Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nhà lãnh đạo thành công – những tố chất cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.55 KB, 7 trang )

NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG – NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ.

Trong một nền kinh tế khủng hoảng, cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
các tổ chức đều tìm cách tăng doanh thu và giảm bớt chi phí. Một số tổ
chức thì tin rằng cách dễ dàng nhất để làm việc này là cắt giảm ngân sách,
trong đó có phần ngân sách đào tạo nhân viên. Tuy nhiên, những tổ chức có
tầm nhìn chiến lược nhận ra rằng, để thành công họ phải không ngừng phát
triển nhân sự của mình, đặc biệt là các lãnh đạo của họ. Vì lãnh đạo là
những người gắn với thành công của tổ chức. Ở họ chứa đựng những “tố
chất” và “kỹ năng” để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao và đây cùng là chìa
khóa giúp tổ chức đi đến thành công.Vậy thực chất “tố chất lãnh đạo”, “kỹ
năng lãnh đạo” là gì? Nó bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng phân tích
để hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề này.
Theo môn học “phát triển khả năng lãnh đạo” thì nói đến “tố chất
lãnh đạo” là nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc
điểm về cá tính, tính khí và nhu cầu giá trị. Nhu cầu (động cơ) là một có
được một sự khuyến khích hoặc sự trải nghiệm cụ thể nào đó trong cuộc
sống. Các giá trị - thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng cái gì là
sai, cái gì là có đạo đức, cái gì là đúng với lương tâm và cái gì trái với
lương tâm. Những tố chất đó được thể hiện ở:
- Định hướng hiệu quả rõ ràng;
- Định hướng quyền lực hòa nhập xã hội mạnh mẽ;
- Tự tin cao;
- Trí tuệ;
- Niềm tin mãnh liệt vào giá trị bản thân;
- Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng thẳng cao;
- Ổn định và vững vàng về mặt tâm lý;
- Tính liêm chính;


- Tính hòa đồng;


- Tính sôi nổi;
- Tính kỷ luật;
- Nhu cầu phụ thuộc thấp;
- Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý;
- Động lực kiểm soát nội tại;
Theo nhóm nghiên cứu của trường kinh doanh Harvard có thể thấy
“tố chất lãnh đạo” được bắt nguồn từ bảy vấn đề sau .Và đây cũng được coi
là “Bảy tố chất lãnh đạo của thế kỷ 21”.
1. Sự trải nghiệm cuộc sống:
Các nhà lãnh đạo nhận thấy sức mạnh của mình thông qua sự trải nghiệm
cuộc sống và các sự kiện mang tính chất “đột phá”. Những trải nghiệm như
vậy giúp họ hiểu được mục đích sâu xa của tố chất và năng lực lãnh đạo
của mình.
2. Tự nhận thức và hiểu chính bản thân mình:
Để nhận thức và hiểu chính bản thân mình đòi hỏi ở nhà lãnh đạo cần có sự
dũng cảm và thành thật.
3. Luôn khẳng định các giá trị và nguyên tắc của mình:
Các giá trị định hình nền tảng cho tố chất lãnh đạo được bắt nguồn từ chính
niềm tin và sự nhận thức. Tuy nhiên bạn sẽ không biết được các giá trị này
là gì cho đến khi nào các giá trị này được bộc lộ qua các trải nghiệm sống.
Các nguyên tắc lãnh đạo chính là các giá trị được chuyển hóa thành hành
động. Xây dựng được nền tảng các giá trị và đã kiểm nghiệm qua thực tiễn
cho phép bạn phát triển các nguyên tắc này trong lãnh đạo.
4. Cân bằng các động cơ bên trong và bên ngoài:
Có hai loại động cơ thúc đẩy hành động – động cơ bên ngoài và động cơ
bên trong. Các động cơ bên trong bắt nguồn từ nhận thức của họ về ý nghĩa
của cuộc sống. Họ gắn kết rất chặt chẽ những trải nghiệm về cuộc sống của
Phan Văn Tiến - Lớp GaMBA.M0111

Page 2/7



mình với cách thức định hình những trải nghiệm đó.Tạo sự cân bằng trong
cuộc sống là một điều hết sức quan trọng. Tham gia giúp đỡ người khác
cùng phát triển, tham gia vào các hoạt động xã hội và tạo sự khác biệt trong
xã hội là các ví dụ điển hình. Vấn đề mấu chốt ở đây là tìm ra một sự cân
bằng giữa động cơ bên ngoài, ở đây có thể xem là các ước muốn và nỗ lực
của bạn để có được sự ghi nhận của xã hội và các động cơ bên trong, chính
là "chất xúc tác" cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động và công việc
của bạn.
5. Xây dựng đội ngũ luôn hỗ trợ bạn:
Người lãnh đạo thế kỷ mới phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên luôn
hỗ trợ mình bởi vì các nhà lãnh đạo không thể nào thành công nếu chỉ có
một mình, dù có là một người rất tự tin và tài năng bạn vẫn cần phải có
người hỗ trợ và tư vấn. Không có các mối quan hệ vững chắc và những
người trợ giúp, hỗ trợ tin cậy trong việc hoạch định tương lai, bạn sẽ rất dễ
mất phương hướng. Vì vậy đây là yếu tố giúp bạn trên con đường tiến tới
thành công.
6. Hài hoà trong cuộc sống:
Hài hoà trong cuộc sống là một trong số những thách thức lớn nhất mà các
nhà lãnh đạo đang phải đối mặt. Để tạo lập một cuộc sống cân bằng, bạn
cần phải cần hợp nhất tất cả các thành tố cấu thành công việc - gia đình,
cộng đồng và bạn bè để có thể trở thành cùng một con người trong các môi
trường sống khác nhau. Hòa nhập nhưng phải có tính nghiêm túc và kỷ
luật, đặc biệt trong thời kỳ công việc và cuộc sống căng thẳng khi đó rất dễ
bị phản ứng ngược và quay lại với các thói quen không tốt. Các nhà lãnh
đạo được tin cậy nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của cân bằng trong
cuộc sống. Bên cạnh việc dành thời gian cho gia đình, bạn bè, họ cũng
thường xuyên tập thể thao, tham gia vào các hoạt động văn hóa tinh thần,
tham gia các hoạt động xã hội và quay lại nơi họ đã lớn lên. Tất cả những

Phan Văn Tiến - Lớp GaMBA.M0111

Page 3/7


điều này là rất quan trọng để tạo ra tính hiệu quả cho bạn với vai trò là nhà
lãnh đạo, cho phép bạn duy trì năng lực lãnh đạo của mình.
7. Trao quyền cho cấp dưới.
Các nhà lãnh đạo được tin cậy nhận ra rằng tố chất lãnh đạo không chỉ là
thành công của bản thân họ mà còn có sự đóng góp của đội ngũ trung
thành với họ. Họ biết rõ rằng chìa khóa thành công của tổ chức là trao
quyền lãnh đạo cho tất cả các cấp, bao gồm cả những người không liên
quan trực tiếp. Là một lãnh đạo, họ không chỉ khơi dậy niềm cảm hứng cho
những người xung quanh mà còn trao quyền cho các cá nhân để từng bước
tham gia vào con đường lãnh đạo.Thành công của một nhà lãnh đạo giúp
họ thu hút những nhân tài đến với mình và sắp xếp phân bổ nhân viên cho
các mục tiêu cụ thể. Đối với các nhà lãnh đạo không một thành tích cá nhân
nào có thể sánh bằng việc dẫn dắt một tập thể cùng đạt được một mục
tiêu giá trị. Khi cùng nhau vượt qua khó khăn, tất cả nỗi khó chịu bạn phải
trải qua sẽ nhanh chóng tan biến và được thay thế bởi sự hài lòng khi bạn
trao quyền cho các cấp dưới. Đây cũng chính là thách thức và cũng là nghĩa
vụ của một nhà lãnh đạo.

Theo

môn học “phát triển khả năng lãnh đạo” thì nói đến “kỹ năng” là nói đến
khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả. Và kỹ năng lãnh
đạo được chia làm 3 nhóm kỹ năng sau: Kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao
tiếp và kỹ năng nhận thức.
- Kỹ năng nghiệp vụ: Là đề cập đến kiến thức về phương pháp, các

quá trình, quy trình và kỹ và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính
chất chuyên môn, và khả năng sử dụng công cụ thiết bị để thực hiện hoạt
động đó. Một nhà lãnh đạo muốn làm tốt công việc lãnh đạo tại tổ chức của
mình thì đòi hỏi người lãnh đạo ấy phải có kỹ năng nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động của tổ chức mà họ điều hành.
Phan Văn Tiến - Lớp GaMBA.M0111

Page 4/7


- Kỹ năng giao tiếp: Có thể nói đây là một trong những kỹ năng quan
trọng nhất của nhà lãnh đạo. Kỹ năng này thể hiện kiến thức về hành vi của
con người, các quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, khả năng truyền
đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết phục của lời nói), khả
năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng
nghe, kiến thức về hành vi xã hội).
- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng này thể hiện khả năng phân tích
chung, tư duy logic, sự thấu hiểu về cách hình thành khái niệm và khái
niệm hóa các mối quan hệ phức tạp mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ý
tưởng giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, lường
trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và các vấn đề tiềm tàng.
Ngoài 3 kỹ năng chính và cô đọng mà môn học đã đã đề cập ở trên
chúng ta có thể phát triển thêm thành những ý chi tiết và dễ hiểu hơn như
sau: Khả năng gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng: Điều này được
khẳng định là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo và cũng là điều mà các
nhà lãnh đạo trăn trở bấy lâu nay: Làm thế nào để truyền cảm hứng làm
việc cho nhân viên? Làm thế nào để nhân viên hiểu và muốn làm những
điều lãnh đạo muốn làm để hướng đến mục đích chung của tổ chức??
Làm thế nào để nhân viên làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với tổ
chức??? Đó là những điều mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng muốn làm và

làm một cách hiệu quả. Nhưng để thực thi được điều này thì không dễ chút
nào. Nhà lãnh đạo có thể tham khảo và thực hiện từ việc gần gũi nhân viên
bằng việc tạo các cuộc gặp gỡ thân mật với nhân viên để có cơ hội trò
chuyện với tất cả mọi người ở mọi cấp độ. Qua đó nắm bắt được tâm tư
tình cảm, nguyện vọng của họ để có những điều chỉnh phù hợp với từng cá
nhân. Đây cũng là cách để gắn kết giũa các nhân viên lại với nhau tạo nên
sự đoàn kết trong tổ chức. Từ sự gần gũi đó nhà lãnh đạo “thổi” vào họ
niềm đam mê và kích thích lòng tự hào. Tạo cho họ cảm giác họ là một
Phan Văn Tiến - Lớp GaMBA.M0111

Page 5/7


phần một phần của việc gì đó riêng biệt, kích thích lòng tự hào và đam mê.
Đây cũng là cách nhà lãnh đạo khai thác sức mạnh của việc kể chuyện và
các biểu tượng để thúc đẩy tổ chức. Tiếp đó là sự truyền thông không
ngừng qua các kênh giao tiếp có thể . Qua đó trưng cầu ý kiến sau mỗi
thông báo và hỏi nhân viên họ nghĩ gì để nhân viên thấy được sự dân chủ,
xóa đi khoảng cách giữa ông chủ và nhân viên. Từ đó tạo ra tầm nhìn,
phát triển tầm nhìn và giá trị. Và cuối cùng là kết nối tầm nhìn với
hành động.
Từ những phân tích trên giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về
“tố chất” cũng như về “kỹ năng” của nhà lãnh đạo. Và trong môi trường
làm việc thực tế tại Thanh Cong Auto – đơn vị tôi đang công tác, tôi nhận
thấy những điều này ở nhà lãnh đạo của tôi. Từ phong thái bên ngoài đến
tâm hồn bên trong và tất cả những gì đã làm cho chúng tôi, cho tổ chức – vị
lãnh đạo của tôi đã cho tôi và đồng nghiệp sự học hỏi, cơ hội, niềm tin và
giá trị. Nhà lãnh đạo của tôi đã từng nói với tôi: “Không nên lấy lợi nhuận
trước mắt làm mục đích trong mối quan hệ của anh với khách hàng, thay
vào đó anh cần tập trung hơn nữa vào việc phục vụ khách hàng sao cho

khách hàng hài lòng và tiếp tục quay lại với công ty. Đó mới là chìa khóa
tạo ra khả năng sinh lời, nhất là vào thời kỳ kinh tế khủng hoảng và khó
khăn như hiện nay.” Thật may mắn cho tôi và các đồng nghiệp của tôi đã
được sống và làm việc trong ngôi nhà chung, dưới sự điều hành của nhà
lãnh đạo tin cậy và tài ba. Bản thân tôi thấy mình trưởng thành hơn , tự tin
hơn, phát triển hơn về mọi mặt và được ảnh hưởng mục tiêu và tầm nhìn và
sự nhiệt huyết từ nhà lãnh đạo. Tôi, đồng nghiệp của tôi và nhà lãnh đạo chúng tôi cùng nhau sát cánh bên nhau để đi đến mục tiêu chung của tổ
chức, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức ngày một lớn mạnh hơn.
Qua môn học: “phát triển khả năng lãnh đạo”, những phân tích ở trên
và liên hệ thực tế, bản thân tôi nhận thấy “tố chất và kỹ năng lãnh đạo” là
Phan Văn Tiến - Lớp GaMBA.M0111

Page 6/7


vô cùng quan trọng và cần thiết cho nhà lãnh đạo, cho sự phát triển, thành
công của tổ chức. Đó có thể là bản năng trời phú hay sự học hỏi rèn luyện
mà có. Dù ở góc độ nào thì chúng ta cũng phải luôn luôn giữ vững những
gì mình đang có và tích cực học hỏi trau dồi, nuôi dưỡng và phát triển thêm
nó bởi vì những điều ấy chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi cá
nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của toàn nhân loại.
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu và bài giảng môn Phát triển khả năng lãnh đạo – ĐH Griggs
(Hoa kỳ);
- www.doanhnhan.net
- vef.vn.

Phan Văn Tiến - Lớp GaMBA.M0111

Page 7/7




×