Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ẢNH HƯỞNG của GIỐNG và CHĂM sóc NUÔI DƯỠNG đến NĂNG SUẤT SINH sản của HEO nái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.69 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ MINH TRÍ

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Võ Văn Sơn

Sinh viên thực hiện:


Lê Minh Trí
MSSV: 3072616
Lớp: CN K33 (CN0712)

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
DUYỆT CỦA BỘ MÔN

PGS. TS. Võ Văn Sơn
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

LỜI CẢM ƠN
Qua hơn ba năm học tập và những tháng ngày thực hiện luận văn tốt nghiệp tại
trường Đại Học Cần Thơ, tôi xin chân thành biết ơn:
– Gia đình là chổ dựa vững chắc về tinh thần và nghị lực để tôi theo đuổi ước
mơ học tập và đã cung cấp kinh phí cho tôi trong thời gian qua.
– Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô bộ môn chăn
nuôi, bộ môn di truyền giống nông nghiệp và bộ môn thú y nói riêng đã truyền thụ
cho tôi những kiến thức quý báu.
– Thầy Võ Văn Sơn đã nhiệt tình để trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
– Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân cùng tập thể lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 32, 33 và
liên thông 35 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
– Các bạn thành viên trong nhóm “Hoang Dã” đặc biệt là bạn Lê Thị Kim Thoa
đã cùng tôi trao đổi kinh nghiệm học tập và chia sẽ những niềm vui, nổi buồn trong
suốt thời gian theo học tại trường.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang i


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ iv

DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ .................................................................................. v
TÓM LƯỢC ......................................................................................................................... vi

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
Chương 2: NỘI DUNG............................................................................................... 2
2.1. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO..........................................................................2
2.1.1. Giống heo .................................................................................................. 2
2.1.2. Công tác giống heo .................................................................................... 6
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở HEO NÁI ..............................................................................7
2.2.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản ở heo ........................................ 7
2.2.2. Sinh lý động dục và phối giống ở heo nái ................................................. 8
2.2.3. Tỷ lệ phối giống đậu thai......................................................................... 10
2.2.4. Thời gian mang thai và khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................. 10
2.2.5. Năng suất theo lứa đẻ của heo nái ........................................................... 10
2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI ....11
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI...12
2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH
SẢN CỦA HEO NÁI ...............................................................................................................16
2.5.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái hậu bị ................................................. 16
2.5.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai ........................................... 26
2.5.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con ............................................. 36
2.5.4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái chờ phối (nái khô) ............................. 42
2.6. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI....................................................................................................................................46
2.6.1. Ảnh hưởng của mùa đến năng suất sinh sản của heo nái ........................ 46
2.6.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sinh sản của heo nái ............. 47
2.6.3. Ảnh hưởng của không gian tử cung ........................................................ 47
2.6.4. Ảnh hưởng của phôi thai bị chết ............................................................. 48
2.6.5. Ảnh hưởng của sẩy thai ........................................................................... 49
2.6.6. Ảnh hưởng tuổi heo nái ........................................................................... 49

2.6.7. Phương pháp kích thích nái ..................................................................... 49
2.6.8. Ảnh hưởng của thời điểm phối giống và số lần phối/đợt ........................ 50
2.6.9. Chất lượng tinh và kỹ thuật phối ............................................................. 50
2.6.10. Thời gian chờ phối sau cai sữa quá dài ................................................. 51
2.6.11. Lốc (tẫng) .............................................................................................. 51
2.6.12. Mang thai giả ......................................................................................... 51
2.6.13. Nái sinh sản bị chết và loại.................................................................... 51
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 53
3.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................53
3.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55
SVTH: Lê Minh Trí

Trang ii


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BW ........................................ Biological Weigh (khối lượng cơ thể sinh lý)
D ........................................... Giống heo Duroc
DE ......................................... Digestible Energy (năng lượng tiêu hóa)
ĐB......................................... Giống heo Đại Bạch (Yorkshire Large White)
ĐTT ...........................................Điểm thể trạng

ĐV ........................................ Đơn vị
H hoặc Ham .......................... Giống heo Hampshire
KL ......................................... Khối lượng
KLCT .................................... Khối lượng cơ thể
KLCS .................................... Khối lượng heo con cai sữa

KLSS .................................... Khối lượng heo con sơ sinh
TL21 ..................................... Khối lượng heo con 21 ngày tuổi
L ............................................ Giống heo Landrace
LY hoặc YL .......................... Heo lai Landrace × Yorkshire hoặc ngược lại
ME ........................................ Metabolism Energy (năng lượng trao đổi)
MEm ...................................... Nhu cầu năng lượng duy trì
NE ......................................... Net Energy (năng lượng thuần)
NL ......................................... Năng lượng
NXB ...................................... Nhà xuất bản
P hoặc Pie ............................. Giống heo Pietrain
PiDu ..........................................Heo lai Pietrain × Duroc
Pro......................................... Protein
SCCS .................................... Số heo con cai sữa
SCSS ..................................... Số heo con sơ sinh
SC21 ..................................... Số heo con 21 ngày tuổi
TĂ ......................................... Thức ăn
ƯTL ...................................... Ưu thế lai
VTM ..................................... Vitamin
Y ........................................... Giống heo Yorkshire

SVTH: Lê Minh Trí

Trang iii


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Heo Yorkshire ............................................................................................. 2
Hình 2.2. Heo Landrace .............................................................................................. 3

Hình 2.3. Heo Duroc ................................................................................................... 3
Hình 2.4. Heo Pietrain ................................................................................................ 4
Hình 2.5. Heo Hampshire ........................................................................................... 4
Hình 2.6. Phép lai ưa chuộng...................................................................................... 5
Hình 2.7. Thể trạng của heo nái theo các thang điểm khác nhau ............................. 45
Sơ đồ 2.1. Sử dụng năng lượng ở heo ...................................................................... 17
Sơ đồ 2.2. Protein tham gia chu chuyển ở heo nái hậu bị qua các giai đoạn ........... 19
Sơ đồ 2.3. Tương quan giữa số con đẻ ra/lứa với KLSS của heo con ...................... 36

SVTH: Lê Minh Trí

Trang iv


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Năng suất sinh sản ở các giống heo thuần và heo lai ............................... 14
Bảng 2.2. Tỷ lệ heo con còn sống qua các giai đoạn theo giống thuần và lai .......... 15
Bảng 2.3. Kết quả sinh sản của nhóm nái thuần Y, L và nái lai LY, YL ................. 15
Bảng 2.4. Ưu thế lai về khả năng sinh sản của hai tổ hợp lai: đực Y × nái L
và ngược lại............................................................................................................... 16
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản cùa VCN01 và VCN02 ....... 17
Bảng 2.6. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản của ba giống heo lai
Hampshire, lai Large White và lai Pietrain .............................................................. 17
Bảng 2.7. Protein tham gia chu chuyển ở heo nái hậu bị qua các giai đoạn ............ 21
Bảng 2.8. Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái hậu bị ngoại/1 ngày đêm ..................... 21
Bảng 2.9. Tiêu chuẩn ăn của heo nái hậu bị tính theo NRC, 1998........................... 23
Bảng 2.10. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái hậu bị nội, ngoại .......................................... 23
Bảng 2.11. Tiêu chuẩn ăn cho nái hậu bị ở nước ta ................................................. 24

Bảng 2.12. Định mức ăn cho heo nái hậu bị (con/ngày) .......................................... 24
Bảng 2.13. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái nội có chửa .................................................. 31
Bảng 2.14. Mức ăn cho heo nái mang thai (kg/nái/ngày)......................................... 32
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng trứng rụng .. 35
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của ngày ăn cao trước động dục tới số lượng tế bào
trứng rụng .................................................................................................... 35
Bảng 2.17. Ảnh hưởng của mức ăn ở tháng chửa đầu tới tỷ lệ phôi sống................ 35
Bảng 2.18. Tương quan giữa số con đẻ ra/lứa với trọng lượng sơ sinh của heo con ... 37
Bảng 2.19. Ảnh hưởng của số heo con/ổ tới sản lượng sữa của heo mẹ .................. 40
Bảng 2.20. Sản lượng sữa ở các cặp vú của heo Yorkshire ..................................... 41
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của mức ăn đến các chỉ tiêu của sữa và hao mòn
cơ thể heo nái ............................................................................................................ 41
Bảng 2.22. Thời gian lên giống lại và tỷ lệ phối giống đậu thai heo nái sau cai sữa ....44
Bảng 2.20. Kết quả so sánh giửa cai sữa ở 21 ngày tuổi và 28 ngày tuổi ................ 44
Bảng 2.24. Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua hai mùa .................................. 46
Bảng 2.25. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất sinh sản của heo nái ................. 47
Bảng 2.26. Số lần phối và thời điểm phối thích hợp ở heo nái ................................ 50

SVTH: Lê Minh Trí

Trang v


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

TÓM LƯỢC
Đề tài được tiến hành tại trường Đại Học Cần Thơ dựa trên các số liệu nghiên
cứu thực tế của nhiều tác giả. Thời gian thực hiện từ 10/2010 – 12/2010. Kết quả
ghi nhận như sau:
– Các giống Yorkshire, Landrace và con lai của chúng đều cho kết quả tương

đương nhau về các chỉ tiêu năng suất sinh sản. Heo Landrace có khối lượng toàn ổ
21 ngày tuổi cao hơn các giống còn lại, chứng tỏ khả năng tiết sữa, nuôi con tốt hơn
nhưng đến cai sữa thì khối lượng heo Yorkshire cao hơn heo Landrace (59,9 kg so
với 56,3 kg), chứng tỏ heo này thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở trại so với
các giống khác.
– Số ngày lên giống lại sau cai sữa, tuổi phối giống lần đầu của nhóm nái lai LY,
YL thấp hơn nhóm nái thuần L, Y.
– Giống heo Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu
điều kiện môi trường kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace.
– Sự khác biệt về số con/ổ và khối lượng/con giữa các tổ hợp lai 3 và 4 máu là
không rõ ràng. Các con lai có sự tham gia của đực lai PiDu có sức sinh trưởng cao.
– Thời điểm cai sữa thì heo con Landrace và Yorkshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế

đến là Duroc, Pietrain và sau cùng là Hampshire.
– Kiểu di truyền không tác động đến tỷ lệ sinh trưởng trong 3 tuần đầu. Nhưng ở
tuần thứ 3, heo con lai Hampshire và Yorkshire Large White lớn nhanh hơn heo con
lai Pietrain.
– Không nên cai sữa heo con trước 18 ngày hoặc sau 28 ngày. Tuổi cai sữa heo
con càng sớm thì thời gian lên giống lại càng kéo dài và tỷ lệ phối giống đậu thai
càng thấp.
– Năng suất sinh sản của heo nái rạ (lứa 3 – 6) cao hơn nái tơ (lứa 1 – 2) và nái
già (trên 7 lứa).
– Tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ
tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa. Tăng mức ăn trong giai đoạn đầu của thời
kỳ có chửa sẽ giảm tỷ lệ số phôi sống.
– Sản lượng sữa của heo mẹ lứa đầu thấp sau đó tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ
3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa đẻ thứ 8, thứ 9 trở đi
– Năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố chính
như: con giống, di truyền, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, chăm sóc
nuôi dưỡng, mùa vụ...


SVTH: Lê Minh Trí

Trang vi


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo là một nghề phổ biến và chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn
nuôi ở nước ta. Gần 90% gia đình nông dân và nhân dân vùng ven đô thị đều chăn
nuôi heo. Thịt heo chiếm 70 – 80% so với các loại thịt khác trong nhu cầu thực
phẩm cho con người. Do đó, con heo vừa là nguồn cung cấp một lượng lớn chất
dinh dưỡng cho con người vừa là nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân.
Mục tiêu phát triển chăn nuôi heo theo định hướng kế hoạch của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đến năm 2010, cả nước sẽ đạt 30 triệu con, bình
quân trên đầu người là 35 kg thịt hơi (Lê Hồng Mận, 2002). Trong những năm gần
đây, ngành chăn nuôi heo ở nước ta dần chuyển sang phương thức chăn nuôi tập
trung và thâm canh cao. Để nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi nói chung
và nuôi heo nói riêng là mục tiêu cao nhất. Do đó, công tác giống ngày càng được
chú trọng để tạo ra những giống heo có tốc độ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng thấp, chất lượng quầy thịt thơm ngon… heo nái sinh sản phải có
nhiều con trong năm, heo con đồng đều, khỏe mạnh tạo tiền đề cho heo con và heo
thịt tăng trưởng nhanh và phát triển tốt để cung cấp sản lượng thịt cao và chất lượng
thịt tốt cho thị trường.
Muốn đạt được những mục tiêu trên, người chăn nuôi heo phải hiểu biết về đặc
điểm sinh lý sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi heo, phòng trừ dịch bệnh, các yếu tố môi
trường và tiếp cận thị trường tốt… bên cạnh các yếu tố này thì “ảnh hưởng giống
và chăm sóc nuôi dưỡng đến năng suất sinh sản của heo nái” là điều đặc biệt
quan trọng cần phải chú ý đến.

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu năng suất sinh sản của các giống heo cao sản nuôi
phổ biến ở Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho
từng loại heo nái. Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất sinh
sản của heo nái nói chung, để làm cơ sở khoa học áp dụng trong thực tế chăn nuôi
heo nái sinh sản mang lại năng suất cao, góp phần hạ giá thành sản xuất, mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 1


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Chương 2: NỘI DUNG
2.1. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO
2.1.1. Giống heo
2.1.1.1. Khái niệm chung về giống gia súc
Giống là phương tiện sản xuất nông nghiệp. Sự hình thành và phát triển của
giống gia súc, xuất phát từ nhu cầu con người. Do đó, giống là một sản phẩm thông
qua quá trình thuần dưỡng và chọn lọc. Giống phải có sự đồng dạng về kiểu hình,
có cùng hướng sản xuất, cùng tầm vóc, hình dáng và tính năng sản xuất. Giống phải
có tính di truyền ổn định qua các thế hệ về ngoại hình và tính năng sản xuất.
2.1.1.2. Các giống heo ngoại nhập
Ø Heo Yorkshire:
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ Anh,
được nôi phổ biến ở nhiều nước, thích nghi
tốt. Nước ta đã nhập giống heo này từ nhiều
nước: Cuba, Nhật, Bỉ, Đức… là giống heo
hướng nạc – mỡ và nạc, lông da trắng tuyền

(có thể có đốm đen nhỏ trên da), lưng thẳng,
đầu thanh, tai đứng hơi nghiêng về phía
trước, mông nở, đùi to, vai lớn, có từ 12 –
14 vú. (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng,
2002).

Hình 2.1. Heo Yorkshire
Nguồn: National Swine Registry, West
Lafayette (2005)

Heo Yorkshire có 3 loại hình: kích thước lớn gọi là Đại bạch, Trung bạch và cỡ
nhỏ. Ở Miền Nam giống heo Yorkshire nhập nội thuộc hai loại: Đại bạch và Trung
Bạch. (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Hiệu suất thịt 74%, khối lượng trưởng thành 300 – 400 kg, có thể đạt 112 kg lúc
7,5 – 8 tháng tuổi. Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có 10 – 12 heo con
còn sống. Khối lượng heo con sơ sinh và cai sữa không đồng đều lắm. Heo
Yorkshire được dùng làm heo nái nền trong hầu hết công thức lai sản xuất heo con
thương phẩm (Võ Ái Quốc, 1996).
Ø Heo Landrace:
Heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Giống heo này được nuôi phổ biến
khắp nơi trên thế giới và được xem như giống heo hướng nạc. Heo có lông da trắng
tuyền, mình dài hơn heo Yorkshire, vì tầm vóc to và bốn chân nhỏ nên thường bị
bệnh về chân và móng.
SVTH: Lê Minh Trí

Trang 2


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y


Đặc điểm của heo Landrace là tai to và
cúp, hướng về phía trước, sườn tròn, bụng
gọn, phần sau thân phát triển theo hướng
nhiều nạc. Heo nái trưởng thành trên 200
kg, heo đực trên 300 kg, heo thịt nuôi 6
tháng tuổi trên 100 kg. Heo nái có 14 vú trở
lên, đẻ 10 – 12 con/ổ, heo sơ sinh nặng 1,2
– 1,4 kg, nuôi 2 tháng tuổi được 15 – 18
kg/con. Tỷ lệ nạc cao trên 56%, tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,9 – 3,5 kg
(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

Hình 2.2. Heo Landrace
Nguồn: MnM –The Milkin' Machine (2007)

Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa, nếu chăm sóc và nuôi dưỡng tốt có thể đạt
2,5 lứa. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa, sai con và nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi
sống cao (Võ Văn Ninh, 1999).
Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản nuôi ở nước ta thấp hơn so với giống gốc 10 –
15%. Heo được dùng trong lai kinh tế với các giống heo nội để tăng khối lượng và
tỷ lệ nạc (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Ø Heo Duroc:
Theo Lê Hồng Mận (2006), heo Duroc
xuất xứ từ vùng Đông Bắc nước Mỹ, còn
gọi là heo bò vì lông da có màu nâu sẫm
giống như lông da bò, được nhập vào nước
ta từ năm 1967. Đây là giống heo siêu nạc,
phẩm chất thịt tốt.
Heo Duroc có đầu tương đối nhỏ, mặt
hơi cong, tai ngắn và cụp về phía trước.

Hình 2.3. Heo Duroc
Thân hình cân đối, ngực sâu và nở nang, đùi Nguồn: Indiana State Fair (2007)
to và rắn chắc, bụng thon, chân khoẻ. Chính
nhờ vào những ưu điểm trên nên heo này được nhiều người chọn nuôi. Đực giống
trưởng thành 250 – 280 kg, heo nái 200 – 230 kg, năng suất vừa phải: 9 con/ổ.
Thường sử dụng heo Duroc cho lai kinh tế được đời con có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng
nhanh (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).
Heo được sử dụng trong công thức lai ba máu, để tăng tỷ lệ thịt, tầm vóc và năng
suất sinh trưởng cùng với Yorkshire và Landrace (Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến,
2000).

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 3


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Ø Heo Pietrain:
Giống heo này xuất xứ ở Bỉ. Heo
Pietrain được dùng trong lai kinh tế ở nhiều
nước trên thế giới. Đặc điểm của giống heo
là trên da có những đốm đỏ và đen không
đồng đều. Heo có tuổi đẻ lứa đầu là 418
ngày, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165,1
ngày, cai sữa ở 35,2 ngày, đẻ 10 con/lứa, số
con cai sữa là 8,3 con, số con cai
Hình 2.4. Heo Pietrain
sữa/nái/năm là 18,3 con. Khả năng tăng
trọng ở giai đoạn 35 – 90 kg là 770 g/ngày, Nguồn: Jonathan Long (2009)

tiêu tốn 2,58 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỉ lệ thịt xẻ là 75,9%. Tỷ lệ nạc/thịt xẻ
là 61,35%. Heo Pietrain có năng suất rất ổn định, mẫn cảm với stress, tăng trọng
chậm, tim yếu, khó nuôi, chất lượng thịt thường gặp là PSE liên quan đến Halothan
chiếm tỷ lệ cao (Lê Hồng Mận, 2006).
Ø Heo Hampshire:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009),
giống heo này có nguồn gốc từ Anh Quốc,
vùng Hampshire, Scotland, Northumberland.
Khoảng giữa năm 1825 và 1835, giống heo
Hampshire được xuất sang Mỹ và từ đó
giống heo này được phát triển khá phổ biến
ở châu Mỹ.
Heo có màu lông đen toàn thân và có
Hình 2.5. Heo Hampshire
vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả Nguồn: JacksonShowPigs (2009)
chân trước và ngực. Heo có đầu nhỏ thanh,
cổ dài và hẹp thân. Toàn thân trông rắn chắn và vận động tốt, thích hợp với hệ
thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ. Heo Hampshire có khả năng sinh sản tương
đối tốt, heo đẻ từ 10 – 12 con/lứa, mỗi năm đẻ 1,8 – 2 lứa. Khối lượng sơ sinh heo
con trung bình đạt 1,1 – 1,2 kg. Sức tiết sữa của heo 5 – 7 kg/ngày. Khả năng sinh
trưởng của heo tương đối nhanh, tăng trọng 700 g/ngày. Heo có tỷ lệ thịt xẻ cao và
đây là một giống heo hướng nạc.
2.1.1.3. Các giống heo nội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Heo có tầm vóc nhỏ, đã có từ lâu đời ở đồng bằng Nam Bộ, nhưng do năng suất
thấp nên số đầu con không nhiều. Trước đây các giống heo Ba Xuyên và Thuộc
Nhiêu… được người nuôi nuôi nhiều (Võ Văn Ninh, 1999).

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 4



Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.1.1.4. Nhóm heo lai
Ø Heo lai làm giống:
Những công thức lai có khả năng sinh sản tốt như: Landrace × Yorkshire,
Yorkshire × Landrace (Võ Văn Ninh, 2006).
Heo lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân
và đầu thanh. Con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6 – 7 tháng tuổi đạt 100 kg, tiêu tốn 2,8 –
3,2 kg thức ăn cho 1 kg đơn vị tăng trọng. Tỷ lệ nạc 52 – 57%. Con lai nếu nuôi
dưỡng tốt và đúng kỷ thuật, có thể đạt được yêu cầu về chất lượng sản phẩm đáp
ứng thị hiếu tiêu dùng và xuất khẩu (Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 2004).
Heo lai YL (Yorkshire × Landrace) được lai từ hai giống: cái Yorkshire và đực
Landrace. Heo lai LY (Landrace × Yorkshire) được lai từ hai giống: cái Landrace
và đực Yorkshire. Heo lai thường dùng làm cái nền, sinh sản tốt, đẻ sai, nuôi con
khéo. (Lê Hồng Mận, 2002).
† Heo lai nuôi thịt:
Những công thức lai đạt năng suất và chất lượng thịt cao hiện nay rất rất phổ
biến như: Duroc × (Yorkshire × Landrace), Duroc × (Landrace × Yorkshire),
(Pietrain × Duroc) × (Yorkshire × Landrace)… (Võ Văn Ninh 2006).
Lai 2 giống: ở các tỉnh phía Nam, sản xuất heo F1 giữa heo đực Yorkshire và nái
Thuộc Nhiêu đạt tăng trọng 500 – 520 g/ngày. Heo đạt 90 – 100 kg ở 8 – 9 tháng
tuổi với mức tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg, tỷ lệ nạc trung bình 51%. Heo lai
(Landrace × Ba Xuyên) đạt tăng trọng thấp 350 – 400 g/ngày. Heo đạt 90 – 95 kg
lúc 10 tháng tuổi với mức tiêu tốn thức ăn trung bình 3,23 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ
nạc trung bình 50,6% (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2004).
Lai 3 giống: Heo lai Duroc × (Landrace × Yorkshire) và Duroc × (Yorkshire
× Landrace) đạt được các chỉ tiêu: trung bình 90 kg lúc 155 – 160 ngày tuổi, tỷ lệ
nạc/thịt xẻ là 56,8 – 57%, tiêu tốn thức ăn 2,95 – 3 kg/kg tăng trọng (Lê Hồng

Mận, 2002).

Hình 2.6. Phép lai ưa chuộng
Nguồn: Việt Tín (2009)
SVTH: Lê Minh Trí

Trang 5


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Lai 4 giống ngoại: heo (Duroc × Hampshire) × heo (Landrace × Yorkshire) và
heo (Pietrain × Duroc) × heo (Landrace × Yorkshire). Heo con cai sữa 27 ngày đạt
6,3 – 6,5 kg, nuôi 60 ngày đạt 20 kg. Heo nuôi chóng lớn, 165 – 170 ngày đạt 95
kg, tăng trọng bình quân 645 – 650 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,8 – 3 kg/kg tăng
trọng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ trên 58% (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
2.1.2. Công tác giống heo
2.1.2.1. Chọn giống heo
Theo Đoàn Thị Kim Dung Và Lê Thị Tài (2002), chọn heo nái phải chọn toàn
diện các mặt các mặt như sau:
– Đặc điểm giống, thể chất lông, da: Giống gì? Sinh trưởng và phát dục tốt
không? Kết cấu toàn thân vững chắc, lông da mỏng mịn.
– Đầu và cổ kết hợp tốt, mặt thanh, mắt tinh, tính hiền lành.
– Thân trước: nở nang, vai bằng, ngực sâu, sườn tròn, khoảng cách hai chân
trước rộng.
– Thân giữa: lưng dài, bụng gọn.
– Thân sau: nở nang, bộ phận sinh dục phát triển bình thường.
– Bốn chân: vững chắc, đi ngón, không đi bàn, không vọng kiềng, chữ bát, đi
chạm khóe.
– Có mười hai vú trở lên, khoảng cách giữa hai núm vú đều, hai hàng không so

le với nhau, núm vú phát triển tốt.
Theo Võ Văn Ninh (2006), để chọn heo nái đẻ tốt phải chọn theo gia phả, chọn
những con mau lớn, tốt sữa, sai con… sẽ sinh ra đàn con, cháu mang những đặc
điểm di truyền tốt. Chọn ngoại hình: dài đòn, đùi to, mỡ lưng mỏng, rộng mông,
bụng thon, vai nở, khung xương vững chắc, đi ngón nhanh nhẹn. Số vú: 12 – 14 –
16 vú, cách quảng giữa hai hàng vú ngắn. Âm môn phát triển lộ rõ, không dị tật.
Tăng trọng nhanh (trên 600 – 650 g/ngày). Động dục lần đầu sớm (160 – 180 ngày),
biểu hiện rõ.
2.1.2.2. Nhân giống heo
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), khi cho lai giữa các giống nhằm đạt
các mục tiêu sau: kết hợp được các điểm khác nhau giữa các giống, khai thác được
những biến dị theo quy luật để đạt được hiệu quả kinh tế cao, có những điểm hơn bố
mẹ ở đời con.
Nhân giống heo gồm hai phương pháp: nhân giống thuần và nhân giống lai.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 6


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

† Nhân giống thuần:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), đây là phương pháp chọn heo đực và
heo cái trong cùng một giống cho phối với nhau, tạo ra đàn con mang các đặc điểm
hoàn toàn giống như cha mẹ. Với phương pháp này, ta có thể chọn các đực và cái
của các dòng heo khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẻ được
thế hệ con tốt hơn bố mẹ.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), nhân giống thuần gia tăng
mức đồng hợp tử để ổn định đàn giống thuần. Tuy nhiên nên chọn giống và ghép

đôi giao phối cẩn thận, tránh giao phối cận huyết quá đáng vì đồng huyết ảnh hưởng
xấu đến sinh lực của thế hệ sau. Để tránh đồng huyết quá đáng người ta đưa ra hình
thức nhân giống theo dòng và nhân giống giữa các dòng.
† Nhân giống lai:
Theo Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến (2000), phải nhân giống lai vì không có
một giống nào có thể cung cấp hoặc thể hiện một cách đầy đủ các đặc điểm tốt theo
yêu cầu thị hiếu của người nuôi. Do đó, phải có sự kết hợp giữa các đặc tính đó ở
các giống khác nhau bằng phương pháp nhân giống lai để tạo ra con lai có những
đặc tính mong muốn. Đồng thời, về mặt di truyền còn có thể có những thế hệ sau
vượt trội nhờ ưu thế lai.
Các phương pháp lai: lai kinh tế, lai cải tiến, lai luân chuyển, lai gây thành.
Theo Võ Văn Ninh (2006) một số công thức giống lai cho heo sinh sản
Yorkshire × Landrace, Landrace × Yorkshire. Lai giữa heo nội với heo ngoại:
Yorkshire × Móng Cái, Landrace × Móng Cái. Lai giữa các giống heo ngoại nhập:
heo lai (YL) × heo lai (LY).
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở HEO NÁI
2.2.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản ở heo
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), khả năng sinh sản là yếu tố quan
tâm hàng đầu của người chăn nuôi heo nái. Năng suất sinh sản phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của heo nái, nhưng xét về
mặt di truyền và chọn giống, người ta thường quan tâm tới một số tính trạng năng
suất sinh sản nhất định: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con trong ổ, thời
gian cai sữa tới động dục trở lại…
Các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp, do đó nó chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện môi trường. Trong khi đó các tính trạng về khả năng sinh
trưởng, chất lượng thịt, thân thịt có hệ số di truyền cao.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 7



Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Theo Perrocheau M., (1994), hệ số di truyền của heo nái là sinh sản là:
– Số lứa đẻ/nái/năm

h2 = 0,10 – 0,15

– Tuổi động dục lần đầu

h2 = 0,30

– Số vú

h2 = 0,30

Theo LaslyJ.E (1974), hệ số di truyền một số tính trạng ở heo sinh sản như sau:
– Số con đẻ ra/ổ

h2 = 0,15

– Số heo con cai sữa/ổ

h2 = 0,12

– Khối lượng lúc cai sữa

h2 = 0,17


Các tính trạng chủ yếu phản ánh năng suất chủ ở heo nái là số con đẻ ra/lứa, số
heo con cai sữa, khối lượng heo con lúc cai sữa. Phần lớn các tính trạng này phụ
thuộc nhiều các yếu tố ngoại cảnh.
2.2.2. Sinh lý động dục và phối giống ở heo nái
2.2.2.1. Tuổi động dục đầu tiên
Tuổi động dục đầu tiên ở heo nội rất sớm: 4 – 5 tháng tuổi. Ở heo nái lai tuổi
động dục đầu tiên muộn hơn: khoảng 6 tháng tuổi. Ở heo ngoại thì tuổi động dục
đầu tiên muộn hơn heo lai, tức khoảng 6 – 7 tháng tuổi. Không nên cho heo phối
giống vào thời kỳ này vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ đủ chất dinh
dưỡng để nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt hiệu quả tốt trong
sinh sản và duy trì con nái lâu bền, cần bỏ qua 1 – 2 chu kỳ động dục mới cho phối
giống. (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2004), cho biết heo Landrace thành
thục tính dục là 213,1 ngày. Heo Yorkshire là 219,4 ngày. Khi nghiên cứu về heo
cái lai và heo cái thuần trên các giống Landrace, Yorkshire và Duroc, tác giả
Hutchens và ctv (1981), kết luận: heo cái lai có tuổi động dục sớm hơn heo cái
thuần là 7,9 ngày và tuổi thành thục về tính biến động 135 – 250 ngày.
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), tuổi động dục lần đầu là tuổi thành
thục về tính, nó có ý nghĩa quan trọng giúp người chăn nuôi định tuổi phối giống
thích hợp, nhằm tăng thời gian và hiệu quả sử dụng heo nái. Tuổi đông dục đầu chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, khả năng sinh trưởng, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng, khí hậu, tác động kích thích từ con đực.
2.2.2.2. Chu kỳ động dục và động dục trở lại sau đẻ của heo nái
Theo tác giả Banne Donadona (1995), thì chu kỳ động dục ở heo cái là 21 ngày,
được chia làm 4 giai đoạn: Tiền động dục (Prooestrus) kéo dài khoảng 4 ngày;

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 8



Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Động dục (Oestrus), khoảng 6 ngày; Sau động dục (Prostoestrus) 3 ngày và giai
đoạn yên tĩnh (Dioestrus) khoảng 8 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Rapael (1971) cho rằng: ở heo nái hậu bị có chu kỳ
động dục ngắn hơn ở heo nái trưởng thành. Lứa đẻ 2 – 3 có chu kỳ động dục 19,5
ngày, lứa đẻ 4 và 5 chu kỳ 20,8 ngày. Lứa 6 – 7 chu kỳ 21,5 ngày. Lứa 8 – 9 chu kỳ
22,4 ngày.
Theo Lê Hồng Mận (2002) cho rằng heo nái có hiện tượng động dục trở lại sau
khi đẻ 3 – 4 ngày. Lúc này bộ máy sinh dục của heo mẹ chưa phục hồi, trứng chín
chưa đều nên không cho phối giống. Chỉ có khi sau cai sữa heo con khoảng 3 – 5
ngày thì heo nái động dục trở lại, cho phối giống dễ đậu thai, và trứng chín nhiều sẽ
có nhiều con.
2.2.2.3. Đặc điểm động dục ở heo nái
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), có thể chia làm 3 giai đoạn:
† Giai đoạn trước khi chịu đực: heo nái thay đổi tính tình: kêu rít nhỏ, bỏ ăn,
nhảy lên lưng con khác. Âm hộ đỏ tươi, sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng
chưa chịu cho đực nhảy.
† Giai đoạn chịu đực: heo kém ăn, đứng yên, mê ì, lấy tay ấn lên lưng gần
mông, heo đứng im, đuôi vắt về một bên. Âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm
hoặc màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục. Con đực lại gần thì đứng yên chịu
cho phối.
† Giai đoạn sau chịu đực: heo nái trở lại bình thường, ăn uống như cũ, âm hộ
giảm độ nở, se nhỏ, thâm, đuôi cụp, không cho đực phối.
2.2.2.4 Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Lê Hồng Mận (2006), thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa hai giai
đoạn chịu đực. Như vậy đối với heo nái ngoại và heo nái lai cho phối vào cuối ngày
thứ 3, đầu ngày thứ 4, hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực 6 – 8 giờ thì cho phối.
Đối với nái nội thì cho phối sớm hơn một ngày.

Nếu dùng phương phương pháp thụ tinh nhân tạo thì khi heo có biểu hiện chịu
đực vào buổi sớm thì phối vào buổi chiều, còn nếu buổi chiều tối thì cho phối vào
sáng sớm hôm sau. Nên cho phối 2 lần, nhằm “chặn đầu, khóa đuôi” của thời kỳ
rụng trứng.
Hãng CP group (2006), có quy trình gieo tinh như sau:
– Để tinh dịch ở 25oC trong vòng 5 phút.
– Để tiếp tinh dịch ở 35oC trong vòng 5 phút nữa.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 9


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Tiếp đó là phối giống.
– Thời gian phối phải đảm bảo từ 10 – 20 phút.
2.2.3. Tỷ lệ phối giống đậu thai
Tỷ lệ phối giống đậu thai là phần trăm heo được phối (kể cả nhảy trực tiếp hay
gieo tinh nhân tạo) mà phôi còn sống và phát triển. Tỷ lệ đậu thai phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: kỹ thuật gieo tinh, chất lượng tinh dịch, giống, nhiệt độ môi trường…
Tỷ lệ phối giống đậu thai từ 75% trở lên là đạt kết quả tốt (Phùng Thị Vân, 2004).
Tỷ lệ đậu thai ở heo lai thường cao hơn heo thuần và heo hậu bị thấp hơn heo nái
rạ 10 – 15%. Gieo tinh nhân tạo có tỷ lệ đậu thai thấp hơn nọc phối 10%. Nọc phối
kép với lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 12 – 24 giờ sẽ cải thiện đáng kể tỷ
lệ đậu thai. (Phạm Hữu Thiện, 2000).
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003) tỷ lệ phối giống đậu thai của đàn heo nái tại trại
heo Phước Thọ, Vĩnh Long là 92,4%. Theo thống kê của Trần Thị Bích Phương
(2007), thì tỷ lệ này qua các năm như sau: 90% (2001); 83,9% (2002); 83,2%
(2003); 77,7% (2004); 81,7% (2005); 83,4% (2006).

2.2.4. Thời gian mang thai và khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Thời gian mang thai của heo nái biến động từ 108 – 122 ngày tùy cá thể, số thai
đang mang, lứa đẻ… nhưng tập trung hơn 98% trong khoảng 111 – 119 ngày, trung
bình là 115 ngày. (Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến, 2000).
Khoảng cách hai lứa đẻ phản ánh tình trạng mắn đẻ của heo nái, phẩm chất con
giống và chế độ nuôi dưỡng trong thời gian nuôi con. Khoảng cách hai lứa đẻ càng
ngắn thì số vòng quay càng ngắn và ngược lại (Nguyễn Quang Linh và ctv, 2009).
Qua khảo sát 2046 ổ đẻ trong thời gian 2001 – 2005 và 8 tháng đầu năm 2006, bình
quân khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở đàn heo Phước Thọ là 155,5 ngày (Trần Thị
Bích Phương, 2007). Con số này được Thạch Thị Thanh Thúy (2002) ghi nhận trên
đàn heo ở trại Vĩnh Khánh là 159,82 ngày và số lứa đẻ trung bình là 2,27
lứa/nái/năm.
2.2.5. Năng suất theo lứa đẻ của heo nái
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), lứa đẻ tốt từ lứa 2 đến lứa thứ 6 – 7.
Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 – 4. Thời gian sử dụng nái 4 – 5 năm. Để
giữ được năng suất sinh sản ổn định, trong đàn nái cần có số heo nái có lứa đẻ 3 – 5
lứa chiếm 50 – 55%/đàn.
Theo Võ Văn Ninh (2006), thông thường nái ngoại nhập hay giống cao sản, sử
dụng đến lứa 5 – 6 thì loại thải. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt, nái đẻ

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 10


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

sai, tốt sữa…, có thể khai thác đến lứa 8, lứa 9 vẫn tốt. Một số giống heo nội có khả
năng khai thác trên 10 lứa như: Thuộc Nhiêu, Móng Cái…
Theo Thạch Thanh Thúy (2002) heo cái hậu bị mới chuyển lên sinh lý sinh dục

chưa ổn định, heo cái chưa chuẩn bị đủ điều kiện nuôi con, số trứng rụng biến động
cao, đến lứa đẻ tiếp theo số trứng rụng biến động ít hơn, do đó số con sơ sinh/ổ lứa
1 thường thấp.
Theo Lê Hồng Mận (2002), heo nái đẻ đến lứa tuổi 4 – 5 cho số heo con cai sữa
cao và khối lượng cai sữa cao hơn các lứa sau, heo con từ lứa đẻ 2, 3, 4 có khối
lượng cai sữa lớn hơn lứa đầu và 5, 6.
Theo Trương Lăng (2004) và Trần Thị Dân (2004), heo mẹ sau khi đẻ thì lượng
sữa tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba sau đó lượng sữa bắt đầu giảm. Sản
lượng sữa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 và giảm dần ở các lứa sau đó (Lê Hồng Mận,
2002). Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ ở heo nái (Trần Thị
Dân, 2004).
2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI
Theo thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng: TCVN 1280 – 81, heo nái sinh
sản trong các cơ sở nhân giống nhà nước, khả năng sinh sản được đánh giá trên 4
chỉ tiêu:
– Số con sơ sinh còn sống: là số con còn sống sau khi nái mẹ đẻ xong con cuối
cùng, không tính những con có khối lượng từ 0,2 kg trở xuống với heo nội và 0,5 kg
trở xuống với heo ngoại và heo lai có máu ngoại.
– Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi (tính bằng kg): là tổng khối lượng tất cả
các heo con do nái đó nuôi đến 21 ngày tuổi. Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng
tăng trọng của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ.
– Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: là tổng khối lượng tất cả các heo con do nái đó
nuôi đến cai sữa.
– Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với heo nái đẻ lứa 1 hay khoảng cách giữa hai lứa đẻ
đối với heo nái đẻ từ lứa 2 trở đi. Tuổi đẻ lứa đầu tiên là số ngày tuổi khi con nái đó
đẻ lứa đầu tiên. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là số ngày từ khi heo nái đó đẻ lứa
trước đến lứa tiếp theo. Nếu heo nái đó không nuôi con thì phải cộng thêm 60 ngày
nữa mới coi là khoảng cách giữa hai lứa đẻ.


SVTH: Lê Minh Trí

Trang 11


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI
Theo Nguyễn Minh Thông (1997), khi theo dõi ở trại Phước Thọ về năng suất
sinh sản giữa các giống heo cho thấy: giống Duroc có số con, khối lượng 21 ngày
tuổi và khối lượng cai sữa thấp, tỷ lệ hao hụt cao hơn, khối lượng trưởng thành cũng
thấp hơn, do giống này đòi hỏi điều kiện chăn nuôi cao.
Các giống Yorkshire, Landrace và con lai của chúng đều cho kết quả tương
đương nhau về các chỉ tiêu năng suất sinh sản. Heo Landrace có khối lượng toàn ổ
21 ngày tuổi cao hơn các giống còn lại, chứng tỏ khả năng tiết sữa, nuôi con tốt hơn
nhưng đến cai sữa thì khối lượng heo Yorkshire cao hơn heo Landrace (59,9 kg so
với 56,3 kg), chứng tỏ heo này thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở trại so với
các giống khác.
Điều này phù hợp với nhiều nhận xét ở Việt Nam rằng, nếu có điều kiện nuôi
dưỡng tốt thì nuôi heo Landrace cho kết quả cao hơn, sử dụng heo này làm nái nền
trong công thức lai sẽ phát huy tính đẻ sai, tốt sữa, nuôi con khéo. Nếu điều kiện
chăn nuôi kém hơn thì nuôi heo Yorkshire làm nái nền sẽ đạt kết quả cao hơn do
tính chịu đựng, thích nghi với điều kiện Việt Nam từ lâu của giống heo này. Heo
Duroc có số con 21 ngày tuổi và cai sữa thấp hơn heo Yorkshire và Landrace mặc
dù có số con sơ sinh tương đương.
Nguyễn Minh Thông (1997) dẫn theo Võ Thị Tuyết (1996), heo Yorkshire thuần
có số con sơ sinh trên ổ thấp hơn heo Landrce (9,92 con/ổ so với 10,03 con/ổ)
nhưng có số con cai sữa cao hơn giống thuần Landrace ở xí nghiệp Dưỡng Sanh
(8,56 con/ổ so với 8,26 con/ổ) và tương đương ở xí nghiệp 3/2 (8,43 con/ổ). Sự

khác biệt về năng suất sinh sản của các giống thuần và lai ở xí nghiệp Dưỡng Sanh
là không có ý nghĩa thống kê.
Nguyễn Minh Thông (1997) dẫn theo Quintana và Erdozain (1995), khi đánh
giá năng suất sinh sản của các con lai Đại Bạch × Landrace và Duruc × Landrace
thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về các chỉ tiêu năng suất sinh sản giữa
chúng.
Theo ghi nhận của Đỗ Võ Anh Khoa (2003), những giống heo ngoại có khối
lượng sơ sinh cao hơn so với những giống heo nội. Giống heo Yorkshire có số con
sơ sinh/ổ thấp hơn giống heo Landrace (10,07 con/ổ so với 10,43 con/ổ). Giống heo
Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu điều kiện môi
trường kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace. Khối lượng sơ sinh của heo con
ở các giống thuần và lai không có sự khác biệt và dao động trong khoảng 1,39 –
1,41 kg/con.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 12


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y
Bảng 2.1. Năng suất sinh sản ở các giống heo thuần và heo lai

Giống

n

SCSS
(con/ổ)
X ± SE


KLSS
(kg/ổ)
X ± SE

SC21
(con/ổ)
X ± SE

KL21
(kg/ổ)
X ± SE

SCCS
(con/ổ)
X ± SE

KLCS
(kg/ổ)
X ± SE

D lai
D thuần
L lai
L thuần
Y lai
Y thuần

484

10,09±1,71


14,19±2,04

9,06±1,25

44,59±3,32

8,87±1,28

62,51±3,95

81

10,36±1,68

14,37±2,00

8,86±1,28

42,60±3,45

8,82±1,36

61,07±4,23

909

10,20±1,67

14,27±1,94


9,03±1,27

44,95±3,34

8,89±1,30

62,82±3,93

579

10,34±1,73

14,34±2,07

9,01±1,27

43,37±3,33

8,83±1,30

61,92±3,95

264

10,27±1,72

14,31±2,04

9,04±1,24


45,08±3,40

8,91±1,28

65,02±3,95

2577

10,07±1,70

13,96±1,99

9,03±1,24

44,70±3,33

8,80±1,29

62,22±4,22

Giống thuần: được hiểu là bao gồm 3 giống thuần Yorkshire, Landrace, Duroc không kể xuất xứ được
nuôi tại trại trong thời gian nghiên cứu.
Giống lai: được hiểu là bao gồm các giống lai hai máu (LY, YD, LD) và ba máu (YLD) không kể xuất xứ
được nuôi tại trại trong thời gian nghiên cứu.

Nguồn: Đỗ Võ Anh Khoa (2003)

Theo nhận định của Trần Thị Dân (2004), tuy có sự biến động về sức sống của
heo con giữa các giống, ít tác giả xử lý thống kê kết quả này vì sức sống của heo

con được kiểm soát bởi gen của heo con lẫn gen của heo mẹ. Lai giống là phương
pháp hữu hiệu để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bộ gen của heo con và heo bố
mẹ lên sự biến động sức sống của heo con. Tuy nhiên, việc giải thích kết quả từ các
nghiên cứu này cũng khá phức tạp vì biến động giữa các giống có thể gây nhiễu bởi
biến động của số heo con/ổ lúc sơ sinh (có sự gia tăng của số heo con chết khi số
heo con/ổ tăng). Mặc dù có thể có ảnh hưởng của mẫu khảo sát, điều kiện môi
trường và khác biệt di truyền giữa các nhóm trong một giống, người ta ghi nhận ở
thời điểm cai sữa thì heo con Landrace và Yorkshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế đến
là Duroc, Pietrain và sau cùng là Hampshire. Khi ước tính mức độ đóng góp của
gen heo con và gen heo mẹ vào sự khác biệt giữa các giống, người ta nhận thấy gen
của heo con Hampshire và gen của heo mẹ Duroc có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống
của heo con theo mẹ. Nhiều thí nghiệm cho thấy việc chọn lọc đàn nái mắn đẻ
(chọn những con nái đẻ ra còn sống lớn hơn 13 con/ổ) có thể cho kết quả tốt về số
heo con sơ sinh/ổ ở những thế hệ sau.
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003), mặc dù số con/ổ qua các giai đoạn không có
khác biệt có ý nghĩa giữa các giống heo nhưng tỷ lệ heo con còn sống từ sơ sinh
đến cai sữa ở giống heo Duroc thuần thấp hơn so với các giống khác. Điều này chỉ
ra rằng giống heo Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu
điều kiện môi trường kém hơn hai giống heo Landrace và Yorkshire. Tuy nhiên
giống heo Duroc lai vẫn thừa hưởng được những ưu điểm của hai giống heo nói
trên, vì vậy mà tỷ lệ này không có sự khác biệt giữa giống heo Duroc với giống
heo Yorkshire hoặc Landrace và vẫn duy trì tỷ lệ sống ở mức cao đến giai đoạn
cai sữa (87,99%).
SVTH: Lê Minh Trí

Trang 13


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y
Bảng 2.2. Tỷ lệ heo con còn sống qua các giai đoạn theo giống thuần và lai


Giống
Duroc lai
Duroc thuần
Landrace lai
Landrace thuần
Yorkshire lai
Yorkshire thuần

% SS – 21
89,79
85,58
88,58
87,12
87,98
89,70

% 21 – CS
97,99
99,45
98,43
98,02
98,57
97,46

% SS – CS
87,99
85,10
87,18
85,40

86,72
87,41

Nguồn: Đỗ Võ Anh Khoa (2003)

Theo Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004), khi nghiên cứu năng suất sinh sản của nái
tổng hợp hai nhóm giống Yorkshire và Landrace nhận thấy: năng suất sinh sản của
nhóm nái lai LY, YL được thể hiện qua so sánh với nhóm nái thuần L, Y ở bảng
2.3, nhóm nái lai YL cho số con sơ sinh sống cao hơn 0,32 con/ổ so với nái LY;
0,39 con/ổ (nái L) và 0,44 con/ổ (nái Y). Khối lượng sơ sinh nhóm nái lai LY, YL
có khối lượng cao hơn nhóm nái thuần L và Y là 0,2 – 0,88 kg/ổ. Với số ngày cai
sữa bình quân ở các nhóm giống là 22,3 ngày; nhóm nái lai LY có số con cai sữa và
khối lượng cai sữa cho giá trị cao nhất, hơn 0,26 – 0,61 con/ổ và 1,11 – 3,85 kg/ổ so
với nhóm nái lai YL, L và Y (P < 0,05). Về số con sơ sinh chết, số thai khô không
bị ảnh hưởng bởi các nhóm giống thuần và lai.
Bảng 2.3. Kết quả sinh sản của nhóm nái thuần Y, L và nái lai LY, YL

Các chỉ tiêu
Số ổ đẻ
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con sơ sinh chết/ổ
Số thai khô (gỗ)
KL sơ sinh/ổ
Số con cai sữa/ổ
KL cai sữa/ổ
Số ngày phối lại SCS
Tuổi đẻ lứa đầu

Đơn
vị


Con
Con
Con
Kg
Con
Kg
Ngày
Ngày

LL
X ± SE

LY
X ± SE

314
10,12 ± 0,47
0,24 ± 0,42

284
10,19 ± 0,46
0,12 ± 0,22

141
10,07 ± 0,49
0,19 ± 0,34

287
10,51 ± 0,47

0,09 ± 0,16

0,04 ± 0,08
11,94 ± 0,38a

0,04 ± 0,07
12,14 ± 0,38ab
9,40 ± 0,29b

0,02 ± 0,04
11,26 ± 0,40c
8,79 ± 0,31ac

0,007 ± 0,01
12,12 ± 0,39ab
9,14 ± 0,29a

44,99 ± 1,94a 47,44 ± 1,94a
9,56 ± 7,91a
7,14 ± 3,74b
388,68±11,2a 349,75± 9,5b

43,59 ± 1,59ad

46,33 ± 1,93ac

7,43 ± 4,33b
407,83±13,1ad

7,18 ± 3,69b

345,38±9,8bc

8,91 ± 0,30a

YY
X ± SE

YL
X ± SE

Ghi chú: trong cùng hàng chữ số, những chữ cái khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004)

Tỷ lệ hao hụt của các nhóm giống từ 7,75 – 13,03%; nhóm có tỷ lệ hao hụt thấp
nhất là nhóm nái lai LY (7,75%).
Số ngày lên giống lại sau cai sữa của nhóm nái lai thấp hơn nhóm nái thuần L, Y
từ 0,29 – 2,42 ngày. Rút ngắn thời gian lên giống là một trong những chỉ tiêu cần
quan tâm, nó góp phần làm tăng số lứa đẻ/nái/năm, rút ngắn được thời gian không

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 14


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

sử dụng của nái, giảm chi phí thức ăn và công chăm sóc, nâng cao được số đầu heo
con/nái/năm. Song chúng ta cũng cần phải tác động thêm cho đàn nái như cải thiện
môi trường như chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng.

Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm nái lai YL sớm nhất: 345 ngày, kế đến là nhóm nái
lai LY: 349 ngày; hai nhóm này có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn nhóm nái L, Y là 39 –
62 ngày.
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và ctv (2005), ưu thế lai của con lai F1 giữa
hai giống Yorkshire và Landrace được biểu hiện ở hầu hết các tính trạng: cao nhất
là số con đẻ ra/ổ, tiếp đó là số con để nuôi/ổ và khối lượng sơ sinh/ổ. Các tính trạng
có ưu thế lai thấp là: khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. Khi số
con/ổ có biểu hiện ưu thế lai, do có mối tương quan âm giữa số con/ổ và khối lượng
trung bình/con nên không có biểu hiện ưu thế lai.
Nếu so sánh ưu thế lai giữa hai công thức F1 (LY) và F1 (YL), có thể nhận biết rõ
ràng là F1 (LY) có nhiều ưu điểm hơn: hầu hết các tính trạng có biểu hiện ưu thế lai.
Các tính trạng số con đẻ ra/ổ., số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ có ưu thế lai
cao; ưu thế lai thấp hơn là các tính trạng số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ.
Biểu hiện ưu thế lai của F1 (YL) là trái ngược so với F1 (LY).
Bảng 2.4. Ưu thế lai về khả năng sinh sản của hai tổ hợp lai: đực Y × nái L và ngược lại

Các chỉ tiêu

Y
Thuần

L
Thuần

F1
(LY)

F1
(YL)


SCSS/ổ (con)
SCSS để nuôi (con)
SCCS/ổ (con)
KLSS/ổ (kg)
KLSS/con (kg)
KLCS/ổ (kg)
KLCS/con (kg)

9,90
9,24
9,48
13,24
1,48
56,06
5,95

9,94
8,85
8,44
12,90
1,50
51,87
6,17

8,91
8,49
8,68
13,00
1,57
54,45

6,22

11,65
10,35
9,35
14,21
1,39
54,69
5,75

ƯTL
F1
(%)
6,65
4,15
0,61
4,09
– 0,67
1,12
– 1,24

ƯTL
F1 (YL)
(%)
– 4,13
– 6,14
– 3,13
– 0,54
5,37
0,90

2,64

ƯTL
F1 (LY)
(%)
17,44
14,43
4,35
8,72
– 6,71
1,34
– 5,12

Nguồn: Đặng Vũ Bình và ctv (2005)

Qua nghiên cứu của Khuất Chi Mai (2009), được trình bày ở bảng 2.5 sau khi
khảo sát trên 425 ổ heo lai gồm: 140 ổ lai Hampshire (Ham), 145 ổ lai Đại Bạch
(ĐB) và 140 ổ lai Pietrain (Pie), với heo mẹ là con lai hai máu Đại Bạch × Landrace
và heo bố tương ứng là Ham, ĐB, Pie nhận thấy:
– Ít có sai khác giữa heo con của các giống heo bố khác nhau. Giống của heo bố
không tác động đến số con sơ sinh/ổ, số con chết lưu hoặc thai gỗ.
– Heo con của các công thức lai có khối lượng sơ sinh và cai sữa tương nhau.
– Heo lai 3 máu có tỷ lệ sống cao trong 24h đầu sau khi sinh, không có sai khác
rõ rệt về sức sống giữa các giống.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 15



Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Khả năng tăng trọng của heo con: qua theo dõi 708 heo con (234 lai Ham, 240
con lai ĐB và 234 con lai Pie) thấy rằng: kiểu di truyền không tác động đến tỷ lệ
sinh trưởng trong 3 tuần đầu. Nhưng ở tuần thứ 3, heo con lai Ham và ĐB lớn
nhanh hơn heo con lai Pie.
– Mức độ ăn được tương tự nhau ở các kiểu di truyền. Con lai Pie có chuyển hóa
thức ăn tốt hơn. Con lai 3 máu đều khỏe mạnh. Không có sai khác giữa các kiểu di
truyền về số heo con bị bệnh.
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản của ba giống heo lai Hampshire, lai
Đại Bạch và lai Pietrain

Chỉ tiêu
Số con sơ sinh còn sống
Bình quân KL heo con sau 24h (kg)
Bình quân KL heo con khi cai sữa (kg)
Số con chết trong 24h sau sinh
Số con chết sau 24h – cai sữa
Tăng trọng toàn bộ (g/con/ngày)
Tăng trọng tuần thứ 3 (g/con/ngày)
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Tỷ lệ heo bệnh

Lai Ham
11,15
1,55
8,10
0,65
0,71
303

457
1,15
0,73

Lai ĐB
11,05
1,49
7,90
1,10
0,59
298
462
1,19
3,70

Lai Pie
11,27
1,56
8,00
0,48
0,91
289
392
1,13
0,67

Giá trị P
0,901
0,167
0,499

< 0,001
0,117
> 0,050
< 0,001
< 0,050
0,013

Nguồn: Khuất Chi Mai (2009)

Theo Phan Xuân Hảo (2009), năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái
Landrace, Yorkshire và F1 (LY) phối với đực lai PiDu là tương đối cao và ổn định.
Sự khác biệt về số con/ổ và khối lượng/con giữa các tổ hợp lai 3 và 4 máu là không
rõ ràng. Các con lai có sự tham gia của đực lai PiDu có sức sinh trưởng tương đối
cao. Sử dụng đực lai PiDu phối với nái ngoại thuần và nái ngoại lai có thể duy trì
được khả năng sinh sản cao và con lai sinh trưởng tốt.
2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.5.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái hậu bị
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc heo nái hậu bị phải đúng kỹ thuật, đảm bảo heo
không được quá mập hoặc quá ốm. Vì quá mập sẽ gây nên hiện tượng nâng, còn
quá gầy sẽ gây nên hiện tượng không động dục hay chậm động dục hoặc động dục
không đều đặn, giảm khả năng sinh sản, hay tốc độ sinh trưởng chậm không đủ tiêu
chuẩn phối giống (mặc dù đã đến tuổi phối giống). Cho nên việc nuôi dưỡng và
chăm sóc heo nái hậu bị rất quan trọng.

SVTH: Lê Minh Trí

Trang 16



×