Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

văn nghệ dân gian của người sila ở lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.7 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam dải đất hình chữ S . Là nơi sinh sống của 54 dân
tộc anh em . Theo đó chúng ta có một nền văn hóa đa sắc
màu . Mỗi dân tộc với một màu sắc một nét đẹp riêng hòa lại
tạo lên cái chung cái tuyệt vời của văn hóa Việt Nam. Để
không hòa lẫn vào đâu được.
Tôi là sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa , trong quá
trình học và được trang bị những kiến thức chuyên sâu và
hiểu rõ về từng vấn đề của dân tộc thiểu số như : kinh tế,
trang phục, nhà ở, ẩm thực, hôm nhân, ma chay, tín
ngưỡng,văn nghệ dân gian, lễ hỏi, thiết chế xã hội. Từ đó cho
thấy mỗi dân tộc có một đặc chưng riêng giúp tôi hiểu được
về đời sống vật chất. Cũng như văn hóa tinh thần của đồng
bào các dân tộc thiểu số và đó cũng là nền tảng kiến thức để
tôi tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về giá trị văn hóa dân gian
của người Si la.
Dân tộc Si la là một trong những dân tộc ít người nhất Việt
Nam. Dân tộc này có nguồn gốc xa xưa từ Vân Nam ( Trung
Quốc ) sau đó di cư sang Lào và sau đó là sang Việt Nam cách
đây khoảng hơn 200 năm. Họ tập trung sinh sống chủ yếu ở
Lai Châu.
Trong bài tiểu luận này tôi tập chung chủ yếu nghiên cứu về
văn nghệ dân gian của người Sila ở Lai Châu.


NỘI DUNG
1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn gốc
lịch sử của người Sila ở tỉnh Lai Châu
1.1 . Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của


người Sila ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu
1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Người Sila chủ yếu sống ở tỉnh Lai Châu.
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam,
phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây
và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào
Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh
Sơn La. Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 Tỉnh thành Việt
Nam.
Cách thủ đô Hà Nội hơn 400km với diện tích 9.068,78 km2
diện tích tự nhiên, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của
Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía
Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam
tiếp giáp với tỉnh Sơn La.Nơi đây cũng là địa bàn cư trú của 20
dân tộc anh em. Dân số toàn tỉnh có hơn 403,20 ngìn người,
trong đó dân tộc Thái có 131,822 người chiếm 34,00%; dân
tộc Mông có 86,467 người chiếm 22,30%; dân tộc Kinh có
54,027 người chiếm 13,94%; dân tộc Dao 51,995 người chiếm


13,41%; dân tộc Hà Nhì có 14,658 người chiếm 3,78%; dân
tộc Giáy 12,443 người chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú có 7,464
người chiếm 1,93%, dân tộc La Hủ có 10,141 người chiếm
2,62%; dân tộc Lự có 6,074 người chiếm 1,57%; dân tộc Lào
có 6020 người chiếm 0,32% và 10 dân tộc có số dân dưới
1000 người như Hoa, Si La, Kháng, Tày, Mường, Nùng,Phú Lá...
Văn hóa tộc người được thể hiện rõ nét ở cả văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể.
Trang phục của người dân Lai Châu có nhiều kiểu dáng, loại
hình, màu sắc, hoa văn..., nhiều dân tộc mặc quần áo. Nhiều

dân tộc mặc váy và tấm choàng.Đến nơi đây, du khách còn
được đắm mình trong không khí của những lễ hội truyền
thống của đồng bào dân tộc như lễ hội nàng Han của người
Thái, lễ hội Gàu Tào Cha của dân tộc Mông, lễ hội cúng cơm
mới và những trò chơi độc đáo ở các phiên chợ phiên xen lẫn
với những điệu múa,những bài hát hát về người yêu hay
những âm thanh vang vòng núi rừng của những chiếc khèn
dân tộc.
Là nơi sinh sống thuận hòa của 20 dân tộc anh em, chính điều
này đã mang lại cho Lai Châu sự phong phú đa dạng về văn
hoá.
1.1.2

Đặc điểm về kinh tế xã hội
Sau khi tách tỉnh, Lai Châu là một trong những tỉnh khó khăn.
Tuy nhiên, nền kinh tế Lai Châu đã phát triển và đạt được
những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ
cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân


13%/ năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 8
triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp
đạt 34% (giảm 11,3%); công nghiệp – xây dựng 35% (tăng
9,6%); dịch vụ 31% (tăng 1,7%). Các ngành, lĩnh vực kinh tế
đều có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã hình
thành một số vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung, có
triển vọng về hiệu quả kinh tế và xã hội; Sản xuất lương thực
tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tổng sản lượng

lương thực có hạt đạt 157 nghìn tấn, lương thực bình quân
đầu người đạt 400 kg/ người/ năm. Cây cao su được đầu tư
trồng mới gần 7000 ha, tiếp tục thâm canh vùng chè và đưa
thêm giống mới vào sản xuất. Kinh tế rừng phát triển với việc
đã thu hút được một số doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển
rừng kinh tế. Trong 5 năm đã khoán bảo vệ 141 nghìn ha,
khoanh nuôi tái sinh 117 nghìn ha, trồng mới trên 19 nghìn
ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%, tăng 9,3% so với năm 2005;
Văn hóa - xã hội tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét, dân trí
được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích
cực; Quốc phòng - An ninh được đảm bảo, quan hệ đối ngoại
được mở rộng; Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ
được nâng lên…

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: Xây dựng các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, có những vùng đạt 30–50 triệu
đồng/ha/năm tại các cánh đồng Mường So, Bình Lư, Mường
Than. Duy trì và cải tạo, thâm canh và phát triển cây chè và
cây thảo quả, đây là hai loại cây có thế mạnh trong việc xuất


khẩu hàng hoá của tỉnh. Xã hội hoá nghề rừng, chuyển cơ bản
từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội
mang tính cộng đồng, phát triển rừng kinh tế để phục vụ cho
ngành công nghiệp chế biến. Tổ chức sản xuất nông thôn
theo hướng phát triển kinh tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm
đơn vị tự chủ, các DN, hợp tác xã nông lâm nghiệp là đơn vị
dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ phát triển.
Công nghiệp: Đối với Lai Châu có thể coi đây là một ngành
kinh tế mũi nhọn, kết hợp phục vụ sản xuất nông – lâm

nghiệp. Tỉnh đã thông qua quy hoạch chi tiết các điểm có thể
xây dựng nhà máy thuỷ điện, đặc biệt là công trình thủy điện
Lai Châu. Công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng cần được
quan tâm đúng mức. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật
liệu xây dựng tránh làm theo phương thức vụn vặt để dễ quản
lý và khai thác có hiệu quả. Tiểu thủ công nghiệp với các
ngành nghề truyền thống của địa phương như: mây tre đan,
dệt thổ cẩm, lương thực thực phẩm…
1.2.

Khái quát về tộc danh và nguồn gốc lịch sử của người
Sila ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu
1.2.1. Khái quát về tộc danh và ngôn ngữ
Người Si La, còn gọi là Cú Dé Xử, Khà Pé, là một dân tộc trong
số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Người Si La nói tiếng Si La, là một ngôn ngữ của thuộc ngữ tộc
Tạng-Miến .Sắc tộc Si La hiện có khoảng 840 người sống chủ
yếu tại tỉnh Lai Châu (khoảng 65%), thuộc miền bắc Việt
Nam. Đa số những người này sống tại ba bản Seo Hay, Sì


Thâu Chải, Nậm Xin thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Ngoài ra, có khoảng 1.800 người Si La sống tại Lào.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Si La ở
Việt Nam có dân số 709 người, có mặt tại 17 trên tổng số 63
tỉnh, thành phố. Người Si La cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai
Châu (530 người, chiếm 74,75% tổng số người Si La tại Việt
Nam), Điện Biên (148 người, chiếm 20,87% tổng số người Si
La tại Việt Nam), các tỉnh khác mỗi tỉnh có không quá 10
người...

1.2.2. Khái quát về nguồn gốc lịch sử
Người Si La có nguồn gốc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Hơn
200 năm trước đây do điều kiện thiên nhiên và chiến trang
sảy ra giữa các dân tộc ở vùng biên giới Trung Quốc , để tránh
các cuộc chiến trang và bảo tồn dân tộc , người Sila đã di cư
xuống phía Nam, đến các nước : Lào , Thái Lan , Myanma , Phi
líp Pin. Theo các người già kể lại cách đây 130 năm có những
gia đình Sila di cư từ Lào sang Việt Nam ở lại Mường Tùng ( Lai
Châu ) sau về ở Mường Lay song lại đến Mường Tè.
1.3.

Khái quát về đặc điểm văn hóa của người Sila ở huyện
Mường Tè tỉnh Lai Châu
1.3.1.Văn hóa vật chất
-Nhà ở
Người Si La ở nhà đất, hai gian và hai chái nhỏ, có hiên phía
trước và chỉ có một cửa ra vào. Không bao giờ cửa ra vào và
bàn thờ chung một gian. Thường thì góc trái trong cùng là nơi
để thờ cúng tổ tiên, trên có một chén rượu nhỏ và một quả


bầu. Nhà có hai bếp, bếp chính ở giữa nhà, kê ba ông đầu rau
bằng đá. Ông đầu rau quan trọng nhất quay lưng về hướng
bàn thờ, người Si La cho rằng tổ tiên thường ở đấy trông coi
bếp lửa của gia đình.
-

Trang phục
Trang phục của phụ nữ có nhiều nét độc đáo, đặc biệt là
mảng ngực áo bằng vải khác màu, áo cài khuy bên nách phải,

nổi bật trên áo là vạt ngực gắn đầy những đồng xu bạc, xu
nhôm không theo hàng lối nhất định. Cổ và tay áo được trang
trí bằng cách đắp thêm những đường vải màu khác nhau. Váy
màu đen hay chàm không thêu, khi mặc giắt ra phía sau lưng.
Ngày nay các em gái và thiếu nữ Si La mặc váy cũng giắt phía
trước như người Thái. Khăn đội đầu phân biệt theo lứa tuổi và
tình trạng hôn nhân (thiếu nữ đội khăn trắng, phụ nữ đã có
chồng đội khăn đen) và họ thường đeo túi đan bằng dây gai
rừng, được trang trí bằng nhiều tua chỉ đỏ. Ngoài ra tục
nhuộm răng cũng phổ biến nam nhuộm răng đỏ , nữ nhuộm
răng đen.

-

Ẩm thực
Xưa kia người Si la quen dùng cơm nếp , gần đây cơm tẻ
nhiều hơn , thực phẩm chủ yếu từ săn bắn hái lượm.
1.3.2. Văn hóa tinh thần
Phương tiện vận chuyển: Người Si La phổ biến dùng gùi.
Ngoài ra họ còn biết dùng thuyền, mảng đi lại trên sông.
Cưới xin: Trai gái yêu nhau được quan hệ với nhau, người con
trai được ngủ qua đêm tại nhà người yêu của mình. Có tục


cưới hai lần. Lần đầu đón cô dâu về nhà chồng. Lần thứ hai
sau một năm, nhà trai trao tiền cưới cho nhà gái.

Sinh đẻ: Phụ nữ sinh con ở trong nhà, đẻ ngồi. Nhau đẻ đựng
trong ống nứa, phủ một lớp tro bếp lên trên dựng ở góc bếp
cho đến ngày đặt tên cho đến ngày đặt tên cho đứa trẻ. Họ

thường mời bà già trong bản tới đặt tên cho con để mong con
sống lâu. Sau khi đặt tên, bà già này bịt ống đựng nhau bằng
lá chuối, nếu con trai buộc chín lạt, con gái buộc bảy lạt, rồi
đem treo hoặc chôn. Lễ cúng hồn cho trẻ sơ sinh được tiến
hành 3 ngày sau khi đặt tên.

Ma chay: Nghĩa địa thường để dưới bản, mộ của những người
cùng họ thường ở gần nhau. Kiêng đặt mộ xa giữa những
người khác họ. Chọn được đất ưng ý để đặt mộ thì cuốc một
nhát, đặt cục than vào nhát cuốc đó, coi như đất đã có chủ.
Sáng hôm sau mới làm nhà táng và đào huyệt. Quan tài bằng
khúc gỗ bổ đôi khoét rỗng. Cúng đưa hồn người chết về quê
hương cũ ở Mồ U. Sau khi chôn, gia đình tang chủ dội nước tắt
bếp, mang hết than củi cũ ra ngoài nhà rồi mới đốt bếp.
Không có tục cải táng và tảo mộ. Ðể tang bằng cách: con trai
buộc túm ít tóc trên đỉnh đầu, con gái tháo vòng tay, vòng cổ.
Ðặc biệt, khi có người chết, đồng bào tổ chức vui chơi, ca hát,
không có tiếng khóc. Tuy không tảo mộ, cải táng nhưng người
Si La có tục con cái để tang cha mẹ 3 năm.


Thờ cúng: Con cái thờ bố mẹ đã mất. Mỗi bàn thờ phải có
chén thờ lấy từ chén cúng cơm bố mẹ trong ngày làm ma.
Nhà có bao nhiêu con trai thì có bấy nhiêu chén và tất cả để
lên bàn thờ. Ðến khi chia nhà thì mang chén đó ra lập bàn thờ
riêng. Thờ tổ tiên từ đời ông trở lên do người trưởng họ đảm
nhận. Lễ cúng bàn là lễ cúng quan trọng nhất cầu mong cả
bản không ốm đau, bệnh tật, lợn gà không bị thú rừng bắt
trong năm. Cứ 7 năm lại làm lễ cúng hồn lúa, dùng vợt bắt cá,
gạo đưa đường để đưa hồn lúa từ nương về bản, tới nhà rồi

cất kỹ trên bồ thóc.
Tín ngưỡng: Người Si La thờ cúng theo các dòng họ. Mỗi gia
đình lập bàn thờ cúng tổ tiên. Họ kiêng ăn thịt mèo .
1.3.3.Văn hóa xã hội
Quan hệ xã hội: Làng bản Si La xưa kia chịu sự cai quản của
hệ thống chức dịch người Thái, chưa có sự phân hoá giai cấp.
Tính cộng đồng trong công xã cao.
Quan hệ dòng họ khá chặt chẽ. Có nhiều tên họ khác nhau
nhưng họ Hù và họ Pờ đông hơn cả. Do quan niệm cùng tên
họ là cùng chung tổ tiên xa xưa do điều kiện cư trú xa cách,
người ở chi họ này dễ dàng xin nhập sang chi họ khác, cùng
thờ tổ tiên với nhau. Mỗi chi họ đều có người già nhất, không
phân biệt dòng trưởng hay thứ, đứng đầu. Hàng năm vào hai
kì, tết năm mới và cơm mới, có lễ cúng tổ tiên chung ở nhà
người trưởng họ với các lễ vật rất đặc trưng như thịt sóc, cua,
cá bống, ống rượu cần tượng trưng, vài bông lúa, khoai sọ, bó
lá hạt cườm. Trên mâm cúng không dùng hương mà đốt nến
bằng sáp ong. Những đồ thờ gia bảo của dòng họ bày ở bàn


thờ là trống, nhạc ngựa, quả bầu, chén đựng rượu. Khi người
trưởng họ mất, chỉ sau 3 năm người lên thay mới được quyền
chuyển những đồ thờ này sang bàn thờ nhà mình. Người
trưởng họ có vai trò lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ
giữa các thành viên trong họ, cưới xin, ma chay, cho người ra
khỏi họ hoặc kết nạp thành viên mới vào họ. Những người
cùng họ không được lấy nhau.
Người Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt
mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là
người đàn ông cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với các

thành viên và có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chung của họ
mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong xã hội, ngoài trưởng họ,
người Si La rất coi trọng các thầy mo.
Người Si La sống bằng nghề trồng lúa nương, ngô. Từ mấy
chục năm nay đồng bào làm thêm ruộng nước. Tuy sản xuất
đóng vai trò chính nhưng săn bắn và hái lượm vẫn có ý nghĩa
đối với đời sống của đồng bào.
Đời sống của người Si La hiện còn thấp kém. Giao thông cách
trở, cái ăn, cái mặc đều chưa đủ, nạn hữu sinh vô dưỡng, tập
tục lạc hậu, bệnh tật (phổ biến là bướu cổ, sốt rét...).
Nhìn chung, dòng họ của người Si La là một hình thức tôn tộc
khép kín, tính theo dòng họ cha. Hàng năm, mỗi dòng họ đều
có ít nhất hai lần họp mặt sinh hoạt cộng đồng vào dịp ăn
cơm mới và ăn tết đầu năm mới. Các gia đình trong họ phải
mang lễ vật đến nhà trưởng họ cúng tổ tiên để tạ ơn và cầu
phúc. Mối quan hệ trong dòng tộc là quan hệ huyết thống, do
trưởng họ đứng đầu. Trưởng họ có quyền quyết định mọi công


việc của dòng họ và của mỗi gia đình thành viên. Gia đình
nào có công việc hệ trọng như cưới xin, ma chay, vào nhà, ăn
mừng lúa mới đều phải đem lễ vật đến nhà trưởng họ
xinpheps tổ tiên, trời đất và ông trưởng họ để tổ chức. Trong
gia đình có mắc mớ hoặc xích mích với bên ngoài thì trưởng
họ là người đến can thiệp và xử lý. Những ngày tết, lễ cũng
được các gia đình cùng dòng họ đem lễ vật đến biếu trưởng
họ. Lễ vật bao gồm: tim, gan, thận lợn và một vò rượu cần với
một ít sáp ong để thắp lên bàn thờ tổ tiên.

Tổ chức theo tông tộc là hình thức chặt chẽ, có quy ước,

hương ước riêng, xử phạt nghiêm minh đối với những ai vi
phạm hặc làm tổn hại đến danh dự của dòng họ. Các hình
thức xử phạt được áp dụng từ thấp đến cao tuỳ theo mức độ
vi phạm: từ khuyên răn đến đuổi ra khỏi tông tộc. Hình thức
tổ chức theo dòng họ do trưởng họ đứng đầu cũng là biểu
hiện của tính chất phụ quyền, nhằm cố kết khối cộng đồng
trong họ. Đồng bào dân tộc Si La có tính cố kết cộng đồng,
dòng tộc cao.
Người Si La hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên, hát sử
ca. Ngày tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch. Ngoài ra họ
còn ăn tết cơm mới. Các em nhỏ Si La thường chơi các đồ chơi
tự chế từ tre gỗ hay đất sét. Đồng thời, chúng cũng có các trò
chơi tập thể rất vui nhộn.
2.

Một số loại hình văn nghệ dân gian và ý nghĩa của nó
trong đời sống văn hóa của người Sila
2.1. Một số loại hình văn nghệ dân gian


2.1.1. Truyền thuyết
Truyền thuyết của dòng họ Hù của người Sila
Đồng bào dân tộc Si La tỉnh Điện Biên sinh sống tập trung ở
bản ở Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé. Mặc dù với
dân số chỉ có hơn 100 người nhưng có tới 05 dòng họ chính là
Hù, Lỳ, Lý, Pờ và Giàng, trong đó họ Hù chiếm số đông hơn cả.
Các dòng họ cùng thống nhất cách đặt tên đệm là Chà cho
nam giới và Cố cho phụ nữ. Mỗi dòng họ có truyền thuyết
khác nhau về tên gọi dòng họ của mình; riêng họ Hù liên
quan đến một số truyền thuyết tuy hoang đường nhưng mang

đậm chất nhân văn.
Theo tiếng Si La hè có nghĩa là hổ, lâu ngày gọi chệch là hù.
Hổ được coi như người đỡ đầu dòng họ Hù với truyền thuyết
về hổ cứu người. Người Si La mang họ Hù có niềm tin rằng hổ
sẽ không ăn thịt những người trong họ mình.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau say
đắm nhưng bố mẹ cô gái không đồng ý cho họ lấy nhau.
Chàng trai buồn bã đi lang thang trong rừng và bất chợt gặp
một con hổ nằm bên gốc cây cổ thụ. Ngày đó người và hổ
cùng các loại muông thú đều hiểu được tiếng nói của nhau
nên chàng đã tâm sự chuyện riêng tư bất hạnh của mình với
hổ. Hổ vô cùng cảm thông liền kết nghĩa tình anh em, hứa sẽ
một lòng giúp đỡ giúp đỡ vun đắp hạnh phúc trăm năm cho
chàng trai và cô gái.
Chỉ vài hôm sau, hổ đến nhà cô gái và bắt cô gái về cho
chàng trai. Từ đó đôi trai gái không trở về nhà và chung sống
với nhau trong trong rừng. Hàng ngày hổ đi bắt hươu nai về


làm thức ăn và cùng ăn với đôi trai gái. Một hôm hổ dặn
chàng trai có việc phải đi xa, nếu bố mẹ cô gái vào rừng bắt
về cứ để họ trói, chàng cứ dậm chân xuống đất ba lần, gọi hổ
ba lần hổ sẽ về cứu. Hổ đi khỏi, quả nhiên bố mẹ cô gái đến,
chàng trai làm theo đúng lời hổ dặn, đột nhiên tất cả hổ trong
rừng chạy đến cứu nên bố mẹ cô gái hoảng hồn bỏ chạy một
mạch về nhà và không bao giờ dám trở lại khu rừng đó nữa.
Từ đó đôi trai gái sống yên vui, hạnh phúc bên nhau, sinh con
đẻ cái, làm nương rẫy bên bầy hổ anh em trong rừng. Nhớ ơn
hổ, những người con của họ sau này đều mang họ Hù (nghĩa
Hán, lao Hu là hổ).

Trong thực tế, người Si La thuở xưa sống trong mối ràng buộc
khắt khe của gia đình, xã hội. Vì những mối rang buộc ấy mà
trong chuyện tình yêu, hôn nhân đôi khi họ gặp phải trắc trở
không có cách nào vượt qua. Họ đành mượn câu chuyện tình
trong truyền truyết để nói lên khát vọng tình yêu, hạnh phúc
lứa đôi để an ủi mình cố vượt qua hoàn cảnh trái ngang với hy
vọng vào ngày mai tươi sáng. Truyền truyết đó cũng là một
cách lý giải về nguồn gốc họ Hù của dòng tộc mình. Cũng có
thể loài chúa sơn lâm quá hung dữ nên từ thuở hoang sơ
người Si La sống giữa thiên nhiên hoang dã đã tưởng tượng và
sáng tác ra truyền thuyết dân gian này để trấn an lòng người
rằng, rằng hổ là bạn, là anh em, đừng quá kinh hãi loài vật
này. Trong thực tế trước đây muông thú còn phong phú, đa
dạng giống loài, người Si La ở nhà đất nên nhà họ đều phải có
rào cao bao quanh để tránh thú dữ nên đồng bào dân tộc Si
La từ xưa đã có truyền thuyết trên cũng là điều dễ lý giải.
2.1.2. Truyện cổ tích


Có câu chuyện kể rằng, ngày xưa người và hổ gặp nhau trong
rừng, người kể cho hổ nghe cảnh khổ cực, mồ côi bố mẹ từ
nhỏ của mình, bữa cơm chẳng có gì ăn, quần áo không đủ che
thân. Hổ cũng kể về cảnh sống mồ côi cơ cực của mình từ
nhỏ, nhưng cuộc sống lại không thiếu thịt ăn hàng ngày. Sau
nhưng phút tâm giao, hổ và người cùng cắt máu ăn thề, kết
nghĩa anh em. Về sau hổ chết trước, người anh em làm tang
cho hổ với các lễ vật gồm: một sải vải trắng làm khăn tang,
một con gà, một con lợn đến cúng ma và chôn cất hổ. Sau
này con cháu người anh em kết nghĩa đã lấy hổ làm họ cho
dòng tộc mình. Từ đó đến nay dòng họ Hù kiêng ăn thịt hổ và

không bao giờ săn bắn hổ. Trước đây rừng còn nhiều hổ, mỗi
khi thấy hổ chết, người ta phải lấy vải trắng, phên đan phủ
lên mình hổ rồi đem chôn.
Các dòng họ của người Si La hiện nay đã nhiều hơn do có hiện
tượng chia tách. Cùng mang danh họ Hù, nhưng có họ Hù to
và họ Hù nhỏ. Đối với họ Pờ và họ Lỳ cũng xảy ra hiện tượng
tương tự. Các dòng họ của người Si La đều kiêng thịt mèo vì
họ cho rằng mèo có quan hệ dòng tộc với Hổ, mỗi khi thấy
mèo chết họ phải chôn cất cẩn thận và đặt một tấm phên đan
mắt cáo (plạ) ở bên cạnh để những người khác biết.
Người Si la hát giao duyên giữa nam và nữ hát sử ca.
Người Si La thường hay che dấu gốc gác của mình và ít giao
tiếp với các dân tộc khác. Do vậy những bản sắc văn hoá của
dân tộc này ít được người khác biết đến và giờ đây văn hoá
của dân tộc Si La chỉ còn trong tiềm thức của những già làng.
Đối với đời sống văn hóa tinh thần thì cây sáo là nhạc cụ đặc


trưng không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ
của người Si La. Tiếng sáo gọi bạn, tiếng sáo bay bổng trên
suối, trên nương động viên tinh thần mọi người tích cực lao
động sản xuất để đời sống ấm no hơn.
2.1.3. Dân ca
Người Si La xưa thổi sáo, đánh đàn giỏi, có nhiều làn điệu dân
ca riêng, họ có các nhạc cụ và nhiều làn điệu dân ca riêng
của dân tộc mình, nhưng nay số người biết chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Ngày xưa đi làm nương, làm rẫy mỗi người làm ở
một núi khác nhau, thường đi cùng một lúc và cùng chờ nhau
về, người nào về trước thì chờ nhau ở ngã rẽ và thổi sáo để
gọi những người khác. Cây sáo nhỏ hơn có tên là Là Bí, đây là

nhạc cụ dùng để gọi bạn tình. Ngày con trai dân tộc Si La
thường tỏ tình với bạn gái bằng tiếng sáo. Khi nghe tiếng sáo
tâm sự của bạn tình, các cô gái sẽ cảm nhận tình cảm từ
tiếng sáo của ai đó rồi đến, làm quen và yêu nhau.
Nhiều làn điệu dân ca của dân tộc Sila như: Điệu Y La Thế
(hát yêu, hát vui), ở làn điệu hát này lại có các làn điệu con
như Ồ Xi Chê Y Là Thế (hát ăn Tết), Dề Mế Ỳ Thìa (hát ru con),
điệu Lỳ Bồ Khe (hát lúc có tang, lúc buồn), Nhăm Nhăm Bơ (rủ
nhau đi nương)...
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Si La có một kho tàng
văn học dân gian rất đáng trân trọng với nhiều thể loại khác
như truyện cổ tích, thần thoại, sử ca, dân ca, tục ngữ… Cùng
những điệu hát du, hát mừng năm mới, hát mừng nhà mới,
hát mừng thọ, hát đối đáp nam nữ… với lời ca mộc mạc, lối ví
von giản dị và dễ hiểu nhưng giàu sự biểu cảm, dễ dung động


lòng người. Các điệu múa của người Si La thường được biểu
diễn vào các ngày hội, lễ, tết, thường kèm theo các nhạc cụ
như: Đàn bầu, đàn môi, nhị 2 dây, nổi bật là chiếc sáo “Là pí”sáo ngắn và sáo “Pờ tư thế lế”- sáo dài. Các nhạc cụ tuy chế
tác thủ công từ tre, nứa đơn giản nhưng khi tiếng nhạc cụ cất
lên cùng giai điệu dân ca sẽ có âm hưởng riêng, tạo ấn tượng
lạ cho người nghe.
2.1.4. Câu đố
Tuy dân tộc Si La không có chữ viết riêng, nhưng trong cuộc
sống hàng ngày họ đã sáng tạo ra một nền văn học, nghệ
thuật dân gian phong phú về ca dao, tục ngữ, lời khấn, truyện
cổ lưu truyền còn tồn tại một số ít không đáng kể. Mặc dù
theo kết quả nghiên cứu trước đây dân tộc Si La có rất nhiều
truyền cổ Si La như: Chàng mồ côi nghè (Bu si me si ê dè),

Chín dốt một khôn (Kỳ le Zhồ thừ le quẹ), Bà goá gọi củ mài
từ trên ngọn cây xuống đất (Mì shì mừ khú ha), Đổi cánh lấy
lửa (à tố nẹ, mì dú phạ), Đười ươi và người đánh cá (ế hê ne
xu dè), Vì sao người Si La không có chữ (Pha bjọ mà xừ) Đi tìm
nước (uchò hoi).
2.2.

Giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Sila đối với kho

2.2.1.

tàng văn hóa dân gian Việt Nam
Giá trị lịch sử
Văn nghệ dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là
nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Nói
văn nghệ dân gian là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” còn là vì
văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại dưới dạng nguyên hợp, các
bộ phận còn gắn bó chặt chẽ với nhau.


2.2.2.

Giá trị nhân văn
Những câu truyện cổ tích , truyền thuyết của dân tộc Sila luôn
mang tình yêu thương con người sâu sắc rộng lớn và thái độ
tôn trọng đề cao con người đề cao giá trị tốt đẹp của con
người. Dân tộc Sila là một dân tộc luôn coi trọng đạo đức
nhân phẩm và các giá trị người. Trong thời đại hiện nay dân
tộc Sila luôn tiếp thu nhiều giá trị nhân văn quý báu, phù hợp
với truyền thống dân tộc và xu hướng phát triển khách quan

của thời đại như tự do, bình đẳng, bác ái…
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá về nhiều mặt, trong đó
có văn hoá, chúng ta cần thiết phải giữ gìn những giá trị nhân
văn tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Bởi lẽ, ngoài mặt tích cực,
quá trình toàn cầu hoá chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn phức
tạp, trong đó ẩn chứa những nguy cơ có thể làm phát triển
phiến diện con người.
Tìm về quá khứ, nhưng đích đến của cuộc hành trình này
không phải ở quá khứ mà là hướng đến tương lai. Nói cách
khác việc khảo cứu những giá trị nhân văn trong văn hoá
truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của
dân tộc nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đã
có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

2.2.3.

Giá trị nghệ thuật
Văn nghệ Si la có một nét riêng một màu sắc riêng không lẫn
vào đâu được. Mỗi một tiếng hát một tiếng sáo đều nói lên
được cái hồn nghệ thuật. Và nét chấm phá riêng biệt ấy góp
phần vào mảng màu đa sắc của kho tàng văn hóa dân gian
Việt Nam.


2.2.4.

Giá trị gắn kết cộng đồng
Văn nghệ dân gian dân tộc đưa con người đến gần nhau hơn,
giúp gắn kết cộng đồng. Lời ca, tiếng hát, tiếng sáo tiếng kèn,
những câu truyện, giúp người với người lại gần nhau hơn.

Tiếng hát giúp ta giao lưu với nhau lại gần nhau hơn. Xua tan
đi sự xa cách. Văn nghệ bắc cầu cho con người đến với con
người, bắc cầu cho tình người để tạo thành một cộng đồng
đoàn kết.

3.

Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn
nghệ dân gian của người Sila
3.1. Ưu nhược điểm
3.1.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở,
ban, ngành cấp tỉnh đã quan tâm đối với công tác bảo tồn và
phát huy giá trị của văn nghệ dân gian dân tộc Si la trên địa
bàn thông qua việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế
hoạch và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng khác
liên quan. Các văn bản đã cụ thể hóa được nhiều chỉ tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp cũng như việc phân công, phân nhiệm
cho các sở, ban, ngành, các địa phương phối hợp thực hiện.
Trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, các
huyện miền núi có đồng bào Si la sinh sống đã ban hành
nhiều nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch về công tác
bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa
bàn. Đã có nhiều đề án được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chỉ đạo triển khai đạt hiệu quả như Đề án Bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch giai


đoạn 2011-2015 của huyện Tương Dương, Đề án xây dựng
huyện điểm văn hóa miền núi và dân tộc thiểu số ở huyện

Quỳ Hợp, giai đoạn 2001 –2010…
Nếu như trước đây nhận thức của cán bộ, đồng bào Sila còn
nhiều hạn chế, tâm lý tự ti dân tộc còn ăn sâu cố hữu thì đến
nay nhận thức về vị trí, vai trò của văn hoá dân tộc, giá trị di
sản văn hoá đã được đề cao và nâng lên rõ rệt. Tư tưởng, đạo
đức, lối sống của cộng đồng làng bản có nhiều chuyển biến
tích cực khi đã chủ động tiếp thu những cái tốt, cái mới trong
lao động sản xuất, ứng dụng khoa học vào đời sống, tích cực
tham gia các phong trào, hoạt động phúc lợi xã hội, tương
thân tương ái, cùng nhau xóa đói, giảm nghèo.

Đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới. Phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn
có tác động to lớn và tích cực đến đời sống xã hội. Hoạt động
văn hóa, văn nghệ, từng bước được xem như là động lực để
phát triển kinh tế, xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy các di
sản vǎn hóa dân ca, dân nhạc, dân vũ được chú trọng. Địa
phương đã phối hợp với các ban ngành cấp trên đầu tư phục
dựng, tôn tạo nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng…
Thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng
bước nâng cao chất lượng.
Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy, phát triển giá trị văn
hóa,văn nghệ truyền thống, ngành Văn hóa tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền, cổ động bằng nhiều hình thức, nội
dung phong phú, góp phần ngăn chặn, bài trừ các hủ tục lạc


hậu trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Đến nay
một số hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ và hạn chế như tục
người chết để lâu ngày, nạn tảo hôn, mê tín, dị đoan; tục trộm

vợ, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên , công tác bảo tồn, phát huy giá
trị văn nghệ truyền thống các dân tộc Si la còn nhiều khó
khăn, tồn tại. Sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đã
phần nào phá vỡ tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng
bào, văn hóa truyền thống của đồng bào phần nào bị pha tạp.
Một số lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng ít được bà
con quan tâm như các lễ nghi liên quan đến nông nghiệp; sự
linh thiêng của những khu rừng cấm, dòng sông, con suối để
hạn chế sự phá hại của con người đối với môi trường sinh thái
đã dần phai nhạt như việc tôn thờ thần núi, thần rừng, thần
sông, thần suối. Một thời gian dài đã diễn ra tình trạng thay
đổi kiến trúc nhà cổ truyền , thay vào đó, nhà ở của đồng bào
chuyển sang làm nhà gạch ngói, cấu trúc giống nhà người
Kinh; y phục truyền thống dân tộc tuy đã có nhiều chính sách
để bảo tồn, nhưng cũng chỉ xuất hiện vào các ngày lễ hội. Tệ
nạn xã hội, các hủ tục mê tín, lạc hậu vẫn còn tồn tại trong
đồng bào; nạn tảo hôn chưa được ngăn chặn triệt để; tập
quán du canh, du cư và phá rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn
tại trong tâm lý của nhiều người; một số cán bộ công tác ở
vùng dân tộc chưa thực sự quan tâm nhiều về phong tục, tập
quán, tín ngưỡng của đồng bào nên có những hạn chế trong
quá trình chỉ đạo cơ sở...


Vùng miền núi nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Sila đang
còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa
hình hiểm trở, bị chia cắt lớn; cơ sở vật chất hạ tầng lạc hậu,
kinh tế chậm phát triển; địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa

thớt, không tập trung, đồng bào chủ yếu sống xa trung tâm,
tiếng nói, tập quán không giống nhau; đời sống vật chất và
tinh thần còn thấp kém, nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc
văn hóa ở một số dân tộc là đáng lo ngại. Do vậy, sự chênh
lệnh về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số



miền núi với các khu vực khác trong cả nước ngày càng có xu
hướng gia tăng. Trong những năm qua Đảng, chính phủ luôn
quan tâm về mọi mặt đối với người Si La, nhưng do trình độ
dân trí thấp, nhận thức về xã hội còn nhiều hạn chế nên việc
khai thác sử dụng các công trình được dự án đầu tư chưa hiệu
quả do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện,
đó là nguồn kinh phí thực hiện cho các đề án, dự án, chương
trình mục tiêu quốc gia, nguồn kinh phí được cấp cho hoạt
động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
còn hạn hẹp và cấp chậm; Việc đầu tư, bảo tồn và phát huy
hiệu quả giá các di sản văn hóa còn ít, dàn trải và nhiều khó
khăn; thông tin liên lạc tới bản bằng điện thoại chưa được kết
nối. Một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu của
các dân tộc (nhà cửa, trang phục dân tộc, nghề truyền thống
và các món ăn truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ
hội,..) đang đứng trước nguy cơ mai một.

Do điều kiện giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của người
Si La còn hạn chế; ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị


trường gây nên hệ luỵ những nét văn hoá truyền thống có

phần phai nhạt. Phong trào văn hóa, văn nghệ chưa phát
triển, giao lưu văn hóa, văn nghệ ít đến được các vùng sâu
vùng xa nơi bản người Si La; Do thiếu người truyền dạy, thiếu
các phương tiện thông tin nên đồng bào chưa nhận thức được
vấn đề giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn vốn văn hóa, văn nghệ cổ
truyền của dân tộc mình, khiến cho vốn văn hóa bản địa
phong phú của họ có nguy cơ mai một, thất truyền. Do trình
độ văn hóa, trình độ dân trí thấp nên ý thức giữ gìn, bảo tồn
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn nhiều hạn chế.

Văn nghệ truyền thống của dân tộc này đã không còn nguyên
vẹn, trong tiến trình phát triển của xã hội, do ảnh hưởng sự
giao thoa văn hóa văn nghệ các vùng miền, các dân tộc láng
giềng, văn hóa ngoại lai, đồng bào chưa biết cách tiếp thu có
chọn lọc để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa quí báu của dân
tộc mình.
3.2.

Giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền

3.2.1.

thống của dân tộc Sila
Nâng cao công tác tổ chức quản lý
Tích cực triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5
(Khoá VIII). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và
nhân dân, đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề
về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc
Sila ; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho

hoạt động văn hoá – văn nghệ -thể thao và du lịch; tiếp tục


đầu tư, hỗ trợ có trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu
quốc gia về giá trị truyền thống và những dự án cho công tác
bảo tồn văn hoá truyền thống; Kiểm kê, thống kê, lập hồ sơ
khoa học, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác bảo tồn
và phát huy các giá trị truyền thống đặc sắc; xây dựng kế
hoạch đầu tư cụ thể từng năm và trong giai đoạn tới để trùng
tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hoá, các danh
thắng trọng điểm; tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu hiện vật để
tiến đến xây dựng Bảo tàng tổng hợp tỉnh; tiếp tục thực hiện
có hiệu quả công tác phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn
hoá, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, tổ chức liên
hoan, giao lưu văn hoá - nghệ thuật truyền thống của các dân
tộc; tổ chức thi tìm hiểu và hát dân ca, thi trang phục đẹp các
dân tộc; tổ chức các lễ hội tiêu biểu ở từng vùng, miền và dàn
dựng, biểu diễn các điệu hát - múa đặc sắc, tiêu biểu của các
dân tộc. Bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền
thống... Từ đó, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát
huy. Nhân dân trong và ngoài tỉnh biết nhiều hơn và quan tâm
hơn đến truyền thống văn hoá đặc sắc và đa dạng của các
dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Ngành VHTTDL đã chú trọng và đang tích cực phối hợp với
các Viện Khoa học, Viện Văn hoá Dân gian Việt Nam, Viện
nghiên cứu Hán Nôm, Sở KH&CN Lai Châu... xây dựng kế
hoạch, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và bảo vệ
những giá trị văn hoá đặc trưng trong dân gian như ngôn ngữ



Sila; các tác phẩm văn học truyền miệng; các làn điệu dân ca,
dân vũ; trang phục của đồng bào các dân tộc ít người; các nét
văn hoá ẩm thực tinh tế; các lễ hội truyền thống điển hình;
làng nghề truyền thống. .... Kết quả, nhiều công trình, đề tài
khoa học đã xây dựng các luận cứ, giải pháp có tính thực tiễn
trong việc bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống
của các dân tộc tỉnh Lai Châu, góp phần thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Chương trình số 17CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Lai Châu.

Tuy nhiên, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội
nhập, một số nét bản sắc văn hoá truyền thống của các dân
tộc như: trang phục, nếp sống văn hoá - văn nghệ dân gian,
phong tục tập quán..., đang bị pha tạp và dần mai một. Nhiều
làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội
dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện
sinh hoạt hàng ngày bị thất truyền. Trong khi đó, văn hoá
truyền thống của các dân tộc chưa được kiểm kê, đánh giá
đầy đủ; Công tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và phát huy giá trị
văn hoá truyền thống chưa được quan tâm đúng mức; Cơ sở
vật chất và phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá cho đồng
bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn thiếu thốn; Việc
thể chế hoá các văn bản quản lý, một số cơ chế chính sách
trong lĩnh vực văn hoá còn nhiều bất cập; Lực lượng cán bộ
làm công tác sáng tác, nghiên cứu khoa học còn thiếu; Mức
hưởng thụ văn hoá của nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng
sâu, vùng xa còn thấp.



Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 ( khoá VIII) của Đảng
về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản săc văn hoá dân tộc”, thực hiện có hiệu quả việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc
của Lai Châu, tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu khoa
học về văn hoá, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ
yếu sau:

Một là: Tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học về văn hoá, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của tỉnh; tổ chức
thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hoá, quy hoạch, dự án phát triển văn hoá.

Hai là: Coi trọng và làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá
của các dân tộc; Thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa;
khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu,
bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể;
áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để
bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn
nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền. Có chính
sách tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật,
thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân


×