góp phần lưu
giữ bản sắc văn hoá, củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Lễ hội này
được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 3/3 âm lịch. Đây là dịp để bà con dân
bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng,
phù hộ cho bà con dân bản được ăn nên làm ra, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.
Trong quan niệm truyền thống Người Lự tin rằng con người có nhiều hồn.

Hồn chính nằm trên đầu, các hồn phụ nằm ở mắt, mũi, mồm, và các bộ phận
khác của cơ thể người. Đồng bào tin rằng con người sau khi chết thì chỉ chết về
11


phần xác còn linh hồn vẫn tiếp tục sống trong thế giới tâm linh, thế giới của các
linh hồn.
Tang lễ Người Lự vừa thể hiện thế giới 2 bên, tức theo quan niệm người
chết tiếp tục sống ở thế giới bên kia, nhưng vẫn mang tính Phật Giáo. Những
người chết trẻ, chết bất đắc kì tử thì chết ở đâu chôn ở đó. Còn người chết già,
thi hài quàn ở nhà, rồi thuê 8 người ngoài họ khiêng rừng chôn cất. Gia chủ giết
1 con trâu đem cúng tiến hồn ma, bày cỗ ăn uống. Sau 1 thời gian, gia đình có
người chết làm một nhà táng bằng giấy trang trí gọi là coong lan và một số lễ vật
cúng đưa linh hồn người chết lên chùa (chùa chỉ mang tính chất tượng trưng)
Trong đồng bào tồn tại 2 hình thức tín ngưỡng; Tín ngưỡng đa thần và tín
ngưỡng của đạo Phật. Quan niệm đa thần phản ánh thế giới hư ảo xung quanh
mà con người phải phụ thuộc. Quan niệm đạp phật xác định chỗ đứng của con
người trong thế giới đương đại và tương lai. Mỗi vật, cơ thể sống đều có linh
hồn. Con người đương sống được bao quanh các thần linh, ma quỷ, siêu nhiên.
Những tác nhân đó tồn tại trong mỗi con người, trong mỗi gia đình, cộng đồng,ở
trên trời, dưới nước, ở trong rừng, ở nơi ruộng rẫy. Các siêu hồn này thường ở 2
thái cực đối lập nhau, nhóm phù hộ con người và nhóm gây hại con người. Có
thể gọi quan niệm này ở những ma tiêu biểu như sau:
Ma bản là hồn ma của người lập bản đầu tiên. Mỗi cộng đồng làng bản
dựng nhà cúng mà bản ở rìa làng nơi có khu rừng già, mỗi năm được cúng lễ
một kỳ.
Ma rừng là hồn ma lớn nhất trong tín ngưỡng tâm linh của Người Lự. Đó
là hồn mà của những người có công lập vùng đất cư trú, đánh đuổi kẻ thù, giặc
giữ. Mỗi chu kỳ cúng ma rừng là 3 tới 4 năm.
Mà nhà là thế lực siêu nhiên phù hộ cho cả nhà và từng thành viên trong

nhà, bảo vệ cho ngôi nhà không bị thiên tai, hỏa hoạn, trộm cướp.
1.3.3. Văn hóa xã hội
Trong chế độ cũ, các bản của người Lự thường phụ thuộc các mường
Thái, Mường là đơn vị hành chính trên bản và là đơn vị hành chính cao nhất, là
cơ cấu thượng tầng xã hội truyền thống của các cư dân Tây Bắc. Đó chính là
12


hình ảnh các nhà nước sơ khai. Bộ máy tự quản trong các bản người Lự do
trưởng bản (Chầu bản, nai bản...) đứng đầu. Chức vị này thường do phìa, tạo
Thái chỉ định, được thế tập theo cha truyền con nối, ít khi thay đổi. Trưởng bản
là người chăm lo cho mọi hoạt động, kể cả đời sống tâm linh cho cả bản. Theo
truyền thống xưa, bản làng của người Lự là đơn vị cư dân có nề nếp tổ chức
mang sắc thái văn hóa tộc người. Không những thế bản còn là cộng đồng tín
ngưỡng, mà người đứng đầu là mo bản, chẩu bản.
Người già trong bản vẫn dạy con cháu của mình rằng, người Lự vốn rất
coi trọng tình làng xóm, láng giềng. Khi mỗi gia đình trong bản có việc thì cả
bản đều giúp đỡ, chia sẻ. Bởi vậy, những ngôi nhà trong bản thường làm rất gần
nhau, quây quần trong một không gian vừa phải để tiện sinh hoạt, liên lạc và
giúp đỡ nhau những khi cần thiết.
Gia đình người Lự thuộc loại hình gia đình phụ quyền, đứng đầu là người
đàn ông thuộc thế hệ cao tuổi nhất. Trong đại gia đình phụ quyền, mọi thành
viên trong gia đình vẫn sống hòa thuận với nhau, các chú, bác đều coi các cháu
con của anh em trai mình như con đẻ [1, tr57].
2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LỰ
2.1. Văn học dân gian
Giống như một số tộc người khác, dân tộc Lự có một kho tàng văn học
dân gian hết sức phong phú. Nhiều bản trường ca dài một đêm, nhiều bài thơ
được ứng tác, sáng tác trước các sự vật, các hiện tượng trong đời sống xã hội của

họ được tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tất cả đã minh chứng về ý nghĩa
nhân văn, về kinh nghiệm sống... Trong cộng đồng người Lự
Người Lự không ngâm thơ như kiểu người Kinh, họ đọc thơ như hát. Hát
thơ được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nó không bị bó buộc bởi không
gian, thời gian biểu diễn. Vì vậy, những bài thơ để hát của họ rất phong phú và
đặc sắc

13


2.1.1. Chữ viết
Theo giáo trình nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam của
TS. Trần Trí Dõi được Hội đồng khoa học khoa ngôn ngữ học trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Viện ngôn ngữ học, Viện Đông Nam Á thông qua
ngày 13-9-1997 đã nêu rõ:
Tiếng Lự hầu như chưa được nghiên cứu. Người ta nói rằng đây là một
ngôn ngữ rất gần với tiếng Tày. Hiện nay người ta chưa thấy nói đến việc tiếng
Lự có chữ viết
Lự là một trong số 28/53 dân tộc thiểu số chưa có chữ viết, kể cả chữ viết
cổ - truyền thống lẫn chữ viết latinh
Trong quá trình điền dã, đoàn công tác của Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Lai
Châu đã phát hiện tại các bản Phiêng Chá và Nặm Ngập 05 văn bản cổ dạng
sách và một văn bản cổ dạng tờ sớ do gia đình các ông: Tao Văn Tun, Tao Văn
Phòong và Tao Văn Chay là người Lự đã truyền giữ qua nhiều thế hệ. Các văn
bản này được viết trên giấy giá gấp đôi, đóng thàng quyển, gáy được đóng bằng
sợi bông xe lại có nhiều nút thắt để treo, bìa bằng vải dệt tho. Qua thời gian các
tài liệu đã ngả màu đen nhưng hầu như các chữ viết, hình vẽ, ký hiệu, bảng biểu
vẫn còn nguyên vẹn.
Qua đối chiếu giữa những tư liệu văn hóa dân gian dân tộc Lự tại xã Nặm
Tăm với những hình vẽ, ký hiệu, bảng biểu trong văn bản trên kết hợp so với

chữ viết cổ của một số dân tộc thiểu số. Mặt khác, nhóm nghiên cứu này đã
tham khảo chuyên gia phiên dịch tiếng lào,tiếng Thái Lan thì bước đầu được
đánh giá sơ bộ: chữ viết trong các văn bản cổ kể trên có thể đề cập đến phong
tục tập quán, văn học dân gian (dạng thơ, truyện) và hệ thống bảng biểu thể hiện
cách tính lịch của người Lự.
2.1.2. Thành ngữ, tục ngữ
Người Lự hay đùa, hay tếu vui, nhộn và hóm hỉnh. Trong các câu truyện
kể, các bài hát, thậm chí cả trong bài cúng cũng biểu hiện đặc tính của họ là yêu
đời, sống vui, thoải mái và lạc quan. Chính những đặc tính này đã làm cho kho
tàng các câu thành ngữ, tục ngữ, phương ngôn của họ vô cùng phong phú. Chủ
14


đề luôn đề cập đến vấn đề đối nhân xử thế, quan hệ anh em, vợ chồng, láng
gièng, tình yêu mẹ con, chồng vợ và nam nữ:
“Lụ bản phẳng cẳn nai
Lụ trai phẳng cẳn po lè me”
(Dân bản phải biết nghe lời già bản
Con trai phải biết nghe lời mẹ cha)
“Cà chòm pèng tai hèng téc
Cà chòm thúc lụ pà sỏi”
(Ham đi buôn xa thì sẽ chết vì kiệt sức
Chăm làm ăn ở nhà thì con còn được đeo vàng)
“ Phằng cằ mề xế pi nọong
Phằng cằm tòong xế thúng pà”
(Chỉ nghe vợ con thì sẽ mất anh em
Chỉ nghĩ đến cái ăn thì có ngày mất cả tiền lẫn túi)
“Nam lem ứ to lếch tụ
Lụ ón hụ ứ to cun thẩu lưm”
(Gai nhọn không bằng sắt tù

Trẻ em biết không bằng người già quên) [2, tr165].
2.1.3. Truyền thuyết, cổ tích
Kho tàng truyện cổ của dân tộc Lự vô cùng phong phú, nhiều câu chuyện
tuy mang yếu tố có tính chất hoang đường nhưng kết thúc lại thường rất có hậu,
cái xấu, cái ác cuối cùng cũng bị tiêu diệt, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
Hơn nữa mỗi câu chuyện kể đều là những lời răn dạy của người đời hãy sống
hòa thuận, không nên làm điều ác. Cũng có nhiều chuyện kể về sự thông minh
của người nghèo khó, chính sự thông minh đó đã giúp họ thắng được cái ác để
trở nên giàu sang.
Chuyện Mák mẳn cả nàng có nghĩa là Quả mận giá vợ nàng: chuyện kể về
một người con trai nghèo khó đibuôn cùng bạn bè là con nhà giàu. Chàng khong
biết lấy gì đi buôn để kiếm tiền, nhà có cây mận chỉ đậu có một quả, chàng bèn
vặt quả mận để ra đi. Đến đâu cũng xin một nhúm muối để chấm quả mận, cuối
15


cùng được nhiều muối làm vốn bán lấy tiền mua một con gà. Bằng sự thông
minh chàng đã đổi được cả lợn, trâu, voi và cuối cùng lấy được vợ là con gái
quan mường.
Hay truyện Ải trai tộk có nghĩa là thằng mồ côi: Từ người chăn bò thuê
cho quan mường, được bụt giúp đỡ nên lấy được vợ tiên. Quan mường tham
lam, độc ác muốn chiếm vợ chàng, nên đưa ra nhiều kế sách để thách đố rất oái
oăm. Nhưng lần nào chàng cũng thắng. Cuối cùng cái ác bị tiêu diệt và chàng
được lên làm vua.
Qua lời kể của vợ chồng ông Tao Văn Phòong (85 tuổi) và bà Tao Thị Hên
(79 tuổi) ở bản Nậm Ngặp xã Nậm Tăm cho nghe câu chuyện cổ tích của người
Lự và được anh Tao Văn Trái, phó bản Nậm Ngặp dịch lại với đại ý như sau: Ở
một bản nọ có một đôi vợ chồng trẻ sinh được rất nhiều con nhưng rất nghèo,
nghèo đến mức không có cơm ăn. Vào một buổi tối chỉ còn một ít cơm trong nồi
không đủ cho các con ăn, bố mẹ đã bắt các con đi ngủ sớm. Khi các con đi ngủ

bố mẹ mới lục cơm trong nồi để ăn không ngờ các con biết được đã nhào dến
tranh ăn hết cơm. Ông bố tức quá vì đói mà không được ăn, do đó hai vợ chồng
đã bàn nhau sai các con vào rừng sâu múc nước về cho bố mẹ uống. Không ngờ
ông bố đã trộm đục thủng một lỗ nhỏ ở đáy ống nứa nên các con cứ mang về
gần đến nhà thì không còn nước ở trong ống nữa và những đứa trẻ phải quay lại
suối lấy nước. Trong thời gian các con đi múc nước cũng chính là lúc bố mẹ chặt
cây chặn đường để chắn lối về của các con - hai vợ chồng đã bỏ mặc các con của
mình ở trong rừng không cho về nhà nữa. Những đứa con nhỏ ngây thơ quên
mất đường về đành ở lại trong rừng kiếm hoa quả, lá rừng ăn để sống qua ngày.
Bố mẹ trở về nhà làm ăn đến ngày thu hoạch được nhiều lúa thì mẹ nhớ đến các
con, người mẹ đồ xôi nếp đùm vào lá mang vào trong rừng tìm các con. Khi vào
đến khu rừng nơi ngày xưa thả các con ở đó thì các con của mình đã trở thành
các con khỉ. Người mẹ gọi thì các con trả lời rằng: Mẹ ơi, các con đã biến thành
khỉ hết rồi không trở về nhà được nữa đâu. Người mẹ đau khổ hai tay cầm đùm
xôi úp lên mặt khóc nức nở và quay trở về nhà. Trên đường về nhà, người mẹ đi
qua một chiếc cầu tre chẳng may xảy chân ngã xuống suối rồi chết đuối và biến
16


thành một con giống như loài dế bơi ở dưới nước mà người Lự gọi là con y hiểu,
loài vật này hiện nay vẫn còn thấy rất nhiều ở những dòng suối hay những mỏ
nước của người Lự - nhìn vào con vật mọi người đều có thể hình dung ra hình
ảnh của người mẹ khi chết vẫn còn thương con tay vẫn còn đùm xôi úp lên mặt
[2, tr171].
Ông, bà cho biết, không còn nhớ dân gian đặt tên câu chuyện này là gì
nhưng ý nghĩa của nó thì ông bà còn nhớ rất rõ đó là một câu chuyện giáo dục,
khuyên răn mọi người đẻ con thì phải thương con, phải chăm chỉ lao động để
nuôi nuôi các con đến nơi đến chốn, đừng bỏ rơi những đứa con của mình. Đồng
thời còn có ý nghĩa khuyên răn mọi người đừng có đẻ quá nhiều con mà không
có sức nuôi con.

Qua bước đầu sưu tầm, vốn văn nghệ dân gian dân tộc Lự tôi phải thừa
nhận rằng đây là một kho tàng hết sức phong phú, mang một đặc trưng riêng,
nhưng ít nhiều cũng có một số thành tố đã giao thoa, ảnh hưởng của một số dân
tộc láng giềng.
2.1.4. Đồng dao
Xa la tàu
Xa la tàu xày phắc cút mà pằng
Xày phắc năng mà đỏi
......
Những bài đồng dao của người Lự mang nội dung hết sức gần gũi với đời
sống sinh hoạt và vui chơi hàng ngày của họ.
2.2.Hát (khắp)
Dân tộc Lự có nhiều điệu hát (khắp), ngay ở loại hình diễn xướng này, từ
khắp nghĩa là hát là từ đồng âm, đồng nghĩa với khắp của người Thái - một minh
chứng rõ nét cho sự giao thoa và tiếp biến văn hóa của tộc người này và người
Thái. Có khắp đi làm nương, khắp đi làm ruộng, khắp dưới suối, khắp giao duyên
nơi dú khuống cắng bản (sân chơi giữa bản) hay còn gọi là dú khuống pắn phải
(sân chơi kéo sợi) - Riêng dú khuống cắng bản và dú khuống pắn phải được trình
diễn dưới hình thức giống một sân khấu nghệ thuật nhưng vẫn chỉ là một sân chơi.
17


Người Lự khi hát (khắp) bao giờ cũng có sáo (pí) đệm theo, với nguyên
tắc: Giai điệu của bài hát không phụ thuộc vào khúc thức của âm nhạc. Sự ngân
dài hay ngắn của người hát đều do yếu tố lời ca quyết định. Vì vậy, khi dùng sáo
đệm cho người hát, nghệ nhân phải rất am hiểu và phỏng đoán được ý tứ của lời
ca vì người hát chủ yếu là tức hứng. Tóm lại, đây là một lối hát, một hình thức
diễn xướng mang đậm tính dan gian.
Khắp giao duyên
“Cáy thướn hỡi khăn pa bản

Cáy bản khăn pá liêng
Khăn điêng điêng
Thụk khiêng nang nảng
Ải mị phắt cọp noojng
Phu cón cọ cai”
Dịch nghĩa:
“Gà rừng gáy trên nương
Gà bản gáy đầu bản
Anh đến nhưng em đã có bạn tình
Anh đã thầm yêu em từ trước
Đã yêu từ năm ngoái sao em nỡ bỏ đi
Em như con cá chui vào hang sâu...”
Khắp đi làm nương
“Dăm mự nạng coi hệt hay quảng vạy phớ trai bốk
Dăm mự nạng coi hệt hay quảng vạy phớ trái ba
Nạng coi hệt lộng lai vạy phớ trái kin chạng
Nạng coi hệt hay quảng vạy phớ trái bai”
Dịch nghĩa:
“ Em ơi! Làm nương ruộng hãy cho anh cùng quốc
Làm nương ruộng để cho anh đến làm thuê
Nương nhiều lúa để anh được đến xin cùng....” [2, tr169]

18


Đây là một số trích đoạn những bài dân ca Lự đặc sắc vẫn đang được sử
dụng. Vì lối diễn xướng đậm đắc chất dân gian nên hầu hết những bài dân ca
này giai điệu và nhịp điệu có nhiều biến đổi (dị bản) khi hát ở những bối cảnh
khác nhau hay nghệ nhân hát khác nhau.
Lâu nay, nói đến các điệu khắp (hát) ở Tây Bắc, người ta thường nghĩ tới

các điệu khắp mượt mà, sâu lắng của người Thái mà ít ai biết đến các điệu khắp
khỏe khoắn mà không kém phần trữ tình, đằm thắm của người Lự. Đáng chú ý
nhất trong các điệu khắp của người Lự là khắp báo sao (hát nam nữ) thường
được tổ chức thành phe nhóm giữa nam với nữ, giữa bản này với bản khác…
Đơn cử một bài hát thơ Đi buôn bò (Cằm khắp cà hồ)
1 Lán mà ơi
Me tí chô lán cà
Cằm cà mèm lai
Xoong xam tô hủ cả
5 Tô léng khục tau hốc khõiis
Tô léng táu xí hỏi xoong
Thức choong coong táu xoong hỏi hả
Dằm mơ đớn hả ơi
Nặm pắn khẩu na lèng [2, tr161]
....
Đây là một bài hát thơ kể về nỗi vất vả gian truân của người đi buôn và cũng
là cách truyền đạt lại kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho thế hệ con, cháu về nghề
này. Trong bài đề cập đến truyện buôn, bán, chợ búa, Điều này, đã cho chúng ta
thấy từ xa xưa người Lự đã vốn rất thành thạo việc buôn bán và nơi họ sinh sống có
chợ búa rất sầm uất. Khi hát thơ, mỗi người kể lại bằng giọng điệu, bằng cách kể
riêng của mình vì thế người nghe hát thơ có nhiều điều kiện để tưởng tượng, để
thưởng thức những sự việc, những hình ảnh mà bài hát thơ diễn tả.
19


Cuộc hát giao duyên ở hạn khuống (sàn chơi) hay dú khuống (sân chơi)
dành cho những đôi nam nữ mới gặp lần đầu thường được mở màn bằng những
lời tán tỉnh của chàng trai: “Trăng tỏ chạy theo cát. Trăng sáng chạy theo suối.
Thấy suối sâu vực thẳm muốn lặn dò. Thấy suối sâu nước xanh muốn xuống
uống. Gặp cô gái xinh đẹp muốn chuyện trò…”. Đáp lời chàng trai, cô gái

thường bộc lộ những lời than thở về cảnh sống nghèo khổ: “Anh ơi! Em vốn khổ
nghèo. Nghèo xơ xác như vỏ mận vỏ cam. Em nghèo quá nên chẳng ai thương.
Chẳng ai dại yêu em mà mang nợ vào thân…”. Trường hợp này, bài hát thường
được đệm nhạc bằng sáo đôi: pí me, pí lụ – sáo mẹ, sáo con (dành cho nữ) hay
chỉ riêng pí lụ (dánh cho nam).Với những đôi trai gái đang kỳ hẹn hò, cuộc hát
thường gắn với tục chọc sàn. Chàng trai nhẹ nhàng tới nhà cô gái, mang theo pí
lụ(sáo con) đứng dưới gầm dùng cây sáo chọc lên sàn chỗ cô gái nằm nghỉ và
cất lời hát: “Em ơi! Dậy mau đi. Dậy nhai trầu chung cơi. Dậy hút thuốc chung
điếu. Bông hoa ban, hoa mạ của anh. Dậy hát cùng chài cùng cá. Hát cùng lúa
cùng rau. Hát cùng trăng cùng sao. Hát cùng suối cùng thác. Hát với núi với
rừng. Hát với trời với đất. Hát cho thấu lòng nhau…”. Trường hợp này, lời hát
thường được cất lên giữa khung cảnh tĩnh mịch một cách nguyên sơ, khe khẽ,
không nhạc đệm. Tình yêu của trai gái Lự lớn dần cùng những lời ca trữ tình ấy.
Nét độc đáo của dân ca Lự là nội dung ca từ do người Lự tự ứng tác để bộc
lộ tâm trạng, thể hiện cảm xúc. Những câu hát không hoa mĩ, lời lẽ mộc mạc giản
dị như những con người Lự. Trong lời ca có mây, gió, núi, sông, cây cỏ, hoa trái 4
mùa... Mượn thiên nhiên để nói về tình cảm giũa con người với con người.
Các bài hát trong những ngày lễ, tết thường là những bài hát có nội dung
vui nhộn, có thể cả người già, người trẻ cùng tham gia.Trong các lễ hội, bà con
thường hát tập thể, hát giao duyên... Để mở đầu mỗi bài hát dao duyên người
con trai hoặc con gái cũng đưa ra những lời hát ngụ ý hỏi thăm người đó là ai, và
từ đâu đến, gia cảnh thế nào. Người con trai hỏi thì người con gái hát trả lời,
hoặc ngược lại. Còn nếu đã quen nhau thì hát hỏi đến công việc, nhà cửa, dần
dần thổ lộ tình cảm tâm tư của mình cho đối phương biết. Đặc biệt, với các
chàng trai, cô gái chưa có gia đình thì cũng là khoảng thời gian tự do gặp gỡ bạn
20


bè, trao nhau những câu hát giao duyên mượt mà, tình tứ: Em ơi mời em uống
rượu với anh; Rượu anh đắng lắm em không uống đâu; Rượu đắng tại men, rượu

chua tại người; Không phải tại người mà tại men…
Hát ru do các bà, các mẹ hát khi ở nhà hay khi mang con đi nương, hát
theo thể loại tự do, không bị gò bó bởi quy định của câu từ hay luật lệ nào. Khi
ru con người thì hát thế này người thì hát thế kia tùy hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay,
trong thôn chị em vẫn hát ru con tuy có nhiều biến đổi nhưng hát ru vẫn là thể
loại không thể thiếu trong đời sống của dân tộ Lự
Nét độc đáo của hát dân ca Lự là nội dung ca từ do người hát tự ứng tác
để bộc lộ tâm trạng, thể hiện cảm xúc. Những câu hát không hoa mỹ, lời lẽ mộc
mạc, giản dị như chính những con người Lự. Trong lời ca có mây, gió, núi, sông,
cây cỏ, hoa trái bốn mùa... mượn thiên nhiên để nói về tình cảm giữa con người
với con người. Hiện nay đa số thanh niên nam nữ người Lự đều vẫn biết, vẫn
thuộc một làn điệu dân ca hay một câu hát giao duyên của dân tộc mình, vì vậy
mà kho tàng dân ca của người Lự vẫn rất phong phú. Đây là nét văn hóa độc
đáo, cần được gìn giữ và phát huy.
Những làn điệu dân ca, dân vũ cổ truyền của đồng bào Lự tinh tế, sôi
động làm nức lòng người già đắm say lòng trẻ làm cho không khí xuân thêm rộn
ràng, ấm áp./.
2.3. Múa (xề)
Lại cũng giống như hát ( khắp) đối với người Thái, chữ "xề" nghĩa là múa
của người Lự nghe gần như chữ "xòe" trong múa Thái. Và người Lự cũng
nghiện xề như người Thái nghiện xòe.
Về cơ bản xề của người Lự giống như xòe của người Thái. Nhưng những
động tác trong xề mạnh mẽ hơn. Những động tác cơ bản trong xề gồm:
Múa vỗ tay (Xề tốk mừ)
Núa vẫy tay ( Xề cók mừ)
Múa cầm tay (Xề díp mừ)
Múa vỗ tai (Xề tốk hu)
Mua vỗ đầu gối (Xề tók hố khấu)
21



Múa chọi gà (Xề tó cáy)
Múa té nước (Xề hốt nặm)
Múa eo (Xề tảu eo)
Múa dây áo (Xề xai xửa)
Múa đôi (Xề lọt vảng)
Múa ngựa khua chuồng (Xề mà chàu khọoc)
Múa tách đuôi (Xề xoong hang)
Múa ôm nhau (Xề cót căn)
Múa khăn (Xề phạt chệt)
Múa nón (Xề cúp)
Múa quạt (Xề vì)
Từ những động tác cơ bản trên, chúng được kết hợp với nhau theo nhiều
cách khác nhau, tạo nên nhiều hình tượng, tạo thành những ngôn ngữ múa để trở
thành một điệu múa hoàn chỉnh. Cũng cần nhắc lại một lần nữa, khi được xem,
thưởng thức những điệu múa dân gian của dân tộc Lự, thông qua những động tác
múa của họ ta thấy chúng khỏe khoắn, mạnh mẽ hơn khi xem xòe Thái. Cho đến
nay, hình như các nhà nghiên cứu, biên đạo múa vẫn chưa tiếp cận nhiều để khai
thác và nâng cao giá trị văn hóa này để chúng trở thành những tác phẩm múa
nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Ngoài ra, những điệu múa như: Điệu múa khăn, múa vỗ tay, xòe vòng là
vũ điệu mạnh mẽ dứt khoát, khỏe khoắn, dẻo dai. Đây Là điệu múa tập thể. Từ
những động tác trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, người Lự đã
sáng tạo, cách điệu thành vũ điệu để phục vụ sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Vòng xòe là không gian văn hóa để cho mọi người vui vẻ sau những ngày
lao động mệt nhọc. Tiếng trống rộn rã như níu con người đến gần nhau hơn. Cả
khách và chủ cùng tham gia trong vòng xòe, không hạn chế số lượng. Nhịp điệu
đơn giản, âm thanh vui nhộn làm cho lòng người xao xuyến, bịn rịn. Sau những
tháng ngày mệt nhọc vì chuyện đồng áng, mỗi khi tết đến đồng bào nơi đây lại
quanh quần bên nhau, múa những điệu múa xoè để xua tan đi những tháng ngày

mệt nhọc ấy để bắt đầu lại năm mới suôn sẻ hơn.
22


2.4. Nhạc cụ
Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Lự không nhiều, chỉ có trống, chiêng và
sáo đôi (tiếng Lự gọi là pí me lụ) gồm: sáo mẹ (pí me) và sáo con (pí lụ). Có mặt
hầu hết trong diễn xướng dân gian của người Lự là pí me lụ. Khi sử dụng trong
dú khuống cắng bản, khắp giao duyên, đối đáp giữa nam và nữ hoặc đệm cho nữ
hát thì sử dụng cả sáo mẹ và sáo con. Khi đệm cho nam hát thì chỉ dùng sáo con
để đệm.
Pí Me/Pí Lự được làm từ một ống nứa, hoặc trúc có chiều dài khoảng 50 –
70 cm, đường kính 1,5 cm, một đầu có mấu kín. Ngay chỗ mấu người ta trổ
thủng 1 lỗ hình chữ nhật có kích thước 1cm x 2,5 cm để đt lưỡi gà đồng (lưỡi gà
hình tam giác cân được cắt rời hai cạnh bên để dính lại phần đồng ở cạnh đáy).
Trên thân ống có khoét 7 lỗ bấm, lỗ thứ nhất ở mặt sau thân ống cách lưỡi gà 29
cm, lỗ thứ 2 ở mặt trước cách lỗ thứ nhất 2 cm, 5 lỗ còn lại nằm thẳng hàng với
lỗ thứ 2 và cách đều nhau (3 cm), riêng lỗ 4 và 5 cách nhau 6 cm. Pí Me/Pí Lự
có hàng âm như sau:
Do1, Re1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1.
Pí me (sáo mẹ) làm bằng cây sặt dài khoảng 70cm; trên đầu sáo là một
lưỡi gà dài 2cm làm bằng đồng để tạo âm thanh. Phía dưới của pí me cách lưỡi
25cm có một lỗ bấm, phía trên có 5 lỗ bấm.
Pí lụ (sáo con) cũng giống như sáo mẹ nhưng ngắn hơn 20cm. Hai sáo này
đồng âm với nhau một quãng tám ( tính theo hàng âm cổ điển châu Âu). Khi
cùng đệm cho hát, sáo mẹ làm nền cho sáo con. Sáo con chỉ thổi từng đoạn giai
điệu chủ đạo. Những chỗ hòa âm này, âm thanh quyện với nhau tạo thành một
bè thật dầy. Khi hòa tấu, cả hai đều đồng tấu theo giai điệu.
Nghệ nhân thổi Pí Me/Pí Lự bằng cách đặt dọc thân Pí xuống, miệng
ngậm kín phần ống có gắn lưỡi gà ngập trong miệng, rồi thổi truyền hơi ra liên

tục làm sao cho tiếng Pí không ngắt khi thổi. Âm thanh của Pí Me/Pí Lự giòn, rè
có pha chất bồi âm, tiếng trong trữ tình phù hợp với các bài có tình cảm sâu
lắng, êm dịu. Pí Me/Pí Lự là nhạc cụ dùng để độc tấu, hòa tấu, do nam giới sử
dụng trong sinh hoạt giao duyên. Ngoài việc diễn tấu Pí Me còn là phương tiện
để các chàng trai nói thay lời mình với các cô gái.
23


Dân tộc Lự có truyền thống chơi Tết rất riêng. Những chiếc sáo thường
ngày vẫn treo trên liếp nhà, giờ cũng được sửa sang mang ra ôn luyện để chơi
Tết. Nhạc cụ của dân tộc lự duy nhất chỉ có chiếc sáo, nữ hát nam thổi sáo, tuỳ
theo từng nội dung bài hát có thể là một người thổi sáo hoặc hai người cùng thổi
cho một người hát. Tiếng sáo trầm bổng, hoà lẫn với tiếng hát du dương tạo nên
một âm thanh thánh thót, dẻo dai làm xao xuyến, xốn xang lòng người
2.5. Tri thức bản địa
Cách tính lịch của dân tộc Lự cũng giống như các dân tộc khác, họ đã
sáng tạo ra hệ thống lịch riêng từ những kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp, trong đời sống hàng ngày để phục vụ cho chính bản thân họ. Dựa vào
cách tính lịch này, người ta có thể tính toán được những ngày tốt, ngày xấu để
làm mọi công việc trong ngày, trong tháng.
Cách tính lịch của người Lự cũng theo 10 can và 12 chi và có tên gọi như sau:
10 can: cáp, hạp, hài, mừng, pớc, cát, khốt, hồng, tấu, cá
12 chi: Nu, khoài, sơ, tú, luồng, ngù, mạ, bẻ, y vọoc, cáy, ma, mu
Một năm người Lự cũng có 12 tháng và cũng tính gần như lịch âm dương của người Việt
Người Lự cũng như một số đồng bào dân tộc khác, họ thường chăm sóc
sức khỏe cho phụ nữ khi mang thai. Họ quan niệm phụ nữ khi mang thai khoảng
cách giữa sự sống và cái chết rất gần nhau. Họ cho phụ nữ mang thai uống một
số loại lá cây để giữ thai như cây sắc po, sau khi đẻ người ta bồi dưỡng cho sản
phụ bằng cách cho uống các thứ thuốc bằng rễ cây tự hái ở trong rừng như sa
nhân, lá mầm tươi, lá rau ngót để chóng sạch mồ hôi, uống rễ vằn vài để ăn ngon

cơm và một số loại lá có tác dụng bổ máu. Ngoài rra, phụ nữ muốn nhiều sữa thì
ăn cơm nếp nấu với bột nghệ tươi và ăn thịt gà nấu rượu với nghệ tươi trong
suốt một tháng.
Khi đứa trẻ mới sinh ra được tắm lá hẳn lả mảy hô sao, lá được đun sôi để
nguội cho trẻ tắm, hôm sau trẻ được tắm bằng củ pù lời để chống đau bụng.
Trẻ con mà đến 6 tháng mà chân tay yếu thì người ta lấy lá mày mớt cun
đun lên tắm cho trẻ nhưng phải tắm vào buổi chiều khoảng từ 3 giờ thifthuoosc
24


×