Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phát triển khả năng lãnh đạo – tố chất và phẩm chất dẫn đến thành công của một người lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.58 KB, 12 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo – Tố chất và phẩm chất dẫn đến thành
công của một người lãnh đạo
Ngày nay, thành công của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều loại khả năng
và kỹ năng mà không một nhà lãnh đạo nào có thể đồng thời có. Đó là
những vấn đề về công nghệ, những vấn đề toàn cầu, vấn đề tài chính, vấn đề
về nguồn nhân lực, vấn đề về sự lãnh đạo, vấn đề về nhân viên, vấn đề về
pháp lý và nhiều vấn đề khác... Một nhà lãnh đạo có thể tự nhận thức rằng
mình không giỏi mọi mặt, không phải là người đã đi được bước đầu tiên để
trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại nhưng bên trong mỗi nhà lãnh đạo đều có
những “tố chất” và “kỹ năng” nhất định góp phần tạo nên sự thành công của
tổ chức. Vậy những “tố chất và “kỹ năng” đó là gì? Và sự ảnh hưởng của nó
đến tổ chức như thế nào? Chúng ta cùng tiến hành phân tích để hiểu về vấn
đề này.
Ann Fudge – Chủ tịch, kiêm CEO của Young& Rubicam đã từng nói: “
Mỗi chúng ta đều có sẵn tố chất, niềm đam mê và tiềm năng lãnh đạo, hoặc
là lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực công quyền, ... Thách thức ở đây là làm thế
nào để hiểu và nắm được các “tố chất” này và sử dụng vào thời điểm nào,
không gian nào thích hợp để phục vụ mục đích của mình và phục vụ các đối
tượng khác". Đúng vậy, điều mà chúng ta cần làm là hiểu và khơi dậy được
những “tố chất” đó trong mỗi con người chúng ta.

Trang 1/9


Trong khuôn khổ môn học: “Phát triển khả năng lãnh đạo” thì “ Tố chất”
được hiểu là: Các đặc điểm cá nhân khác nhau. Các đặc điểm đó có thể là
đặc điểm về tính cách, về tính khí, về nhu cầu, về giá trị. Và “tố chất lãnh
đạo” hiệu quả được thể hiện:
 Sự định hướng có tính hiệu quả và rõ ràng.
 Sự định hướng quyền lực hòa nhập xã hội mạnh mẽ.
 Sự tự tin mãnh liệt vào giá trị bản thân.


 Động lực kiểm soát nội tại.
 Mức độ sinh lực và chịu đựng căng thẳng cao.
 Ổn định vững vàng về mặt tâm lý, luôn chú trọng vấn đề.
 Tính liêm chính, kỷ luật.
 Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội.
 Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý.
 Tính sôi nổi, tâm lý, hòa đồng.
 Trí thông minh cảm xúc.
 Sự hiểu biết xã hội.
 Khả năng tư duy hệ thống và học hỏi.

Trang 2/9


Trong bài viết về: “phát triển và nuôi dưỡng tố chất lãnh đạo”
( www.saga.vn) thì “tố chất lãnh đạo” chính là khả năng và phẩm chất giúp
con người trong nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai thác và
phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh đạo.
Tố chất lãnh đạo cũng giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá
nhân khác thông qua các quan hệ tương tác.
Tố chất lãnh đạo có thể coi là sự tổng hòa của ba yếu tố nền tảng: Lòng khát
khao học hỏi, Tư duy, và Tầm vóc.
- Lòng khát khao học hỏi hàm chứa khả năng và tính cầu thị trong học
hỏi cái mới của tri thức khoa học, cái tinh hoa của nhân loại. Phẩm chất này
thể hiện khả năng và nỗ lực vươn lên của cá nhân. Người Việt Nam ta có thế
mạnh tiềm tang về yếu tố này.
- Tư duy bao hàm khả năng nhận thức thấu đáo cơ hội, thách thức, và
qui luật phát triển; ý thức học hỏi và kiểm nghiệm chân lý từ thực tiễn cuộc
sống; và khả năng nhận ra cái hay, cái tốt đẹp của đồng đội và đối tác.
- Tầm vóc thể hiện ở khả năng học hỏi và lớn lên từ mỗi thất bại hay

thách thức mà chính mình gặp phải. Người ta chỉ có thể lớn lên nếu thấy
mình còn quá nhiều khiếm khuyết và trăn trở vì sinh ra trên đời mà chưa
đóng góp gì được cho cộng đồng.
Nhìn lại nền kinh tế trong những chặng đường đã qua, chúng ta có thể
thấy được những biến cố về quản trị, đặc biệt trong những tập đoàn lớn của

Trang 3/9


Việt Nam cũng như thế giới. Qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết về một mô
hình lãnh đạo kinh doanh mới của thế kỷ 21. Và nhà lãnh đạo đó phải hội tụ
được những tố chất sau:
1. Có Tài – Tâm – Tầm;
2. Sự trải nghiệm cuộc sống, hiểu biết và ham học hỏi
3. Tự nhận thức và hiểu chính bản thân mình;
4. Luôn khẳng định các giá trị và nguyên tắc;
5. Luôn cân bằng các động cơ bên trong và bên ngoài;
6. Sự quyết đoán;
7. Dũng cảm và kiên trì;
8. Hài hòa trong cuộc sống;
9. Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân;
10.Chú ý đến phong cách, nuôi dưỡng tâm hồn;
11. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Với những “tố chất” trên chưa đủ để giúp một nhà lãnh đạo thành công,

bên cạnh đó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những “kỹ năng” và phải biết kết
hợp hài hòa giữa hai yếu tố đó mới tạo ra được sự thành công cho bản thân
và tổ chức. Các kỹ năng đó là:

Trang 4/9



+ Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà
quản lý. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi
hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng
nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo
là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản
phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là
người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ
quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến
với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người
khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt
động. Đó là một bài toán khó mà các nhà lãnh đạo phải thực hiện.
+ Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể
thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng
thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt
tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy
trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết. Nhà lãnh
đạo là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo
quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới
vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến
những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để
đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng
toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế

Trang 5/9


hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho
cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế

hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần
thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
+ Kỹ năng nghiệp vụ: Đó chính là những kiến thức về phương pháp,
các quy
trình, kỹ thuật để thực hiện hoạt động mang tính chất chuyên môn và khả
năng sử dụng công cụ và các thiết để thực hiện hoạt động đó.
+ Kỹ năng giao tiếp: Đó chính là kiến thức về hành vi của con người,
các quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, khả năng bồi dưỡng,
khuyến khích sự khôn ngoan thực tiễn ở người khác, khả năng điều hành các
quy trình làm việc theo nhóm, khả năng hiểu, thể hiện cảm xúc, khả năng
truyền cảm hứng, kỹ năng lắng nghe, ...Càng ngày chúng ta càng nhận ra sức
mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn
phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây
ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu,
thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong
quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể
mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công
việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả

Trang 6/9


năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam
kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao.
+ Kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề, khả năng
thích ứng, tính sáng tạo.
+ Kỹ năng trao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân
tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết
cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý.

Việc trao quyền Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ
đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô
cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
+ Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người
khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm
nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên
của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra
lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể
để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
+ Kỹ năng xây dựng đội ngũ hỗ trợ đắc lực: Các nhà lãnh đạo không
thể nào thành công nếu chỉ có một mình, dù có là một người rất tự tin và tài
năng bạn vẫn cần phải có người hỗ trợ và tư vấn. Không có các mối quan hệ
vững chắc và những người trợ giúp, hỗ trợ tin cậy trong việc hoạch định
tương lai, bạn sẽ rất dễ mất phương hướng.

Trang 7/9


Các nhà lãnh đạo cần xây dựng quanh mình một đội ngũ trợ giúp hiệu quả
và tài năng để giúp họ trên con đường tiến tới thành công. Đội ngũ này sẽ tư
vấn cho họ trong các thời điểm bất ổn, trợ giúp họ trong các thời điểm khó
khăn và chúc mừng họ khi thành công và tạo thêm sự quyết tâm, đưa ra
những lời khuyên bổ ích, và các điều chỉnh khi cần thiết.
+ Kỹ năng thích nghi: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong
hôm nay nhưng ngày mai có thể nó sẽ khác. Một người lãnh đạo có tài cần
phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và
chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và
phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình. Để trở
thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn
phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ

lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của
người lãnh đạo.
+ Kỹ năng giữ chân người khác: Cái gì dễ đến thì cũng dễ đi. Nếu dễ để
trở thành một phần của tổ chức, thì nhân viên cũng dễ bỏ đi. Một tổ chức
nên có cơ sở chắc chắn để tạo ra một hàng rào xung quanh để thu hút những
người tin tưởng và giữ họ lại và đó là khả năng và nhiệm vụ của nhà lãnh
đạo.
Qua sự tìm hiểu và phân tích ở trên chúng ta đã có cái nhìn cụ thể hơn về
“tố chất và kỹ năng lãnh đạo”, tuy không phải là đầy đủ và trọn vẹn nhưng
đó cũng có thể coi là những yếu tố góp phần tạo nên thành công cho nhà
Trang 8/9


lãnh đạo, cho tổ chức, cho cộng đồng. Tại Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
nơi tôi đang công tác, tôi nhận thấy Lãnh đạo của tôi cũng là người hội tụ
những tố chất và kỹ năng trên. Các CEO chính là linh hồn quyết định cho sự
thành công, phát triển và bền vững của tổ chức. Là một đơn vị thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực tổ chức biên soạn, biên
tập, in ấn và tổng phát hành các loại sách giáo khoa và các xuất bản phẩm
giáo dục khác phục vụ giảng dạy, học tập của các ngành học, bậc học trong
toàn quốc. Hoạt động chính của đơn vị chúng tôi là độc quyền xuất bản sách
giáo khoa, sách tham khảo,... phục vụ ngành giáo dục của nước nhà. Nhưng
hiện nay, do dư luận và một số yếu tố khác nên có thể Luật giáo dục sẽ sửa
đổi và bỏ chế độ “độc quyền” về việc làm sách giáo khoa. Sự kiện này sẽ tạo
ra rất nhiều khó khăn và thử thách cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Đây cũng được coi là thách thức đối với Ban Lãnh đạo của đơn vị. Mặt
khác, trong tình hình hiện nay, hoạt động xuất bản sách giáo khoa đang gặp
rất nhiều khó khăn cả về phía khách quan và chủ quan. Nhiều nhà xuất bản,
tạp chí mới được thành lập mới, ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Giá vật
tư như: giấy, mực, keo,...ngày càng tăng giá trong khi đó lãi suất tiền vay tại

ngân hàng rất cao,... Vì vậy công việc cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết
vào lúc này là phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp với
tình hình thực tế để tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường.Chính vì
vậy, nhà lãnh đạo của chúng tôi đã xây dựng được tầm nhìn tương lai và các
chiến lược để thực hiện những thay đổi cần thiết. Như Rev.Theodore M.

Trang 9/9


Hesburgh - Hiệu trưởng Trường đại học Notre Dame (Pháp) đã nói: “Phần
tinh tuý thực sự của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn”. Và trong lúc này thì tầm
nhìn đó cần phát huy cao độ để dẫn dắt doanh nghiệp bước tiếp trên con
đường thành công đã từng gây dựng. Để làm được điều này, Nhà lãnh đạo
của chúng tôi đã chung lưng đấu cật với đội ngũ nhân viên của mình và trở
thành một huấn luyện viên thực sự, một nhà quân sư, một chuyên gia tâm lý
và một người hướng dẫn tận tình và gần gũi. CEO đã phát huy được chức
năng, nhiệm vụ và triển được đội ngũ của mình và mang lại thành công cho
tổ chức, hoàn thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giao dục nước nhà.
Trải qua quá trình nghiên cứu môn học “Phát triển khả năng lãnh đạo”
trong chương trình đào tạo MBA của đại học Griggs (Hoa Kỳ) và được làm
việc trong môi trường chứa đựng nhiều vấn đề liên quan đến tố chất, kỹ
năng và hành vi lãnh đạo đã giúp tôi hiểu và nhận thức được phần nào tầm
quan trọng vô cùng thiết thực của môn học này. Ngày nay, trong nền kinh tế
khó khăn, khủng hoảng,và cạnh tranh gay gắt. Một tổ chức tồn tại và phát
triển được đòi hỏi phải có những nhà Lãnh đạo tin cậy và tài ba thực sự,
hội tụ đủ các tố chất và kỹ năng trên thì mới có thể biến những khó khăn
thành thách thức, thành cơ hội để “tự đổi mới” chính mình, làm mới chính
mình để phát triển cho một tầm cao mới trong tương lai.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng và giáo trình môn Phát triển khả năng lãnh đạo;


Trang 10/9


2. www.saga.vn
3. www.doanhnhan.net
4. www.tinmoi.vn

Trang 11/9


Trang 12/9



×